Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.86 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho con
người trong xã hội đã được các nhà khoa học xác định là một vấn đề mang
tính toàn cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự
sống còn và phát triển của nhân loại.
Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn
cầu của nhân loại, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm
năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần, đạo đức của con người ngày càng
được đề cao. Để làm nên sức mạnh tinh thần đó cần phải có sự kết tinh giữa
những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại. Vì vậy, giáo
dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh nói riêng cần phải
được coi trọng đặc biệt.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Việc giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học là hết sức cần thiết và phải được tiến hành một cách
thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Việc giáo dục đạo đức càng đặc biệt
quan trọng đối với học sinh tiểu học – lứa tuổi đang có sự tiếp nhận những
giá trị xã hội đầu tiên để chuyển hóa thành kinh nghiệm của mình. Do vậy,
các em dễ hấp thu những cái mới, cái tiến bộ, luôn bắt chước theo mọi
người về kiến thức, về lối sống, về phong cách đạo đức. Nổi bậ trong đó là
thái độ của các em về các phẩm chất cơ bản như tính trung thực, tính hồn
nhiên với mọi người trong học tập, trong cuộc sống… luôn biểu lộ thông
qua các hành vi, các quan hệ hàng ngày giữa các em với gia đình, nhà
trường và mọi người xung quanh. Nhưng đồng thời lứa tuổi này cũng dễ có
nhận thức lệch lạc, nếu không có sự định hướng giáo dục đúng đắn của nhà
trường, gia đình và xã hội.
Thực tiễn việc chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của
nhà trường còn có nhiều hạn chế số lượng học sinh cá biệt vẫn không giảm
sau mỗi năm học ở các bậc học nói chung và ở bậc học tiểu học nói riêng.
Những bất cập trong công tác chỉ đạo còn nhiều hạn chế cần có biện
pháp tháo gỡ mà chưa có đề tại nghiên cứu nào được vận dụng đạt được kết


quả cao vì vậy chúng ta cần đến sự quan tâm đúng mức của nhà trường, gia
đình và xã hội.
Những năm vừa qua, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói cung và
học sinh tiểu học nói riêng đã được tiến hành trong các nhà trường song
vẫn chưa mạng lại kết quả như mong muốn. Vẫn còn một bộ phận học sinh
tỏ ra kém hiểu biết về các giá trị đạo đức, có hành vi, thái độ không phù
1
hợp với các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Mơ hồ về truyền thống dân
tộc, chưa tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Chưa tích cực trong
học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Nghị quyết lần
thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại trong
một bộ phận học sinh, sinh viên… mờ nhạt về lý tưởng theo nối sống thực
dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất
nước”. Điều đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó cần phải kể đến nguyên
nhân về những biện pháp quản lý giáo dục chưa phù hợp.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo giáo dục
đạo đức cho học sinh trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xác định các biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường…, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh của hiệu trưởng trường…., huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học.
Trong những năm qua đã có nhiều hiệu trưởng đề xuất các biện pháp

chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả. Nếu
đề xuất và áp dụng được các biện pháp chỉ đạo mới hơn, phù hợp hơn có lẽ
sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học
sinh của hiệu trưởng trường…, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5.2. Khảo sát thực trạng việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh
của hiệu trưởng trường,…, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5.3. Đề xuất một biện pháp chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh trường…, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh.
2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6.1. Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác quản lý nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường…. có 02
CBQL và … giáo viên và …. Học sinh.
6.2. Địa bàn nghiên cứu: Trường…
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân
tích, tổng hợp các tài liệu về giáo dục đạo đức.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra,
đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG….
1. Một số khái niệm cơ bản.
Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục nói
chung nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho con người.

Khi nghiên cứu về các biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức, chúng ta sẽ lần
lượt giải quyết một số khái niệm cơ bản sau:
1.1. Khái niệm đạo đức:
Theo quan điểm Macsxit, đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình vì lợi ích xã hội, vì hạnh phúc con người trong mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa cá nhân với tập thể và toàn xã hội. Vậy đạo đức
là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Nó là sự phản ánh
những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội.
Đạo đức học nghiên cứu hình thái tư tưởng, tinh thần của đạo đức, nghiên
cứu nội dung khách quan của nó, là những quan hệ đạo đức hiện thực trong
đời sống đạo đức, những giá trị đạo đức sáng tạo ra không phải chỉ tồn tại
trong ý thức mà điều quan trọng là thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống. Trong đạo đức học, quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thực
tiễn đạo đức là những thành tố cấu thành nên đạo đức xã hội.
Quan hệ đạo đức: Là một bộ phận hợp thành của những quan hệ xã
hội tạo thành hệ thống những quan hệ xác định giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội. Nó xác định nội dung khách quan của
những nhu cầu đạo đức.
Ý thức đạo đức: Là ý thức về hệ thống những quy tắc chuẩn mực,
hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đang tồn tại. Trong đó xác
định những ranh giới của hành vi con người và những giá trị đạo đức của
nó. Trong ý thức đạo đức, ngoài những nội dung chuẩn mực còn bao hàm
những cảm xúc, tình cảm đạo đức của con người.
Thực tiễn đạo đức: Là quá trình và kết quả hiện thực hóa ý thức đạo
đức trong đời sống thực tiễn. Đó là quá trình hoạt động của con người trong
các lĩnh vực xã hội khác nhau, những cộng đồng xã hội khác nhau dưới ảnh
hưởng của những lý tưởng và niềm tin đạo đức.
4
Vậy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, góp phần quan trọng xây

dựng mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội – chức năng
của đạo đức là giúp con người nhận thức, giáo dục và điều chỉnh cách suy
nghĩ và những hành vi phù hợp với những yêu cầu của xã hội. Nhà vậy mà
con người tự giác tuân theo những quy tắc, chuẩn mực trong xã hội.
Đạo đức còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo hạnh phúc, giữ
gìn bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của toàn xã hội và những phẩm giá cao đẹp
của con người.
Những giá trị đạo đức cao cả có sức rung cảm sâu sắc làm thức tỉnh
những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người. Chức năng của đạo đức
là giúp con người nhận thức, giáo dục và điều chỉnh các suy nghĩ, hành đạo
phù hợp với các yêu cầu xã hội, nhờ vậy con người tự giác tuân theo những
quy tắc, chuẩn mực trong xã hội.
1.2. Giáo dục đạo đức.
Từ khái niệm “Giáo dục là sự tác động có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất
và năng lực như yêu cầu đề ra”, có thể hiểu giáo dục đạo đức là quá trình
tác động một cách tích cực, có hệ thống đến nhận thức, thái độ và hành vi
của con người nhằm hình thành và phát triển tính tự giác, ý thức trách
nhiệm ở trẻ.
Bản chất của giáo dục đạo đức có thể hiểu là một quá trình tổ chức,
hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục để họ
lĩnh hội được nội dung của các giá trị đạo đức, hình thành nên hệ thống thái
độ và hành vi của cá nhân, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và sự mong đợi
của xã hội.
Giáo dục đạo đức chính là làm cho người được giáo dục nhận thức
được kiến thức văn hóa ứng xử, kỹ năng ứng xử, hành vi ứng xử… Nhận
thức được các phẩm chất nhân cách thể hiện tính nhân văn như: lòng biết
ơn, ý thức trách nhiệm, giàu lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm chia sẻ và
giúp đỡ mọi người… là những giá trị đạo đức cao quý trong các mối quan
hệ của con người.

Có thái độ trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện được
các giá trị chân chính, đồng thời không tán thành, không chấp nhận những
gì đi ngược lại hay phản lại các giá trị đọ đức, dám đấu tranh để bảo vệ
những giá trị chân chính, đích thực của xã hội.
Có hành động thực tiễn thể hiện ở việc học tập, nghiên cứu, chiếm
lĩnh những tri thức về đạo đức, thể hiện ở sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn
5

×