Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quân tử mẫu người toàn thiện trong tác phẩm luận ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.15 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ KIM CHUNG



Quân tử - mẫu người toàn thiện trong tác
phẩm luận ngữ


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

Người hướng dẫn: TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT





HÀ NỘI – 2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ KIM CHUNG




Quân tử - mẫu người toàn thiện trong tác
phẩm luận ngữ


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

Người hướng dẫn: TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT





HÀ NỘI – 2004
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1. KHỔNG TỬ - NHÀ TRIẾT HỌC, NHÀ GIÁO DỤC
ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA

8
1.1. Tóm tắt tiểu sử của Khổng Tử.
8
1.2. Sự hình thành tƣ tƣởng triết học, chính trị-xã hội của Khổng Tử.
13
1.3. Vài nét về tác phẩm Luận Ngữ
22
Chƣơng 2. MẪU NGƢỜI QUÂN TỬ VỚI TƢ CÁCH NGƢỜI
TOÀN THIỆN TRONG LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ.


30

2.1. Sự phân định của Khổng Tử về thánh hiền, thánh nhân và mẫu
ngƣời toàn thiện.

30
2.2. Quan niệm của Khổng Tử về phẩm cách ngƣời toàn thiện.
41
2.3. Ngƣời toàn thiện là kết quả của quá trình hoàn thiện hoá của
tầng lớp quốc nhân.

57
2.4. Những yếu tố tích cực và hạn chế trong quan niệm của Khổng
Tử về mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện.

64
KẾT LUẬN
76
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.

80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81


2

A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong lịch sử phát triển triết học thế giới từ trƣớc đến nay, con ngƣời
luôn đƣợc xem là đối tƣợng tranh luận của các nhà tƣ tƣởng, các trƣờng phái
triết học khác nhau. Chính từ con ngƣời, vấn đề cơ bản của triết học mới đƣợc
xác định, cũng nhƣ các vấn đề về thế giới quan và phƣơng pháp luận mới đƣợc
đặt ra. Điều rõ ràng là bí mật của con ngƣời đã thuộc phạm vi các vấn đề muôn
thuở của triết học. Điều đó có nghĩa là, sự yêu thích thông thái luôn gắn liền
với việc khám phá ra những bí ẩn của con ngƣời với tƣ cách một sinh thể có tƣ
duy. Con ngƣời là gì? Có thể xem nó nhƣ một thành quả đặc biệt đƣợc tạo ra
trên Trái đất này không? Tại sao nó lại khác với mọi thứ của tự nhiên trên thế
gian này bởi sự hiểu biết phong phú? Bản tính con ngƣời là gì? Ý nghĩa và giá
trị cuộc sống của con ngƣời phụ thuộc vào cái gì? Những vấn đề đại loại nhƣ
vậy có thể tìm thấy ở rất nhiều công trình nghiên cứu triết học thuộc các thời
đại khác nhau.
Trong các thập niên gần đây, giới triết học thế giới đã tổ chức nhiều hội
thảo khoa học quốc tế về vấn đề con ngƣời và bản chất của nó nhằm khắc phục
tình trạng khủng hoảng của tồn tại ngƣời do nhiều nguyên nhân khác nhau gây
ra. Điều thú vị là các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến giá trị truyền
thống phƣơng Đông, trong đó có triết học của Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN),
nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại và là ngƣời sáng lập
ra học thuyết Nho gia. Khi đặt vấn đề phát triển của nhân loại trong thế kỷ tiếp
theo mà hiện nay chúng ta đang sống, các nhà khoa học nói trên đã đƣa ra nhận
định cho rằng: “Nếu nhƣ nhân loại muốn sinh tồn ở thế kỷ XXI, ắt nên ngoái
nhìn lại 2540 năm trƣớc, hấp thụ lấy trí tuệ của Khổng Tử” [11, trang 09].


3

Nho học là học thuyết triết học và chính trị – xã hội lớn nhất không chỉ

của Trung Quốc mà còn của nhiều nƣớc phƣơng Đông khác chịu ảnh hƣởng
của văn hóa nƣớc này, trong đó có nƣớc ta. Nho học đã đề cập đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội nói chung và vấn đề con ngƣời nói riêng. Một trong
những công lao to lớn của Khổng Tử là đã xây dựng đƣợc một hệ thống quan
niệm về mẫu ngƣời có đạo đức lý tƣởng mà nhiều triều đại phong kiến Trung
Quốc trong lịch sử lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá phẩm cách của con
ngƣời trong các quan hệ xã hội. Mẫu ngƣời đó đƣợc xem là chân chính, là
toàn thiện và đóng vai trò quan trọng trong sự bình ổn trật tự xã hội. Bên cạnh
những mặt bảo thủ, trì trệ, bất cập, học thuyết Nho giáo nói chung và quan
niệm của Khổng Tử nói riêng cũng có những giá trị nhất định không chỉ đối
với các xã hội trong lịch sử, mà ngày nay vẫn còn cần thiết đối với chúng ta.
Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo con ngƣời “vừa hồng vừa chuyên” cho sự
nghiệp xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, học thuyết của
Khổng Tử vốn đề cao tính xã hội của con ngƣời, cụ thể là phƣơng diện đạo
đức của nó đang có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn chính trị của đất
nƣớc. Bình ổn về chính trị và phát huy dân chủ của nhân dân là mối quan hệ
biện chứng. Đây không chỉ là vấn đề cấp bách của nƣớc ta mà ở mức độ nhất
định, không nghi ngờ gì nữa, đang trở thành vấn đề toàn cầu. Chính vì vậy,
việc kế thừa những tinh hoa của triết học Khổng Tử về con ngƣời với tƣ cách
vừa là chủ thể của xã hội, vừa là đối tƣợng của sự nghiệp đào tạo mẫu ngƣời lý
tƣởng có ý nghĩa cấp bách cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Quán triệt tinh thần đó, tác giả luận văn nhận thấy sự cần thiết phải tiếp
tục tìm hiểu sâu hơn học thuyết của Khổng Tử về mẫu ngƣời lý tƣởng đƣợc
trình bày trong tác phẩm Luận ngữ của ông. Đây là tác phẩm phản ánh một
cách khá đầy đủ và có hệ thống quan điểm triết học của Khổng Tử về vấn đề
con ngƣời. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi quyết định


4


chọn đề tài: “Quân tử – mẫu ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ” với
mục đích tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm học thuyết của Khổng Tử về con ngƣời
và đào tạo con ngƣời.

2.Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ trƣớc đến nay, vấn đề về con ngƣời nói chung và mẫu ngƣời quân tử
nói riêng đƣợc các học giả ở nƣớc ta nghiên cứu khá công phu và đã xuất bản
nhiều công trình dƣới nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi tạm phân thành
hai khuynh hƣớng nghiên cứu cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Mảng nghiên cứu tổng quát quan điểm của Nho giáo về con
ngƣời.
Mảng này có những công trình chủ yếu sau: 1. Cuốn “Nho giáo” của
Trần Trọng Kim trong thiên IV: B. Hình nhi hạ học đã liệt kê sự khác biệt giữa
quân tử và tiểu nhân, về trình độ học vấn và hành xử của ngƣời quân tử, v.v.,
trong đó tác phẩm Luận ngữ đƣợc tác giả sử dụng nhiều nhất để khảo cứu vấn
đề này. Tuy là công trình nghiên cứu lịch sử Nho giáo đầu tiên ở nƣớc ta, song
các vấn đề của Nho học đƣợc trình bày một cách hệ thống, trong đó có quan
niệm về mẫu ngƣời quân tử. Điều dễ nhận thấy là do ảnh hƣởng của phƣơng
pháp nghiên cứu phƣơng Tây, cho nên tác giả không tránh khỏi việc đề cao
một cách thái quá các giá trị của Nho Giáo nói chung và vai trò của mẫu ngƣời
quân tử nói riêng, trong khi đó, những hạn chế của mẫu ngƣời quân tử lại chƣa
đƣợc đề cập một cách thoả đáng. 2. Trong cuốn “Khổng học đăng”, Phan Bội
Châu đã đề cập tới “Đạo thiệp thế quan nhân trong Khổng học” và trình bày
phƣơng pháp phân biệt của Khổng Tử giữa ngƣời quân tử với kẻ tiểu nhân.
Bên cạnh những đóng góp tích cực cho việc nghiên cứu Nho học, tác giả
không tránh khỏi cách đánh giá mang tính chủ quan của mình. 3. Trong cuốn
“Nho giáo xƣa và nay”, tác giả Quang Đạm cũng đề cập tới mối quan hệ giữa


5


Trời, Đất, Ngƣời; tới các thuộc tính đạo đức và nhân sinh quan của con ngƣời;
các mẫu ngƣời trong Nho học. 4. Trong “Đại cƣơng triết học Trung Quốc”
Nguyễn Hiến Lê đã tập trung nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan trong học
thuyết của Khổng Tử. Tác giả đã đi sâu vào các khái niệm: Nhân, trí, dũng, lễ,
trung, hiếu, đễ, v.v 5. Trong luận án tiến sĩ: “Quan niệm của Nho giáo nguyên
thuỷ về con ngƣời qua các mối quan hệ Thân - Nhà - Nƣớc - Thiên hạ” của
Trần Đình Thảo đã có phần dành riêng cho việc nghiên cứu phân loại con
ngƣời, chỉ ra sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân, nêu đƣợc tầm quan trọng
của vấn đề tu thân và tác giả đã đƣa ra nhận định cho rằng: Khổng tử là ngƣời
đầu tiên đặt nền móng cho vấn đề này trong Nho giáo nguyên thuỷ. 6. Luận án
tiến sĩ triết học “Vấn đề con ngƣời trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thƣ
đã đƣa ra cách nhìn nhận tƣơng đối hoàn chỉnh về các mối quan hệ của con
ngƣời với tự nhiên và xã hội trong cả một giai đoạn lịch sử của Nho giáo sơ
kỳ. Đáng chú ý là ở chƣơng IV của công trình này tác giả đã khảo sát các nhân
cách lý tƣởng trong Nho học sơ kỳ, phân tích sự phát triển các nhân cách từ sĩ,
quân tử đến thánh nhân. Nhìn chung, các công trình nói trên đã tiếp cận vấn đề
về mẫu ngƣời quân tử ở nhiều góc độ khác nhau, phần nào đã nêu lên đƣợc vai
trò của ngƣời quân tử trong lịch sử và ý nghĩa của quan niệm về mẫu ngƣời
quân tử trong thời đại ngày nay, song cách nhìn nhận, đánh giá vai trò tích cực
cũng nhƣ những hạn chế của nó chƣa có sự thống nhất, thậm chí còn có nhiều
điểm khác nhau. Ngoài ra còn những bài viết, một số chuyên khảo nhƣ: “Đôi
điều suy nghĩ về đối tƣợng và nội dung giáo dục, giáo hóa của Nho giáo” của
Nguyễn Thị Thanh Bình (Tạp chí Giáo dục lý luận – 10/2000). Trong bài viết
này tác giả đã đề cập tới đối tƣợng và nội dung giáo dục của Nho học, đồng
thời đƣa ra nhận định cho rằng, giáo hoá con ngƣời bằng đức là phƣơng tiện,
biện pháp hiệu quả nhất để đào tạo con ngƣời hoàn thiện và xã hội hoàn thiện”;
Bài viết “Di hại của Nho giáo trong xây dựng kinh tế”, “ Ảnh hƣởng tiêu cực



6

của Nho giáo trong cách mạng hiện nay” của GS. Trần Đình Hƣợu; GS Vũ
khiêu với “Nho giáo xƣa và nay”; Nguyễn Văn Bình với “Quan điểm Nho giáo
về các mối quan hệ xã hội và ảnh hƣởng của nó tại Việt Nam”, GS Trần Văn
Giầu có “Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam”, cuốn “Bàn về
đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, v.v Những bài viết trên đã góp phần không
nhỏ vào việc nghiên cứu con ngƣời và mẫu ngƣời lý tƣởng theo Nho giáo với
cách đánh giá, nhận định riêng về vai trò của nó trong xã hội phong kiến Trung
Quốc và Việt Nam
Thứ hai, mảng nghiên cứu chuyên dành cho vấn đề về con ngƣời trong
tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử.
Cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu đƣợc công bố liên
quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm khi thực hiện luận văn của mình.
Trƣớc hết phải kể đến cuốn sách “Khổng Tử và Luận ngữ” của Nguyễn Hiến
Lê, trong đó tác giả đã đƣa ra cái nhìn tổng quát về những nội dung cơ bản
đƣợc trình bày trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử. Một trong những nội
dung đó đƣợc Nguyễn Hiến Lê nghiên cứu khái quát là khái niệm về ngƣời
quân tử, về tƣ cách, thái độ, đức, tài năng, kiến thức, hành vi ngôn ngữ của nó
trong tác phẩm Luận ngữ. Ngoài ra còn có sách “Khổng Tử” do Nguyễn Quốc
Thái dịch từ nguyên bản Trung văn mà tác giả của nó là Lý Tƣờng Hải. Tác
giả của cuốn sách này đã đƣa ra một cái nhìn mới, chỉ ra đƣợc mối quan hệ
giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai trong triết học nhân sinh của Khổng Tử.
Cũng chính trong tác phẩm này, tác giả đã đƣa ra cách phân định mới về nhân
cách con ngƣời từ sĩ, quân tử, ngƣời toàn diện, thiện nhân, tột cùng là thánh
nhân. Bài viết của Trần Hồng Thuý trong khuôn khổ chƣơng trình KXO2:
“Quân tử (qua Tứ thƣ)” đăng trên tạp chí triết học số 3/1992 đã có những khái
quát cơ bản về mẫu ngƣời quân tử. Ngoài ra còn phải kể đến bài viết của
Nguyễn Xuân Lộc: “Tìm hiểu mẫu ngƣời quân tử qua hai tác phẩm “Luận



7

ngữ“ và “Mạnh tử”. Những bài viết này ở mức độ nhất định đã làm rõ đƣợc
quan niệm thế nào là ngƣời quân tử, các phẩm chất đạo đức cơ bản của nó là
gì, đồng thời chỉ ra những bài học kế thừa những phẩm cách đạo đức của mẫu
ngƣời đó đối với việc đào tạo con ngƣời hiện nay ở nƣớc ta. Bài tham luận
trong hội thảo quốc tế Nho học lần thứ III: Nho học tại Việt Nam (tháng
7/2001 – Tp. HCM) có nhan đề: “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào
tạo con ngƣời và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện
nay” của Trịnh Doãn Chính đã chỉ ra mục đích giáo dục của Khổng Tử là đào
tạo mẫu ngƣời lý tƣởng để thực hiện mục đích chính trị là xây dựng xã hội lý
tƣởng. Song, nhìn chung, những nghiên cứu trên vẫn là những cách tiếp cận
khác nhau về con ngƣời trong Nho học sơ kỳ. Các tác giả chỉ chủ yếu tập trung
nghiên cứu phƣơng diện chính trị - đạo đức, ở mức độ nào đó chƣa thực sự đi
sâu vào việc phân tích triết học các quan điểm của Khổng Tử về mẫu ngƣời
quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện, tức là chƣa chỉ ra đƣợc các cấp độ hoàn
thiện và hoàn thiện hoá trong văn cảnh triết học về con ngƣời, chƣa làm rõ
đƣợc sự đối cực (antinômie) trong khái niệm về con ngƣời với tƣ cách một
chỉnh thể.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả luận văn hy vọng có thể bổ
sung thêm vào những thành quả của những ngƣời đi trƣớc theo khả năng có thể
của mình để làm rõ thêm quan niệm của Khổng tử về mẫu ngƣời quân tử với
tƣ cách là con ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .
Mục đích của Luận văn là tìm hiểu quan niệm của Khổng Tử về mẫu
ngƣời quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ, qua đó
làm rõ chủ trƣơng và phƣơng pháp của ông trong việc hoàn thiện hoá con
ngƣời quân tử.



8

Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ mà luận văn này phải giải quyết là:
- Làm rõ khái niệm về ngƣời toàn thiện; những đặc trƣng cơ bản cũng
nhƣ sự đối lập của nó với tiểu nhân.
- Trình bày quan điểm của Khổng tử về hoàn thiện hoá con ngƣời thành
bậc quân tử;
- Nêu những mặt tích cực và hạn chế của Khổng Tử trong quan niệm về
mẫu ngƣời toàn thiện trong lịch sử và thời đại ngày nay.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn đứng trên lập trƣờng mácxít về lịch sử triết học để
nghiên cứu quan điểm của Khổng Tử về mẫu ngƣời toàn thiện trong tác phẩm
“Luận Ngữ”.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn chủ yếu là
phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp kết hợp lịch sử với lôgíc, phƣơng
pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, v.v

5. Cái mới của Luận văn
Luận văn tập trung vào việc phân tích triết học các quan niệm của
Khổng Tử về mẫu ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ; làm rõ quan
điểm của Khổng Tử về phân định hạng ngƣời trong xã hội phong kiến Trung
Quốc cổ đại.

6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn
Luận văn phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu lý luận hiện nay là làm rõ
thêm vấn đề con ngƣời trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử, cụ thể làm rõ
quan niệm của Khổng Tử về mẫu ngƣời toàn thiện, từ đó chỉ ra những đóng

góp tích cực của ông trong việc xây dựng mẫu ngƣời lý tƣởng cho xã hội, đồng


9

thời vạch ra những hạn chế lịch sử trong quan điểm của ông về sự phân loại
ngƣời trong xã hội.
Luận văn có thể dùng làm tài liệm tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập môn “ Lịch sử triết học phƣơng Đông”.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu nội dung gồm 2 chƣơng 7 tiết.



10

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
KHỔNG TỬ - NHÀ TRIẾT HỌC, NHÀ GIÁO DỤC
ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA

1.1. Tóm tắt tiểu sử của Khổng Tử
Ngƣời đầu tiên viết tiểu sử các triết gia thời kỳ Tiên Tần là Tƣ Mã
Thiên, tác giả bộ Sử ký. Trong Sử ký, tiểu sử của Khổng Tử đƣợc chép kỹ càng
hơn cả. Tuy nhiên, do Tƣ Mã Thiên sống ở thế kỷ thứ II Tr. CN (khoảng 145
– 85 Tr. CN), sinh sau Khổng Tử trên bốn trăm năm, tức là vào thời mà đạo
Khổng đƣợc vua Hán bắt đầu coi là chính giáo. Mặt khác, do nạn “phần thƣ

khanh nho” (đốt sách chôn nho) thời Tần Thuỷ Hoàng, kế đó là vụ Hạng Vũ
thiêu huỷ thƣ viện của Tần, cho nên những thƣ tịch mà Tƣ Mã Thiên dùng
không còn đƣợc bao nhiêu, buộc ông phải sử dụng những truyền thuyết dân
gian, làm cho tiểu sử của Khổng Tử trong Sử ký có nhiều chỗ chƣa mang tính
xác thực. Tuy vậy, khi viết lịch sử triết học Trung Quốc, các nhà nghiên cứu
phần lớn đều phải dựa vào ghi chép của Tƣ Mã Thiên, việc làm đó đƣơng
nhiên không tránh khỏi những sai lệch.
Từ trƣớc tới nay, tiểu sử của Khổng Tử đƣợc trình bày theo nhiều cách
khác nhau, song chúng tôi thấy việc kết hợp những cứ liệu trong Sử Ký với các
tình tiết đƣợc nêu trong tác phẩm Luận Ngữ là thuyết phục hơn cả. Nguyễn
Hiến Lê trong cuốn “Khổng Tử” đã đúng khi cho rằng, “chỉ những việc nào
ông chép hợp với sách Luận ngữ là đáng tin cậy nhất”[25, trang 36]. Nhà
nghiên cứu Trung Quốc là Lý Anh Hoa cũng giới thiệu tiểu sử của Khổng Tử
qua các sự kiện liên quan đến việc trả lời của Khổng Tử cho ngƣời đối thoại về
những chặng đƣờng cơ bản trong cuộc đời của ông đƣợc ghi chép lại trong


11

Luận Ngữ. Chúng tôi sẽ trở lại cách trình bày tiểu sử Khổng Tử của Lý Anh
Hoa ở những trang sau.
Khổng tử sinh ra ở Ấp Trâu, nƣớc Lỗ năm 551 Tr. CN (Chu Linh
Vƣơng năm 21- Lỗ Tƣơng Công năm 22), mất cũng ở nƣớc Lỗ năm 479 Tr.
CN (Chu Kinh Vƣơng năm 41 - Lỗ Ai Công năm 17), thọ 73 tuổi.
Tổ tiên của ông là quý tộc nhà Tống, do chạy loạn mà đến nƣớc Lỗ, con
cháu trở thành ngƣời nƣớc Lỗ. Cha của Khổng Tử là Thúc Lƣơng Ngột, từng
làm một chức võ quan nhỏ ở nƣớc Lỗ, là ngƣời can đảm, có chút chiến công,
nhƣng nghèo. Ông có một vợ trƣớc sinh ra toàn con gái, sau cƣới thêm một bà,
sinh đƣợc một ngƣời con trai đặt tên là Mạnh Bì, nhƣng lại bị tàn tật. Về già
(ngoài 60 tuổi) mới cƣới một thiếu nữ sinh ra Khổng Tử, đặt tên là Khâu, tự là

Trọng Ni. Khoảng 2-3 tuổi Khổng Tử bị mồ côi cha.
Không rõ Khổng Tử học ai, song trong Luận ngữ có chép câu trả lời
của Tử Cống, một học trò của Khổng Tử, cho Công Tôn Triều nƣớc Vệ hỏi về
việc Khổng Tử học ai? Ở đâu? Tử Cống nói rằng “ Đạo của Văn Vƣơng, Võ
Vƣơng chƣa rơi xuống đất, mà còn lƣu truyền trong chốn nhân gian. Ngƣời
hiền còn ghi nhớ đƣợc một phần trọng đại, kẻ tầm thƣờng ghi nhớ đƣợc một
phần nhỏ nhít. Ai lại không có phần của đạo Văn vƣơng? Thầy tôi sao lại
không có chỗ học hỏi? Nhƣng cũng cần gì phải có thầy thƣờng xuyên chỉ
bảo?” (Tử Cống viết: “ Văn Vũ chi đạo vị truỵ ƣ địa, tại nhân. Hiền giả chí kỳ
đại giả, bất hiền giả chí ký tiểu giả mặc bất hữu Văn Vũ chi đạo yên? Phu tử
yên bất học? Nhi diệc hà thƣờng sƣ chi hữu”) [17, Luận Ngữ, XIX, 22]

.
Lời nói đó đã đúng, Khổng Tử suốt đời tự học, đi đâu cũng học, “vào
thái miếu, thấy cái gì không hiểu cũng hỏi” (Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn)
[17, Luận ngữ, III, 15]; đi chung với ai cũng có thể học của ngƣời đó đƣợc, bởi


Từ đây trở đi, trong ngoặc vuông, số đầu tiên chỉ thứ tự tác phẩm trong danh mục các tài liệu tham khảo,
Luận Ngữ chỉ tác phẩm trong tứ thƣ tập chú, số Lamã chỉ số chƣơng, số cuối chỉ bài.


12

theo KhổngTử: “Ba ngƣời cùng đi, thế nào cũng có kẻ đáng làm thầy ta. Chọn
chỗ thiện của ngƣời ta mà theo, chỗ bất thiện mà sửa đổi đi” (“Tam nhân hành,
tất hữu ngã sƣ yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải
chi”) [17, Luận ngữ, VII, 21].
Năm 15 tuổi, có thể ông đã học hết chƣơng trình đó để thành một “nho”
sinh, có những kiến thức tối thiểu đủ để làm một chức quan nhỏ và ông bắt đầu

để chí vào việc tự học về đạo, hoặc nghiên cứu về “lễ”, môn mà ông thích.
Khổng Tử nói rằng: “Hồi mƣời lăm tuổi ta đã để tâm chí vào việc học, ba
mƣơi tuổi chí đã kiên định, bốn mƣơi tuổi không còn ngờ vực, năm mƣơi tuổi
biết mệnh trời, sáu mƣơi tuổi nghe gì hiểu nấy, bảy mƣơi tuổi dẫu lòng ham
muốn điều gì cũng không vƣợt khuôn phép.” ( Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu
học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục
thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ) [17, Luận ngữ, II,
4]. Thiếu thời, ông “nghèo và hèn” cho nên biết làm nhiều việc nhỏ mọn nhƣ
coi việc gạt thóc, chăn cừu và bò để dùng trong việc tang lễ, nổi tiếng là siêng
năng, liêm khiết. Điều đó đúng với lời Khổng Tử từng nói trong Luận ngữ
rằng: “Hồi nhỏ ta nghèo hèn, mới biết làm nhiều việc nhỏ mọn”, “Ta không
đƣợc dùng (không đƣợc làm quan) nên mới biết nhiều tài nghệ” (“Ngô thiếu dã
tiện, cố đa năng bỉ sự”; “Ngô bất thí, cố nghệ”) [17, Luận Ngữ, IX, 6].
Cuộc đời của Khổng Tử thật nhiều gian truân, đặc biệt là thời kỳ ông đi
tìm các bậc vƣơng chủ để thực hiện học thuyết chính trị-đạo đức của mình
trong đời sống thực tiễn. Ông từng rời nƣớc Lỗ, qua Tề, Tống, Vệ, tới đâu
cũng bị hắt hủi, gặp khốn ở Trần, Thái, cuối cùng lại trở về Lỗ.
Song với “chí kiên định” của mình ở tuổi “tam thập nhi lập”, Khổng Tử
đã biết bỏ qua thành kiến để tiếp thu lời nói có lý của kẻ mình không ƣa là
Dƣơng Hổ, một vị quan nhà họ Quý nƣớc Lỗ từng dùng mọi gian kế để thao
túng chính trị nƣớc Lỗ và có lần không cho Khổng Tử vào tham gia yến hội


13

chiêu sĩ. Sau này khi biết tài trí của Khổng Tử, ông ta đã cố thuyết phục Khổng
Tử tham gia chính sự. Kết quả Khổng Tử chấp nhận và trở thành quan Đại tƣ
khấu của nƣớc Lỗ. Theo Lý Anh Hoa, “Khổng Tử trƣớc đây yếu kém không
chịu nổi lời công kích (bị ngƣời ta từ chối không cho vào phải đứng ngoài
cổng), còn Khổng Tử ngày nay (tức khi ra làm quan) đứng vững trong xã hội,

hơn nữa còn có đƣợc ảnh hƣởng tƣơng đối lớn” [12, trang 19].
Bằng chứng về sự phán đoán tài tình của nhà tƣ tƣởng ở tuổi bốn mƣơi,
Khổng Tử đã có công trong việc lấy lại vị thế của nƣớc Lỗ trong quan hệ với
nƣớc Tề. Mặc dù thế lực của nƣớc Lỗ thời Lỗ Định Công (năm 500 Tr.CN)
yếu hơn nƣớc Tề, tại cuộc thệ ƣớc giữa hai vua nƣớc này, Khổng Tử với lập
luận sắc bén của mình đã làm cho Tề Cảnh Công nhận thấy sai trái của mình
trong việc uy hiếp nƣớc Lỗ mà trao trả những phần đất trƣớc đó đã chiếm đoạt
của nƣớc này. Qua đó cho thấy, Khổng Tử không chỉ là nhà giáo dục tiêu biểu,
ông còn là nhà ngoại giao tài giỏi.
Khổng Tử cho rằng, vào tuổi năm mƣơi ông đã biết đƣợc mệnh trời. Sự
hiểu biết của ông đã cứu ông thoát nạn khi bị ngƣời đất Khuông nhầm tƣởng
ông là Dƣơng Hổ, đã bao vây và muốn trả thù ngƣời đã từng làm nhiều việc
bạo ngƣợc ở đất Khuông. Học trò của Khổng Tử là Tử Lộ tức giận định quyết
chiến với đám ngƣời bao vây, nhƣng Khổng Tử đã căn ngăn và bảo đám học
trò của mình cứ đàn hát tự nhiên. Ngƣời đất Khuông cuối cùng đã nhận ra sự
hiểu lầm của mình và giải vây, nhờ đó Khổng Tử đƣợc thoát nạn. Sở dĩ thoát
đƣợc tình thế cam go đó là do Khổng Tử hiểu đƣợc thiên mệnh. Ông nói: “Văn
Vƣơng đã mất rồi, nhƣng nền văn hoá của ngài không còn lại đời nay hay sao?
Nếu trời định làm mất nền văn hoá đó, thì kẻ đời sau này chẳng đƣợc tham dự
vào nền văn hoá đó. Trời chƣa làm mất nền văn hóa ấy đâu, nên ngƣời đất
Khuông làm gì đƣợc ta? (Văn Vƣơng ký một, văn bất tại tƣ hồ? Thiên chi


14

tƣơng táng tƣ văn dã, hậu tử giả bất đắc dự tƣ văn dã. Thiên chi vị táng tƣ văn
dã, Khuông nhân kỳ nhƣ dƣ hà?) [17, Luận Ngữ, IX, 5].
Khi ở vào tuổi sáu mƣơi, Khổng Tử thấy mình có đƣợc lý trí sáng suốt
và những phản tƣ chính xác đối với điều nghe thấy. Sáu mƣơi tuổi nghe đƣợc
mọi nhẽ (lục thập nhĩ thuận), điều đó chỉ có ở trí tuệ uyên bác của Khổng Tử,

tức là khi nghe ngƣời khác nói bất kỳ điều gì ông cũng nắm đƣợc bản chất sự
việc, phân biệt đúng sai, không vì ngƣời khác khen mà vui, chê mà buồn.
Khổng Tử sống những năm cuối cuộc đời ở nƣớc Lỗ. Ở đó ông tiếp tục
phát triển học thuyết của mình, dạy học và san định các kinh sách cổ của
Trung Hoa. Ông cho rằng, bổn phận của ông là bảo tồn và truyền đạt cho các
thế hệ sau mình nền văn hoá cổ đại của đất nƣớc, vì thế ông không nhận mình
là ngƣời sáng tạo ra các thƣ tịch cổ, mà chỉ là ngƣời chú giải và biên soạn lại
các kinh sách nổi tiếng nhƣ Kinh Thi, Kinh Thư. Vào tuổi bảy mƣơi, Khổng Tử
thể hiện tâm thế của một nhân cách lớn, nói đúng hơn là bản chất của một
thánh nhân, ở đó mọi hoạt động của nó đều hợp quy luật (khuôn phép của Trời
Đất) và điều đó làm chúng ta liên tƣởng đến mối quan hệ giữa “tự do” và “tất
yếu”. Lý Anh Hoa khi diễn đạt tƣ tƣởng của Khổng Tử về “thất thập du tâm”,
nghĩa là tuỳ tâm mà hành động, làm gì cũng cảm thấy thanh thản, theo chúng
tôi, là không hoàn toàn chính xác. Hiểu và dịch trọn câu: “Thất thập nhi tùng
tâm sở dục, bất du củ” (Bảy mƣơi tuổi dẫu lòng ham muốn điều gì cũng không
vƣợt khuôn phép) của dịch giả Nguyễn Đức Lân theo chúng tôi mới là đầy đủ
và sát nghĩa. Ngƣời có đức lớn theo tinh thần của Nho giáo phải là ngƣời chấp
thuận các chế định mà thánh nhân đời xƣa vạch ra trong mục Cửu Trù, thiên
Hồng Phạm của Kinh Thư. Chấp thuận các chế định đó mà tâm hồn vẫn cảm
thấy thanh thản thì chỉ có bậc đại đức, đại nhân nhƣ Khổng Tử, mặc dù ông
không bao giờ tự nhận mình là bậc thánh.


15

Tuy nhiên, nếu chỉ bằng năng lực cá nhân bẩm sinh thì chƣa đủ để làm
cho Khổng Tử trở thành một nhà hiền triết của Trung Quốc cổ đại. Có thể nói
rằng, năng lực đó là cần nhƣng chƣa đủ cho một học thuyết triết học và chính
trị - đạo đức ra đời. Bằng chứng về sự hình thành và phát triển trí tuệ Khổng
Tử là sự suy ngẫm, tìm tòi và vận dụng những thành quả của tƣ duy sáng tạo

vào thực tiễn đời sống xã hội. Điều đó xét theo lôgic hình thành học thuyết của
Khổng Tử là mâu thuẫn, bởi ông tuyên bố rằng, “chỉ thuật mà không tác”, rằng
ông “theo lễ nhà Chu”. Có thể cách nói của Khổng Tử mang tính khiêm tốn,
nếu quả nhƣ vậy, làm sao ông có thể trở thành ngƣời sáng lập đạo Nho đƣợc.
Các giai đoạn trong cuộc đời của ông từ chỗ tự học cho đến khi mở trƣờng tƣ
để dạy ngƣời; từ chỗ không đƣợc mời vào “cuộc chiêu sĩ” [ở nƣớc Lỗ], về sau
trở thành quan đại tƣ khấu; từ chỗ chu du thiên hạ để tìm nơi hành đạo đến chỗ
hoàn thiện học thuyết của mình vào cuối đời và truyền bá nó cho nhiều thế hệ
học trò đã làm cho Khổng Tử có đƣợc những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc
sống, chính những kinh nghiệm đó đã nhân năng lực cá nhân ông lên gấp bội
và làm cho ông trở thành “vạn thế sƣ biểu” (Ngƣời thầy của muôn đời) và
đƣợc ngƣời đời tôn là bậc thánh. Nói tóm lại, tƣ tƣởng triết học, chính trị-xã
hội của Khổng Tử đƣợc hình thành trong một quá trình đầy phức tạp và mâu
thuẫn, nó tƣơng ứng với từng giai đoạn nói trên trong cuộc đời của ông.

1.2. Sự hình thành tƣ tƣởng triết học, chính trị-xã hội
của Khổng Tử.

Nhƣ chúng ta đều biết, Khổng Tử cho rằng những ngƣời sáng tạo ra văn
hoá là các thánh hiền, đồng thời là những ông vua nửa huyền thoại đời xƣa của
Trung Quốc nhƣ Nghiêu, Thuấn, Vũ. Điều đó cho phép ông giải thích văn hóa
và cơ cấu tổ chức đúng đắn của một xã hội nhƣ hai mặt của chiếc huy chƣơng,
tức là những biểu hiện khác nhau của một Đạo thống nhất - Đạo ngƣời. Trong


16

mọi trƣờng hợp, kể cả khi đƣợc trọng dụng cũng nhƣ khi bị phế bỏ trong thiên
hạ, Đạo đó luôn đƣợc giới trí thức Trung Quốc có tên gọi chung là “nhu” duy
trì. Danh từ này về sau dùng để chỉ các nhà nho ( ).

Khổng Tử là ngƣời đề cao học thuyết về Đạo. Ông nói rằng: “Nên để
tâm chí vào đạo, nắm vững đức hạnh, noi theo điều nhân, vui thích với lục
nghệ” (Chí ƣ đạo, cứ ƣ đức, y ƣ nhân, du ƣ nghệ) [17, Luận Ngữ, VII, 6]. Ở
chỗ khác, Khổng Tử nói: “Sáng nghe đạo, tối chết cũng cam lòng” (Triêu văn
đạo, tịch tử khả hĩ) [17, Luận Ngữ, IV, 8]. Đạo ở đây đƣợc hiểu là “chân lý”, là
đích mà Khổng Tử hƣớng cái tâm của mình tới đó từ khi mới mƣời lăm tuổi.
Thời đó chắc Khổng Tử chỉ suy ngẫm về những giá trị đạo đức, song khi đã
đạt đến trình độ “tri mệnh” và “thuận nhĩ”, ông đã nhận thức đƣợc các giá trị
siêu đạo đức - đó là đạo đức do trời định đoạt.
Khổng Tử kính sợ Trời nhƣ sợ một đấng quyền năng siêu nhiên có
những đặc tính đƣợc nhân cách hoá. Điều này có thể xem là đƣơng nhiên vì
ngƣời Trung Quốc cổ đại đã có truyền thống kính thiên, sùng bái thƣợng đế.
Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cổ đại thời Hạ, Thƣơng - Ân và Chu cho thấy,
dù có sự hiện diện của các hình thức nghi lễ khác nhau, cuối cùng Trời vẫn
đƣợc xem là vị thần tối cao, bao trùm lên tất cả. Với hệ thống quan niệm tôn
giáo tín ngƣỡng truyền thống nhƣ vậy, Không Tử chắc chắn chỉ nên làm một
việc hợp lý nhất, đó là luận chứng về vai trò của Trời (Thƣợng đế) mà thôi.
Trong quan niệm của Khổng Tử, trời quy định vị thế của từng con ngƣời trong
xã hội, ngoài ra còn thƣởng phạt một cách công minh đối với hành vi của con
ngƣời. Thiên tử đƣợc thừa hành quyền lực tối cao mà trời ban cho, cuộc sống
của một quốc gia và xã hội đƣợc bình ổn hay không là việc thực hiện ý Trời ở
đó nhƣ thế nào. Qua đó chúng ta thấy ông chịu sự chi phối khá mạnh của tƣ
tƣởng tôn giáo thời Tây Chu.


17

Bên cạnh quan điểm tôn giáo về tính quyết định của Trời, trong tƣ tƣởng
của Khổng Tử còn hàm chứa cách giải thích trời nhƣ là giới tự nhiên. Khổng
Tử nói rằng: “Trời có nói gì chăng? Bốn mùa vận hành, các loài vật sinh sôi

nảy nở. Trời có nói gì chăng?” (Thiên hà ngôn tai? Tứ thời hành yên, bách vật
sinh yên. Thiên hà ngôn tai?) [17, Luận Ngữ, XVII, 18]. Khác với vũ trụ luận
của Hi Lạp cổ đại, các nhà tƣ tƣởng Trung Quốc cổ đại nói chung và Khổng
Tử nói riêng không chú trọng vào việc giải thích nguồn gốc của các hiện tƣợng
tự nhiên phong phú vô tận, của trời và đất, v.v., mà chỉ dựa vào đó để giải
thích nguồn gốc của nhà nƣớc và quyền lực của thiên tử.
Điều đó không có gì là lạ, bởi tƣ tƣởng triết học của Khổng Tử không
vƣợt ra khỏi những đặc điểm chung của triết học Trung Quốc cổ đại. Thứ nhất,
đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa triết học với đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Đặc điểm này không chỉ đặc trƣng cho triết học Trung Quốc trong lịch sử, nếu
xét trong tiến trình lịch sử triết học thế giới, ở Hi Lạp cũng nhƣ ở Ấn Độ cổ
đại, mâu thuẫn của các tƣ tƣởng triết học phản ánh cuộc đấu tranh của các giai
cấp khác nhau trong xã hội, giữa các thế lực tiến bộ và phản động, v.v Nét
đặc thù trong triết học Trung Quốc gắn trực tiếp với vai trò của nó trong đấu
tranh chính trị - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc. “Sự phát triển các quan
hệ xã hội ở Trung Quốc không dẫn tới việc phân định ranh giới của hoạt động
bên trong các giai cấp thống trị nhƣ ở Hi Lạp Cổ đại. Ở Trung Quốc, sự phân
công lao động đặc thù giữa các nhà chính trị và triết học không rõ ràng, điều
đó làm cho triết học bị lệ thuộc một cách trực tiếp vào thực tiễn chính trị” [47,
trang 14]. Cuộc đấu tranh đó xẩy ra do các mâu thuẫn xã hội Trung Quốc thời
Xuân Thu đã đạt đến đỉnh điểm và đòi hỏi phải đƣợc giải quyết kịp thời. Từ
thế kỷ VIII Tr. CN, xã hội Đông Chu (Xuân Thu) đã bắt đầu có biến động về
phân tầng xã hội. Do thực trạng kinh tế đang chuyển sang bƣớc đầu của quan
hệ sản xuất phong kiến nông nô, kết cấu giai tầng xã hội và mâu thuẫn xã hội


18

ngày càng trở nên phức tạp. Chính chúng đã tạo nên một số mâu thuẫn gay gắt
trong thời kỳ này. Đó là:

- mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tƣ hữu tài sản, có địa vị kinh tế
trong xã hội (Hiển tộc), nhƣng không đƣợc tham gia chính quyền cùng với giai
cấp quý tộc nhà Chu;
- mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thƣơng nhân với
quý tộc nhà Chu;
- trong bản thân giai cấp quý tộc nhà Chu có một bộ phận đƣợc tách ra,
chuyển hoá lên một giai tầng mới mang tính hai mặt: thứ nhất, nó muốn bảo
tồn nhà Chu; thứ hai, nó tỏ ra không hài lòng với trật tự cũ của triều đại đó. Bộ
phận này muốn cải biến trật tự đó bằng con đƣờng cải lƣơng, cải cách;
- tầng lớp tiểu quý tộc, thị tộc, một mặt đang bị tầng lớp mới lên tấn
công về chính trị, kinh tế, mặt khác, đang có mâu thuẫn với tầng lớp đại quý
tộc đang nắm chính quyền;
- mâu thuẫn nông dân công xã thuộc các bộ tộc bị nhà Chu nô dịch và
tầng lớp quý tộc mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ.
Đó là những mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ lịch sử đang đòi hỏi phải giải
thể chế độ nô lệ thị tộc để tiến nhập vào xã hội phong kiến, nghĩa là đòi hỏi
giải thể nhà nƣớc của chế độ gia trƣởng (còn gọi là tông pháp), xây dựng nhà
nƣớc của tầng lớp quốc dân, giải phóng lực lƣợng sản xuất, mở đƣờng cho xã
hội phát triển.
Thứ hai, đặc thù phát triển của triết học Trung Quốc không đi đôi với sự
quan sát khoa học tự nhiên, tức là công việc đó của các nhà khoa học Trung
Quốc không đƣợc phản ánh một cách thoả đáng trong triết học, bởi vì các nhà
triết học không cho việc đó là quan trọng và cần thiết. Có chăng là rất ít mà
chúng ta bắt gặp ở phái Mặc gia và Âm Dƣơng gia, nhƣng cùng với sự cáo
chung của nhà Chu thì học thuyết của các phái này cũng bị chấm dứt luôn.


19

Theo chúng tôi, tƣ tƣởng triết học của Nho giáo nói chung và của Khổng

Tử nói riêng, phản ánh một cách khá đầy đủ các đặc điểm nói trên của triết học
Trung Quốc cổ đại. Vấn đề quản lý đất nƣớc, mối quan hệ giữa các giai cấp
khác nhau giữa các tầng lớp xã hội, mối quan hệ đẳng cấp “trên” và “dƣới”
cũng nhƣ trong chính giai cấp thống trị đều gắn liền với những vấn đề đạo đức,
lễ nghi. Tất cả những vấn đề này đều nằm trong sự chú ý, quan tâm của Khổng
Tử, bởi thứ nhất, điều kiện xã hội thời bấy giờ cũng nhƣ quy luật lịch sử quy
định, và thứ hai, lịch sử cụ thể của đất nƣớc đã đặt lên vai nhà tƣ tƣởng một sứ
mệnh trọng đại là phải tìm bằng đƣợc cơ sở lý luận cho những giải pháp thích
hợp để thiết lập lại trật tự xã hội, nói cách khác là làm cho đất nƣớc có đạo.
Tuy nhiên, việc “tái thiết” đó lại hoàn toàn mang tính không tƣởng bởi đích mà
Khổng Tử muốn đạt tới là làm cho xã hội của mình bằng thời “hoàng kim” của
các ông vua nửa huyền thoại nhƣ Nghiêu, Thuấn và Vũ.
Nguyên nhân của tính cấp thiết phải lập lại trật tự xã hội cho tƣơng xứng
với trật tự thế giới tự nhiên, cái trật tự mà Khổng Tử thừa nhận trong học
thuyết của mình khi nói đến các qui luật của trời có thể tìm thấy trong chính
lịch sử xã hội nhà Chu cuối thời Xuân Thu. Tính lịch sử cụ thể bao giờ cũng
quy định quan điểm triết học của nhà tƣ tƣởng đƣơng thời, các nhà triết học thế
hệ sau từ đó mà nhận ra điểm tích cực cũng nhƣ hạn chế của những ngƣời đi
trƣớc để kế thừa và nói tóm lại là làm thế nào để “đứng trên vai” tiền bối của
mình.
Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc bắt đầu từ năm 770 TCN đến 221
TCN, nó thuộc giai đoạn lịch sử thứ hai của nhà Chu, đó là Đông Chu. Trên
thực tế, đây là thời kỳ mà nhà Chu chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn quyền lực
thực sự lại nằm trong tay các chƣ hầu của nhà Chu. Giới sử học Trung Quốc
khi phân kỳ lịch sử theo học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội đã


20

cho rằng, thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc tƣơng ứng với thời kỳ quá độ từ chế

độ chủ nô sang chế độ phong kiến.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc cổ đại đã tồn tại và phát triển từ
triều đại nhà Hạ, qua Thƣơng, đến cuối thời Tây Chu thì bắt đầu bƣớc vào giai
đoạn khủng hoảng và ngày càng trƣợt nhanh tới chỗ suy tàn. Đây là thời kỳ mà
xã hội Trung Quốc trải qua sự giao thời từ chế độ tông tộc chuyển sang chế độ
gia trƣởng, thể chế chính trị và những giá trị chuẩn mực của xã hội cũ đã bị
băng hoại, còn những giá trị tƣ tƣởng và những chuẩn mực đạo đức mới chƣa
xuất hiện, có thể đang ở giai đoạn manh nha. Sự biến đổi toàn diện về kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hóa thời kỳ này đã tạo tiền đề cho sự giải phóng tƣ
tƣởng con ngƣời, làm cho nó thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan thần
thoại tôn giáo, thần bí truyền thống, đồng thời ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình
phát triển của tƣ tƣởng triết học.
Phải nói rằng, thời kỳ Tây Chu là thời kỳ khá thịnh vƣợng của nhà Chu.
Chế độ tông pháp nhƣ là phƣơng thức tổ chức xã hội của nhà Chu rất thích hợp
với nền kinh tế nông nghiệp nhằm làm cho đất đai khỏi bị phân tán và đƣợc
khai thác dễ dàng dựa trên hình thức hợp tác sơ khai. Nó tạo nên tình cảm thân
tộc nhƣ: giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ danh dự cho nhau. Muốn cho chế độ “tông
pháp” đƣợc vững, thời Tây Chu đã đề cao chữ hiếu, đễ: con cái phải hiếu với
cha mẹ; kẻ nhỏ tuổi phải tôn trọng, vâng lời ngƣời trên. Nhà Chu đã có sự
quan tâm đặc biệt đến nguồn lƣơng thực của dân, cho nên đã thực hiện chính
sách “tỉnh điền” (một khoảnh đất vuông chia thành chín ô vuông, mỗi ô ở xung
quanh cấp cho một gia đình; ô ở giữa, tám gia đình phải chung nhau canh tác,
lấy sản phẩm nộp cho nhà vua). Chu Công là ngƣời có công định lại đồ đo
lƣờng và thuế ruộng, gọi là “triệt”, đƣợc tính bằng khoảng một phần mƣời huê
lợi của dân.


21

Từ thời Chu Lệ Vƣơng đến Chu U Vƣơng, mâu thuẫn nội bộ nhà Chu

ngày một trở nên gay gắt. Mặt khác, do phải thƣờng xuyên tiến hành chiến
tranh đàn áp các cuộc nổi dậy của chƣ hầu và chống lại sự xâm lăng của các bộ
lạc khác, nhất là giặc Hiểm Doãn, Tây Nhung, cùng với nạn hạn hán liên tiếp
xảy ra, nạn đói tràn lan, làm cho nhà Chu ngày càng lao nhanh tới sự suy vong.
Vị trí, quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội bị đảo lộn.
Nếu nhƣ thời Tây Chu chế độ tông pháp, “phong hầu kiến địa” vừa có ý
nghĩa về chính trị, ràng buộc về huyết thống, vừa có tác dụng tích cực làm cho
nhà Chu giữ đƣợc một thời gian dài hƣng thịnh, thì đến thời Xuân Thu, chế độ
tông pháp nhà Chu không còn đƣợc tôn trọng, đầu mối các quan hệ về kinh tế,
chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nƣớc chƣ hầu ngày càng lỏng lẻo, quan
hệ huyết thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu không còn đƣợc tôn
trọng nhƣ trƣớc. Thiên tử không còn đủ uy lực để xét xử những cuộc tranh
chấp giữa các nƣớc chƣ hầu. Các lãnh chúa nhỏ và vừa xƣa nay vốn dựa vào
quyền uy của thiên tử thì giờ đây trở nên thất vọng. Nhiều nƣớc chƣ hầu mƣợn
tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu, đã đề ra khẩu hiệu “tôn vƣơng
bài Di”, đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, tiến hành thôn tính
các nƣớc nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân Thu với khoảng
242 năm đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu Tây Chu có khoảng
1800 nƣớc chƣ hầu lớn nhỏ, đến cuối thời Xuân Thu chỉ còn hơn 100 nƣớc,
trong đó có những nƣớc hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ
thiên hạ nhƣ Tề, Tần, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tấn. Những quốc gia này hùng
mạnh và làm minh chủ các nƣớc khác theo chính sách “bá đạo”, hoàn toàn đối
lập với cách cai trị “vƣơng đạo”. Mới đầu cục diện “ngũ bá” gồm có Hoàn
Công nƣớc Tề, Văn Công nƣớc Tấn, Mục Công nƣớc Tần, Trang Vƣơng nƣớc
Sở, cuối thời Xuân Thu có thêm Ngô vƣơng Phù Sai và Việt vƣơng Câu Tiễn.


22

Việc các nƣớc gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng nhƣ các lãnh

chúa bóc lột tàn khốc dân chúng không chỉ dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt
nƣớc chƣ hầu nhỏ, mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá hoại trật tự triều
hội, triều cống. Điều đó làm cho mâu thuẫn trong các giai cấp thống trị ngày
càng trở nên gay gắt và làm tăng thêm sự rối loạn trong xã hội. Đặc biệt,
những nghi lễ chặt chẽ tôn nghiêm mà xƣa nay từng góp phần bảo vệ và làm
hƣng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, thời bấy giờ trở nên bị xem thƣờng. Ở
thời Xuân Thu, những nguyên tắc đạo đức, đặc biệt là việc chấp hành Lễ đã bị
băng hoại một cách nghiêm trọng, điều đó đƣợc biểu hiện qua các tệ nạn xã
hội nhƣ “tiếm ngôi việt vị”, chƣ hầu chiếm dụng “lễ, nghĩa” của thiên tử, đại
phu chiếm dụng “lễ, nghĩa” của chƣ hầu. Cùng với nạn “tiếm ngôi việt vị”, chế
độ triều cống cũng bị các chƣ hầu tự ý phá bỏ. Thậm chí các nƣớc lớn còn
mƣợn danh thiên tử để bắt các nƣớc nhỏ cống nạp và lệ thuộc vào mình.
Trên thực tế, nhà Chu chỉ là một quốc gia thống nhất về danh nghĩa, đó
là một tập hợp các quốc gia đƣợc tổ chức theo chế độ lãnh chúa phân quyền.
Chế độ lãnh chúa phân quyền thời Tây Chu là cần thiết và có vai trò tích cực
nhất định. Tuy nhiên, đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, sự phân quyền này trở
thành cục diện chia cắt, cát cứ. Sợi dây trƣớc kia từng kết nối các nƣớc chƣ
hầu với nhà Chu ở thời kỳ này đã bị đứt đoạn, các nƣớc chƣ hầu thôn tính lẫn
nhau (Thời trƣớc Xuân thu có hơn 100 nƣớc thì đến thời Chiến Quốc chỉ còn 7
nƣớc lớn Tần, Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ, trong số đó các nƣớc mạnh lại
có khả năng tiếp tục thôn tính các nƣớc khác).
Trong bối cảnh xã hội nhƣ vậy, Khổng Tử đã đề ra học thuyết “chính
danh” nhƣ một nguyên tắc chính trị cực kỳ quan trọng. Khi vua nƣớc Tề là Tề
Cảnh công hỏi Khổng Tử về việc chính trị, Khổng Tử đáp rằng: “Vua ra vua,
tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử) [17,


23

Luận Ngữ, XII, 11]. Thuyết chính danh do Khổng Tử đặt ra với hai mục đích

nhƣ sau:
Thứ nhất, thiết lập mối quan hệ thân tộc trong chính giới quý tộc, củng
cố địa vị quý tộc chủ nô trƣớc mối đe doạ lật đổ bởi những ngƣời thuộc “lớp
dƣới” - đó là tầng lớp địa chủ mới, các thƣơng gia và nông dân.
Thứ hai, luận chứng về mặt tƣ tƣởng cho vị thế đặc quyền của giới quý
tộc thân tộc, chứng minh sự “hợp pháp” của nó về địa vị cũng nhƣ sự thống trị,
đồng thời xoa dịu sự bất bình của tầng lớp dƣới đối với sự thống trị của tầng
lớp quý tộc thân tộc.
Đó là nhiệm vụ căn bản mà Khổng Tử đặt ra cho mình.
Để giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, Khổng Tử đòi hỏi phải nghiêm chỉnh
chấp hành lễ của Tây Chu. Khổng Tử nhấn mạnh rằng: “Những điều trái lễ chớ
nên để mắt nhìn tới, điều trái lễ chớ để vào tai, điều trái lễ chớ nói tới, điều trái
lễ chớ động tới” (Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật
động) [17, Luận Ngữ, XII, 1]. Khổng Tử muốn kẻ cầm quyền luôn giữ vững
quyền thống trị của mình, theo ông, để làm đƣợc điều đó kẻ cầm quyền phải
nghiêm chỉnh chấp hành nghi lễ đƣợc thiết định từ thời cổ xƣa. Theo Khổng
Tử, “Ngƣời trên chuộng lễ thì dân dễ sai khiến” (Thƣợng hiếu lễ tắc dân dị sử
dã) [17, Luận Ngữ, XIV, 44]. Ngoài ra ông còn yêu cầu nhà cầm quyền cai trị
dân bằng “nhân”, tức là trên cơ sở của tình thƣơng yêu con ngƣời, có nhân tính
và nhân văn. Tuy nhiên, nhƣ vậy không có nghĩa Khổng Tử là ngƣời truyền bá
tƣ tƣởng nhân văn. Nguyên tắc cai trị bằng “nhân” do Khổng Tử đƣa ra chỉ
nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ bên trong giai cấp thống trị mà thôi.
Ông khẳng định tầng lớp nhân dân (có lúc đƣợc ông đồng nghĩa với tiểu nhân)
không bao giờ có nhân, mặc dù ngƣời quân tử (tầng lớp trên có lúc không có
nhân). Khổng Tử cũng nói đến nghĩa, song theo ông, nghĩa chỉ tồn tại khi mỗi
con ngƣời tuân thủ những tập quán và lễ nghi đƣợc thiết lập cho chính giai cấp

×