Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TOÁN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI CÂY NA TẠI HUYỆN LỤC NAM,
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TOÁN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI CÂY NA TẠI HUYỆN LỤC NAM,
TỈNH BẮC GIANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN VĂN VƯỢNG
2. PGS. TS. ĐÀO THANH VÂN

THÁI NGUYÊN - 2015




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Toán

năm 2015


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan
và gia đình.
Trước tiên tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Vượng và PGS.TS. Đào Thanh Vân - người hướng dẫn khoa học đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo Phòng

Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Toán

năm 2015


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ............................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................................. 3

1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na .................................................................... 4
1.3. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng................................................ 5
1.4. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 8
1.4.1. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới..................................... 12
1.4.2. Tình hình trồng và nghiên cứu na ở Việt Nam ..................................... 14
1.5. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ................................ 8
1.5.1. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 8
1.5.2. Điều kiện ngoại cảnh............................................................................. 10
1.6. Những nghiên cứu về cây na........................................................................... 15
1.6.1. Gieo hạt ................................................................................................. 15
1.6.2. Ghép cành.............................................................................................. 16
1.6.3. Chọn tạo giống ...................................................................................... 18
1.6.4. Các nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa ....................................................... 19
1.7. Những nghiên cứu nhằm thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu
quả và tăng năng suất na.............................................................................. 21
1.7.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân ............................................... 21


iv
1.7.2. Nghiên cứu về các biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển, ra
hoa, đậu quả và tăng năng suất na ........................................................ 23
1.8. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh ................................................................. 25
1.8.1. Các loại sâu hại ..................................................................................... 25
1.8.2. Các loại bệnh hại ................................................................................... 27
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 29
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 29
2.1.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29

2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 30
2.3.1. Đánh giá yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Lục Nam. ..................... 30
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, tăng năng
suất na tại Lục Nam .............................................................................. 30
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 32
2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý kết quả nghiên cứu ..................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Nghiên cứu hiện trạng và các yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Lục
Nam............................................................................................................... 34
3.1.1. Hiện trạng sản xuất na tại huyện Lục Nam ........................................... 34
3.1.2. Hiện trạng về kỹ thuật trồng và chăm sóc na ........................................ 36
3.2. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất
lượng na ở Lục Nam, Bắc Giang ................................................................ 42
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến khả năng sinh
trưởng cành, ra hoa, đậu quả của na ..................................................... 42
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến khả năng sinh
trưởng cành, thời gian ra hoa đậu quả và năng suất na ........................ 48


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Hoàng Văn Toán

năm 2015


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hiệp quốc

PTNT

Phát triển nông thôn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


UBND

Uỷ ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Chất lượng của na dai so với hai loại quả phổ biến.......................... 7
Bảng 1.2. Lượng phân bón cho na theo tuổi cây ............................................ 23
Bảng 1.3. Thời vụ bón cho na ......................................................................... 23
Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tỉnh Bắc Giang ................ 34
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tại huyện Lục Nam.......... 35
Bảng 3.3. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thâm
canh cây na của các hộ nông dân ở huyện Lục Nam....................... 37
Bảng 3.4: Tổng hợp về thành phần sâu, bệnh hại na và mức độ gây hại........ 39
Bảng 3.5: Tổng hợp về tình hình trồng na tại huyện Lục Nam ...................... 40
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến sinh trưởng, phát triển
của cây na tại Lục Nam ................................................................... 42
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến sinh trưởng các đợt lộc
của cây na tại Lục Nam ................................................................... 44
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất na ......................................................................... 45
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời gian đốn tỉa đến chất lượng na ...................... 46
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến thời gian sinh
trưởng, phát triển của cây na ........................................................... 48
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến sinh trưởng các đợt
lộc của na ......................................................................................... 49
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến một số yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất na ...................................................... 50
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến chất lượng na ............. 51
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất na ...................................................... 53
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn đến chất lượng na................. 55


viii
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của việc thụ phấn bổ sung cho cây na............... 56
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển
của cây na......................................................................................... 58
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng lộc của na ....... 59
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất na ................................................................ 60
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chất lượng na ..................... 61
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của việc bón phân qua lá cho cây na................. 62


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự
nhiên là 59.816,55ha, diện tích đất trồng lúa là 10.121ha, diện tích cây ăn quả
là 9.179ha (trong đó vải thiều là 6.150ha, na là 1.710ha và các loại cây ăn quả
khác). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế của huyện (39%). Trong những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của huyện Lục Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của
ngành chăn nuôi và cây ăn quả. Trên địa bàn huyện đã và đang xảy ra tình
trạng người nông dân bỏ ruộng không cấy lúa ngày càng lớn; một số diện tích
đất đồi bãi và chân đất vàn cao đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả; diện tích

và giá trị trồng cây ăn quả ngày càng tăng. Diện tích cây vải thiều mặc dù lớn
nhất so với các loại cây ăn quả khác ở địa phương nhưng do năng suất, giá
bán hằng năm không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh nên đang có xu
hướng giảm mạnh. Na là cây đặc sản có tiếng của Lục Nam, diện tích trồng
na của huyện đứng thứ 2 sau cây vải, do có hiệu quả kinh tế khá cao và ổn
định nên diện tích trồng na được phát triển khá nhanh trong giai đoạn 2006 2010. Cây na đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm
tăng giá trị sử dụng ruộng đất, giúp tăng thêm thu nhập và góp phần xoá đói
giảm nghèo cho người nông dân. Tuy nhiên do sản xuất na của Lục Nam đang
gặp phải một số vấn đề như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa theo
quy hoạch, hộ nông dân chưa được tổ chức sản xuất chặt chẽ, vẫn còn mang
tính tự phát, mạnh ai người ấy làm, chưa quản lý được nguồn giống, quả na
chín tập trung, quả bé vẹo vọ, không đồng đều, kỹ thuật trồng và chăm sóc na
chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn làm theo kinh nghiệm, được mùa mất giá, dẫn đến
hiệu quả sản xuất chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của
loại cây ăn quả này ở địa phương.


2
Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn về kỹ thuật trồng na ở huyện Lục
Nam hiện nay như: ít quả, quả nhỏ, quả không đều, năng suất thấp, phẩm
chất quả chưa cao, mẫu mã quả chưa đẹp, thu hoạch khó khăn, thời gian cho
thu hoạch thường ngắn và khá tập trung dẫn đến cung vượt quá cầu do vậy
dễ bị tư thương ép giá... Với các lý do trên và để hoàn thiện kỹ thuật trồng
na theo hướng hàng hoá tại địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế trồng na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại
Lục Nam.
- Nghiên cứu một số kỹ thuật đốn tỉa và thời gian đốn tỉa đối với sản
xuất na tại Lục Nam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung
đối với sản xuất na tại Lục Nam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đối với sản
xuất na tại Lục Nam.
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là cơ sở cho công tác nghiên
cứu các biện pháp kỹ thật thâm canh na hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng, ra hoa,
khả năng đậu quả, năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch của cây na thông
qua các biện pháp kỹ thuật đốn tỉa, thụ phấn bổ sung, sử dụng phân bón qua lá
để khuyến cáo bà con nông dân áp dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất cây na
tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Đốn tỉa cành, ngọn cho cây na có vai trò rất quan trọng, vì có ảnh
hưởng đến năng suất của cây. Mục đích của việc đốn tỉa cành là tạo cho cây
có hình dáng đều đặn, chắc chắn, thông thoáng, hưởng được nhiều ánh sáng,
loại bỏ được các cành bị sâu bệnh, cành bị khô chết và các cành vô hiệu; đồng
thời đốn tỉa ngọn cũng giúp cho quá trình chăm sóc, thu hoạch thuận lợi hơn.
Nếu không đốn tỉa ngọn thì cây na sẽ mọc cao, dẫn đến khó khăn trong việc
chăm sóc như: phải leo trèo lên cây để thụ phấn bổ sung, vặt bớt quả vẹo, thu

hoạch na...; nếu không đốn tỉa cành thì các cành, các tược sẽ mọc dầy, làm
cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi non không phát triển được, sau
vài năm cây na chỉ cho quả ở phía trên và phía ngoài tán nơi có ánh sáng, còn
trong lòng tán thì không. Như vậy, việc đốn tỉa các cành, ngọn là rất cần thiết
để lòng, tán cây được thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng, kích thích các chồi
cho trái phát triển nên sẽ cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta chưa
biết đốn tỉa vào thời điểm nào thì phù hợp và phương pháp đốn tỉa như thế
nào thì cho năng suất, chất lượng cao nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu về thời gian đốn tỉa và phương pháp ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, năng suất và chất lượng na tại Lục Nam.
- Cây na ra rất nhiều hoa; na thụ phấn chéo vì nhị đực và nhụy cái
thường nở lệch pha nhau. Nhụy cái có khả năng nhận hạt phấn 1 - 2 ngày
trước khi nhị đực tung phấn nên rất khó tự thụ phấn; nếu có tự thụ phấn được
thường là nhờ gió hoặc côn trùng nên tỷ lệ đậu quả thấp, nhiều quả có tỷ lệ
múi lép cao do thụ phấn không hoàn toàn. Do vậy, thụ phấn bổ sung bằng tay
cho na là rất cần thiết để góp phần nâng cao tỷ lệ đậu quả từ đó nâng cao năng
suất na. Tuy nhiên chúng ta chưa biết lấy phấn ở thời điểm nào để thụ phấn bổ
sung cho na thì sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu về thời điểm lấy phấn để thụ phấn bổ sung cho na ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng na tại Lục Nam.


4
- Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn
là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp
thụ. Khi bón phân qua lá, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô
cây qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Trong thành phần chất dinh dưỡng
của phân bón qua lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có
các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố
này tuy có hàm lượng rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò quan trọng vì trong môi

trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất dinh
dưỡng trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng nên
tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân
bón qua lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp
chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng. Trong thành
phần của phân bón qua lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng
hấp thụ dưỡng chất, kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, giảm hiện
tượng rụng trái non, quả to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề
kháng chống chịu sâu bệnh. Do mỗi loại phân bốn qua lá có chứa thành phần
các chất dinh dưỡng khác nhau và định hướng cho từng giai đoạn phát triển
của từng loại cây như: lấy hoa, lấy củ, lấy hạt… vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến khả năng sinh
trưởng, năng suất và chất lượng na tại Lục Nam.
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na
Cây na được coi là có nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Từ thế kỷ XVI, các cây họ Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác,
do có tính thích nghi rộng nên hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa
xác định được rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi, nhưng các nhà thực vật
học cho rằng nó là cây bản địa của các nước thuộc Trung và Nam Mĩ, song
được trồng với quy mô lớn tập trung ở Châu Á và chỉ phổ biến ở các nước
nằm trong vĩ độ 20o Bắc - 30o Nam có khí hậu tương đối ẩm và khô nóng. Tại


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan
và gia đình.

Trước tiên tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Vượng và PGS.TS. Đào Thanh Vân - người hướng dẫn khoa học đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo Phòng
Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Toán

năm 2015


6
Tên gọi Mãng cầu hay Annona ở nước ta có sự khác nhau. Ở miền Bắc
gọi Annona Squamosa là na, gồm 2 loại là na dai và na bở, gọi Annona
Muricata là mãng cầu, Annona glabra là bình bát, Annona reticulata là nê. Ở
miền Nam chỉ khác là gọi Annona Squamosa là mãng cầu dai và gọi Annona
Muricata là mãng cầu xiêm (Võ Văn Chi, Trần Hợp) [20].
Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta

Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Magnoliales
Họ: Anonaceae
Chi: Anona
Loài: A. Squamosa
Tên khoa học: Anona Squamosa
Hiện nay có Khoảng 900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi,
và các loài khác ở châu Á.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về
giống na ở Việt Nam. Việc phân định các giống na thường dựa vào màu vỏ và
độ bở của cùi quả. Với mãng cầu xiêm (A. Muricata) ở miền Nam thường
phân ra các giống sau:
+ Mãng cầu xanh: loại mãng cầu màu xanh, lá và quả đều màu xanh,
khi quả chín vỏ quả có màu xanh nhạt.
+ Mãng cầu nâu: loại mãng cầu màu nâu, lá xanh đậm quả màu nâu.
+ Mãng cầu vàng: là loại mãng cầu mà lá và quả có màu vàng nhạt [20]
Ở các tỉnh miền Bắc người ta phân biệt na (A. Squamosa) thành hai
loại: Na dai và na bở dựa vào độ bở của cùi quả.
+ Na dai: Vỏ mỏng, dễ tách bóc khỏi thịt quả, ít hạt nhiều thịt, thịt
chắc, ngọt đậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt rễ tách khỏi thịt quả. Xu hướng
hiện nay của người làm vườn là thích trồng loại na dai vì bán được giá cao,
quả sau khi hái cất giữ được lâu hơn so với na bở.


7
+ Na bở: Vỏ màu xanh, thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả thường
hay nứt, hạt khó tách khỏi thịt quả hơn, ăn ngọt song thịt quả không chắc.
Bảng 1.1. Chất lượng của na dai so với hai loại quả phổ biến
(Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g phần ăn được, không tính vỏ, hạt, lõi)
Hàm lượng chất dinh dưỡng

Giá trị Calo
Hàm lượng nước
Đạm protein (g/100g)
Chất béo (g/100g)
Gluxit (cả xenlulô) (g/100g)
Xenlulô (g/100g)
Tro (g/100g)
Canxi (mg/100g)
Lân: P (mg/100g)
Sắt: Fe (mg/100g)
Natri: Na (mg/100g)
Kali: K (mg/100g)
Caroten (Vitamin A) (mg/100g)
Thiamin (B1) (mg/100g)
Riboflavin (B2) (mg/100g)
Niaxin (P) (mg/100g)
Axit ascorbic (C) (mg/100g)

Mãng cầu
dai
78
77,5
1,4
0,2
20,0
1,6
0,9
30,0
36,0
0,6

5,0
299,0
5
0,11
0,10
0,8
36,0

Mãng
Xoài Chuối sứ
cầu xiêm
59
62
100
83,2
82,6
71,6
1,0
0,6
1,2
0,2
0,3
0,3
15,1
15,9
26,1
0,6
0,5
0,6
0,5

0,6
0,8
14,0
10,0
12,0
21,0
15,0
32,0
0,5
0,3
0,8
8,0
3,0
4,0
293,0
214,0
401,0
vết
1.880,0
225,0
0,08
0,06
0,03
0,10
0,05
0,04
1,3
0,6
0,6
24,0

36,0
14,0

Na là cây nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao (thể hiện qua Bảng 1.1)
(công sự Fassio, 1999) [24], riêng Annona cherimosa là loại na thích hợp ở
vùng cao và hiện không được trồng nhiều, chủ yếu dùng làm vật liệu nghiên
cứu trong chọn tạo giống. Na là cây được đánh giá cao nhất về mặt chất lượng
ngang tầm với cây dứa. Tuy là cây nhỏ nhất nhưng na dai lại là cây quan
trọng và trồng nhiều nhất trong các loại na và được đánh giá cao về mặt chất
lượng chỉ sau Cherimosa, có hương vị được nhiều người ưa thích vì độ ngọt
cao, hơi có vị chua nên không lạt, lại có hương thơm, giàu sinh tố, giàu chất
khoáng (cộng sự Cautin, 1999) [24].
Hiện nay, ở một số nước châu Á (Đài Loan, Thái Lan, Philippin …) đã
và đang phổ biến trồng giống lai giữa A. squamosa với A. muricata với tên
gọi là Cherimosa có quả to, chất lượng quả tốt, ít hạt. Việt Nam đã du nhập và
đang trong quá trình khảo nghiệm để đưa ra sản xuất (Trần Thế Tục, Cao Anh
Long, 1998) [14].


8
Ngoài tác dụng trên, na chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát,
làm rượu. Rễ, lá, hoa, quả dùng làm thuốc cho người. Quả na có vị ngọt, chua,
tính ấm giúp hạ khí tiêu đờm, quả xanh dùng để chữa đi lỵ, đái tháo, tiết tinh,
làm săn da, tiêu sưng … Lá tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Rễ cầm
ỉa chảy. Hạt na chứa 45% tinh dầu dùng làm thuốc trừ sâu, trừ côn trùng, chấy
rận … và chế mỹ phẩm.
1.4. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.4.1. Đặc điểm thực vật học
Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng lá một phần trong mùa đông, thân gỗ
hoặc thân bụi cao từ 3 - 5m, có nhiều cành. Cành na nhỏ, mềm, kiểu cành la

thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước) trên tán cây, phần từ giữa trở
xuống cành cho quả tốt hơn [11;13;14; 16]. Lá mỏng hình mũi mác, tù hay
nhọn, hơi mốc ở phần dưới, thường dài khoảng 10cm, rộng 4cm, có 6-7 đôi
gân phụ (Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006) [3]. Lá nguyên
mềm, dài, nhẵn, mọc so le (Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2007) [15]. Lá
mỏng hình thuôn dài hoặc hình trứng, mặt lá mầu xanh lục, lá non có lông
thưa đến khi già thì không còn nữa, vò lá có mùi thơm. Cuống lá ngắn, có
lông nhỏ, chiều dài cuống khoảng 1,5-1,8cm. Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng
lá vào mùa đông. Lá rụng xong trơ cuống lúc đó mới mọc mầm mới (Võ Văn
Chi, Trần Hợp) [20]. Cây na có bộ rễ phát triển, ăn sâu tuỳ thuộc vào loại đất
và mực nước ngầm. Bộ rễ gồm một rễ cọc to, dài và nhiều rễ ngang nhỏ hơn.
Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chùm 2- 4 hoa trên nách lá hoặc đỉnh
cành năm trước hoặc mọc trên đoạn dưới của các lá già. Hoa nhỏ, mầu xanh
lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2- 3cm. Chiều dài hoa khoảng 2- 4cm, hoa
bé 1,4- 2cm. Hoa thường rũ xuống có ba lá đài mầu lục, cánh hoa xếp hai
vòng, mỗi vòng ba cánh, ba cánh hoa ngoài hẹp và dầy, các cánh hoa ở trong
rất hẹp hoặc thiếu hẳn.


9
Nhiều nhị và nhiều lá noãn, nhị và nhụy của hoa na mọc trên cùng một
hoa. Nhị bé nhưng nhiều tạo thành một lớp bọc ở vòng ngoài của nhụy. Nhụy
cũng rất nhiều, xếp thành hình tròn, nhọn (Võ Văn Chi, Trần Hợp) [20].
Cây na thụ phấn chéo bởi hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn
trước 1 - 2 ngày lúc hoa đực nở (tung phấn). Thời gian thụ phấn ngắn, cây
thụ phấn tốt nhất vào khoảng 9 - 12 giờ hoặc 14 giờ 30 - 17 giờ 30 trong
ngày [13;14;16].
Cây na thường ra hoa vào tháng 4- 5 dương lịch, những lứa hoa đầu
thường rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khoẻ, quang hợp đủ thì đậu quả.
Những lứa hoa cuối vào tháng 7- 8 cũng rụng nhiều, quả tạo thành nhỏ, vì vậy

na thuộc loại trái cây có mùa (Vũ Công Hậu, 1996) [9].
Kinh nghiệm trồng na của nhân dân cho biết nếu hoa nở gặp khô
hạn, gió mùa Đông Bắc hay gặp mưa thì việc thụ phấn sẽ gặp khó khăn,
đậu quả ít. Nếu gặp ngày nắng, không mưa, gió Đông Nam thì việc thụ
phấn, thụ tinh thuận lợi, đậu quả sẽ tốt. Từ lúc có nụ đến lúc hoa nở
khoảng 31- 45 ngày phụ thuộc vào trạng thái sinh trưởng của cây và độ
ẩm không khí, nếu có độ ẩm phù hợp thì hoa cái sẽ nở sớm.
Quả thuộc quả kép, do kết hợp nhiều quả nhỏ lại với nhau mà thành.
Quả hình tim có cuống hơi lõm, mầu xanh mốc, gần như hình cầu, có
đường kính từ 80- 90mm, chiều cao từ 60- 75mm, trọng lượng quả từ 100250g, vỏ quả xù xì (mắt na), thịt quả mềm màu trắng sữa, khi chín ăn rất
ngọt, có mùi thơm đặc biệt, bên trong có nhiều hạt cứng màu đen hoặc
màu nâu đen (Võ Văn Chi, Trần Hợp) [20]. Thời gian sinh trưởng và phát
triển của quả từ khi hoa nở đến khi quả chín khoảng 90-100 ngày (Chu
Thị Thơm, Phan Thị Lài, 2005) [11].
Mùa na chín từ tháng 6- 9 dương lịch. Miền Nam thu hoạch sớm hơn
miền Bắc. Quả được thu hoạch làm nhiều đợt, khi quả đã mở mắt, vỏ quả
chuyển sang mầu vàng xanh, kẽ mắt na có mầu trắng (Chu Thị Thơm, Phan Thị


10
Lài, 2005) [11]. Dấu hiệu na chín là mầu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa

hai mắt, các kẽ này dày lên, đỉnh múi thấp xuống. Đối với giống na bở, kẽ có
thể nứt toác. Vỏ quả khi vận chuyển nếu bị sát vào nhau dễ thâm lại và nát
quả, mã xấu đi (Vũ Công Hậu, 1996) [9].
Cũng vì na dai dễ tính nên ở Việt Nam người ta trồng na dai rất quảng
canh: không chọn giống, có khi không dùng vườn ương mà trồng bằng hạt
gieo thẳng vào chỗ cố định. Ở các nơi đất xấu không trồng được cây gì,
thường là đất cát, không tưới nước, bỏ phân rất ít mà vườn na vẫn cho quả.
Tuy nhiên, quả nhỏ, khi ăn chỉ thấy hạt. So sánh quả na dai của ta bán ở chợ,

hai bên đường với những quả na bán ở chợ các nước Đông Nam Á thấy ngay
trình độ thâm canh na của ta còn thấp. Đó cũng là một thiệt thòi lớn cho nghề
trồng na vì người tiêu thụ không mua, trong khi nhu cầu tiêu thụ quả tươi của
ta đang tăng lên (Vũ Công Hậu, 2000)[10].
1.4.2. Điều kiện ngoại cảnh
1.4.2.1. Về khí hậu
Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và
khô. Tuy vậy, na vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Cây na dai
tương đối chịu rét nhưng khả năng chịu rét kém vải và nhãn. Cây trưởng
thành có thể chịu được nhiệt độ 00C trong thời gian ngắn. Người ta thấy ở 40C
cây đã có thể bị thiệt hại do nhịêt độ thấp, vì vậy ít thấy na mọc ở các điểm
vùng cao của các tỉnh phía Bắc, nơi hàng năm có sương muối. Về mùa đông,
ở các tỉnh phía Bắc cây na ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm áp lại
ra đợt lá mới, nhờ đó mà na không những được trồng ở miền Bắc mà còn
được trồng ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ... (Vũ Công Hậu,
1996) [9].
Nhưng nếu ở các vùng mà nhiệt độ mùa hè quá cao trên 400C, lại bị hạn
hoặc khô nóng cũng không thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và sự
phát triển của quả, dễ gây hiện tượng rụng quả sau khi thụ tinh hoặc nếu quả
có phát triển được cũng kém về năng suất và phẩm chất (Trần Thế Tục,


11
2008)[16]. Na sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình hàng
năm 20- 250C, số giờ chiếu sáng trung bình 2500 giờ/năm (Nguyễn Mạnh
Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)[3].
Về mặt sinh lý, sinh thái, na dai cùng với nê được coi là loại cây rễ tính
nhất trong họ na, trồng được ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cả á nhiệt đới
như Đài Loan. Ở đồng bằng sông Hồng hay sông Cửu Long, đất tốt, đủ ẩm
hay ở ven biển Nam Trung Bộ với khí hậu nóng, hạn, trên đất cát gần như bỏ

hoang đều có thể trồng được na dai và có sản lượng, duy ở đồng bằng thâm
canh thì quả to, sản lượng và chất lượng tốt hơn (Vũ Công Hậu, 2000) [10].
Còn một ưu điểm nữa là trong các loài na, na dai là loài ra quả nhanh nhất,
đầu tư cho một vườn na chóng thu vốn và đầu tư không nhiều. Bệnh cây nguy
hại hầu như không có, sâu nguy hiểm nhất chỉ có rệp sáp, rệp mềm và các loài
này dễ trị bằng thuốc.
1.4.2.2. Đất trồng
Na không kén đất, chịu hạn tốt, ưa đất thoáng, không thích đất úng
[9,11,16]. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất có vỏ sò hến, đất đá vôi đều trồng
được na (Trần Thế Tục, 2008) [16]. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát
huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và nếu cây na không được bón phân thì
chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (Vũ Công Hậu, 1996) [9]. Dọc đường quốc lộ
ở Phan Giang và Phan Thiết nhiều người đã gặp những vườn na trên đất cát
gần như trắng và trong vườn nhà trên đất xấu nhất, miễn là thoát nước, đặt
cây na vào cũng có thể cho quả (Vũ Công Hậu, 2000) [10]. Tuy nhiên, các
loại đất phù sa, đất có tầng dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông suối,
đất chân núi đá vôi thoát nước nhiều mùn, giàu dinh dưỡng là thích hợp nhất
với na.
Độ pH thích hợp là 5,5 - 7,4 (Trần Thế Tục, 2008) [16]. Na ưa khô
trong mùa đông để rụng lá và sẽ mọc chồi hoa. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Thuận vào mùa khô sau khi thu hoạch quả xong cây na rụng lá một phần.


12
1.5. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới
Cây na dai có nguồn gốc ở vùng Caribê và Nam Mĩ, nó rất được ưa
thích và được trồng nhiều nhất ở đây (chưa kể những cây mọc nửa dại) như ở
các nước Mehico, Braxin, Cuba (Vũ Công Hậu, 2000) [10]. Từ miền nhiệt đới
châu Mỹ, cây na được du nhập sang miền nhiệt đới châu Á từ rất sớm. Hiện

nay cây na được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới của cả Bắc và Nam bán cầu,
thậm chí ở cả vùng á nhiệt đới Florida của nước Mỹ. Chi na (Annona) có
khoảng 50 loài khác nhau trong đó có hàng chục loài có trái ăn được nhưng
chỉ có hai loài được trồng phổ biến nhất đó là mãng cầu dai (na dai - Annona
squamosa) và mãng cầu xiêm (na xiêm - Annona muricata) [9]. Trong các
loài na (Annona) thích hợp với khí hậu nhiệt đới đứng đầu bảng là na dai, do
hương vị thích hợp với nhiều người, nhiều dân tộc và cũng do nó khá dễ tính,
trồng được cả ở vùng nóng và vùng có mùa đông lạnh nên được trồng nhiều
nhất trong các loài na trên phạm vi toàn thế giới (Vũ Công Hậu, 1996) [9].
Na là cây nhiệt đới, thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn
thế giới nhưng chỉ trồng lẻ tẻ trong các vườn, ít trồng tập trung để sản
xuất hàng hoá. Trước đây, na được coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành
một loại quả chính trên thị trường hoa quả thế giới. Hiện nay, do nhu cầu
thị trường ngày càng cao nên cây na đã được quan tâm và chú trọng hơn.
Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn không có số liệu thống kê cụ thể về
na. Những nước đánh giá na dai rất cao là Ấn Độ, Cu Ba, Brazil. Năm
1986 - 1987, chỉ riêng ở Thái Lan đã trồng được 51.500 ha, sản lượng
188.900 tấn, một con số không nhỏ với một loại quả được coi là thứ yếu
(Vũ Công Hậu, 2000) [10]. Ở Ấn Độ, na dai được nhập nội từ lâu và được
trồng rộng đến mức độ nó trở thành cây dại và có nhiều tác giả đã cho
rằng Ấn Độ là đất tổ của na dai. Theo Venkataratnam (1963), diện tích
trồng na ở Ấn Độ đã đạt 44613 ha (Trần Bá Cừ, Minh Đức, 2007)[4].


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ............................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................................. 3
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây na .................................................................... 4
1.3. Phân loại và các giống na hiện nay đang trồng................................................ 5
1.4. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 8
1.4.1. Tình hình trồng và nghiên cứu na trên thế giới..................................... 12
1.4.2. Tình hình trồng và nghiên cứu na ở Việt Nam ..................................... 14
1.5. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ................................ 8
1.5.1. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 8
1.5.2. Điều kiện ngoại cảnh............................................................................. 10
1.6. Những nghiên cứu về cây na........................................................................... 15
1.6.1. Gieo hạt ................................................................................................. 15
1.6.2. Ghép cành.............................................................................................. 16
1.6.3. Chọn tạo giống ...................................................................................... 18
1.6.4. Các nghiên cứu về kỹ thuật đốn tỉa ....................................................... 19
1.7. Những nghiên cứu nhằm thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu
quả và tăng năng suất na.............................................................................. 21
1.7.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân ............................................... 21


14
dai ở thời kỳ ăn được nhưng chưa thực sự quan tâm đến biến đổi sinh lý, hoá
sinh theo tiến trình phát triển của quả na. Nghiên cứu về bảo quản, chế biến,
thị trường tiêu thụ cũng rất hạn chế, hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng sản
phẩm quả tươi và tiêu thụ nội địa.

1.5.2. Tình hình trồng và nghiên cứu na ở Việt Nam
Những năm gần đây na được coi là cây ăn quả đặc sản có giá trị
kinh tế cao. Vùng phân bố của cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi
có mùa đông lạnh hay sương muối là không trồng được còn hầu hết các
tỉnh đều có thể trồng na. Ở nước ta na được trồng từ lâu nhưng mới được
chú trọng, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây.
Na có tính thích nghi rộng, sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh,
trồng trong vườn nhà cho năng suất cao. Hiện nay na dai được coi là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất được ưa chuộng trên thị trường,
nhiều hộ gia đình đã giàu có nhờ trồng na. Ở Tây Ninh 1ha na cho thu
hoạch 7 - 8 tấn quả trong 1 năm, cá biệt có hộ thu được 12 tấn/năm nhờ
làm thêm vụ quả trái vụ. Với 7 - 8 tấn quả/năm/ha có giá bán xô 10.000 12.000 đồng/kg thì 1ha na cho thu nhập khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm.
Chi phí đầu tư trung bình 20 triệu đồng/ha, lợi nhuận trung bình từ 50 - 80
triệu đồng/ha. Ở vùng đồi gò Hà Tây, 1ha na giá trị sản phẩm đạt được 33
triệu đồng/1năm, thu nhập thuần đạt 23 triệu đồng (Phạm Văn Côn, Phạm
Thị Hương, 2004) [5] .
Vùng núi đá vôi ở Đồng Mỏ (tỉnh Lạng Sơn) nói riêng và các vùng
trồng na khác nói chung, nhiều gia đình làm giàu nhờ trồng na.
Vùng phân bố cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đông
lạnh và sương muối không trồng được na, còn hầu hết các tỉnh đều có na.
Phần lớn cây na được trồng lẻ tẻ trong các vườn gia đình với mục đích thu
quả để ăn tươi, cải thiện khẩu phần ăn, còn một ít đem ra chợ địa phương bán,
không trở thành hàng hoá lớn (Trần Thế Tục, 2008)[16].


15
Các vùng trồng na tập trung ở miền Bắc: xã Thái Đào, Lạng Giang, Bắc
Giang; xã Cương Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn, Vô Tranh huyện Lục Nam, Bắc
Giang; thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn; các xã Hoà Lạc, Cai Kinh,
Đồng Tân huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Miền Nam: huyện Tân Thành, Châu

Đức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; tỉnh Tây Ninh, ngoài ra còn
ở Ninh Thuận và Đồng Nai (Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2007)[15].
Năm 2003 - 2005, Đào Thanh Vân và các cộng sự Khoa Trồng trọt- Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng, tuyển chọn
cây ưu tú và xây dựng quy trình thâm canh na ở Chi Lăng- Lạng Sơn. Kết quả
bước đầu cho thấy: Na là nguồn thu quan trọng của người dân huyện Chi
Lăng, song chủ yếu lại được trồng theo lối quảng canh, thiếu đầu tư chăm sóc
nên năng suất thấp, sâu bệnh phát triển, có dấu hiệu suy thoái về chất lượng.
Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như: bón phân, tỉa cành, sử dụng chất điều
hoà sinh trưởng năng suất và chất lượng được cải thiện một cách rõ rệt. Kết
quả của đề tài đã xác định được 8 cây ưu tú, 42 cây xuất sắc, tuy nhiên do
không có sự phối hợp với các cơ quan chỉ đạo kỹ thuật địa phương nên
cây tuyển chọn đã không được bảo tồn lưu giữ (Đào Thanh Vân,
2008)[18].
Những nghiên cứu về na ở trong nước cũng rất hạn chế. Cho đến nay
chưa có một công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về các giống na. Qua điều
tra, GS.TS Trần Thế Tục nhận thấy, ở các vùng trồng có những giống na có
màu vỏ khác nhau: loại vỏ màu xanh nhạt, loại vỏ màu nâu, loại mầu vàng
nhạt; được xếp theo hai nhóm: nhóm na dai và nhóm na bở. Xu hướng người
dân thích trồng na dai vì bán được giá cao và quả cất giữ được lâu hơn sau thu
hoạch (Trần Thế Tục, 2008)[16].
1.6. Những nghiên cứu về cây na
1.6.1. Gieo hạt
Là phương pháp nhân giống hữu tính được người dân sử dụng rộng rãi và
phổ biến nhất hiện nay do cây mọc khoẻ, chống chịu tốt, dễ làm và hệ số nhân
giống cao. Nếu trồng và chăm sóc tốt sau 2 - 3 năm cây có thể cho thu hoạch.


×