Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN386 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU THỊ HOA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CÀ CHUA TN386
TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU THỊ HOA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI GIỐNG CÀ CHUA TN386
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành : 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mão
Thái Nguyên – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì bảo vệ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để giúp tôi hoàn thành luận văn này
đã được cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
TRIỆU THỊ HOA
ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Mão -
Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô
giáo trong Khoa nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cùng các cán bộ, công nhân trong trung tâm thực hành thực nghiệm
Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi
hoành thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã ủng hộ tôi, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
TRIỆU THỊ HOA
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Yêu cầu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa thực tiễn 3
3.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Cơ sở khoa học 4
1.2. Nhu cầu về dinh dưỡng cho cây cà chua 5
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng đa lượng của cây cà chua 6
1.2.1.1. Nhu cầu sử dụng đạm 6
1.2.1.2. Nhu cần sử dụng lân 7
1.2.1.3. Nhu cầu sử dụng kali 7
1.2.2. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng trung lượng đối với cà chua 8
1.2.3. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng vi lượng đối với cà chua 8
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới 8
1.3.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 8
iv
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 10
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam 13
1.4.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 15
1.4.2.1. Nghiên cứu về giống 15
1.4.2.2. Nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cây cà chua 17
1.4.3. Những hạn chế và giải pháp phát triển cà chua ở Việt Nam 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm 26
2.3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 28
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30

2.3.3.1. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển 30
2.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng 30
2.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả 30
2.3.3.4. Các chỉ tiêu chất lượng quả 31
2.3.3.5. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
v
3.1. Các kết quả nghiên cứu lựa chọn lượng đạm bón thích hợp trong tổ hợp
phân bón cho giống cà chua TN386 tại Thái Nguyên 33
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm bón đến các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại
Thái Nguyên 33
3.1.1.1. Giai đoạn vườn ươm 33
Thời gian từ gieo tới mọc 33
3.1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 ngoài
ruộng sản xuất 34
3.1.2. Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống cà chua TN386 35
3.1.3. Ảnh hưởng của các mức đạm bón khác nhau đến động thái ra lá trên
thân chính của giống cà chua TN386 41
3.1.4. Ảnh hưởng các mức đạm bón đến tình hình sâu bệnh của giống cà chua
TN386 44
3.1.5. Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua TN386 47
3.1.6. Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến hiệu quả kinh tế của giống cà
chua TN386 50
3.2. Các kết quả nghiên cứu lựa chọn biện pháp bảo vệ thực vật tốt nhất cho
giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên 51
3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV khác nhau đến các thời kỳ sinh trưởng

và phát triển của giống cà chua TN386 trong vụ Xuân Hè 2014 51
3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV khác nhau đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống TN386 trong vụ xuân hè 2014 53
3.2.3. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV khác nhau đến khả năng ra lá trên
thân chính của giống cà chua TN386 55
vi
3.2.4. Đánh giá tình hình nhiễm sâu hại của giống cà chua TN386 ở các công
thức BVTV khác nhau 57
3.2.5. Đánh giá tình hình nhiễm bệnh hại của giống cà chua TN386 ở các
công thức BVTV khác nhau 59
3.2.6. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất 61
3.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
1. Kết luận 65
2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
CV : Coeff Var (Hệ số biến động)
Đ/C : Đối chứng
FAO : Food and Agricultura Org.
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
KLTB/quả : Khối lượng trung bình/quả
LSD : Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
NSLT : Năng suất lý thuyết
NLTT : Năng suất thực thu
TB : Trung bình
TLB : Tỷ lệ bệnh
TLH : Tỷ lệ hại
TL đậu quả : Tỷ lệ đậu quả
VTM : Vitamin
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cà chua ở các mức
năng suất khác nhau 6
Bảng 1.2: Sản lượng cà chua của 10 nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới
từ 2007 - 2011 9
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới
năm 2013 10
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 14
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 ở các
công thức khác nhau 34
Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây cà chua ở các công
thức khác nhau 37
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ theo dõi của cà chua
ở các công thức thí nghiệm 39
Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của giống cà chua TN386 ở
các công thức bón đạm khác nhau 41
Bảng 3.5: Tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm 43
Bảng 3.6: Tình hình sâu bệnh hại cà chua ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông
Xuân năm 2013-2014 45
Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua TN386 ở
các mức đạm bón khác nhau 47

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến hiệu quả kinh tế của giống cà chua
TN386 51
Bảng 3.9: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 ở các
công thức khác nhau 52
Bảng 3.10: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây cà chua ở các công
thức khác nhau 54
Bảng 3.11: Động thái tăng trưởng số lá của cây cà chua ở các công thức khác nhau 56
ix
Bảng 3.12: Tình hình sâu hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống cà
chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau 58
Bảng 3.13: Tình hình bệnh hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống cà
chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau 60
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của biện pháp BVTV đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 62
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV khác nhau đến hiệu quả kinh tế
của giống cà chua TN386 trong vụ Xuân Hè 2014 63
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây 38
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ
theo dõi 40
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính 42
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn tốc độ ra lá trên thân chính qua các kỳ theo dõi 44
Hình 3.5: Biểu đồ năng suất của cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm 50
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây 55
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính 57
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) là cây rau quan trọng trên thế

giới và Việt Nam. Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả
chín có nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ con người như đường,
vitamin (A, B, B2, C, PP), acid amin và các khoáng chất, nên cà chua được sử dụng
cho nhiều mục đích như ăn tươi, nấu chín, làm nguyên liệu cho sản xuất nước sốt cà
chua, nước ép hoa quả, làm mắm chấm. Cà chua còn là loại rau có giá trị kinh tế
cao. Theo Tạ Thu Cúc (2004) [10] ở Mỹ, năm 1997, tổng giá trị sản xuất 1 ha cà
chua cao hơn gấp 4 lần so với trồng lúa nước, và 20 lần so với trồng lúa mỳ. Trên
thế giới, năm 2008 diện tích trồng cà chua là 4,734,356 ha, năng suất đạt là 355,892
tạ/ha, sản lượng là 159,023,383 tấn (FAO, 2014) [41].
Ở Việt Nam cây cà chua được trồng quanh năm, năm 2008 diện tích trồng
cà chua là 24.850 ha, năng suất đạt 216 tạ/ha, sản lượng là 535.438 tấn (FAO, 2014)
[41]. Diện tích trồng cà chua chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và trung du phía
Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Diện tích trồng cà chua ngày càng mở rộng với giá trị dinh dưỡng và hiệu
quả kinh tế của cây cà chua cao so với nhiều cây trồng khác. Thái nguyên là vùng
đất có tiềm năng phát triển sản xuất cà chua cả về diện tích đất canh tác, điều kiện
thời tiết và thị trường tiêu thụ (Nguyễn Thị Mão, 2009) [21]. Tuy nhiên, việc phát
triển sản xuất ở đây chưa xứng với tiềm năng là do chưa có biện pháp kỹ thuật đồng
bộ, nên chưa khuyến khích được người nông dân. Kinh nghiệm sản xuất chỉ ra rằng
để có năng suất và chất lượng tốt, cây cà chua cần được bón kết hợp cân đối giữa
phân chuồng và phân hóa học, nhưng lượng phân chuồng cung cấp cho sản xuất rau
mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu của cây cà chua. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Đức Toàn 2013 [33] cho thấy, có thể thay thế phân chuồng hoai mục
bằng phân hữu cơ sinh học NTT kết hợp với lượng phân khoáng theo qui trình
khuyến cáo. Tuy nhiên, do khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học NTT thân lá cà
chua phát triển mạnh mà nguyên nhân có thể do dư thừa lượng đạm bón nên lại là
2
cơ hội cho sâu bệnh phát sinh phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng cà chua.
Mặt khác, trong điều kiện nguồn phân chuồng hoai mục ngày càng thiếu do đàn

trâu bò ngày càng giảm, nên người dân đã lạm dụng nhiều phân khoáng dẫn đến sâu
bệnh hại nặng. Trước thực tế đó, để phòng trừ sâu bệnh hại cà chua, biện pháp phổ biến
nhất người nông dân thường dùng là hóa học. Hướng này chỉ phù hợp với các cây cho
thu hoạch một lần mới đảm bảo được thời gian cánh ly mà không phù hợp với cây cà
chua cho thu hoạch rải rác nhiều lần. Với việc sử dụng lạm dụng hóa chất độc hại như
vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm, ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên và góp phần hoàn thiện quy trình sản
xuất cây cà chua tổng hợp - Intergrated Crop Management (ICM), nhằm phát triển
sản xuất cà chua theo hướng an toàn đáp ứng nhu cầu ngày tăng của con người cả về số
lượng và chất lượng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN386 tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được tổ hợp phân bón và biện pháp bảo vệ thực vật hợp lý đối với giống
cà chua TN386 đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn sản phẩm tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cà chua ở các lượng đạm bón
khác nhau trong vụ Đông Xuân 2013-2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón khác nhau đến tình hình sâu bệnh hại cà
chua trong vụ Đông Xuân 2013-2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón khác nhau các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cà chua trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp bảo vệ thực vật đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng quả cà chua trong vụ Xuân Hè 2014.
- Hạch toán hiệu quả kinh tế.
3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với cây cà chua tại

Thái Nguyên, góp phần tạo ra sản phẩm cà chua an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và bảo vệ môi trường.
Giới thiệu biện pháp canh tác phù hợp cho cây cà chua để sản xuất cà chua vừa
cho năng suất cao vừa đảm bảo chất lượng lượng tốt tại địa bàn thành phố Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất cây cà
chua là cơ sở cho việc sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và an toàn sản phẩm đối với
giống cà chua mới tại Thái Nguyên.
Là cơ sở lý luận khoa học góp phần xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý
cây cà chua tổng hợp tại Thái Nguyên và các vùng có điều kiện tương tự.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, chỉ đạo sản xuất và biện pháp phòng trừ dịch hại.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Cà chua là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao là cây trồng có thể
trồng trên vùng rau chuyên canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây vụ đông trên đất
lúa mà không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa.
Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây cà chua, với điều kiện đất đai và khí hậu
của tỉnh Thái Nguyên, những giống cà chua mới có thể sinh trưởng phát triển tốt và
cho năng suất cao.
Hiện nay một số giống cà chua mới cho năng suất chất lượng cao đã được
công nhận giống quốc gia đang được trồng trên một số vùng chuyên canh ở nước ta
như:. Công ty Hoa Sen có giống VL 2910, VL 2922, VL 2000, VL 2004, GS 1200.
Viện nghiên cứu rau quả TW có giống PT18, Lai số 4, Lai số 9, Lai số 1, B
2
M
4
, R5-

18. Viện cây lương thực có giống C95, C155, VT3, Hồng lan. Trường ĐHNN I có
giống HT7, HT9. Công ty Trang Nông có giống TN129, TN386, TN148, TN 52,
TN54Trong đó giống TN129, TN386, TN148 được kết luận là giống triển vọng đã
được khảo nghiệm tại Thái Nguyên. Giống cà chua TN386 là dạng cây sinh trưởng
vô hạn, kháng bệnh tốt, trồng quanh năm. Trái tròn vuông, thịt dày cứng, chín đỏ
đẹp, chắc, thích hợp cho vận chuyển xa. Trái nặng 80 - 100 g. Năng suất có thể đạt
4 – 5 kg trái/cây.
Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua cũng có ý nghĩa quan trọng về mặt luân
canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được
khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh theo
mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều sâu bệnh
hại, đáng kể như sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá do virus
khó phòng trừ.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hóa học không phải lúc nào
cũng có kết quả hữu hiệu. Mặt khác, biện pháp này không những làm ô nhiễm môi
trường sống để lại dư lượng độc tố trong quả, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của
5
con người, gia súc gia cầm và các loại sinh vật khác, mà còn tăng chi phí đầu vào và
tăng tính chống thuốc của dịch hại.
Xen canh cây trồng là biện pháp có thể đồng thời sử dụng tối ưu các điều kiện
đất, nước và ánh sáng góp phần làm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cho nhà nông.
Biện pháp BVTV đã được áp dụng nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hóa học như các chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc và các loại cây trồng
xen có khả năng xua đuổi côn trùng hại cà chua.
1.2. Nhu cầu về dinh dưỡng cho cây cà chua
Trong sản xuất nông nghiệp, mục tiêu quan trọng hàng đầu là năng suất,
năng suất có cao hay không còn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố. Cà chua là cây trồng
nông nghiệp bộ phận sử dụng là quả. Muốn quả cà chua to, nhiều, chất lượng tốt thì
phụ thuộc vào giống, điều kiện canh tác, mức độ đầu tư và tình hình sau bệnh hại.
Dinh dưỡng khoáng có mối quan hệ với sự sinh trưởng, phát triển của cây cà chua.

Vì vậy việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cà chua là yếu tố có tính chất
quyết định năng suất và chất lượng quả cà chua.
Cây cà chua mẫn cảm với phân hữu cơ, phân khoáng, sử dụng phân bón thích
hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả. Trong các nguyên tố dinh dưỡng đa
lượng, cà chua cần nhiều kali hơn cả sau đó là đạm thứ đến là phân lân. Ngoài ra các
nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cũng cần thiết để cây cà chua sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo Nguyễn Thanh Minh, 2004 [24], cây cà chua cần ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng
là đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, magie, sắt, mangan, đồng, kẽm và molipden. Theo
nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cs thì trong điều kiện Việt Nam lượng phân bón cho
1ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg P
2
O
5
, 150 kg K
2
O. Theo More
(1978) thì để tạo ra 1 tấn quả cà chua cần 2,9 kg N; 0,4 kg P
2
O
5
, 4 kg K
2
O và 0,45 kg
Mg (Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân, 2000) [18]. Theo Kuo et al, 1998 [45] đối với
giống cà chua thuộc loại hình vô thời hạn nên bón với mức 180 kg N, 80 kg P
2
O
5

180 kg K

2
O, còn đối với giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn nên bón
với mức 120 kg N, 80 P
2
O
5
và 150 kg K
2
O
Tuỳ theo mức tăng năng suất khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng cung cấp
cho cây cũng khác nhau, nhiều tác giả đã thấy rằng: để đạt năng suất cao cần bón
các mức dinh dưỡng tương xứng, thể hiện qua bảng 2.3.
6
Bảng 1.1: Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cà chua ở các mức
năng suất khác nhau
Năng suất
(tấn/ha)
Nguyên tố dinh dưỡng
(Kg/ha)
N
P
K
Mg
Ca
5
14,5
2,0
2,0
20,0
11,75

10
29,0
4,0
4,40
4,50
23,50
25
72,5
10,0
100,0
11,25
58,75
100
290,0
40,0
40,00
45,00
235,00
200
580,0
80,0
90,00
90,00
470,00
Nguồn: Robert Cowell, 1979
Ở các nước nhiệt đới, nếu bón quá nhiều (đặc biệt là N) trong một số trường
hợp xuất hiện các nhân tố khác có thể làm giảm năng suất.
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng đa lượng của cây cà chua
1.2.1.1. Nhu cầu sử dụng đạm
Đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và cho năng suất của cây. Đạm chiếm 2,5 -

4,8% trọng lượng khô của cây. Là thành phần chủ yếu của các axit amin, protein,
chlorophyl ankaloit, amid và các chất khoáng trong cây. Đạm thúc đẩy tăng trưởng,
ra hoa, đậu quả. Thiếu đạm hoa cà chua dễ bị rụng, quả nhỏ trong điều kiện nhiệt độ
cao. Nếu thừa đạm thì cỡ quả, thời gian bảo quản, màu sắc và mùi vị quả sẽ bị giảm.
Thừa đạm dễ làm rối loạn quá trình chín của quả do cây bị khô mạch dẫn, làm giảm
lượng vật chất khô trong dịch quả và tăng nồng độ axit. Khi sử dụng lượng đạm hợp
lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng sản lượng.
Giai đoạn đầu cây cà chua hút rất ít đạm. Nhưng sau khi và thời kỳ cây ra
hoa kết quả thì cây cà chua yêu cầu lượng đạm lớn nhất. Khi cây hút 80 - 100 kg
N cây cà chua có thể cho 25 tấn quả, trong tháng đầu cây chỉ hút 3,4 - 4,5 kg N.
Tháng thứ hai hút chừng 23 – 28 kg N, cho nên khi bón cho cà chua người ta
không bón một lần mà bón thành nhiều lần, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh
trưởng nhất định của cây.
7
Đối với cà chua trong nhiều trường hợp đạm nitrate phù hợp hơn đạm amon.
Pill và Lambeth đã phát hiện thấy dạng đạm amon làm giảm sự tập trung lượng Ca,
Mg, K, P và NO
3
ở mầm của rễ.trong trường hợp quá ít hoặc quá nhiều canxi đều có
khả năng tạo ra độc tố cuỉa dạng đạm amon. Một số nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy,
trong số nhiều loại đạm giải phóng chậm thì đạm dạng ure là cho kết quả tốt nhất.
1.2.1.2. Nhu cần sử dụng lân
Lân có vai trò then chốt trong việc cung cấp năng lượng cho sự trao đổi chất
và cần cho sự phát triển của hệ rễ, nhất là ở giai đoạn cây con. Thời kỳ đầu sinh
trưởng, cây cà chua rất mẫn cảm khi thiếu lân ở trong đất. Do vậy, ở giai đoạn đầu
ta bón lân ở dạng dễ tiêu để xúc tiến việc ra rễ đồng thời tăng khả năng hút nước và
chất dinh dưỡng. Bón đủ lân cây sẽ nở hoa và chín sớm hơn, chất lượng quả tốt hơn
vì lân tăng cường hoạt động của Cytokinin.
Tác dụng tốt nhất của lân là xúc tiến sự hình thành chùm hoa sớm, hoa nở
sớm, quả lớn nhanh (khi cung cấp đạm đầy đủ) và chín sớm, rút ngắn thời gian sinh

trưởng. Theo Su,N.R., (1974) [50], nếu bón đầy đủ đạm, kali và lân giúp tăng
trưởng quả, làm tăng chất lượng quả đặc biệt là hàm lượng vật chất khô, đường
Saccaroza, quả cứng, thịt dày, nhiều Vitamin C và có màu đẹp.
Nếu thiếu lân, cây đồng hoá đạm kém nên khi trồng cà chua cần chú ý bón
đầy đủ lân dễ tiêu để hiệu lực của lân tốt khi bón đạm đầy đủ.
Đối với cà chua nên hoà lân tưới cho cây vì cây cà chua có thời gian sinh
trưởng ngắn, mẫn cảm với pH thấp. Trong các loại lân thì lân nitrophosphate và
superphosphate là nhữnh dạng lân tốt nhất cho cà chua (Kuo et al, 1998) [45].
1.2.1.3. Nhu cầu sử dụng kali
Kali cần thiết cho quá trình đồng hoá CO
2
trong không khí để tạo thành
Gluxit, là yếu tố quan trọng trong quá trình tổng hợp Protein, các axit hữu cơ và
làm hoạt động của các men. Kali có tác dụng tốt với hình thái quả, đất bón đủ kali
quả nhẵn, bóng, thịt quả chắc. Ngoài ra kali còn ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả,
làm tăng hàm lượng đường tổng số, hàm lượng chất hòa tan và vitamin C. Theo
Trudel và Ozbun (1970) thì kali đóng vai trò quan trọng trong hình thành sắc tố ở cà
8
chua, kali làm tăng caroten, lycopen và thúc đẩy sự thành lập sắc tố trong quả chín.
Đặc biệt là sắc tố đỏ (lycopen) và hương vị của cà chua.
Bón kali hợp lý sẽ làm giảm sự rối loạn qúa trình chín của quả, thúc đẩy mạnh
quá trình chuyển hoá axit trong quả (axit citric và malic). Quả của cây được cung cấp
đủ kali có tổng số chất khô, đường, axit, caroten, lycopen cao hơn và duy trì chất lượng
quả lâu hơn. Còn quả của cây thiếu kali có xu hướng chín ép, hương vị kém.
1.2.2. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng trung lượng đối với cà chua
- Canxi là thành phần của màng tế bào giúp tế bào duy trì thấm, điều hoà độ
bazơ tạo điều kiện để cây trồng hấp thu các nguyên tố khác. Cây thiếu canxi sẽ bị
héo, đỉnh sinh trưởng bị chết, lá có các đốm màu vàng xám sau đó héo vàng và
rụng. Nếu nhiều canxi thì lá có màu vàng và quả nhỏ.
- Magiê (Mg) có trong thành phần của diệp lục, nếu thiếu Magiê sẽ ảnh hưởng

đến quá trình quang hợp. Theo Nguyễn Văn Thắng và cs (1996) [26] bệnh khô mạch
dẫn có liên quan đến thiếu Mg, đặc biệt trong trường hợp sử dụng đạm amon.
1.2.3. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng vi lượng đối với cà chua
Ngoài các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng thì các nguyên tố dinh dưỡng vi
lượng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cà chua như: Bo, Mn, Cu,
Zn,…trong đó Bo, Mn và Zn là các nguyên tố quan trọng, đặc biệt Bo có vai trò lớn
trong việc hạn chế rụng hoa, rụng quả. Bo thúc đẩy việc hút canxi của cây, tăng
trưởng canxi cho cây. Bón Bo vào thời kỳ cây sắp ra hoa làm tăng tỷ lệ đậu quả.
Thiếu Bo bộ lá kém phát triển, chồi đỉnh dễ bị thối, quả bị biến dạng.
Zn (kẽm) thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hoá đạm trong cây. Cây thiếu Zn
có thể bị giảm 50% năng suất.
Mangan (Mn) thúc đẩy cây nẩy mầm sớm, làm cho rễ to khoẻ, cây ra hoa kết
quả nhiều.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới
1.3.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Theo Bar-Yosef, B. (1977) [39] cây cà chua có nguồn gốc từ một dạng
hoang dại ở vùng Pêru-Ecuađo-Bolivia thuộc Andes, Nam Mỹ. Từ Pêru, sau khi đến
9
Mêhicô cà chua được lan toả đi khắp thế giới theo 3 ngả chính: (1) từ Mêhicô đến
Mỹ rồi đến các nước châu Âu; (2) từ Mêhicô đến Tây Ban Nha, các nước châu Âu,
châu Phi và Trung Đông; (3) từ Mêhicô đến Philippin và các nước châu Á (dẫn theo
nguồn tài liệu của Ngô Quang Vinh, 2001) [36].
Hiện nay cà chua được trồng trên khắp thế giới. Theo số liệu của FAO, 1995
cà chua được trồng trên 158 nước trên thế giới (dẫn theo nguồn tài liệu của Ngô
Quang Vinh, 2001) [36]. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ngày càng gia
tăng, đặc biệt tăng mạnh ở 10 nước có sản lượng cà chua lớn nhất thế giới.
Bảng 1.2: Sản lượng cà chua của 10 nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới
từ 2007 - 2011
Đơn vị: Tấn
Thế giới và

các quốc gia
2007
2008
2009
2010
2011
Thế giới
126.246.632
136.229.711
141.400.629
46.876.088
48.576.853
Trung Quốc
33596,881
33911,702
34120,040
12.858.700
12.624.700
Mỹ
14185,180
13718,171
14141,850
12.433.200
16.826.000
Italia
6350,162
5976,912
6382,700
10.052.000
11.003.400

Thổ Nhĩ Kỳ
9945,043
10985,355
10745,772
8.544.990
8.105.260
Ai Cập
8639,024
9204,097
10000,000
6.024.800
5.950.220
Ấn Độ
10055,000
10303,000
11149,000
5.256.110
6.824.300
Tây Ban Nha
4081,477
3922,500
4749,200
4.312.700
3.821.490
Brazil
3431,230
3867,655
4204,638
4.106.850
4.416.650

Mêhico
3150,353
2936,773
2.691.400
2.997.640
2.435.790
Hy Lạp
1464,844
1338,600
1350,000
1.406.200
1.169.900
Nguồn: FAOSTAT Database Rerults, 2014 [40]
Theo số liệu thống kê của FAO - 2011, Trung Quốc là nước có sản lượng cà
chua lớn nhất thế giới, sau đó đến Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và một số nước khác.
Qua bảng thống kê sản lượng cà chua của thế giới ta thấy sản lượng cà chua
đã tăng lên rõ rệt và ngày càng được mở rộng cả về diện tích và năng suất.
10
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế
giới năm 2013
Châu lục
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Châu Phi
979.106
182.413

17.860.152
Châu Mỹ
477.700
515.453
24.623.176
Châu Á
2.518.466
346.509
87.267.080
Châu Âu
547.928
396.530
21.726.996
Châu Đại Dương
9.172
630.093
577.921
Nguồn: FAO STAT Database Result, 2014[40]
Qua bảng 1.3 ta thấy, châu Á là nơi có diện tích trồng cà chua lớn nhất thế
giới với 2.518.466 ha, mặc dù năng suất chỉ đạt 346.509 tạ/ha chỉ cao hơn châu Phi
nhưng vẫn đạt được sản lượng cao nhất 87.267.080 tấn. Châu Đại Dương có năng
suất cà chua cao nhất thế giới đạt 630.093 tạ/ha, nhưng do diện tích thấp nhất chỉ có
9.172 ha nên tổng sản lượng chỉ đạt 577.921 tấn. Châu Mỹ có diện tích gần như
thấp nhất đạt 477.700 ha nhưng do năng suất cao thứ 2 đạt 515.453 tạ/ha nên sản
lượng đạt khá cao 24.623.176 tấn chỉ đứng thứ 2 sau châu Á.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, những thành tựu khoa
học đã được áp dụng vào sản xuất cà chua, đã làm cho năng suất và sản lượng cà
chua không ngừng tăng lên.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Để tập trung nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất và chất

lượng cao, nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang
dại và bán hoang dại, nhằm khai thác khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện
ngoại cảnh bất thuận. Bằng nhiều con đường khác nhau như: Lai tạo, chọn lọc giao
tử dưới nền nhiệt độ cao và thấp, chọn lọc hợp tử (phôi non), gây đột biến nhân
tạo , bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, tạo ra giống thích hợp trồng
trong điều kiện nhiệt độ cao, có phổ thích ứng rộng, có khả năng trồng nhiều vụ
trong năm (Kiều Thị Thư, 1998) [32].
11
Từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đã tiến hành nghiên cứu về hợp phần
chọn tạo giống cà chua cho năng suất cao. Kết quả cho thấy: Các giống có nguồn
gốc từ Mỹ như: Cal. Ace, Hausney, Marmande Và, Pritchard, VFN - 8 và VFN -
Bush đều có những đặc tính tốt như quả to, có năng suất và chất lượng cao, còn
một số giống khác như CasTlex - 1017, Castbock; E - 6202; Gs - 30; Peto 86; uc -
82 và uc - 97 có đặc điểm là thịt quả chắc. Các giống có màu quả vàng khi chín
như: Caro Rich, Golde Bay, Jubilee vag Sunray đều có hàm lượng đường cao,
riêng giống VF145 - B7897 được đánh giá là giống cải tiến vừa có năng suất cao
vừa có chất lượng tốt. Các giống này đều thích hợp trồng trong các thời vụ (Met
wally, 1996) [47].
Ở Mỹ, công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm, đến nay
đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học Califorrnia đã chọn ra được
những giống cà chua mới như: UC - 105; UC - 134; UC - 82 có năng suất cao hơn
hẳn VF - 145 và có nhiều đặc điểm tốt như: tính chống chịu nứt quả cao và quả
cứng (Hồ Hữu An, 1996) [1].
Bên cạnh những giống mới được chọn tạo ra hàng năm, các giống cũ (xuất
xứ từ lâu đời) ở Mỹ lại được duy trì và thường xuyên xuất hiện, vừa được dùng
trong sản xuất vừa dùng làm nguồn di truyền trong lai tạo. Trong đó một số giống
thích hợp trồng ở thời vụ nóng như: Costoluto Genvese, super, Intalian Paste,
Oxheart, Blachk krim v.v (Watson B, 1996) [52].
Để phát triển sản xuất cà chua ở nhiều vùng, ở Indoneisa nhiều chương trình đã
tập trung nghiên cứu giống cà chua cho năng suất cao và chống chịu sâu và bệnh héo

xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum Smith). Thí nghiệm đã tiến hành lai giữa
các giống địa phương với giống nhập nội có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi
khuẩn. Kết quả cho thấy: Berlian và Mutiara là 2 giống vừa cho năng suất cao vừa có
khả năng chống chịu với bệnh héo xanh vi khuẩn (Hardy C.C,1979 ) [43].
Trong nhiều năm, chương trình tạo giống ở trường Đại học Nông nghiệp
Philippin, đặc biệt trong chọn tạo giống cà chua đã tập trung vào phát triển những
giống có khả năng chống chịu sâu, bệnh và khả năng đậu quả tốt. Kết quả đã tạo ra
12
một số giống như Mariket, Marigaya và Marilay, đây là các giống vừa có khả năng
chống bệnh héo xanh vi khuẩn, vừa có tỷ lệ đậu quả cao (Sariano J.M; Villareal R.L
and Roxas, 1989) [49].
Tại trường Đại học Kaset sart - Thái Lan. Chu jinping, 1994 đã đánh giá 15
giống cà chua chế biến, kết quả thu được 2 giống PT4225 và PT3027 cho năng suất
cao (53 tấn/ha), chất lượng tốt, có khả năng chống nứt quả và chống bệnh virus
(Chu jinping, 1994) [40].
Ở Balan, năm 1986, Michalik và cộng sự đã đánh giá chất lượng một số dòng
và giống cà chua. Kết quả cho thấy giống Pulowski Pizemyslowy và dòng pH - 1703
có hàm lượng chất khô cao (5,1%), tiếp đến là Pizemyslowy IN (5,0%). Riêng có giống
Grand hàm lượng chất khô chỉ đạt (2,71%). Tỷ lệ đường/axit (7/8), tốt nhất là các
giống 01355 và VF92 - 12 (Tiwarri, T.Nand Choudhury, 1993) [51].
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua đã được tiến hành ở AVRDC -
TOP, trường Đại học KaseTsart, thuộc phân viện Kamphaengsean, Thái Lan. Trong
đó nhiều mẫu giống được đánh giá có nhiều đặc điểm tốt như: CHT - 104; CHT - 92
và CHT165 là những giống cà chua Anh Đào có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt,
mầu sắc quả đẹp, hương vị ngon và quả chắc (Wangdi, 1992). Các giống PT -4225;
PT - 3027; PT - 4165; PT - 4446; PT - 4187; PT - 4121 vừa cho năng suất cao, vừa
có chất lượng tốt, hàm lượng chất khô cao, màu sắc quả đỏ đều, quả chắc, chống
chịu bệnh đặc biệt là chống nứt quả tốt (Chu jim ping, 1994). Giống FMTT - 3 cho
năng suất cũng như thương phẩm cao (66,76 và 47,93 tấn/ha), chất lượng quả tốt,
hàm lượng chất hoà tan cao (5,38

0
Brix), quả chắc, tỷ lệ quả nứt thấp (5,79%)
(Kang GroGiang, 1994). Ngoài ra, giống cà chua Anh Đào CHT - 276 và CHT -
268 cũng có năng suất cao 52,30 tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hoà tan
cao (6,6 - 6,7
0
Brix) và hàm lượng đường cao, hương vị thơm và rất ngọt, thích hợp
cho ăn tươi (Zhu Guo Peng, 1995) [53].
Cùng với việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Công ty giống S&G seeds của
Hà Lan đã đưa ra giống tốt như Rambo (GC775), có đặc tính là quả dẹt, to, thịt quả
dày, quả chắc, có khả năng bảo quản rất lâu. Giống Elenta (F2024) sinh trưởng khỏe, tỷ
13
lệ đậu quả cao, chất lượng quả tốt, quả chín đỏ đều và rất chắc, thích hợp bảo quản lâu
dài trong điều kiện tự nhiên, ngoài ra một số giống khác có đặc tính tương tự như: GS -
12, GS - 28, Lerica, Jackal, Mickey (S902) (S & G seeds, 1998) [48].
Trong những thập kỷ gần đây, nhờ sự tiến bộ về công nghệ gen, nhiều Công
ty công nghệ sinh học đã phát triển giống cà chua cho quả có khả năng bảo quản lâu
dài, mang cấu trúc gen làm chậm quá trình mềm hoặc chín của quả. Ví dụ sử dụng
gen Flavr Savr làm giảm sự hình thành chất Polygalactaronaza (là một enzym chủ
yếu phân giải chất Pectin và làm mềm quả trong quá trình chín), nhưng màu sắc quả
vẫn phát triển bình thường. Những gen cấu trúc khác cũng đã tạo ra để làm giảm
lượng Etylen trong quả, từ đó làm giảm quá trình chín của quả (dẫn theo nguồn tài
liệu của Grierson and Kader, 1986) [42].
Bằng kĩ thuật gen các nhà nghiên cứu đã xác định và tách được một số gen
có vai trò trong quá trình sinh tổng hợp Etylen - một chất có liên quan đến sự chín
của quả. Điều này có thể cho phép thu hoạch quả muộn hơn, khi đó sẽ được những
hương vị cũng như phẩm chất quả tốt hơn. (Trương Đích,1999) [13].
Ngoài những thành tựu về gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai (UTL) vào
cà chua được phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay UTL được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội hẳn so với bố mẹ như: Chỉ số

chín sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều quả cao, có khả năng chống chịu bệnh
hại và điều kiện bất lợi của môi trường tốt.
Theo S.R. Bhuyan et M.A. Newaz, UNI Paridi, 1986 nghiên cứu 7 giống bố mẹ và
21 con lai F1 nhận được từ lai dialen đã rút ra được cặp Fuukix world Cham pion cho UTL
cao nhất về năng suất cá thể (124,2%), về hàm lượng Acid ascorrbic 17,0%.
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam
1.4.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam so với thế giới còn rất trẻ. Cây cà chua
tuy mới được trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay đã được trồng
rộng rãi trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc Bộ, Đà Lạt
(Trần Khắc Thi, 2003) [29].

×