BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÀ NƯỚC MẶT
CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Khoa học Đất
Mã số : 60.62.15
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH
HÀ NỘI – 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hường
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
ii
LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố
gắng không ngừng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo và các Thầy, Cô
của Khoa Tài nguyên và Môi trường và Viện Đào tạo Sau Đại học thuộc
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ phòng phân tích JICA
đã giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất trong quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, các phòng chức năng cùng bà con nông dân
trong huyện Thạch Thất đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập thông
tin, lấy mẫu của đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu
Thành, người đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hường
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan về đánh giá chất luợng đất 3
2.1.1 Khái niệm chất lượng đất, độ phì nhiêu của đất 3
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất 6
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đất 11
2.1.4 Khái quát tình hình nghiên cứu về chất lượng đất trên thế giới và
Việt Nam 13
2.2 Tổng quan về đánh giá chất lượng nước mặt 19
2.2.1 Sự hình thành chất lượng và thành phần tính chất nguồn nước 19
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 20
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt 24
2.2.3 Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam 26
2.3 Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến chất lượng đất, nước 27
2.3.1 Ảnh hưởng của phân bón hoá học 29
2.3.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV 33
2.3.3 Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất 35
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 37
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iv
3.1 Đối tượng nghiên cứu 37
3.2 Phạm vi nghiên cứu 37
3.3 Nội dung nghiên cứu 37
3.4 Phương pháp nghiên cứu 38
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện thạch thất 41
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 41
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 49
4.2 Hiện trạng sử dụng đất 55
4.2.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất 55
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 57
4.3 Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Thạch Thất 58
4.4 Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số LUT chính của
huyện Thạch Thất 64
4.4.1 Đánh giá chất lượng đất nông nghiệp của một số loại hình sử
dụng đất chính huyện Thạch Thất 64
4.4.2 Đánh giá chất lượng nước mặt của một số loại hình sử dụng đất
chính huyện Thạch Thất 80
4.5 Đề xuất các biện pháp cải tạo nhằm nâng cao chất lượng đất và
nước cho huyện Thạch Thất 88
4.5.1 Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng đất 88
4.5.2 Các biện pháp nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng nước mặt 90
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
Diễn giải
BVTV Bảo vệ thực vật
BCHTMT Báo cáo hiện trạng môi trường
Cs Cộng sự
FAO Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông lương Thế giới
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
LUT Loại hình sử dụng đất
NCKH Nghiên cứu khoa học
NTTS
QCVN
Nuôi trồng thủy sản
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Văn hóa giáo dục Liên Hiệp Quốc
USDA United State Department of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VSVĐ Vi sinh vật đất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Những vấn đề ô nhiễm có tính nguyên tắc trong nông nghiệp 28
2.2 Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt 30
2.3 Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm 30
2.4 Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được 31
2.5 Liều lượng phân đạm bón và sự tích lũy NO
3
-
trong nước ngầm,
nước mặt 32
2.6 Số lượng các loại vi trùng và trứng giun trong đất, nước 33
2.7 Dư lượng HVBVTV trong một số đất ở Hà Nội 34
2.8 Độ xốp của đất ở tầng canh tác trong 2 mô hình lúa – lúa và lúa
– tôm 35
2.9 Kết quả một số chỉ tiêu hoá học đất ở 2 mô hình sử dụng đất 36
4.1 Diện tích các loại đất huyện Thạch Thất 43
4.2 Dân số, lao động huyện Thạch Thất giai đoạn 2007 – 2010 51
4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Thạch Thất – Thành
phố Hà Nội 56
4.4 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất năm 2010 60
4.5 Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất của một số loại
hình sử dụng đất khác nhau 66
4.6 Dung tích trao đổi cation và cation trao đổi của đất của một số
loại hình sử dụng đất khác nhau 73
4.7 Một số kim loại nặng trong đất của một số loại hình sử dụng đất
khác nhau 76
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vii
4.8 Kết quả phân tích nước mặt trên các kênh mương dẫn nước của
huyện Thạch Thất 82
4.9 Kết quả phân tích nước mặt trong các hồ chứa tự nhiên trên địa
bàn huyện Thạch Thất 84
4.10 Kết quả phân tích nước mặt trong các ao nuôi cá trên địa bàn
huyện Thạch Thất 85
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Thất năm 2010. 50
4.2 Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/ đầu người của huyện Thạch
Thất qua các năm 52
4.3 Diện tích cơ cấu các loại đất năm 2010 55
4.4 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010 58
4.5 Giá trị trung bình hàm lượng chất hữu cơ trong đất nông nghiệp
huyện Thạch Thất 68
4.6 Giá trị trung bình hàm lượng đạm tổng số trong đất nông nghiệp
huyện Thạch Thất 69
4.7 Giá trị trung bình hàm lượng lân tổng số trong đất nông nghiệp
huyện Thạch Thất 70
4.8 Giá trị trung bình hàm lượng kali tổng số trong đất nông nghiệp
huyện Thạch Thất 72
4.9 Hàm lượng Cu trong đất nông nghiệp huyện Thạch Thất 77
4.10 Hàm lượng Pb trong đất nông nghiệp huyện Thạch Thất 77
4.11 Hàm lượng Zn trong đất nông nghiệp huyện Thạch Thất 78
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất – nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố không thể
thiếu được cho mọi hoạt động sống trên trái đất. Đất có vai trò là nền tảng của
mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, là địa bàn phân bố dân cư
và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, là nguồn sản sinh ra của cải vật
chất cho xã hội. Đặc biệt nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của
ngành nông – lâm nghiệp. Nước được biết đến với vai trò vô cùng quan trọng,
là yếu tố không thể thiếu của bất kỳ một hoạt động sống nào trên trái đất. Tuy
nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và thâm canh nông nghiệp ngày
càng phát triển đã gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên này.
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng
bán sơn địa với diện tích tự nhiên 119,5 km
2
. Trong những năm gần đây
quá trình đô thị hóa nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn
ra mạnh mẽ. Các dự án của Trung ương, của tỉnh và của huyện như dự án
xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu Đại học quốc gia, khu công
nghiệp của tỉnh và các cụm công nghiệp của huyện. Như vậy, phần lớn diện
tích đất nông nghiệp của nông dân sẽ bị thu hồi để phục vụ cho việc thực
hiện xây dựng các dự án, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại rất ít
dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng cao.
Nhu cầu sử dụng đất này đã tác động đến đất không những về số lượng
mà cả chất lượng đất cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Như vậy, với các tác động của tự nhiên và việc sử dụng của con
người thì công tác điều tra đánh giá chất lượng đất cần được tiến hành
thường xuyên.
Từ những lý do trên, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Hữu
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
2
Thành chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng đất và
nước mặt của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch
Thất – Thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của một số loại hình sử dụng đất
nông nghiệp huyện Thạch Thất– Thành phố Hà Nội nhằm đề xuất biện pháp
sử dụng và cải tạo đất phù hợp.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập tài liệu liên quan đến chất lượng đất và nước mặt của huyện
Thạch Thất– Thành phố Hà Nội
Xác định được chất lượng đất và nước mặt của huyện Thạch Thất–
Thành phố Hà Nội
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về đánh giá chất luợng đất
2.1.1 Khái niệm chất lượng đất, độ phì nhiêu của đất
a) Chất lượng đất
Các nhà khoa học đều nhất trí rằng: Hệ sinh thái nông nghiệp được tạo
thành bởi nhiều thành phần với các mục tiêu có sự tương tác. Chất lượng đất
là một nội dung quan trọng trong việc quản lý hệ sinh thái. Đánh giá chất
lượng đất có thể giúp các nhà quản lý xác định các yếu tố điều chỉnh để phát
triển nông nghiệp bền vững. Chất lượng đất là một trong những khía cạnh của
quản lý Hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
Khái niệm về chất lượng đất (soil quality) trong sản xuất nông nghiệp
không phải là khái niệm hoàn toàn mới mẻ nhưng vẫn là vấn đề còn nhiều bàn
luận. Nhiều nhà khoa học cho rằng rất khó định nghĩa chính xác và định
lượng chất lượng đất nhưng cũng rất nhiều nhà khoa học lại cho rằng đây chỉ
là một khái niệm cơ bản để mô tả thực trạng, vai trò, chức năng của đất trong
hệ sinh thái nông nghiệp và tự nhiên (Đặng Văn Minh và cs, 2001) [15].
Trung tâm Hợp tác nghiên cứu của Liên minh châu Âu đề xuất định
nghĩa rằng: Chất lượng đất là khả năng dự trữ của đất để cung cấp cho hệ sinh
thái nông nghiệp và thông qua năng lực của mình thực hiện chức năng của đất
dưới mọi điều kiện môi trường thay đổi.
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): Chất lượng đất là khả năng của
một loại đất cụ thể trong tự nhiên, trong các hệ sinh thái được quản lý với
chức năng duy trì, nâng cao sức sản xuất của động – thực vật, chất lượng của
không khí và nước, là nơi cư trú và bảo đảm sức khỏe cho con người .
Chất lượng đất được cho là điều kiện của đất liên quan đến khả năng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
4
đáp ứng yêu cầu của một hoặc nhiều loài sinh vật và bất kỳ nhu cầu hay mục
đích của con người.
Chất lượng đất phản ánh khả năng của đất thực hiện chức năng duy trì đa
dạng sinh học và năng suất cây trồng, khả năng phân vùng các dòng chảy và giữ
các chất tan trong nước, khả năng lọc và đệm, tuần hoàn dinh dưỡng và cung cấp
hỗ trợ cấu trúc của đất. Quản lý đất có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất.
Việc nghiên cứu và xác định chất lượng của đất là vấn đề quan trọng
trong sản xuất. Các nghiên cứu này cho biết mối liên kết giữa thực tiễn quản
lý với những đặc trưng của đất có thể quan sát và định lượng (các chỉ tiêu chất
lượng đất), các quá trình xảy ra trong đất (quá trình tuần hoàn dinh dưỡng,
quá trình khoáng hóa, quá trình mùn hóa, ) và việc thực hiện các chức năng
của đất (khả năng sản xuất của đất và chất lượng môi trường). Các mối liên hệ
này đều phản ánh qua các thuộc tính đất.
b) Độ phì nhiêu của đất
Khả năng sản xuất của đất cũng chính là nội dung chủ yếu của độ phì
nhiêu đất. Sự phát triển của học thuyết độ phì nhiêu đất gắn liền với tên tuổi
của V. R. Viliamx. Ông đã nghiên cứu một cách chi tiết sự hình thành và phát
triển của độ phì nhiêu trong quá trình hình thành đất tự nhiên, các điều kiện
xuất hiện độ phì nhiêu trong sự phụ thuộc vào một số đặc tính của đất, cũng
như đã hình thành các luận điểm cơ bản về nguyên tắc chung nâng cao độ phì
nhiêu đất và sử dụng nó trong sản xuất nông nghiệp.
Độ phì nhiêu có thể được định nghĩa như sau: Độ phì nhiêu là khả năng
của đất có thể thoả mãn các nhu cầu của cây về các nguyên tố dinh dưỡng,
nước, đảm bảo cho hệ thống rễ của chúng có đầy đủ không khí, nhiệt và môi
trường lý hoá học thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường (Trần
Văn Chính và cs, 2006) [10].
Đất được xem là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng của lao
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
5
động vừa là sản phẩm của lao động sản xuất của con người, được đặc trưng
bằng độ phì nhiêu. Khi được sử dụng đúng đắn đất sẽ không những không xấu
đi mà còn có thể ngày một phì nhiêu hơn. Đất phải được xem là tư liệu sản
xuất tái tạo được (Vũ Hữu Yêm, 2007) [23].
Theo V. R. Williams độ phì nhiêu đất là tính chất cơ bản, dấu hiệu của
chất lượng đất (Đỗ Ánh và cs, 2000) [1]. Độ phì không phải là số lượng chất
dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng. Đó là một chỉ tiêu rất tổng hợp, phản ánh tất cả các tính chất của
đất, nên cần có quan điểm toàn diện. Cũng theo V. R. Williams độ phì nhiêu
của đất là khả năng của đất có thể cung cấp cho những nhu cầu của thực vật
về các chất dinh dưỡng khoáng, nước và không khí để tạo ra một năng suất
sinh học nhất định nào đó về gỗ, lá, quả, hạt và củ nhằm phục vụ cho những
nhu cầu của cuộc sống con người (Đỗ Đình Sâm và cs, 2006) [18].
A. V. Petecburgski cho rằng đất khác đá mẹ căn bản là ở độ phì nhiêu.
Đất phì nhiêu là đất có đặc tính vật lý, hóa học, sinh học tốt tạo điều kiện cho
cây trồng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt (không có các chất độc
hại), hiệu suất lao động cao, người sản xuất có lãi.
Theo kết quả nghiên cứu 1959 của Forestier chỉ ra rằng độ phì nhiêu
của đất là do tổng số sét, limon và tổng số bazơ trao đổi quyết định. Ở Ấn Độ,
Tamhale – 1960 lại khẳng định độ phì nhiêu được xác định theo N, P, K dễ
tiêu và tổng số cacbon hữu cơ (Đỗ Ánh, 2005) [2].
Theo Trần Khả (1997) [14] thì chất hữu cơ và độ ẩm đất là hai yếu tố
quan trọng hạng nhất giữ vai trò điều tiết độ phì nhiêu thực tế của đất.
Dù đất đai có nhiều hay ít, quản lý độ phì nhiêu của đất có hiệu quả là
yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững. Nghiên cứu và quản lý độ phì
nhiêu của đất chủ yếu liên quan đến các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây
trồng – số lượng của chúng, khả năng dễ hấp thụ đối với cây trồng, phản ứng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
6
hóa học của chúng trong đất, các cơ chế thất thoát, các quá trình làm chúng
khó hoặc không dễ hấp thụ đối với cây trồng, các phương thức và biện pháp
làm giàu dinh dưỡng cho các loại đất, từ đó có cơ sở quản lý và sử dụng đất
có hiệu quả và bền vững (Rajendra và cs, 1997) [26].
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
(1) Một số tính chất vật lý đất
Đặc tính vật lý là yếu tố đầu tiên xác định khả năng phát triển nông lâm
nghiệp. Đặc tính vật lý của đất là một trong những yếu tố quyết định tiềm
năng năng suất của cây trồng và hiệu quả đầu tư. Do vậy, các chỉ tiêu vật lý
đất được được dùng để đánh giá chất lượng đất bao gồm: thành phần cơ giới,
kết cấu, dung trọng đất, tỷ trọng đất, độ xốp đất,…(Trần Kông Tấu và cs,
2000) [19].
(2) Độ chua
Cuối thế kỷ thứ 19 nhà khoa học người Đức W. Maxwell đã có những
thí nghiệm về ảnh hưởng của các axit đối với cây trồng. Từ khi Sorensen đưa
khái niệm pH vào hóa học thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường
đối với cây trồng càng phát triển. Với sự hoàn chỉnh về lý thuyết hấp phụ trao
đổi ion của keo đất, đặc biệt với những đóng góp của Gedrois (Nga) thì hiểu
biết về độ chua đất càng sâu sắc hơn.
Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng nguyên nhân gây ra phản
ứng chua của đất là khi trong đất có chứa nhiều cation H
+
và Al
3+
, mức độ chua phụ
thuộc vào nồng độ của các cation H
+
và Al
3+
. Nồng độ các cation này trong đất càng
cao thì đất càng chua. Những loại đất có độ phì nhiêu cao đều phải có một giới hạn
pH nhất định không quá chua hoặc quá kiềm (Vũ Hữu Yêm, 2007) [23].
Chúng ta đã biết phần lớn cây trồng chỉ phát triển tốt trong một giới
hạn pH nhất định và một số thí nghiệm nghiên cứu đã cho kết luận (Đỗ Ánh,
2001) [2].
pH <3: rất hạn chế đối với nhiều loại cây trồng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
7
pH từ 3 – 4: hạn chế vừa
pH > 4: ít hạn chế.
(3) Chất hữu cơ
Chất hữu cơ là dấu hiệu cơ bản để phân biệt đất với đá mẹ và mẫu chất.
Số lượng và tính chất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành
đất, quyết định nhiều tính chất lý, hóa, sinh và độ phì nhiêu của đất.
Theo Đỗ Ánh và cs (2000) [1] đất đồng bằng đơn giản dựa vào hàm
lượng chất hữu cơ (OM) được phân theo 3 cấp:
OM < 1%: đất nghèo hữu cơ
OM từ 1% - 2%: đất có hữu cơ trung bình
OM trên 2%: đất giàu hữu cơ.
(4) Hàm lượng đạm (N)
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, N trong
từng loại đất phụ thuộc vào hàm lượng hữu cơ trong đất, đất giàu mùn thì có
nhiều N. Đỗ Ánh và cs (2000) [1] đề nghị phân chia hàm lượng đạm trong đất
theo 3 cấp:
Dưới 0,1% N: đất nghèo đạm
Từ 0,1 - 0,2% N: đất có hàm lượng đạm trung bình
Trên 0,2% N: đất giàu đạm.
Còn theo Euroconsult (1989) [25], hàm lượng đạm trong đất được chia
thành 5 cấp:
Dưới 0,050% N: đất có đạm rất thấp
Từ 0,050 % - 0,125% N: đất có đạm thấp
Từ 0,126% - 0,225% N: đất có đạm trung bình
Từ 0,226 % - 0,300% N: đất có đạm cao
Trên 0,300% N: đất có đạm rất cao.
Cây trồng không chỉ đồng hóa NO
3
-
và NH
4
+
mà còn có khả năng đồng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
8
hóa chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ có chứa N như các axit amin, amit dễ thủy
phân. Vì vậy, khi đánh giá khả năng cung cấp đạm dễ tiêu cho cây có thể dựa
vào hàm lượng đạm thủy phân trong đất.
F. V. Turchin (1965) [22] đã phân cấp độ phì nhiêu về đạm theo hàm
lượng đạm thủy phân trong đất. Độ phì nhiêu về đạm trong đất được chia
thành 3 cấp:
Hàm lượng đạm thủy phân < 4 mg/100g đất: đất có độ phì nhiêu thấp
Hàm lượng đạm thủy phân 4 – 6 mg/100g đất: đất có độ phì nhiêu
trung bình
Hàm lượng đạm thủy phân >6 mg/100g đất: đất có độ phì nhiêu cao
(5) Hàm lượng P
2
O
5
Lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất, “đất giàu P mới có độ màu mỡ
cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu P” (E. Detrunk, 1931). Giữa
P trong đất và năng suất cây trồng thường có mối tương quan. Trong đất, sau
nhiều năm chỉ bón đạm, tỉ lệ N/P trong đất rất mất cân đối nên mối tương
quan nói trên không rõ ( Phạm Tiến Hoàng, 1991; Samuel, 1990) [13] [27].
Bón P + Zn (5 mg Zn + 100 mg P
2
O
5
/lít) cho lúa thì khả năng hút đạm cũng
tăng lên (Singh, 1985) [28], như vậy bón lân có thể tiết kiệm được đạm. Ở đất
chua có Fe, Al, ion H
2
PO
4
-
chiếm phần lớn (99%) dễ xảy ra phản ứng với các
ion này tạo thành photphat sắt nhôm khó hòa tan hơn (Đỗ Ánh và cs, 2000) [1].
Năm 1974 Nguyễn Hữu Dụ, Phạm Dương Ưng, Vũ Ngọc Tuyên, Trần Văn
Nam cho rằng giữa lân tổng số và năng suất cây trồng có mối tương quan thuận
(Singh, 1985) [28].
Đỗ Ánh và cs, (2000) [1] đề nghị phân đất theo hàm lượng lân dễ tiêu
thành 3 cấp:
P
2
O
5
dễ tiêu < 5 mg/100g đất: đất nghèo lân
P
2
O
5
dễ tiêu từ 5 – 10 mg/100g đất: đất có lân trung bình
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
9
P
2
O
5
dễ tiêu > 10 mg/100g đất: đất giàu lân.
(6) Hàm lượng K
2
O
Sau đạm và lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối
với cây trồng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy kali trong đất tập trung chủ
yếu vào các hạt limon mịn và vừa nếu có chứa khoáng nguyên sinh. Như
vậy, sự phân bố về mức độ tập trung kali tùy thuộc nguồn đá mẹ, mức độ
phong hóa, sự hình thành đất và chế độ canh tác (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2003) [5]. Trong sự phát triển của ngành thổ nhưỡng học thế giới,
những nghiên cứu về kali trong đất có nhiều và kali thường được dùng cho
nghiên cứu mẫu nhiệt động học các phản ứng trao đổi trong đất từ những
năm đầu thế kỷ 20.
K trao đổi, K dễ tiêu là phần chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đỗ
Ánh và cs (2000) [1] dựa vào hàm lượng kali để chia thành 3 nhóm:
K
2
O dễ tiêu < 10 mg/100g đất: đất nghèo kali
K
2
O dễ tiêu từ 10 – 20 mg/100g đất: đất có kali trung bình
K
2
O dễ tiêu > 20 mg/100g đất: đất giàu kali.
(7) Dung tích hấp phụ (CEC)
Dung tích hấp phụ hay khả năng trao đổi cation của đất được coi là một
trong những yếu tố độ phì quan trọng nhất. Đất có CEC cao, đặc biệt tổng các
cation kiềm và kiềm thổ cao sẽ làm tăng khả năng trao đổi. Các cation dinh
dưỡng như K
+
, Ca
2+
, NH
4
+
, Mg
2+
sẽ được giải phóng để cung cấp cho cây khi
trong dung dịch đất thiếu các cation này hoặc giữ lại trên bề mặt keo đất khi
dư thừa (do mới bón phân hoặc khi khoáng hóa chất hữu cơ trong đất diễn ra
mạnh mẽ). Do đó thông qua CEC để đánh giá được khả năng cung cấp dinh
dưỡng của đất cho cây trồng cũng như nhu cầu và hiệu lực của phân bón cho
cây đối với từng loại đất.
Đỗ Ánh và cs, (2000) [1] đề nghị phân cấp CEC theo 3 cấp:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
10
CEC < 10 me/100g đất: đất hấp phụ thấp
CEC từ 10 – 20 me/100g đất: đất có khả năng hấp phụ trung bình
CEC > 20 me/100g đất: đất có khả năng hấp phụ cao.
(8) Các cation kiềm thổ trao đổi
Canxi: Về mặt dinh dưỡng Ca
2+
trao đổi thấp nhất là 0,40 lđl/100g đất.
Mandra (1975) (dẫn theo Vũ Hữu Yêm, 2007) [23] cho rằng khi Ca
2+
< 2
lđl/100g đất đã cần bón vôi để cải tạo đất. Nhu cầu cung cấp vôi cho đất còn ở
chỗ phải đảm bảo cân đối Ca/Mg.
Magiê: Đối với cây trồng, khi lượng Mg
2+
trao đổi đạt 0,28 – 0,40
lđl/100g đất thì tùy theo loại đất và cây mà cây trồng không phản ứng với việc
bón phân nữa (Lombin và Fayemi, 1975 – dẫn theo Vũ Hữu Yêm, 2007) [23].
Cần phải bảo đảm đủ Magiê cho cây, song lại phải khống chế không để magiê
vào cây quá nhiều sẽ gây ngộ độc cho cây. Do vậy, phải xét mối cân đối
Ca/Mg – K/Mg và (Ca + Mg)/K bảo đảm cho kết cấu đất được bền vững và
cây trồng phát triển tốt ( Vũ Hữu Yêm , 2007) [23].
(9) Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng là các nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động sống của cây trồng, nhưng hàm lượng của chúng trong
cây rất ít từ 10
-3
– 10
-5
%. Các nguyên tố vi lượng gồm có: Molipden (Mo), Bo
(B), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Niken (Ni), Coban (Co), iod (I),
Fluor (F), (Trần Văn Chính và cs, 2006) [10].
Các nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh lý
và sinh hóa của động, thực vật. Sự thiếu hay thừa các nguyên tố vi lượng
trong đất đều không có lợi cho sự phát triển của thực vật dẫn đến sự suy giảm
về năng suất cũng như chất lượng của nông sản.
Đất là nguồn gốc của các nguyên tố vi lượng trong cây, trong thức ăn
của động vật và trong sản phẩm dinh dưỡng cho người. Nghiên cứu các quy
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
11
luật phân bố các nguyên tố vi lượng trong đất tạo cơ sở khoa học cho việc bón
phân vi lượng cho cây, nâng cao độ phì nhiêu của đất và bổ sung vi lượng vào
nguồn thức ăn vô cơ cho động vật là hết sức cần thiết.
Như vậy, vai trò các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng đã được xác
định khá rõ ràng, ngoài những nguyên tố đa lượng như N, P ,K, Ca, Mg,
muốn tăng năng suất và phẩm chất nông sản, cần phải bón cho đất những
nguyên tố vi lượng tùy theo yêu cầu của từng cây trồng. Do đó, yêu cầu về
phân vi lượng là vô cùng cấp thiết, cần tìm hiểu hàm lượng các nguyên tố vi
lượng trong một số loại đất để sử dụng phân vi lượng đạt hiệu suất cao nâng
cao độ phì nhiêu của đất một cách toàn diện (Nguyễn Vy và cs, 1978) [20].
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đất
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Hội Khoa học Đất Mỹ
đã cho rằng chất lượng đất được quyết định chủ yếu bởi các thuộc tính cơ bản
mang tính kế thừa của đất như: đá mẹ, quá trình phong hóa, các yếu tố thời
tiết, khí hậu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đất là một thể độc lập, là phần trên cùng
của vỏ phong hóa, nơi có sự tác động mạnh mẽ của vòng tuần hoàn sinh học,
làm thay đổi thành phần, cấu tạo, kiến trúc của vỏ phong hóa ban đầu. Như
vậy, đá gốc và kiểu phong hóa của chúng có vai trò quan trọng, quyết định sự
thành tạo và các đặc điểm của đất (Đặng Xuân Phú và cs) [17]. Ngoài các yếu
tố thuộc về bản chất của đất như đá mẹ, địa hình thì con người với hoạt động
sản xuất của họ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đất.
Khi sử dụng đất không đúng, đất sẽ bị mất dần tính chất ban đầu của nó
và độ phì nhiêu ngày càng giảm sút trầm trọng. Hàng năm, cây trồng đã lấy đi
từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn hơn rất nhiều so với lượng chất dinh
dưỡng được bù lại thông qua bón phân, tuần hoàn hữu cơ và hoạt động của vi
sinh vật. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng trong đất còn mất đi do xói mòn đất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
12
Trong nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng mất đi do xói mòn còn lớn
hơn gấp nhiều lần so với lượng dinh dưỡng do cây lấy đi. Hầu hết các kết quả
nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng trên đất dốc đều cho thấy cân bằng âm, tức
là dinh dưỡng cây lấy đi đều lớn hơn dinh dưỡng do bón phân và các yếu tố
đầu vào khác đưa vào đất. Trong quá trình canh tác, luôn luôn diễn ra hai quá
trình thục hóa và thoái hóa nếu xét về mặt độ phì nhiêu, hay tăng sức sản xuất
hoặc giảm sức sản xuất của đất nếu xét về mặt sử dụng. Sự thục hóa làm cho
những tính chất đất tự nhiên vốn dĩ không thích hợp với cây trồng được cải
thiện, đất tơi xốp hơn, bớt chua, giảm độc tố, tăng khả năng hấp thu trao đổi,
cung ứng đủ dinh dưỡng dễ tiêu cho cây, Ngược lại với thục hóa là quá trình
thoái hóa, theo đó các yếu tố thuận lợi cứ giảm dần, đất nghèo kiệt đi đến
hoàn toàn mất sức sản xuất với những cây trồng nhất định. Có cải tạo cũng vô
cùng tốn kém và trong trường hợp xấu nhất phải bỏ hóa. Như vậy, thành tạo
đất là quá trình rất lâu dài, trong khi thoái hóa đất thì rất nhanh chóng chỉ cần
một hành động bất cần bột phát là có thể làm mất lớp đất canh tác hình thành
từ hàng ngàn năm trước. Cả hai quá trình thục hóa và thoái hóa đều tác động
đến hai hình thái độ phì nhiêu nhưng cải thiện độ phì nhiêu tiềm tàng là một
khó khăn lớn thường vượt ra khỏi tầm tác động của một thế hệ con người,
chẳng hạn thay đổi thành phần cấp hạt, keo khoáng phân tán cao, tính đệm
của đất thấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006) [7].
Còn một nguy cơ đối với đất nông nghiệp là hiện tượng ô nhiễm. Theo
Lê Thái Bạt (2002) [3] thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là
sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và chất kích thích
sinh trưởng, các chất thải không qua xử lý ở các vùng đông dân cư, đô thị,
khu công nghiệp và các chất độc do chiến tranh để lại. Bên cạnh đó, các nguy
cơ đến từ thiên nhiên như lũ lụt, bão gió, mưa, xói mòn rửa trôi, cũng là
những nguyên nhân ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng đất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
13
2.1.4 Khái quát tình hình nghiên cứu về chất lượng đất trên thế giới và Việt
Nam
a) Khái quát tình hình nghiên cứu về chất lượng đất trên thế giới
Ở Nga, Lomonoxov (1711 – 1765) đã tiến hành nghiên cứu đất
checnozem. Những kết quả nghiên cứu của Ông được thể hiện ở trong công
trình phân loại đất checnozom ở Nga. Trong đó, Ông đã nêu ra học thuyết
hình thành đất checnozom, mô tả tính chất của chúng, những số liệu phân tích
đặc điểm hình thái, quy luật phân bố đất checnozom và phương pháp nâng
cao độ phì nhiêu của chúng. Theo Ông nghiên cứu đất không chỉ xét từng yếu
tố, từng điều kiện riêng rẽ, mà phải xét chúng trong mối liên quan chặt chẽ
với nhau. Ngoài ra Ông còn nêu ra các phương pháp nghiên cứu đất và những
biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ông đã nghiên cứu nguyên nhân làm
cho khô hạn ở vùng đất thảo nguyên và đã đưa ra các biện pháp cải thiện chế
độ nước ở vùng này để nâng cao độ phì nhiêu của đất.
N. M. Sibirxev (1860 - 1900) đã nghiên cứu phân loại, lập bản đồ đất,
phương pháp nghiên cứu đất, biện pháp đấu tranh với khô hạn và đánh giá
đất. Sibirxev đã nhấn mạnh sự hình thành đất là kết quả biến đổi của đá do tác
động tổng hợp của các yếu tố sinh vật và vi sinh vật.
P. A. Kosttev (1845 - 1890) đã xác định đất là lớp thổ bì, trong đó có
một khối lượng lớn rễ thực vật phát triển và nhấn mạnh mối liên quan chặt
chẽ của sự hình thành đất với hoạt động sống của thực vật. Lần đầu tiên ông
đã đưa ra khái niệm về sự hình thành mùn liên quan đến hoạt động sống của
vi sinh vật. Những công trình của ông về tốc độ phân giải xác thực vật phụ
thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, tính chất lý học của đất và hợp chất cacbonnat
canxi có ý nghĩa rất quan trọng. Ông đã chỉ ra vai trò to lớn của cấu trúc đất
bền trong nước đối với độ phì nhiêu của đất. Ông đã nêu lên sự liên hệ chặt
chẽ giữa các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp với những tính chất của đất và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
14
nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi các biện pháp canh tác cho phù hợp với
điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng.
Những năm cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, K. Đ. Gơlinea (1867 –
1927) đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu thăm dò đất đai, nhất là nghiên cứu
đất vùng châu Á của Nga phục vụ cho việc di dân (1908 - 1915). Những kết
quả nghiên cứu về phong hóa đá, phát sinh học và phân loại đất cho tới nay
còn có giá trị lớn lao. S. S. Nêutruxôv (1874 – 1928) đã nghiên cứu tỉ mỉ các
yếu tố hình thành đất trong mối liên quan với các đặc điểm cảnh quan của đất
nước. Ông xem đất như là một thành phần quan trọng không thể thiếu được
của cảnh quan tự nhiên.
L. I. Prasôlôv (1875 - 1954) đã có những công trình phân loại theo
địa lý thổ nhưỡng có giá trị lớn lao và ông đã nêu ra những cơ sở khoa học
cho bản đồ thổ nhưỡng hiện đại, lập ra nhiều bản đồ thổ nhưỡng trong nước
và thế giới.
V. R. viliam (1863 - 1939) đã nêu ra những quan điểm rất quan trọng
về thực chất của quá trình hình thành đất nói chung và đặc điểm của từng quá
trình hình thành đất cụ thể nói riêng, vòng tuần hoàn địa chất và vòng tuần
hoàn sinh học của vật chất, độ phì nhiêu của đất, mùn và cấu trúc đất. Một
loại đất cụ thể được hình thành với độ phì nhiêu nhất định phụ thuộc vào đặc
điểm của thực vật, vi sinh vật, động vật, thời gian (tác động của các yếu tố
sinh vật vào đá mẹ) và điều kiện cụ thể của môi trường (nhất là khí hậu và địa
hình). Những quan điểm của Wiliam về quá trình hình thành đất Pôtzôn, đất
đồng cỏ, đất lầy có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển sau này của học thuyết
phát sinh học thổ nhưỡng. Ông đã chỉ ra tính chất quan trọng nhất của đất là
độ phì nhiêu, đã xem sự hình thành đất là quá trình phát triển của độ phì
nhiêu. Trên cơ sở khái niệm của Docutraev về sự phát triển của đất, ông đã
nhấn mạnh sự tiến hóa của đất liên quan trực tiếp với sự thay đổi độ phì nhiêu
của nó. Về phương diện mùn đất, ông đã chỉ ra ảnh hưởng của hoạt động vi
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
15
sinh vật tới sự hình thành mùn và tính chất của nó. Những công trình của ông
về lĩnh vực mùn đất đã có ảnh hưởng lớn lao tới việc nghiên cứu tiếp tục vấn
đề này về sau của B. B. Polưnov (1877 - 1952) về vai trò của các hiện tượng
sinh – địa – hóa trong phong hóa và hình thành đất.
Giêđrôits (1872 – 1932) đã nghiên cứu lĩnh vực keo đất và khả năng
hấp phụ của đất. Ông đã nêu ra ý nghĩa của keo đất và khả năng hấp phụ trao
đổi cation đối với sự phát triển những tính chất của đất và dinh dưỡng khoáng
của thực vật. Đồng thời, Ông cũng nêu ra nhiều phương pháp nghiên cứu lý –
hóa học đất, đề ra các biện pháp cải tạo đất như bón vôi cho đất chua, bón
thạch cao cho đất mặn, rửa mặn, bón photpho cho đất. Những công trình của
Ông được tiến hành trong giai đoạn thổ nhưỡng đang phát triển mạnh và là cơ
sở cho những quan điểm lý – hóa học của quá trình hình thành đất và biện
pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất.
I. V. Tiurin (1892 – 1962) nghiên cứu về phát sinh học, địa lý thổ
nhưỡng, hóa học đất và nhiều phương pháp phân tích hóa học đất. Tiurin đã
có cống hiến lớn lao về lĩnh vực chất hữu cơ, nhất là chất mùn của đất. Ông
cho rằng chất mùn được hình thành là kết quả của quá trình sinh hóa học phân
giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất. Đồng thời, ông đã nêu ra phương pháp
nghiên cứu chúng (dẫn theo Nguyễn Hữu Đạt, 2002) [11].
Ngày nay, các nhà khoa học đất trên thế giới vẫn đối diện với những
thách thức mới nghiêm trọng và không ngừng tìm tòi nghiên cứu để giải quyết
chúng đó là suy thoái và ô nhiễm đất.
b) Khái quát tình hình nghiên cứu về chất lượng đất ở Việt Nam
Một cách tổng quát có thể chia các kết quả nghiên cứu đất ở nước ta theo
các giai đoạn sau:
• Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Sau khi chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành các
nghiên cứu về đất nhằm phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại thuộc địa.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
16
Giai đoạn này có một số công trình nghiên cứu đất tiêu biểu như “Đất Đông
Dương” (Le Sol) của E.M.Castagnol (1942), “Vấn đề về sử dụng đất ở Đông
Dương” (1950) hay công trình nghiên cứu đất đỏ ở miền nam đã được
Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam ( Trần An
Phong, 2000) [16].
• Giai đoạn từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1954:
Trong giai đoạn này, do đất nước trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc,
những nghiên cứu về đất bị đình trệ và hầu như không có công trình có giá
trị nào được công bố.
• Giai đoạn từ 1955 đến 1975
Đất nước bị chia cắt thành hai miền, do vậy các công trình nghiên cứu
nói chung được thực hiện riêng lẻ trên từng miền.
Các công trình nghiên cứu ở miền Bắc
Fridland (1957) cùng cộng sự đã khảo sát và xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng
miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1/1000000). Lê Duy Thước (1963) đã nghiên cứu
phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam. Cao Liêm và cộng sự đã lập
bản đồ đất miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1/500000) thông qua tổng kết các kết quả
điều tra từ cấp tỉnh, huyện và các nông trường – trạm trại. Công trình nghiên
cứu của Fridland và cộng sự (1973) về “ đất vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm Việt
Nam” cũng đã được công bố (Trần An Phong, 2000) [16].
Các công trình nghiên cứu ở Miền Nam
Bản đồ đất tổng quát ở miền Nam (tỷ lệ 1/1000000) do Moorman (1961)
thực hiện là tài liệu đầu tiên có tính chất tổng quát về nghiên cứu đặc điểm thổ
nhưỡng ở phía Nam nước ta. Năm 1972, các bản đồ đất ở quy mô cấp tỉnh (tỷ
lệ 1/100000 và 1/200000) cũng đã được sở địa học Sài Gòn ấn hành. Đồng
thời, các công trình như “Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long”, “Đất đai
miền Đông Nam Bộ”…cũng được Thái Công Tụng và cộng sự thực hiện đây