Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần sông đà 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.39 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Sau khi kết thúc phần học lý thuyết tại trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,
để đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường và cũng là để có cơ hội được tiếp xúc
với môi trường làm việc thực tế, em- sinh viên năm thứ tư có một giai đoạn thực tập
để có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của công việc. Được sự giới thiệu
của bộ môn, nhà trường cùng với sự đồng ý của cơ quan thực tập, với chuyên ngành
Kinh tế Đầu tư, em đã xin thực tập ở phòng Kinh tế kế hoạch của Công ty cổ phần
Sông Đà 12.
Sau 5 tuần thực tập, được sự hướng dẫn của thầy giáo và các anh chị thuộc phòng
Kinh tế kế hoạch, em đã tìm hiểu đựơc một số nét khái quát về Công ty cổ phần
Sông Đà 12 như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực họạt
động,tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư, Nhờ đó em đã hoàn thành được bản
báo cáo thực tập tổng hợp đồng thời đã có được những đề xuất chuyên đề phục vụ
cho giai đoạn thực tập tốt nghiệp ở giai đoạn sau.
Với trình độ lý luận và sự hiểu biết thực tế còn hạn chế nên báo cáo trình bày còn
nhiều thiếu sót, rất mong được góp ý của thầy giáo cùng các anh chị trong phòng
Kinh tế kế hoạch- nơi em đang thực tập.
Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Phạm Văn
Hùng và chú trưởng phòng Kinh tế kế hoạch, cùng các anh chị trong phòng Kinh tế
kế hoạch đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp.

Hà Nội tháng 2/2007
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12
I. Giới thiệu chung về Công ty và lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Sông
Đà 12
1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà 12
Công ty cổ phần Sông Đà 12 được thành lập theo quyết định số 2098/QĐ-BXD
ngày 30/12/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp
Nhà nước thành Công ty cổ phần. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô1- khu G-
Đường Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Công ty có 9 chi nhánh xí nghiệp
tại các tỉnh Hoà Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang,


Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thị trường, thực hiện
mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, Công ty đã đề nghị cơ quan chức năng của Nhà
nước bổ sung thêm ngành nghề SXKD và hiện nay có các chức năng ngành nghề
SXKD sau:
Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác.
Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ.
Sản xuất gạch các loại
Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho xây dựng
Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng
Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng
Sửa chữa đại tu các phương tiện vận tải thuỷ, bộ và máy xây dựng.
Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng.
Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông
Khách hàng chính: Bao gồm các Bộ, Tổng Công ty lớn như Tổng Công ty
điện lực, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn,
Bộ xây dựng, Bộ Công nghiệp, các Ban quản lý dự án, và các công ty trực thuộc
Tổng Công ty Sông Đà.
2. Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Công ty cổ phần Sông Đà 12 trước đây là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Sông Đà được thành lập theo quyết định số 135A/BXD-
TCLĐ ngày 26/3/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng theo nghị định số 388/HĐBT
ngày 20/11/1991 và nghi định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng Bộ trưởng.
Tiền thân Công ty cổ phần Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư thuộc Tổng
Công ty xây dựng Sông Đà( nay là Tổng Công ty Sông Đà) được thành lập theo
quyết định số 217 BXD- TCCB ngày 01/02/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên
cơ sở sát nhập các đơn vị xí nghiệp cung ứng vận tải, ban tiếp nhận thiết bị, xí
nghiệp gạch Yên Mông và công trường sản xuất vật liệu xây dựng thuỷ điện Sông
Đà.
Ngày 2/1/1995 Công ty được đổi tên lần thứ nhất thành Công ty xây lắp vật

tư vận tải Sông Đà 12 theo quyết định số 04/BXD-TCLĐ.
Ngày 11/3/2002 Công ty được đổi tên thành Công ty Sông Đà 12 theo quyết định
số 235/QĐ-BXD.
Năm 2003 Công ty đầu tư trực tiếp cho các dự án.
Ngày 30/12/2004 Công ty Sông Đà 12 chuyển đổi thành Công ty cổ phần
Sông Đà 12 theo quyết định số 2098/QĐ-BXD.
Đến nay Công ty cổ phần Sông Đà 12 gồm 9 đơn vị trực thuộc và 1 công ty
cổ phần sản xuất công nghiệp do công ty nắm giữ cổ phần chi phối
51% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
II. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sông Đà 12
1. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty


Phòng
tổ chức
hành
chính
2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trực thuộc Công ty
2.1. Phòng tổ chức hành chính
2.1.1. Chức năng:
Là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong công tác:
- Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quán
lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ
chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của nhà nước đối với ngưòi lao
động.
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, các chế độ đối với
người lao động.
- Hướng dẫn các hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tổ chức
thanh tra theo nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn
trong đơn vị.
- Là đầu mối giải quyết công việc hành chính giúp Tổng giám đốc công ty
điều hành chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Những nhiệm vụ chính:
2.1.2.1. Công tác tổ chức lao động và công tác cán bộ:
* Công tác tổ chức sản xuất:
- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ
chức sản xuất kinh doanh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tình hình thực tế và phù
hợp với định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong kế hoạch dài
hạn.
- Hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện chế độ, chức trách và quan hệ, lề lối công
tác giữa các đơn vị và các phòng ban theo Điều lê tổ chức và hoạt động của Công ty
và các quy chế cụ thể khác của công ty.
* Công tác cán bộ:
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.
- Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cán bộ, thực hiện công tác nhận xét
cán bộ hàng năm.
- Đề xuất và thực hiện công tác đề bạt cán bộ theo đúng tiêu chuẩn và quy chế
của Hội đồng quản trị.
* Công tác tuyển dụng, quản lý sử dụng lao động:
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, can đối lực lượng lao
động; lập kế hoạch và thực hiện tyển dụng lao động theo đúng quy định của Hội
đồng quản trị.
- Thực hiện công tác quản lý và điều phối hợp lý lao động trong Công ty đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
-Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý sử dụng lao động theo
tinh thần Bộ luật lao động và các quy định khác của Công ty.
* Công tác đào tạo và nâng lương bậc:
- Hàng năm tổ chức thi kiểm tra trình độ nghiệp vụ các phòng ban từ Công ty

đến các Đơn vị trực thuộc.
- Đề xuất và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại nghề mới, đoà tạo nâng
cao bậc thợ công nhân để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Tổ chức thực hiện chế dộ nâng lương nâng bậc hàng năm cho CBCNV theo
đúng trình tự và quy định của Công ty.
* Công tác khen thưởng và kỷ luật:
- Thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật theo đúng quy định của Nhà nước và
của Công ty đối với CBCNV.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nội quy kỷ luật và trách
nhiệm vật chất.
* Các chế độ khác đối với người lao động:
- Tổ chức thực hiện chế độ chấm dứt HĐLĐ, nghỉ hưu và các chế độ khác đối
với người lao động.
- Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chế độ, bảo hiểm ytế,
báo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với các phòng ban, đơn vị nghiên cứu đề xuất với Tổng giám đốc bổ
sung các chế độ chính sách hợp lý cho ngưòi lao động khi cần thiết.
* Quản lý lưu trữ hồ sơ và thực hiện chế độ báo cáo:
- Tổ chức thực hiện quản lý toàn bộ hồ sơ liên quan đến công tác tổ chức lao
động.
- Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ nhanh gọn theo yêu cầu của
Công ty.
2.1.2.2. Công tác định mức tiền lương:
- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện cách trả lương khoán khuyến khích
sản xuất phát triển.
- Phối hợp cùng các phòng ban, đơn vị nghiên cứu điều chỉnh, xây dựng mới
mức tiền lương nội bộ trong khuôn khổ chế độ chính sách nhà nước phù hợp với
tình hình thực tế.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền

thưởng đối với CBCNV.
2.1.2.3. Công tác thanh tra:
- Hướng dẫn về tổ chức và nội dung phương pháp hoạt động thanh tra nhân dân
cho các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức triển khai quyết định tiến hành thanh tra theo nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức và thực hiện việc tiếp dân, nhận đơn, xét và giải quyết các khiếu nại
tố cáo thuộc thẩm quyền được giao và thực hiện quy chế dân chủ ở các đơn vị trực
thuộc.
2.1.2.4. Công tác bảo vệ- quân sự:
- Hướng dẫn kiểm tra về tổ chức và các biện pháp hoạt động công tác bảo vệ -
quân sự.
- Tổ chức thực hiện các quy định của Công ty và địa phương nơi Đơn vị đóng trụ
sở về công tác bảo vệ- quân sự.
2.1.2.5. Công tác hành chính:
- Tổ chức thực hiện việc quản lý và sử dụng con dấn của Công ty, các văn bản
giấy tờ theo đúng quy định bảo mật và lưu trữ của Công ty và Nhà nước quy định.
- Quản lý toàn bộ giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, hợp dồng thuê đất
phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Quản lý và tổ chức toàn bộ trụ sở và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức và thực hiện công tác quản trị, hành chính để đảm bảo cho bộ máy cơ
quan Côngty hoạt động có hiệu quả.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị trực thuộc trong
lĩnh vực công tác hành chính đời sống.
- Quản lý và điều độngcác xe con phục vụ cán bộ đi công tác tai cơ quan công
ty.

2.2. Phòng kinh tế kế hoạch
2.2.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty
trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoach, tổng hợp báo cáo

thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, công tác sản xuất, công tác
xuất nhập khấu của công ty.
2.2.2. Nhiệm vụ;
2.2.2.1. Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh:
* Công tác kế hoạch báo cáo thống kê:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của
công ty để báo cáo với Tổng giám đốc công ty duyệt.
- Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của Công ty 5 năm, 10
năm để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của Công
ty.
- Hướng dẫn và thừa hành quyền Tổng giám đốc công ty chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế
hoạch hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê.
- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ
công trình theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Phân tích đánh giá tham mưu cho
Tổng giám đốc công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều
động các nguồn lực để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch.
* Công tác sản xuất:
- Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty theo
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do Tổng giám đốc Công ty giao.
- Nắm bắt tình hình sản xuất, các mục tiêu tiến độ công trình để báo cáo
với Tổng giám đốc Công ty và phối hợp với các đơn vị giải quyết các phát sinh
trong công tác sản xuất.
2.2.2.2. Công tác Hợp đồng kinh tế và định mức đơn giá, giá thành:
* Công tác định mức đơn giá, giá thành:
- Quản lý các định mức đơn giá, các chế độ phụ phí dựa vào chế độ
chính sách của Nhà nước hiện hành, các quy định của Tổng Công ty Sông Đà, Công
ty và các điều kiện cụ thể của mỗi công trình, đề xuất bổ sung sửa đổi để có cơ sở
làm việc với ban quản lý công trình, áp dụng vào giá côngtrình để đảm bảo hạch
toán kinh doanh cũng như chế độ cho CBCNV.

- Hướng dẫn áp dụng đơn giá và các phụ phí theo chế độ, chính sách của
Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán sản xuất
kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị, giá thành công trình
đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty đảm bảo hạch toán có lãi.
* Công tác Hợp đồng kinh tế:
- Dự thảo, quản lý theo dõi và lưu trữ các hợp đồng kinh tế của Công ty.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế của
các đơn vị trong nội bộ Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, Tổng Công ty
và Công ty về các hợp đồng kinh tế.
- Là thành viên hội đồng giá của Công ty có nhiệm vụ xem xét, đề xuất giá
cả mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh trình
Tổng giám đốc Công ty phê duyệt để dảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà
nước và các quy định khác của Tổng Công ty và công ty.
2.2.2.3. Công tác xuất nhập khẩu:
- Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn chủng loại vật tư,
thiết bị phù hợp với yêu cầu của Công ty và Tổng Công ty Sông Đà để có kế hoạch
triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lượng và giá thành, có hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao với các đối tác.
2.3. Phòng quản lý kỹ thuật
2.3.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc
Công ty trong các công tác:
- Soạn thảo ban hành các phân cấp về công tác quản lý kỹ thuật xây dựng,
các quy chế quản lý kỹ thuật xây dựng các dự án đầu tư xây dựng của công ty, quy
định lập hồ sơ trước khi thi công và hồ sơ nghiệm thu sản phẩm xây lắp, quy định
công tác lập và lưu trữ hồ sơ dự thầu xây lắp và quy định chế độ báo cáo trong lĩnh
vực xây lắp.
- Quản lý, hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các quy định, quy phạm
tiêu chuẩn xây dựng và chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả
các công trình(gói thầu) đảm nhận thi công và đầu tư xây dựng cơ bản.
- Áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kỹ thuật

trong hoạt động xây lắp.
2.3.2. Nhiệm vụ:
* Đối với các dự án đầu tư XDCB của Công ty và các công trình(gói thầu)
xây lắp do công ty quản lý trực tiếp:
- Kiểm tra, giám sát: kỹ thuật, khối lượng và chất lượng thi công công trình.
- Xác nhận khối lượng thực hiện của các gói thầu làm căn cứ đề nghị Tổng
giám đốc cho tạm ứng hoặc thanh toán.
- Quản lý thi công xây lắp theo quy hoạch kiến trúc xây dựng, thiết kế kỹ
thuật đã được phê duyệt đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc Công ty quản lý.
- Quản lý thưc hiện các biện pháp thi công, các tiêu chuẩn quy phạm kỹ
thuật, chất lượng công trình và tiến độ thi công đối với các dự án đã được duyệt.
- Kiểm tra thiết kế, dự toán, quyết toán công trình trình Tổng giám đốc công
ty phê duyệt đối với các công trình trong dự án đầu tư xây dựng.
- Chủ động nghiên cứu đề nghị sửa đổi thiết kế cho phù hợp và xác nhận các
khối lượng phát sinh đối với các công trình thuộc dự án đầu tư để làm cơ sở cho
thanh quyết toán.
- Lưu trữ hồ sơ công trình mà công ty đầu tư hoặc nhận thầu xây lắp.
* Đối với các công trình( gói thầu) do Công ty ký hợp đồng và giao cho đơn vị
thành viên quản lý thực hiện:
- Lập hồ sơ dự thầu hoặc phối hợp cùng các đơn vị thành viên nộp hồ sơ dự
thầu.
- Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty lập hồ sơ dự thầu thi công xây lắp các
công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư và các quy định của Nhà nước.
- Hướng dẫn, kiểm soát các đơn vị trong việc lập phương án hạ giá thành các
công trình theo quy định.
- Hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng,
tiến độ thi công công trình và công tác thanh quyết toán vốn xây lắp.
2.4. Phòng tài chính kế toán
2.4.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong các
công tác:

- Tổ chức điều hành công tác tài chính kế toán thống nhất toàn công ty.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng luật, quy chế kế toán hiện
hành.
- Tổ chức công tác kê khai, quyết toán, nộp, hoàn thuế đúng luật quy định.
- Kiểm tra kiểm soát tình hình vật tư, tiền vốn, tài sản, của toàn Công ty đảm
bảo an toàn có hiệu quả.
- Thực hiện công tác kế hoạch hoá tài chính tín dụng, cân đối đáp ứng đầy đủ
nhu cầu vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện công tác quản lý đầu tư các dự án của Công ty đúng quy định.
- Thực hiện tốt công tác đổi mới công nghệ chương trình kế toán theo chuẩn
mực kế toán hiện hành.
- Tổ chức huy động vốn của CBCNV trong Công ty có hiệu quả.
- Thực hiện tốt công tác đổi mới công nghệ chương trình kế toán theo chuẩn
mực kế toán hiện hành.
- Tổ chức và không ngừng nâng cao công tác tài chính kế toán toàn công ty.
2.4.2. Nhiệm vụ:
- Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh
toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồng hình thành tài sản, phát
hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
- Cân đối nguồn vốn thanh toán, nguồn vốn vay đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn
cho hoạt đông sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi, cân đối vốn trả nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng các khoản vay
ngắn hạn và dài hạn.
- Giám sát các quá trình thực hiện dự án đầu tư từkhi lập báo cáo nghiên cứu
khả thi cho đến khi quyết toán hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ động giao dịch với các tổ chức tín dụng vay vốn cho các dự án đầu tư
của Công ty.
- Thực hiện tốt công tác ưu đãi đầu tư các dự án của Tổng Công ty và Công ty.
- Duy trì thường xuyên các cuộc họp kiểm điểm thu hồi vốn toàn Công ty.
- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giám sát quản lýhạch toán kinh doanh
các đơn vị theo kế hoạch.
- Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ và đột xuất.
2.5. Phòng cơ khí cơ giới
2.5.1.Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty
trong công tác:
- Quản lý các loại xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công
nghiệp.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người
lao động và các thiết bị xe máy,
2.5.2. Nhiệm vụ:
* Công tác quản lý cơ giới, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công
nghiệp:
- Quản lý kỹ thuật toàn bộ tài sản thiết bị cơ giới, thiết bị xây dựng, thiết bị
dây chuyền sản xuất của Công ty. thực hiện việc điều động tài sản trong nội bộ
Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch sửa chữa lớn, tái đầu tư, đầu tư
các phương tiện, kiểm tra các phương tiện khi đưa vào sửa chữa lớn, tái đầu tư,
giám sát việc sửa chữa, phục hồi, lâp biên bản nghiệm thu các tài sản sau khi đưa
vào hoạt động.
- Cùng với các đơn vị trực thuộc lập biên bản giao nhận tài sản cố định trong
toàn Công ty.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra xem xét việc kiểm kê
tài sản cố định ở các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Phân cấp trách nhiệm về quản lý và khai thác các thiết bị, xe máy cho các
đơn vị trực thuộc. Kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình vận hành, lịch

bảo dưỡng các thiết bị, xe máy.
* Công tác an toàn bảo hộ lao động và phòng chống lụt bão, cháy nổ:
- Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện bảo hộ lao động tại các đơn
vị trực thuộc, trên các công trình xây dựng, xưởng sửa chữa, sản xuất công nghiệp,
- Phối hợp với các thành viên Hội đồng BHLĐ kiểm tra việc thực hiện cá chế
độ, chính sách đối với người lao động như trang bị bảo hộ lao động, khám sức khoẻ
định kỳ, giải quyết phép năm,
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ tại
cơ quan công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Làm việc trực tiếp với các tổ chức có liên quan đến công tác An toàn- vệ sinh
lao động.
- Tổng hợp và lập các báo cáo theo quy định của Công ty và các tổ chức liên
quan.
2.6. Phòng đầu tư
2.6.1. Chức năng: Là phòng chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty về công tác
đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực: Xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang
thiết bị máy móc, kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
2.6.2. Nhiệm vụ:
* Công tác báo cáo đầu tư:
- Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây
dựng các kế hoạch đầu tư 5 năm, 10 năm trong toàn Công ty
- Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ hàng
tháng, quý, năm theo quy định của nhà nước và Công ty.
- Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty và các báo
cáo kiểm tra đầu tư đột xuất.
- Kiểm tra lưu giữ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của
Nhà nước và Công ty.
* Công tác quản lý đầu tư:
- Nghiên cứu cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư
trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đầu

tư.
- Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công
ty tư vấn có đủ khả năng lập báo cáo nghiên cứu khả thi.Thẩm định các dự án do
các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước
đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Côbg ty.
- Phối hợp hướng dẫn theo dõi các Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực
hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự quy định của Nhà nước đối với các dự án có
thành lập Ban quản lý dự án.
- Đối với các dự án giao cho các đơn vị trực thuộc: Đôn đốc hướng dẫn các
đơn vị thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ
khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và lập các thủ tục
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án.
- Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau đầu tư các dự án của Công ty.
* Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty làm chủ đầu tư:
- Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư nà Công ty làm
chủ đầu tư.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị
của dự án theo đúng quy định, quy trình hiện hành của Nhà nước.
- Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, Ban quản lý dự án theo dõi
thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào
sử dụng.
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị dự án đầu tư
theo đúng tháng, quý,năm trình cấp quản lý.
2.7. Phòng kinh doanh
2.7.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty
trong công tác:

- Hoạch định chiến lược kinh doanh của toàn Công ty
- Tìm kiếm. tiếp thị, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần kinh doanh trong
và ngoài Tổng công ty Sông Đà.
2.7.2. Nhiệm vụ:
* Quản lý công tác kinh doanh:
- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty được giao nhiệm vụ thực
hiện công tác kinh doanh lập kế hoạch và phương án kinh doanh hàng tháng, quý,
năm trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt.
- Theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh đề xuất, kiến nghị
Tổng giám đốc kịp thời điều chỉnh, có biên pháp chế tài trong công tác kinh doanh
đảm bảo đem lại lợi nhuận cao, an toàn và đúng pháp luật.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát và định kỳ phân tích hiệu quả kinh doanh, rut kinh
nghiệm và báo cáo trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt và xử lý vướng mắc
trong lĩnh vực kinh daonh. Kiến nghị đình chỉ các thương vụ kinh doanh nếu thực
hiện và tiếp tục thực hiện sẽ có nguy cơ thua lỗ và thất thoát làm ảnh hưởng đến
kinh tế và thương hiệu của Công ty.
* Thực hiện kinh doanh:
- Tìm kiếm, mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài Tổng Công ty.
- Theo dõi mọi biến động về giá cả, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, phân giao kế
hoạch kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc tại các khu vực và công trình trọng
điểm nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh và tránh chồng chéo giữa các đơn vị,
các bộ phận, các cá nhân thực hiện công tác kinh doanh.
- Tổ chức lập và trình duyệt các hồ sơ đấu thầu, chào giá cạnh tranh theo quy định
của Công ty và pháp luật đảm bảo đủ chi phíkinh doanh và đem lại lợi nhuận cao.
- Phối hợp với phòng kinh tế kế hoạch thương thảo các điều khoản khi ký hợp
đồng đảm bảo an toàn về công tác thu hồi vốn và không bất lợi cho việc thực hiện.
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế về việc cung cấp đã được Tổng giám đốc
Công ty giao nhiệm vụ theo các điều khoản đã ký kết.
- Có biện pháp thu hồi công nợ, giá trị hợp đồng kinh tế đã thực hiện.
- Định kỳ báo cáo với Tổng giám đốc Công ty kết quả sản xuất kinh doanh và các

đối tác quan hệ kinh tế, đề xuất lựa chọn các nhà cung cấp có đủ khả năng, uy tín
làm bạn hàng truyền thống, duy trì mối quan hệ và cùng phát triển.
* Thực hiện công tác quản lý vật tư nội bộ:
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc các đơn vị tổ chức đấu thầu và
thực hiên việc mua vật tư, vật liệu xây dựng tại các công trình mà đơn vị nhận thầu.
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua vật tư,vật liệu toàn
công ty.
- Hàng tháng, quý, năm, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các đơn vị về công
tác quyết toán vật tư, nguyên vật liệu theo cơ chế khoán và theo định mức kinh tế
nội bộ của Công ty. Báo cáo Tổng giám đốc Công ty co cơ chế thưởng phạt về tình
hình sử dụng vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng.
- Cùng với phòng Tài chính Kế toán chỉ đạo kiểm kê vật tư theo định kỳ 6 tháng
một lần tại các đơn vị trực thuộc.
- Cân đối điều chuyển hoặc lập phương án bán các vật tư không cần dùng trong
nội bộ Công ty trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt.
- Cùng với các phòng chức năng của Công ty và các đơn vị liên quan tính toán giá,
các biện pháp xử lý thiết bị, xe máy thanh lý không cần dùng, vật tư phụ tùng tồn
kho không sử dụng trình cấp trên phê duyệt.
PHẦN II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY
I. Vốn kinh doanh của Công ty
1. Tổng số vốn kinh doanh của Công ty
Tính đến thời điểm 30/6/2006 là 703.827.269.519,0 đồng
- Phân theo cơ cấu vốn:
+ Vốn cố định : 57.310.312.349 đồng
+ Vốn lưu động: 646.516.957.170 đồng
- Phân theo nguồn vốn
+ Vốn Nhà nước: 31.793.745.793 đồng
+ Vốn vay tín dụng trong nước 579.379.939.337 đồng

+ Vay Tổng Công ty Sông Đà 0 đồng
+ Vốn khác 92.653.584.389
2. Vốn điều lệ của Công ty
- Tổng vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng
Trong đó
+ Cổ phần của Nhà nước(chiếm 49%vốn điều lệ): 24.500.000.000 đồng
+ Cổ phần bán cho người lao động, tổ chức cá nhân khác(chiếm 51% vốn điều
lệ): 25.500.000.000 đồng. Trong đó cổ phần ưu đãi là: 149.544 cổ phần, tương ứng
với giá trị là: 14.954.400.000 đồng.
II. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006
Từ một đơn vị chuyên cung ứng vật tư thiết bị, tiếp nhận vận chuyển thiết bị toàn
bộ cho công trường thuỷ điện Hoà Bình. Công ty từng bước tiếp cận với nền kinh tế
thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả về ngành nghề, sản phẩm lẫn
địa bàn hoạt động. Cụ thể:
- Giữ vững được ngành nghề truyền thống là cung ứng vật tư thiết bị cho các công
trường, kết hợp chặt chẽ kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải do vậy đã
giữ vững thị phần truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong
nước.
- Sản xuất công nghiệp là một lĩnh vực hoàn toàn mới của Công ty nhưng trong
những năm qua Công ty đã thể hiện quyết tâm cao nắm vững và làm chủ các dây
chuyền công nghệ sản xuất, quản lý sử dụng tốt các thiết bị máy móc đạt từ 95%
đến 100% công suất thiết kế, sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết. Giá trị SXCN của
Công ty tăng đều đặn hàng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
- Công tác tiếp thị đấu thầu được Công ty chú trọng tăng cường nên tỷ lệ các công
trình trúng thầu cao. tỷ trọng các công trình tự đấu thầu của Công ty luôn chiếm từ
70%- 80% trong tổng giá trị xây lắp của Công ty. Điều đó khẳng định uy tín của
Công ty trong công tác xây lắp trên thị trường.
- Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng bằng việc tạo ra sản phẩm chất lượng
ngày càng cao, thường xuyên thay thế bổ sung các máy móc thiết bị mới để đảm
bảo năng lực tham gia thi công và phục vụ công trường lớn, trọng điểm.

- Công ty áp dụng những phương thức quản lý mới tăng cường hạch toán kinh
doanh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh một cách kịp thời
chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý các chi phí nhằm hạ giá thành, đảm bảo lợi
nhuận trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao,
đời sống CBCNV được ổn định, thu nhập tăng trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
- Chất lượng của đội ngũ công nhân ngày một nâng cao về chất lượng, cụ thể khối
lượng công nhân bậc cao tăng liên tục qua từng năm.
Bảng1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2004-2006
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính
2004 2005 2006
I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Tr. đ 804.563 356.700 446.500
1 Giá trị xây lắp Tr. đ 116.594 92.900 106.600
2 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr. đ 168.765 49.700 52.900
3 Giá trị sản xuất kinh doanh khác Tr. đ 6.388 3000 7000
4 Giá trị vật tư vận tải Tr. đ 512.816 211.100 280.000
II Tổng doanh thu Tr. đ 865.810 355.359 413.153
III Tổng số nộp ngân sách Tr. đ 36.416 8.646 10.823
IV Lợi nhuận trước thuế Tr. đ 1.599 10.407 11.902
VI Lao động bình quân người 1.344 1.159 1.636
VII Thu nhập của người lao động 1000đ/
ng/tháng
1.534 2.000 2.100
Nguồn: Định hướng phát triển và phương án sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Sông Đà 12
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp phải không
ít khó khăn, có thể kể đến những khó khăn như:
- Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép

cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác xây lắp trong những năm qua có những tiến bộ rõ rệt, đạt mức độ tăng
trưởng về giá trị sản lượng nhưng năng lực xây lắp hiện tại chưa phát triển tương
xứng với nhiệm vụ mới cả về con người lẫn thiết bị thi công.
- Sản xuất công nghiệp đã đi vào ổn định và tăng trưởng, nhưng trongtiến trình đổi
mới doanh nghiệp các cơ sở sản xuất cônh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều đã được
cổ phần hoá theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nhà nước và Tổng Công ty. Do vậy, để
phát triển theo đúng định hướng Công ty vẫn phải tiếp tục dầu tư vào các lĩnh vực
mới mà sản xuất công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng.
- Năng lực thiết bị cho công tác vận tải thuỷ phần lớn đã qua sử dụng trên 10 năm,
do vậy năng suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa lớn nên hiệu quả không cao.
- Trình độ một số cán bộ điều hành sản xuúat kinh doanh trong Công ty còn nhiều
hạn chế.
III. Tình hình thực hiện và kế hoạch triển khai các dự án đầu tư của Công ty
Cổ phần Sông Đà
1. Các dự án đã kết thúc đầu tư
Trong giai đoạn 2001-2005, Công ty CP Sông Đà 12 đã kết thúc đầu tư các dự án
chính sau:
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất chi nhánh Hải Phòng
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công xây lắp và phương tiện vận tải đường
bộ.
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển 12.10
- Dự án đầu tư nâng cao năng lực vận tải thuỷ, bến cảng và kho bãi.
- Dự án đầu tư nângcao năng lực xưởng gia công cơ khí tại Hoà Bình.
2. Các dự án đang triển khai thực hiện:
2.1. Dự án đầu tư phương án phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La
- Quyết định đầu tư: 264TCT/HĐQT ngày 18/05/2004 của Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Sông Đà.
* Mục tiêu chính: Vận chuyển toàn bộ vật tư, thiết bị, từ các nguồn hàng đến
Sơn La phục vụ cho các đơn vị thành viên của Tổng Công ty thi Công công trình

thuỷ điện Nậm Chiến và thuỷ điện Sơn La.
* Tổng mức đấu tư: 167.039,76 triệu đồng
* Nguồn vốn: Vốn vay tín dụng thương mại và vốn ứng trươnc của khách hàng.
* Tiến độ thực hiện: Quý II/2004 đến năm 2008
* Kết quả thực hiện đầu tư:
+ Kết quả thực hiện dự án đầu tư:
Tổng giá trị đã thực hiện là: 13.848 triệu đồng
Trong thời gian qua Công ty chưa đầu tư tiếp vì hiện đang có khó khăn về
nguồn vốn và khối lượng công việc được giao thực hiện tại Thuỷ điện Sơn La
không lớn, dẫn tới nhu cầu máy móc thiết bị chưa cao. Dự án được thực hiện theo
đúng trình tự thủ tục đầu tư và đảm bảo đúng tiến độ theo dự án.
2.2. Dự án dây chuyền sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông
Dự án được Hội đồng quản trị Tổng Công ty phê duyệt tại quyết định số
629TCT/HĐQT ngày 14/07/2005
* Mục tiêu chính: Đáp ứng về nhu cầu sản phẩm chất phụ gia dùng trong côn
tác bê tông khối lớn tại các công trình thuỷ điện.
* Quy mô và công suất:
- Lắp đặt dây chuyền đồng bộ tuyển tro bay công suất 48 tấn/ca.
- Đầu tư các hạng mục nhà xưởng, nhà văn phòng làm việc và các hạng mục
hạ tầng cơ sở, phụ trợ khác.
* Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Thị trấn Phả Lại- huyện Chí Linh-
Hải Dương. Diện tích đất sử dụng: 5063,3 m2.
* Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: 13.629,39 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Vay tín dụng trong nước 85% và vố tự có 15%.
* Thời gian khởi công, hoàn thành: Từ tháng 5/2006- 10/2006.
* Tình hình thực hiện đầu tư:
- Kết quả thực hiện đầu tư: Tổng giá trị đã tạm ứng và thanh quyết toán
khoảng 9 tỷ đồng. Trong đó các hạng mục xây lắp đã hoàn thành và quyết toán
xong. Còn phần thiết bị Công ty đã tiến hành đấu thầu rộng rãi và lựa chọn được
nhà thầu tuy nhiên sau khi lắp đặt và đưa vào sản xuất thử thì còn tồn tại một số vấn

đề: công suất, chất lượng sản phẩm đều không đạt yêu cầu so với hồ sơ mời thầu và
hợp đồng đã cam kết. Do vậy dự án còn chưa được hoàn thành.
2.3. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị liền kề Xí nghiệp Sông Đà 12.3
Dự án được phê duyệt tại quyết định số 97TCT/HĐQT ngày 12/3/2004 của
Hội đồng quản trị T ổng Công ty Sông Đà và quyết định số 325CT/ĐT ngày
19/4/2004 của Tổng giám đốc Công ty Sông Đà 12.
* Mục tiêu chính: Phát triển quỹ nhà ở cho CBCNV Công ty Sông Đà 12 nói
riêng và của Tổng Công ty Sông Đà, Nhân dân thị xã Hoà Bình nói chung theo tiêu
chuẩn khu đô thị hiện đại.
* Quy mô và công suất: Nhà ở căn hộ liền kề: Gồm 151 căn hộ và các hạng
mục phụ trợ kèm theo.
* Địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng: Phường Tân Hoà và Phường
Thịnh Lang, Thị xã Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình.
* Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: 46.287.702.000 đồng, nguồn vốn đầu tư:
Vay tín dụng trong nước 22% và vốn ứng trước của khách hàng 78%.
* Thời gian khởi công, hoàn thành: Từ tháng 1/2004- 3/2006.
* Kết quả thực hiện đầu tư:
- Cho dến nay Ban QLDA mới bán được 53căn hộ trên tổng số 151 căn hộ.
Giá trị theo hợp đồng: 15.089.970.000 đồng
Tổng số tiền đã thu: 9.410.230.000 đồng
Giá trị chưa thu: 5.679.740.000 đồng
3. Đánh giá kết quả thực hiện các dự án đầu tư tại Công ty Sông Đà 12 thời
gian qua.
Công tác đầu tư cơ bản đã được triển khai đúng các quy trình đầu tư xây dựng
cơ bản của Nhà nước cũng như của Tổng Công ty. Tất cả các dự án đều có danh
sách hồ sơ pháp lý của dự án. Các dự án đầu tư của Công ty đều đã ban hành quy
định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án
này góp phần vào thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được, kết quả đầu tư còn có nhiều hạn
chế, cần khắc phục:

- Các dự án của Công ty hầu hết là dự án vừa và nhỏ thuộc nhóm B, C và lĩnh
vực đầu tư đa dạng, dàn trải từ sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư máy móc thiết bị,
xây dựng đô thị Công ty chưa lập được chiến lược đầu tư dài hạn phù hợp với định
hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Một số các thiết bị đầu tư sử dụng không đúng mục đích ban đầu cụ thể như
dự án đầu tư thiết bị phục vụ vận chuyển Sơn La.
4. Kế hoạch đầu tư các dự án trong thời gian tới ( 2006-2010)
4.1. Hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị liền kề tại Hoà
Bình.
4.2. Khắc phục và giải quyết các vấn đề tồn tại của dự án tro bay Phả Lại.
4.3. Hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án đầu tư xây dựng mở rộng cầu cảng và
bãi trung chuyển vật liệu của Xí nghiệp Sông Đà 12.4 tại Hải Phòng.
4.4. Nghiên cứu cơ hội đầu tư mới trạm triết khí ga tại Hải Phòng.
4.5. Tham gia góp vốn thành lập Công ty cổ phần để đầu tư và khai thác sản xuất
Puzơlan tại Nghĩa Đàn cung cấp cho công trình thuỷ điện Bản Vẽ và các công trình
thuỷ điện khác.
4.6. Tham gia đầu tư tài chính vào dự án thuỷ điện Sử Pán 2 là 10 tỷ đồng, tương
đương với tỷ lệ 10% vốn điều lệ.
4.7. Dự án nâng cao năng lực các thiết bị các đơn vị: hàng năm công ty sẽ cân
đối lượng máy móc thiết bị của toàn Công ty để đầu tư các thiết bị nhằm nâng cao
năng lực thi công đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu kinh doanh của Công ty.
PHẦN III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC L ẬP DỰ ÁN ĐẦU TỪ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 12
I. Quy trình lập dự án tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12
Trách nhiệm Trình tự thực hiện Mô tả
- Ban Giám Đốc
- Phòng Đầu tư, phòng chức năng
Tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư 1.1
- Phòng chức năng Đề nghị triển khai dự án 1.2

- Tổng Giám đốc
- Hội Đồng quản trị
Phê duyệt, giao nhiệm vụ 1.3
- Phòng đầu tư
-Đơn vị chuyên môn
Báo cáo cơ hội đầu tư 1.4
- Tổng giám đốc
-Tổng Công ty
Phê duyệt
- Phòng đầu tư
- Đơn vị chuyên môn
Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.5
- Tổng giám đốc, phòng chức năng
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thẩm định dự án
- Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc
Quyết định phê duyệt 1.6
1. Mô tả
1.1. Tìm kiếm, nắm bắt cơ hội đầu tư
Ban Giám đốc Công ty, Giám đốc các đơn vị, các phòng chức năng công ty có
trách nhiệm tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư.
1.2. Đề nghị lập dự án đầu tư
Trình Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty quyết định phê duyệt cho lập
dự án đầu tư.
1.3. Quyết định phê duyệt, triển khai dự án
Đó là việc lãnh đạo Công ty đồng ý cho triển khai các bước để lập dự án hoặc căn
cứ vào định hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty có thể
lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc thuê tư vấn chuyên ngành để lập dự án.
1.4. Lập báo cáo cơ hội đầu tư

Phòng Đầu tư và các phòng ban chức năng trong Công ty lập trình Hội đồng quản
trị phê duyệt, Tổng Giám đốc Công ty theo thẩm quyền quy định của Công ty Cổ
phần về quản lý dự án đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo cơ hội đầu tư:
- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Dự kiến quy mô, hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng.
- Phân tích lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư,
thiết bị, năng lượng, nguyên liệu dịch vụ và hạ tầng.
- Phân tích lựa chọn sơ bộ phương án xây dựng.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng
huy động vốn và phương án trả nợ.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Đối với các Dự án mua sắm máy móc thiết bị không cần lắp đặt, nội dung báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi không cần nêu mục 3 và 5.
1.5. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Phòng Đầu tư Công ty và các phòng ban
chức năng lập hoặc thuê các đơn vị tư vấn lập trình Tổng Giám đốc Công ty, Hội
đồng quản trị Công ty phê duyệt.
Nội dung cơ bản của một dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở:
* Phần thuyết minh:
- Sự cần thiết phải đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối
với dự án sản xuất, kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây
dựng, nhu cầu sử dụng đất,
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình.
- Các giải pháp thực hiện
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu
về an ninh quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án, thu xếp vốn, khả năng huy động và thu hồi vốn.
- Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

* Phần thiết kế cơ sở:
- Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được các giải pháp thiết kế
chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định được tổng mức đầu tư và triển khai các
bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trên các bản vẽ để diễn giải
các thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của côngtrình với quy
hoạch xây dựng tại khu vực, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động.
+ Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt các phương án công nghệ và các sơ
đồ công nghệ, danh mục thiết bị công nghệ và các thông số liên quan.
+ Thuyết minh xây dựng: Khái quát về tổng mặt bằng, dự tính khối lượng xây
dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.
- Các bản vẽ thiết kế cơ sở.
1.6. Gửi hồ sơ dự án và văn bản đến tổ chức thẩm quyền quyết định, tổ chức cho
vay và cơ quan thẩm định dự án.
* Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo nghiên
cứu khả thi theo nội dung tại điều 9 NĐ 16/CP.
- Thời gian thẩm định các dự án đầu tư được quy định tại mục 9 điều 9 NĐ
16/CP.
* Thẩm quyền quyết định đầu tư:
- Thẩm quyền quyết định đầu tư được thực hiện tại điều 11 Nghị định
16/2005/NĐ-CP và tại quy chế phân cấp và quản lý đầu tư xây dựng của Công ty cổ
phần Sông Đà 12.
* Nội dung quyết định đầu tư bao gồm:
01- Mục tiêu đầu tư
02- Xác định chủ đầu tư
03- Hình thức quản lý dự án
04- Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái
định cư và phục hồi nếu có.

05- Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp
công trình.
06- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia( nếu có).
07- Tổng mức đầu tư.
08- Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án.
09- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy
chế chung.
010- Phương thức thực hiện dự án, nguyên tắc phan chia gói thầu và hình thức lựa
chọn nhà thầu, Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây lắp và cung cấp thiết bị của
dự án sau khi có quyết định đầu tư.
2. Hồ sơ
- Tờ trình duyệt phương án đầu tư
- Hồ sơ dự án
- Báo cáo
- Quyết định phê duyệt dự án
II. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác lập dự án đầu tư tai Công ty cổ
phần Sông Đà 12
1. Về kế hoạch và chiến lược đầu tư của Công ty
Hầu hết các dự án đầu tư tại Công ty Sông Đà 12 đều là những dự án nhỏ thuộc
dự án nhóm B và nhóm C, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty Sông Đà 12 đầu
tư với quy mô quá rộng, thiếu tập trung, chưa xây dựng được đựoc danh mục đầu
tư, và kế hoạch đầu tư phù hợp trong dài hạn, dự án nào nên đầu tư trong dài hạn,
ngắn hạn và trung hạn. Lĩnh vực nào nên tập trung nguồn lực vào để đầu tư. Đầu tư
dàn trải trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho công tác
lập và đánh giá dự án.
2. Nhân lực làm việc trong dự án của Công ty trình độ còn thấp
Thông thường, rất nhiều người nghĩ rằng việc lập và đánh giá dự án là công việc
đơn giản. Nhưng thực tế, công việc này đòi hỏi những chuyên gia với kiến thức
chuyên môn tốt và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như luật, tài
chính, kỹ thuật, maketing,

Các cán bộ làm việc trong phòng Đầu tư của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu
đặt ra đối với môi trường làm việc của dự án cả về chất lượng lẫn số lượng. Họ còn
trẻ và ít kinh nghiệm. Họ vừa phải làm các công việc liên quan đến kinh tế vừa phải
gánh vác các công việc liên quan đến kỹ thuật. Trình độ của các cán bộ làm việc
trong phòng Đầu tư thể hiện ở bằng cấp của họ, hầu hết họ đều chưa được đào tạo
về lĩnh vực quản lý đầu tư.
3. Quá trình chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi
Rất nhiều dự án của Công ty đều không có mục tiêu rõ ràng. Một vài dự án phải
đầu tư vì mục đích chính trị mà không đề cập đến hiệu quả tài chính. Kỹ thuật là
khía cạnh rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư của Công ty nhưng lại không
quan tâm thích đáng. Vốn chi cho mảng này còn thiếu và hạn hẹp. Đặc biệt là các

×