Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tổng hợp và thử tác dụng sinh học của một số dẫn chất 2 acylamino 6 methylsulfonylbenzothiazol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 59 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI
osỉoeẩỉoogsocssogocgsoogBo
KHƯONG THỈ CẬY
■ ■
TỔNG HỢP & THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC
• • •
CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT
2 - ACYLAMINO - 6 METHYLSULFONYLBENZOTHIAZOL
(KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ
- Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hải
Ths. Phan Thị Phương Dung
- Nơi thực hiện : Bộ môn Hoá Dứợc
- Thời gian thực hiện : 01/2007 - 05/2007
Hà N ội, 5 - 2007
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết on sâu sắc tới TS.
Nguyễn Hải Nam, Ths. Phan Phương Dung - Bộ môn Hoá Dược, những
người thầy trực tiếp đã tận tuỵ, dìu dắt tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn DS. Ngô Anh Ngọc - Bộ môn Hoá Dược, các em sinh viên
đang thực hiện khoá luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học tại Bộ môn đã giúp
đỡ, động viên tôi. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô,
cán bộ kỹ thuật viên trong Bộ môn Hoá Dược.
Xin cảm ơn PGS. TS Cao Văn Thu và các cán bộ - Bộ môn Vi sinh, CN.
Lê Thị Thuý Hạnh - Phòng thí nghiệm trung tâm, Phòng Khối phổ - Viện Hoá
học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng nhận được sự ủng hộ, khích lệ,
động viên của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các phòng ban trong trường. Tôi
xin chân thành cảm on.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân - những người
luôn sát cánh, ủng hộ tôi trong suốt những năm học vừa qua.


Hà nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Khương Thị Cậy
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐẺ 1


PHẦN 1. TỔNG QUAN 1
1.1. Các hoạt tính sinh học của benzothiazol và dẫn chất 2
1.1.1. Tác dụng chống nấm 2
1.1.2. Tác dụng kháng khuẩn 4
1.1.3. Tác dụng chống ung thư 5
1.2. Một số phương pháp tổng hợp dẫn chất benzothiazol 6
1.3. Các phương pháp N-acyl hoá 9
PHẦN 2. THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 13
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM 13
• • • •
2.1.1. Hoá chất 13
2.1.2. Phương tiện 13
2.1.3. Nội dung nghiên cứu 13
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm 13
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẶN XÉT

16
2.2.1. Tổng hợp các dẫn chất

16
2.2.1.1. Tổng hợp 2-acetylamỉno-6-methylsulfonylbenzothiazol (chất Cị)

16

2.2.1.2. Tổng hợp các dẫn chất với tác nhân acyỉ clorid 16
a. Tổng hợp 2-hexanoylamino-6-methylsulfonylbenzothiazol (chất Cịị)

17
b. Tổng hợp 2-octanoylamino-6-methyỉsulfonylbenzothiazol (chất CjỊỊ)

19
c. Tổng hợp 2-nonanoylamino-6-methylsulfonylbenzothỉazol (chất Cịv)

20
d. Tổng hợp 2-decanoylamino-6-methylsulforiyiưenzothiazol (chất Cy)

21
e. Tổng hợp 2-lauroylamino-6-methylsulfonylbenzothỉazol (chất Cựị)

22
2.2.1.3. Tổng hợp acid 4-(6-(methylsulfonyl)benzothỉazol-2-ylamỉno)-4-
oxobutanoic (Cyu)
.
23
2.2.1.4. Kết quả chung 25
2.2.2. Xác định cấu trúc 27
2.2.2.1. Phổ IR 27
22.2.2. Phổ MS 29
2.2.3. Thử tác dụng kháng nấm 32
2.2.4. Bàn luận 35
2.2.4.1. về tổng hợp hoả học 35
2.2.4.2. về xác định cấu trúc 35
2.2.4.3. về thử hoạt tỉnh khảng nấm :


36
KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT
38
3.1. Kết luân 38
3.2. Đề xuất 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DCM Dichloromethan
DMF Dimethylformamid
IR Infrared spectroscopy (Phổ hồng ngoại)
MS Mass specfrometry (Phổ khối lượng)
SKLM Sắc ký lớp mỏng
LogP Hệ số phân bố lipid/nước
ĐẶT VẤN ĐÈ
Khoa học kỹ thuật hiện nay phảt triển cùng với sự phát triển của xã hội.
Sự phát triển các kỹ thuật mới trong ngành Y tế và trong lĩnh vực sản xuất Dược
phẩm cũng không phải là ngoại lệ.
Ngày càng nhiều bệnh tật được con người phát hiện ra. Nhu cầu về thuốc
mới để đáp ứng cho việc phòng và chữa bệnh ngày càng trở nên bức thiết. Bên
cạnh những thuốc có nguồn gốc vi sinh, dược liệu thì những thuốc tổng họp hoá
dược cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng và chiếm số lượng ngày càng lớn.
Có rất nhiều dẫn chất đã và đang được nghiên cứu tổng hợp nhằm tìm ra
các hoạt chất có hiệu quả điều trị cao và ít tác dụng phụ để có thể ứng dụng trong
điều trị. Trong đó, benzothiazol và dẫn chất đã được rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu cả về tổng hợp hoá học và tác dụng sinh học. Các công trình nghiên
cứu đều cho thấy benzothiazol và dẫn chất có các tác dụng: kháng khuẩn, kháng
nấm, kháng các dòng tế bào gây bệnh ung thư ở người,
Nhằm mục đích góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống về các dẫn
chất benzothiazol, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Tổng hợp và thử hoạt

tính sinh học một sổ dẫn chất của 2-acylamỉno-6-methylsulfonylbenzothiazol”
với các mục tiêu sau:
1. Tổng họp một số dẫn chất 2-acylamino-6-methylsulfonylbenzothiazol.
2. Khẳng định cấu trúc của các dẫn chất tổng hợp được.
3. Thử hoạt tính sinh học (kháng nấm, mốc) của các dẫn chất tổng họp
được.
1
PHẢN 1. TỎNG QUAN
1.1. Các hoạt tính sinh học của benzothiazol và dẫn chất
- Các benzothiazol và dẫn chất thường có cấu tạo chung như sau:
- Các benzothiazol và dẫn chất có rất nhiều tác dụng, trong đó có 3 tác
dụng quan trọng nhất là:
+ Tác dụng chống nấm
+ Tác dụng kháng khuẩn
+ Tác dụng chống ung thư
1.1.1. Tác dụng chống nấm
Tác dụng chống nấm có trong nghiên cứu của nhiều tác giả. Có thể kể một
số nghiên cứu tiêu biểu như:
Vào năm 1989 Kuchta T và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống nấm
của 6-acetamido-2-alkylthiobenzothiazol trong điều kiện in vitro [11]:
Nghiên cứu cho thấy 6-acetamido-2-alkylthiobenzothiazol có tác dụng
chống lại các chủng Aspergillus niger, Candida albicans và một số chủng giống
nấm men. Hiệu quả điều trị cao hơn 5 lần so với trường hợp điều trị bằng 2-
mercaptobenzothiazol.
2
Vào năm 1993 Bujdacova H và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống
Cadida của 4 chất benzothiazol bao gồm 6-amino-2-n-pentylthiobenzothiazol (I),
benzylester cửa acid 6-amino-2-benzothiazolylthioacetic (II), 3-butylthio-( 1,2,4-
triazolo)-2,3-benzothiazol (III), và 2-mercaptobenzothiazol (IV). Kết quả cho
thấy chất I và II có tác dụng tốt chống lại c. albicans, tương tự như chất IV;

trong khi đó, chất III có tác dụng yếu hơn [12].
Sau đó, vào năm 1995 Bujdakova H và cộng sự đã tiếp tục đề tài khi
nghiên cứu hiệu quả điều trị của 6-amino-2-n-pentylthiobenzothiazol (APB) trên
chủng Trichophyton trong điều kiện in vitro và ỉn vivo [13]:
Kết quả nghiên cứu cho thấy APB ức chế sự phát triển của chủng
Trichophyton tại nồng độ 65 ịig/ml. So sánh với các thuốc khác thì: 2-
mercaptobenzothiazol không có tác dụng tại nồng độ 125 [Xg/ml, còn
ketoconazol ức chế sự phát triển tại nồng độ 20-30 ỊJ.g/ml.
Bổ sung vào nghiên cứu trên, vào năm 2004 Melkusova s và cộng sự đã
nghiên cứu hiệu quả điều trị của phối hợp APB, echinocandin micafungin, và
amphotericin B trên chủng c. albicans đã kháng với fluconazol [14].
Gần đây, vào năm 2005 Ebara s và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng ức chế
c. albicans N-myristoyltransferase (Nmt) của N-{2-
[(cyclopeanthylcarbonyl)amino]benzothiazol-6-yl}-3-[(2-naphthylmethyl)
amino] cyclohexanecarboxamid (FTR) [15]. ức chế enzym Nmt làm giảm sự
phát triển của nấm vì enzym này cần thiết cho sự tồn tại của tế bào nấm. Kết quả
nghiên cứu của Ebara cho thấy FTR ức chế Nmt của Candida albicans theo kiểu
3
phụ thuộc vào liều. IC50 cho CaNmt là 0,49 nM - thấp hơn nhiều so với I C 5 0 cho
Nmt trong cơ thể người là 5400 nM. Cơ chế hoạt động của FTR trên CaNmt là
ức chế cạnh tranh với phân tử peptid và không cạnh tranh với phân tử myristoyl-
CoA. Thêm nữa, FTR còn chỉ ra tác dụng chống nấm mạnh in vitro, và nồng độ
diệt c. albicans tối thiểu là 0,78 ịxM.
1.1.2. Tác dụng kháng khuẩn
Tác dụng kháng khuẩn cũng là một tác dụng giành được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, được thể hiện qua một số nghiên cứu sau:
Năm 2004, Yildiz-Oren I và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp và mối liên
quan giữa cấu trúc và tác dụng trong hoạt động kháng khuẩn mới của các dẫn
chất benzazol nhiều nhóm thế [16]. Một loạt các dẫn chất benzoxazol,
benzimidazol và benzothiazol được tổng hợp và thử tác dụng kháng khuẩn chống

loại các chủng Gram (+), Gram (-) và thử tác dụng kháng nấm chống lại c.
albicans. Kết quả chỉ ra các chất tổng hợp có một phổ kháng khuẩn rộng chống
lại các vi sinh vật kiểm tra với giá trị MIC giữa 100 và 3,12 |xg/ml. Các nghiên
cứu mối liên quan giữa cấu trúc và tác dụng phát hiện thấy: hệ thống vòng
benzothiazol làm tăng tác dụng kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus.
Đến năm 2005, Latrofa A đã nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc và hoạt động
kháng khuẩn của dẫn chất N-cycloalkenyl-2-acylalkylidene-2,3-dihydro-l,3-
benzothiazol [17]. Một dãy các chất trong dãy N-cycloalkenyl-2-acylalkylidene-
2,3-d ihydro-l,3-benzothiazlo được tổng họp và thử hoạt tính trên 4 chủng Gram
(+), 5 chủng Gram (-), 4 chủng nấm men và 1 chủng nấm sợi. Kết quả chỉ ra dẫn
chất này chủ yếu tác dụng trên các chủng vi khuẩn, chỉ có một số ít tác dụng trên
các chủng vi nấm.
4
1.1.3. Tác dụng chống ung thư
Tác dụng chống ung thư là tác dụng được quan tâm nhất. Nhiều nghiên
cứu có giá trị về lĩnh vực này:
Vào năm 1996, Shi DF và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư
của dẫn chất benzothiazol trên quá trình tổng họp và đánh giá hoạt tính chống lại
dòng tế bào ung thư vú trong điều kiện in vitro và in vivo [18]:
Các dẫn chất với R = -CH3, Br, I, C1 có tác dụng chống lại dòng tế bào
ung thư vú và các dòng tế bào ung thư khác: tế bào ung thư buồng trứng, phổi và
tế bào ung thư thận.
Vào năm 2001, Hutchison I và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống ung
thư của dẫn chất benzothiazol trên quá trình tổng hợp và thử hoạt tính sinh học in
vitro của 2-(4-aminophenyl)benzothiazol được fluoro hoá [19]:
Các chất này có tác dụng in vitro chống lại dòng tế bào ung thư vú (GI50 <
1 nM), nhưng không có tác dụng chống lại dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt,
ung thư vú lành tính và tế bào ung thư đại tràng (GI50 > 1 0 |iM).
Năm 2005, Masao Yoshida và cộng sự đã nghiên cứu tổng họp và đánh
giá hoạt tính sinh học dẫn chất benzothiazol như là chất chống ung thư có tiềm

năng [2 0 ]:
5
2,6-Dichloro-N-[2-(cyclopropancarbonylamino)benzothiazol-6-
yl]benzamid được thiết kế và tổng hợp như là dẫn chất ổn định về mặt sinh học
không chứa nhóm nitro. Dần chất này ức chế có hiệu quả sự phát triển của tế bào
khối u trong điều kiện in vivo.
Đến năm 2006, Mortimer CG và cộng sự đã nghiên cứu 2-(3,4-
dimethoxyphenyl)-5-flourobenzothiazol có tác dụng ức chế chọn lọc và tiềm
năng trên các dòng tế bào ung thư phổi, đại tràng và tế bào ung thư vú [2 1 ]:
1.2. Một số phương pháp tổng hợp dẫn chất benzothiazol
Các dẫn chất benzothiazol thường gặp là các dẫn chất 2-
aminobenzothiazol hoặc 2-arylbenzothiazol. Sau đây là một số phương pháp
thường được sử dụng để tổng hợp các dẫn chất này.
1.2.1. Phương pháp Masao Yoshỉda
Phương pháp này được Masao Yoshida và cộng sự thực hiện trong quá
trình tổng hợp và đánh giá hoạt tính sinh học của dẫn chất benzothiazol như là
chất chống ung thư tiềm năng [20]. Phương pháp được minh họa qua sơ đồ dưới
đây:
2-Amino-6-nitrobenzothiazol được cho phản ứng với
cyclohexanecarbonyl clorid trong dung môi dimethylacetamid (DMA) cùng với
6
chất xúc tác 4-pyrrolidinopyridin. Phản ứng được thực hiện tại nhiệt độ 25 °c
trong thời gian 15 h.
1.2.2. Phương pháp Livio Racane
Phương pháp này được Livio Racane và cộng sự thực hiện trong quá trình
tổng hợp và đánh giá hoạt tính chống ung thư của các dẫn chất 6-amino-2 -
phenylbenzothiazol [22]. Phương pháp được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây:
- Đầu tiên đun sôi dung dịch dẫn chất benzaldehyd trong pyridin, thêm
từng giọt dung dịch 2-amino-5-nitrothiophenol trong pyridin, và phản ứng được
đun hồi lưu trong 20 h. Hỗn họp phản ứng được acid hoá, làm lạnh, tinh chế

trong dung môi thích hợp thu được 6-nitro-(2-substituted-phenyl)benzothiazol
(chất II).
- Dung dịch của SnCỈ2, HC1 và methanol được cho vào bình phản ứng
chứa chất II. Phản ứng được đun hồi lưu trong 15 phút. Cô chân không để loại
methanol và cắn được hoà tan vào nước. Kiềm hoá dịch đến pH > 9, chiết suất
cùng với ether. Cô dưới áp suất giảm để loại dung môi, kết tinh sản phẩm với
dung môi thích hợp thu được 6-amino-2 -(substituted-phenyl)benzothiazol.
1.2.3. Phương pháp Ian Hutchison
Phương pháp được lan và cộng sự thực hiện trong quá trình tổng họp và
thử hoạt tính sinh học in vitro của dẫn chất 2-(4-aminophenyl)benzothiazol có
nhóm thế fluoro [19]. Phương pháp được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây:
7
Ri
- Đầu tiên, 4-nitrobenzoyl clorid hoặc 3-methyl-4-nitrobenzoyl clorid
cho phản ứng với fluoroanilin.
- Dùng thuốc thử Lawesson trong HMPA chuyển benzanilid tới
thiobenzanilid, sau đó sử dụng K3Fe(CN)6 trong NaOH để đóng vòng
trong tổng hợp Jacobsen thu được dẫn chất thế fluoro của
nitrophenylbenzothiazol.
- Khử chất tạo thành bằng cách đun hồi lưu trong methanol với
SnCl2.2H20.
1.2.4. Phương pháp T.D.Bradshaw
Phương pháp được Bradshaw và cộng sự thực hiện trong quá trình nghiên
cứu tìm ra các dẫn chất 2-(4-amino-3-methylphenyl) benzothiazol có tiềm năng
và chọn lọc trong chống ung thư [23], Phương pháp được minh hoạ qua sơ đồ
dưới đây:
8
SnCI2.2H20
EtOH
reflux, 4h

- 2 -(4 -aminophenyl)benzothiazol có thể được tạo thành từ phản ứng đốt
nóng acid aminobenzoic thích hợp với 2 -aminothiophenol trong acid
polyphosphoric.
- Cũng có thể dùng phản ứng ngưng tụ giữa nitrobenzoyl clorid thích hợp
với 2 -aminothiophenol, sau đó dùng SnCỈ2 khử hoá nhóm nitro.
1.3. Các phương pháp N-acyl hoá
Phản ứng N-acyl hoá thực chất là một trong những phản ứng thế acyl ái
nhân.
❖ Cơ chế chung của phản ứng thế acyl ái nhân:
- Nếu tác nhân ái nhân mang điện âm, cơ chế phản ứng như sau:
Nếu tác nhân ái nhân không mang điện, cơ chế phản ứng có thêm một
bước. Trong bước đầu tiên, phân tử trung gian mất một proton và tạo một trạng
thái cân bằng giữa phân tử trung gian và tác nhân ái nhân được tạo ra:
9
- Một số quy tắc chung:
+ Nếu X' là base yếu hơn Y' thì X* sẽ bị loại ra từ phân tử trung gian
và phản ứng không xảy ra.
+ Nếu X' là base mạnh hơn Y* thì Y* sẽ bị loại ra từ phân tử trung
gian và phản ứng xảy ra.
+ Nấu X‘ và Y' có tính base tương tự nhau thì hoặc một nhóm được
loại ra và tồn tại một cân bằng giữa chất tham gia phản ứng và sản phẩm
được tạo thành.
Vì vậy, có thể đưa ra một kết luận: Tính base của nhóm càng yếu thì
khả năng rời (bị thay thế) càng cao.
Bâng 1: Giá trị pKa của các acid liên hợp của các base trong họp chất
carbonyl.
STT
Hợp chât carbonyl
Base
Acid liên hợp pKa

1
RCOBr
Br’ HBr -9
2 RCOC1
c r
HC1
-7
3
(RC0)20
RCOCT
RCOOH
3-5
4 RCOOR’
R’0 '
R’OH 15-16
5
RCOOH H 0‘
HOH 15,7
10
+ pKa càng thấp thì acid càng mạnh và base liên hợp với nó càng yếu.
+ Ta có thứ tự khả năng phản ứng của các hợp chất carbonyl trong
phản ứng thế acyl ái nhân: RCOBr > RCOC1 > (RCO)2Ơ > RCOOR’ >
RCOOH.
❖ Cơ chế phản ứng N-acyl hoá:
Phản ứng N-acyl hoá thực chất là phản ứng của hợp chất carbonyl với
amoniac (NH3), hoặc amin bậc nhất, hoặc amin bậc hai. Ta xét từng trường
hợp:
- Phản ứng của acyl halid (RCOX, X = Br, C1):
+ Sơ đồ chung:
RCOX ♦ n h 3 — - rc o n h 2 ♦ H+ ♦ c r 2 2 ỈÌ . ♦NH4d -

RCOX + R|NH2 *■ RCONHR, + H+ + c:r R|NĨ 2 Rj+NHjCr
RCOX + r ,r2nh — *• rcon r,r2 + H+ + c r R|+NH2C|-
R2
+ Proton (H+) tạo ra trong phản ứng sẽ proton hoá amoniac hoặc
amin chưa phản ứng, bởi vì amin được proton hoá không phải là tác nhân ái
nhân, chúng khỗng thể phản ứng với acyl halid. Do đó, phản ứng cần phải thực
hiện với lượng amoniac hoặc amin tối thiểu phải gấp hai làn acyl halid để phản
ứng xảy ra hoàn toàn với acyl halid.
+ Bởi vì, amin bậc ba không thể hình thành amid, một lượng tương
đương amin bậc ba (triethylamin hoặc pyridin) có thể được sử dụng để thay thế
lượng amin thừa.
11
- Phản ứng của anhydrid acid (tương tự acyl halid):
+ Sơ đồ:
(RC0)20 + RịNH2 ► RCONHR] + RCOOỤH3Rl
+ Trong phản ứng, tối thiểu hai lượng tương đương amin hoặc một
lượng tương đương amin cộng với một lượng tương đương của một amin bậc ba
(pyridin) cần phải được sử dụng để phản ứng xảy ra hoàn toàn với anhydrid acid.
- Phản ứng của ester (tương tự):
+ Sơ đồ:
RCOOR' + R]NH2 — ► RCONHRị + R'OH
+ Nhóm rời của một ester (R0‘) có tính base mạnh hơn amin. Do
đó, ion alkoxid, chứ không phải là amin chưa tham gia phản ứng liên kết với
proton tạo thành sau phản ứng. Vì vậy, trong phản ứng này, ta chỉ cần tối thiểu
một lượng tương đương của amin để phản ứng xảy ra hoàn toàn với ester.
12
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM
• • • •
2.1.1. Hoá chất

- Hoá chất chính:
+ 2-Amino 6-methyl sulfonyl benzothiazol
Nonanoyl clorid
Decanoyl clorid
Lauroyl cloriđ.
Methanol
Aceton
Toluen.
Acid hydrocloric (HC1)
Natri clorid (NaCl)
Natri sulfat khan (Na
2SC>4).
2.1.2. Phương tiện
- Bình cầu đáy tròn có dung tích 50 ml, 100 ml có nút mài, máy khuấy từ
gia nhiệt, máy cất quay chân không, tủ lạnh, bình chiết, bình đựng bản sắc ký lớp
mỏng, phễu thuỷ tinh, buret nhỏ giọt, bình hút ẩm chân không, pipet, ống
nghiệm, cân phân tích, cân kỹ thuật.
+ Các dẫn chất acyl clorid:
Anhydrid acetic
Anhydrid succinic
Hexanoyl clorid
Octanoyl clorid
- Dung môi:
• Dichloromethan (DCM)
Dimethylformamid (DMF)
n-Hexan
- Các hoá chất khác:
Pyridin
Natri hydrocarbonat
(NaHCOs)

13
- sắc ký lớp mỏng (SKLM) được tiến hành trên bản mỏng Silicagel
Kieselgel 60 F254 (Merck).
- Nhiệt độ nóng chảy (t°nc) được đo trên máy.
- Phổ hồng ngoại (IR) được ghi trên máy Perkin - Elmer, tại phòng Thí
nghiệm trung tâm - trường Đại học Dược Hà nội.
- Phổ khối lượng (MS) được ghi trên máy HP - 5989B - MS tại phòng
Phân tích khối phổ - Viện Hoá học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng họp một số dẫn chất của 2-amino-6-methylsulfonylbenzothiazol.
- Xác định cấu trúc của các dẫn chất tổng hợp được.
- Thử hoạt tính kháng nấm của các dẫn chất tổng hợp được.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm
2.L4.1. Tổng hợp hoá học
- Một phương pháp trình bày trong phần tổng quan sẽ được sử dụng để
tổng hợp một số dẫn chất 2-amino-6-methylsulfonylbenzothiazol. Sau đó, các
điều kiện cho phản ứng tổng họp sẽ được khảo sát để tìm ra điều kiện cho hiệu
suất tổng hợp cao nhất.
- Phản ứng được kiểm tra nhanh bằng SKLM (so sánh sự khác nhau giữa
Rf của sản phẩm với nguyên liệu ban đầu).
2.1.4.2. Tinh chế sản phẩm
- Tinh chế sản phẩm sẽ được tiến hành bằng các phương pháp kết tinh từ
các dung môi/hệ dung môi thích hợp hoặc bằng phương pháp sắc ký cột silicagel
khi cần thiết.
- Độ tinh khiết được kiểm tra bằng SKLM, nhiệt độ nóng chảy của chất
tổng hợp được.
14
2.1.4.3. Xác đinh cấu trúc

Dựa trên kết quả phân tích phổ:

- PhổIR
- Phổ MS.
2.1.4.4. Thử íảc dụng khảng nấm
Được thực hiện tại phòng thí nghiệm - Bộ môn Vi sinh - trường Đại học
Dược Hà nội theo phương pháp khuếch tán trên thạch.
15
2.2. KÉT QUẢ THựC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1. Tồng hợp các dẫn chất
2.2.1.1. Tổng hợp 2-acetylamỉno-6-meíhylsulfonylbenzothỉazol (chất C ị)
- Sơ đồ phản ứng:
❖ Dụng cụ: Bình cầu đáy tròn dung tích 50 ml có nút mài, máy khuấy từ,
buret nhỏ giọt, cân phân tích, bình chiết, phễu lọc, bình chạy sắc ký, bản
sắc ký lớp mỏng, tủ sấy.
❖ Tiến hành:
- Thực hiện phản ứng:
+ Cân 0,69 g (3 mmol) 2-amino-6-methylsulfonylbenzothiazol cho vào
bình cầu đáy tròn dung tích 50 ml có chứa 3-5 ml dung dịch DMF, khuấy
từ cho tan hết.
+ Dùng buret nhỏ từng giọt 2,81 ml (9 mmol) anhydrid acetic xuống
bình cầu có khuấy từ.
+ Để phản ứng tiếp tục trong 6 h.
+ Kiểm tra phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi DCM : Methanol =
9:1.
- Tinh chế: sau 6 h đổ từ từ hỗn hợp phản ứng vào 100ml nước lạnh sẽ
xuất hiện tủa trắng:
+ Lọc tủa qua giấy lọc, rửa tủa bằng nước.
+ Sấy khô ở nhiệt độ 70°c thu được sản phẩm tinh khiết hình kim, màu
trắng.
0
16

❖ Kết quả tổng họp:
- Hiệu suất: 74,12 %.
- Nhiệt độ nóng chảy: t°nc = 187-189 °c
- Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi DCM :
Methanol = 9:1 cho một vết gọn rõ dưới ánh đèn tử ngoại (UV), với Rf =
0,41.
❖ Độ tan: Dễ tan trong DCM, aceton; ít tan trong ethanol; không tan trong
nước.
2.2.1.2. Tổng hợp các dẫn chất với tác nhân acyl clorid
- Sơ đồ tổng hợp chung:
__
r ^
Các tác nhân và công thức của gôc R được trình bày trong bảng 2:
Bảng 2: Tác nhân và công thức của gốc R
STT
Tác nhân
Công thức của gôc
R
Chẫt
1
Hexanoyl clorid
-(CH2)4-CH3
Cu
2
Octanoyl clorid -(ch
2)6-c h 3
Cui
3
Nonanoyl clorid
-(ch2)7-c h 3

C ịự
4
Decanoyl clorid -(ch
2)8-c h 3
Cy
5
Lauroyl clorid
-(CH2),o-CH3 Cyi
a. Tổng hợp 2-hexanoyl-6-methylsulfonylbenzothiazol (chất Cfi)
❖ Sơ đồ phản ứng:
Dụng cụ: Bình cầu đáy tròn dung tích 50 ml có nút mài, máy khuấy từ,
buret nhỏ giọt, cân phân tích, bình chiết, phễu lọc, bình chạy sắc ký, bản
sắc ký lớp mỏng, tủ sấy.
Tiến hành:
- Thực hiện phản ứng:
+ Cân 0,69 g (3 mmol) 2-amino-6-methylsulfonylbenzothiazol cho vào
bình cầu đáy tròn dung tích 50 ml có chứa 3-5 ml dung dịch DMF, khuấy
từ cho tan hết.
+ Thêm 0,72 ml (3 mmol) pyridin.
+ Dùng buret nhỏ từng giọt 1,24 ml (9 mmol) hexanoyl clorid xuống
bình cầu có khuấy từ, bình cầu được làm lạnh bằng nước mát (vì phản ứng
toả nhiệt).
+ Để phản ứng tiếp tục trong 3 h.
+ Kiểm tra phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi DCM : Methanol =
9:1.
- Chiết tách (bằng bình chiết):
+ Cho dịch phản ứng vào bình chiết 100 ml, thêm 25 ml DCM rồi tiến
hành các quá trình chiết tách.
+ Chiết với dung dịch NaHCƠ3 5 %: thực hiện 3 lần để loại hexanoyl
clorid thừa. Giữ lại dịch DCM.

+ Chiết với dung dịch HC1 10 %: thực hiện 3 lần để loại pyridin. Giữ
lại dịch DCM.
+ Chiết với dung dịch NaCl bão hoà: 1 lần để loại một phần nước lẫn
trong dịch DCM.
+ Làm khan bằng natri sulfat khan (Na2SƠ4): 1 lần trên phễu lọc.
- Tinh chế:
+ Bay hơi dung môi (dùng máy cất quay chân không), rồi để kết tinh
trong tủ lạnh.
+ Lọc tủa qua giấy lọc, rửa tủa bằng n-hexan lạnh.
+ Trường hợp sản phẩm không tinh khiết: kết tinh lại sản phẩm trong
hệ dung môi hexan-aceton.
+ Sấy khô ở nhiệt độ 70 °c thu được sản phẩm tinh khiết hình kim,
màu trắng.
❖ Kết quả tổng hợp:
- Hiệu suất: 74,43 %.
- Nhiệt độ nóng chảy: t°nc = 153,3 °c
- Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi DCM :
Methanol = 9:1 cho một vết gọn rõ dưới ánh đèn tử ngoại (UV), vơi Rf =
0,61.
❖ Độ tan: Dễ tan trong DCM, aceton; ít tan trong ethanol; không tan trong
nước.
b. Tổng hợp 2-octanoylamino-6-methylsulfonylbenzothiazol (chất Cịịị)
♦> Sơ đồ phản ứng:
19
Cl
o
C7H15 (-n) + H C l
DM F, pyridin
Tiến hành:
- Thực hiện tương tự như quá trình tổng hợp chất Cii, chỉ khác tác nhân

tham gia phản ứng. Để tổng hợp chất Cui chúng tôi thực hiện với:
+ 0,690 g (3 mmol) 2-amino-6 -methylsulfonylbenzothiazol.
+ 1,54 ml (9 mmol) octanoyl clorid.
❖ Kết quả tổng hợp:
- Hiệu suất: 73,33 %.
- Nhiệt độ nóng chảy: t°nc - 158,4 °c
- Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi DCM :
Methanol = 9:1 cho một vết gọn rõ dưới ánh đèn tử ngoại (UV), với^Rfp
0,58.
❖ Độ tan: Dễ tan trong DCM, aceton; ít tan trong ethanol; không tan trong
nước.
c. Tổng hợp 2-nonanoylamino-6-methylsulfonylbenzothiazol (chất C/y)
❖ Sơ đồ phản ứng:
20

×