Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

KIỂM TOÁN nợ PHẢI TRẢ NGƯỜI bán của CÔNG TY cổ PHẦN dầu THỰC vật TƯỜNG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.71 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ
NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT
TƯỜNG AN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG
NHÓM 14 MSSV
1.Nguyễn Thị Cẩm Thuyên B1303035
2.Võ Thị Kim Trang B1303043
3. Nguyễn Thị Hồng Thúy B1303036
4. Tô Trần Anh Thư B1303038
Năm 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ
NGƯỜI BÁN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT
TƯỜNG AN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S TRƯƠNG THỊ THÚY HẰNG
NHÓM 14 MSSV Số điện thoại
1.Nguyễn Thị Cẩm Thuyên B1303035 01265259589
2.Võ Thị Kim Trang B1303043 01286949089
3. Nguyễn Thị Hồng Thúy B1303036 01283929234
4. Tô Trần Anh Thư B1303038 01667210043
Năm 2015
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
STT Họ tên MSSV
Mức độ


tham gia
Kí tên
1 Nguyễn Thị Cẩm Thuyên B1303035
2 Võ Thị Kim Trang B1303043
3 Nguyễn Thị Hồng Thúy B1303036
4 Tô Trần Anh Thư B1303038
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



















LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài này do nhóm em tự thực hiện, không có bất kì
sự sao chép nào. Nếu có, nhóm xin chịu điểm 0.
Cần Thơ, ngày 23 tháng 04 năm 2015

Sinh viên đại diện
Kí tên
i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2. Phân loại 1
1.1.2.1 Nợ ngắn hạn 1
1.1.2.2 Nợ dài hạn 2
1.1.3 Đặc điểm 2
1.2 NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 2
1.2.1 Khái niệm 2
1.2.2 Nguyên tắc hạch toán 2
1.2.3 Nội dung và kết cấu tài khoản 3
1.3 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN 4
1.4 KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 6
1.4.1 Mục tiêu kiểm toán 6
1.4.2 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về “nợ phải trả” của đơn vị 6
1.4.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 6
1.4.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 7
1.4.2.3 Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát 8
1.4.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát 8
1.4.3 Thử nghiệm cơ bản 8
1.4.3.1 Thủ tục phân tích 8
1.4.3.2 Thử nghiệm chi tiết 9
CHƯƠNG 2 11
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 11
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 11

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 11
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 13
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 13
2.2.2 Thành tựu 15
2.3 LĨNH VỰC KINH DOANH 15
2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC 16
2.4.1 Sơ đồ tổ chức 16
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên 18
2.4.2.1 Đại Hội đồng cổ đông 18
2.4.2.2 Hội đồng quản trị 18
2.4.2.3 Ban kiểm soát 18
2.4.2.4 Tổng Giám đốc 18
2.4.2.5 Phó Tổng Giám đốc 19
2.4.2.6 Các Giám đốc chức năng 19
2.4.2.7 Trưởng Văn phòng đại diện và Giám đốc chi nhánh 19
2.4.2.8 Phòng ban chức năng 19
2.5 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH 19
ii
CHƯƠNG 3 21
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 21
3.1 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY 21
3.1.1 Bảng câu hỏi 21
3.1.2 Lưu đồ 23
3.1.3 Kết luận 27
3.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO KIỂM SOÁT 28
3.3 THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 29
3.3.1 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát 29
3.3.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 31
3.4 ĐÁNH GIÁ LẠI RỦI RO KIỂM SOÁT 40
3.5 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU 40

CHƯƠNG 4 42
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN 42
4.1 BIỂU CHỈ ĐẠO 42
4.2 BẢNG TỔNG HỢP LỖI 44
4.3 CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 45
CHƯƠNG 5 72
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
iii
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ
1.1.1 Khái niệm
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC trình bày “nợ phải trả” trên Bảng cân đối kế toán
phần “Nguồn vốn”, mục A “Nợ phải trả”
Theo chuẩn mực Kế toán chung (VAS 01) đoạn 18: “Nợ phải trả là nghĩa vụ
hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh
toán bằng nguồn lực của mình”. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán các
khoản nợ, các cam kết với bên thứ hai như nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan Nhà
nước… Doanh nghiệp có thể thanh toán nghĩa vụ hiện tại đối với nợ phải trả bằng
nhiều cách như trả bằng tiền hoặc bằng tài sản khác, cung cấp dịch vụ, thay thế
nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở
hữu (VAS 01) tùy theo cam kết giữa các bên.
Nợ phải trả chỉ được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán khi thỏa mãn cả 2 điều
kiện được quy định ở chuẩn mực chung VAS 01 đoạn 42 như sau:
- Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang
trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán.
- Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
1.1.2. Phân loại
Căn cứ thời hạn thanh toán, nợ phải trả được chia thành hai loại là nợ ngắn hạn

và nợ dài hạn.
1.1.2.1 Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là khoản doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 12 tháng (đối
với chu kì kinh doanh là 1 năm) hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh
bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kì kinh doanh bình thường dài hơn 1
năm).
Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, người mua ứng trước, nợ
vay ngắn hạn, phải trả công nhân viên, thuế các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí
phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn tại thời
điểm báo cáo…
1
1.1.2.2 Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là các khoản phải trả có thời hạn thanh toán trên 12 tháng (đối với
doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh là 1 năm) hoặc hơặc thời hạn thanh toán trên
một chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh
bình thường dài hơn 1 năm).
Nợ dài hạn bao gồm các khoản nợ dài hạn phải trả người bán, phải trả nội bộ
dài hạn, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tại thời điểm báo
cáo.
1.1.3 Đặc điểm
Nợ phải trả là khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, những sai lệch của
khoản mục này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động kinh doanh. Khoản mục nợ phải trả thường có khuynh
hướng bị khai thiếu; từ đó việc tính toán các tỷ số tài chính bị sai lệch làm cho người
đọc báo cáo tài chính hiểu sai về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến các quyết định kinh tế của nhà đầu tư. Mặt khác, nợ phải trả có liên quan
mật thiết đến các khoản mục khác như hàng tồn kho, tài sản cố định, thuế, chi phí
sản xuất, quản lý doanh nghiệp…, sự sai lệch trong nợ phải trả sẽ ảnh hưởng đến
việc tính giá thành, chi phí, làm sai lệch lợi nhuận và ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
(Theo Quyết định 15/2006-QĐ-BTC)
1.2.1 Khái niệm
Nợ phải trả người bán là khoản mục phản ánh tình hình thanh toán các khoản
nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch
vụ, lao vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết; phản ánh tình hình thanh toán về các
khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
1.2.2 Nguyên tắc hạch toán
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hoặc
cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối
tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số
tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn
giao.
2
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch
vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).
- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn
chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế
khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành
mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng.
1.2.3 Nội dung và kết cấu tài khoản
Tài khoản 331 “Phải trả người bán”
Các khoản đã trả hoặc ứng trước cho
người bán, người nhận thầu
Số tiền giảm giá, hàng mua trả lại người
bán chấp nhận
Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh

toán người bán chấp nhận giảm trừ
Số tiền còn phải trả người bán, người
nhận thầu xây lắp
Số tiền phải trả cho người bán
Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế
của số vật tư, hàng hóa, tài sản, các dịch
vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông
báo giá chính thức.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số tiền còn phải trả người bán, người
nhận thầu xây lắp
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền
đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán
theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
Khi lập Bảng Cân đối kế toán, kế toán phải lấy số dư chi tiết của từng đối
tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn
vốn”.
3
1.3 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01: “Chuẩn mực chung” ban hành và công
bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính:
+ Đoạn 26: “Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ
pháp lý”
+ Đoạn 28: “Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua
hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành
hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả
khác”
+ Đoạn 42: “Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ

điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải
cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả
đó phải xác định được một cách đáng tin cậy”.
• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18: “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ
tiềm tàng” ban hành và công bố theo Quyết định số 100/QĐ-BTC ngày 28/12/2005
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực số 18 quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng như nguyên
tắc ghi nhận, xác định giá trị, thay đổi các khoản dự phòng,…
• Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21: “Trình bày báo cáo tài chính” ban hành
và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực số 21 quy định cách phân loại và trình bày các
khoản mục trên Báo cáo tài chính, trong đó khoản mục Nợ phải trả được phân thành
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đối với các doanh nghiệp có chu kì kinh doanh bình
thường hoặc có chu kì kinh doanh dài hơn 12 tháng; đối với các doanh nghiệp do
tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn
hạn và dài hạn, thì nợ phải trả được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
• Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2015 thay thế Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Những điểm mới trong
thông tư 200 so với Quyết định 15 về “Nợ phải trả”:
4
- Về tài khoản: Các tài khoản có tính chất vay được ghép thành tài khoản 341,
bao gồm tài khoản 311, 315,341, 342 theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
- Các khoản thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng (kể cả theo phương pháp
khấu trừ hay phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo
vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba.
Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên
BCTC hoặc các báo cáo khác.
+ . Có thể lựa chọn việc ghi nhận doanh thu và số thuế gián thu phải nộp bằng
một trong 2 phương pháp: Tách và ghi nhận riêng số thuế gián thu phải nộp ( kể cả
thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) ngay tại thời điểm ghi nhận doanh

thu; hoặc ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu định
kỳ. Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ
tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều
không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp.
- Về nhập khẩu ủy thác, khác với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, bên nhận ủy
thác nhập khẩu không theo dõi trên tài khoản 331 các khoản thanh toán cho nhà
cung cấp nước ngoài; bên nhận ủy thác sẽ theo dõi các khoản phải thu, phải trả này
cho bên giao ủy thác trên các tài khoản 1388 và 3388. Bên nhận ủy thác nhập khẩu
khi nhận được hàng và giao hàng cho bên giao ủy thác chỉ hạch toán trên sổ chi tiết,
không theo dõi trên tài khoản 331.
+ Nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước trong giao dịch ủy thác xuất nhập
khẩu: Nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước được xác định là của bên giao ủy thác.
Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác trong
việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với Ngân sách Nhà nước (người nộp
thuế hộ cho bên giao ủy thác). Tài khoản 333 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác,
không sử dụng tại bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác với vai trò trung gian chỉ
phản ánh số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước là khoản chi hộ, trả hộ trên tài
khoản 3388 và phản ánh quyền được nhận lại số tiền đã chi hộ, trả hộ cho bên giao
ủy thác trên tài khoản 1388.
5
1.4 KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
1.4.1 Mục tiêu kiểm toán
• Hiện hữu: tất cả các khoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính là có thật trong
thực tế.
• Nghĩa vụ: các khoản nợ phải trả trên Báo cáo tài chính vào thời điểm báo
cáo thuộc về nghĩa vụ của đơn vị.
• Đầy đủ: tất cả các khoản nợ phải trả phải được ghi chép đầy đủ.
• Ghí chép chính xác: nợ phải trả phải được cộng dồn chính xác, số liệu trên
sổ chi tiết phải khớp đúng với số liệu trên sổ cái
• Đánh giá: các khoản nợ phải trả phải được đánh giá đúng, ghi nhận phù hợp

với chế độ kế toán hiện hành.
• Trình bày và công bố: các khoản nợ phải trả phải được khai báo đầy đủ;
trình bày, phân loại đúng theo quy định trình bày Báo cáo tài chính; có thuyết minh
đầy đủ, rõ ràng.
1.4.2 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về “nợ phải trả”
của đơn vị
1.4.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán rất quan trọng
với kiểm toán viên vì các hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ có thể giúp kiểm
toán viên đánh giá các yếu kém của kiểm soát mà từ đó có thể đưa đến sai sót trọng
yếu trên báo cáo tài chính.
Kiểm soát nội bộ tuy là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị nhưng lại
có ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của kiểm toán viên vì thông qua việc đánh
giá điểm mạnh, yếu của kiểm soát nội bộ tại đơn vị, kiểm toán viên có thể hình dung
về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Từ đó,
kiểm toán viên sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục
kiểm soát
Đối với khoản mục “nợ phải trả”, khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm
toán viên cần quan tâm những vấn đề sau:
6
• Về cơ cấu tổ chức và quyền hạn trách nhiệm, kiểm toán viên cần xem xét
đơn vị có thực hiện phân chia trách nhiệm, tách biệt giữa các chức năng đề nghị mua
hàng, đặt hàng, nhận hàng và ghi chép, phê duyệt hay không
• Về việc phê duyệt, ghi chép phải đảm bảo thực hiện đầy đủ
• Tất cả các nghiệp vụ mua hàng có nhận được đầy đủ hóa đơn của nhà cung
cấp hay không
• Xem xét tính trung thực, trình độ của nhân viên
• Tìm hiểu xem đơn vị có mở rộng kinh doanh và khả năng ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán của đơn vị.
Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về “nợ phải trả” của đơn vị, kiểm toán

viên có thể áp dụng các phương pháp như dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây
tại đơn vị; phỏng vấn nhà quản lý, nhân viên liên quan đế chu trình mua hàng chịu;
kiểm tra chứng từ, sổ sách liên quan; quan sát các hoạt động kiểm soát và việc thực
hiện trong thực tế.
1.4.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là một công việc quan trọng vì nó giúp kiểm
toán viên có những đánh giá ban đầu về rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên báo cáo
tài chính. Khi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát khoản mục “nợ phải trả”, kiểm toán
viên cần quan tâm đến các sai phạm tiềm tàng, các nhân tố có thể tạo ra sai sót trọng
yếu và phải chú ý đến các sai sót ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu.
Dựa vào các tài liệu có được trong quá trình tìm hiểu và sự xét đoán nghề
nghiệp, kiểm toán viên sẽ ước lượng mức rủi ro kiểm soát và rủi ro có xảy ra sai sót
trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cho “nợ phải trả” và thường dự kiến ở mức cao
nhất có thể có.
Để đánh giá về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu
- Xác định các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu
- Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
7
1.4.2.3 Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Dựa vào những hiểu biết sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
và đánh giá rủi ro ban đầu, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và
thực hiện các thử nghiệm đó nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán thuyết phục
chứng minh tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát. Một số thử nghiệm kiểm soát có
thể thực hiện:
• Căn cứ các nghiệp vụ ghi chép trên sổ cái Nợ phải trả để kiểm tra các nhật
kí có liên quan: Kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm này để xem xét sự có thực của
các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ cái bằng cách đối chiếu với các nhật kí liên
quan như nhật kí chứng từ thanh toán hay nhật kí chi quỹ…
• Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết:

Mục đích của thử nghiệm này là đánh giá việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có
hữu hiệu đối với các nghệp vụ mua hàng và thanh toán không; đồng thời, kiểm toán
viên cũng kiểm tra được tính đầy đủ cuả việc ghi chép từ nhật kí vào các sổ chi tiết.
1.4.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát
Sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải đánh giá
lại rủi ro kiểm soát. Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ
lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được
xem là hữu hiệu và ngược lại. Đồng thời, kiểm toán viên cũng cần xem xét nguyên
nhân gây ra sai phạm trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Kết quả của thử nghiệm
kiểm soát là cơ sở để kiểm toán viên quyết định giữ nguyên hay sẽ điều chỉnh lại
mức rủi ro kiểm soát và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.
1.4.3 Thử nghiệm cơ bản
1.4.3.1 Thủ tục phân tích
Để đảm bảo tính hợp lý chung của nợ phải trả người bán và phát hiện ra các
biến động bất thường có thể dẫn đến sai sót trọng yếu, kiểm toán viên thực hiện tính
toán một số chỉ tiêu dưới đây và so sánh với năm trước để nhận dạng các biến động
bất thường và tìm hiểu nguyên nhân:
• Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ
• Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn
8
Một thủ tục phân tích khác là nghiên cứu số liệu chi tiết nợ phải trả theo từng
người bán để phát hiện những điểm bất thường như so sánh với số liệu của chính họ
trong năm trước, so sánh số liệu mua vào, số dư cuối kỳ.
1.4.3.2 Thử nghiệm chi tiết
• Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả để đối chiếu với sổ
cái và sổ chi tiết: Nhằm mục đích xác minh xem số liệu nợ phải trả trên báo cáo tài
chính có thống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chi
tiết hay không. Ngoài ra, KTV sẽ dễ dàng chọn mẫu để thực hiện các thử nghiệm
khác qua bảng số dư chi tiết.
• Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả: Việc xin xác nhận được thực hiện

đối với tất cả các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị, cho dù số sư cuối kỳ có thể rất
thấp hoặc bằng không nhằm phát hiện các khoản phải trả không được ghi chép. Bên
cạnh đó, KTV cũng xin xác nhận ở các nhà cung cấp không cung cấp bảng kê hóa
đơn hàng tháng; những khoản phải trả có tính chất bất thường; các khoản phait trả
cho các bên liên quan; những khoản phải trả được thế chấp bằng tài sản…Hầu hết
đây là những khoản phải trả có khả năng xảy ra sai sót về số tiền hoặc khai báo.
• Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan: KTV chọn lựa
một số khoản phải trả trên số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra chứng từ gốc và các
tài liệu có liên quan như chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu nhập
kho… nhằm kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả.
• Kiểm tra bảng tổng hợp và điều chỉnh nợ phải trả với bảng kê đơn hàng
tháng của người bán: Thủ tục này nhằm đảm bảo sự ghi chép đúng kỳ của số dư nợ
phải trả; phát hiện ra các khoản chưa được ghi chép và căn cứ vào mức trọng yếu để
điều chỉnh cho thích hợp.
• Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép: Đây là một nội dung
quan trọng trong kiểm toán nợ phải trả nhằm phát hiện ra các khoản nợ phải trả bị
ghi thiếu. Kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm tra sau:
+ Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ nhằm phát hiện các khoản chi
quỹ thuộc về chi phí của tháng cuối niên độ kiểm toán nhưng đơn vị lại ghi chép vào
các khoản thực chi vào đầu niên độ sau.
+ Xem xét các tài liệu có khả năng chứa đựng các khoản nợ phải trả không
được ghi chép như chứng từ thanh toán được phát hành sau thời điểm khóa sổ; các
trường hợp hàng về nhưng chưa có hóa đơn hay hóa đơn đã về nhưng chưa nhận
được hàng; các hóa đơn cảu người bán nhận được sau ngày kết thúc niên độ.
9
• Xem xét việc trình bày và thuyết minh các khoản phải trả trên báo cáo tài
chính:
+ Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên Nợ trên tài khoản Nợ phải trả
người bán có được trình bày trong khoản mục Nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán
hay không.

+ Các khoản Nợ phải trả trọng yếu đối với các bên liên quan cần được công bố
trên thuyết minh Báo cáo tài chính.
+ Các khoản Nợ phải trả được bảo đảm bằng tài sản thế chấp phải được thuyết
minh và tham chiếu với tài sản bị thế chấp.
10
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An
Tên viết tắt: Dầu Tường An
Tến tiếng Anh: Tuong An Vegetable Oil Joint Stock Company
Logo:
Ngày thành lập: 20/11/1977,
Chuyển sang Công ty Cổ phần từ ngày 01/10/2004
Vốn điều lệ: 189.802.000.000 VND
Mã số thuế: 0303498754
Địa chỉ: 48/5 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.08) 38 153 972 – 38 153 941 – 38 153 950 – 38 151 102
Fax: (84.08) 38 153 649 – 38 157 095
E-mail:
Website: www.tuongan.com.vn
• Các chi nhánh và văn phòng đại diện:
Tên chi nhánh và
văn phòng đại diện
Địa chỉ Số điện thoại - Fax
1. Chi nhánh Công ty
Cổ phần Dầu thực vật
Tường An – Nhà máy
dầu Phú Mỹ

KCN Phú Mỹ 1, thị trấn Phú
Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu
ĐT: (84.064) 3923 870
Fax: (84.064) 3922 792
2. Chi nhánh Công ty
Cổ phần Dầu thực vật
Tường An – Nhà máy
dầu Vinh
135 Nguyễn Viết Xuân,
Phường Hưng Dũng, Thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An
ĐT: (84.038) 3833 898 –
3838 999
Fax: (84.038) 3835 353
3. Chi nhánh miền Bắc
tại Hưng Yên – Chi
nhánh Công ty Cổ phần
Dầu thực vật Tường An
Thôn Nghĩa Trai, Xã Tân
Quang, Huyện Văn Lâm, Tỉnh
Hưng Yên.
ĐT: (84.0320) 3 791 701
4. Văn phòng đại diện
tại Thành phố Hà Nội
Số 32 lô 10 Khu di dân Đền
Lừ 1,Phường Hoàng Văn Thụ,
Quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội.
ĐT: (84.04) 39 843 404
Fax: (84.04) 39 843 403

5. Văn phòng đại diện
tại Thành phố Đà Nẵng
8 Mai Hắc Đế, Phường An
Hải Tây, Quận Sơn Trà,
Tp.Đà Nẵng.
ĐT: (84.0511) 3 944 678
Fax:(84.0511) 3 944 676
6. Văn phòng đại diện
Miền Tây
40B 24 Khu dân cư 91B, khu
vực VI, Phường An Khánh,
Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.
ĐT: (84.0710) 3 831 818
Fax: (84.0710) 3 731 647
• Năng lực sản xuất: Sau hơn 35 năm liên tục đầu tư xây dựng và phát triển,
với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay,
Tường An đạt tổng công suất 240.000 tấn/năm, gồm 2 nhà máy sản xuất:
1. Nhà máy Dầu Phú Mỹ: tại KCN Phú Mỹ 1, thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân
Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Nhà máy Dầu Vinh: tại 135 Nguyễn Viết Xuân, Phường Hưng Dũng, Thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
• Mạng lưới phân phối: Tường An có hơn 200 nhà phân phối và đại lý tiêu
thụ sản phẩm, 100 khách hàng sản xuất công nghiệp và 400 siêu thị, nhà hàng, quán
ăn, trường học, nhà trẻ…được xây dựng rộng khắp 64 tỉnh hành trên cả nước.
• Thị trường xuất khẩu chính: Nhật Bản, Trung Đông, Đông Âu, Hồng
Kông, Đài Loan,…
• Mục tiêu chất lượng: Đối với Tường An, mục tiêu quan trọng nhất là
không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhất
mọi yêu cầu của khách hàng. Tháng 04/2013, Tường An được tổ chức Trung tâm
chứng nhận phù hợp Quacert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và GMP - HACCP tại Nhà máy dầu Phú
Mỹ. Áp dụng và duy trì hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn trên
chính là lời cam kết của Tường An về việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, mang lại sự thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng và an toàn thực
phẩm.
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trải qua hơn 35 năm hoạt động, quá trình xây dựng Tường An có thể chia
thành 4 giai đoạn:
• Giai đoạn đầu năm 1977 – 1984: tiếp quản và sản xuất theo chỉ tiêu kế
hoạch. Ngày 20/11/1977, Bộ lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP-TC
chuyển Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí nghiệp công
nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam, sản lượng sản xuất
hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch.
• Giai đoạn 1985 – 1990: được chuyển giao quyền chủ động sản xuất kinh
doanh, xây dựng hoàn chỉnh nhà máy và đầu tư mở rộng công suất. Năm 1984, nhà
máy dầu Tường An được Nhà nước giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn này, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Tường An là các
sản phẩm truyền thống như Shortening, Margarine, Xà bông bánh. Đây là thời kì
vàng son nhất của sản phẩm Shortening, dầu xuất khẩu chủ yếu là dầu dừa lọc sấy
chiếm tỷ lệ cao trên tổng sản lượng (32%). Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và
đa dạng hóa các mặt hàng luôn là vấn đề được quan tâm thường xuyên vì vậy sản
phẩm Tường An trong giai đoạn này đã bắt đầu được ưa chuộng và có uy tín trên thị
trường,
• Giai đoạn 1991 – tháng 10/2004: đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất
thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối và chuẩn bị hội nhập.
+ Định hướng và phát triển sản phẩm chủ lực: Đầu thập niên 90, nước ta thực
hiện chính sách kinh tế mở cửa, một số sản phẩm dầu ngoại nhập bắt đầu xuất hiện
tại thị trường Việt Nam. Năm 1991 các sản phẩm dầu đặc của Tường An bị cạnh
tranh quyết liệt từ sản phẩm Shortening ngoại nhập. Trước tình hình đó, Tường An

đã xác định lại phương án sản phẩm: vẫn duy trì mặt hàng Magarine và Shortening
truyền thống để cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm chất
lượng cao mà hàng ngoại nhập không thay thế được, mặt khác đầu tư cải tiến mẫu
mã bao bì kết hợp tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng thay đỗi thói quen sử
dụng mỡ động vật để đẩy mạnh sản xuất dầu lỏng tinh luyện, mỡ rộng thị trường
tiêu thụ trong nước. Dầu Cooking Tường An được đưa ra thị trường từ tháng
10/1991, Tường An là đơn vị đi đầu trong sản xuất dầu Cooking cho người tiêu
dùng và cũng là đơn vị đầu tiên vận động tuyên truyền người dân dùng dầu thực vật
thay thế mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh tim mạch. Sản
lượng tiêu thụ dầu Cooking tăng lên nhanh chóng những năm sau đó (năm 1992 đạt
215% so với năm 1991, năm 1993 đạt 172% so voi năm 1992), được người tiêu
dùng ưa chuộng và trở thành sản phẩm chủ lực của Tường An từ đó đến nay.
+ Đầu tư phát triển: Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Tường
An đã liên tục đổi mới trang thiết bị cũng như công nghệ sản xuất, thiết lập dây
chuyền sản xuất khép kín từ khâu khai thác dầu thô đến khâu đóng gói bao bì thành
phẩm. Tường An còn thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm đổi mới
công nghệ, nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Năm 2002, Tường An mua lại Công ty dầu thực vật Nghệ An làm phân xưởng,
sau đó phân xưởng được đầu tư cải tạo nâng công suất lên 60 tấn/ngày trở thành Nhà
máy dầu Vinh hiện nay.
Năm 2004 bắt đầu dự án xây dựng Nhà máy dầu Phú Mỹ công suất 600
tấn/ngày tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư
hơn 330 tỷ đồng.
• Giai đoạn tháng 10/2004 đến nay: thời kì chuyển giao và hội nhập. Từ
ngày 01/10/2004, việc chuyển đổi mô hình tổ chức, vả hoạt động từ doanh nghiệp
nhà nước thành Công ty cổ phần đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng đối với Tường
An. Quy mô hoạt động được nâng lên, Tường An đã liên tục đổi mới và nâng tầm
hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, đặc biệt là tạo các nguồn lực để
tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ngày 26/12/2006, cổ phiếu Trường An với mã chứng khoán TAC chính thức
giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng Khoán TPHCM.
Tháng 02/2009, hoàn tất đầu tư bổ sung dây chuyền thiết bị phân đoạn 400
tấn/ngày tại Nhà máy dầu Phú Mỹ và đưa vào hoạt động sản xuất.
Năm 2011, hoàn tất việc di dời Nhà máy dầu Tường An ra Nhà máy dầu Phú
Mỹ nâng công suất lên 810 tấn/ngày.
2.2.2 Thành tựu
Tường An đã trở thành một thương hiệu được người tiêu dung ưa chuộng và
đạt được nhiều danh hiệu danh giá như:
- Bộ Công thương khen tặng cờ thi đua xuất sắc
- Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
- Đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”
- Dầu Vio Extra đạt danh hiệu Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình
và trẻ em.
- Dầu Season đạt danh hiệu sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
- Top 100 thương hiệu mạnh (do bạn đọc báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn).
- Giải thưởng "Hàng Việt Nam Chất lượng - Uy Tín" do Báo Đại Đoàn Kết lần
đầu tổ chức dành cho các đơn vị từ 5 năm liền topten.
- Giải thưởng Sao vàng đất Việt
- Thương hiệu hàng đầu Việt Nam tại Festival thương hiệu Việt năm 2004.
- Đạt “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao
tặng.
2.3 LĨNH VỰC KINH DOANH
• Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ
động thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa.
• Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói.
• Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu
phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật.
• Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng.
• Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm,

nước xốt (không sản xuất tại trụ sở).
• Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn
liền).
• Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
• Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không hoạt động tại trụ sở).
• Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt).
• Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê).
2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.4.1 Sơ đồ tổ chức
P.
Đầu

xây
dựng
P. Kế
hoạch
P.
Kiểm
tra
CL
SP
Ban
điêu
hành
P. Tài
chính
P.
TH
P.
IT

P.
Kế
toán
P.
Hành
chính
quản
trị
P.

TL
P.
Cung
ứng
XNK
P.
Bán
hàng
P.
Điều
phối
P.
Market-
ing
P.
TH
Ban
điều
hành
Phó


P.
KH
KT
Trưởng
VPĐD
tại Hà
Nội
GĐ tài
chính –
Kế toán
trưởng
Giám
đốc
nhân
sự
Trưởng
VPĐD
miền
Tây

KD

nhà
máy
dầu
Phú
Mỹ

nhà

máy
dầu
Vinh
Phó Tổng GĐ đầu tư

chi
nhánh
MB
tại
Hưng
Yên
Trưởng
VPĐD
tại Đà
Nẵng
GĐ kế
hoạch
– kỹ
thuật
Phó Tổng GĐ kinh doanh
Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
(Nguồn “Báo cáo thường niên năm 2014” của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An)
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên
2.4.2.1 Đại Hội đồng cổ đông
Đại Hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Đại Hội đồng cổ đông thảo luận và
thông qua báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo của ban kiểm soát, báo cáo của
Hội đồng quản trị. Đại Hội đồng cổ đông còn thông qua quyết định bằng văn bản về

mức cổ tức thanh toán hàng năm; số lượng thành viên Hội đồng quản trị; bầu, bãi
miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn việc Hội
đồng quản trị bổ nghiệm Tổng Giám đốc điều hành; bổ sung và sửa đổi điều lệ công
ty; các quyết định đầu tư, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty…
2.4.2.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do các cổ đông sáng lập đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của
từng cổ đông sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kì không quá 5 năm.
Hội đồng quản trị sẽ quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh và các công việc của
công ty, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả quyền nhân danh công
ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có
nhiệm vụ phải báo cáo cho Đại Hội đồng cổ đông về hoạt động của mình, cụ thể là
về việc giám sát của Hội đồng quản trị đối với Tổng Giám đốc điều hành và các cán
bộ quản lý khác trong năm tài chính. Hiện tại, Hội đồng quản trị của công ty có 5
thành viên do ông Nguyễn Hùng Cường làm Chủ tịch.
2.4.2.3 Ban kiểm soát
Thành viên Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại Hội đồng cổ đông bổ
nhiệm, có nhiệm kì không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kì không
hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ
của c`ông ty và các báo cáo tài chính trước khi kiểm toán hoặc trình trước Hội đồng
quản trị. Ban kiểm soát được tổ chức hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị, Tồng
Giám đốc và các phòng ban.
2.4.2.4 Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc là
người tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động của công ty; đề xuất và tiến hành
thực thi các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đầu tư và kế hoạch tài chính được Hội
đồng quản trị thông qua.

×