Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.77 KB, 5 trang )

Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Vũ Thị Hiền

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Ngân hàng; Huy động vốn; Tài chính.


Content
LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các ngân hàng thương mại – loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ
thì nguồn vốn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng thì huy động vốn là hoạt động chủ yếu nhằm tăng quy mô nguồn
vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động vốn là một nghiệp vụ
truyền thống của ngân hàng. Từ khi các ngân hàng ra đời thì nghiệp vụ huy động vốn đã gắn
liền với các hoạt động của nó, trải qua quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thì nghiệp
vụ huy động vốn cũng được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hiệu quả huy
động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì nó là một nghiệp vụ truyền thống của
ngân hàng mà còn vì nó là một trong những hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận
cho ngân hàng. Do đó trong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả huy động vốn luôn là vấn đề
được các NHTM chú trọng hàng đầu.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là NHTM lâu đời nhất Việt Nam và
đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Trong xu thế hội nhập, ngân hàng cũng đã có


những đổi mới không chỉ về vốn, quy mô mà cả về phương châm hoạt động, mô hình quản lý.
Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sự gia nhập vào
tổ chức kinh tế thế giới WTO (tháng 1 năm 2007), BIDV không tránh khỏi sự cạnh tranh
khốc liệt của các ngân hàng trong nước và các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đang xuất
hiện ngày càng nhiều trên thị trường vốn tại Việt Nam. Thêm vào đó, các ngân hàng thương
mại cổ phần cũng đang phải đối diện với sự khan hiếm về vốn trong bối cảnh nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn hiện nay. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng thực trạng hiệu quả huy
động vốn của BIDV, tận dụng những cơ hội, phân tích những khó khăn, thách thức để đưa ra
những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình trong quá trình hội
nhập kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian vừa qua tại BIDV, hiệu quả huy động vốn đã
được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiệu quả huy động
vốn tại BIDV vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ trong
và ngoài nước diễn biến phức tạp như: lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, thị trường vàng chao
đảo, thị trường bất động sản đóng băng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách trần lãi suất
huy động…cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng. Vì thế, để có thể giữ vững và
phát triển hơn nữa, BIDV phải có những chính sách điều chỉnh thích hợp trong việc nâng cao
hiệu quả huy động vốn của mình. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tôi chọn làm đề tài luận văn
nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động huy động vốn được coi là hoạt động tiền đề trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề huy động vốn của
các ngân hàng, từ các công trình tập trung nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại một chi
nhánh ngân hàng tới các công trình thực sự đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả công tác huy động
vốn của cả một hệ thống ngân hàng. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu về huy động
vốn của các tác giả đi trước như:
Trong luận văn: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Công Thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng” viết năm 2000 của thạc sỹ Phạm Thanh

Thanh tác giả đã nêu lên được thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Công thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng, đưa ra được các giải pháp toàn diện để góp phần
nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại các ngân hàng nói chung và Ngân
hàng Công Thương – Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng. Tuy nhiên, vì luận văn chỉ nghiên
cứu trên khía cạnh nhỏ là hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân nên chưa đề cập được
một cách toàn diện về hiệu quả huy động vốn của các NHTM.
Trong luận văn nghiên cứu của thạc sỹ Nguyễn Tuấn Khanh với đề tài: “Giải pháp
tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam” viết năm 2000, đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn
của các NHTM nói chung, đánh giá được vai trò của việc tăng cường hoạt động huy động vốn
đối với sự phát triển của một ngân hàng, đưa ra được các giải pháp toàn diện để góp phần tăng
cường công tác huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tuy
nhiên, vì luận văn được nghiên cứu năm 2000 khi nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu hội nhập
vào kinh tế quốc tế và công nghệ ngân hàng thì chưa phát triển mạnh nên luận văn mất đi
phần nào tính thực tiễn của nó.
Phát triển thêm các ý tưởng góp phần hoàn thiện và nâng cao hoạt động huy động vốn
trong các NHTM, thạc sỹ Nguyễn Thị Thủy đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả
huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tây
Hồ” viết năm 2011. Với đề tài này tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ,
từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM trên thị trường nói chung.
Tuy nhiên, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, phân tích về hiệu quả huy động vốn còn mờ nhạt,
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chưa rõ.
Các công trình nói trên nhìn chung đã đi sâu phân tích và đưa ra được hệ thống các
hoạt động huy động vốn; các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả huy động vốn của
NHTM. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì hiệu quả huy động vốn của mỗi ngân
hàng cũng khác nhau. Sự biến động trên thị trường luôn là tác nhân làm cho tình hình kinh
doanh cũng như tâm lý của các đối tượng tham gia các hoạt động trong nền kinh tế thay đổi,
đặc biệt là các đối tượng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, trên cơ sở

kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước, căn cứ vào thực tại sự biến động của hoạt
động kinh doanh ngân hàng trong thời gian gần đây mà tôi lựa chọn đề tài “Hiệu quả huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để có thể làm rõ hơn sự tác
động của các nhân tố trên thị trường tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tạo
nguồn cung cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Khái quát về thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam để chỉ ra được những kết quả đạt được cùng những hạn chế và nguyên nhân
gây ra.
- Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hiệu quả huy động
vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2011 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu hiệu quả huy động vốn bằng cách kết hợp một số phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu để
giải những quyết vấn đề đặt ra trong luận văn.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ,
báo cáo thường niên, trung tâm công nghệ thông tin, báo cáo tài chính phòng Tài chính - Kế
toán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
6. Những đóng góp của luận văn

Đã có rất nhiều luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề hiệu quả huy động vốn
trong các ngân hàng thương mại, kế thừa những luận văn đó và nhận thức được tầm quan
trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn cùng với quá trình làm việc thực tế của bản
thân, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn vai trò của việc nâng cao hiệu
quả huy động vốn đối sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Luận văn đã chỉ
ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu
quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Thông qua đó phân
tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, đề xuất được các giải pháp và kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Với vấn đề nghiên cứu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm
3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dwighi và Ritter (2002), Giao dịch ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội
2. Frederie S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và
Kỹ Thuật, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
4. Nguyễn Tuấn Khanh (2000), Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Học viện

Tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011– 2013), Bảng cân đối kế toán
hợp nhất tại ngày 31/12 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011– 2013), Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011 – 2013), Báo cáo thường niên
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
9. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
10. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, hiệu lực
01/01/2011.
11. Nguyễn Văn Tiến (2010), Ngân hàng thương mại,Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Phạm Thanh Thanh (2000), Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Công thương – chi nhánh Hai Bà Trưng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thủy (2011), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Website:
14. www.bidv.com.vn
15. www.chinhphu.vn
16. www.sbv.gov.vn
17.


×