Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của viện tin học doanh nghiệp phòng thương mại và công nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.6 KB, 5 trang )

Nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế
toán ACsoft của Viện Tin học Doanh nghiệp -
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trần Dương

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Cúc
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
phần mềm kế toán ứng dụng. Giới thiệu chung về Viện tin học doanh nghiệp, các sản
phẩm phần mềm kế toán hiện có trên thị trường. Phân tích và đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp, giới hạn ở khu
vực thị trường miền Bắc ở cấp độ cạnh tranh sản phẩm. Tìm ra những ưu và nhược điểm
trong quá trình hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của
Viện. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán
ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp như: Nâng cao trình độ nguồn nhân lực; nâng cao
năng lực tổ chức, quản lý kinh doanh theo hướng hiện đại hóa; chính sách sản phẩm;
chính sách giá; tổ chức các hệ thống kênh phân phối; chính sách xúc tiến bán hàng; xây
dựng văn hóa công ty; đảm bảo an toàn tài chính

Keywords: Phần mềm kế toán acsoft; Quản trị kinh doanh; Viện tin học doanh nghiệp;
Việt Nam


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Phần mềm là một ngành công nghiệp, phát triển trong một môi trường mới ở Việt Nam nên
bước đầu gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là do mới hình thành nên phần mềm Việt
Nam phát triển chưa có hệ thống, chưa có tên tuổi trong ngành công nghiệp phần mềm thế giới.
Thị trường tiêu thụ phần mềm trong nước nhỏ bé, manh mún, chậm phát triển, chậm đổi mới đã
không tạo được nhiều cơ hội thực hiện kỹ nghệ phần mềm cho nền công nghiệp phần mềm trong
nước. Bên cạnh đó, nhân lực phần mềm nước ta còn nhiều hạn chế. Môi trường để học hỏi, nâng
cao tay nghề và phát triển năng lực phần mềm chưa tốt; nhân lực phần mềm hoạt động còn riêng
lẻ; chi phí nhân công phần mềm còn thấp nên chưa khuyến khích được đội ngũ kỹ sư phần mềm
tận tâm, tận lực với nghề nghiệp.
Hiện nay, phần mềm ở Việt Nam tiếp tục đương đầu với khó khăn khi nạn sử dụng không
bản quyền các phần mềm diễn ra rất phổ biến ở trong nước (trên 80%). Bên cạnh đó, sức ép cạnh
tranh của nhiều công ty phần mềm tên tuổi nước ngoài đã khiến cho các công ty phần mềm Việt
Nam hoạt động khá chật vật (chỉ chiếm 25% thị phần trong nước). Cơ sở hạ tầng phần mềm
trong nước đã được xây dựng có quy mô (khu công nghiệp phần mềm Quang Trung tại thành
phố Hồ Chí Minh và khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc tại Hà Nội) nhưng chỉ là những khởi
đầu. Môi trường pháp lý được khẳng định là ưu tiên phát triển phần mềm. Nhưng còn nhiều việc
phải làm thể chế hoá thành những quy định, chính sách nhất là chiến lược, lộ trình, bước đi, vấn
đề cần giải quyết là công nghiệp phần mềm Việt Nam phải đủ chất và lượng để đủ sức cạnh tranh
với nền công nghiệp phần mềm thế giới, chiếm được ưu thế thị trường trong nước và tăng cường
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Muốn vậy chúng ta phải có luật bảo vệ bản quyền phần
mềm, tăng chí phí đầu tư xây dựng phần mềm - nhất là chi phí nhân công; nâng cao năng lực sản
phẩm; các kỹ sư phần mềm ở Việt Nam cần sáng tạo và năng động hơn nữa để cho ra đời các sản
phẩm phần mềm theo nhu cầu xã hội. Có thực hiện tốt các mục tiêu trên, phần mềm Việt Nam
mới có cơ hội cạnh tranh, tạo được chỗ đứng ở thị trường phần mềm trong nước, khẳng định ở
thị trường phần mềm trong nước và nước ngoài.
Nắm bắt được thực tế thị trường và xu hướng hiện đại Viện tin học doanh nghiệp trực
thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ra đời đã và đang tạo ra bước đột phá xâm
nhập thị trường phần mềm với sản phẩm phần mềm kế toán mang thương hiệu ACsoft. Thực tế,
hầu hết các phần mềm kế toán Việt Nam đều chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nếu

đầu tư tiền mua phần mềm kế toán nước ngoài họ không có đủ năng lực tài chính, còn sản phẩm
của các doanh nghiệp phần mềm trong nước lại chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay đối với Viện tin học doanh nghiệp sao cho có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh của phần mềm kế toán ACsoft trên thị trường phần mềm đáp ứng nhu cầu
trong công tác quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp.
Đây là lý do tôi chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft
của Viện tin học doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh
phầm mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp trên thị trường phần mềm.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ thông tin nói chung và năng lực
cạnh tranh phần mềm kế toán nói riêng là một lĩnh vực không xa lạ với các nhà nghiên cứu,
hoạch định thị trường nước ngoài, song ở nước ta đây là một lĩnh vực khá mới mẻ.
Đã có rất nhiều bài báo, nghiên cứu nhỏ trên phương tiện thông tin đề cập đến vấn đề nâng
cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán. Tuy nhiên cho đến hiện nay chưa có bài nào nghiên
cứu cụ thể về khả năng cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp trên
thị trường phần mềm. Nội dung của luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về nâng cao
năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề xuất với Viện tin học doanh nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh phần mềm kế toán ACsoft và nâng cao vị thế cạnh tranh của Viện trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán của Viện tin học doanh
nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft
của Viện tin học doanh nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft

của Viện tin học doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở phần mềm kế toán ACsoft khu vực thị trường miền
Bắc của Viện tin học doanh nghiệp (chủ yếu cấp độ cạnh tranh sản phẩm, trong mối quan hệ với
công ty).
- Về thời gian: Tìm hiểu nghiên cứu trong giai đoạn 2002 - 2007, dự báo cho thời kỳ 2008
- 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác - Lênin làm phương pháp tiếp cận, nghiên cứu chủ đạo.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Do điều kiện hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu đề
tài này tác giả sử dụng chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp thông qua các tài liệu kinh doanh của Viện
tin học doanh nghiệp, các nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phương
pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp và phương pháp dự báo.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft của Viện tin
học doanh nghiệp, tìm ra những ưu, nhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh có ảnh
hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán ACsoft
của Viện tin học doanh nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
phần mềm kế toán ứng dụng
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán

Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phần mềm kế toán
ACsoft của Viện tin học doanh nghiệp

References
1- Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận, Nhà
xuất bản Lao động-Xã hội
2- TS. Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Tài chính
3- TS. Trương Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Thống kê
4- Tô Văn Hưng (1999), Vai trò quản trị trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp dựa trên công nghệ
5- Trần Xuân Kiên (1998), Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê
6- PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản Thống

7- Micheal Porter (1985), Phân tích về lợi thế cạnh tranh
8- TS. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê
9- Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê
10- Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội
11- PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang (2006), Giáo trình Marketing Thương mại, Nhà xuất bản
Lao động-Xã hội
12- Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2007, Phê duyệt Chương trình phát
triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010
13- TS.Vũ Phương Thảo (2005), Nguyên lý Marketing, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
14- Lê Thị Bích Thọ (1999), Cạnh tranh và cơ chế kiểm soát độc quyền ở Việt nam
15- Hoàng Lâm Tịnh (1999), Chiến lược và chính sách kinh doanh - một công cụ làm tăng
sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp
16- Tài liệu về Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam - VCCI phát hành
17- Tài liệu có liên quan của Viện tin học doanh nghiệp

18- Tài liệu, bài viết từ báo, báo điện tử và thông tin đại chúng
19- Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Kinh tế Việt Nam 2005, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia
20- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003) - Dự án VIE 01/025, Nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Giao thông vận tải




×