Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại phòng kế hoạch kinh tế PTNT tại UBND huyện thanh trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.23 KB, 26 trang )

Mở đầu
Qua hơn 3 năm học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, chúng em chỉ
được học những lý thuyết về chuyên ngành kinh tế nông nghiệp do thầy cô
truyền đạt và qua sách vở. Nhưng trong thời gian thực tập này chúng em đã
biết được nhiều kiến thức thực tế. Từ thực tế là ngành nông nghiệp có vai
trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung nên ở bất cứ Thành phố
nào hay Huyện nào đều có phòng nông nghiệp, nhưng em đã chọn địa điểm
thực tập cho mình là tại phòng kế hoạch kinh tế & PTNT ở UBND Huyện
Thanh Trì.
Sau đây em xin trình bày vài nét tổng quan về phòng kế hoạch kinh tế
& PTNT tại UBND huyện Thanh Trì mà em đã thu thập được trong thời
gian thực tập tổng hợp. Bao gồm các phần sau:
- Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh tế
& PTNT.
- Quá trình hình thành và phát triển của phòng kế hoạch kinh tế &
PTNT.
- Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì -
Hà Nội.
- Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện
trong 5 năm tới.
Trong quá trình thực tập em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TS Trần Quốc Khánh. Em sẽ cố gắng để làm tốt hơn ở những
phần sau.
Phần I
Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch
kinh tế và phát triển nông thôn ở UBND Huyện Thanh TRì.

Phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn được thành lập căn cứ vào
Quyết định số 320/QĐ UB ngày 27/5/1998 của UBND huyện Thanh Trì.
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và


UBND ở mỗi cấp;
- Thực hiện Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính
phủ về việc tổ chức tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh; hướng dẫn số 72/BTCCBCP-TCCB ngày
5/4/2001 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ thực hiện Nghị định số
12/2001/NĐ-CP của Chính phủ;
- Xét đề nghị của Trưởng ban tổ chức chính quyền Thành phố;
Từ các căn cứ trên UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quy định
vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân Quận, Huyện.
I. Hệ thống tổ chức của phòng kế hoạch kinh tế và PTNT
Dùa vào chức năng nhiệm vụ và quyền hàn mà phòng kế hoạch kinh
tế và PTNT được tổ chức với các nhân sự như sau:
Trong ú cỏc nhõn s mi b phn nh sau:
- Bộ phn nụng nghip & PTNT:
Trn Vn Du
Trn Quang Huy
Nguờn Th Tuyt Anh
Phm Ngc V
Nguyn Th Ho
- Bộ phn k hoch v u t:
Lu Vn Tip
Nguyn Vn Hng
Ch Bỏ Tựng
- Bộ phn thu li:
Nguyn Duy Hng
- Bộ phn TMDV- CN- Tiu th CN:
Lng Thanh Tựng
Nguyn Huy Hin

Nguyn Th H
phó phòng
Bùi Thị Uyên
phó phòng
Hoàng Văn ớc
bộ phận nông
nghiệp & PTNT
bộ phận kế hoạch
& đầu t
bộ phận thuỷ
lợi
bộ phận tmdv-
cn-tiểu thủ cn
II. Chức năng nhiệm vụ của các phòng Phòng Kế hoạch- Kinh tế và PTNT.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng
năm và phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội…Tổ chức triển
khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các đơn vị.
- Hướng dẫn các tổ chức, các xã, phường, thị trấn thuộc Huyện về
nghiệp vụ làm công tác kế hoạch.
- Xây dùng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cơ
sở thực hiện các tiêu chuẩn định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo
lường theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
- Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả
tróng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm
quyền quyết định của Huyện. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án
đầu tư sau khi đã phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các xã, phường, thị trấn, cá nhân
thưch hiện quy hoạch, kế hoạch, các quy trình , quy phạm, tiêu chuẩn kinh

tế- kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, thủy lợi.
- Giúp UBND Huyện xây dựng các dự án phát triển ngành nghề ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền
thống, tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch- đầu tư theo
hướng dẫn của ngành cấp trên.
- Làm thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn Huyện theo
thẩm quyền.
- Kiểm tra các hoạt động của các tổ chức và cá nhân sau khi đã được cấp
giấy phép.
- Làm thường trực công tác phòng chống bão lụt và công tác hoàn chỉnh
thủy nông.
Trong đó :
1. Bộ phận kế hoạch và đầu tư .
Có nhiệm vụ thẩm định các dự án về giao thông thuỷ lợi, nước sạch
nông thôn và các dự án do xã làm chủ đầu tư. Phối hợp với các phòng ban
chuyên môn của huyện tổng hợp xây dựng kế hoạch của khối Công nghiệp
– Tiểu thủ công nghiệp
2. Bộ phận giao thông thuỷ lợi, thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp.
Cã nhiệm vụ:
- Theo dõi quản lý giao thông, phối hợp với các xã, thị trấn để kiểm tra
tổng hợp số liệu phản ánh tình hình thực hiện công tác giao thông trên địa
bàn, đề xuất tu sửa các trục đường liên xã, liên thôn.
- Theo dõi khối thương mại dịch vụ, các chợ, phối hợp với Hội liên hiệp
phụ nữ để đẩy mạnh phong trào xây dựng chợ an toàn văn minh và hiệu
quả.
- Xây dựng công tác thuỷ lợi, xây dựng kế hoạch thuỷ lợi, thuỷ lợi nội
đồng hàng năm đảm bảo thực hiện tốt cho nhiệm vụ tưới và tiêu nước.
- Tham gia các chương trình quy hoạch thuỷ lợi về kiên cố hoá kênh

mương, tham gia vào phòng chống lụt bão. Phối hợp với đội quản lý đê
trong việc quản lý đê điều, thực hiện Pháp lệnh đê điều.
- Phối hợp với bộ phận kế hoạch và đầu tư thẩm định các dự án đầu tư.
- Thu hồ sơ các hộ sản xuất CN- TTCN và dịch vụ thương mại, phối
hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết, cấp và gia hạn giấy phép đăng
ký kinh doanh cho các hộ đúng quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn các đơn vị, cơ sở kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế
thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước. Đôn
đốc, theo dõi, hướng dẫn để cơ sở đại hội năm và hết nhiệm kỳ.
- Theo dõi làng nghề, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Theo dõi danh sách các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Viết, trình kí giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh
doanh trên địa bàn huyện theo đúng quy định của pháp luật
3. Bộ phận nông nghiệp và PTNT.
Cã nhiệm vụ:
- Đôn đốc kiểm tra các xã, HTX tiến độ sản xuất nông nghiệp, hướng
dẫn khung thời vụ hợp lý cho từng vùng, tổng hợp kết quả sản xuất báo cáo
lên trên.
- Phối hợp, tư vấn giúp đỡ các xã giải quyết các vấn đề xảy ra trong
nông nghiệp và nông thôn.
- Phối hợp với bộ phận kế hoạch để tổ chức quy hoạch các vùng sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện, thực hiện cụ thể quy hoạch đó.
Phần II
Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện
Thanh Trì giai đoạn 2001 –2005.
I. Thực trạng phát triển kinh tế.
1. Một số đánh giá chung về kinh tế huyện Thanh Trì.
1.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Thanh Trì giai đoạn 2001–2005.
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế do Huyện quản lý thời kỳ 2001 –
2005 tăng trưởng bình quân đạt 14,22%, cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng

trưởng kinh tế nói chung trên toàn địa bàn. Tính riêng theo ngành cho thấy:
giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ
tăng bình quân hàng năm đạt 20,6%; dịch vụ cũng tăng trưởng với tốc độ
khá cao đạt 18,56%; nông nghiệp tăng trưởng chậm nhất với mức tăng
trưởng bình quân đạt 2,56%.
Biểu sè 1. số lượng và tốc Độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất do
huyện quản lý thời kỳ 2001 –2005
(theo giá cố định 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng và %
STT Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng trưởng
bình quân năm (%)
Tổng giá trị sản xuất 291 339 395 446 495 14.22
I Công nghiệp và XD 133 169 211 249 281 20.60
1 Công nghiệp 121 154 193 228 256 20.60
2 Xây dùng 12 15 18 21 25 20.51
II Dịch vô 45 54 66 75 89 18.56
III Nông – Lâm – Thủy sản 113 116 118 122 125 2.56
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch và Thống kê Huyện.
Mục tiêu đặt ra trong quy hoạch đến 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế
trên địa bàn đạt 10,66%, trong đó: Công nghiệp 10,5%; dịch vụ 14,2%;
nông nghiệp tăng 14,5%. So với mục tiêu này thì tốc độ tăng trưởng thực tế
trong 5 năm qua chưa đạt được mục tiêu đặt ra trong bản quy hoạch xây
dựng năm 2000. Tuy nhiên nếu xét riêng phần kinh tế do huyện quản lý thì
kết quả phát triển kinh tế do huyện quản lý đạt được trong 5 năm qua đã
vượt xa so với các mục tiêu quy hoạch đã đạt ra về tăng trưởng tổng giá trị
sản xuất 8,75% trong đó tăng trưởng công nghiệp 11,25%, tăng trưởng dịch
vụ 16,5%, riêng tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn mục tiêu đặt ra là 4,5%.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Thanh Trì.
Cơ cấu kinh tế ở huyện chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng
Nông nghiệp, tăng tỷ trọng CN – TTCN và TMDV. Sự chuyển đổi này

diễn ra khá nhanh, đặc biệt là chuyển dich cơ cấu kinh tế do huyện quản lý
diễn ra nhanh hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Bảng sè 2: cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế
(tính theo giá hiện hành)
Đơn vị: %
stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
I Cơ cấu kinh tế trên địa bàn (%) 100 100 100 100 100
1 Công nghiệp và xây dựng 88.9 88.8 88.5 87.1 87.2
2 Thương mại – Dich vô 4.4 4.5 4.7 6.1 6.2
3 Nông – Lâm – Thủy sản 6.7 6.7 6.8 6.8 6.7
II Cơ cấu kinh tế huyện quản lý (%) 100 100 100 100 100
1 Công nghiệp và xây dựng 45.6 49.8 53.8 56.4 58.1
2 Thương mại – Dịch vụ 15.6 15.6 15.9 17.0 17.5
3 Nông – Lâm – Thủy sản 38.8 34.7 30.3 26.7 24.4
Nguồn: Số liệu Phòng Thống kê Huyện.
So với mục tiêu đặt ra trong quy hoạch, kết quả chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong 5 năm qua đã vượt quá các mốc đề ra trong năm 2010 và đang
dần chuyển từ cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Nông, thủy sản – Dịch vụ sang
cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ – Nông, thủy sản.
2. Thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2005.
Mặc dù đất nông nghiệp trong 5 năm qua giảm 251 ha do Nhà nước
thu hồi để xây dựng các dự án khu đô thị, các dự án phát triển CN và
TMDV nhưng UBND huyện đã có chính sách khuyến khích nông dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nên nông nghiệp của huyện vẫn phát triển với tốc độ bình
quân 2,45%. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất cũng tăng lên từ
40,7 triệu đồng/năm 2000 lên 55 triệu đồng năm 2005. Đang hình thành
những vùng sản xuất tập trung như thuỷ sản ở Đại áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh
quỳnh, rau an toàn ở vùng bãi.
2.1. Tổ chức sản xuất

 Trồng trọt:
+ Đưa các giống tiến bộ kỹ thuật như VK1, TN13-5, VĐ1, VĐ3,
X25, NX30
Cho năng suất cao đạt bình quân từ 9 – 10 tấn/ha/2vụ, tập trung chủ yếu
ở các xã Tả Thanh Oai, Đại áng, Vĩnh quỳnh.
+ Đưa giống lạc L15,L18 cho năng suất đạt 50 -55 tạ/ha, tập trung
chủ yếu ở 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phóc.
Vùng sản xuất rau an toàn ngoài bãi đưa giống cà chua mới, lơ xanh
Nhật, bắp cải tím đảm bảo chất lượng và cho giá trị kinh tế cao.
 Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển tương đối mạnh và đều ở các chủng loại.
+ Chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở Yên Mỹ và Vạn Phóc, nâng
tổng đàn bò của huyện lên 1200 con.
+ Đàn lợn nái ngoại ngày càng tăng, năm 2000 có 13 con, đến nay đã
tăng lên 280 con.
+ Đàn gia cầm sau dịch đã ổn định và phát triển.
 Thuỷ sản:
+ Trong 5 năm chuyển đổi từ trồng lúa 2 vụ bấp bênh sang nuôi
trồng thuỷ sản được 212 ha.
+ Đưa giống tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rôphi siêu đực vào
nuôi thả nâng cao giá trị trên 1ha.
+ Đặc biệt có hộ ở khu chuyển đổi xã Đông Mỹ thu giá trị sản xuất
đạt 180 – 200 triệu đồng/ha.
Tổng diện tích chuyển đổi là 228,2 ha, trong đó thuỷ sản là 213 ha,
hoa cây cảnh 5,2 ha, rau màu 10 ha.
Hiệu quả kinh tế của 1 ha chuyển đổi từ 2 lúa sang 1 lúa 1 cá tăng
1,96 lần, sang chuyên cá tăng 2,6 lần
 Kinh tế trang trại:
Toàn huyện có103 trang trại chủ yếu là trang trại thuỷ sản chiếm
90%, trang trại tổng hợp chiếm 10%. Kinh tế trang trại phát triển góp phần

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo vùng sản xuất tập
trung, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha diện tích đất nông nghiệp. Các
trang trại đều có giá trị sản xuất đạt trên 50 triệu đồng trở lên, có 20% trang
trại có thu nhập trên50 triệu đồng/ năm, đặc biệt có 2 hộ có thu nhập 750
triệu đồng/ năm, thu hót được 442 lao động thường xuyên.
2.2. Quan hệ sản xuất.
Toàn huyện có 42 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong
đó có 40 HTXDVNN, 1 HTX nuôi trồng thuỷ sản, 1 HTX cơ khí, dịch vụ
làm đất.
- Phân loại trong 42 HTX có:
+ 7 HTX khá
+ 28 HTX trung bình
+ 7 HTX yếu.
Đặc biệt có 1 HTX Triều Khúc đã chuyển đổi theo hướng dịch vụ
đa ngành nghề ( dịch vụ kinh doanh điện, nước, dịch vụ vệ sinh môi
trường, dịch vụ quản lý bãi xe, quản lý chợ, cho thuê nhà trọ ).
Thành lập 1 doanh nghiệp nông nghiệp tại khu chuyển đổi xã Đông
Mỹ.
2.3. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của huyện đã có sự thay đổi theo
chiều hướng tăng dần tỷ trọng các ngành chăn nuôi, nhất là tăng nhanh tỷ
trọng sản xuất ngành thuỷ sản; giảm dần cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng
trọt, nhất là ngành trồng cây lương thực.
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu theo xu
hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 55% năm 2001 xuống còn 50,69%.
Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản từ 45% năm 2001 lên 49,31%
năm 2005. Đây là một sự chuyển hướng đúng đắn phù hợp với điều kiện
của các xã thuộc huyện Thanh Trì.
Tất cả các xã trong tiểu vùng, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình mà
có sự chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp một cách thích hợp nhằm khai

thác tiềm năng về đất đai của mình. Nhìn chung hướng chuyển đổi của các
xã trong huyện là theo hướng: Chuyển diện tích trồng lúa bấp bênh không
có hiệu quả sang hoặc là chuyên cá hoặc lúa – cá hay sang trồng chuyên
rau hoặc lúa – rau.
Những chuyển đổi này đều cho thấy hiệu quả hơn so với trồng lúa có
thể 3 -5 lần. Như ở xã Tân Triều chuyển diện tích cây lúa bấp bênh kém
hiệu quả sang chuyên rau ( rau muống) đát 7 – 8 lần trồng lúa ( 1 ha trồng
lúa đạt 10 triệu đồng trong khi 1 ha trồng rau muống đạt 78 – 82 triệu
đồng). Hiện nay xã Tân Triều đã có diện tích chuyên rau lên đến 33 ha.
Cũng ở xã này nếu chuyển diện tích cấy lúa sang nuôi cá hiệu quả còn cao
hơn đạt 12 – 13 lần (hiệu quả kinh tế trên 1 ha trồng lúa đạt 10 triệu đồng
thì chuyển sang nuôi cá đạt 120 – 135 triệu đồng).
Trong cơ cấu kinh tế chung đối với các xã trên địa bàn huyện cũng
đang có hướng chuyển tích cực theo hướng tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ
– nông nghiệp hoặc dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp. Với sự
chuyển hướng này, nông nghiệp đang dần dần được chuyển hướng và thể
hiện sự giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Xu hướng này
đang được biểu hiện một cách rõ rệt trên phạm vi toàn huyện trên tất cả các
xã của huyện Thanh Trì. Điều đó thể hiện nông nghiệp sẽ ngày càng mất
dần ưu thế của nó trong cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai gần đây.
Đó là một xu thế tất yếu.
3. Công tác lao động thương binh xã hội.
Công tác chính sách thương binh xã hội luôn được huyện quan tâm
thường xuyên thực hiện tốt chính sách đối với gia đình chính sách và người
có công với cách mạng. Trong 5 năm đã huy động được 1683 triệu đồng
quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng mới 21 nhà, sửa chữa 84 nhà xuống cấp,
xây mới 86 nhà tình thương. Tổ chức cho các nhà chính sách đi thăm
miếng mộ liệt sỹ, tổ chức cho các cụ gia đình chính sách đi an dưỡng tại
nhà dưỡng lão thành phố.
Ngoài ra huyện còn giải quýêt được 14.300 lao động có việc làm, tạo

thêm việc làm cho người lao động. Tổ chức đi cai nghiện bắt buộc bình
quân mỗi năm 200 đối tượng. Tỷ lệ hộ giàu đạt 29,5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 0,5% (theo chuẩn hiên tại).
4. Công tác văn hòa thể thao.
Được sù quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy – HĐND – UBND huyện,
công tác tuyên truyền họat động tốt, thường xuyên tổ chức phổ biến tuyên
truyền các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của thành phố và
huyện đến toàn thể nhân dân trong huyện bằng nhiều biện pháp tuyên
truyền.
- Đài truyền thanh huyện đã tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền -sâu
rộng chủ trương chính sách của Nhà nước và các chính sách cụ thể của
huyện trong việc ưu tiên phát triển kinh tế, kịp thời biểu dương gương
người tốt việc tốt trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của huyện.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao chào
mừng các ngày lễ như bóng đá, bóng chuyền, câù lông…, thức đẩy phong
trào toàn dân tham gia thể dục thể thao.
- Tỷ lệ số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 89%.
- Tổng số sách trong thư viện ngày càng tăng, năm 2000 có 18.245
cuốn, đến năm 2005 tăng 20.400 cuốn.
- Sè làng văn hóa cấp huyện năm 2002 là 9 làng, trong đó 2 làng được
công nhân làng văn hóa cấp thành phố. Đến năm 2003, số làng văn hóa
được công nhận cấp huyện là 13, trong đó 5 làng văn hóa cấp thành phố, có
2 làng văn hóa được thành phố công nhận lần thứ 2.
- Có tổng số 44 điểm văn hóa: 3 điểm văn hóa cấp xã, 34 cấp thôn, 2
cấp xóm và 5 điểm văn hóa tập thể.
- Sè máy điện thoại trên 1000 dân là 34,78 máy.
Từ thực trạng trên ta thấy trong 5 năm qua tình hình kinh tế xã hội và
thời tiết có nhiều biến động như điều chỉnh địa giới hành chính thành lập
quận mới, tổ chức cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp, lãnh đạo ở một số

địa phương có thay đổi, dịch cóm gia cầm, thời tiết khó khăn rét đậm rét
hại kéo dài, hạn hán… Song được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Thành
phố, sự lãnh đạo của Huyện ủy- HĐND và UBND huyện, sự phấn đấu nỗ
lực của cán bộ và nhân dân trong huyện nên 5 năm qua kinh tế-xã hội đã
thu được một số kết quả nổi bật là: Hoàn thành chương trình nước sạch
nông thôn, chương trình cải tạo lưới điện nông thôn, chương trình xóa
phòng học cấp 4, chuyển đổi cơ cấu kinh tế rõ rệt, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi hình thành kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Do đó kinh
tế của Huyện tăng trưởng khá, hiệu quả sản xuất tăng, sức thu hót đầu tư
mạnh, nhiều doanh nghiệp đã về Huyện để đầu tư phát triển sản xuất. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
II. Một số tồn tại.
Bên cạnh những thành tựu mà huyện Thanh Trì nói chung và phòng kế
hoạch kinh tế & PTNT nói riêng đã đạt được thì còn một số tồn tại yếu kém
sau:
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi chưa mạnh.
- Mét số ngành nghề mòi nhọn chưa phát huy được lợi thế (như nuôi
trồng thủy sản, rau sạch, chế biến nông sản và hàng tiểu thủ công nghiệp).
- TMDV còn nhỏ yếu, chưa có nhiều các trung tâm thương mại, các chợ
đầu mối để đáp ứng như cầu sản xuất lưu thông hàng hóa và phục vụ đời
sống của nhân dân trong Huyện.
- Nhịp độ chuyển dich cơ cấu kinh tế giữa các vùng không đồng đều. Thu
nhập và mức sống bình quân của dân cư giữa các vùng còn chênh lệch cao.
III. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại yếu kém nhưng sau đây chỉ
là những nguyên nhân chủ yếu:
- Huyện Thanh Trì là vùng ven đô địa hình địa chất phức tạp, ruộng đất bị
manh món do đó việc cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật

nuôi sản xuất tập trung thành vùng theo hướng sản xuất hàng hóa gặp nhiều
khó khăn.
- Việc xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch chậm.
- Môi trường tuy đã cải thiện song vẫn bị ô nhiễm nghĩa trang Văn Điển
và nguồn nước thải của Thành phố cả về đất, nguồn nước và không khí.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư
nhưng chưa phù hợp và đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là hệ thống giao thông thủy lợi,
cơ sở chế biến và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
- Thiếu vốn đầu tư, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải đầu
tư vốn lớn. Trong khi đó vốn ngân sách có hạn, vốn tích kũy trong dân còn
hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Việc giao ruộng đất và cấp giấy CNQSDĐ lâu dài cho các hộ nông dân
còn chậm. Không khuyến khích được tích tụ ruộng đất và đầu tư.
- Công tác tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương chính sách chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện đến
người dân có lúc có nơi chưa kịp thời.
- Trình độ của đội ngò cán bộ một số phòng ban và xã còn hạn chế, chưa
theo kịp với yêu cầu đổi mới quản lý và tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế
xã hội.
IV. Những bài học kinh nghiệm:
Từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì ta
rót ra được những bài học sau:
- Sự đoàn kết nhất trí đồng tâm hiệp lực tổ chức thực hiện các chủ
trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của Thành phố và của
Huyện, tử cơ sở đến huyện, từ Đảng chính quyền và các đoàn thể
quần chúng.
- Có sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Huyện ủy - HĐND -UBND
huyện.

- Tuyên truyền thường xuyên liên tục và sâu rộng đến mọi tầng líp nhân
dân hiểu rõ các chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thành
phố và của Huyện.
- Biết huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm tạo chất xúc tác cho phát triển kinh tế và
chuyển dich cơ cấu kinh tế.
- Có định hướng mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng rõ ràng cụ thể và tập
trung chỉ đạo cán bộ Đảng viên và nhân dân thực hiện cho được
mục tiêu, nhiệm vụ đó.
- Có chủ trương đúng, sát thực tế, có chính sách hỗ trợ cụ thể, kịp thời
đúng đối tượng.
Phần III
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm tới
(2006-2010).
I.Mục tiêu.
- Tập trung đầu tư hạ tầng, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định, tăng
trưởng cao và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CN TTCN- TMDV- NN.
- Phát triển kinh tế gắn với cải thiện môi trường xã hội, phát triển
văn hóa- xã hội, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm
cho người lao động. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho nhân dân. Xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
- Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của hệ
thống chính quyền cơ sở, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, duy trì kỷ cương an toàn giao thông, văn minh đô
thị.
II.Nhiệm vô.
- Nâng cao hiệu qủa đầu tư, đảm bảo kinh tế phát triển, tăng trưởng
bền vững, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 14-15%.

- Tập trung chuỷên đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh
tế trang trại, phát huy thế mạnh, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng
thủy sản là sản phẩm mòi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, chuyển
dần chăn nuôi ra khái khu dân cư, chăn nuôi tập trung theo hướng
hàng hóa có xử lý môi trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
các HTXDVNN, phấn đấu giá trị sản xuẩt nông nghiệp tăng từ 2-
2,5%.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp Ngọc Hồi, khu
làng nghề Tân Triều,đầu tư mở rộng cụm công nghiệp: Ngọc Hồi,
Tả Thanh Oai, làng nghề Vạn Phúc…, phấn đấu giá trị sản xuất
CNTTCN- XDCB tăng từ 17-18%.
- Đưa trung tâm thương mại vào hoạt động có hiệu quả, tập trung
xây dựng chợ đầu mối Ngò Hiệp, chợ trung tâm Cầu Bươu, đa
dạng hóa các loại hàng hóa dịch vụ, phấn đấu giá trị TMDV tăng từ
18-19%.
- Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tạo cơ sở vật chất để
phát triển kinh tế xã hội.
- Cải thiện môi trường xã hội, tạo việc làm cho người lao động, chủ động
phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, giải
quyết vấn đề rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đẩy
mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Thóc đẩy phong trào văn hoá, văn nghệ, phong trào thể dục thể thao
phát triển.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống
văn minh gia đình văn hoá. Xây dựng nông thôn hiện đại.
- Tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành
của các cấp, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt NQ 13/CP.
III. Chỉ tiêu về kinh tế.

1.Tổng giá trị sản xuất.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14 – 15%. Trong đó:
+ Nông nghiệp tăng bình quân năm: 2 – 2,5%
+ Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân năm:
17 – 18%
+ Thương mại dịch vụ tăng bình quân năm: 18 – 19%
2.Cơ cấu kinh tế.
- Năm 2006 là CN TTCN XDCB – NN – TMDV.
- Đến năm 2010 là CN TTCN XDCB – TMDV – NN.
BẢNG 3. CƠ CẤU KINH TẾ
Chỉ tiêu 2005
(Tr.đ)
2006
(Tr.đ)
2010
Phương án 1 Phương án 2
Giá trị
(Tr.đ)
Tăng
bình
quân
(%)

cấu
(%)
Giá trị
(Tr.đ)
Tăng
bình
quân

(%)

cấu
(%)
Tổng giá trị sản
xuất
505.106 580.700 972.400 14 1.016.380 15
Giá trị sản xuất
nông nghiệp
123.280 126.300 136.100 2 14 139.550 2,5 14
Giá trị sản xuất
CN – TTCN –
XDCB
293.600 349.400 634.400 17 65 666.190 18 65
Giá trị TMDV 88.280 105.000 201.900 18 21 210.640 19 21
3.Các chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu.
- Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm:
10.000 tấn.
- Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi bình quân hàng năm:
26.000 con.
- Tổng đàn trâu bò bình quân hàng năm:
1.400 con.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản: 130
ha.
- Sản lượng cá bình quân hàng năm: 3.500
tấn.
- Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi: 300
ha. 300 ha.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp/ 1 ha đất nông nghiệp đến 2010 đạt :
85 triệu đồng/ha.

IV.Các giải pháp thực hiện.
Từ thực trạng trên địa bàn huyện và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh
tế trong 5 năm tới, Huyện Thanh Trì đã đề ra các giải pháp chủ yếu sau:
1.Giải pháp về quy hoạch.
- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch giao
thông thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển
không gian.
- Hoàn chỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết các xã, đặc biệt là các xã
ven đô và các xã đô thị hóa nhanh.
- Hoàn chỉnh các quy hoạch theo hướng phát triển nông thôn gắn
với phát triển đô thị.
2.Giải pháp về tài chính ngân sách đầu tư.
- Tập trung huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chú
trọng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.
- Giành vốn ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm có tích chất đột
phá trong phát triển kinh tế. Chú trọng đầu tư các ngành mòi nhọn,
sản phẩm mòi nhọn.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
giống cây con mới vào sản xuất nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp đặc biệt là hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thành các vùng
sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa.
- Có chính sách thu hót đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và hệ thống ngành thương mại dịch vụ.
- Đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế điểm để kích thích
kinh tế phát triển.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao,
thương mại.
3.Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
- Quan tâm đến công tác đào tạo dạy nghề cho thanh niên, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng

lao động ở các cụm công nghiệp và ở các làng nghề.
- Có kế hoạch thu hót tuyển dụng sinh viên mới ra trường học khá
giỏi vào làm việc tại huyện, bổ xung cho các xã và các hợp tác xã.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ huyện và xã.
4.Biện pháp tổ chức thực hiện.
- Các cấp Đảng từ huyện đến cơ sở có nghị quyết chuyên đề về xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, làm cơ sở cho chính
quyền xây dựng chỉ tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể, làm cơ sở xây
dùng kế hoạch hàng năm và đánh giá kết quả thực hiện.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nông dân áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình cây con để sản
xuất có hiệu quả. Vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất, cho
thuê ruộng đất để tạo điều kiện hình thành các vùng chuyển đổi tập
trung và hình thành kinh tế trang trại. Giảm dần diện tích cấy lúa,
phát triển trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, nuôi thủy sản, chăn nuôi,
mở rộng trang trại ra ngoài đồng.
- Các phòng ban chức năng của huyện phải tăng cường bám sát cơ sở, có
kế hoạch cụ thể để chỉ đạo cơ sở thực hiện các kế hoạch. Sơ tổng kết kịp
thời để nhân ra diện rộng, kịp thời đề xuất với Huyện ủy – HĐND – UBND
huyện những chủ trương phù hợp để phát triển kinh tế xã hội.
- Củng cố các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN), nâng
cao vai trò lãnh đạo điều hành phát triển sản xuất, phát triển kinh tế
của hợp tác xã để tìm biện pháp, giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho
các hộ nông dân. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngò
cán bộ hợp tác xã. Định kỳ giao ban với các HTXDVNN cung cấp
kịp thời các thông tin kinh tế, các chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế của Thành phố và của huyện để các HTX chủ động
xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất của HTX mình. Xây dựng
một số HTX điểm để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
- Các cấp ủy Đảng có nghị quyết chuyên đề về chỉ đạo công tác

phát triển kinh tế xã hội. Chính quyền cơ sở tăng cường công tác
chỉ đạo, lãnh đạo và đề ra các biện pháp cụ thể, sát thực, kịp thời
giải quyết những vướng mắc của HTXDVNN, các hộ dân để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế – xã hội
ở địa phương mình.
- Tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ của Thành ủy – HĐND – UBND và
ngành của thành phố, của các cơ quan đơn vị, nhất là các đơn vị làm công
tác khoa học, các cán bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với các ngành nghề
phát triển kinh tế của huyện.
- Có chính sách thu hót, hợp tác với chuyên gia đầu ngành để giúp
huyện phát triển kinh tế – xã hội.
kết luận
Qua phần báo cáo tổng hợp về Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Trì
nói chung và của phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển nông thôn nói
riêng, ta thấy mục tiêu phát triển kinh tế của huyện là tăng tỷ trọng của
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lên đứng đầu. Từ xu hướng phát
triển này em đã định hướng lùa chọn cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là:
“Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển nghề dệt ở làng Triều
Khúc xã Tân Triều huyện Thanh Trì - Hà Nội”.
MỤC LỤC
M uở đầ 1
Ph n Iầ 2
H th ng t ch c, ch c n ng, nhi m v c a phòng k ho ch kinh t vệ ố ổ ứ ứ ă ệ ụ ủ ế ạ ế à
phát tri n nông thôn UBND Huy n Thanh TRì.ể ở ệ 2
I. H th ng t ch c c a phòng k ho ch kinh t v PTNTệ ố ổ ứ ủ ế ạ ế à 2
II. Ch c n ng nhi m v c a các phòng Phòng K ho ch- Kinh t ứ ă ệ ụ ủ ế ạ ế
v PTNT.à 4
1. B ph n k ho ch v u t .ộ ậ ế ạ à đầ ư 5
2. B ph n giao thông thu l i, th ng m i d ch v , công nghi p, ộ ậ ỷ ợ ươ ạ ị ụ ệ
ti u th công nghi p.ể ủ ệ 5

3. B ph n nông nghi p v PTNT.ộ ậ ệ à 6
Ph n IIầ 7
Th c tr ng phát tri n kinh t – xã h i trên a b n huy n Thanh Trì ự ạ ể ế ộ đị à ệ
giai o n 2001 –2005.đ ạ 7
I. Th c tr ng phát tri n kinh t .ự ạ ể ế 7
1. M t s ánh giá chung v kinh t huy n Thanh Trì.ộ ố đ ề ế ệ 7
1.1. T ng tr ng kinh t huy n Thanh Trì giai o n 2001–2005.ă ưở ế ệ đ ạ
7
1.2. Chuy n d ch c c u kinh t huy n Thanh Trì.ể ị ơ ấ ế ở ệ 8
2. Th c tr ng phát tri n nông nghi p giai o n 2001 – 2005.ự ạ ể ệ đ ạ 9
2.1. T ch c s n xu tổ ứ ả ấ 9
2.2. Quan h s n xu t.ệ ả ấ 10
2.3. Chuy n i c c u kinh t nông nghi p.ể đổ ơ ấ ế ệ 11
3. Công tác lao ng th ng binh xã h i.độ ươ ộ 12
4. Công tác v n hòa th thao.ă ể 13
II. M t s t n t i.ộ ố ồ ạ 14
III. Nguyên nhân d n n s y u kém.ẫ đế ự ế 15
IV. Nh ng b i h c kinh nghi m:ữ à ọ ệ 16
Ph n IIIầ 17
M c tiêu, nhi m v phát tri n kinh t - xã h i 5 n m t i (2006-2010).ụ ệ ụ ể ế ộ ă ớ .17
I.M c tiêu.ụ 17
II.Nhi m vô.ệ 17
III. Ch tiêu v kinh t .ỉ ề ế 18
1.T ng giá tr s n xu t.ổ ị ả ấ 18
2.C c u kinh t .ơ ấ ế 19
3.Các ch tiêu s n ph m ch y u.ỉ ả ẩ ủ ế 19

×