Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 đánh dấu một năm đày sóng gió đối với nền kinh tế thế giới. Những bất
ổn trên thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu đã biến thành cơn bão tàn phá
kinh tế và tài chính toàn cầu. Theo dự báo, thế giới sẽ còn gặp nhiều khó khăn
về kinh tế trong năm 2009 và những năm tiếp theo.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2008 đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức
khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm giảm phát, kinh tế đình trệ
vào cuối năm. Trước tình hình chỉ số giá tăng đột biến trong những tháng đầu
năm, vào cuối quý I năm 2008 Chính phủ đã xác định và tiến hành thực hiện 8
nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế để kiềm chế lạm phát. Sang quý III/2008, cuộc khủng hoảng tài
chính xuất phát từ Mỹ đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, nguy cơ suy thoái
kinh tế thế giới ngày càng bộc lộ rõ, giá cả trên thị trường thế giới về nguyên
liệu, nhiện liệu và lương thực thực phẩm xoay chiều sang giảm mạnh. Trong
điều kiện đó, chính sách tài chính, tiền tệ đã được nới lỏng hơn, song nói
chung giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ vẫn tiếp tục phát huy tác
dụng. Đến quý IV/2008, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, và EU bắt đầu rơi
vào suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nhiều nguy cơ xảy ra, Chính
phủ đã xác định kiềm chế lạm phát không còn là mục đích ưu tiên và bắt đầu
chuyển sang thực hiện chính sách phòng ngừa thiểu phát. Tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế ở quý này vẫn chưa có bước đột biến.
Trước bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, trong 6
tháng đầu năm, NHNN đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng
đồng bộ và quyết liệt các giải pháp thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát có hiệu
quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô
và kiềm chế lạm phát từ tháng 7/2008 dến nay, NHNN đã từng bước nới lỏng
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất
kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế. NHNN kịp thời
điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc v.v…Năm 2008, trong
điều kiện diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường không ổn định do biến
động tăng, giảm nguồn ngoại tệ chuyển vào Việt Nam, nhập siêu tăng cao và
yếu tố tâm lý, đầu cơ, NHNN đã sử dụng linh hoạt các giải pháp để ổn định
thị trường, hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6.23%, đặc biệt
đáng lưu ý là tăng trưởng công nghiệp và xây dựng đã sụt giảm rất mạnh – từ
mức 10.6% năm 2007 năm nay chỉ còn 6.33%. Chỉ số lạm phát ở mức 19.9%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 62.9 tỷ USD, kim ngach nhập khẩu là 79.9 tỷ USD
– đều tăng trưởng cao so với năm 2007, tương ứng đạt 29.5% và 27.5%. Nhập
siêu là 17 tỷ USD, tăng 20.5% so với năm ngoái và tương đương với 19%
GDP năm 2008. Kim ngạch xuất nhập khẩu bằng gần 1,6 lần GDP cả nước –
tỷ lệ khá cao cho thấy kinh tế nước ta có độ mở khá lớn. Điều đấy cũng đồng
nghĩa với việc tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng khá lớn
đến nền kinh tế nước ta. Thị trường chứng khoán trong năm liên tục sụt giảm.
Tuy nhiên một vài tín hiệu lạc quan vẫn nổi lên khi vốn FDI đầu tư vào Việt
Nam tăng lên rất mạnh, sự rút vốn ồ ạt của các dòng vốn ngắn hạn đã không
xảy ra, kinh tế vĩ mô đang dần ổn định trở lại.
Trong khu vực ngân hàng, tổng phương tiên thanh toán năm 2008 tăng
khoảng 16-17%; huy động vốn tăng 20.5%; dư nợ tín dụng tăng 21-22% so
với cuối năm 2007; chất lượng nợ bị suy giảm, tuy nhiên dư nợ xấu của ngành
ngân hàng chiếm 3.5% tổng dư nợ tín dụng; vốn chủ sở hữu tăng 30% so với
cuối năm 2007, vốn tín dụng đầu tư cho khu vực dân doanh tăng 37%, khu
vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12%, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng
37%, khu vực sản xuất tăng 34%, khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng 30%.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giá lương thực tăng nhanh hơn so với mức tăng của cả giỏ hàng hóa. Việc
tăng giá, đặc biệt giá lương thực ảnh hưởng đến người nghèo, nhất là người
nghèo đô thị, những người sử dụng phần lớn thu nhập cho mua hàng hóa thực
phẩm mà không phải cho giáo dục hay y tế và không có cơ hội tiếp cận lương
thực dễ dàng như người nghèo nông thôn. Hơn nữa, người nghèo nông thôn
có khả năng hưởng lợi từ việc mua bán lương thực trong bối cảnh tăng giá,
tạo yếu tố triệt tiêu ảnh hưởng lạm phát.
Những vấn đề nêu trên là biểu hiện cơ bản nhất của nhu cầu tín dụng cá nhân
của người dân Việt Nam. Cho cá nhân vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn là
một trong những lính vực hoạt động của VPbank. Đây là vấn đề nổi bật trong
thời điểm mà các tổ chức đang hạn chế đầu tư lớn và nhu cầu tiêu dùng không
đi đôi với khả năng thanh thoán của người dân. Bên cạnh việc cải thiện thực
trạng huy động vốn cá nhân, tập trung mạnh vào lĩnh vực tín dụng cá nhân là
con đường sáng cho các ngân hàng trong thời điểm hiện nay.
Trong suốt thời gian thực tập tại VPBank dưới sự hướng dẫn của cán bộ tín
dụng phòng tín dụng cá nhân, tôi đã học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đươc
nhiều thông tin thực tế hữu ích. Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề
nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân. Theo em, bài toán lớn đặt ra
với Ngân hàng là việc tìm hiểu cách thức thẩm định các hồ sơ tín dụng cá
nhân chính xác để tránh những tổn thất đáng tiếc về phía ngân hàng cũng như
cân đối sự thích hợp tối đa giữa các nhu cầu tín dụng cá nhân. Chất lượng
thầm định là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và sử dụng triệt để tại
các ngân hàng. Nâng cao chất lượng thầm định.tín dụnglà nâng cao hiệu quả
hoạt động của chính ngân hàng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS. Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời gian qua.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi có tên là “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài
quốc doanh VPBANK ” được chia thành 2 phần và trình bày như sau:
Chương I: Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân
hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBANK
Chương II: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá
nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
VPBANK
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế do đó chuyên đề này không thể
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong có được sự góp ý của các thầy cô và
các bạn.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁC
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK)
I Giới thiệu tổng quan về VP Bank
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt
Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm
1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày
04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04
tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả
năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương
phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch
giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN
Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát
triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006,
vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được
chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược
nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó
vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006,
vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ
của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vp bank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được thí điểm gọi vốn từ cổ đông
nước ngoài từ năm 1996 (Dragon Capital và VN Fund, mỗi đơn vị 10% vốn
cổ phần).Đến nay có hai cổ đông nước ngoài là Dragon Capital và OCBC.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối
năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi
nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong
năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3
Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh
doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài
Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi
nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh
Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.
Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một
số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng
giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai
Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp
tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở
chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba
(trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch
Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực
thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh
Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng
giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng
Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên
đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao
dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại
các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc;
Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi
nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình
Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm
giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao
dịch. Hiện tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại
34 tỉnh, thành trên cả nước.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên
2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên
chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với
cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước
vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn
quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần
nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ.
Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu
vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng
TMCP trong cả nước.
Lĩnh vực hoạt động
VP Bank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau :
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và
cá nhân
• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
• Huy động nguồn vốn từ nước ngoài
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh
toán quốc tế
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức,
đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union
Cơ cấu tổ chức
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2 Tình hình hoạt động trong những năm gần đây
1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trong năm 2007, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều
ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các ngân hàng thương
mại liên tục được mở rộng, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như :
thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lãi suất kịp thời để đảm bảo tính cạnh
tranh; thực hiện các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng
hấp dẫn làm cho khách hàng gửi tiền …VPBank đã duy trì được tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn cao.
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.448 tỷ đồng, đạt
113% kế hoạch cả năm 2007 và tăng 6, 393 tỷ đồng so với cuối năm 2006
(tương đương tăng 70%). Trong đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và
dân cư (thị trường 1) đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006.
Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường 2) cuối năm 2007 là 2.439 tỷ đồng,
giảm 947 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VP Bank
Số dư
Tỷ
trọng
Số dư
Tỷ
trọng
Số dư
Tỷ
trọng
Nguồn vốn huy động
5.638.00
1
100% 9.055.935 100%
15.448.00
2
100%
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn 4.397.641 78%
7.244.54
8
80% 11.756.345 77%
Trung, dài hạn
1.240.36
0
22%
1.811.38
7
20% 3.599.139 23%
Phân theo cơ cấu
Huy động thị trường I 3.209.771 57% 5.630.373 63% 12.764.366 84%
Huy động thị trường
II
2.398.230 43% 3.386.736 37% 2.439.615 16%
( Nguồn Báo cáo thường niên VP Bank 2007 )
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lãi suất tiền gửi các TCKT tăng cao, có thời điểm ngang bằng với lãi
suất huy động từ dân cư, đồng thời việc phát sinh thêm các kỳ hạn huy động
ngắn như 1 tuần, 2 tuần đã góp phần làm tăng tiền gửi có kỳ hạn VND của các
tổ chức kinh tế.
Thêm vào đó, lãi suất huy động VNĐ tăng cao nên người dân có xu
hướng chuyển từ ngoại tệ sang VN Đ để gửi tiết kiệm dẫn đến vốn huy động
bằng ngoại tệ từ dân cư giảm mạnh.
Tỉ lệ lạm phát cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh
hưởng đến lượng tiền tiết kiệm của đối tượng này.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VN Đ đến 31/12/2008 đạt
22.931,14 tỷ đồng tăng mạnh là 7.146,88 tỷ đồng (31.17%) so với uối năm
2007 trong đó tiền gửi VN Đ tăng 9.678,36 tỷ đồng (73.48%) và tiền gửi
ngoại tệ quy USD giảm 179,9 tr.USD (29.7%)
Tiền gửi của dân cư quy VNĐ dạt 9.838,62 tỷ VNĐ giảm 682,22 tỷ
VND (6,48%) do tiền gửi bằng VND và ngoại tệ quy USD đều giảm tương
ứng là 265,11 tỷ VND (8,93%) và 48, 4 tr.USD (10,33%). Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng của cá nhân bằng VND và ngoại tệ đều tăng tương ứng là
208,18 tỷ VND (13,06%) và 37,49 tr.USD (28,47%) do trong năm 2008 lãi
suất huy động VND và USD kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn kỳ hạn trên 12
tháng và có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng 9 nên khách hàng có xu
hướng gửi tiết kiệm ngắn hạn.
Đến 31/12/2008, tổng số huy động của toàn Ngân hàng đạt 15,608 tỷ
đồng, tăng 1,04% so với số dư huy động tại thời điểm 31/12/2007. Mặc dù tỉ
lệ tăng trưởng huy động của VP Bank trong năm 2008 không nhiều nhưng cơ
cấu huy động đã có những chuyển biến tích cực so với năm 2007. Tỷ trọng
tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tổng huy động tăng 8,6% so với
2007 và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng giảm 7,6% so với
cùng kỳ năm trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đã giúp VP
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bank giữ vững tính thanh khoản trong năm 2008. Tuy nhiên, việc tăng
trưởng huy động quá thấp so với cuối năm 2007 đòi hỏi năm 2009 Ngân
hàng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc phát triển và duy trì
nguồn vốn huy động.
1.2.2 Hoạt động tín dụng
Tình hình tín dụng của Ngân hàng VPBANK cũng chịu nhiều tác động
bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế như
- Tỷ lệ lạm phát cao khiến cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như xăng dầu, nguyên liệu liên tục tăng đã đẩy
chi phí sản xuất tăng cao; lãi suất vay vốn cao; tỷ giá trên thị trường thường
xuyên biến động phức tạp làm tăng chi phí vốn đồng thời gia tăng rủi ro tỷ giá
của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả của đầu tư. Do vậy các doanh nghiệp,
một mặt, khó khăn hơn trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân
hàng, mặt khác họ giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng.
- Tác động lan tỏa khiến công nợ, nợ khó đòi của các doanh nghiệp tăng lên
- Khủng hoảng tài chính, ngân hàng tại mỹ và châu âu chưa có dấu hiệu
chấm dứt đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng đáng kể
đến thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong khoảng 9 tháng đầu năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế có
những biến động lớn, lãi suất huy động liên tục tăng, trong khi lãi suất cho
vay chưa kịp điều chỉnh tăng theo kịp, VPBank có chủ trương hạn chế cho
vay nhằm giảm thiểu rủi roc cho ngân hàng. Việc hạn chế cho vay cũng nhằm
mục đích đảm bảo tính thanh khoản trong những thời điểm căng thẳng về
nguồn vốn huy động. Trong quí 4 năm 2008, VPBank có chủ trương tăng
trưởng tín dụng trở lại. Tuy nhiên, do thực trạng kinh tế cón rất khó khăn ẩn
và chứa nhiều rủi ro, VPBank tiếp tục thận trọng trong việc cấp tín dụng. Hơn
nữa, nhu cần vay vốn của người dân và các doanh nghiệp chưa nhiều nên hoạt
động cho vay của VPBank vẫn giảm. Tại thời điểm 31/12/2008, dư nợ cho
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vay của toàn ngân hàng là 12,986 tỷ đồng, giảm 2,53% so với dự nợ của cuối
năm 2007.
Trong khó khăn chung của nền kinh tế, một số ngành nghề kinh doanh gặp
nhiều khó khăn như vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, kinh doanh bất động
sản, xây dựng… đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với
VPBank. Tỉ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm 31/12/2008 là 3,41%. Tuy tỉ lệ
nợ xấu của năm 2008 của VPBank có tăng lên so với 2007 nhưng vẫn thấp hơn
mức trung bình của ngành ngân hàng Việt Nam 2008. VPBank cũng đã nghiêm
túc thực hiện trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Trong năm 2008,
VPBank đã trích 45,6 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Đến 31/12/2008 tổng số dự
phòng rủi ro tín dụng VPBank đã trích được là 81,8 tỉ đồng.
Cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro, công tác thu hồi nợ cũng được
đẩy mạnh. Các bộ phận thu hồi nợ được thiết lập tại Hôi sợ và chi nhánh phù
hợp với quy mô hoạt động và tỉ lệ nợ xấu tại các đơn vị nhằm đảm bảo việc
thu hồi nợ được thực hiện kịp thời.
1.2.3 Kết quả kinh doanh
Trong năm 2008, Hội đồng quản trị đã hoàn tất việc bán cổ phần cho đối
tác chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu của OCBC
tại ngân hàng VPBANK lên 15% và theo nó vốn điều lệ của VPBANK tăng
từ 2000 tỷ đồng lên 2,117,474.330.000 đồng. Đây là nỗ lực lớn của Hội đồng
quản trị VPBANK và sự hợp tác thiện chí của đối tác chiến lược OCBC.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tài sản Nguồn vốn
Chỉ tiêu 2007 2008
Chênh lệch
08/07 Chỉ tiêu 2007 2008
Chênh lệch
08/07
Tiền mặt tại quỹ 284.1 510 79.50% Tiền gửi các TCTD khác 2,439.60 1,278.10 -47.60%
Tiền gửi tại ngân hàng 1,211.80 730.7 -39.70% Vay NHNN, các TCTD khác
Tiền gửi tại các TCTD 693.9 1543.9 122.50% Nguồn vốn ủy thác 244 100.8 -58.70%
Cho vay cácTCTD khác
Tiền gửi của các TCKT
và cá nhân 12,764.40 14,230.10 11.50%
Chứng khoán tự doanh 132.4 77.3 -41.60% Tài sản nợ khác 473.4 549.5 -3.70%
Chứng khoán đầu tư 1,678.30 1,773.60 5.70% Dự phòng thuế phải nộp 35.2 33.9 -3.70%
Cho vay các TCKT và cá nhân 13,287.50 12,904.10 -2.90% Vốn tự có 2,180.80 2,394.70 9.80%
Đầu tư góp vốn 51 153.5 201.10% Trong đó vốn điều lệ 2,000 2,117.50 5.90%
Tài sản cố định 270.4 353.8 30.80%
Tài sản có khác 528 540.2 2.30%
Cộng 18,137.40 18,587 2.50% Cộng
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kết quả kinh doanh trước thuế hợp nhất của toàn VPBank năm 2008 đạt 198,7
tỷ đồng, giảm 36,6% so với 2007. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm
2008 đạt 198,1 tỷ đồng, Công ty AMC đạt 1,3 tỷ đồng, Công ty chứng khoán lỗ 752
triệu đồng.
Đến thời điêm 31/12/2208, tổng tài sản toàn hệ thông của VPBank đạt 18.587 tỷ
đồng, tăng 0,25% so với cuối 2007. Trong năm 2008, một số tỉ lệ an toàn như tỉ lệ
vốn an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỉ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho
vay trung dài hạn vẫn được VPBank duy trì trong hạn mức quy định của NHNN
Trong khi lợi nhuận đóng góp của các công ty trực thuộc còn rất khiêm tốn, hoạt
động tín dụng cơ bản của Ngân hàng vẫn được xem là chủ chốt, lợi nhuận của
VPBank đã bị ảnh hưởng nặng nề khi Ngân hàng đã phải gồng mình với khó khăn
trong thanh khoản với mức lãi suất huy động cao chưa từng có trong phần lớn thời
gian của năm, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng và Bất
động sản thu hẹp. Kết thúc năm 2008, tình hình hoạt động của VPBank đã vượt qua
một năm khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VPBank
năm 2008 đạt gần 199 tỷ đồng. Kết quả này tuy không đạt được so với kế hoạch ban
đầu nhưng đã là nỗ lực của tất cả cán bộ và nhân viên ngân hàng.
Trải qua quá trình hoạt động hơn 10 năm và gặp không ít khó khăn, trở ngại,
những kết quả mà VPBank đạt được trong những năm vừa qua thật đáng ghi nhận.
Có được những kết quả trên, phải nói đến chiến lược kinh doanh đúng đắn của Hội
đồng Quản trị, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban điều hành và sự cố gắng của toàn thể
cán bộ nhân viên VPBank. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt,
các ngân hàng thương mại đều nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ để tăng thêm thu nhập, có thể nói VPBank đang đứng trước sức ép cạnh
tranh và khó khăn từ nhiều phía.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cố
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank
1.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng cá nhân
Như chúng ta đã biết, cơ sở pháp lý đầu tiên được áp dụng cho hoạt động của
tất các ngân hàng, các tổ chức tín dụng là Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX
và Luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi bổ xung một số điều của Luật các tổ chức tín
dụng. Luật các tổ chức tín dụng được ban hành nhằm bảo đảm hoạt động của các tổ
chức tín dụng được lành mạnh, an toàn, có hiệu quả ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Một văn bản khác cũng rất quan trọng là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
của thống đốc Ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối
với khách hàng, nó được ban hành ngày 31/12/2001 để thay cho quyết định số
284/2000/QĐ-NHNN1. Những điều khoản trong quy chế cho vay này mang tính
logic và chặt chẽ, phần nào đã tác động tích cực đến hoạt động cho vay kinh doanh,
cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay mua ô tô của các ngân hàng thương mại nói
riêng.
Dựa trên cơ sở Quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nước, VPBank đã ban
hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo quyết định số 467-2002/QĐ-
HĐQT ngày 06/06/2002 của Hội đồng quản trị VPBank. Quy chế cho vay của Ngân
hàng đã cụ thể hoá những điều khoản của Ngân hàng nhà nước tại Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN đối với các vấn đề của VPBank. Cũng trong quyết định này,
Hội đồng quản trị đã ban hành “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” cho 2 phòng là Phòng
Phục vụ khách hàng cá nhân và Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Hai quy
trình nghiệp vụ trên đã hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín
dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.2 Khái quát tình hình cho vay cá nhân tại các ngân hàng thương mại
cổ phần
1.3.3 Thể lệ cho vay cá nhân tại VP Bank
VPBank thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và
ngoại tệ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng.
- Phạm vi cho vay
Đối với cá nhân, hộ gia đình: Phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi
VPBank đóng trụ sở.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức: Phải có trụ sở cùng địa bàn với VPBank.
- Đối tượng món vay : Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài
- Nguyên tắc cho vay
Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận.
Khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và nợ lãi đúng thời hạn đã cam kết.
Tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố.
- Điều kiện cho vay Khách hàng vay vốn tại VPBank để phục vụ nhu cầu sản
xuất kinh doanh phải hội đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách
nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật
2. Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp
3. Có tình hình tài chính lành mạnh và đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đúng cam
kết trong hợp đồng vay vốn;
4. Khách hàng không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác;
5. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả kèm phương án trả nợ khả thi cho ngân hàng.
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6. Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Thời hạn cho vay
Thời hạn vay được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa VPBank và khách hàng,
căn cứ vào:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư
Khả năng trả nợ của khách hàng
Nguồn vốn cho vay của VP Bank
Hiện tại VP Bank đang áp dụng 3 loại kỳ hạn vay vốn sau:
Vay ngắn hạn: Không quá 12 tháng
Vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng
Vay dài hạn: Trên 60 tháng
- Hồ sơ vay vốn :
1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của VPBank)
2. Tài liệu về phương án, dự án vốn vay:
- Phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dự án đầu tư liên quan đến việc sử dụng
vốn vay, kế hoạch trả nợ gốc và lãi cho VP Bank;
- Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa,
máy móc thiết bị... hợp đồng khác nhằm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh
hoặc dự án đầu tư đó (nếu có);
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đối với việc cho vay để đầu tư trung dài hạn, Khách hàng cần gửi thêm các tài
liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật;
3. Tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống và khả năng tài chính của
Khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có):
Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân: cần có tờ khai
tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh; báo cáo tình hình vay nợ và nguồn
thu để trả nợ.
Các Khách hàng vay vốn các lần tiếp theo chỉ cần bổ sung các tài liệu về tình
hình tài chính từ thời điểm gửi báo cáo cuối cùng trong khoản vay trước.
4. Hồ sơ bảo đảm tín dụng:
- Nếu Khách hàng có bảo đảm tín dụng bằng tài sản, cần cung cấp các tài liệu
chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản đó.
- Nếu Khách hàng có bảo đảm tín dụng bằng bảo lãnh của Tổ chức tín dụng
khác thì cần cung cấp bản chính thư bảo lãnh.
- Nếu Khách hàng có bảo đảm tín dụng bằng giá trị các khoản phải thu thực
hiện theo qui định của NHNN và của VPBank.
5. Các hồ sơ, tài liệu khác nếu Ngân hàng thấy cần thiết trong quá trình xem xét
cho vay.
Ngoài ra, trong quá trình vay vốn, Khách hàng cần bổ sung, cập nhật một số tài
liệu khác có liên quan như: hồ sơ mua bảo hiểm tài sản cầm cố, thế chấp, các hồ sơ
tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, thay đổi trụ sở giao dịch, các
báo cáo đột xuất khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố.
- Phương thức cho vay
-Lãi suất cho vay và phương thức tính lãi suất
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
VPBank có chính sách lãi suất linh động cho từng khách hàng tại từng thời điểm
cụ thể và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong từng trường hợp cụ
thể, VPBank sẽ cùng Khách hàng thoả thuận loại lãi suất cho vay là lãi suất cố định;
lãi suất thả nổi; lãi suất gộp; lãi suất cho vay hợp vốn hoặc lãi suất cho vay ưu đãi
(đối với những đối tượng khách hàng được ưu đãi lãi suất theo qui định của Chính
phủ, theo hướng dẫn của NHNN hoặc của VPBank). …
1.3.4 Nghiệp vụ thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại
cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.4.1 Sự khác nhau giữa thẩm định cho vay cá nhân và cho vay tổ chức
(doanh nghiệp)
Đối với cho vay tổ chức (doanh nghiệp), cán bộ tín dụng ngoài việc thẩm định
về tư cách chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chú ý đến lịch sử hình
thành, phát triển của doanh nghiệp.
- Xuất xứ hình thành doanh nghiệp
- Các bược ngoặt lớn đã trải qua : thay đổi quy mô, công nghệ, loại sản phẩm,
bộ máy điều hành…
- Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của doanh nghiệp.
- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với các DNNN, việc thẩm định các yếu tố về chủ sở hữu dựa trên cơ sở
nguồn thông tin có thể thu thập được ở mức cố gắng nhất.
Đối với các DN thuộc khối ngoài quốc doanh, các yêu cầu thẩm định nêu trên
đối với chủ doanh nghiệp (giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ thực sự của
doanh nghiệp) là bắt buộc, cán bộ tín dụng phải bằng mọi cách thu thập thông tin để
thể hiện trong tờ trình nhất là trong trường hợp khách hàng quan hệ thường xuyên
hoặc áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức.
Thẩm định về tài chính đối với hồ sơ vay vốn
Thẩm định phương án, dự án kinh doanh
- Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện
tại và tương lai.
- Đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm do phương án nêu ra
- Xác định điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc
triển khai phương án :
+ Khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong
phương án hay không.
+ Khách hàng có những lợi thế gì để đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra để thực
hiện phương án.
+ Các điều kiện về khách quan, chủ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến việc
triển khai và hiệu quả của phương án.
+ Các rủi ro có thể xảy ra đối với phương án và các biện pháp của khách hàng
nêu ra để phòng ngừa và hạn chế tác hại của rủi ro.
- Xác định nhu cầu vay vốn và phương án trả nợ :
• Đối với cho vay từng lần :
Nhu cầu vốn vay = Nhu cầu vốn để thực – vốn tự có tham – Vốn tự huy động
Hiện phương án gia phương án
• Đối với cho vay theo hạn mức :
Hạn mức tín dụng kỳ KH = Nhu cầu VLĐ – VLĐ tự có – Vốn khác
Kỳ KH
Nhu cầu VLĐ kỳ KH = Tổng chi phí SXKD kỳ KH/ Số vòng quay VLĐ kỳ
KH
Tổng CP SXKD = chi phí + CP sản + thành phẩm + chi phí khác BQ
Kỳ KH dự trữ phẩm dở tồn kho BQ
NVL dang
Số vòng quay VLĐ BQ trong kỳ KH = 365 / số ngày BQ của chu kỳ kinh
doanh
Chu kỳ KD = thời gian quay vòng + thời gian quay vòng khoản
Hàng tồn kho phải thu
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng
Để tiến hành thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng
doanh nghiệp cần dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với
các thông tin từ hệ thống CIC, từ các nguồn thông tin khác
Đánh giá khái quát tình hình tài chính :
- Nguồn vốn chủ sở hữu : đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các
ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng giảm vốn chủ sở
hữu (nếu có).
- Kết quả SXKD các năm trước, quý trước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi.
- Tình hình công nợ : nợ các ngân hàng và các tố chức tín dụng
- Tình hình thanh toán với người mua, người bán.
- Tình hinh thanh toán với ngân sách, chú ý đến thuế thu nhập của doanh
nghiệp.
- Nhận xét về tình hình doanh thu qua các năm.
Phân tích các hệ số tài chính :
- Tỷ suất tài trợ : chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ SH (loại B, nguồn vốn)
Tỷ suất tài trợ = ----------------------------------------------------
Tổng số nguồn vốn
Tiêu chuẩn : ≥0,3.
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán : khả năng thanh toán của doanh nghiệp
thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả
năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Các chỉ
tiêu về khả năng thanh toán được xem xét bao gồm :
Tài sản lưu động (loại A, TS)
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = ------------------------------------------
Tổng số nợ ngắn hạn (loại A, mục I, nguồn vốn)
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán
trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Tiêu chuẩn ≈ 1
Tổng số vốn bằng tiền (loại A, mục I, TS)
Tỷ suất thanh toán của VLD=---------------------------------------------------------
Tổng số TSLĐ (loại A, TS)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Nếu
chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc
thiếu tiền để thanh toán.
Tiêu chuẩn từ 0,1 đến 0,5
Tổng số vốn bằng tiền (loại A, mục I, TS)
Tỷ suất thanh toán tức thời= ------------------------------------------------------
Tổng số nợ ngắn hạn (loại A, mục I, nguồn vốn)
Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu
nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và
có thể phải bán gấp tài sản hàng hóa để trả nợ.
Tiêu chuẩn gần bằng 0,5.
(Ngoài ra cán bộ tín dụng có thể phân tích thêm các hệ số tài chính khác như :
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, Hệ số nợ trên tổng tài sản, Hệ số khai thác tài
sản…để làm rõ thêm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)
Thẩm định tài chính các dự án đầu tư
Chỉ tiêu tài chính DAĐT:
Là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Do vậy cần thẩm định
và tính toán một số chỉ tiêu sau:
Giá trị hiện tại thuần (NPV- Net Present Value) : phản ánh giá trị tăng thêm của
DAĐT có tính đến giá trị thời gian của tiền
NPV =
∑∑
=
−
=
−
+−+
n
i
i
n
i
i
rCirBi
00
)1()1(
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong đó: Bi: là dòng tiền vào của dự án năm thứ i
Ci : là dòng tiền ra của dự án năm thứ i
n: là số năm thực hiện dự án
r:tỷ lệ chiết khấu của dự án
NPV giúp cho Chủ đầu tư có cơ sở trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư dự
án. Chủ đầu tư chỉ đầu tư vào các dự án có NPV>0 và luôn mong muốn tối đa hoá giá
trị NPV thu được. Về phía ngân hàng, khi xem xét cho vay dự án, nếu kết quả thẩm
định cho thấy dự án có NPV<0 (tức là chủ đầu tư sẽ bị chịu thiệt từ việc đầu tư vào
dự án), quyết định chấp nhận cho vay đối với dự án có thể là không hợp lý.
Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return): là mức lãi suất mà tại
đó thì giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với
giá trị hiện tại của vốn đầu tư để thực hiện dự án. Với mức lãi suất này thì NPV=0.
Cách xác định IRR là chọn 2tỷ lệ r1 và r2 sao cho:
IRR =
||||
)(
21
12
1
NPVNPV
rrNPV
r
+
−
+
r1: lãi suất chiết khấu làm cho NPV dương gần tới 0 (NPV1)
r2: lãi suất chiết khấu làm cho NPV âm gần tới 0 (NPV2)
Theo công thức trên IRR nằm trong khoảng r1 và r2
IRR là mức lói suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án = 0. Thông thường,
chủ đầu tư sẽ lựa chọn dự án nếu IRR lớn hơn chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn.
Đánh giá và lựa chọn dự án bằng cách so sánh IRR của dự án với chi phí sử
dụng vốn để thực hiện dự án (R). Đối với dự án độc lập ta sẽ chọn dự án khi IRR>R
vì khi đó NPV>0.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư: là thời gian cần thiết để chủ đầu tư thu hồi được
số vốn đã đầu tư ban đầu vào dự án. Dựa vào chỉ tiêu này mà ngân hàng đánh giá
mức độ rủi ro. Nếu dự án có thời gian hoàn vốn dài thì khả năng xảy ra rủi ro càng
lớn, vì vậy ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng khi xem xét cho dự án vay vốn.
T = C
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
KH + LR
Trong đó: T: thời gian thu hồi vốn
C: tổng vốn đầu tư
KH: tiền khấu hao hàng năm
LR: lãi ròng hàng năm
Hệ số sinh lời (B/c – Benefit/cost):Hệ số sinh lời là mối tương quan giữa lợi ích
(benefit) do dự án mang lại với chi phí (cost) trong thời gian thực hiện dự án
B/C =
∑
∑
=
−
=
−
+
+
n
i
i
n
i
i
rCi
rBi
0
0
)1(
)1(
Trong đó: Bi: là lợi ích hàng năm (doanh thu thuần) do dự án mang lại tính
theo hiệu quả
Ci: chi phí hàng năm của dự án, tính theo hiệu quả giá
Dự án có hiệu quả phải là dự án có B/c > 1 và càng lớn thì càng hiệu quả.
Xác định độ nhạy của dự án:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của dự án. Khi một
biến quan trọng thay đổi thì dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn. Và khi đó NPV, IRR
cũng thay đổi theo. Do đó thực chất của việc phân tích này là đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố (chi phí đầu tư, giá bán sản phẩm, giá nguyên vật liệu chính,
sản lượng, tỷ giá…) đến hiệu quả tài chính của dự án và xem nhân tố nào ảnh hưởng
lớn nhất, qua đó có những giải pháp thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực, phát huy
tác động tích cực của các nhân tố đối với dự án.
E =
∆Fi
∆Xi
Trong đó:
E: là chỉ số độ nhạy
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
∆Fi: là mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả
∆Xi: là mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng
1.3.4.2 Quy trình thẩm định cho vay cá nhân
Ngày 13/05/2002, Hội đồng quản trị VPBank ban hành quyết định số 427-
2002/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động cho vay mua ô tô có
quy trình theo Quy trình tín dụng được ban hành ở quyết định trên bao gồm 8 bước :
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.
1.1. Cán bộ tín dụng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
khách hàng.
1.2. Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin cơ
bản của khách hàng như:
• Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động.
• Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua các
thuận lợi, khó khăn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay (thuận lợi khó
khăn của ngành nghề nói chung và của khách hàng nói riêng ).
• Phương án vay, nhu cầu cần vay (số tiền, thời hạn, lãi suất), dự kiến phướng
án bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)…
• Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh, phương án kinh
doanh của khách hàng.
1.3. Nhân viên A/O thông báo cho khách hàng các thông tin:
• Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay.
• Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang có.
• Các thông tin công khai khác về ngân hàng.
25