Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.03 KB, 2 trang )

Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Vật lí THPT
I. Thực trạng:
Qúa trình giảng dạy tại trường THPT, tổ Vật lí chúng tôi nhận thấy: Tình hình học tập
môn Vật lí của học sinh cấp THPT của trường còn tồn tại một số hạn chế chưa giải
quyết được. Điều đó dẫn đến kết quả học môn Vật lí của học sinh chưa cao, điểm thi tốt
nghiệp THPT, Đại học- Cao đẳng có năm thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh.
II. Nguyên nhân:
Kết quả học tập của học sinh chưa cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong
đó có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Một số học sinh chưa có ý thức trong học tập, không có định hướng trong việc học.
Ngoài ra, học sinh nghĩ rằng: môn Vật lí thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nên
không học bài vẫn có thể làm bài được. Vì lẽ đó, một số học sinh ít chịu học bài, làm bài
tập và đọc bài trước ở nhà, ít chịu đọc sách tham khảo. Vào lớp thì còn thụ động khi tiếp
thu kiến thức mới, chưa biết cách học bài, chủ yếu là học thuộc lòng. Mặt khác, khả
năng tính toán của các em rất yếu, phụ thuộc vào máy tính một cách máy móc.
III. Giải pháp:
Xuất phát từ thực trạng và những vấn đề nêu trên, tổ vật lí xin đưa ra một số giải pháp
nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học môn vật lí, từng bước nâng
cao kết quả học tập bộ môn này ở trường.
1/ Đối với giáo viên trong tiết dạy cần phải:
- Dạy chậm, nói ngắn gọn, cụ thể, chi tiết và dễ hiểu.
- Giảng kỹ những chỗ quan trọng, nhắc lại nhiều lần để cho học sinh khắc sâu. Chú ý
phân tích các sai lầm mà học sinh thường gặp khi làm bài.
- Cần tiến hành thí nghiệm ngay trong giờ học, giới thiệu các dụng cụ Vật lí để học sinh
dễ hình dung, cần phải có hình vẽ minh họa để các em nhớ lâu.
- Không nhất thiết bắt học sinh học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong bài, phải hướng
dẫn cho học sinh cách học bài.
- Nếu có thời gian nên cho học sinh thảo luận nhóm, hạn chế việc đọc chép, nên có biện
pháp giúp học sinh có thể nắm nội dung bài tại lớp.
- Nếu có chứng minh định luật, định lí, các khái niệm và bài tập Vật lí có liên quan đến
toán học, giáo viên phải dành thời gian cần thiết để ôn kiến thức toán cho các em. Khi


các em đã nhớ lại kiến thức Toán, giáo viên chuyển qua Vật lí các em sẽ dễ hiểu hơn.
Giáo viên không nên cứ trách các em là mất căn bản về Toán học. Việt làm đó chẳng
giải quyết được gì mà chỉ gây cho các em sự chán nản đối với môn Vật lí
- Đối với học sinh yếu Toán, chúng ta không nên nóng vội cung cấp lượng kiến thức
toán quá nhiều cùng một lúc sẽ gây rối cho các em, chắc chắn các em sẽ không nắm hết
được, kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chỉ cung cấp kiến thức Toán cho bài học đó hoặc
bài tập đó mà thôi, giảm bớt áp lực cho các em và cho nhiều dạng bài tập tương tự để
các em dần dần thích nghi. Khi đó, tình hình học tập của các em khá hơn, hứng thú hơn,
giáo viên sẽ đỡ mệt hơn khi dạy.
- Giáo viên nên cho các em bài tập về nhà theo chuẩn kiến thức sẽ giúp các em biết được
nhiều dạng bài tập hơn.
2/ Đối với học sinh:
+ Tự bản thân các em cần phải trả lời các câu trả lời sau: Học để làm gì ? Tại sau phải
học? Học có giúp ích được gì cho cuộc sống của các em sao này không? Khi trả lời
được các câu hỏi đó, thì các em xác định được tầm quan trọng của việc học và từ đó sẽ
có thái độ đúng đắn hơn trong học tập.
+ Trong giờ học: Trong lúc thầy cô giảng bài, các em phải tập trung lắng nghe và ghi
chép lại đầy đủ các ý chính. Tập trung trả lời các câu hỏi mà thầy cô đặt ra. Phải tuân thủ
theo sự hướng dẫn của thầy cô khi thí nghiệm . Tuyệt đối không được làm việc riêng.
Nếu có vấn đề gì chưa hiểu thì phải mạnh dạn hỏi ngay để thầy cô giải đáp. Ghi nhận lại
những điều thầy cô căn dặn về nhà.
+ Phải học nhóm học từ bạn. Nếu có bài tập nào các em không tự giải được, các em nên
trao đổi với bạn bè. Học sinh phải giải các bài tập ở nhà trước khi lên lớp có thắc mắc
phải tham khảo với giáo viên để được giải đáp.
+ Phải đọc thêm sách tham khảo. Việc đọc sách tham khảo sẽ giúp cho các em có nhiều
cách giải hơn, làm quen với nhiều dạng bài tập.
IV. Kết luận:
Như vậy, với cách dạy và cách học như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy truyền thống,
nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với sách giáo khoa đã được biên soạn
lâu nay và phù hợp với trình độ nhận thức của nhận thức của học sinh, nhất là học yếu

môn Vật lí ở trường THPT.
Hy vọng giải pháp nêu ra ở trên sẽ được các đồng nghiệp trao đổi để chúng ta có được
cách thức uốn nắn học sinh yếu kém được ngày càng tốt hơn.
Nguồn Trường THPT Tân Phú - tỉnh Hậu Giang

×