Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.73 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỊNH PHÁT 3
I. Giới thiệu về doanh nghiệp 3
1. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp
Thịnh Phát 3
2. Giám đốc hiện tại: Phạm Thị Trang 3
3. Địa chỉ giao dịch: Quận Hà Đông, Hà Nội 3
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp 3
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần 3
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp 3
7. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp 4
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoan 2007-2011.4
1.Lĩnh vực họat động, cung ứng của Công ty 4
2.Sản lượng cung ứng dịch vụ 4
Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất kinh doanh của Công ty 5
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2007-2012
5
3. Kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2007-2012 5
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu hệu quả SXKD của công ty giai đoạn 2007-
2011 5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỊNH
PHÁT 6
I. Khái quát công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp 6
1. Căn cứ xây dựng chiến lược tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
công nghiệp Thịnh Phát 6
1.1. Xác định nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới 7
1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty 7


1.3. Định hướng phát triển 8
2. Bộ phận thực hiện xây dựng chiến lược 8
3. Thời gian thực hiện xây dựng chiến lược 8
4. Người thực hiện xây dựng chiến lược 9
5. Qúa trình xây dựng chiến lược 9
5.1. Xác định hệ thống mục tiêu của Công ty 9
5.2. Phân tích môi trường kinh doanh 10
5.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp 10
5.4. Lựa chọn chiến lược tối ưu 10
II. Môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp 11
1. Môi trường vĩ mô 11
1.1. Yếu tố kinh tế 11
1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ 12
1.3. Yếu tố xã hội 13
1.4. Yếu tố khoa học công nghệ 13
1.5. Yếu tố tự nhiên 14
2. Môi trường ngành của doanh nghiệp 14
2.1. Yếu tố người mua 15
2.2. Yếu tố người cung ứng cho doanh nghiệp 16
2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp 17
2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp 17
3. Môi trường bên trong của doanh nghiệp 18
3.1. Yếu tố sản xuất kĩ thuật 18
Bảng 2.1. Tình hình về máy móc thiết bị của Công ty 18
3.2. Yếu tố Marketing 19
Bảng 2.2: Mức độ gia tăng chất lượng nhóm sản phẩm thép chất lượng
cao 19
3.3. Yếu tố tài chính 19
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2011 19
3.4. Yếu tố nhân sự 20

3.5. Yếu tố nghiên cứu và phát triển 21
3.6. Yếu tố tổ chức quản lý, văn hóa doanh nghiệp 22
4. Các ma trận chiến lược mà công ty đã xây dựng 22
4.1. Ma trận SWOT 22
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỊNH PHÁT
31
I. Những thành tựu 31
II. Những tồn tại 31
III. Nguyên nhân của những tồn tại 32
IV. Đề xuất một số chiến lược 33
1. Lựa chọn chiến lược 33
2. Xây dựng một số chiến lược kinh doanh 35
3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược kinh doanh
của Công ty 36
3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường 36
3.2. Đối với ban giám đốc 37
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến đổi, các doanh
nghiệp tư nhân cũng như Nhà nước đua nhau cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường cho
mình rất gay gắt và quyết liệt. Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ lo tới việc
làm sao hoàn thành được các chỉ tiêu do Nhà nước đặt ra thì ngày nay họ vừa phải
lo sản xuất vừa phải lo tiêu thụ. Chính vì lý do đó mà hoạt động trong một doanh
nghiệp đều phải được quan tâm, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong
kinh doanh cũng như vị thế và chỗ đứng của mình trong nền kinh tế nước nhà cũng
như góp phần làm cho nền kinh tế trong nước phát triển hội nhập với thế giới trong
nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát là một doanh
nghiệp chuyên sản xuất thép xây dựng v.v… Công ty đã có bề dày trong lĩnh vực

kinh doanh các mặt hàng liên quan đến xây dựng cơ giới hoá. Hiện nay Công ty đã
có những bước tiến lớn ngày càng phát triển mạnh mẽ làm cho đời sống cán bộ,
công nhân viên được nâng cao.
Với các kiến thức được trang bị ở trên lớp, cùng với thực tế hiện nay, đặc biệt
là thông qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp
Thịnh Phát em mới có dịp nhìn nhận thực tế việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp sản xuất một cách tổng quát hơn và em đã có cơ hội đi sâu
vào tìm hiểu tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty.
Báo cáo nghiệp vụ “ Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát” bao gồm những nội dung chủ yếu
sau:
+ Giới thiệu khái quát hoá về Công ty
+ Đánh giá các kết quả hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
+ Những ý kiến đóng góp.
Mặc dù bản thân em cũng đã rât cố gắng trong việc tìm hiểu tình hình thực tế
1
để thu hoạch kết quả thực tập bằng văn bản báo cáo tổng hợp này, song chắc chắn
bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý của các thầy cô giáo để nội dung được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh ,đặc biệt Thạc sĩ Lê Thị Hằng đã trực tiếp hướng dẫn đề tài và các cô chú,
các anh chị trong Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát đã
tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này.
2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỊNH PHÁT
I. Giới thiệu về doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp
Thịnh Phát
2. Giám đốc hiện tại: Phạm Thị Trang

3. Địa chỉ giao dịch: Quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0904007883
Fax: 0435565332
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát là công ty cổ
phần được thành lập ngày 29/01/1998 và được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000259.
- Mã số thuế : 0500415211
- Vốn pháp định của Công ty là: 5.000.000.000 ( năm tỷ đồng VN ).
- Vốn điều lệ của Công ty: 40.000.000.000 ( bốn mươi tỷ đồng VN ).
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Chức năng:
Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như:
- Sản xuất thép, gia công các sản phẩm thép;
- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (Kết cấu thép, phôi thép, sắt xây
dựng, kim loại màu, thiết bị máy móc các loại )
 Nhiệm vụ
- Sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật với những ngành nghề đã đăng kí
- Thực hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ đối với Nhà nước như: nộp thuế,
nộp Ngân sách Nhà nước
- Xây dựng và phát triển công ty thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế
- xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững.
- Phát huy nghành nghề truyền thống, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hóa sản
3
phẩm, dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
7. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát thành lập
29/01/1998 là một công ty cổ phần do 3 thành viên góp vốn.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát hoạt động với
các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng như:
Sản xuất thép, gia công các sản phẩm thép; Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại
màu (Kết cấu thép, phôi thép, sắt xây dựng, kim loại màu, thiết bị máy móc các
loại)
Với mong muốn xây dựng công ty phát triển ổn định và vững chức, ban giám
đốc công ty đều nhất quán chính sách “ Luôn luôn đáp ứng”. Trên nền tảng đó
thương hiệu thép Thịnh Phát ra đời và trở thành thương hiệu riêng .Từ lĩnh vực kinh
doanh ban đầu một số sản phẩm thép đen, nay công ty còn kinh doanh các loại như
thép mạ kẽm, ống thép, Thép không rỉ, và máy móc thiết bị …
Công ty xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trải dài trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Thịnh Phát không chỉ biết đến là công ty kinh doanh thương mại , mà còn gia
công cắt xẻ cá loại sắt thép, với doanh thu hàng triệu đô la , mà công ty còn được
đánh giá cao trong sự đầu tư công nghệ cắt xẻ.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Công ty cổ phần đầu tư và phát
triển công nghiệp Thịnh Phát liên tục có những sự đầu tư, mở rộng kinh doanh,
thích ứng với cơ chế mở cửa, đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm
gần đây.
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoan 2007-2011
1. Lĩnh vực họat động, cung ứng của Công ty
- Sản xuất thép, gia công các sản phẩm thép;
- Sản xuất và kinh doanh các loại ống thép đen hàn, ống mạ kẽm;
- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (Kết cấu thép, phôi thép, sắt xây
dựng, kim loại màu, thiết bị máy móc các loại )
2. Sản lượng cung ứng dịch vụ
4
Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: tấn

Chỉ tiêu

Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1.Sản xuất ( 1000
tấn )
4.231 4.744 4.839 6.437 6.952
2.Tiêu thụ ( 1000
tấn )
4.200 4.620 4.890 6.437 6.872
3.Tỷ lệ % tiêu
thụ/sản xuất
99,29 97 101 100 99
Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD các năm
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2007-2012
Đơn vị: %
Năm
Sản xuất gia công thép tấm
cán nóng
Sản xuất gia công thép
tấm, kiện cán nguội, mạ
kẽm
Sản xuất
%
Tiêu thụ
%
Sản xuất
%
Tiêu thụ
%
2007 30,20 32,00 69,80 68,00
2008 32,48 32,21 67,52 67,79

2009 35,94 36,20 64,06 63,80
2010 39,42 39,42 60,58 60,58
2011 37,20 36,19 62,80 63,81
Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD các năm
Qua bảng trên có thể thấy rằng:
- Sản xuất kinh doamh của Công ty đã có những bứoc phát triển rất mạnh
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng.
3. Kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2007-2012
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu hệu quả SXKD của công ty giai đoạn 2007-2011
Đơn vị:triệu đồng
5
Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1.Sản lượng (tấn) 4.231 4.744 4.839 6.437 6.952
2.Doanh thu (tỷ đồng) 145,980 150,300 161,231 218,543 228,879
3.Tổng chi phí (tỷ đồng) 135,653 139,770 150,179 202,385 215,426
4.Lợi nhuận trước thuế (tỉ
đồng)
10,327 10,530 11,052 16,128 13,423
5. Thuế thu nhập DN (tỉ
đồng)
6,987 7,140 7,300 9,700 11,423
6.Lợi nhuận sau thuế (triệu
đồng)
640,000 990,000 1.052,000 1.028,000 2.000
7.Số lao động BQ năm 355 450 467 470 570
8.Thu nhập bình quân (ngàn
đồng)
1.800 2.200 2.250 2.180 3.500

Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD các năm
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tình hình SXKD của công ty có dấu hiệu đi lên qua các năm;
- Số lao động bình quân liên tục tăng trong 5 năm, chứng tỏ công ty ngày
càng tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động;
- Lợi nhuận của công ty gia tăng liên tục qua các năm;
- Thu nhập bình quân của lao động được cải thiện
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP THỊNH PHÁT
I. Khái quát công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp
1. Căn cứ xây dựng chiến lược tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
công nghiệp Thịnh Phát
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp
6
Thịnh Phát
- Cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty
- Cơ cấu lao động
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty
- Đặc điểm về máy móc thiết bị
- Đặc điểm về nguyên vật liệu
- Đặc điểm về vốn kinh doanh
- Đặc điểm về thị trường và khách hàng
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp
Cụ thể:
1.1. Xác định nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới
Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát đã xây dựng kế

hoạch phát triển dài hạn nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép cán của
nền kinh tế quốc dân. Phương hướng chủ yếu là đầu tư chiều sâu, sắp xếp và cải tạo
các cơ sở sản xuất thép hiện có; đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng mà thị
trường có nhu cầu song hiện nay chưa sản xuất được như thép tấm, thép lá, thép cán
nguội, tôn mạ thiếc Đầu tư mới các công trình để giải quyết đồng bộ việc cung cấp
phôi thép và quặng sắt cũng như các công trình hạ tầng cơ sở.
1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty
 Mục tiêu pát triển:
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng nhà xưởng, đa dạng hoá sản phẩm
để phấn đáu là đơn vị kinh doanh thép có uy tín trên thị trường việt nam
- Mở rộng thị trường trong nước, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 18-
20% đối với các chỉ tiêu GTSXCN, DT v à 5.1% đối với người lao động.
- Phấn đấu năm 2015 có một thị trường đầu vào ổn định
- Mục tiêu theo đuổi chiến lược sản phẩm là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản
phẩm của công ty mạnh, đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm được thị phần
trong toàn ngành.
 Mục tiêu hiện tại của công ty đề ra cho chiến lược phát triển nói chung và
chiến lược sản phẩm nói riêng như sau:
7
- Phấn đấu chiếm khoảng 16 – 17 % thị phần toàn ngành năm 2015
- Củng cố xây dựng thương hiệu Thịnh Phát, tạo niềm tin cho khách hàng
trong nước.Tăng cường nhập khẩu các loại thép có chất lượng cao, các sản phẩm
như Inox Với 3 mục tiêu trên công ty theo đuổi đến năm 2015 công ty có một mục
tiêu chiến lược sản phẩm ổn định.
1.3. Định hướng phát triển
Tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục tăng nhanh nguồn lực về vốn, tiếp tục mở
rộng quy mô nhập khẩu đa dạng hoá các sản phẩm
Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện các tiêu chuẩ của ISO
9001 -2000
Tiếp tục phát triển những sản phẩm phục vụ trong ngành chế tạo lò hơiBồi

dưỡng đào tạo để nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ tổ chức quản
lý để đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế đang trên con đường hội nhập
2. Bộ phận thực hiện xây dựng chiến lược
Việc thực hiện chiến lược sẽ do từng bộ phận và các nhân viên kinh doanh
thực hiện theo chủ trương của ban giám đốc. Kết quả thực hiện hoạt động của chiến
lược thường xuyên báo cáo kịp thời cho ban giám đốc, sau đó ban giám đốc cùng
với các trưởng phòng ban họp đánh giá các mặt mạnh và yếu, nguyên nhân và biện
pháp khắc phục các khuyết điểm
- Để xây dựng được một chiến lược phát triển đúng đắn, cần có sự kết hợp
chặt chẽ từ các phòng, ban. Và đặc biệt tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công
nghiệp Thịnh Phát
, ban giám đốc là bộ phận chính thực hiện nhiệm vụ này.
Sau khi tổng hợp các thông tin từ các phòng, ban cung cấp, dựa vào tình hình
thực tiễn, ban giám đốc sẽ xây dựng chiến lược phát triển cho công ty.
3. Thời gian thực hiện xây dựng chiến lược
Tùy vào tình hình thực tiễn và những biến động của nền kinh tế, công ty
sẽ xây dựng và lên kế hoạch phát triển của mình. Do đặc điểm nền sản xuất và
kinh tế thường xuyên biến động mà chiến lược của công ty được xây dựng
8
mỗi 5 năm 1 lần và điều chỉnh khi có sự thay đổi lớn.
4. Người thực hiện xây dựng chiến lược
Trước khi xây dựng chiến lược, các bộ phận và các nhân viên kinh doanh của
công ty tự xây dựng theo chủ trương chung của ban giám đốc, tiếp đến ban giám
đốc họp với các trưởng phòng ban và các đại diện nhân viên kinh doanh họp bàn đề
ra. Việc lập chiến lược đã diễn ra có sự trao đổi nhiều lần giữa các cấp lãnh đạo và
các phòng ban, để tất cả cùng xem xét, thảo luận và hoàn thiện kế hoạch, sau đó
trình hội đồng quản trị xem xét đưa ra quyết định. Sau khi được thông qua từ hội
đồng quản trị, ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo theo chủ trương chung cho
các phòng ban và các nhân viên kinh doanh triển khai. Chính vì vậy đã phát huy
năng lực của toàn thể nhân viên và đảm bảo công tác xây dựng chiến lược tốt.

5. Qúa trình xây dựng chiến lược
Qúa trình Xây dựng chiến lược của Công ty bao gồm việc thiết kế và lựa chọn
những chiến lược phù hợp cho tổ chức. Để thực hiện việc này công ty đã xem xét
từ nhiều cấp tổ chức khác nhau và đề ra các kiểu chiến lược.
Qui trình xây dựng chiến lược của Công ty gồm 3 bước
- Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
- Phân tích môi trường kinh doanh
- Phân tích nội bộ doanh nghiệp
- Hình thành và lựa chọn chiến lược
5.1. Xác định hệ thống mục tiêu của Công ty
- Mục tiêu pát triển: Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng Sản xuất kinh
doanh, đa dạng hoá sản phẩm để phấn đấu là đơn vị xây dựng có uy tín trên thị
trường việt nam
- Mở rộng thị trường trong nước, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm từ
18-20% đối với các chỉ tiêu GTSXCN, DT v à 5.1% đối với người lao động.
- Phấn đấu năm 2015 có một thị trường đầu vào ổn định
- Mục tiêu theo đuổi chiến lược sản phẩm là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản
phẩm của công ty mạnh, đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm được thị phần
trong toàn ngành.
- Mục tiêu hiện tại của công ty đề ra cho chiến lược phát triển nói chung và
9
chiến lược sản phẩm nói riêng như sau:
+ Phấn đấu chiếm khoảng 16 – 17 % thị phần toàn ngành năm 2015
+ Củng cố xây dựng thương hiệu Thịnh Phát, tạo niềm tin cho khách hàng
trong nước.
+ Tăng cường nhập khẩu các loại thép có chất lượng cao, các sản phẩm như
Inox
Với 3 mục tiêu trên công ty theo đuổi đến năm 2015 công ty có một mục tiêu
chiến lược sản phẩm ổn định.
5.2. Phân tích môi trường kinh doanh

Đó là việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong của công
ty, Việc phân tích này sẽ do phòng kinh doanh nghiên cứu và phân tích, sau khi
phân tích xong sẽ trình lên ban giám đốc công ty Những đánh giá chính xác về môi
trường kinh doanh sẽ giúp cho công ty có những chính sách kinh doanh phù hợp,
những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lượng những như về
giá cả. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thống kê về địa điểm tiêu thu mặt hàng,
chủng loại mặt hàng đang tiêu thụ, sản phẩm mới trên thị trường Để từ đó công ty
có chiến lược sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu chung của thị trường,
có chiến lược mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược về giá thành
5.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Việc phân tích này được thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp, phân tích về
vốn, chi phí sản xuất, tình hình lao động, công nghệ sản xuất Cân nhắc xem công
ty cần phải khắc phục những điểm yếu nào, phát huy những yếu tố nào.
Trong năm 2011 những kỹ thuật sản xuất của công ty đã cũ, nên công ty đã cử
nhân viên kỹ thuật đi học, chuyển giao công nghệ mới vào ứng dụng sản xuất. Công
nghệ này ứng dụng vào các sản phẩm giúp cho sản phẩm có chất lượng kỹ thuật
cao, giá thành hạ, đảm bảo được yếu tố bảo vệ môi trường.
5.4. Lựa chọn chiến lược tối ưu
Giai đoạn hoạch định là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa quyết định toàn bộ
tiến trình quản trị chiến lược. Vì thế công ty luôn tìm cách kết hợp giữa trực giác
với phân tích hệ thống số liệu trong việc đưa ra và lựa chọn các phương án chiến
10
lược thay thế.
Công ty xác định thực hiện dồng thời 3 chiến luợc: Chiến luợc sản phẩm và
dịch vụ, chiến luợc giá trị và chiến luợc lợi ích và trách nhiệm xã hội.
- Chiến lược sản phẩm và dịch vụ: Sản xuất và tiêu thụ cái mà khách hàng
cần và xã hội cần (sản xuất theo nhu cầu); Tập trung vào các linh vực là thế mạnh
của Công ty.
- Chiến lược giá trị: Ðảm bảo chất luợng sản phẩm luôn là số 1, tốt nhất
trong tất cả các sản phẩm cùng loại .

- Chiến lược lợi ích và trách nhiệm xã hội: Lấy dạo dức nghề nghiệp là tôn
chỉ, biểu hiện cụ thể qua chất luợng sản phẩm, dịch vụ của Công ty cổ phần đầu tư
và phát triển công nghiệp Thịnh Phát đối với khách hàng, từ dó tạo nên các lợi ích
xã hội, thể hiện trách nhiệm với xã hội.
II. Môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Yếu tố kinh tế
Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián
đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm
2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế
cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm
2011.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 5,53%,
thấp hơn mức 7,7% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trên 10%
trung bình giai đoạn 200-2007. Như vậy, kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng của
khu vực công nghiệp và xây dựng luôn thấp hơn khu vực dịch vụ. Khi ngành công
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 7,43%, cao hơn mức 7,03% của năm 2010, sự giảm
sút của công nghiệp và xây dựng trong năm 2011 hoàn toàn do giảm sút của ngành
xây dựng khi ngành này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm 0,97% (năm 2010 khu vực
này tăng trưởng đến 10,06%). Trong điều kiện công nghiệp khai thác tiếp tục có
11
mức tăng trưởng âm, công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng trong năm 2011
là do công nghiệp chế biến khi ngành này (chiếm 57,3% toàn ngành công nghiệp)
duy trì được độ tăng trưởng xấp xỉ năm 2010. Một trong những lý do công nghiệp
chế biến duy trì được tốc độ tăng trưởng là do xuất khẩu của ngành này tăng mạnh
trong năm 2011, ở mức 23,7%
So với năm 2010, tỷ lệ trên GDP của tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011
giảm từ 41,9% xuống 34,6%; trong đó, đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 18,5%
xuống 13,5% (trong đó đầu tư từ NSNN giảm từ 8,6% xuống 7,0%), của khu vực tư
nhân giảm từ 15,1% xuống 12,2%. Nếu sự sụt giảm đầu tư của khu vực kinh tế Nhà

nước là do chủ trương tài khóa chặt chẽ, sự sụt giảm đầu tư của khu vực đầu tư tư
nhân có thể do lãi suất cao và sự sụt giảm của đầu tư nhà nước.
Về cơ cấu đầu tư, tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước tiếp tục xu hướng
giảm từ năm 2009 trong khi tỷ trọng của khu vực tư nhân vẫn giữ ổn định và của
khu vực nước ngoài tăng đột biến trong năm 2011. Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư
của Nhà nước đã giảm từ 44,1% xuống 38,9. Trong khi đó tỷ trọng đầu tư của khu
vực nước ngoài tăng từ 18,8% lên 25,8%.
Trái với vốn đầu tư trong nước, so với năm 2010, vốn FDI đã tăng trong năm
2011. Tỷ lệ trên GDP của vốn FDI đã tăng từ 7,9% lên 9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng
vốn FDI có xu hướng giảm khi vốn FDI thực hiện trong năm 2011 đạt khoảng 11 tỷ
USD, tăng 1% so với năm 2010, thấp hơn mức tăng gần 10% của năm 2010. Vốn
FDI đăng kí trong năm 2011 thậm chỉ giảm 24% so với năm 2010. Xu hướng trên
cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu
giảm.
1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn dịnh, tạo niềm tin cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nuớc yên tâm dầu tu, hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Việt
Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo co hội bình dẳng cho các doanh
nghiệp nuớc ngoài dầu tu ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp
trong nuớc.Luật pháp hiện nay của Việt Nam còn thiếu và chua hoàn thiện, còn
12
nhiều bất cập, ảnh huởng đến việc hành nghề của các doanh nghiệp.
1.3. Yếu tố xã hội
Việt Nam là nuớc có dân số đông, 58 triệu nguời trong dộ tuổi lao dộng thực tế
( từ 15 đến 64 tuổi) đang ở thời kỳ “dân số vàng” bình quân 2 ngươi lao động nuôi
một người phụ thuộc. Trong bài phát biểu tại Hà Nôi nhân ngày dân số Thế giới
2010, bà Urmila Singh, Phó truởng Ðại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đánh giá :
“Với sự thay đổi cơ cấu dân số, Việt Nam đang buớc vào “thời kỳ cơ cấu dân số
vàng”. Trong thời kỳ này, cứ một nguời trong dộ tuổi phụ thuộc (duới 15 tuổi hoặc
trên 60 tuổi) thì có hai nguời hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi). Thời

kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia
nào, rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực luợng lao
động trẻ nói chung và lao động cho ngành xây dựng nói riêng trong giai đoạn tăng
trưởng kinh tế. Hơn nữa đây cũng là những khách hàng tiềm năng mà Công ty có
thể hướng vào phục vụ.
1.4. Yếu tố khoa học công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ sản xuất mới, xu huớng chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực sản xuất thép ngày càng cao. Máy móc thiết bị sản xuất ngày càng
hiện đại, giúp nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm,
tạo sức cạnh tranh trong ngành.
Do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa và ý
thức bảo vệ môi trường ngày càng cao trong nhân dân. Theo quy hoạch tổng thể
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đã
được thủ tướng chính phủ phê duyệt, việc phát triển áp dụng và chứng nhận ISO
9000 và ISO 1400. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng,
môi trường theo ISO 1400, doanh nghiệp có thể:
- Giảm giá thành sản phẩm do sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ tiêu
hao nguyên liệu, giảm chi phí xử lý sản phẩm hỏng và xử lý chất thải, hạn chế sự cố
thiết bị, tai nạn nghề nghiệp và sự cố môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu của luật điịnh, thực hiện trách nhiệm pháp lý của giám đốc
có liên quan đến chất lượng , môi trường, an toàn vệ sinh.
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
13
dịch vụ, đạo đức kinh doanh, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
- Tạo niềm tin, sự gắn bó và tự hào trong cán bộ, nhân viên, góp phần nâng
cao năng suất lao động và phát huy sáng kiến cải tiến.
- Đem lại lòng tin và dễ dàng nhận được và dễ đàng nhận được sự ủng hộ từ
các nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính, bảo hiểm và cộng
đồng dân cư.

1.5. Yếu tố tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, thời tiết
có ảnh hưởng nhiều tới công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Với hàng hóa
trong kho phải bảo đảm chống ẩm và gỉ sét. Trong công tác vận chuyển chuyên chở
khi lấy hàng hoặc tiêu thụ cũng phải chú ý với các điều kiện thời tiết.
Các giải pháp sản xuất ở Việt nam chịu ảnh hưởng mạnh của nhân tố này.Môi
trường tự nhiên ở nước ta đa dạng, giữa các vùng miền trong cả nước, diễn biến thời
tiết ngày càng phức tạp và có xu hướng ngày càng khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt, hạn
hán thường xuyên xảy ra sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều kiện nhiệt
đới ẩm, điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn phức tạp, đất nước dài, hẹp và còn
có nhiều nơi chưa khai phá, có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng phong phú.
Hơn nữa, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ô nhiễm môi
trường ở nước ta ngày càng nghiêm trọng, các biện pháp can thiệp của Chính phủ
cũng ngày càng tăng cường. Do đó, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công
nghiệp Thịnh Phát ngày càng phải đối diện gay gắt với thách thức môi trường. Để
có thể thắng thầu và thi công công trình, Công ty cần phải đưa ra và áp dụng các
biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, do đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
2. Môi trường ngành của doanh nghiệp
14
2.1. Yếu tố người mua
Sự cạnh tranh của các nhà cung ứng này càng ngày càng khốc liệt vì số nhà
cung ứng ngày càng nhiều có tiềm năng về: tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp
thị tốt, khuyến mãi lớn, dịch vụ cham sóc khách hàng tốt, thỏa mãn mọi điều kiện
của khách hàng. Khách hàng có nhiều lựa chọn do sản phẩm xây dựng phong phú,
chất luợng, giá, dịch vụ cung nhu các điều kiện khác tốt hơn.
Khách hàng là bộ phận cấu thành của sản xuất kinh doanh. Sự tín nhiệm của
khách hàng là tài sản vô giá. Vì vậy mà việc phân tích và dự báo thị trường là một
trong những căn cứ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Nó
ảnh hưởng trực tiếp tới công tác hoạch định chiến lược sản phẩm của công ty. Hiện

nay, ở công ty nhiệm vụ này được giao cho phòng kế hoạch thị trường. Bộ phận này
có chức năng tổ chức theo dõi và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Thông qua
đó tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra chiến
lược sản phẩm, kế hoạch sản phẩm. Nhưng hoạt động này ở công ty không được
đánh giá cao. Đây có thể coi là một trong những yếu điểm của công ty và ban lãnh
đạo công ty cần phải xem xét một cách nghiêm túc.
Khách hàng tiêu thụ chủ yếu tập trung ở khu vực miền nam đây là một bất lợi
cho công ty về khoảng cách đối với khách hàng. Như vậy chi phí vận chuyển sẽ
15
tăng dẫn tới giá thành sản xuất cũng tăng làm giảm khả năng cạnh tranh. Khách
hàng ở khu vực này chiếm tới 60%, còn lại là khách hàng miền bắc. Hiện nay,
khách hàng miền bắc và quân đội có xu hướng giảm đây là vấn đề đòi hỏi công ty
cần phải suy nghĩ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do số lượng công
ty kinh doanh thép chiếm tới hơn 40% toàn ngành tập trung ở miền bắc.Số lượng
khách hàng của công ty có xu hướng tăng nhanh, năm 2010 số lượng khách hàng
tăng lên 120, tuy vậy công ty đã để mất một số khách hàng lớn như Tập đoàn Hoà
Phát, Tập đoàn Việt Á,
Khách hàng thường xuyên mua của công ty bao gồm : Tập đoàn Prime, Công
ty CP Mặt Trời Vàng, công ty Trường Xuân, công ty cổ phần Vĩnh Tường, Doanh
thu mà những khách hàng này đem lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
công ty. Đặc biệt năm 2010, doanh thu mà họ đem lại chiếm 64 % tổng doanh thu
của công ty.
2.2. Yếu tố người cung ứng cho doanh nghiệp
 Nhà cung ứng nước ngoài
Do nguồn nguyên liệu nước ngoài không cung ứng đủ nhu cầu thị trường trong
nước nên mức độ chịu ảnh hưởng bởi các nhà cung ứng nước ngoài của ngành thép
nói chung và của công ty nói riêng là rất lớn. Bất kể sự biến động nào của thị trường
này đều gây ra biến động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy mà
khối lượng nhập khẩu của công ty ở những thời điểm khác nhau thì sẽ khác
nhau.Mức độ cung cấp sản phẩm thép trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của thi

trường buộc các công ty trong nước phải tìm các đối tác nước các nướckhác. Hiện tại
có rất nhiều đối tác nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam như Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Kazactan, Hàn Quốc,Nga… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
các công ty Việt Nam trong việc lựa chọn những đối tác có chi phí mua thấp nhất.
 Nhà cung ứng trong nước
Mức độ ảnh hưởng của các nhà cung ứng trong nước đối với toàn ngành là
không lớn. Hầu hết các công ty trong lĩnh vực này vừa sản xuất két cấu, sản xuất tầu
16
có trọng tải từ 100tấn trở nên.Nhưng phần lớn họ vẫn phải nhập tới 98% từ nước
ngoài. Do đó các công ty thể bị tăng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh vì
vậy nhập khẩu vẫn là biện pháp có hiệu quả hơn.
2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp
Mức độ cạnh tranh trong ngành hiện nay diễn ra rất gay gắt, khốc liệt. Sự cạnh
tranh đó chủ yếu tập trung vào một số công ty có thị phần lớn như Công ty Nam
Vang, Công ty Bắc Việt, Công ty Nhật Quang,công ty Tân Hương, Công ty Mê
Linh…Các công ty này đều chiếm thị phần lớn trong ngành do đó mà tiếng nói của
họ trong ngành rất có trọng lượng, thậm chí họ có thể liên kết với nhau để chi phối
thị trường.
Phần lớn các đơn vị kin doanh tư nhân nhỏ lẻ do làm ăn chộp giật, tuy cũng cố
gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các biện pháp để tăng năng lực cạnh
tranh với các doanh nghiệp có thị phần trung binh. Nhưng do trình độ, vốn của các
đơn vị này rất thấp nên khả năng cạnh tranh của các đơn vị này không đáng kể.
2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp
Trước kia ngành thép chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, thuộc công ty
kim khí Hà Nội tiến hành sản xuất kinh doanh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà
nước. Khi cả nước bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt nhà nước có
chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, kể cả đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư
nhân, trách nhiệm hữu hạn mọc lên rất nhiêu, làm ăn có hiệu quả, tạo được tiếng nói
riêng của mình trong ngành thép và kim khí và có xu hướng muốn ra nhập ngành.

Mỗi loại hình công ty có những lợi thế riêng : Với lợi thế về tài chính nên công
ty nước ngoài có điều kiện cơ sở vật chất như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đặc biệt
họ có thể thu hút đội ngũ lao động có trình độc chuyên môn cao với mức thù lao
cao. Các công ty liên doanh với nước ngoài tỏ ra rất phù hợp với điều kiện hiện nay
của nước ta. Với hình thức hợp tác này đôi bên cùng có lợi, thông thường Việt nam
sẽ góp một phần tài sản còn phía nước ngoài sẽ góp vốn, do vậy mà cạnh tranh
ngành càng thêm gay gắt.
17
3. Môi trường bên trong của doanh nghiệp
3.1. Yếu tố sản xuất kĩ thuật
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, với phương châm phải đầu tư chiều sâu, mà
trước hết phải có công nghệ, quy trình sản xuất và máy móc thiết bị hiện đại thì mới
có điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mới có thể nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, mới có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Công
ty đã triển khai công tác mua máy móc thiết bị hiện đại và đầu tư vào cơ sở hạ tầng
khá hiện đại.
Ở các bộ phận phục vụ sản xuất và hệ thống kho tàng được trang bị cơ khí hoá,
lao động máy móc là chính. Hệ thống máy vi tính được trang bị ở hầu hết các phòng
ban, các phân xưởng để phục vụ cho công tác quản lý mới chỉ phát huy tác dụng rất
cao, phần nhiều chỉ dùng để làm công tác lưu trữ hồ sơ, quản lý kho hàng và sử
dụng vào công tác kế toán thống kê.
Bảng 2.1. Tình hình về máy móc thiết bị của Công ty
STT Tên thiết bị Nơi sản xuất Số lượng
Thời gian
khấu hao
(năm)
1 Cầu tự hành Việt Nam 2 12
2 Xe tải ( 10 T ) Hàn Quốc 2 6
3 Xe nâng ( 2,5 T ) Nhật Bản 1 3
Nguồn: Phòng kế toán

Công ty đã trang bị toàn bộ cơ sở chất kỹ thuật cho toàn bộ cán bộ công nhân
viên trong công ty như máy tính , xe ôtô đi giao hàng , nhân viên công ty đi công tác
có xe đi lại .
Công ty có khu nhà xưởng bao gồm 2000m2 , ngoài ra còn bao gồm 2 dàn
cẩu .Một dàn cẩu 10tấn , 1 dàn cẩu 25tấn, và 1 cẩu tự hành ngoài trời ngoài ra công
ty còn có 2 xe ôtô 10tấn để phục vụ khách một cách chu đáo .Hoạt động theo cơ chế
thị trường, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp đã tiến hành sắp xếp
tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm đến tối đa nhằm nâng cao năng lực tổ
18
chức và điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh gắn với thị trường.
3.2. Yếu tố Marketing
Chính sách sản phẩm là yếu tố có quan trọng trong hệ thống MAR – MIX. xây
dựng chiến lược đòi hỏi chúng ta phải đưa ra quyết định hài hoà về chất lượng sản
phẩm, danh mục sản phẩm, cơ cấu… Vì vậy chiến lược sản phẩm phải hình thành
trước khi sản phẩm ra đời. Những nội dung dưới đây sẽ thể hiện những vấn đề này.
Bảng 2.2: Mức độ gia tăng chất lượng nhóm sản phẩm thép chất lượng cao
Đơn vị: %
Loại sản phẩm 2009 2010 2011
Thép cán nóng cuộn 83,6 78,7 92,8
Thép cán nguội cuộn 53,9 46 62,8
Thép mạ kẽm 34,1 28,3 35,1
Nguồn: Phòng kế toán
Như vậy, mức độ gia tăng các loại thép ngày càng tăng lên qua các năm, ví dụ
như năm 2009-2011 ta thấy
- Thép các nóng cuộn 2 tăng thêm 9.2%
- Thép cán nguội cuộn tăng thêm 8.9 %
- Thép mạ kẽm tăng thêm 1 %
3.3. Yếu tố tài chính
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2011
Đơn vị: đồng

Khoản, mục
Đầu năm Cuối năm
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
A. Tài sản lưu động
Tiền 948.648.169 9,9% 335.488.034 3,6%
Các khoản phải thu 1.484.052.950 15,4% 952.487.142 10,2%
Hàng tồn kho 1.069.281.626 11,2% 1.897.654.710 20,3%
Tài sản lưu động
khác
114.587.822 1,2% 168.585.930 1,8%
B. Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
Tài sản cố định 5.972.488.349 62,3% 5.984.639.553 64,1%
19
Tổng tài sản 9.589.058.916 100% 9.338.855.396 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính
3.4. Yếu tố nhân sự
Lao động gián tiếp chiếm rất ít trong tổng lao động của công ty. Điều này
phản ánh việc bố trí lao động trong công ty là hợp lý, giúp bộ máy quản trị, tinh
giản, gọn nhẹ.
Do quy mô sản xuất của công ty là sản xuất kinh doanh thương mại lên lãnh
đạo chủ chốt công ty tăng lên (25 người). Lao động trong phân xưởng có xu hướng
tăng nhưng rất ít.
Riêng đối với lao động trực tiếp có xu hướng tăng do Công ty mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Như chúng ta thấy thu nhập bình quân 1 lao động của công, của từng phân
xưởng có xu hướng tăng. Mặt khác, quy mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh của
công ty được mở rộng. Điều này chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Thu nhập của
người lao động tăng tạo động lực cho người lao động hoàn thành tốt công việc của
mình và ngày càng gắn bó với công ty.

Bên cạnh đó công ty còn có nhiều chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực.
-Đối với lao động mới : Đào tạo kiến thức cho người lao động về mô hình tổ
chức sản xuất, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây và kế
hoạch sản xuất trong những năm tới và các chế độ khác của công ty.
-Đối với lao động trực tiếp : Hàng năm công ty tổ chức các khoá học và thi
nâng cao tay nghề, công việc này thường do phòng lao động và phòng quản lý sản
xuất thực hiện.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát luôn xác định
con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của Công ty, bao gồm: kỹ năng, trình
độ, tài năng, kiến thức thực tế và khả năng cập nhật đòi hỏi để hỗ trợ chiến lược.
Bảng 2.1: Số lượng lao động của công ty qua các năm
Đơn vị: người
20
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Số lao động 355 450 467 470 570
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Số lao động của công ty luôn tăng qua các năm do nhu cầu đảm bảo tiến độ,
số lượng, cũng như chất lượng của các sản phẩm mà Công ty kí hợp đồng. Qua đó
cho thấy năm 2008 công ty tăng thêm 95 lao động, năm 2009 tăng thêm 17 lao
động, năm 2010 tăng 3 lao động, năm 2011 tăng thêm 100 lao động. Điều này chỉ ra
hàng năm Công ty tuyển dụng tương đối nhiều và ít nhất là bằng số tăng lên hàng
năm, do Công ty ngày càng nhận được sự tin cậy của các đối tác do đó đơn hàng
nhiều lên, vì thế càng cho thấy vai trò của công tác tuyển dụng.
Tuy số lượng lao động trong công ty không ít nhưng công ty luôn quan tâm
đến chính sách về người lao động: người lao động ngoài phần tiền lương được
hưởng theo hệ số còn được trả lương căn cứ vào trình độ, năng lực và hiệu quả công
việc được giao.
Công ty thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chính sách về tiền lương,
bảo hiểm, phụ cấp…

Công ty cũng tạo điều kiện cho người lao động được học tập, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cử cán bộ công nhân kỹ thuật tham gia
các khóa tập huấn , đào tạo ngắn hạn và dài ngày về các kiến thức xây dựng, kinh tế
tài chính, tay nghề.
3.5. Yếu tố nghiên cứu và phát triển
Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp xây dựng đến năm 2010 và định
hướng năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, việc phát triển áp dụng và
chứng nhận ISO 9000 và ISO 1400. Công ty xây dụng và áp dụng thành công hệ
thống quản lý chất lượng, môi trường theo ISO 1400, nhằm mục đích:
- Giảm giá thành sản phẩm do sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ tiêu
hao nguyên liệu, giảm chi phí xử lý sản phẩm hỏng và xử lý chất thải, hạn chế sự cố
thiết bị, tai nạn nghề nghiệp và sự cố môi trường.
21

×