Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐẬU MINH ĐỨC



TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
TỈNH KHÁNH HÒA




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH







Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐẬU MINH ĐỨC



TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
TỈNH KHÁNH HÒA


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. LÊ THÔNG




Hà Nội, 2015


LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Khoa Du
lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã giảng dạy trong
chương trình cao học Du lịch khóa QH-2012-X, những người truyền đạt cho tôi

những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn GS. TS. Lê Thông,
trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù trong quá trình thực hiện có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì
Thầy hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thị Hoàng Diệp – Phó
chủ nhiệm Khoa Văn hóa – Du lịch, trường CĐSP Nha Trang đã luôn theo dõi, sát
cánh, động viên khích lệ, và có nhiều góp ý cho nội dung luận văn. Cảm ơn tổ Du
lịch, khoa Văn hóa – Du lịch, ban giám hiệu của trường CĐSP Nha Trang đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi cũng
xin cảm ơn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, Ban quản lý Di tích –
Danh lam thắng cảnh Khánh Hòa, Sở Tài Nguyên và Môi trường Khánh Hòa và
Cục Thống kê Khánh Hòa đã nhiệt tình phối hợp giúp đỡ cung cấp tài liệu cho tôi
trong thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin được nói lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
không ngừng quan tâm theo dõi, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014.
Học viên
Đậu Minh Đức



1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
DU LỊCH 14
1.1. Cơ sở lý luận 14

1.1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch 14
1.1.2. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch 15
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lãnh thổ du lịch 17
1.1.4. Các hình thức thể hiện chủ yếu của tổ chức lãnh thổ du lịch 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam 22
1.2.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 23
1.3. Vận dụng cơ sở lý luận vào việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa 24
1.3.1. Những căn cứ để vận dụng 24
1.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 26
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA 27
2.1. Khái quát chung 27
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa . 27
2.2.1. Vị trí địa lý 27
2.2.2. Điều kiện tự nhiên 28
2.2.3. Tài nguyên du lịch 31
2.2.4. Dân cư 41
2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 41
2.3. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa 47
2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa 47
2.3.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch 54


2
2.4. Đánh giá chung về tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa 69
2.4.1. Những mặt đã đạt được 69
2.4.2. Những mặt hạn chế 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 71

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH
THỔ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA 72
3.1. Những căn cứ để tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa 72
3.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa 72
3.2.1. Quan điểm phát triển 72
3.2.2. Những cơ sở điều chỉnh 73
3.2.3. Những mục tiêu và định hướng chung phát triển du lịch Khánh Hòa 74
3.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa 79
3.3.1. Điểm du lịch 79
3.3.2. Cụm du lịch 81
3.3.3. Tuyến du lịch 88
3.3.4. Trung tâm du lịch 92
3.4. Các giải pháp chủ yếu 96
3.4.1. Các giải pháp về quy hoạch 96
3.4.2. Các giải pháp về đầu tư 96
3.4.3. Các giải pháp về phát triển sản phẩm 97
3.4.4. Các giải pháp về quản lý, tổ chức hoạt động du lịch 97
TIỂU KẾT CHƯƠNG 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC




3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á
BOT (Built – Operation – Transfer): Xây dựng – Vận hành –
Chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
BT Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao
DANIDA (Danish International Agency): Cơ quan phát triển quốc tế Đan
Mạch
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
KNM Khu nghỉ mát
HĐND Hội đồng nhân dân
IUCN (Internation Union for Conservation of Nature): Tổ chức bảo
tồn thiên nhiên thế giới
MICE (Meeting Incentive Conference Event): Du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng.

ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính
thức
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân



4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, thuế đã nộp ngân sách của các
doanh nghiệp năm 2012 51

Bảng 2.2: Doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể dịch vụ chia theo

ngành kinh tế 51

Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn 52

Bảng 3.1: Mật độ tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 95


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội 15
Hình 1.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch của M. Buchovarop (1975) 19
Hình 1.3. Hệ thống lãnh thổ chức năng của Gunn (1993) 20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2012
Biểu đồ 2.2: Số ngày khách lưu trú tại Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2012
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn khách du lịch đến Khánh Hòa năm 2012
Biều đồ 2.4: Tổng thu du lịch theo các khoản thu chính giai đoạn 2006 – 2012
Biểu đồ 2.5: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1: Hành chính tỉnh Khánh Hòa
Bản đồ 2: Tài nguyên du lịch Khánh Hòa
Bản đồ 3:Vị trí, vai trò tỉnh Khánh Hòa trong hệ thống tuyến, điểm du lịch
toàn quốc
Bản đồ 4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tỉnh
Khánh Hòa
Bản đồ 5: Tuyến, điểm du lịch Khánh Hòa

Bản đồ 6: Hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch Khánh Hòa.


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ
hội, thuận lợi, khó khăn và thách thức hiện hữu, quản lý và kinh doanh du lịch có
nhiều thay đổi sâu sắc từ nhận thức đến hành động. Hiệu quả hoạt động du lịch
mang lại những bước tăng trưởng quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện qua tỷ trọng GDP du lịch trong nền kinh tế.
Không thể phủ nhận, hoạt động du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế, tạo việc làm cho xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi
trường và giữ vững an ninh quốc phòng.
Khánh Hòa là một lãnh thổ hội tụ nhiều điều kiện cho phát triển du lịch với
tiềm năng tài nguyên du lịch cùng lợi thế là một trong những trung tâm du lịch của
Việt Nam, là một trong số ít tỉnh phát triển du lịch nhanh và mạnh ở nước ta. Mục
tiêu đến năm 2015, ngành du lịch Khánh Hòa sẽ đón 900 ngàn lượt khách quốc tế,
doanh thu du lịch đạt 4.300 tỷ đồng. Năm 2020 đạt 5,2 triệu lượt khách trong đó có
khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 9.500 tỷ đồng [26].
Những con số trên cho thấy, để đạt được mục tiêu và phương hướng đề ra, đòi hỏi
ngành du lịch cần thiết giải quyết hàng loạt vấn đề một cách thiết thực trong các lĩnh
vực như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn
nhân lực, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá thị trường và sản phẩm, ứng dụng
khoa học công nghệ và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, trong đó, tổ
chức thực hiện quy hoạch một cách hữu hiệu là vấn đề cốt lõi mang tính chiến lược.
Tuy Khánh Hòa thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn
ngân sách đáng kể cho việc phát triển kinh tế quốc dân tỉnh nhưng thực tế cho thấy
rằng trong quá trình phát triển ngành du lịch Khánh Hòa còn nhiều bất cập: việc

khai thác các điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh chưa thực sự tương xứng với tiềm
năng vốn có của mình, chưa có sự kết hợp về không gian, mối liên kết đồng bộ giữa
các điểm, tuyến, cụm du lịch. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới có ngành du lịch
phát triển mạnh đã cho thấy rằng, để đạt được những thành tựu trong hoạt động du
lịch thì việc tổ chức lãnh thổ du lịch là vấn đề được xem trọng hàng đầu, bởi không


6
thể tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch nếu không xem xét
khía cạnh không gian lãnh thổ của nó.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tập trung
nghiên cứu, đánh giá các tiềm năng và lợi thế của các nguồn lực và tài nguyên du
lịch nhằm quy hoạch hợp lý việc phát triển hoạt động du lịch, từ đó đề ra được giải
pháp cũng như định hướng phát triển nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế,
xã hội, môi trường, nhanh chóng đưa ngành du lịch trở thành một ngành chính trong
cơ cấu kinh tế địa phương, khẳng định được vai trò địa bàn chiến lược du lịch đối
với miền Trung và cả nước. Từ thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức lãnh
thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến
hướng đề tài, mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu du lịch của tỉnh Khánh
Hòa dưới góc độ tổ chức lãnh thổ nhằm góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn
lực sẵn có để đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch, sử dụng bền vững tài
nguyên, môi trường ở địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch
trên thế giới và Việt Nam và vận dụng chúng vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du

lịch Khánh Hòa.
- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa trên
quan điểm phát triển bền vững.
- Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh Khánh Hòa bao
gồm điểm, cụm du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch.
- Nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa và
đưa ra một số giải pháp thực hiện.


7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung việc xác định các điểm, cụm, tuyến, các trung tâm du lịch
của tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, chú trọng vào việc phân tích đánh giá tài nguyên du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch, khả năng khai thác các điểm,
tuyến, cụm du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa.
- Về thời gian: Việc xác định các điểm, cụm du lịch trong đề tài chủ yếu từ
giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012.
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc xác định điểm, cụm, trung tâm,
tuyến du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch đã được nhiều nhà nghiên cứu về
lĩnh vực này trong và ngoài nước đề cập đến. Dưới góc độ địa lý du lịch về việc
nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch đã phát triển theo các hướng chủ yếu: Phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu, kiểm kê đánh giá các tài nguyên du lịch, tổ
chức lãnh thổ (không gian) du lịch và quy hoạch du lịch.
4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa lý du lịch ở các quy mô và mức độ
khác nhau. Ở Đức, các nhà địa lý du lịch như: Poser (1939), Christaller (1955) đã
tiếp thu và kế thừa những kết quả nghiên cứu từ đầu năm 1930 của các nhà địa lý du
lịch phát hiện các loại hình du lịch, khảo sát vai trò của lãnh thổ, lịch sử, những
nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
Ở Liên Xô cũ, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch cũng như tổ
chức lãnh thổ du lịch của các tác giả như: V.X Preobrazaxnhi, I.U. Vedenhin (1917)
đã đưa ra khái niệm về hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ; công trình nghiên cứu sức
chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Kadaxkia (1972), nghiên cứu các vùng
cho mục đích nghỉ dưỡng ở Liên Xô (cũ) của các nhà địa lý cảnh quan học của


8
trường đại học tổng hợp Matxcơva như: E.D. Xmirnôva, V.B. Nhefedôva, L.G.
Svittencô. Ngoài ra, còn có các Mukhina (1973) đã xây dựng những công trình
nghiên cứu về đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí. I.I Piroznhic
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch như là các đối tượng
cho quy hoạch và quản lý.
Ở Ba Lan, vấn đề sức chứa ở các vùng du lịch đã được Kostroviski (1970) và
Vadunxka (1973) đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình.
Ở Tiệp Khắc (cũ), các nhà nghiên cứu như: Mariot (1971), Salavikova
(1973) đã tiến hành đánh giá và thành lập bản đồ du lịch tự nhiên và nhân văn.
Ngoài ra, các nhà địa lý Canada như Vônfơ (1966), nhà địa lý Mỹ như
Bohart (1971), nhà địa lý Anh Hênaynơ (1972), H. Robinson (1976) cũng tiến hành
việc đánh giá, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch.
Việc nghiên cứu du lịch gắn liền với sự phát triển vùng được xem là rất quan
trọng trong các dự án phát triển du lịch. Ở Pháp, Jean Pierre Jean Lozoto (1990) đã
nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng
không gian du lịch và các chính sách về không gian du lịch.
Các nhà địa lý Anh và Mỹ đã gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với

những dự án du lịch trên miền hay một vùng cụ thể. Theo hướng này có các công
trình nghiên cứu của Cooper (1988), E.Inskeep (1991), C.A. Gunn (1993). [14]
Nhìn chung, các nhà địa lý du lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa
lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định
các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp
các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, khi mà du lịch đã trở thành một ngành kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và mang lại lợi ích to lớn thì việc nghiên cứu
về địa lý du lịch nói chung và vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch trên phạm vi cả nước
nói riêng ngày càng phát triển. Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch,
triển khai chiến lược thông qua các đề án như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du


9
lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu quy hoạch du lịch của Vũ Tuấn
Cảnh và các tác giả khác như Lê Thông, Nguyễn Trần Cầu, Nguyễn Minh Tuệ,
Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương và nnk… nhằm nghiên cứu đánh giá tài nguyên
– tổ chức lãnh thổ Việt Nam dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận của tổ chức lãnh
thổ du lịch bằng việc nghiên cứu các vấn đề như tổ chức lãnh thổ du lịch và phân
vùng du lịch, hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch, hệ thống chỉ tiêu phân vùng
du lịch và phương pháp phân vùng du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển,
xây dựng các tuyến, điểm du lịch… Có thể nói rằng, những công trình nghiên cứu
trên đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước. Nội dung
nghiên cứu bao gồm những vấn đề thuộc các phạm trù như đánh giá tài nguyên du
lịch, cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân
vùng du lịch. Qua các công trình nghiên cứu, các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Phạm
Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Bá

Thụ, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Đình Hòe (2001)… đã giới thiệu và đưa ra những
biện pháp nhằm giải quyết vấn đề bảo đảm cho việc phát triển du lịch bền vững.
Ở cấp độ địa phương còn có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn nghiên cứu về tổ
chức lãnh thổ du lịch của các tác giả Nguyễn Thanh Sơn (1997) – Tổ chức du lịch
lãnh thổ du lịch Hải Phòng, Trương Phước Minh – Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng
Nam – Đà Nẵng (2002), Phạm Thị Nhung (2002) – Tổ chức lãnh thổ du lịch Hà
Tây, Hoàng Thị Mỹ Hà (2005) – Tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình, Bùi Thị Minh
Thư (2006) – Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Điện Biên, Phạm Lê Thảo (2010) – Tổ
chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Ngô Thị Thu
Hằng (2012) – Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Thọ…
Ngoài ra, còn có thể kể đến nhiều bài báo đăng trong các tạp chí và hội nghị
của các tác giả như Đặng Duy Lợi, Phạm Văn Du (1994) – Một số vấn đề tổ chức
lãnh thổ du lịch ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh
(2002) – Hệ thống lãnh thổ du lịch trong quy hoạch du lịch.
4.3. Tình hình nghiên cứu ở Khánh Hòa
Khánh Hòa một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam do có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nhiều tiềm năng nên rất có sức hấp
dẫn đối với du khách. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về du lịch trên địa


10
bàn Khánh Hòa chưa nhiều, phần lớn là giới thiệu các điểm du lịch giàu tiềm năng
chứ chưa có những nghiên cứu mang tính chất định hướng cho quy hoạch phát triển
ngoài các văn bản chỉ đạo của tỉnh Khánh Hòa, cụ thể gồm có:
- Quyết định số 1800/QĐ – UB, ngày 27/6/1995 của UBND tỉnh Khánh Hòa
phê duyệt về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa.
- Nghị quyết HĐND tỉnh Khánh Hoà khóa III, kỳ họp thứ 3 (20/2/2001) thông
qua Chương trình phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001 – 2005 và đến
năm 2010.
- Quyết định số 194/2005/QĐ - TTg ngày 04/8/2004 của Thủ Tướng Chính

Phủ phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu
vực miền Trung – Tây Nguyên trong đó Nha Trang được xác định là trung tâm du
lịch của các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận.
- Nghị quyết 39 – NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về miền Trung đã
xác định những phương hướng cơ bản của vùng và tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát
triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng và cả với Khánh Hòa.
- Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 4/4/2006 về phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến 2010,
tầm nhìn đến 2020.
- Quyết định 251/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm
2020.
- Nghị quyết số 2106/NQ - HĐND tỉnh Khánh Hòa ngày 17/08/2010 về việc
thành lập tổ công tác chuẩn bị dự án phát triển bền vững nguồn lợi ven bờ trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Quyết định số 1477/QĐ - UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 18/06/2012 về việc
phê duyệt chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2015
và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 24/2012/NQ - HĐND ngày 21/08/2012 về việc ban hành quy
chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi
trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 27/8/2013 về Phát triển chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.


11
- Quyết định số 2926/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 18/11/2013 về Kế
hoạch thực hiện chương trình hành động ngành Du lịch Khánh Hòa năm 2014.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về du
lịch của tỉnh Khánh Hòa. Các luận văn tiêu biểu là nghiên cứu về du lịch tỉnh

Khánh Hòa có luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội của tác giả Nguyễn
Thị Hoàng Diệp về “Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội nhập”
(2007) và luận văn thạc sĩ du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội của tác giả Thân Trọng Thụy về “Du lịch Khánh Hòa: Tiềm năng, thực trạng
và giải pháp” (2012).
Dựa trên tình hình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch trên thế giới và Việt
Nam có thể thấy rằng vấn đề tổ chức lãnh du lịch luôn phải được quan tâm hàng đầu
nếu muốn phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Mặc dù vậy,
cho đến nay ngoài những văn bản mang tính chất chỉ đạo của tỉnh Khánh Hòa thì
hướng nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa còn là mảng trống.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong đề tài, rất cần thiết cho việc
tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Thông qua các số liệu, tài liệu đã được thu thập, phân
tích và tổng hợp giúp chúng ta đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch của tỉnh
Khánh Hòa so với tiềm năng du lịch vốn có và so với sự phát triển du lịch của cả
nước. Khi phân nhóm tài liệu, dữ liệu và phân tích, xử lý theo yêu cầu của đề tài,
chúng ta sẽ thấy được những vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu. Việc tổng hợp các số
liệu, tài liệu sẽ giúp chúng ta có được cách nhìn đúng đắn về chủ đề, hướng tiếp cận
vấn đề nghiên cứu. Sự kết hợp các chỉ tiêu có tính định lượng với các yếu tố có tính
định tính là cần thiết khi sử dụng phương pháp này.
5.2. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp này để thống kê các chỉ tiêu có tính định lượng như:
số lượng khách, doanh thu, vốn đầu tư… Nhằm mục đích phản ánh kết quả thực
trạng phát triển của ngành. Các nguồn số liệu, tư liệu từ Tổng cục du lịch, Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa được
chúng tôi thu thập, xử lý, tính toán để từ đó rút ra những kết luận, những đánh giá,
nhận định về hoạt động du lịch tỉnh Khánh Hòa. Luận văn đã vận dụng phương
pháp này vào việc đánh giá tài nguyên du lịch, tính toán các hoạt động du lịch và
phân vùng lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa.



12
5.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ và phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Bản đồ là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu của địa lý và các khoa
học có đối tượng nghiên cứu gắn liền với không gian lãnh thổ. Trong luận văn có sử
dụng một số bản đồ chuyên đề như: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, bản đồ tài
nguyên du lịch tỉnh Khánh Hòa và bản đồ quy hoạch tỉnh Khánh Hòa. Với sự trợ
giúp của các phần mềm địa lý trong hệ thống thông tin địa lý (GIS), phương pháp
bản đồ sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho việc nghiên cứu, đảm bảo độ chính xác cao hơn so
với các phương pháp bản đồ truyền thống.
5.4. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp thực tế hóa các thông tin thu thập được để từ đó có
những đánh giá cụ thể, chân thực và khách quan. Với phương pháp này, giúp chúng
ta tiếp cận vấn đề một cách có chủ động thông qua việc quan sát, điều tra, ghi chép,
chụp ảnh, phỏng vấn nhân dân địa phương và những người làm việc ở cơ quan có
liên quan đến hoạt động du lịch (chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng,
các tổ chức xã hội…), đặc biệt ở những điểm du lịch có mức độ hoạt động du lịch
cao. Các kết quả điều tra thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại một số nhận
định trong quá trình nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn, tăng tính khả thi đối với
những đề xuất, những giải pháp cụ thể về tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Khánh Hòa.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Hiện nay, trong các dự án nghiên cứu nói chung, nhất là các dự án có quy mô
lớn, phương pháp chuyên gia được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu quả.
Đây là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao và
hiểu biết của các nhóm chuyên gia đầu ngành về quản lý và chuyên môn lĩnh vực
nghiên cứu. Quy trình áp dụng phương pháp chuyên gia gồm ba giai đoạn: (1) lựa
chọn chuyên gia; (2) trưng cầu ý kiến chuyên gia; (3) thu thập và xử lý các đánh giá
dự báo. Phương pháp này dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng
phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các

câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những vấn đề
còn tồn tại, những dự báo khách quan về tương lai phát triển của ngành du lịch tỉnh
Khánh Hòa, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn hướng về tương lai để giải quyết
những vấn đề tồn tại dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm và linh cảm
nhạy bén trong nghề nghiệp, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học
cao, tránh được những trùng lắp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa
những thành quả nghiên cứu đã đạt được.


13
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có một số đóng góp mới chủ yếu sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ được cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ du
lịch dựa vào việc tổng quan về tổ chức lãnh thổ du lịch dựa vào việc tổng quan các
nghiên cứu đã có và vận dụng chúng vào tỉnh Khánh Hòa.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh
Khánh Hòa với những thế mạnh và hạn chế cụ thể.
- Phân tích được thực trạng các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ở địa bàn
nghiên cứu bao gồm các điểm du lịch, tuyến du lịch, cụm du lịch và trung tâm du lịch.
- Đề xuất được định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc đề tài kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ du lịch
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh
Khánh Hòa
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh
Khánh Hòa.



14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch
Theo khoản 1 Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) khái niệm du lịch
được định nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[8]. Như vậy, du lịch là
một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia tạo thành một tổng thể
hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc
điểm của ngành văn hóa xã hội. Do đó, đối với việc nghiên cứu du lịch thì vấn đề tổ
chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Có nhiều thuật ngữ khác nhau khi bàn về vấn đề tổ chức lãnh thổ. Có thể
hiểu cách đơn giản rằng, tổ chức lãnh thổ là “nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đúng đắn
và có hiệu quả” (De Gaudesmas 1992)[14]. Tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian)
là một nghệ thuật sắp xếp một cách trật tự trên không gian của một nước và trên
tinh thần nhìn về tương lai, con người và các hoạt động của nó, các trang thiết bị và
các phương tiện giao thông, có tính đến các hạn chế của các điều kiện tự nhiên, kinh
tế và nhân văn, kể các điều kiện chiến lược. Các nhà địa lý coi tổ chức lãnh thổ là
lĩnh vực mà địa lý học có thể phát huy tác dụng nhiều nhất để hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đây chính là việc tìm kiếm một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế,
xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và giữa
các quốc gia với nhau tạo nên một giá trị mới nhờ sự sắp xếp có trật tự và hài hòa
giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong một tỉnh, một vùng hay một quốc gia để
sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài trong xu thế

vừa hòa nhập, vừa cạnh tranh nhằm đẩy mạnh tăng cường tăng trưởng kinh tế, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo sự bền vững phát triển.
Qua đó có thể thấy rằng, tổ chức lãnh thổ bao gồm hai hình thức chủ yếu là
tổ chức lãnh thổ nền sản xuất và tổ chức lãnh thổ môi trường sống của con người
trong đó tổ chức lãnh thổ nền sản xuất giữ vai trò quyết định. Dựa trên cơ sở tổng
hợp tài liệu về tổ chức lãnh thổ xã hội, tôi đưa ra sơ đồ sau:


15










Hình 1.1 Vị trí tổ chức lãnh thổ du lịch trong tổ chức lãnh thổ xã hội
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hình thức tổ chức sản xuất xã hội theo lãnh
thổ. Do đó, tổ chức lãnh thổ du lịch giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ chính là kinh
tế và xã hội. Để khai thác có hiệu quả ngành kinh tế du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch
phải hợp lý, chặt chẽ và khoa học vì tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa
không gian du lịch dựa trên các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cùng với các
mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các đơn vị
lãnh thổ khác và hơn nữa là các mối liên hệ với các nước trong khu vực, châu lục và
trên thế giới.
Như vậy, có thể nói một cách đơn giản nhất tổ chức lãnh thổ du lịch được
hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở

phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tài
nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm
đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.

1.1.2. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch

- Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các hình thức tổ chức
theo không gian hợp lý giúp cho các hoạt động du lịch có điều kiện để sử dụng hợp
lý và khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn của cả nước nói chung và từng địa
TỔ CHỨC LÃNH THỔ XÃ HỘI
TỔ CHỨC LÃNH THỔ
MÔI TRƯỜNG SỐNG
TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI
DỊCH VỤ -
DU LỊCH
NÔNG
NGHIỆP
CÔNG
NGHIỆP
………
THÀNH THỊ NÔNG THÔN
DU LỊCH
……… ………


16
phương nói riêng. Vấn đề hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp
chính là chìa khóa để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn các nguồn du lịch, đặc biệt tài
nguyên du lịch được coi là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch, nói cách khác du

lịch là một trong những ngành có định hướng rõ rệt về tài nguyên, nếu không có tài
nguyên du lịch thì không thể có hoạt động du lịch và cũng không thể tổ chức lãnh
thổ du lịch được.
- Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch còn tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên
môn hóa du lịch. Với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các quy luật khác
trong các hình thức hình thái kinh tế xã hội khác, liên quan đến trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng
cao thì sự chuyên môn hóa du lịch ngày càng sâu sắc. Thông thường, đối với ngành
du lịch có bốn hướng chuyên môn hóa sau:
+ Chuyên môn hóa theo loại hình dịch vụ,
+ Chuyên môn hóa theo loại hình du lịch,
+ Chuyên môn hóa theo giai đoạn của quá trình du lịch,
+ Chuyên môn hóa theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.
- Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm
du lịch trên một vị lãnh thổ nói riêng còn góp phần quan trọng tạo ra những sản
phẩm du lịch đặc đơn sắc có khả năng thu hút khách du lịch, làm tăng khả năng
cạnh tranh. Sản phẩm du lịch được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc
hấp dẫn du khách. Vì sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những dịch vụ và phương
tiện vật chất cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng. Những sản phẩm
du lịch độc đáo, chất lượng càng cao, sự lôi cuốn du khách càng mạnh. Vấn đề ở
đây đặt ra là cần phải khai thác các tài nguyên du lịch như thế nào để có được
những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng làm hài lòng du
khách. Tài nguyên vẫn mãi ở dạng tiềm năng nếu không có sự tổ chức lãnh thổ du
lịch và việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch là một trong những biện pháp hàng
đầu tạo ra và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc trưng trên lãnh thổ đó.


17
- Trong việc nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những

vấn đề được quan tầm hàng đầu bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả nếu
như không được xem xét kỹ lưỡng khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Nếu như
sự tiến triển của tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của du lịch đã trở thành một
điều thực tế trên thế giới thì có nhiều người còn chưa hiểu hết được mối liên hệ về
mặt tổng thể của hoạt động du lịch đối với môi trường và khung cảnh tổ chức của
không gian, điều này giải thích việc gần đây công tác du lịch mới được thừa nhận
trong việc tổ chức lãnh thổ. Trên quan điểm đó, trong việc tổ chức và xúc tiến du
lịch hiện nay của đa số nhà nước không chỉ chú trọng vào mục tiêu kinh tế mà còn
đảm bảo việc đạt được các mục tiêu khác như văn hóa, giáo dục, xã hội, chính trị,
quan hệ giữa môi trường và con người… Chính những sự nhận định này đã làm cho
việc tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn lãnh thổ càng trở nên cần thiết và mang
tính hệ thống hơn. Cần nhận biết rằng nếu xem xét theo khía cạnh thời gian, thì hoạt
động du lịch tùy thuộc vào các kỳ nghỉ hay mùa vụ, còn ở khía cạnh không gian thì
nó lệ thuộc vào khoảng cách của các điểm du lịch nằm trên phạm vi lãnh thổ, do đó
việc bố trí sao cho những chuyến du lịch được dễ dàng còn tùy thuộc rất nhiều vào
cách làm sao cho đường sá thuận lợi, các phương tiện đi lại đảm bảo tiện nghi tối
thiểu, sự bố trí sẵn có của các cơ sở ăn ở và nghỉ ngơi… tất cả những yêu cầu này
chỉ được đáp ứng khi vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch được thực hiện một cách đồng
bộ và có hiệu quả.
1.1.3. Những tác động đến công tác tổ chức lãnh thổ du lịch
Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động ngược lại, đặc biệt
đối với những vùng xa xôi, nền kinh tế chậm phát triển, không thể quy hoạch cho sự
phát triển các ngành kinh tế khác thì việc tổ chức thực hiện các biện pháp thu hút
khách sẽ có tác dụng cải thiện đời sống nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.
Ở mức độ rộng hơn, có thể xem tổ chức lãnh thổ du lịch như là một bộ phận
của tổ chức lãnh thổ xã hội, bao trùm tất cả những vấn đề liên quan tới việc phân bố
lực lượng sản xuất, địa bàn cư trú và hoạt động của con người, mối quan hệ tự nhiên,
xã hội, các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, sinh thái. Như vậy, tổ chức lãnh thổ du
lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, trong đó nó đề cập đến vấn đề tổ chức
và quản lý hành chính nền sản xuất du lịch, định hướng các kết hợp du lịch về

phương diện lãnh thổ, xác định các đối tượng du lịch cần thiết phải được quản lý theo
không gian, các dạng phân vùng du lịch với mục đích tổ chức và điều khiển [32].
Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận
mà cả tính chất thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những


18
tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát
triển kinh tế, xã hội địa phương và cả nước.
1.1.4. Các hình thức thể hiện chủ yếu của tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội nên nó
mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển xã hội, trước hết là của sức sản xuất
đã dần dần xuất hiện các hình thức lãnh thổ du lịch. Theo trường phái địa lý Xô
Viết, xét trên phương diện vĩ mô có ba hình thức chủ yếu:
- Hệ thống lãnh thổ du lịch,
- Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch,
- Vùng du lịch.
Mỗi hình thức tuy có quá trình hình thành và phát triển, có các đặc trưng
riêng nhưng giữa các hình thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
vùng du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó mang ý nghĩa thực tiễn cao.
1.1.4.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hình thức này được xem như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh
thổ, có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Trong số các chức năng đó,
quan trọng nhất là các chức năng phục hồi và tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao
động thể lực và tinh thần của con người. Do đó, hệ thống lãnh thổ du lịch được coi
là hệ thống xã hội được tạo nên bởi các yếu tố có quan hệ mật thiết như nhau: nhóm
người đi du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội
ngũ những người phục vụ và bộ phận tổ chức quản lý.
Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch gồm nhiều thành phần có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự

thống nhất của chúng ta là một hệ thống mở phức tạp có cấu trúc bên trong và bên
ngoài. Cấu trúc bên trong bao gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại, còn
cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và các hệ thống khác.
Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, nghĩa là có đủ các thành
phần: tự nhiên, kinh tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản.
Xét trên quan điểm hệ thống thì hình thức này được cấu tạo bởi nhiều phân
hệ tuy khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là các
phân hệ: khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử văn hóa, công trình kỹ thuật, cán
bộ phục vụ và bộ phận điều khiển. Toàn bộ các phân hệ và mối liên hệ nêu trên
được thể hiện qua sơ đồ hình 1.2 dưới đây.
Sơ đồ này cho thấy cấu trúc của hệ thống lãnh thổ du lịch, mối tương tác
giữa các hệ bên trong hệ thống và giữa hệ thống với môi trường bên ngoài. Theo sơ
đồ này, hệ thống lãnh thổ du lịch bao gồm các bộ phận như:


19









II









Hình 1.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch của M. Buchovarop (1975)
Chú giải:
I: Môi trường và các điều kiện phát sinh nhu cầu du lịch
II: Hệ thống lãnh thổ du lịch
1. Phương tiện giao thông vận tải
2. Phân hệ khách du lịch
3. Phân hệ cán bộ phục vụ
4. Phân hệ tài nguyên du lịch
5. Phân hệ cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Phân hệ khách du lịch: Là phân hệ trung tâm có tính chủ động, quyết định
các yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống bởi vì các thành phần này có
tính phụ thuộc vào những yêu cầu của khách du lịch (gồm những đặc điểm của xã
hội, dân tộc, quốc tịch). Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc và lượng nhu
cầu, tính lựa chọn, tính mùa vụ, và tính đa dạng của luồng khách du lịch.
- Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử và văn hóa: Với tư cách là các điều kiện
và tài nguyên – cơ sở cho du lịch và là lãnh thổ hình thành các hệ thống lãnh thổ du
lịch. Phân hệ này được phản ánh những nét riêng và có tính đặc thù theo lãnh thổ,
đồng thời đây là một tổng thể có những đặc trưng về sức chứa, độ tin cậy, tính thích
hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích
phân bố, thời gian khai thác và khả năng phục vụ.
- Phân hệ cơ sở vật chất – kỹ thuật: Đảm bảo các yêu cầu du lịch cơ bản cho
khách (đi lại, ăn ở, sinh hoạt, các phương tiện giải trí…) cũng như nhu cầu đặc
trưng (tham quan, vui chơi, chữa bệnh…). Có thể nói cơ sở hạ tầng của du lịch được
tạo nên bởi toàn bộ công trình kỹ thuật. Nét đặc trưng của phân hệ này là sức chứa,
tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác.
- Phân hệ cán bộ công nhân viên phục vụ: Thực hiện chức năng phục vụ du

khách (lễ tân, hướng dẫn viên, phục vụ ăn ở, bán vé, bán hàng lưu niệm…) và đảm
1
2
3
5
4
I


20
bảo cho các hoạt động du lịch diễn ra bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn,
nghề nghiệp của đội ngũ những người làm công tác phục vụ và mức độ đảm bảo lực
lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ.
- Bộ phận điều khiển: Có nhiệm vụ điều hành và quản lý chung để các phân
hệ và các hoạt động có hiệu quả tối ưu với các công việc: dự báo nhu cầu du lịch,
cung cấp thông tin, chỉ tiêu pháp lệnh và các cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động
du lịch.
Ở Phương Tây, khi nghiên cứu về lãnh thổ du lịch các nhà nghiên cứu cũng
đưa ra vấn đề hệ thống lãnh thổ du lịch với nhiều hướng khác nhau, tiêu biểu là hệ
thống lãnh thổ du lịch chức năng của Gunn (1993) đã cho chúng ta thấy sự xuất
hiện và ảnh hưởng hàng loạt các yếu tố trong một hệ thống lãnh thổ du lịch.


















Hình 1.3. Hệ thống lãnh thổ chức năng của Gunn (1993)
Mặc dù hình thức biểu hiện, tương đối đầy đủ hơn nhưng về cơ bản thì hệ
thống này cũng bao gồm nhiều phân hệ tương tự như cách phân chia hệ thống lãnh
thổ du lịch của M. Buchovarop (1975).
1.1.4.2. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
ĐẠI LÝ HAY
CÔNG TY
KINH DOANH

LAO ĐỘNG

TÀI CHÍNH
LÃNH ĐẠO
TỔ CHỨC

CỘNG ĐỒNG
NHỮNG
TÀI NGUYÊN
VĂN HÓA


HỆ THỐNG

LÃNH THỔ DU LỊCH CHỨC
NĂNG

SỰ CẠNH
TRANH
NHỮNG
TÀI NGUYÊN
TỰ NHIÊN
NHỮNG
CHÍNH SÁCH
NHÀ NƯỚC


21
Đây chính là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các cơ sở thuộc kết cấu hạ
tầng được liên kết với nhau bằng mối liên hệ kinh tế, sản xuất và sử dụng vị trí địa
lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ (E.A. Koliarop, 1978).
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch được hiểu như là một khái niệm để chỉ một tổng thể
tổng hợp từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất, nó chỉ xuất hiện ở trình độ phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất. Mỗi thể tổng hợp có lịch sử hình thành riêng và ở
mỗi giai đoạn đều có cấu trúc và tổ chức lãnh thổ tương ứng. Động lực chủ yếu của
nó là nhu cầu du lịch của xã hội. Các tiêu đề nảy sinh tổng hợp là các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Có ba giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch. Giai
đoạn đầu là việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở du lịch nhỏ. Giai đoạn tiếp
theo, các ngành chuyên môn hóa và tập trung các cơ sở du lịch lớn theo dấu hiệu
ngành và lãnh thổ. Giai đoạn cuối là hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể tổng hợp.
Việc nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ du lịch có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu cuối
cùng của nó nhằm tổ chức tối ưu hoạt động du lịch trên cơ sở sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên (tự nhiên), kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử.
1.1.4.3. Vùng du lịch

Vùng du lịch có rất nhiều quan niệm khác nhau. Theo E.A. Koliarop (1978),
vùng du lịch là một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện đối tượng và
chuyên môn hóa du lịch. Vùng du lịch không chỉ là lãnh thổ để chữa bệnh nghỉ ngơi –
du lịch mà còn là một cơ chế hành chính, kinh tế phức tạp. Ở đó các xí nghiệp nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và các cơ sở văn hóa. Vùng du lịch
được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất.
Theo quan niệm của N.X.Mironico và I.T.Tiorodokholebok (1981) thì vùng du
lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các cơ sở du lịch chuyên môn hóa phục vụ du khách
có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách trên cơ sở sử
dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế của lãnh thổ.
Quan niệm của I.I.Pirogionic (1985) đưa ra một cách đầy đủ, hợp lý và tiêu
biểu hơn cả. Theo ông, vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội, một tập hợp
của các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các cơ sở hạ
tầng nhằm đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có
chung chuyên môn hóa và các điều kiện kinh tế xã hội để phát triển du lịch. Dó đó,
xét trên quan điểm hệ thống, có thể trình bày vùng du lịch như là một tập hợp của
hệ thống hoạt động hiệu quả. Giữa chúng có mối liên hệ với nhau mang tính chất
liên hệ công nghệ và kinh tế.


22
Như vậy vùng du lịch được hình thành bởi hạt nhân là hệ thống lãnh thổ du
lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch là các khái niệm rất gần gũi với
nhau, đồng thời lại có những khác biệt cơ bản. Nói cách khác, sự khác biệt giữa
chúng là chỗ ở, hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân của vùng du lịch, từ hạt nhân
này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của vùng trong môi trường xung
quanh. Các yếu tố của môi trường nuôi dưỡng hạt nhân, giúp nó hoạt động và cùng
với bản thân hạt nhân trở thành vùng du lịch.
Theo cách hiểu này, hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là toàn bộ lãnh thổ
của vùng (lãnh thổ tự nhiên) mà chỉ là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch và các

công trình kỹ thuật được xác định bằng các dấu hiệu chuyên môn hóa du lịch vùng
du lịch có không gian rộng lớn, trong đó bao gồm cả các khu sản xuất hàng hóa vật
liệu, năng lượng, có đội ngũ cán bộ lãnh thổ du lịch và vùng du lịch cũng giống như
quan hệ giữa tổng hợp sản xuất lãnh thổ và vùng kinh tế tổng hợp.
Vì vùng du lịch được xem như là vùng kinh tế xã hội nên khi phân vùng du
lịch có thể xem xét chúng như một dạng phân vùng kinh tế theo ngành, không trùng
với phân vùng tự nhiên hay kinh tế đơn thuần.
Vùng du lịch được hình thành bởi nhiều yếu tố như: du khách, tài nguyên,
công trình kỹ thuật, đội ngũ phục vụ, điều hành, quản lý. Đặc trưng của mỗi vùng
du lịch được thể hiện qua chuyên môn hóa của nó. Chuyên môn hóa du lịch của
vùng bắt nguồn ít nhất từ các yếu tố là nhu cầu, số lượng và các tài nguyên du lịch
của vùng cùng các kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở phục vụ.[15]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam
Trong "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào 30/12/2011, chia ra 7 vùng du
lịch thay vì 3 vùng như "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" được
thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002, các vùng du lịch gồm:
- Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa
khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du
lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm: Thủ đô Hà Nội,
thành phố Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,

×