Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.75 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Nửa đầu thế kỷ XX, Phan Khôi là nhà báo nổi bật. Ông là cây bút nổi
tiếng về sự sắc sảo và thẳng thắn, thường đề cập đến các vấn đề thời sự,
nhạy cảm trong xã hội. Ông cũng là người khởi xướng và tham gia những
cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí thời bấy giờ.
Vốn là người thông minh, nhạy cảm trước cái mới và giàu tinh thần
nhập thế, ông sớm bỏ lối học khoa cử, để chuyển sang học chữ quốc ngữ
và tiếng Pháp. Với sức lao động phi thường, thể hiện ở số lượng tác phẩm
báo chí khổng lồ đăng tải trên báo chí khắp ba miền từ những năm 20 đến
những năm 50 của thế kỷ XX (các tờ: Đông Tây, Đăng Cổ Tùng báo, Nam
Phong, Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh, Hà Nội báo, Phụ nữ thời đàm…
ở Hà Nội; Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ Tân văn, Trung lập…
ở Sài Gòn; Tràng An và thành lập tờ Sông Hương ở Huế…), Phan Khôi
thực sự là tên tuổi lớn của báo chí Việt Nam.
Từ số lượng khổng lồ các tác phẩm báo chí, có thể nói, ông là người
có những đóng góp to lớn thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX. Trong bài viết tham dự tọa đàm nhân dịp 120 năm ngày
sinh của Phan Khôi (1887-2007), nhà nghiên cứu, sưu tầm danh nhân lịch
sử nước Việt Lê Minh Quốc viết: “Nếu chỉ chọn lấy một nhà báo tiêu biểu
nhất của xứ Quảng trong thế kỷ XX, tôi sẽ chọn lấy Phan Khôi. Đó là một
hình ảnh kỳ lạ nhất, cô độc nhất, bản lĩnh nhất của lịch sử báo chí Việt
Nam hiện đại”. Thời kỳ làm báo sung sức nhất của Phan Khôi là những
năm 1928-1939, đặc biệt là quãng thời gian ông làm chủ bút tờ Phụ nữ
Tân văn (từ 02/5/1929 đến 21/4/1935).
Tuy nhiên, do những quan điểm về văn nghệ và liên quan tới nhóm
Nhân văn Giai phẩm, trong một thời gian dài ông bị cách ly và không được
quyền đăng bài vở; dư luận cũng hầu như không đề cập đến Phan Khôi.
Trên thực tế, những tư tưởng của Phan Khôi về các vấn đề xã hội, về con
đường phát triển đất nước, về những nhược điểm của dân tộc Việt Nam…
cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự và tính giá trị; các bài báo, sức


sáng tạo, đóng góp cho báo chí thời Pháp thuộc của Phan khôi có ý nghĩa
lớn đối với các nhà báo hiện nay ở Việt Nam.
Như vậy, việc tìm hiểu, tổng kết “những đóng góp của Phan Khôi đối
với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX” là nghiên cứu có ý nghĩa quan
1
trọng và cấp thiết, góp phần phác họa chân dung một trong số những nhà
báo hàng đầu Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Phan Khôi, đồng thời bổ
sung tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu cũng thêm một lần tìm đến sự đánh giá tương đối công
bằng về những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí cũng như nền
văn hóa Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở việc tìm hiểu, phân tích sự nghiệp báo chí và khắc họa
chân dung nhà báo Phan Khôi, luận án sẽ tổng kết, đánh giá những đóng
góp của ông đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX;
tìm đến sự nhìn nhận công bằng, khách quan hơn đối với Phan Khôi trong
lịch sử báo chí Việt Nam. Kết quả của luận án sẽ góp phần cung cấp tài
liệu tham khảo có ý nghĩa đối với những người làm công tác nghiên cứu có
cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn trong quá trình nghiên cứu lịch sử báo
chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Phan Khôi; bối cảnh xã hội Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX và những điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng
đến hoạt động báo chí của ông.
- Nghiên cứu hệ thống tác phẩm báo chí của Phan Khôi và những
hoạt động của ông trong lĩnh vực báo chí.
- Phân tích làm rõ những thành tựu trong hoạt động báo chí của Phan
Khôi và ảnh hưởng của những hoạt động đó đối với xã hội, với diện mạo

báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, làm sáng tỏ những đóng góp
của ông đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, trên các khía cạnh: Sự
phát triển những quan điểm chính trị - xã hội, học thuật thông qua báo chí;
ngôn ngữ; thể loại, nghiệp vụ báo chí; những bài học cho người làm báo
hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX, hệ thống các tác phẩm, các hoạt động của Phan Khôi trong lĩnh
vực báo chí, những ý kiến đánh giá về Phan Khôi và hoạt động báo chí của
2
ông qua các thời kỳ để làm rõ những đóng góp của Phan Khôi đối báo chí
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát các
tác phẩm báo chí của Phan Khôi từ năm 1928 đến năm 1939. Đây là thời
gian nhà báo Phan Khôi hoạt động nghề nghiệp sung sức nhất, để lại dấu
ấn đậm nét nhất đối với nền báo chí Việt Nam. Những kết quả lao động
báo chí của ông thời kỳ này đã góp phần tạo nên diện mạo báo chí Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Do những quan điểm về văn nghệ và mối quan hệ với nhóm Nhân
Văn Giai Phẩm của Phan Khôi những năm 1956-1958, nên hiện nay những
đánh giá về ông không nhất quán, với các luồng ý kiến trái ngược nhau:
Có ý kiến đánh giá rất cao những đóng góp của Phan Khôi trong các lĩnh
vực lịch sử, văn học, báo chí, văn hóa, xã hội,… nhưng cũng không ít ý
kiến phê bình, chỉ trích gay gắt các quan điểm của ông. Có một xu hướng
thứ hai là: Do những tế nhị liên quan đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm, người
ta không nhắc đến Phan Khôi, và do đó, ông trở thành người xa lạ! Đây
chính là tình huống có vấn đề.

Vì vậy câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Cần phải đánh giá về Phan
Khôi thế nào cho công bằng, nhất là những đóng góp của ông đối với nền
báo chí nước nhà?
Luận án đưa ra hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất: Mặc dù còn có ý kiến phê bình, thậm chí là chỉ trích các
quan điểm của Phan Khôi nhưng không thể phủ nhận ông đã có những
đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Thông qua hoạt động báo chí, ông có những đóng góp trên nhiều lĩnh
vực lịch sử, văn học, văn hóa, xã hội.
Thứ hai: Còn có sự đánh giá không công bằng đối với những đóng
góp “tích cực” và những điểm “tiêu cực” đối với Phan Khôi.
Luận án “Những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam
đầu thế kỷ XX” sẽ tìm những luận cứ góp phần làm sáng tỏ giả thuyết
nghiên cứu nêu trên.
3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: phương pháp luận biện chứng Mác-Lênin và
những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như: thống kê, phân tích tài
liệu sẵn có, lịch sử so sánh (đồng đại, lịch đại), chuyên gia, tổng hợp. Cụ thể:
- Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu sẵn có: Rà soát, thống kê
những ấn phẩm báo chí của nhà báo Phan Khôi; thu thập và phân tích
những tài liệu nghiên cứu lịch sử báo chí về Phan Khôi cũng như một số
nhà báo cùng thời với ông.
- Phương pháp so sánh đồng đại: Khảo cứu tư liệu để so sánh những
đóng góp và hạn chế của Phan Khôi (thông qua các hoạt động và ấn phẩm
báo chí của ông) với các nhà hoạt động báo chí Việt Nam khác trong cùng
thời điểm.
- Phương pháp so sánh lịch đại: Khảo cứu tư liệu để so sánh những

đóng góp và hạn chế của Phan Khôi (thông qua các hoạt động và ấn phẩm
báo chí của ông) theo tuần tự thời gian trong suốt sự nghiệp báo chí của
ông, đặc biệt là giai đoạn 1928 - 1939.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả trực tiếp gặp gỡ (hoặc xin ý kiến
bằng văn bản) các nhà báo lão thành, các nhà hoạt động văn hóa, các nhà
ngôn ngữ, các nhà khoa học, giảng viên, người thân trong gia đình nhà báo
Phan Khôi - là những người đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và có
am hiểu sâu sắc cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khôi về những nội dung
mà luận án quan tâm.
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tư liệu thu được cùng
ý kiến phân tích của các chuyên gia, luận án sẽ tổng hợp và làm rõ những
đóng góp cũng như những hạn chế về những mặt khác nhau (như mục tiêu,
quan điểm chính trị - xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, thể loại, phương pháp - kỹ
năng, bản lĩnh nghề nghiệp…) của Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam.
6. Đóng góp mới của luận án
- Làm sáng tỏ được những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Đây là nội dung mà do nhiều nguyên nhân,
chúng ta chưa đề cập và nghiên cứu; đồng thời góp phần bổ sung một cách
nhìn đầy đủ, toàn diện hơn trong nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam đầu
thế kỷ XX.
4
- Kết quả luận án góp một cách nhìn mới, đánh giá công bằng hơn
đối với sự nghiệp báo chí của Phan Khôi, bên cạnh những hạn chế của ông
ở những thời điểm lịch sử cụ thể.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, luận án chia thành bốn chương, gồm:
Chương 1: Thân thế, sự nghiệp báo chí của Phan Khôi những năm
đầu thế kỷ XX.
Chương 2: Quan điểm chính trị - xã hội trong các tác phẩm báo chí

của Phan Khôi.
Chương 3: Những đóng góp của Phan Khôi về phát triển ngôn ngữ
tiếng Việt trong báo chí.
Chương 4: Những đóng góp của Phan Khôi về phát triển thể loại tác
phẩm báo chí và kỹ năng làm báo.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHAN KHÔI
1. Tình hình nghiên cứu về Phan Khôi ở trong nước
1.1. Phan Khôi trong các sách nghiên cứu về lịch sử báo chí, văn
học đầu thế kỷ XX
- Cuốn sách của Vu Gia “Phan Khôi - Tiếng Việt, Báo chí và thơ mới”
(Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003).
1.2. Phan Khôi trong các hồi ký
- Hồi ký: “Nhớ cha tôi - Phan Khôi”, của Phan Thị Mỹ Khanh, Nhà
xuất bản Đà Nẵng, năm 2001.
- Hồi ký:“Nắng được thì cứ nắng”, tác giả: Phan An Sa, Nhà xuất
bản Tri thức, năm 2013.
1.3. Phan Khôi trong các bài nghiên cứu
- Các bài nghiên cứu tham gia Tọa đàm tưởng niệm cố nhà văn,
nhà báo Phan Khôi nhân 120 năm ngày sinh của ông (1887-2007); Hội
thảo khoa học với chủ đề “Phan Khôi và những đóng góp trên lĩnh vực
văn hóa dân tộc” nhân dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh Phan Khôi, ngày
06-10-2014.
5
- Các bài nghiên cứu khái quát cuộc đời làm báo của Phan Khôi, đặc
biệt trong 30 năm đầu thế kỷ của tác giả Lại Nguyên Ân
1.4. Bộ sách sưu tập các tác phẩm báo chí của Phan Khôi
Bộ sách do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn,
gồm 08 cuốn: Phan Khôi, tác phẩm đăng báo từ năm 1928 đến năm 1937.
Đây là công trình sưu tầm số lượng khổng lồ các tác phẩm báo chí
của Phan Khôi từ năm 1928 đến năm 1937, cũng là thời kỳ cây bút Phan

Khôi sung sức nhất trên diễn đàn báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
2. Tình hình nghiên cứu Phan Khôi ở ngoài nước
2.1. Phan Khôi trong các công trình, nghiên cứu
của các học giả ngoài nước
Qua tìm hiểu, chúng tôi không tìm được tài liệu nước ngoài nào với
quy mô của một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về Phan Khôi
nói chung, về những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí nói riêng.
Các nghiên cứu khác của các tác giả Việt Nam ở nước ngoài cũng là
những bài nghiên cứu nhỏ lẻ; một số nhóm sinh viên Việt Nam ở nước ngoài
cùng tham gia quá trình sưu tập các tác phẩm báo chí của Phan Khôi.
2.2. Chương trình phát thanh phát trên đài RFI
2.3. Trang o của GS Trần Hữu Dũng, đại
học Wright State University tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ đăng tải toàn bộ các
sưu tập của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân về Phan Khôi.
2.4. Hồ sơ “Nhân văn giai phẩm” của Thụy Khuê (tại địa chỉ
), dành chương 15 nói về Phan Khôi, đề cập thân
thế, sự nghiệp, con đường văn hóa của Phan Khôi đặt trong bối cảnh
những phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX.
2.5. Tạp chí Hợp lưu của người Việt Nam ở Mỹ năm 1997 ra số
chuyên về Phan Khôi.
3. Những vấn đề đặt ra
3.1. Trong thời gian dài, dư luận xã hội, sách, báo, những nghiên cứu
về Phan Khôi rất ít ỏi.
3.2. Sau thời kỳ đổi mới (1996), những nghiên cứu về Phan Khôi
nhiều hơn, khẳng định những đóng góp của ông trên các phương diện khác
nhau: học giả, văn chương - báo chí, chính trị - văn hóa - xã hội.
6
Tuy nhiên, qua tìm hiểu những nghiên cứu này (trong nước và ngoài
nước gồm cả sách và các bài nghiên cứu đăng tạp chí, hội thảo ), có thể
thấy đó là những cách tiếp cận mang tính đơn lẻ, hoặc là tập hợp những

nghiên cứu đơn lẻ, trên những bình diện nhỏ, không mang tính hệ thống,
cụ thể là, những đóng góp của Phan Khôi liên quan đến văn chương, báo
chí, văn hóa ; Các cuốn hồi ký chủ yếu đề cập đến cuộc đời, những sự
kiện, kỷ niệm gắn với những giai đoạn cuộc đời cầm bút và cuộc sống gia
đình Phan Khôi; Những cuốn sách công bố các tác phẩm báo chí của Phan
Khôi từ năm 1928 đến năm 1937 của tác giả Lại Nguyên Ân sưu tầm và
biên soạn có thể nói là bộ sưu tầm đồ sộ một mặt để lưu giữ những tác
phẩm báo chí của Phan Khôi (do thời gian và nhiều nguyên nhân chủ quan,
khách quan có thể các thế hệ hậu sinh không còn tìm lại được), mặt khác,
là nguồn tư liệu, chất liệu để nghiên cứu về tác giả - tác phẩm đối với nhà
văn, nhà báo Phan Khôi.
3.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, những nghiên cứu
về Phan Khôi với tư cách là một trong số ít nhà báo tiêu biểu của Việt
Nam đầu thế kỷ XX không nhiều. Và, cho đến nay, vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu nào về những đóng góp của
Phan Khôi đối với báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Vậy thì, việc
tìm hiểu hoạt động báo chí của Phan Khôi, phân tích làm rõ những đóng
góp của ông về tư tưởng, học thuật nói chung, về nghề báo nói riêng;
trong phát triển thể loại, ngôn ngữ tiếng Việt trên báo chí Việt Nam đầu
thế kỷ XX với mức độ một luận án tiến sĩ có ý nghĩa quan trọng, thiết
thực đối với người làm công tác nghiên cứu cũng như trực tiếp làm công
tác báo chí.
Từ nghiên cứu này, mở ra các hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn
nữa về những đóng góp cụ thể của Phan Khôi đối với nghề báo, đối với
việc góp phần tạo nên diện mạo của nền báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX -
thời kỳ quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển báo chí Việt Nam theo
hướng chuyên nghiệp.
7
Chương 1
THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI

NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
1.1.1. Bối cảnh chung
Năm 1918, Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất kết thúc. Sau chiến
tranh, một cục diện thế giới mới với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ra đời
sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
Trong bối cảnh chung đó, đế quốc Pháp vừa ra sức bóc lột nhân dân
chính quốc, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa cả cũ và mới. Thêm vào
đó, Pháp còn có những điều chỉnh trong chính sách thuộc địa để cho việc
khai thác hiệu quả hơn, trong đó Đông Dương được Pháp đặt vào kế hoạch
khai thác trước hết.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Sự chuyển biến của nền kinh tế, cùng với sự thay đổi trong chính
sách thuộc địa - lấy “hợp tác với người bản xứ” làm cho xã hội Việt Nam
có sự thay đổi về kết cấu dân cư, sự phân hóa xã hội trở nên phức tạp hơn,
mâu thuẫn xã hội quyết liệt hơn xung quanh vấn đề cách mạng dân tộc,
dân chủ. Tùy vào địa vị kinh tế và xã hội trong hệ thống thuộc địa, mỗi
giai cấp, mỗi tầng lớp có vai trò và tiếng nói chính trị khác nhau.
Có thể nói, 30 năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử mang tính bản
lề quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Đây
chính là giai đoạn quyết định chiều hướng phát triển của Việt Nam trong
những giai đoạn tiếp theo, tạo ra những tiền đề tư tưởng, tổ chưc và lực
lượng cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở những giai
đoạn sau, mà sớm nhất là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
1.2. Sự phát triển báo chí đầu thế kỷ XX
1.2.1. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ Nhất
1.2.2. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ Nhất
1.2.3. Báo chí Việt Nam thời kỳ 1919 - 1930

1.2.4. Thời kỳ 1925-1930
1.2.5. Báo chí Việt Nam thời kỳ 1930 - 1939
8
1.3. Thân thế và quá trình hoạt động báo chí của Phan Khôi
1.3.1 Thân thế
Phan Khôi sinh ngày 20-8-1887, quê làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng
Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Thân
phụ ông là Phan Trần, tri phủ Diên Khánh thời nhà Nguyễn, ông ngoại là
Tổng đốc Hoàng Diệu. Năm 1913, ông kết hôn với bà Lương Thị Tuệ, quê
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (con gái Lương Thúc Kỳ, đỗ cử nhân
1900, làm quan tại Huế). Hai ông bà có 8 con. Bà Nguyễn Thị Huệ, vợ thứ
hai, ông gặp tại Hà Nội, chung sống từ 1935, có ba con.
Từ năm 1918 đến cuối đời, ông làm báo, viết văn, thơ, biên dịch, làm
công tác văn hóa, nghệ thuật.
1.3.2. Hoạt động báo chí của Phan Khôi từ năm 1918 đến trước
Cách mạng tháng Tám
Năm 1918, Phan Khôi bắt đầu viết cho tạp chí Nam phong với bút
danh Chương Dân. Hơn một năm sau, Phan Khôi rời Hà Nội vào Sài Gòn.
Tờ báo đầu tiên ở Sài Gòn mà Phan Khôi cộng tác là Lục tỉnh tân văn. Ông
trở ra Hà Nội, cộng tác dịch Kinh Thánh Ki-tô giáo cho hội thánh Tin
Lành, đồng thời cộng tác với các tờ Thực nghiệp dân báo và tạp chí Hữu
thanh. Đầu năm 1928 được đánh dấu là thời kỳ thứ hai Phan Khôi góp mặt
với báo chương Sài Gòn. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 năm (1928-1933),
hoạt động báo chí của ông gắn với các tờ Đông Pháp thời báo, Thần
chung, Phụ nữ tân văn, Trung lập tiếng Việt, và một số ít với các tờ Quần
báo hoặc Hoa kiều nhật báo chữ Hán ở Chợ Lớn.
Đầu năm 1935, Phan Khôi ra Huế, làm chủ bút nhật báo Tràng An.
Đầu tháng 8-1936, ông cho ra mắt tờ tuần báo Sông Hương, tờ báo duy
nhất trong đời mình, Phan Khôi là người sáng lập, chủ nhiệm kiêm chủ
bút. Ông duy trì tờ báo qua 32 kỳ, tạm ngừng sau số ra ngày 27-3-1937.

Sau khi bán tờ Sông Hương, Phan Khôi vào lại Sài Gòn, chủ yếu dạy
học tại trường tư thục Chấn Thanh. Trong thời gian này Phan Khôi vẫn
viết báo, nhất là vẫn theo đuổi những cuộc tranh luận trên báo chí với đồng
nghiệp ở các nơi.
1.3.3. Hoạt động báo chí của Phan Khôi từ Cách mạng tháng Tám
đến cuối đời
Thời gian ở Việt Bắc (1947-1954), ông tập trung vào hai loại công
việc: nghiên cứu tiếng Việt và dịch thuật.
9
Gần 40 năm cầm bút, trên diễn đàn báo chí, Phan Khôi đã hoạt động
liên tục, có tờ ông làm chủ nhiệm, chủ bút: Phụ nữ Thời đàm (1933),
Tràng An (1936), Sông Hương (1936-1937); đặt dấu ấn đậm nét trên các tờ
Đông Pháp Thời báo, Thần chung và đặc biệt là Phụ nữ Tân văn. Ngòi bút
của ông luôn tung hoành trên các mặt báo. Dưới bút pháp nghị luận sắc
sảo, đanh thép, ông không ngần ngại phê phán chế độ xã hội đương thời,
đấu tranh cho tự do và bình đẳng xã hội. Cùng với bút pháp nghị luận, nhà
báo - học giả Phan Khôi đã góp phần phản ánh hiện thực xã hội đương
thời, bảo tồn và phát triển tiếng Việt, đấu tranh cho bình đẳng giới, giải
phóng phụ nữ… Ông đã góp phần mở mang dân trí - “Khai dân trí” theo
“tư tưởng dân quyền” của phong trào Duy tân trên mặt báo chí nói chung
và trên báo Phụ nữ Tân văn nói riêng. Với quá trình hoạt động và công
hiến trong vai trò của một ký giả xuất sắc, một học giả uyên bác, ông thực
sự có công vào sự phát triển nền báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Những chương tiếp theo sẽ nghiên cứu, khẳng định sự đóng góp này.
Chương 2
QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG
CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI
2.1. Quan điểm chính trị
2.1.1. Về vai trò bảo hộ của Pháp
Tinh thần “nhập cuộc”, cùng với kiến thức uyên thâm và sự sắc sảo

của ngòi bút, Phan Khôi đã đem lại cho công chúng những kiến thức,
những hiểu biết có chiều sâu về những giá trị lịch sử của dân tộc. Cuộc
tranh luận về vai trò bảo hộ của Pháp, những bài viết về quan Toàn quyền
Đông Dương… đã thể hiện sự trân trọng những giá trị khách quan của lịch
sử, có sức lan tỏa trong công chúng, trong xã hội về tinh thần yêu nước,
niềm tự tôn dân tộc. Đây là giá trị quan trọng của nhận thức, trong bối
cảnh đất nước đang bị đặt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Phan Khôi
tiếp cận, lý giải thấu đáo để công chúng có thể hiểu vấn đề bản chất về
“thuyết nước Pháp giúp nước Nam” cuối thế kỷ XVIII. Sự am hiểu rộng về
kiến thức lịch sử, sự sâu sắc trong nghiên cứu, học thuật và hơn hết, cuộc
thảo luận về một sự kiện lịch sử Việt Nam cận đại đã được Phan Khôi khởi
xướng và kéo dài suốt ba tháng trong năm 1928 trên Đông Pháp thời báo
10
có ý nghĩa không nhỏ, cả về nhận thức lịch sử, và nâng cao ý thức dân tộc
cho công chúng đương thời.
2.1.2. Phê phán thể chế chính trị đương thời và đấu tranh quan
điểm về con đường phát triển
- Phê phán thể chế chính trị đương thời (Đảng Lập hiến)
Với tinh thần yêu nước, đứng về phía nhân dân, thông qua hoạt động
báo chí của mình, Phan Khôi đã thẳng thắn phê phán thể chế chính trị
đương thời, cụ thể là phê phán chủ trương “Pháp - Việt đề huề” của Đảng
Lập hiến. Với bản chất cơ hội, vụ lợi, các lãnh tụ Đảng Lập hiến đã sớm
phơi bày sự phản bội đối với phong trào dân tộc ngay từ trước khi thành
lập và thực chất đây chỉ là một đảng phải chính trị tay sai của chính quyền
thực dân. Phan Khôi đã thể hiện quan điểm thẳng thắn về sự tồn tại vô
nghĩa của Đảng Lập hiến đối với vận mệnh của đất nước nói chung và đối
với đời sống nhân dân nói riêng bằng hoạt động báo chí. Với tinh thần
thẳng thắn, bằng lập luận chặt chẽ và chiều sâu của những kiến thức mang
tính nguyên tắc và thực tiễn lịch sử dân tộc, Phan Khôi đứng về phía người
dân để phê phán, phủ định vị trí, vai trò của Đảng Lập hiến - đảng cổ súy

cho thuyết “Pháp - Việt đề huề”, hoạt động không vì lợi ích của nhân dân.
- Đấu tranh quan điểm về con đường phát triển
Với vốn kiến thức sâu rộng, uyên bác, Phan Khôi đã đưa ra những
quan điểm về con đường phát triển đất nước - muốn phát triển phải thực
hiện cải cách.
Những năm 20-30 của thế kỷ XX được xem là giai đoạn “xâm lăng
văn hóa” của Phương Tây đối với phương Đông. Văn hóa phương Đông
đứng trước thách thức: phương Tây “thôn tính” hay tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây để tự làm mới để hòa nhập vào
dòng chảy của thời đại. Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nền văn hóa là
muốn tồn tại thì phải “duy tân”. Phan Khôi cho rằng: Muốn duy tân cải
cách thì phải bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước. Dưới
ngòi bút sắc sảo, Phan Khôi đã bàn về những bài học từ Nhật Bản, nước
Tàu để đi đến khẳng định phải cải cách tư tưởng học thuật trước rồi sau
mới cải cách các lĩnh vực khác. Quan điểm về cải cách của Phan Khôi còn
thể hiện rõ, mạnh mẽ trong chùm bài tranh luận phản bác "cái thuyết châu
Âu sắp tan nát" của học giả Cô Hồng Minh và càng được làm sâu sắc thêm
trong Bài nhận diện tình hình học thuật tư tưởng ở Trung Hoa đương đại.
11
2.2. Quan điểm xã hội
2.2.1. Những quan điểm học thuật
Một trong những nét vẽ quan trọng để khắc họa chân dung nhà báo
Phan Khôi chính là tinh thần học thuật sâu sắc trong ngòi bút của ông,
những đóng góp trong nghiên cứu những vấn đề học thuật của ông trên
báo chí tạo nên một phần diện mạo báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây
là thời kỳ báo chí dành một phần nội dung không nhỏ làm diễn đàn cho
các cuộc thảo luận về học thuật của các học giả. Đây cũng là kênh thông
tin qua trọng nâng cao nhận thức của nhân dân, của công chúng báo chí
bấy giờ. Như đã đề cập ở phần trên, với loạt bài thảo luận về tư tưởng học
thuật, Phan Khôi đã làm cho tờ Phụ nữ tân văn nổi tiếng, được cả những

độc giả có học vấn cao tìm đọc và trực tiếp tham gia vào quá trình thảo
luận đó.
Trên trang báo mà Phan Khôi tham gia, cùng với các bài viết mang
chức năng thông tin, giới thiệu tri thức mới, bàn luận, lý giải các vấn đề
nhân sinh thiết thực, phát biểu ý kiến, nhận định về các sự kiện thời sự ,
việc gợi mở, khai hỏa các cuộc tranh luận về chủ đề, trong đó có các vấn
đề về nữ giới, với địa điểm tập trung lý tưởng là mặt báo đã mang lại
những tác động tích cực, sâu sắc đối với sự chuyển biến các quan niệm,
tập quán văn hóa.
2.2.2. Quan điểm "vị nữ giới"
Tiếp cận các bài báo của Phan Khôi đăng từ 1928 đến 1935 trên các
tờ Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ tân văn, Trung lập, Công
luận, Thực nghiệp dân báo, Đông Tây, Phụ nữ thời đàm, Tràng An…, có
khoảng trên 100 bài viết trực tiếp đề cập đến vấn đề nữ giới nói chung và
các sự kiện trong cộng đồng phụ nữ Việt. Nếu nói rằng một trong những
dấu hiệu nhận diện văn chương báo chí của Phan Khôi là chất hiện đại, thì
có thể tìm thấy các phương diện của tinh thần hiện đại thể hiện hết sức rõ
nét qua mảng báo “vị nữ giới” của ông. Phong cách viết trong mảng bài về
nữ giới của Phan Khôi, cũng như văn phong báo chí của ông nói chung,
mang một sắc thái riêng. Có thể nhận ra, trên nền kiến thức rộng, có chiều
sâu, với cái nhìn thực tế, nhà báo luôn trình bày, lý giải các vấn đề một
cách giản dị, tạo được sự đồng cảm, gần gũi, dễ chia sẻ với mọi đối tượng
độc giả. Cách nói của Phan Khôi dung dị mà vẫn giữ được các chuẩn mực
cần thiết, có sức thu hút, thuyết phục, đáng tin cậy. Tác giả cũng sở hữu
12
một văn phong hài hước, dí dỏm, ý nhị, tạo cảm giác nhẹ nhõm cho người
đọc, dẫn tới hiệu quả tiếp nhận tích cực.
Có thể thấy, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi đã chứng tỏ mình còn
là một học giả, một nhà tư tưởng uyên bác và say mê học thuật. Ông sớm
biết đặt ra vấn đề của di sản tư tưởng Nho giáo cổ truyền trước thời đại

mới, sớm đặt vấn đề tiếp nhận tư tưởng Âu Tây để đổi mới xã hội, rõ nhất
là xây dựng quan niệm mới về người phụ nữ trong sự bình đẳng về giới
tính, xem đổi mới vị trí người phụ nữ là góp phần đổi mới xã hội; một nhà
xã hội học biết phân tích sự chuyển động bên trong xã hội và đặt ra các
vấn đề về phẩm chất người hoạt động chính trị, phẩm chất quan chức trong
bộ máy quản lý.
Cũng không quá lời khi cho rằng, Phan Khôi thuộc trong số những trí
thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hoá cho xã hội Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX. Những quan điểm chính trị - xã hội trong
các tác phẩm báo chí của Phan Khôi là những đóng góp quan trọng góp
phần nâng cao nhận thức đối với công chúng về những vấn đề chính trị, xã
hội; về con đường phát triển của Việt Nam, những vấn đề học thuật.
Những kiến thức đó càng có ý nghĩa, khi đất nước ta đang bị đặt trong ách
đô hộ của thực dân Pháp. Những đóng góp này không chỉ có ý nghĩa trong
bối cảnh lịch sử đương thời, mà ở chừng mực nào đó còn giữ nguyên giá
trị trong xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Chương 3
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
TIẾNG VIỆT TRONG BÁO CHÍ
3.1. Những đóng góp của Phan Khôi với Việt ngữ học
Trong suốt hơn 40 năm gắn bó với nghiệp viết, Phan Khôi đã sử
dụng tiếng Việt để viết, chủ yếu là viết báo, dịch thuật. Và, qua thực tế sử
dụng tiếng Việt, ông nghiên cứu tiếng Việt. Bằng hoạt động báo chí, Phan
Khôi chuyển tải những tri thức có tính nguyên tắc, quy tắc về sự ra đời và
phát triển của tiếng Việt. Trong đó, nguyên tắc về sự vận động và phát
triển của tiếng Việt cùng với sự vận động và phát triển của xã hội; một số
quy tắc về cấu trúc chữ, từ, câu; các biện pháp tu từ và những đặc điểm
riêng biệt của tiếng Việt…, có những nội dung Phan Khôi đã kết luận, có
13
những hiện tượng ông mới chỉ phân tích, phát hiện hoặc cảm nhận, nhưng

đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, khi mà chữ quốc ngữ
mới ra đời thì đây là những kiến thức quý giá. Có những phân tích, phát
hiện về quy luật tiếng Việt vẫn còn nguyên giá trị và là những vấn đề hiện
nay đang được tiếp tục nghiên cứu trong Việt ngữ học.
3.2. Phát triển cách diễn đạt hiện đại vào ngôn ngữ báo chí
Nửa đầu thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của chữ quốc ngữ đã đem
lại cho một diện mạo mới cho báo chí và trở thành món ăn tinh thần không
thể thiếu trong đời sống nhân dân lúc bấy giờ. Việc sử dụng chữ quốc ngữ
trong hoạt động báo chí góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lối diễn
đạt, văn phong báo chí trong buổi giao thời. Với Phan Khôi, không chỉ viết
báo, ông còn làm thơ, dịch thuật khảo cứu, phê bình, sáng tác truyện
ngắn Thông qua sự phân tích, bàn luận về vấn đề viết chữ quốc ngữ cho
đúng, Phan Khôi đặt ra những yêu cầu về sự phát triển cách diễn đạt hiện
đại vào ngôn ngữ báo chí. Đóng góp này có ý nghĩa quan trọng để đưa
hoạt động báo chí vào chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, khi
mới ra đời, đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam là thiếu chuyên nghiệp,
ở đó, vẫn là sự hòa trộn của các sản phẩm văn chương - báo chí. Những
bài báo của Phan Khôi, đặc biệt là loạt bài trên Phụ nữ tân văn, trong cuộc
thảo luận “vấn đề viết chữ quốc ngữ cho đúng” là những đóng góp quan
trọng trong việc phát triển văn phong báo chí theo hướng chuyên nghiệp,
khắc phục những hạn chế của cách hành văn cũ, theo lối văn biền ngẫu
trước đó.
Có thể thấy rất nhiều chất hiện đại trong cách diễn đạt của Phan Khôi
như vậy trong các bài báo của ông. Ở đó, là lối hành văn rõ ràng, mạch lạc,
lập luận đanh thép, khúc chiết, xác thực không phải là lối viết quen thuộc
của những nhà nho vốn ưa điêu trùng tiểu kỹ, mà là lối viết của một người
thấm nhuần văn phạm, cốt cách phương Tây, thích lập luận, thuyết phục.
Việc học tập, tiếp thu văn học phương Tây và vận dụng trong sử dụng lối
diễn đạt hiện đại bằng chữ quốc ngữ, Phan Khôi đã viết nên những bài
báo lay động người đọc, đồng thời đem lại cho công chúng thói quen

thưởng thức báo chí quốc ngữ. Đây là một trong những đóng góp nổi trội
của Phan Khôi trong việc hiện đại hóa báo chí tiếng Việt, góp phần đưa
báo chí Việt Nam hội nhập một cách tự nhiên vào dòng chảy chung của
nền báo chí thế giới.
14
3.3. Phổ biến và phát triển tiếng Việt
Trong thời kỳ bắt đầu phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam, giới sĩ
phu người Việt, do từng gắn bó với Nho giáo và Hán học, đã phải trải qua
nhiều khó khăn trong thay đổi nhận thức để có thể thừa nhận hệ chữ latin
phiên âm tiếng Việt là chữ quốc ngữ của cộng đồng mình. Họ đã phải vượt
lên hàng loạt những băn khoăn được đặt ra, như, mối bận tâm vì nguồn
gốc Âu Tây của dạng chữ viết mới này của tiếng Việt, hay là sự gần gũi
của chữ viết này với kẻ thực dân đang cai trị đất mình… với vốn kiến thức
xã hội uyên thâm, Phan Khôi đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ của văn hóa,
xã hôi, và ông hiểu sâu sắc rằng, xã hội muốn phát triển, người dân phải có
thông tin, có tri thức. Do đó, việc phổ biến và phát triển tiếng Việt luôn
đau đáu trong ông. Suốt cuộc đời gắn bó với nghiệp viết, ông viết tiếng
Việt, gắn bó với tiếng Việt để tìm tòi, phát hiện và đúc kết thành những
quy tắc, quy luật, những đặc điểm của tiếng Việt, và quan trọng hơn là
thông qua báo chí, khẳng định yêu cầu như một tất yếu để đất nước phát
triển, đó là phổ biến và phát triển tiếng Việt trong nhân dân, trong xã hội.
Những đóng góp của Phan Khôi đối với phát triển tiếng Việt trong báo
chí Việt Nam đầu thế kỷ XX thực sự có ý nghĩa, trong điều kiện tiếng Việt
vừa ra đời, lại trong bối cảnh đất nước đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.
Đây được xem như những viên gạch đầu tiên làm nên nền móng để những
người làm báo thời kỳ đó và cả những thế hệ những người làm báo, làm công
tác nghiên cứu hôm nay thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình tiếp tục
giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt. Qua hoạt động báo chí,
Phan Khôi chứng tỏ khả năng của một nhà ngữ học vừa nghiên cứu tiếng
Việt vừa tác động đến sự phát triển của tiếng Việt trong thời hiện đại.

Có thể nói Tiếng Việt đã giúp Phan Khôi công hiến cả đời cho sự
nghiệp báo chí và chính sự nghiệp báo chí đã giúp Phan Khôi thêm yêu
tiếng Việt, trăn trở với tiếng Việt, nghiên cứu tiếng Việt và đã góp phần
quan trọng vào sự nghiệp Việt ngữ học nói chung và phát triển tiếng Việt
trong báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX nói riêng. Thậm chí, đến những
năm tháng cuối đời, “Phan Khôi vẫn nặng lòng với tiếng Việt, nhưng
không đủ thì giờ, nên sau đó ông thiên về việc sưu tầm, ghi chép các câu
nói, các thổ ngữ chợt nghe được từ đồng bào dân tộc hoặc trong ca dao tục
ngữ, để làm tư liệu cho việc nghiên cứu” (Phan An Sa, “Nắng được thì cứ
nắng”, Nhà xuất bản Tri thức, 2013).
15
Chương 4
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI TRONG PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI TÁC PHẨM BÁO BÁO CHÍ VÀ KỸ NĂNG LÀM BÁO
4.1. Quan điểm của Phan Khôi về nghề báo và những kỹ năng
hoạt động nghề nghiệp
4.1.1. Về nghề báo
- Vấn đề đạo đức nghề nghiệp
Trong bài “Cái ác ý bởi nghề nghiệp” (Hà Nội báo, số 23, ngày 10-6-
1936), Phan Khôi khẳng định “ít nào người ta cũng phải có một chút lòng
tôn trọng chân lý thì mới đứng ra làm một cái nghề như nghề báo”.
Từ chỗ cử ra một vài ví dụ để chỉ rõ cái ác ý bởi nghề nghiệp, Phan
Khôi bàn đến đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Ông phân tích về
những biểu hiện của ác ý trong nghề báo, như chuyện báo này dùng áp lực
cướp chủ của báo kia hay chuyện về việc ra số Tết, mà báo này lập kế làm
cho báo kia trục trặc để mình ra trước. Những phân tích của ông về đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Bởi vì,
trên thực tế, công việc, nghề nghiệp nào cũng phải tuân thủ những chuẩn
mực đạo đức. Với nghề báo, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn được xã hội
quan tâm và đòi hỏi cao, vì nghề nghiệp báo chí không chỉ tác động và liên

quan đến cộng đồng, đến đông đảo dân cư, mà còn quan trọng là việc tác
động vào hệ thống giá trị tinh thần, tư tưởng, những quan niệm giá trị đạo
đức và nhân phẩm, giá trị của con người trong mối quan hệ với dư luận xã
hội. Và, trong xã hội hiện đại, khi Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi
mới, phát triển nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh xu hướng toàn cầu
hóa mạnh mẽ, cùng với vai trò của báo chí đối với xã hội không ngừng
tăng, thì vấn đề tăng cường đạo đức nghề nghiệp càng được đặt ra với yêu
cầu cao, vì trong điều kiện này, quan hệ đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
cũng đã dạng và phức tạp hơn rất nhiều.
- Về vấn đề tự do ngôn luận
Trong điều kiện báo chí hoạt động dưới chế độ kiểm soát ngặt nghèo
của chính quyền bảo hộ, việc đề cập đến vấn đề tự do ngôn luận thật không
đơn giản. Tuy nhiên, với phông kiến thức dày dặn về lý thuyết và thực tiễn
vấn đề và sự tinh tế trong ngòi bút, Phan Khôi vẫn bàn về nội dung này,
ngay trên mặt báo.
16
Ngay từ khi nền báo chí Việt Nam vừa ra đời, mọi vấn đề liên quan
đến báo chí và hoạt động báo chí còn quá mới mẻ trong xã hội, trong công
chúng, mà Phan Khôi đã có những phân tích thấu đáo, mang tính bản chất
của nghề báo, của hoạt động báo chí như trên, có thể nói, đó là những tư
tưởng xuất chúng. Và, quan trọng hơn, những quan điểm của ông về tự do
ngôn luận, đến nay, vẫn còn nguyên giá trị. Những quan điểm này rất gần
với những tổng kết trong phát triển lý luận báo chí, đó là những vấn đề lý
thuyết về tự do và tự do báo chí, đó là không thể và không bao giờ có tự do
tuyệt đối. Trong hoạt động xã hội, tự do chỉ được thực hiện trong khuôn
khổ pháp luật và hệ thống giá trị văn hóa, do pháp luật và hệ giá trị ấy quy
định. Đối với hoạt động báo chí, tự do báo chí phải tuân thủ trật tự của
pháp luật, do pháp luật quy định - tối thượng là hiến pháp.
4.1.2. Về kỹ năng làm báo
- Cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống của báo chí.

- Yêu cầu về đọc, để nâng cao nhận thức, hiểu biết.
- Về cách ghi tên tác giả.
4.1.3. Về văn chương của nhà báo
Bài báo "Văn chương và văn chương của nhà báo (Đáp lại Đuốc nhà
Nam)", đăng trên Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, số 787, ngày 27-10-1928
là ý kiến của Phan Khôi trao đổi lại ý kiến với Đuốc nhà Nam về bài xã
thuyết "Thế nào gọi là văn chương có giá trị", trong đó, ông đưa ra những
quan điểm về văn chương của nhà báo (hay còn gọi là văn chương báo chí)
rất có ý nghĩa.
Đây là quan điểm quan trọng, hình thành lối diễn đạt mang tính
thông tấn của ngôn ngữ báo chí; càng có giá trị, khi ở thời điểm này, sự
giao thoa giữa văn chương và văn chương báo chí là rất lớn, thậm chí lối
diễn đạt trong văn chương, báo chí còn ảnh hưởng nặng nề của lối văn
biền ngẫu, rườm rà.
Tinh thần “nhập cuộc”, sự trau dồi kiến thức uyên thâm, sự phong
phú trong ý tưởng, sự sắc sảo của ngòi bút, ý thức sâu sắc khả năng và
trách nhiệm của nhà báo trong việc tác động vào xã hội thông qua hoạt
động nghề nghiệp; về đạo đức nghề nghiệp để tạo nên một phong cách
rất Phan Khôi trên báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây cũng là những
17
bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị mang tính thời sự đối với những
người làm công tác nghiên cứu cũng như hoạt động thực tiễn báo chí
ngày nay.
4.2. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại tiểu
phẩm báo chí
4.2.1. Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu phẩm
báo chí
4.2.2. Phan Khôi và vấn đề phát triển thể loại tiểu phẩm báo chí
- Phan Khôi viết tiểu phẩm (hài đàm) trong các tiểu mục "Câu
chuyện hằng ngày" và "Những điều nghe thấy".

Trên tờ Đông Pháp thời báo, Phan Khôi đã bắt đầu viết tiểu phẩm báo
chí với bút danh Tân Việt trong tiểu mục "Câu chuyện hằng ngày" do Chủ
báo Diệp Văn Kỳ đặt ra, Phan Khôi trở thành tay bút chính tìm tòi thể
nghiệm dạng sáng tác mới mẻ này và nhân đây xây dựng một "mặt nạ tác
giả" hay là một kiểu tác giả đặc thù mà sự tồn tại của nó gắn liền với kiểu
giao tiếp gián cách giữa tác giả với độc giả thông qua kênh truyền thông
báo chí”.
Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ trên báo chí và sự tiếp nhận của
công chúng báo chí, tiểu phẩm báo chí khẳng định vai trò là một loại vũ
khí sắc bén vạch mặt, đấu tranh với kẻ thù chính trị, là một phương tiện có
tác dụng tự phê bình, phê bình, chỉ cho xã hội thấy những khía cạnh chủ
yếu của từng sự việc xấu cản trở quá trình tiến triển của xã hội, góp phần
bồi dưỡng phát triển cái tốt đẹp và tích cực. Phan Khôi nắm bắt được
những đặc điểm cơ bản này, bằng những trải nghiệm cuộc sống và vốn tri
thức sâu rộng về văn hóa, xã hội, học thuật, ông đã thể hiện thể loại mới
trên báo chí đương thời, với một màu sắc rất riêng.
- Đặc điểm tiểu phẩm báo chí Phan Khôi.
Thứ nhất, tất cả những đề tài Phan Khôi khai thác để viết tiểu phẩm
báo chí đều là những chuyện có thật trong đời sống hàng ngày.
Thứ hai, tiểu phẩm báo chí Phan Khôi thể hiện rõ nét đặc trưng cơ
bản của tiểu phẩm báo chí, đó là tính châm biếm sâu sắc.
Thứ ba, Phan Khôi đã rất thành công nghệ thuật sử dụng ngôn từ
trong các tiểu phẩm báo chí của mình.
Thứ tư, một số thủ pháp hài hước, châm biếm.
18
4.3. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại
bình luận, chuyên luận
4.3.1. Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của thể loại bình luận,
chuyên luận (loại tác phẩm chính luận)
4.3.2. Phan Khôi viết thể loại bình luận, chuyên luận trên Đông

Pháp thời báo và Trung Lập
Là người ưa phản biện và khởi nguồn cho những cuộc tranh luận lớn
trên báo chí, Phan Khôi đưa ra những lập luận chặt chẽ, bàn luận, trao đổi
để tìm ra những câu hỏi cho những vấn đề lớn đang đặt ra trong xã hội,
được công chúng quan tâm. Trong đó, có khá nhiều bài thiên về khảo
chứng hoặc bình luận sử học. Nổi bật là chùm bài tranh luận phản bác điều
mà ông gọi là "cái thuyết nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ
XVIII"; các vấn đề về tư tưởng, học thuật, như phản bác "cái thuyết châu
Âu sắp tan nát" của học giả Cô Hồng Minh (1856-1928), nhận diện tình
hình học thuật tư tưởng ở Trung Hoa đương đại, so sánh đặc điểm tư tưởng
phương Đông và phương Tây, khẳng định việc lớn trước mắt phải làm ở
phương Đông, ở châu Á là phải "Âu hoá", phải học văn minh phương Tây
để đưa xã hội mình lên trình độ của thế giới hiện đại: “Học thuyết cũ với
vận mạng mới nước Tàu”; “Mấy lời kết luận về Cô Hồng Minh và cái
thuyết Âu châu sắp tan nát”; “Tư tưởng của Tây phương và Đông
phương”; “Bác cái thuyết tân cựu điều hoà” là những bài bình luận sắc sảo.
Có thể nói, những năm đầu thế kỷ XX diễn ra sự chuyển dịch từ văn
học sang báo chí, chính là các thể loại vốn có ranh giới mong manh giữa
hai loại hình lấy văn tự làm phương tiện này: tiểu phẩm, ký sự, phóng sự,
phóng sự điều tra, thường được "rút gọn" thành hai thể loại tiểu phẩm và
phóng sự. Đến cuối những năm 20 và những năm 30 của thế kỷ XX, các
thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo
những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một
số thể loại mới xuất hiện, trong đó có hài đàm (một loại tiểu phẩm báo
chí). Tiểu phẩm có gốc gác từ thể loại tạp văn của văn học, một thể loại
vốn được các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn phương Đông ưa chuộng.
Các thể loại "nhỏ" của văn học thường được xếp vào khu vực này: nhàn
đàm, nhàn tưởng, thư từ, sổ tay với đặc điểm chung là dung lượng nhỏ
và có yếu tố ngẫu hứng. Đặc điểm này ngay lập tức được phát huy trên báo
chí để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của xã hội. Chỉ cần nhìn vào tên

19
của các chuyên mục dành cho tiểu phẩm trên mặt báo sẽ thấy ngay điều
này: Nói hay đừng, Guồng trần xoay máy, Câu chuyện hàng ngày, Câu
chuyện hàng tuần Cùng với việc diễn ra các cuộc tranh luận về các vấn
đề về học thuật, về đời sống xã hội (như đề cập trong chương 3), là sự
xuất hiện của các bài báo thuộc thể loại bình luận, chuyên luận nhằm làm
sáng tỏ những nội dung tranh luận. Bằng lao động sáng tạo của mình,
trong vai trò người viết chính của chuyên mục Câu chuyện hàng ngày
trên Thần chung, Trung lập và vai trò trung tâm của các cuộc tranh luận
trên báo chí đầu thế kỷ XX, Phan Khôi đã có những đóng góp quan trọng
trong việc định vị và phát triển thể loại tiểu phẩm báo chí, bình luận,
chuyên luận nói riêng và phát triển thể loại tác phẩm báo chí nói chung
trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Đây chính là một trong những
bước tiến, đưa hoạt động báo chí nói riêng, diện mạo báo chí Việt Nam
mang tính chuyên nghiệp, đến gần hơn với những tiêu chí phát triển của
báo chí thế giới.
KẾT LUẬN
Phan Khôi là một trong những người đầu tiên thuộc thế hệ đa tài giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX, thế hệ được sinh ra và sống trong thời kỳ lịch sử
mang tính bản lề quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam cận -
hiện đại. Có thể nói, đây chính là giai đoạn quyết định chiều hướng phát
triển của Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo, tạo ra những tiền đề tư
tưởng, tổ chức và lực lượng cho sự phát triển của các phong trào giải
phóng dân tộc và thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây cũng là thời kỳ nền văn hóa Nho
học và Tây học cùng lúc ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt nam. Trong điều
kiện lịch sử ấy, Phan Khôi đã lựa chọn cho mình con đường để cống hiến,
đó là tham gia hoạt động báo chí: quản lý cơ quan báo chí khi ông sáng lập
và làm chủ nhiệm tờ Sông Hương; là cây bút chính của nhiều tờ báo, nhất
là thời gian ông tham gia hoạt động báo chí ở Sài Gòn; cộng tác, viết bài

cho hàng chục tờ báo khắp hai miền Nam - Bắc.
Qua nghiên cứu di sản khổng lồ các tác phẩm cũng như cuộc đời
hoạt động báo chí của Phan Khôi, trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX cùng với kế thừa những đánh giá, nghiên cứu về ông, có thể
20
thấy, trong suốt cuộc đời làm báo của mình, Phan Khôi đã có những đóng
góp to lớn thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX:
1. Với tư cách của một nhà báo - học giả, Phan Khôi có những đóng
góp quan trọng trong phát triển báo chí Việt Nam theo hướng chuyên
nghiệp, từ tổ chức tòa soạn (là những lúc ông trong vai trò người sáng lập
tờ báo, chủ nhiệm một cơ quan báo chí, chủ bút của một tờ báo), đến định
vị và phát triển thể tài, thế loại báo chí mới (tiêu biểu là tiểu phẩm báo chí
- thời của ông gọi là hài đàm, nhàn đàm, bình luận, chuyên luận), góp phần
đưa báo chí Việt Nam có những bước chuyển, từ chỗ văn - báo bất phân,
có thể đến gần hơn với những tiêu chí phát triển của báo chí thế giới. Ngòi
bút tài năng của ông đã hướng vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội
với một niềm say mê và lòng nhiệt huyết yêu nghề, nắm bắt nhanh nhạy
thực tiễn cuộc sống. Văn phong báo chí của ông là tiếng nói sắc sảo, thẳng
thắn và rất hoạt. Ông là một trong những nhà báo tiên phong trong lĩnh
vực văn xuôi báo chí. Với kiến thức uyên thâm, tiếp thu những tiến bộ của
văn minh phương Tây, Phan Khôi thổi hồn hiện đại vào các tác phẩm báo
chí của mình, xây dựng phong cách làm việc của một nhà báo chuyên
nghiệp. Vị trí "ngôi sao" (từ dùng của nhà văn Thiếu Sơn) của Phan Khôi
trong nghề, sức hấp dẫn của các tác phẩm báo chí của Phan Khôi trong
lòng công chúng và khả năng tạo nên sức hút đặc biệt, sự quan tâm của xã
hội đối với các tờ báo ông tham gia hoặc trực tiếp sáng lập, làm chủ bút đã
khẳng định những giá trị, những đóng góp không nhỏ của ông vào sự phát
triển của báo chí nửa đầu thế kỷ XX.
Những đóng góp tiêu biểu:
Một là, qua hoạt động báo chí của mình, Phan Khôi đã có phát triển

nhận thức mới về nghề báo, kỹ năng làm báo. Vốn kiến thức uyên thâm
cùng sự phong phú trong ý tưởng, sự sắc sảo của ngòi bút, ý thức rõ vai
trò, trách nhiệm của nhà báo trong việc tác động vào xã hội thông qua hoạt
động nghề nghiệp và sự ý thức sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp chính là
những yếu tố tạo nên một phong cách Phan Khôi của báo chí Việt Nam
đầu thế kỷ XX.
Hai là, bằng lao động sáng tạo của mình, Phan Khôi đã có những
đóng góp quan trọng trong việc định vị và phát triển các thể loại báo chí,
trong đó tiêu biểu là tiểu phẩm, bình luận, chuyên luận. Đây chính là một
trong những bước tiến, đưa hoạt động báo chí nói riêng, diện mạo báo chí
21
Việt Nam mang tính chuyên nghiệp, đến gần hơn với những tiêu chí phát
triển của báo chí thế giới.
2. Qua hoạt động báo chí, Phan Khôi bộc lộ khả năng của một nhà
tư tưởng sớm biết đặt ra những vấn đề giá trị di sản Nho giáo cổ truyền
trước thời đại mới, trực tiếp đưa ra những quan niệm mới về luân lý, bình
đẳng và dân chủ, tiếp nhận tư tưởng Tây Âu để đổi mới xã hội. Với vốn
kiến thức uyên thâm cả Nho học và Tây học, ông có điều kiện đối chiếu,
sàng lọc để chắt lấy những tinh hoa của từng phía, nhằm cổ vũ, truyền bá
một mô hình văn hóa Việt mới, trong đó, chú trọng chuyển đổi nhận thức,
tư duy, như đầu mối của công cuộc cải cách. Trong môi trường hoạt động
nghề nghiệp, thực tiễn sinh hoạt, ông tiếp cận, cập nhật tri thức và các sự
kiện thế giới, cũng như giao lưu, tiếp xúc với nhiều đối tượng, tầng lớp;
qua đó, thường xuyên được học hỏi, tiếp nhận đa dạng các thực tiễn, tích
lũy nhiều kinh nghiệm Trên cơ sở đó, ông có điều kiện phát triển một
nhận thức và tư duy dân chủ, hiện đại; với cách nhìn, cách nghĩ cởi mở,
khoáng đạt là tiền đề cho các tư tưởng và quan niệm nhân sinh tiên tiến,
đậm chất nhân bản. Không đáng ngạc nhiên khi tác giả của những bài báo
kịp thời, hữu ích, đáp ứng được nhu cầu đời sống thường nhật của quần
chúng ấy, ông trở thành người hướng đạo về tinh thần cho người đọc, vừa

là thày khi truyền đạt tri thức, vừa là bạn khi tranh luận Những giá trị
này dựng nên chân dung ông - nhà báo - học giả.
Những đóng góp tiêu biểu:
Một là, những quan điểm chính trị - xã hội tích cực trong các tác
phẩm báo chí của Phan Khôi là những đóng góp quan trọng góp phần nâng
cao nhận thức chính trị, xã hội của công chúng, đem lại cho công chúng
những kiến thức, những hiểu biết có chiều sâu về những giá trị lịch sử của
dân tộc. Đây là những kiến thức quan trọng, trong bối cảnh đất nước đang
bị đặt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Hai là, với tinh thần yêu nước, đứng về phía nhân dân, thông qua
hoạt động báo chí của mình, Phan Khôi đã thẳng thắn phê phán thể chế
chính trị đương thời, cụ thể là phê phán chủ trương “Pháp - Việt đề huề”
của Đảng Lập hiến.
Ba là, với vốn kiến thức sâu rộng, uyên bác, Phan Khôi đã đưa ra
những quan điểm về con đường phát triển đất nước - muốn phát triển phải
thực hiện cải cách theo tư tưởng tiến bộ của Phương Tây.
22
3. Cũng từ hoạt động báo chí, Phan Khôi thể hiện được vai trò của
một nhà văn hóa lỗi lạc. Ông là một trong những người đầu tiên đưa sự
giao lưu, gặp gỡ giữa hai nền văn hóa, văn minh phương Đông và phương
Tây, rõ nhất là xây dựng quan niệm mới về người phụ nữ trong sự bình
đẳng giới, xem đổi mới vị trí người phụ nữ là góp phần đổi mới xã hội.
Nổi tiếng là cây bút phê phán thói hư, tật xấu của bọn quan lại nhà Nguyễn
và thực dân Pháp một cách công khai, tìm kiếm sự công bằng, lẽ phải cho
nhân dân, ông giới thiệu những cách hiểu và đem lại những cách tiếp cận
mới về nền văn hóa của các nước trên thế giới với mong muốn dân ta được
mở mang tầm mắt cũng như tự biết trang bị cho mình vốn kiến thức để
nâng cao hiểu biết. Trong hoạt động nghề nghiệp, ông vừa sử dụng tiếng
Việt, vừa nghiên cứu tiếng Việt như một nhà Việt ngữ học và có những
đóng góp quan trọng vào sự phát triển báo chí tiếng Việt nói riêng, phát

triển tiếng Việt trong thời hiện đại nói chung. Với những đóng góp trong
phát triển tiếng Việt và mở mang giáo dục thông qua hoạt động báo chí
của mình, Phan Khôi xứng đáng với vai trò của một trong những nhà văn
hóa có công trong khai hóa dân trí đối với dân tộc Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX.
Những đóng góp tiêu biểu:
Một là, các bài viết mang chức năng thông tin, giới thiệu tri thức
mới, bàn luận, lý giải các vấn đề nhân sinh thiết thực, nhận định về các sự
kiện thời sự , việc gợi mở, khai hỏa các cuộc tranh luận về chủ đề, trong
đó có các vấn đề về nữ giới, mang lại những tác động tích cực, sâu sắc đối
với sự chuyển biến các quan niệm, tập quán văn hóa.
Hai là, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi đóng góp những nghiên
cứu phát triển góp phần hoàn thiện tiếng Việt về các phương diện ngữ
pháp, ngữ âm, từ vựng; đặt ra những yêu cầu về sự phát triển cách diễn đạt
hiện đại vào ngôn ngữ báo chí, nhằm đưa hoạt động báo chí vào chuyên
nghiệp. Ông đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ của văn hóa, xã hội, và
khẳng định yêu cầu như một tất yếu để đất nước phát triển, đó là phổ biến
và phát triển tiếng Việt trong nhân dân, trong xã hội.
4. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trên, ông cũng có những
hạn chế. Là người mang đậm tư duy trọng lý, có những lúc, trong nhìn
nhận vấn đề, ông trọng lý đến mức cực đoan, để rồi thiếu đi sự linh hoạt và
tính biện chứng trong phân tích, đánh giá các sự việc, hiện tượng của đời
23
sống xã hội. Tinh thần nhập thế, ưa phản biện, có những lúc ông đưa ra
những quan điểm, nhận định về đời sống chính trị, văn hóa, xã hội chưa
thực sự phù hợp, và cũng vẫn theo góc nhìn nhận, đánh giá có phần cực
đoan. Tuy nhiên, những hạn chế này, trong thời điểm lịch sử cụ thể đối với
một người gắn bó với nghiệp viết, một trong những người thuộc thế hệ
xuất chúng giai đoạn chót của thời kỳ cận đại chuyển sang hiện đại - rất
ủng hộ cách tân, đổi mới - chúng ta hoàn toàn có thể hiểu và chia sẻ.

Với việc phân tích, làm sáng tỏ được những đóng góp của Phan
Khôi đối với báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX - một nội dung mà do nhiều
nguyên nhân, chúng ta chưa đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ, đã một
mặt khẳng định vai trò của ông - một trong những nhà báo trụ cột, tiêu
biểu hàng đầu góp phần tạo nên diện mạo của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ
XX, mặt khác, đây cũng là sự bổ sung một cách nhìn đầy đủ, toàn diện hơn
trong nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX. Kết quả nghiên
cứu góp một cách nhìn mới, đánh giá công bằng hơn đối với sự nghiệp báo
chí của Phan Khôi, bên cạnh những hạn chế của ông trong quan điểm
chính trị ở những thời điểm lịch sử cụ thể. Có thể nói, tinh thần “nhập
cuộc”, sự trau dồi kiến thức uyên thâm cộng với ý tưởng và sự sắc sảo của
ngòi bút, ý thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của nhà báo trong việc tác
động vào xã hội thông qua hoạt động nghề nghiệp; về đạo đức nghề nghiệp
để tạo nên một phong cách rất Phan Khôi trên báo chí Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Đó cũng chính là những bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị và
mang tính thời sự đối với những người làm công tác nghiên cứu cũng như
hoạt động thực tiễn báo chí ngày nay.
Thiết nghĩ, cần tiếp tục có những nghiên cứu thêm về các nội dung:
quan điểm chính trị gắn liền với ý thức dân tộc trong các tác phẩm báo chí
của Phan Khôi; nghệ thuật viết báo của Phan khôi; những đóng góp của
Phan Khôi trong sử dụng tiếng Việt, phát triển lối diễn đạt hiện đại vào
báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; Bài học cho những người làm báo
ngày nay. Đây sẽ là những nghiên cứu để có những kết luận đầy đủ hơn về
một nhà báo tài năng có rất nhiều đóng góp vào sự phát triển của báo chí
Việt Nam đầu thế kỷ XX, khắc họa chân dung Nhà báo - học giả Phan
Khôi trong bức tranh tổng thể của nền báo chí Việt Nam.
24

×