Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

bình luận quy định của pháp luật việt nam về giải thể doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.27 KB, 29 trang )

ĐỀ ÁN MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI
Sinh viên:Nguyễn Thị Bảo Thái
Lê Mai Thu Trang

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy
ĐỀ TÀI: BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP.
1
Mục lục
2
A. MỞ ĐẦU
ViệcViệt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) đã tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ,
thúc đẩy sự ra đời hàng loạt của các tổ chức kinh tế, sự thành lập doanh nghiệp.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp được thành lập với
tốc độ “chóng mặt” .Đó là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế đang phát triển
của nước ta.Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi được thành lập cũng đều
tồn tại và phát triển theo đúng nguyện vọng của những người thành lập ra nó cũng
như theo pháp luật. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà chủ doanh
nghiệp tiến hành giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp mình. Để tìm hiểu
rõ hơn các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, em xin chọn đề tài:
“Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp” để
phân tích.
B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về giải thể doanh nghiệp.
1. Khái quát về giải thể doanh nghiệp
3
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.
Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã


đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải
thể theo quy định của pháp luật.
Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậu quả của nó là
bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên
thực tế. Việc giải thể này có thể do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan có thể do ý chí tự nguyện của chủ sở hữu nhưng có thể là biện pháp bắt buộc
mang tính cưỡng chế của nhà nước đối với doanh nghiệp có sự vi phạm dẫn tới bị
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc giải thể chỉ được thực hiện khi
doanh nghiệp còn khả năng thanh toán nợ và các nghĩa vụ tài sản đến hạn.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp
a. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 157, Luật Doanh nghiệp 2005, Doanh nghiệp bị giải thể trong
các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn. Khi thành lập công ty các thành viên đã thỏa thuận với nhau về
thời hạn hoạt động và được thể hiện trong điều lệ công ty, khi hết thời gian này
nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động thì công ty đương nhiên
phải tiến hành giải thể.
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở
hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối
với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này
trong thời hạn sáu tháng lien tục;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy đăng ký kinh doanh là
căn cứ pháp lý không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp
nói chung và công ty nói riêng. Khi công ty kinh doanh vi phạm các quy định
4
của pháp luật và bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì công ty không thể tiếp tục
hoạt động.

Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 ( hiệu lực từ ngày 01/7/2015) quy
định:
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn;
b, Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở
hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối
với công ty cổ phần;
c, Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này
trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp;
d, Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
So với Khoản 1 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005, Điều 217 Luật Doanh nghiệp
2014 đã sửa đổi về cơ bản vẫn giữa nguyên 4 trường hợp trên, nhưng có bổ sung
một vài từ. Cụ thể, sửa đổi thêm cụm từ “mà không làm thủ tục chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp” vào trường hợp c (công ty không còn đủ số lượng thành viên
tối thiểu theo quy định của luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục) và “hoặc theo
quyết định của tòa án”.
Quy định tại Khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 liệt kê các trường hợp
giải thể doanh nghiệp:
a, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết
định gia hạn:
Khi thành lập công ty, các thành viên này đã thỏa thuận , kết ước với nhau. Sự
thỏa thuận, kết ước được thể hiện bằng điều lệ công ty. Điều lệ công ty là bản cam
kết của các thành viên về thành lập, hoạt động của công ty trong đó đã thỏa thuận
5
về thời hạn hoạt động. Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ (nếu các
thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động) thì công ty đương nhiên phải tiến
hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa

thuận của các thành viên sang lập, có thể do quy định của pháp luật hoặc do sự cấp
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b, Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, củ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu
công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông với công ty
cổ phần:
Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh
nghiệp mình. Việc chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh nữa
có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ
kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, mục đích kinh doanh đề ra ban đầu và nhiều yếu tố
khác. Trong trường hợp này, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải
thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh ở những loại hình
doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính
cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp.
c, Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục.
Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để công ty
tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại
hình công ty khác nhau. Sô lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật
đối với công ty cổ phần là 3, con số này là 2 đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
có từ 2 thành viên trở lên. Đối với công ty hợp danh, pháp luật quy định phải có ít
nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh. Khi không có đủ số lượng thành viên tối
thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng
thành viên tối thiểu. Nếu rtong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến
hành kết nạp thêm thành viên khi số lương thành viên không đủ thì công ty phải
giải thể.
d. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
6
Luật doanh nghiệp quy định trường hợp giải thể bắt buộc đối với doanh
nghiệp tư nhân bị thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh. Việc quy định này

xuất phát từ việc đảm bảo tính pháp lý chế tuyệt đối trong việc áp dụng Luật. Theo
Luật doanh nghiệp, để thành lập doanh nghiệp tư nhân, người thành lập phải làm
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh đồng thời
phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký
kinh doanh. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm những
yếu tố cấu thành nên một doanh nghiệp tư nhân như: Tên chủ doanh nghiệp, số vốn
đăng ký, thời hạn hoạt động, ngành nghề và phạm vi kinh doanh… Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh chính là loại giấy tờ quan trọng nhất của doanh nghiệp,
có được giấy này, chứng tỏ Nhà nước công nhận doanh nghiệp tư nhân là một chủ
thể kinh doanh và có thẩm quyền kinh tế. Hay nói cách khác, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh chứng minh tính hợp pháp hay bất hợp pháp của hoạt động do
doanh nghiệp tư nhân tiến hành. Có thể coi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
chính là tấm giấy “thông hành” để doanh nghiệp tư nhân có thể tiến hành các hoạt
động của mình, xác lập các quan hệ với Nhà nước và với công chứng giao dịch. Bị
thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công
nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp
không còn thẩm quyền kinh tế, nghĩa là không còn được tiến hành các hoạt động
kinh doanh. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp không có cơ hội để thực
hiện nữa. Vì vậy, sự tồn tại của doanh nghiệp này cũng không có ý nghĩa.
Như vậy, các quy định trên đã liệt kê các trường hợp doanh nghiệp bị giải
thể mà theo đó khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp có
thể tiến hành giải thể. Trong đó có hai trường hợp là giải thể tự nguyện (điểm a và
điểm b) và hai trường hợp là giải thể bắt buộc theo quy định của pháp luật. Có thể
thấy điều luật này đã khái quát khá cụ thể, giúp doanh nghiệp có thể chủ động nắm
bắt khi nào thì được tiến hành giải thể. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn tồn tại những
hạn chế, bất cập.
Với trường hợp giải thể doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định 5 trường
hợp Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
a, Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

7
b, Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2
Điều 18 của Luật này thành lập;
c, Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ
quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d, Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểu c khoản 1 Điều 209 của
Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết
hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ, Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án
So với 8 trường hợp bị thu hồi quy định tại Khoản 2 Điều 165 Luật doanh nghiệp
2005, Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh và bị xóa tên trong
sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp:
a, Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
b, Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2
Điều 13 của Luật này thành lập;
c, Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d, Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
đ, Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký
kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;
e, Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan
đăng ký kinh doanh;
g, Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163
của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày
có yêu cầu bằng văn bản;
h, Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
8
Đồng thời Luật doanh nghiệp 2014 cũng có các quy định nhằm giúp doanh
nghiệp rút khỏi thị trường thuận lợi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn bằng các quy định:

giải thể tự động. Theo đó, trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định giải thể theo quy định mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh
nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan Đăng ký kinh doanh cập
nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm của quy định mới theo Luật doanh nghiệp 2014 thì việc
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn một số những bất cập:
Thứ nhất, Tại Điểm c Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014 khi
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ
quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Để xác định Doanh nghiệp “ngừng hoạt
động” không phải là vấn đề dễ dàng đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ
quan thuế. Tuy nhiên, quy định này không cụ thể như quy định cũ của Luật doanh
nghiệp 2005 về thời gian được cấp giấy chứng nhận hoặc chứng nhận thay đổi trụ
sở chính.
Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rõ ràng
hơn, Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh và bị xóa
tên trong sổ đăng ký kinh doanh khi Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời
hạn 6 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính. Việc “không hoạt động” như thể nào thì cơ
quan đăng ký kinh doanh cũng xác định rất khó khăn. Đặc biệt với những doanh
nghiệp thuê chung văn phòng ảo. Doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở đẹp, vị trí trung
tâm thành phố có hàng trăm doanh nghiệp nằm chung một “văn phòng”, mỗi doanh
nghiệp đặt một hộc tủ tại đó. Vậy có xem là “hoạt động tại trụ sở” hay không?
Các quy định về giải thể và dừng hoạt động của doanh nghiệp quy định
trong Luật Doanh nghiệp 2014 chưa rõ ràng, thiếu hiệu quả và còn phức tạp đã
khiến cho doanh nghiệp cố tình lảng tránh thực hiện việc đăng ký giải thể theo quy
định, còn các cơ quan quản lý nhà nước rơi vào tình trạng khó quản lý và giám sát
doanh nghiệp cũng như không xử lý được vấn đề. Theo quy định trên thì doanh
9

nghiệp chỉ cần ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký
kinh doanh thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xóa tên.
Thứ hai, Trong trường hợp Doanh nghiệp “không báo cáo về hoạt động kinh
doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 06 tháng liên tục”. Nếu thực thi quy
định này trên thực tế thì đại đa số doanh nghiệp đã bị “khai tử” cả rồi. Bởi lẽ trong
suốt thời gian dài, doanh nghiệp không gửi báo cáo định kỳ cho cơ quan đăng ký
kinh doanh. Thậm chí nhiều doanh nghiệp được hỏi cũng cho biết doanh nghiệp
không biết gì về nghĩa vụ báo cáo này, chỉ biết phải nộp báo cáo cho cơ quan thuế.
Như vậy, có thể nhận thấy các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 cũng
như Luật Doanh nghiệp 2005 về giải thể doanh nghiệp chỉ phù hợp đối với trường
hợp giải thể tự nguyện; khó áp dụng trong trường hợp giải thể “bắt buộc” do bị thu
hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án.
b. Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt
tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những
chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh
nghiệp chấm dứt tồn tại.
Về pháp lý, vấn đề quan trọng nhất trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết
những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm
dứt tồn tại.
Về lý luận, các khoản nợ và hợp đồng này có thể được thực hiện bằng các
giải pháp: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ hợp đồng; chuyển giao nghĩa vụ thanh toàn nợ và nghĩa vụ hợp đồng
cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan. Theo Khoản 2 Điều
201 Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh
toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá
trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Giải thể doanh nghiệp có hai trường hợp là giải thể tự nguyện hoặc giải thể
bắt buộc. Nhưng cho dù là giải thể tự nguyên hay giải thể bắt buộc thì điều kiện đặt
ra là doanh nghiệp phải có khả năng thanh toán được các nghĩa vụ tài chính của

10
mình. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự (Khoản 5 Điều
202): Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể
và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế và các khoản nợ khác. Pháp luật quy định
thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng kể từ
ngày thông qua quyết định giải thể, nếu sau thời hạn 06 tháng đó mà các nghĩa vụ
tài chính chưa được thực hiện thì doanh nghiệp bị coi là đã giải thể và người đại
diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở
hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng
quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợ danh đối với công ty hợp danh
liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh
toán. Đây là quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền, lợi ích của những người có liên
quan tới hoạt động giải thể như người lao động, chủ nợ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi làm hồ sơ giải thể người làm hồ sơ
có sự không trung thực, thiếu chính xác về thông tin các khoản nợ, nhiều Doanh
nghiệp chỉ thông báo về các khoản nợ đối với các cơ quan nhà nước, giấu những
khoản nợ còn lại với các chủ nợ cá nhân, lương của người lao động, nói rằng đã
thanh toán xong các khoản nợ để đủ điều kiện để giải thể và tiến hành giải thể
nhưng trên thực tế họ chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đó thì luật chưa xác
định trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp về tính chính xác của hồ sơ. Hay
trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài bỏ mặc doanh nghiệp, bỏ trốn
về nước và để lại những khoản nợ. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014,
doanh nghiệp phải tự thực hiện việc thanh lý, giải thể. Vì thế cơ quan quản lý địa
phương cũng không có cách gì để thanh lý dự án, giải thể với những trường hợp
chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bỏ về nước.Thêm nữa, việc
giải quyết tranh chấp với người lao động và các khoản công nợ khác gặp đầy rẫy
khó khăn tại cơ quan trọng tài hoặc tòa án. Nguyên do là các cơ quan pháp luật này
chỉ giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa doanh nghiệp
và chủ nợ về giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Nhưng ở đây, người đã biệt dạng

nên không thể giải quyết được tại cơ quan trọng tài. Người lao động cũng không
thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án vì không xác định được địa chỉ của bị đơn.
Cũng cần phải xem xét quy định này theo hướng mở rộng các trường hợp
được phép giải thể doanh nghiệp. Cụ thể là được phép giải thể trong trường hợp
11
không đảm bảo thanh toán các khoản nợ nhưng giữa công ty và chủ nợ có thỏa
thuận và được chủ nợ đồng ý cho giải thể.
c. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp dẫn tới sự chấm dứt tồn tại và hoạt động của công ty và
thanh toán tài sản, thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, việc giải thể công ty phải tuân
theo những thủ tục nhất định:
- Thông qua quyết định giải thể công ty.
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi rơi vào một trong các trường hợp bị giải
thể, để tiến hành việc giải thể thì công ty phải thông qua quyết định giải thể công
ty. Sau khi quyết định đã được thông qua, công ty phải gửi quyết định này tới cơ
quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người lao động và người có quyền, lợi ích
liên quan.
- Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây (Khoản 5
Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014)
• Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thóa ước lao động tập thể và
hợp đồng lao động đã ký kết.
• Nợ thuế và các khoản nợ khác
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn
lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở
hữu công ty
- Xóa tên doanh nghiệp
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo Khoản 3
Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ

doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình
12
trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp.
Điều 202: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c
Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp
phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06
tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty. Hội
đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều
lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và
biên bản hop phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người
lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện củadoanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm
theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền
lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ,
thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức với thời hạn
giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm
thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau
13
khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải
đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và
hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.
6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần
còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở
hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ
quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các
khoản nợ của doanh nghiệp.
8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3
Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản
đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của
doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp dẫn tới sự chấm dứt tồn tại và hoạt động của công ty và
thanh toán tài sản, thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, việc giải thể công ty phải tuân
theo những thủ tục nhất định. Việc giải thể doanh nghiệp làm phát sinh hai mối
quan hệ: thứ nhất là quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp và thứ
hai là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác,
người lao động trong doanh nghiệp và nhà nước. Đây là những quan hệ liên quan
đến tài sản và liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký

14
kinh doanh. Hoạt động giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử
lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên.
Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết đòi hỏi phải có một quyết
định giải thể doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp một chủ thì chủ sở hữu doanh
nghiệp tự mình ra quyết định. Trong trường hợp doanh nghiệp nhiều chủ thì phải
tiến hành họp toàn thể thành viên doanh nghiệp để thông qua quyết định giải thể.
Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến
lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ;
phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ
thanh lý tài sản.
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho
những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp
biết về quyết định giải thể. Việc thông báo được thực hiện đồng thời bằng ba cách,
cụ thể là: Gửi trực tiếp quyết định giải thể đã được doanh nghiệp thông qua tới
những người liên quan. Cùng với quyết định này là thông báo về phương án giải
quyết nợ như thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời
hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ; Niêm yết quyết định đó tại trụ sở chính của
doanh nghiệp; Đăng báo địa phương hoặc báo ngày của trung ương trong 3 số liên
tiếp.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014 quy định Thời hạn
thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định
giải thể. Thiết nghĩ, thời gian này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô
nhỏ, không có mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài sản có tính thanh khoản cao chứ
không phù hợp với phần lớn Doanh nghiệp khác và các trường hợp khác.
15
Với những doanh nghiệp có quy mô khá lớn hoặc có tài sản (như bất động
sản), cần thời gian dài để thanh lý và trả nợ thì thời gian này chắc chắn không đủ
để giải quyết hết các hợp đồng và thanh toán nợ nần.
Tiếp theo, tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ theo đúng

phương án giải quyết nợ như đã được thông báo. Việc thanh toán các khoản nợ là
rất phức tạp vì cần phải đảm bảo quyền và lợi ích của người liên quan. Pháp luật
quy định trình tự thực hiện cho việc này. Trước hết phải thanh toán các khoản nợ
cho các chủ nợ, người lao động, nợ thuế và các nghĩa vụ khác, sau đó tiến hành
phân chia tài sản còn lại của công ty cho các thành viên. (Khoản 6 Điều 202 Luật
doanh nghiệp 2014).
Sau khi thanh toán hết nợ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này
xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi thực hiện xong các thủ
tục nói trên, việc giải thể được coi là hoàn tất và doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại
trên thực tế. Theo quy định khi một doanh nghiệp muốn được giải thể thì phải
thông báo bằng văn bản đến hai cơ quan nhà nước là cơ quan thuế và Sở KH&ĐT.
Các thông báo này phải kèm các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa giải quyết được.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ thông báo về các khoản nợ đối với các cơ quan
nhà nước và giấu những khoản nợ còn lại với các chủ nợ cá nhân, lương của người
lao động mà các cơ quan nhà nước cũng không thể biết được Sau khi doanh
nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, doanh nghiệp “âm thầm biến mất” thì các chủ thể
có liên quan cũng không có cách nào hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên thực tế hiện nay việc giải thể doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Muốn giải thể, doanh nghiệp ngoài việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính thì cầm
phải làm quyết toán thuế với cơ quan thuế, sau đó tiến hành trả dấu cho cơ quan
16
công an và cuối cùng mới được nộp hồ sơ giải thể ở cơ quan quản lý Nhà nước về
đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư. Đặc biệt là khâu xác nhận của cơ quan thuế về
việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế. Trên thực tế, việc doanh nghiệp mời cơ
quan thuế tới kiểm tra xác nhận việc hoàn thành các nghĩa vụ về thuế là không dễ
dàng. Chính vì vậy thời gian giải thể doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian
thậm chí có những trường hợp thời gian giải thể kéo dài cả năm. Thực tế này đã
gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp nói chung. Vì để không mất thời gian, chi
phí để làm thủ tục giải thể trong thực tế đã có không ít doanh nghiệp lạm dụng quy

định để được giải thể “tự động” như quy định tại Khoản 6, Điều 158 Luật Doanh
nghiệp 2005 quy định: Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh
không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã
được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng
ký kinh doanh. Đồng thời pháp luật doanh nghiệp hiện nay chưa có quy định rõ
ràng về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, xác nhận doanh nghiệp
đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế để giúp doanh nghiệp được “chấm dứt sự tồn
tại”, trách nhiệm ra sao? thời gian giải quyết trong bao lâu ? Do đó, cần phải có
quy định về thời hạn giải thể của doanh nghiệp hoặc trước mắt quy định thời hạn
thụ lý giải quyết của cơ quan thuế trong việc xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành
các nghĩa vụ về thuế. Qua đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải thể.
Điều 205. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (Luật doanh
nghiệp 2014)
1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người
quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
17
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng
tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
Về vấn đề này, Luật Doanh nghiệp 2014 kế thừa lại theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005. Quy định khá rõ ràng những hành vi bị cấm đối với người
quản lý doanh nghiệp hoặc bản thân doanh nghiệp khi có quyết định giải thể. Đây
là một điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật doanh nghiệp 2005 so với
Luật Doanh nghiệp 1999. Có thể nói, đây là những hành vi có thể làm phát sinh
thêm quyền và nghĩa vụ, làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp bị giải thể và

gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan
(nhất là chủ nợ là người lao động, chủ nợ khác và cơ quan thuế). Luật đưa ra quy
định như vậy để tránh các trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp lợi dụng việc pháp
luật cho phép tiến hành giải thể doanh nghiệp để tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh các
nghĩa vụ đối với đối tác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên
cho tới nay, chưa có văn bản quy định chi tiết biện pháp chế tài áp dụng cho các
chủ thể vi phạm các quy định này.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP.
I. Ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp
18
1. Ưu điểm về giải thể doanh nghiệp
• Đối với doanh nghiệp:
- Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư
nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên,
chủ sở hữu Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn), Đại hội đồng cổ đông (Công ty
cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới hoặc nó
đã thực hiện xong nhiệm vụ đặt ra khi thành lập. Giải thể doanh nghiệp có yếu tố
tự quyết của chủ doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ,
thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép.
- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty
mới.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể
chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể.
• Đối với nền kinh tế:
- Nó có tác dụng tích cực sắp xếp lại sản xuất theo hướng có hiệu quả hơn.
- Đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, thích ứng với môi
trường kinh doanh thường xuyên biến động hiện nay.
- Thúc đẩy việc phân công lao động một cách hợp lý và có hiệu quả.

2. Hạn chế về giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậu quả của nó
là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Giải thể trước hết là quyền
của doanh nghiệp trên thực tế. Giải thể trước hết là quyền của doanh nghiệp. Bên
19
cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định trường hợp giải thể bắt buộc,
trường hợp này giải thể là một nghĩa vụ. Đó là khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, và khi công ty không còn đủ số lượng thành viên
tối thiểu theo quy định của luật này trong thời hạn 6 tháng liên tục. Quy định về
trường hợp giải thể bắt buộc là cần thiết, thể hiện tính chất cưỡng chế của Nhà
nước đối với những doanh nghiệp có sự vi phạm pháp luật dẫn đến bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để
duy trì hoạt động. Có thể thấy rằng có sự khác biệt rất rõ giữa giải thể tự nguyện và
giải thể bắt buộc; một trường hợp do doanh nghiệp quyết định, còn một trường hợp
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định bắt buộc doanh nghiệp phải giải
thể vì kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Điều 202 Luật
Doanh nghiệp 2014 lại quy định một thủ tục giải thể chung cho tất cả các trường
hợp giải thể doanh nghiệp dù bản chất của hai trường hợp này có sự khác nhau.
Các quy định về giải thể và dừng hoạt động của doanh nghiệp quy định
trong Luật doanh nghiệp chwua rõ rang, thiếu hiệu quả và còn phức tạp đã khiến
cho doanh nghiệp cố tình lảng tránh thực hiện việc đăng ký giải thể theo quy định
(theo thống kê, hiện có hơn 135.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mà không đăng
ký với các cơ quan quản lý nhà nước), còn các cơ quan quản lý Nhà nước rơi vào
tình trạng khó quản lý và giám sát doanh nghiệp cũng như không xử lý được vấn
đề.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp hiện hành chưa có chế tài đủ sức ren đe với
các giới chủ, người đại diện theo pháp luật không chịu chấp hành các quy định giải
thể, phá sản.
Ngoài ra, các quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về giải thể chỉ phù hợp
với các trường hợp giải thể tự nguyên, khó áp dụng trong trường hợp giải thể bắt

buộc do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của
20
Tòa án, chưa quy định cách thức xử lý doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và không
làm thủ tục giải thể.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải thể doanh
nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời với những mục tiêu hình thành một khung
pháp lý thống nhất đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế và tạo điều kiện đón nhận luồng gió mới của các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để hoạt động kinh doanh. Trong
quá trình thực thi, bên cạnh những ưu điểm đạt được, Luật Doanh nghiệp 2014 còn
nhiều tồn tại, bất cập, đồng thời không đáp ứng kịp thời với sự đổi mới của các cơ
chế quản lý nhà nước và nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của cộng đồng doanh
nghiệp. Từ thực tế đó đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời để các quy định
của Luật doanh nghiệp nói chung và vấn đề giải thể nói riêng phù hợp hơn với thực
tiến hiện nay.
Những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề giải thể doanh nghiệp xuất phát từ
nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục
giải thể đang được quy định tại Luật Doanh nghiệp không phải nguyên nhân cơ
bản. Việc doanh nghiệp “ngại” giải thể không phải mới xuất hiện trong thời gian
gần đây mà đã diễn ra ngay từ khi nước ta triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp
năm 2005. Điều này xuất phát từ một số nguyên do sau:
Thứ nhất, nhận thức pháp luật của nhiều doanh nghiệp còn thấp, ý thức chấp
hành các quy định về giải thể, phá sản theo quy định chưa cao.
Thứ hai, chế tài xử lý đối với các chủ doanh nghiệp, người đại diện theo
pháp luật không chịu chấp hành các quy định về giải thể, phá sản chưa đủ răn đe,
dẫn tới nhiều chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không quan tâm tới
nghĩa vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp. Do đó, cần sửa đổi Luật doanh nghiệp
theo hướng tăng chế tài xử phạt. Cụ thể, người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp “treo” không thực hiện đăng ký ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, có

21
mức nợ thuế nhà nước lớn sẽ không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
cho đến khi tuân thủ.
Thứ ba, hệ thống quy định về phá sản doanh nghiệp có nhiều bất cập. Vì
vậy, doanh nghiệp muốn tuân thủ theo đúng quy định cũng rất khó. Trong số 140
ngàn doanh nghiệp không còn hoạt động, một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp là lâm
vào tình trạng phá sản (do không thể thanh toán hết các khoản nợ), vì vậy, không
thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy trình đơn giản là giải thể doanh
nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được quy trình theo quy định của Luật Phá sản,
mỗi doanh nghiệp phải mất 3 đến 5 năm mới hoàn tất thủ tục. Điều này dẫn tới, tỷ
lệ doanh nghiệp đã và đang thực hiện thủ tục phá sản gần như không có ý nghĩa
trong thực tế.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp, việc hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để
doanh nghiệp hoàn thành nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan theo quy
trình giải thể tại một số cơ quan quản lý nhà nước địa phương chưa được tốt; Đặc
biệt, thủ tục hoàn tất nghĩa vụ thuế còn gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.
Nhiều trường hợp phản ánh, doanh nghiệp muốn “ra đi” còn phải qua “cò”.
Các quy định về giải thể doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp hiện nay
chưa thật sự rõ ràng, thiếu hiệu quả và còn phức tạp, chưa có một chế tài đủ sức
răn đe với các chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật khi không chịu chấp hành
các quy định về giải thể. Dẫn tới tình trạng danh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp
luật để lẩn tránh việc đăng ký giải thể doanh nghiệp. Do đó, cần đưa ra kiến nghị
sửa đổi Luật Doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này:
Thứ nhất, Quy định về giải thể doanh nghiệp và dừng hoạt động của doanh
nghiệp với nội dung về việc hoàn thiện các quy định để xử lý doanh nghiệp dừng
hoạt động và hoàn thiện quy định về giải thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản
hóa thủ tục đăng ký rút khỏi thị trường của doanh nghiệp,quy địn hthời hạn giải thể
của doanh nghiệp hoặc trước mắt quy định thời hạn thụ lý giải quyết của cơ quan
22
thuế trong việc xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế. Qua đó

giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải thể. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng bức xúc
của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua như các vụ: doanh
nghiệp “chết” mà không được chôn, hơn 140 nghìn doanh nghiệp “treo”, hay tình
trạng doanh nghiệp “chật vật xin được chết” Đồng thời, sẽ góp phần làm “sạch”
dữ liệu về doanh nghiệp.
Quy định cách thức xử lý doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, mà không làm
thủ tục giải thể. Biện pháp chế tài, quy định ràng buộc trách nhiệm của người quản
lý doanh nghiệp thực hiện việc giải thể DN theo đúng trình tự, thủ tục.
Thứ hai, nên giãn thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp từ 6 tháng lên 9 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
Trường hợp đặc biệt có thể gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh xingia
hạn nhưng không quá 12 tháng.
Thứ ba, Quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể doanh
nghiệp. Trình tự giải thể được quy định theo các bước: quyết định giải thể, công bố
tình trạng doanh nghiệp đang giải thể, yêu cầu xóa tên doanh nghiệp. Các nội dung
bổ sung bao gồm:
- Bổ sung quy định hướng dẫn giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của tòa án
- Bổ sung quy định hướng dẫn về hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa những thủ tục hành chính của
doanh nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nước trước khi doanh nghiệp thực hiện
nộp bộ hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong đó, tập trung đơn giản
23
hóa quy trình về kê khai và quyết toán thuế cho doanh nghiệp sau khi doanh
nghiệp quyết định giải thể.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp cũng như pháp luật, chế tài xử phạt vi phạm về giải thể, phá
sản doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của
doanh nghiệp.
Thứ sáu, các Bộ, ngành triển khai hiệu quả, triệt để các nhiệm vụ được Thủ

tướng Chính phủ giao tại tại Chương trình công tác ban hành kèm theo Quyết định
số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Đề
án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; trong đó,
tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư theo hướng phân định rõ chức năng
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và chức năng quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về giải thể doanh nghiệp; các
quy định về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường.
- Rà soát và đề xuất các chế tài mạnh, có tính răn đe đối với những doanh nghiệp,
cá nhân liên quan (như: người đại diện theo pháp luật, các thành viên của công ty)
không tuân thủ nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và nền tảng công nghệ thông tin để Hệ thống thông
tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia giữ vai trò đầu mối cung cấp thông tin pháp lý
về đăng ký doanh nghiệp, từ đó, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có thể tiếp
cận dễ dàng các thông tin chính xác về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp; phát
huy vai trò giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp.
24
C. KẾT LUẬN
Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005. Cùng
với sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội trong nước, cũng như những
chuyển biến pháp lý trong và ngoài nước thời gian qua thì dường như có những nội
dung quy định không rõ ràng gây khó khăn trong quá trình áp dụng luật. Việc
nghiên cứu về thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp cũng như hướng hoàn thiện
25

×