Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa thanh sơn năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 79 trang )


















































BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






TRẦN THỊ OANH



KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG

QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THANH SƠN NĂM 2012



LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I










HÀ NỘI 2014




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





TRẦN THỊ OANH




KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THANH SƠN NĂM 2012


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412



Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Trâm
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn
Thời gian thực hiện: Từ 15/11/2013 đến 15/3/2014





HÀ NỘI 2014



LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Vũ Thị Trâm – Trường Đại học Dược Hà Nội
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương- Phó trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế
dược - Trường Đại học Dược Hà Nội
Đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận
văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội,
Phòng đào tạo sau đại học – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em được học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội,
đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã hết lòng giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập
tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Đa
khoa huyện Thanh Sơn đã quan tâm tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn .

Xin dành những lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp, những người đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ để em hoàn thành
luận văn này.
Thanh Sơn, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Học viên


Trần Thị Oanh

MỤC LỤC


Trang


ĐẶT VẤN ĐỀ

1


Chương 1.TỔNG QUAN
3

1.1. Mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
3

1.2. Một số vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
6


1.2.1. Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện
7


1.2.2. Hội đồng thuốc và điều trị
10

1.3. Vài nét về Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn
13

1.3.1. Mô hình tổ chức của bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn năm 2012
14

1.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn

14

1.3.3. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực khoa Dược năm 2012
16

1.3.4. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn năm 2012
18

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
20

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
20

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
20
2.2. Phương pháp nghiên cứu
20
2.3. Cách tiến hành
20

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
20
2.4.1
.

Đối với bệnh án

20
2.4.2. Đối với đơn thuốc ngoại trú

21
2.5. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu
23

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
24

3.1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng năm 2012
24
3.1.1. Theo nhóm tác dụng dược lý
…………………………………………………… 24
3.1.2. Theo đối tượng điều trị
26
3.1.3. Theo nguồn gốc sản xuất
27
3.1.4. Theo tên gốc – tên biệt dược
29

3.1.5. Năm nhóm thuốc tân dược có giá trị sử dụng cao nhất năm 2012
31

3.2. Hoạt động quản lý sử dụng thuốc của HĐT&ĐT - BVĐK Thanh Sơn năm
2012
33
3.2.1. Giám sát chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án

34

3.2.2. Giám sát chỉ định thuốc trong kê đơn BHYT ngoại trú
39
3.2.3 Hoạt động giám sát ADR của thuốc và sai sót trong điều trị
45
3.2.4. Hoạt động quản lý, giám sát thông tin thuốc trong bệnh viện
47

Chương 4. BÀN LUẬN 51
KẾT LUẬN
57

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
59





























DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện
7
Hình 1.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn
14
Hình 1.3 Mô hình tổ chức khoa Dược
16
Hình 3.4
Tỷ lệ % thuốc sử dụng theo nguồn gốc sản xuất 25
Hình 3.5
Quy trình phát thuốc đến người bệnh nội trú 38
Hình 3.6
Tỷ lệ % thuốc được kê tên gốc- tên thương mại 42
Hình 3.7
Quy trình phát thuốc đến người bệnh ngoại trú 44
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
BMI Business Monitor Internatinal
Công ty khảo sát thị trường Quốc tế
GLP Good Laboratory Practices Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
GMP Good Manufacturing Practice Thực hành tốt sản xuất thuốc
GPP Good Pharmacy Practice Thực hành tốt cung ứng thuốc
GSP Good Storage Practice Thực hành tốt bảo quản thuốc
ISO
International Organization for
Standardization
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhân
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
BYT Bộ Y tế
DD
Dung dịch
ĐDĐT Điều dưỡng điều trị
ĐDHC Điều dưỡng hành chính
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY
Danh mục thuốc thiết yếu
DSĐH
Dược sỹ đại học
DVYT Dịch vụ y tế
GTSD
Giá trị sử dụng

HCQT Hành chính quản trị
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
HSTC và CĐ Hồi sức tích cực và chống độc
KHTH Kế hoạch tổng hợp
KS Kháng sinh
NSX Nơi sản xuất
SLMH
Số lượng mặt hàng
TCCB Tổ chức cán bộ
TM Thương mại
TTM
Tiêm tĩnh mạch
VNĐ
Việt Nam đồng
YHCT và PHCN
Y học cổ truyền và phục hồi chức
năng
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Tiêu trí bình bệnh án, đơn thuốc 15
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực khoa Dược năm 2012 17
Bảng 1.3 Mô hình bệnh tật tại BVĐK Thanh Sơn năm 2012 18
Bảng 3.4 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 25
Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc sử dụng theo đối tượng điều trị 26
Bảng 3.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc sản xuất 27
Bảng 3.7
Mười thuốc nhập khẩu có giá trị sử dụng cao nhất năm 2012 29
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc mang tên gốc- tên biệt dược 30
Bảng 3.9 Năm nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm 2012 31

Bảng 3.10
Cơ cấu chi phí sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn 32
Bảng 3.11 Kháng sinh beta- lactam sử dụng tại bệnh viện năm 2012 33
Bảng 3.12
Hoạt động bình bệnh án của HĐT&ĐT BV Thanh Sơn năm
2012 34
Bảng 3.13 Kết quả thực hiện quy chế chuyên môn trong bệnh án 35
Bảng 3.14 Số ngày điều trị trung bình 36
Bảng 3.15 Số thuốc trung bình trong một bệnh án 36
Bảng 3.16 Chi phí thuốc điều trị trung bình một ngày 37
Bảng 3.17
Hoạt động bình đơn thuốc BHYT ngoại trú của HĐT& ĐT
Bệnh viện Thanh Sơn năm 2012 40
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú 40
Bảng 3.19 Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc 41
Bảng 3.20 Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc, tên thương mại 43
Bảng 3.21
Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, corticoid, vitamin, thuốc
tiêm 43
Bảng 3.22 Chi phí trung bình cho một lần kê đơn 44
Bảng 3.23 Hoạt động theo dõi, xử trí, báo cáo ADR của thuốc 46
Bảng 3.24
Phương tiện sử dụng và tài liệu tổ thông tin thuốc
48
Bảng 3.25
Các hoạt động thông tin thuốc năm 2012
48
Bảng 3.26
Các hình thức thông tin thuốc

49
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1985, Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã tổ chức một hội nghị ở
Nairobi( thủ đô nước Kenya) về sử dụng thuốc hợp lý. Kể từ đó, ngày càng
có nhiều nỗ lực để thúc đẩy cải thiện thực hành sử dụng thuốc. Một công
cụ thiết yếu cho công việc đó là phương pháp khách quan để đánh giá việc
sử dụng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cho phép mô tả các đặc điểm
sử dụng thuốc và thói quen kê đơn thuốc[13]. Trong những năm gần đây,
nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, tình hình sản xuất và cung
ứng thuốc đã có những bước phát triển mới. Công nghiệp dược Việt Nam
đã đẩy mạnh đổi mới công nghệ và sản xuất nhiều thuốc có chất lượng tốt
hơn trước, nhiều thuốc của nước ngoài được lưu hành ở Việt Nam, danh
mục thuốc ngày càng phong phú, tạo điều kiện cho thầy thuốc và dược sỹ
có thêm khả năng lựa chọn và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, thuốc là loại hàng
hóa đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con
người, việc sử dụng cần được quản lý chặt chẽ và bảo đảm tính hợp lý, an
toàn, hiệu quả.
Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất
hợp lý là một vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm
sóc y tế. Sử dụng thuốc hợp lý là phải đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của
người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh(đúng liều, đúng
khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc). Thuốc phải đáp ứng
được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và giá cả phù hợp
nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng. Khi sử
dụng thuốc không tuân theo định hướng này thì những hậu quả về mặt kinh
tế và sức khoẻ là điều không tránh khỏi: thất bại trong điều trị, các phản
ứng có hại, các tác dụng phụ, tương tác thuốc và tình trạng kháng thuốc của
vi khuẩn gây bệnh. Tất cả những điều này có thể kéo dài thời gian nằm

viện, ảnh hưởng tới kinh tế của người bệnh.
2

Để hạn chế tình trạng trên, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các
quốc gia thành lập Hội đồng thuốc và điều trị(HĐT&ĐT) tại các bệnh viện.
Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ an
toàn và hiệu quả sử dụng thuốc tại các bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều
trị( HĐT&ĐT) là một diễn đàn cho tất cả các bên có liên quan cùng hợp tác
nhằm đưa ra quyết định về sử dụng thuốc với mục đích đảm bảo cho người
bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp. Như vậy
HĐT&ĐT có thể được xem như một công cụ để nâng cao hơn nữa tính
hi
ệu quả, hợp lý trong sử dụng thuốc.
Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là một bệnh viện
hạng III, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, nhiệm vụ
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện và nhân dân các
huyện lân cận. Trong những năm trước đây, chưa có sự nghiên cứu đánh
giá nào về vấn đề quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện. Nhằm góp phần
nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện
Thanh Sơn, đề tài “Khảo sát hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh
viện Đa khoa Thanh Sơn năm 2012” được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn
năm 2012.
2. Mô tả hoạt động của HĐT&ĐT bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn
năm 2012 qua việc bình bệnh án, đơn thuốc BHYT ngoại trú, giám sát
phản ứng có hại của thuốc và quản lý thông tin thuốc của Hội đồng.
Để từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý sử dụng
thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn trong thời gian tới.





3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
* Mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế của Bộ Y tế, có sự thay đổi
rõ rệt về mô hình bệnh từ năm 1986 đến năm 2010. Theo số liệu về cơ cấu
số lượt KCB tại cơ sở y tế nhà nước trong Niên giám thống kê năm 2010,
xu hướng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao.
Nếu tỷ trọng này năm 1986 chỉ là 39% thì năm 1996 tăng lên 50%, năm
2006 là 62% và chỉ sau 5 năm, đến năm 2010, tỷ trọng này đã tăng thêm 10
điểm phần trăm, lên mức 72%. Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi
nhanh chóng của tỷ trọng số lượt KCB đối với người mắc bệnh truyền
nhiễm. Tỷ trọng số lượt KCB liên quan đến tai nạn, chấn thương, ngộ độc
có xu hướng chững lại. Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh
sang các bệnh không lây nhiễm như: huyết áp, tâm thần, tim mạch, suy
dinh dưỡng, tiểu đường , còn lại 11% loại bệnh do tai nạn thương tích
(trong đó có tai nạn giao thông). Nguyên nhân của sự thay đổi mô hình
bệnh tật này là do sự biến đổi khí hậu, quá trình phát triển công nghiệp hóa,
sự ô nhiễm môi trường Ngoài ra còn có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm mới
xuất hiện như: Ebola, bò điên, SARS, cúm tuýp A/H5N1, cúm tuýp
A/H1N1 đang có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân chính là do biến đổi
khí hậu và ô nhiễm môi trường. Sự gia tăng của những bệnh không lây
nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí
điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều
trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời
gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Một ca mổ tim có chi phí từ 100-150
triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp hoặc một đợt điều trị bệnh tiểu

đường cấp từ 20-30 triệu đồng Đồng thời, các cơ sở y tế cũng phải tăng
4

đầu tư các trang thiết bị y tế đắt tiền để phát hiện và điều trị các bệnh không
lây nhiễm, tuyển chọn và đào tạo thêm các bác sĩ chuyên khoa, kéo theo
tăng chi phí dịch vụ[17].
* Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới về mức độ đáp ứng của hệ
thống y tế, Việt Nam là 1 trong 33 nước có dưới 1 giường bệnh/1000 người
và các bệnh viện công lập đang trong tình trạng quá tải. Mặc dù hệ thống
bệnh viện tư nhân tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên còn chưa đủ mạnh, mặt
khác do lượng bệnh nhân phần lớn tập trung ở khối bệnh viện công lập nên
tỷ lệ người dân/giường bệnh vẫn chưa được cải thiện. Việc cung ứng thuốc
phục vụ nhu cầu điều trị được các công ty dược chủ yếu tập trung vào thị
trường bệnh viện công thông qua đấu thầu. Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc
kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so
với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong
cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ
6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng
trong công tác sử dụng thuốc hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc
biệt tuyến tỉnh, huyện chưa thực hiện tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi
phí không cần thiết cho người bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Trong thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động
của Hội đồng thuốc và điều trị, công tác bình bệnh án, phân tích sử dụng
thuốc trong các ca lâm sàng nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh và
vitamin, nâng cao chất lượng điều trị. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong
tổng số tiền sử dụng thuốc cao, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt
Nam có tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình
trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn khá phổ biến. Theo báo cáo của
BMI(Business Monitor International), năm 2008 Việt Nam đã chi khoảng

5

1,1 tỷ USD cho dược phẩm. Trong năm 2009, con số này tăng lên khoảng
1,2 tỷ USD do chi phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng lên.
Vào năm 2013, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị thị
trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng
73,2% thị trường dược phẩm; thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu
đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8%[17].
Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về dạng bào chế như:
Thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh, thuốc tiêm bột đông
khô và các nhóm thuốc khác, Việc sản xuất thuốc y học cổ truyền, thuốc
có nguồn gốc từ dược liệu được Nhà nước đặc biệt quan tâm, khuyến
khích. Quyết định 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô
hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm
nhìn đến 2020” đã nhấn mạnh: Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu
và thuốc y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế
biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và
thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành dược Việt
Nam; bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ
truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015 và
40% vào năm 2020[22].
Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, nhìn chung hệ
thống sản xuất, cung ứng thuốc đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Sản xuất thuốc trong
nước hiện đáp ứng 47% nhu cầu về thuốc của người dân về giá trị sử dụng.
Mạng lưới bán lẻ rộng khắp với dân số bình quân trên 1 cơ sở bán lẻ thuốc
là 2000 người. Nhu cầu sử dụng vắc-xin tại Việt Nam được đáp ứng từ
nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bộ Y tế tăng cường triển khai
6


thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt trong tất cả các khâu sản xuất, cung
ứng, lưu thông thuốc. Đến cuối năm 2011 đã đạt mục tiêu 100% doanh
nghiệp sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của
WHO(113 cơ sở), 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc đạt nguyên tắc tiêu
chuẩn GLP theo khuyến cáo của WHO hoặc ISO 17025, và 158 cơ sở đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc(GSP). Việc thực hiện báo cáo kết
quả nghiên cứu tương đương sinh học trong hồ sơ đăng ký thuốc áp dụng
đối với 12 dược chất theo Thông tư 08/2010/TT-BYT" Hướng dẫn báo cáo
số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học trong đăng ký
thuốc" là nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả điều trị của thuốc lưu hành trên thị trường[16].
Vấn đề về thông tin thuốc và sự hiểu biết của công chúng về sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn còn nhiều hạn chế, mặc dù công tác dược lâm sàng
không phải là mới, tuy nhiên cho đến nay vẫn tập trung ở một số bệnh viện
Trung ương và một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa dược bệnh viện đã triển khai công tác dược lâm sàng, hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn hiệu quả, nhưng nhìn chung chức năng này còn khá mờ
nhạt, công việc chủ yếu vẫn là cùng tham gia xây dựng Danh mục thuốc sử
dụng trong bệnh viện và tham mưu cho Lãnh đạo bệnh viện trong công tác
đấu thầu thuốc. Các bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là tuyến huyện thì công
tác dược lâm sàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng thiếu dược sĩ đại
học và trên đại học ở các địa phương chính là nguyên nhân dược lâm sàng
không phát triển được. Tại một số bệnh viện, do còn thiếu tính khoa học
nên Khoa Dược lúng túng, tổn hao nhân lực và thời gian cho công tác đầu
thầu thuốc mà lãng quên nhiều nhiệm vụ khác.
1.2. Một số vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
7

1.2.1. Quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện

Việc sử dụng thuốc tại bệnh viện được thực hiện theo quy trình sau:


CHẨN ĐOÁN
THEO DÕI

TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ

KÊ ĐƠN



CẤP PHÁT


Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Như vậy, quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện gồm bốn bước,
mỗi bước có sự liên quan chặt chẽ với nhau, chính là sự liên quan giữa bác
sĩ, dược sĩ, điều dưỡng chăm sóc và người bệnh. Ở mỗi bước có những quy
định cụ thể, các đối tượng liên quan đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nhằm
đạt được hiệu quả cao trong điều trị cho người bệnh.
Khi thực hiện việc chẩn đoán theo dõi, người thầy thuốc phải khai
thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng; liệt kê các thuốc người bệnh đã
dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của
người bệnh vào hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế để chỉ định sử
dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02
năm 2008" ban hành Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú"[4] trong đó
có quy định về điều kiện của người kê đơn thuốc, quy định thuốc phải kê

8

đơn, các vấn đề về đơn thuốc và kê đơn thuốc. Thông tư 23/2011/TT-BYT
ngày 10/6/2011của Bộ Y tế" hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế
có giường bệnh''[8].
Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu: Phù hợp
với chẩn đoán và diễn biến bệnh; phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa
người bệnh; phù hợp với tuổi và cân nặng; phù hợp với hướng dẫn điều trị
và không được lạm dụng thuốc.
Việc chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ
sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa
chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. Chỉ định thuốc đảm
bảo đầy đủ các nội dung: tên thuốc, nồng độ, liều dùng một lần, số lần
dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm
dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác. Đánh số thứ tự ngày dùng theo quy định các thuốc gây
nghiện, hướng tâm thần và một số thuốc khác.
Hiện nay, nhiều bệnh viện kể cả tuyến huyện đã cài đặt hệ thống
mạng Lan, thuận tiện cho việc kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc đặc biệt
trong điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, việc chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án
vẫn còn có tồn tại: ghi tên thuốc chưa rõ ràng, thiếu chính xác về nồng độ,
hàm lượng, chưa phù hợp về liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng,
chưa quan tâm đến những vấn đề xảy ra khi dùng thuốc: tương tác, tương
kỵ Việc chỉ định thời gian dùng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của
Bộ Y tế.
Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo
diễn biến của bệnh. Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc
hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày. Thầy
thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của

thuốc để lựa chọn đường dùng thích hợp cho người bệnh. Không được lạm
dụng dùng đường tiêm, truyền tĩnh mạch khi không cần thiết.

Trong quá
9

trình thăm khám, kê đơn thuốc, bác sĩ phải thông báo tác dụng không mong
muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc và người bệnh. Theo dõi đáp
ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng
thuốc. Thực hiện việc báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dược
ngay khi xảy ra. Thực tế, việc theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng
thuốc, các biểu hiện bất thường sau dùng thuốc còn chưa triệt để tại các
khoa điều trị, đôi khi chưa phát hiện và báo cáo kịp thời các phản ứng có
hại của thuốc trong sử dụng thuốc cho người bệnh.
Đối với công tác cấp phát thuốc, khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc
bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc. Thực hiện các quy định
các quy định chung về công tác khoa dược bệnh viện[7].
Khoa Dược thực hiện công tác thông tin thuốc trong toàn bệnh viện.
Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược
lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng
tồn trữ. Khoa Dược làm đầu mối trình Lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản
ứng có hại của thuốc và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và
theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý. Hầu hết các bệnh
viện có thành lập đơn vị thông tin thuốc, trong đó dược sĩ khoa Dược
chiếm vai trò chính trong việc chuyển tải các thông tin cần thiết về thuốc và
cách sử dụng tới toàn thể nhân viên y tế trong bệnh viện.
Việc tuân thủ điều trị là hết sức cần thiết. Trước khi người bệnh
dùng thuốc, điều dưỡng thực hiện công khai thuốc dùng hàng ngày cho
từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng
thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào phiếu

công khai thuốc được kẹp ở đầu hoặc cuối giường bệnh và hướng dẫn, giải
thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
Điều dưỡng kiểm tra, đối chiếu với y lệnh về tên thuốc, nồng độ,
hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách
10

giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc, kiểm
tra hạn sử dụng và chất lượng cảm quan của thuốc nhằm phát hiện những
bất thường trong y lệnh hoặc dùng nhiều thuốc đồng thời gây tương tác
báo cáo với thầy thuốc điều trị hoặc thầy thuốc trực. Chuẩn bị các phương
tiện cho người bệnh dùng thuốc, phương tiện vận chuyển thuốc phải đảm
bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy. Trên các xe tiêm phải chuẩn bị sẵn
sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc đối với thuốc phải dùng
đường tiêm. Khi người bệnh dùng thuốc cần đảm bảo 5 đúng, điều dưỡng
trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời
các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
Sau khi người bệnh dùng thuốc phải theo dõi người bệnh thường
xuyên để kịp thời xử trí các bất thường của người bệnh, ghi chép đầy đủ
các diễn diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ b
ệnh án.
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp thời
các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc, báo
với dược sĩ khoa dược khi xảy ra ADR của thuốc.
Như vậy, trong quá trình giám sát tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc,
cần xây dựng tốt mối quan hệ giữa bác sỹ- dược sỹ- điều dưỡng và người
bệnh. Đây là mối quan hệ khăng khít, tạo nên vòng tròn khép kín trong quá
trình điều trị mà bệnh nhân là đối tượng trung tâm cần được chăm sóc.
1.2.2. Hội đồng thuốc và điều trị( HĐT&ĐT)
Hội đồng thuốc và điều trị( còn gọi là Hội đồng) được thành lập ở tất
cả các bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập, hoạt

động theo chế độ kiêm nhiệm. Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên,
gồm các thành phần: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
bệnh viện phụ trách chuyên môn, phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên
thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện, thư ký Hội đồng là trưởng
phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên
11

này, ủy viên gồm trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa
vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện, trưởng phòng Tài chính - Kế toán.
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính
sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Để thực hiện tốt chức năng trên, Hội đồng phải thực hiện tốt các
nhiệm vụ về xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh
viện, xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, xây dựng và thực
hiện các hướng dẫn điều trị, xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến
sử dụng thuốc, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót
trong điều trị, thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc[3].
Liên quan đến vấn đề quản lý sử dụng thuốc của HĐT&ĐT đó là
thực hiện xây dựng tiêu chí lựa chọn xây dựng danh mục thuốc bệnh viện,
DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động và có kế hoạch cho
nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả, phù hợp với các mặt đặc thù
của từng bệnh viện. Nhằm đảm bảo thuốc được sử dụng đúng, an toàn,
HĐT&ĐT xây dựng quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người
bệnh, đồng thời xây dựng quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa
lâm sàng, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt, ra quyết định ban hành.
Việc xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị, Hội đồng có thể tự xây
dựng hoặc tham khảo từ những tài liệu sẵn có do Bộ Y tế ban hành, đảm
bảo phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình
mục tiêu quốc gia do Bộ Y tế ban hành, phù hợp với trình độ chuyên môn,

nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn vị, phản ánh quy tắc thực hành
hiện thời, đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật. Khi xác định và phân tích các
vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, Hội đồng tập chung đến các vấn đề về
tồn trữ, bảo quản, kê đơn, cấp phát và sử dụng.
Thực hiện Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế,
hầu hết các HĐT&ĐT tại các bệnh viện đã được Giám đốc bệnh viện ra
12

quyết định thành lập các tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên trong tiểu ban. Tuy nhiên, hầu hết tại các bệnh viện tuyến huyện
việc giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn
gây bệnh đều chưa thực hiện được do nhiều yếu tố: nhân lực, cơ sở vật
chất Việc Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong
điều trị của HĐT&ĐT hiện nay được thực hiện theo Quyết định 1088/QĐ-
BYT ngày 04/4/2013 của Bộ Y tế. Theo báo cáo năm 2012 của trung tâm
DI & ADR quốc gia, trung tâm đã tiếp nhận tổng số 3236 báo cáo phản ứng
có hại của thuốc( tăng 25,6% so với năm 2011), trong đó có 3024 báo cáo
được gửi từ các cơ sở điều trị, các bện viện da khoa là các đơn vị chính gửi
báo cáo(chiếm 63,4% số lượng đơn vị báo cáo)[18].
Trong việc thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc, Hội đồng thuốc
và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động, các quyết
định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của Hội
đồng. Chỉ đạo đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về
thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn trong phạm vi bệnh viện. Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng,
ban hành và triển khai qui định về hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi
bệnh viện. Cung cấp thông tin thuốc là nhiệm vụ cơ bản của người dược sĩ
nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả - một trong
những mục tiêu hàng đầu trong công tác điều trị. Tại các bệnh viện hiện
nay, nhu cầu thông tin thuốc đối với bác sỹ, dược sỹ và các nhân viên y tế

là rất lớn, chính vì vậy vai trò của đơn vị thông tin thuốc càng trở nên quan
trọng. Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thực hiện việc cập nhật thông
tin về thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn trong phạm vi bệnh viện, giúp Hội đồng thuốc và điều trị bệnh
viện trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng dẫn điều trị và các quy
trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyên môn của đơn vị [3],
điều đó đòi hỏi đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện phải được trang bị
đầy đủ các trang thiết bị: hệ thống máy vi tính, nối mạng Internet, máy in,
13

máy fax, điện thoại, tài liệu và được đào tạo kiến thức, kỹ năng về thông tin
thuốc.
1.3. Vài nét về bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn:
Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn là một bệnh viện hạng III trực
thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, được xây dựng trên địa bàn thị trấn huyện
Thanh Sơn- tỉnh PhúThọ. Bệnh viện được xây dựng theo chương trình dự
án nâng cấp BVĐK tuyến huyện cơ bản hoàn thành các hạng mục và đưa
vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân huyện nhà và các huyện lân cận như Tân Sơn, Tam Nông,
Lâm Thao, Thanh Thuỷ[19].
Bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh;
đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới về
chuyên môn, kỹ thuật; phòng bệnh cho nhân dân; hợp tác quốc tế; quản lý
kinh tế y tế trong bệnh viện. Năm 2012 bệnh viện được giao kế hoạch 160
giường, trong đó 130 giường theo chỉ tiêu pháp lệnh; 30 giường xã hội hóa
xong giường thực kê tại bệnh viện là 260 giường do số lượng bệnh nhân
đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng đột biến.
Việc triển khai các kỹ thuật chuyên môn tại bệnh viện được thực
hiện theo quy định về phân tuyến của Bộ Y tế[2]. Năm 2012 bệnh viện đã
thực hiện một số kỹ thuật khó sau: Phẫu thuật lấy thai; bóp bóng Ambu,

thổi ngạt sơ sinh; phẫu thuật cắt tử cung bán phần; nối động mạch tử cung;
đỡ đẻ ngôi ngược; đặt katheter tĩnh mạch trung tâm; Phẫu thuật thay thể
thuỷ tinh; Hút dịch khí màng phổi; Kỹ thuật kéo giãn cột sống thắt lưng;
Điều trị bằng các dòng điện xung vv. Đặc biệt, bệnh viện đã triển khai
chương trình đơn nguyên sơ sinh rất hiệu quả. Các kỹ thuật cận lâm sàng
phục vụ chẩn đoán: Chụp X-quang tim phổi, lồng ngực bằng kỹ thuật tăng
sáng; điện tim; siêu âm ổ bụng; xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, xét
nghiệm nước tiểu 10 thông số, xét nghiệm công thức máu vv. Bệnh viện
được lắp đặt hệ thống phần mềm Microsoft thuận tiện cho việc quản lý
khám, chữa bệnh tại đơn vị[19].
14

1.3.1. Mô hình tổ chức của bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn:
BAN GIÁM ĐỐC
BAN CHẤP HÀNH
ĐẢNG UỶ



CÁC PHÒNG
CHỨC NĂNG


KHỐI
LÂM
SÀNG
KHỐI CẬN
LÂM SÀNG

- Phòng Tài chính

kế toán
- Phòng Kế hoạch
tổng hợp
- Phòng HCQT và
TCCB
- Phòng Điều
dưỡng

- Khoa Phụ sản
- Khoa Ngoại
chuyên khoa
- Khoa Nội- Nhi -
Lây
- Khoa HSTC và CĐ

- Khoa YHCT và
PHCN


- Khoa Dược
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Cận Lâm
sàng( gồm bộ phận
xét nghiệm và bộ
phận chẩn đoán
hình ảnh)
- Khoa Dinh
dưỡng

Hình 1.2. Mô hình tổ chức bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn

1.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn
Năm 2012, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Đa khoa huyện
Thanh Sơn được kiện toàn theo quyết định số 63/QĐ-BV ngày 01/03/2012
của Giám đốc bệnh viện, gồm 13 người. Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám
đốc phụ trách điều trị, phó chủ tịch Hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là
trưởng khoa Dược, thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp,
các thành viên còn lại là trưởng các khoa Lâm sàng, Cận lâm sàng trong
bệnh viện và điều dưỡng trưởng bệnh viện.
Hoạt động của HĐT&ĐT được thực hiện dựa trên kế hoạch hoạt
động đã xây dựng theo tháng, quý, năm. Họp sơ kết hoạt động của Hội
đồng: Quý họp 01 lần vào tuần cuối của tháng cuối quý; Họp bình bệnh án,
15

đơn thuốc: Tháng họp 01 lần vào thứ năm của tuần cuối tháng. Trong năm
2012, số lượng bệnh án và đơn thuốc được bình là 98 bệnh án và 180 đơn
thuốc. Nội dung bình bệnh án đơn thuốc được thực hiện theo bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tiêu chí bình bệnh án, đơn thuốc
STT Nội dung Yêu cầu
1
Thủ tục hành
chính
Bệnh án, đơn thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính
xác và đúng quy định các cột mục trên hồ sơ bệnh
án, đơn thuốc.
2
Khám bệnh,
chẩn đoán
Bệnh sử phải khai thác tỉ mỉ, chi tiết và ghi chép
những triệu chứng chính.
Phải thăm khám kỹ toàn diện và điền đầy đủ các

mục trong bệnh án, khai thác yếu tố gia đình và
tiền sử bệnh. Làm đủ các xét nghiệm, kỹ thuật
thăm dò cần thiết cho chẩn đoán và điều trị, không
lạm dụng xét nghiệm
3
Kê đơn, y
lệnh điều trị
Chỉ định thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh; Tên
thuốc rõ ràng, đúng danh pháp, đúng nồng độ hàm
lượng, liều dùng, đường dùng, thời khắc dùng;
Vấn đề tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với
nước dùng để uống thuốc ; Thuốc được đánh số
thứ tự theo quy định; Thay đổi thuốc phải phù hợp
với diễn biến bệnh.
4
Diễn biến
bệnh
Trong quá trình điều trị ghi đầy đủ diễn biến, phân
cấp chăm sóc, lý do chỉ định mới vào hồ sơ bệnh
án. Ký và ghi rõ tên sau mỗi lần thăm khám.
5
Hội chẩn
Khi có người bệnh chẩn đoán xác định nguyên
nhân chưa rõ ràng, tiên lượng dè dặt hoặc trước
khi phẫu thuật phải có hội chẩn.
6
Chế độ chăm
sóc của điều
dưỡng
Chăm sóc người bệnh toàn diện với bệnh nhân

chăm sóc cấp 1. Theo dõi sát người bệnh, ghi chép
đầy đủ, chính xác, trung thực các diễn biến của
người bệnh vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc.
7
Hoàn tất hồ
sơ, thủ tục
Bệnh án phải kẻ hết ngày điều trị, tóm tắt sau 15
ngày điều trị. Bệnh nhân ra viện phải có tổng kết
bệnh án và rút kinh nghiệm. Lãnh đạo khoa hoặc
người được uỷ quyền ký và ghi rõ họ tên.
16

Năm 2012, Hội đồng thuốc đã xây dựng được quy trình cấp phát thuốc
từ khoa Dược đến người bệnh nhằm đảm bảo thuốc được sử dụng đúng, an
toàn.
1.3.3. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực khoa Dược bệnh viện năm 2012
1.3.3.1.Mô hình tổ chức

TRƯỞNG KHOA DƯỢC




Nghi
ệp vụ
dược

Kho và
cấp phát


Thống kê
dược

Dược lâm
sàng, thông
tin thuốc
Quản lý hoạt
động chuyên
môn của
Nhà thuốc
bệnh viện


Hình 1.3. Mô hình tổ chức khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám
đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo
cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực
hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của
Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế [7]. Bộ
phận nghiệp vụ dược gồm 1 DS cao đẳng. Thực hiện công tác kiểm tra quy
định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc
trong bệnh viện. Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý
chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế
hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong
bệnh viện. Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc; định kỳ kiểm tra việc bảo
quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược; kiểm tra việc sử dụng và bảo
quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng. Đảm nhiệm việc kiểm
nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc. Năm 2012 khoa Dược đã gửi 25 mẫu

×