Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.05 KB, 20 trang )


MỤC LỤC
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng, sau hơn một năm vào WTO vẫn là một lĩnh vực nóng, đem lại lợi
nhuận cao và đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Hệ thống ngân hàng
đang trải qua giai đoạn mà sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt.Có hơn 74 ngân hàng
đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam như: Các TCTD nhà nước,
NHTM Cổ phần đô thị, NHTM Cổ phần nông thôn, Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, Ngân hàng liên doanh chưa kể các Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài.
Pháp lệnh Ngân hàng được ra đời và sau này được chuẩn hoá thành các luật về
NHNN và các tổ chức tín dụng đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân
hàng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện; đặc biệt, tạo điều kiện cho các ngân
hàng:
- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh;
- Nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trong
hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ hai đặc điểm nêu trên của các ngân hàng trong thời kỳ sau đổi
mới, bộ phận thẩm định của các ngân hàng ngày càng được khẳng định, phát triển
mạnh và hoàn thiện hơn bởi những lý do sau:
Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, đối tượng, thành phần tín dụng
cũng phong phú hơn. Nghiệp vụ tín dụng trở nên phức tạp và do đó, chứa đựng nhiều
rủi ro hơn. Chính vì vậy, tính chuyên môn hoá trong hoạt động này trở nên cấp thiết.
Thẩm định dần trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng và thậm chí có xu hướng
rõ rệt là tách ra trở thành một nghiệp vụ, một bộ phận riêng biệt so với tín dụng.
Thứ hai, tính tự chịu trách nhiệm ngày càng cao và tiến tới hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước quyết định cho vay của các ngân hàng, trong điều kiện rủi ro tăng
lên theo quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, đã khiến cho các ngân
hàng phải có một bộ phận thẩm định đối với những khoản cho vay lớn để có cách
nhìn khách quan, toàn diện, giảm thiểu rủi ro nhờ hạn chế được những quyết định


Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
thiếu chính xác do cảm tính, do quan hệ quen thuộc hoặc do trình độ hạn chế của cán
bộ tín dụng về một lĩnh vực kỹ thuật nào đó...
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VAY VỐN TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007.
1.1. Khái quát một số nét hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Nhà Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương ma
̣
i cô
̉
phâ
̀
n Nha
̀
Ha
̀

̣
i, tên viê
́
t tă

́
t Habubank là
NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là
hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank
là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân
dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank
được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ NH trong 99 năm.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép NH thực hiện
thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận,
cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh
của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối
tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài
chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào
đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh
nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển.
Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 1.400
tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được NHNN Việt Nam
xếp loại A và được công nhận là NH phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
3
Chuyên đề tốt nghiệp
toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng
sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nghiệp vụ của công ty
 Chức năng, nhiệm vụ
• Phương châm hoạt động
Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ NH có
chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng

khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao.
• Chức năng
Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung
ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu
ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục
tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh
cung ứng ngày càng hoàn thiện.
NH được thành lập để tiến hành các hoạt động NH bao gồm: nhận tiền gửi
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nhiệm vụ của NH;
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và
các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; các dịch vụ khác khi được
NHNN cho phép.
 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
• Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan
liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc tính nổi bật
của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập trung vào lợi nhuận,
kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng.
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh NH. Kiểm tra và
quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi
một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ
cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản
trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm
thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp NH dễ thích ứng và thay đổi khi môi
trường kinh doanh biến chuyển.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank )
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong cơ
cấu tổ chức của một NHTMCP. Đại hội đồng cổ đông cử ra Ban kiểm soát để giám
sát các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ một tỷ lệ cổ phần
nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát hoạt động của
Ban điều hành.
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Dưới Hội đồng quản trị có Ủy ban Quản lý tài sản và Ủy ban chính sách tín
dụng. Có chức năng và nhiệm vụ quản lý tài sản và quản lý tín dụng, giám sát những
hoạt động liên quan của Ban điều hành
Ban điều hành chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Ban
điều hành bao gồm: Tổng giám đốc điều hành và 4 Phó tổng giám đốc.
Tổng Giám đốc điều hành chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị có
chức năng nhiệm vụ là điều hành mọi hoạt động của NH và quản lý rủi ro thị trường
và thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược-hợp tác -marketting.
Dưới Tổng giám đốc điều hành có 4 Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc
phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch
vụ NHDN và phát triển kinh doanh, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ NH cá
nhân, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ. Phó tổng giám đốc
phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ còn quản lý rủi ro hoạt động. Ba Phó tổng
giám đốc còn lại thì quản lý rủi ro tín dụng.
Dưới Ban điều hành còn một loạt các phòng ban chức năng hỗ trợ quản lý và
kiểm toán nội bộ:
+ Văn phòng: hỗ trợ Ban điều hành trong quản lý.
+ Phòng thanh tra kiểm toán nội bộ: kiểm soát nội bộ
+ Phòng tài chính kế toán: quản lý, ghi chép tình hình tài chính của NH
+ Phòng đầu tư: phụ trách mảng đầu tư của NH.

+ Phòng phát triển kinh doanh: quản lý cả quá trình trước, trong và sau khi
cho khách hàng vay vốn
+ Phòng thanh toán quôc tế: mở L/C, bảo lãnh...
+ Phòng nghiệp vụ, ngoại hối, ngân hàng: kinh doanh ngoại tệ, đầu tư vào thị
trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở.
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở, 01 Sở giao dịch và 26 chi nhánh, phòng giao
dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ NH doanh nghiệp (tài trợ thương
mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ NH cá nhân (huy động, cho vay
tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
• Nguồn nhân lực
Với tốc độ phát triển hoạt động ngành NH và sự cạnh tranh ngày càng cao tên
thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO, công tác phát triển nguồn nhân lực
giữ một vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược của bất kỳ NH nào. Năm
2006 đánh dấu một mốc son trong quá trình phát triển của Habubank với những thành
công rực rỡ không chỉ ở việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực cả về chất và về
lượng.
Năm 2006, tổng số nhân viên Habubank là 540 cán bộ ( tăng 1,5 lần so với
năm 2005) với tỷ suất gìn giữ nhân viên gần 100%.
Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân viên
và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu, thể hiện qua
việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối xử công bằng, dân
chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ nhân viên Habubank luôn
được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình mang tính xây dựng nhằm hoàn
thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể.
Đây được coi như một quá trình trao đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ
quản lý và nhân viên đưa ra những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn
thiện bản thân cũng như NH mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định

trực tiếp đến sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế,
Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên Habubank,
từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất.
1.1.3. Khái quát một số nét về hoạt động kinh doanh
1.1.3.1.Thực trạng về các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK
Nguyễn Hương Trà Kinh tế Đầu tư 46B
7

×