Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên
thế giới và triển vọng phát triển tại Việt Nam

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Mỹ Dung
Lớp : Anh 9
Khoá : K 43
Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Lý


Hà Nội, tháng 05/2008
MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG
TRÊN THẾ GIỚI 8
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 8
1. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 8


2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 9
2.1. THỰC HIỆN NHIỀU CHỨC NĂNG VÀ DANH MỤC SẢN
PHẨM ĐA DẠNG HƠN SO VỚI NGÂN HÀNG TRUYỀN THỐNG 9
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ PHỨC TẠP NHƢNG ĐƢỢC
QUẢN LÍ THỐNG NHẤT THEO NGÀNH DỌC NHƢ 2 MÔ HÌNH
SAU 10
2.3. TỔNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU RẤT LỚN 10
2.4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG
RẤT ĐA DẠNG 10
3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH 11
3.1. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 11
3.2. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG KINH TẾ VĨ MÔ 11
4. ƢU THẾ VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 11
4.1. ƢU THẾ CỦA NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 11
4.1.1. MANG LẠI HIỆU QUẢ VỀ MẶT CHI PHÍ 11
4.1.2. MANG LẠI HIỆU QUẢ VỀ MẶT DOANH THU 12
4.1.3. MANG LẠI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 12
4.2. RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 13
4.2.1. RỦI RO VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH (CONFLICT OF
INTEREST) 13
4.2.2. RỦI RO TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÍ 14
4.2.3. RỦI RO ĐẠO ĐỨC 15
5. SỰ RA ĐỜI NGÂN HÀNG ĐA NĂNG VÀ BƢỚC ĐẦU HOẠT
ĐỘNG Ở MỘT SỐ NƢỚC 15
II. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRÊN THẾ
GIỚI 16
1. XU HƢỚNG CHUNG 16
2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG ĐIỂN HÌNH
TRÊN THẾ GIỚI 19
2.1. MÔ HÌNH THEO KIỂU KẾT HỢP CÁC NGHIỆP VỤ (FULL

UNIVERSAL) 19
2.1.1. ĐẶC TRƢNG CỦA MÔ HÌNH 19

1
2.1.2. MÔ HÌNH NGÂN HÀNG DEUTSCHE BANK (ĐỨC) [20] 20
2.1.3. ƢU NHƢỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH 22
2.2. MÔ HÌNH THEO KIỂU CÓ SỰ PHÂN CHIA VỐN GIỮA CÁC CHI
NHÁNH (UNIVERSAL - SUBSIDIARY) HAY CÓ SỰ PHÂN CHIA
TƢƠNG ĐỐI GIỮA CÁC NGHIỆP VỤ 23
2.2.1. ĐẶC TRƢNG CỦA MÔ HÌNH 23
2.2.2. MÔ HÌNH NGÂN HÀNG BARCLAYS BANK (ANH) [21] 24
2.2.3. ƢU NHƢỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH 25
2.3. MÔ HÌNH THEO KIỂU CÔNG TY SỞ HỮU NGÂN HÀNG
(HOLDING COMPANY) 26
2.3.1. ĐẶC TRƢNG CỦA MÔ HÌNH 26
2.3.2. MÔ HÌNH NGÂN HÀNG J.P MORGAN CHASE & CO (MỸ)27
2.3.3. ƢU ĐIỂM VÀ NHƢỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH 29
CHƢƠNG 2: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG
TẠI VIỆT NAM 31
I. TÍNH TẤT YẾU VÀ TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA
NĂNG TẠI VIỆT NAM 31
1. TÍNH TẤT YẾU 31
1.1. PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG LÀ KẾT QUẢ CỦA
QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG 31
1.2. PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG XUẤT PHÁT TỪ YÊU
CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG 32
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÓ TÁC
ĐỘNG MẠNH MẼ VÀO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN

HÀNG ĐA NĂNG 32
1.4. NGÂN HÀNG ĐA NĂNG ĐÃ THỂ HIỆN RÕ ƢU THẾ CỦA
MÌNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 33
1.5. XUẤT PHÁT TỪ NHU CẦU CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG HIỆN ĐẠI CỦA NGƢỜI DÂN 33
2. NHỮNG TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN 34
2.1. THÀNH TỰU KHOA HỌC KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI ĐƢỢC ÁP
DỤNG RỘNG RÃI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 34
2.2. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NGÂN HÀNG CÓ
NHIỀU ĐỔI MỚI 35
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI RIÊNG TỪ PHÍA CÁC NHTM 36
II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐA
NĂNG TẠI VIỆT NAM 37
1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM 37

2
2. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM 41
2.1. QUY MÔ TÀI SẢN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC
NHTMNN TĂNG 41
2.2. NHTMCP NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN 42
2.3. CÁC NGÂN HÀNG VỪA HỢP TÁC, VỪA CẠNH TRANH VÀ
ĐẨY MẠNH CÁC HỢP TÁC CHIẾN LƢỢC ĐỂ CHIẾM LĨNH
NHỮNG MẢNG THỊ TRƢỜNG NHẤT ĐỊNH 44
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐA NĂNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 45
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐA NĂNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 45
1.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG TRUYỀN THỐNG 45

1.1.1. DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN 45
1.1.2. DỊCH VỤ CHO VAY 49
1.1.3. DỊCH VỤ THANH TOÁN 49
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG MỚI PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY 52
1.2.1. DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG 52
1.2.2. DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN 54
1.2.3. DỊCH VỤ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 60
1.2.4. DỊCH VỤ BẢO HIỂM 61
1.2.5. DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 63
1.3. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐA NĂNG Ở MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM 64
1.3.1. NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
[23] 64
1.3.2. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG
TÍN (SACOMBANK) [25] 68
IV - ĐÁNH GIÁ CHUNG 70
1. NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƢỢC 70
1.1. BỘ MÁY TỔ CHỨC ĐƢỢC CƠ CẤU LẠI THEO HƢỚNG
PHÙ HỢP HƠN VỚI ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 70
1.2. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN ( CAR) TĂNG 70
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỐT, LỢI NHUẬN
TĂNG CAO 71
1.4. MÔI TRƢỜNG PHÁP LÍ HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN . 72
1.5. TĂNG CƢỜNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT
TRIỂN ĐƢỢC NHIỀU LOẠI HÌNH DỊCH VỤ 72
1.6. NHIỀU LIÊN DOANH LIÊN KẾT ĐƢỢC HÌNH THÀNH 73

3
2. NHỮNG HẠN CHẾ 73

2.1. CÁC NGÂN HÀNG THIẾU SỰ LIÊN KẾT HỢP TÁC VỚI
NHAU 73
2.2. QUY MÔ, CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM VẪN CÒN ĐƠN ĐIỆU 74
2.3. CHI PHÍ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
HIỆN ĐẠI LỚN NHƢNG HIỆU QUẢ CHƢA CAO VÀ CÁC TIỆN
ÍCH CHƢA ĐƢỢC KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ 75
2.4. PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHO
KHÁCH HÀNG CÒN ĐƠN GIẢN THUẦN TÚY 75
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN
HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM 76
I. ĐỊNH HƢỚNG 76
1. NHỮNG CAM KẾT HỘI NHẬP VỀ LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
VIỆT NAM THAM GIA 76
2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010 TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
[37] 78
2.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VỀ VIỆC PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP 78
2.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 80
2.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DỊCH VỤ CHÍNH 80
2.3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƢỢNG PHỤC VỤ CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG 81
2.3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN . 81
2.3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG VÀ ĐẦU
TƢ CHO NỀN KINH TẾ 82
2.3.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN 83
2.3.5. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGOẠI HỐI VÀ CÁC
DỊCH VỤ KHÁC 84

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM
85
1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC 85
1.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
NGÂN HÀNG 85
1.2. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 87
1.3. MỞ RỘNG VÀ TĂNG CƢỜNG MỐI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
VỚI CÁC NƢỚC: 88
2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CÁC NHTM 89

4
2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO CÁC
NHTM 89
2.1.1. TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG 89
2.1.2. HÌNH THÀNH LIÊN KẾT HOẶC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
MUA LẠI, SÁP NHẬP 90
2.2. CƠ CẤU LẠI MÔ HÌNH TỔ CHỨC TĂNG CƢỜNG NĂNG
LỰC QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH 91
2.3. TÍCH CỰC ĐỔI MỚI VÀ ỨNG DỤNG HOÀN THIỆN CÔNG
NGHỆ NGÂN HÀNG 91
2.4. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC ĐA DẠNG HOÁ DỊCH VỤ PHÙ
HỢP 92
2.5. PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CỦA CÁC NHTM SANG NƢỚC
NGOÀI NHẰM TÌM KIẾM THỊ TRƢỜNG MỚI 93
2.6. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 94
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 101

5

LỜI MỞ ĐẦU

1 - Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Đồng thời đây cũng là một kênh hiệu quả để thực
hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc. Bởi vậy việc định hƣớng phát
triển hệ thống ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế
của quốc gia nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Điều
này còn đặc biệt quan trọng bởi sau gần hai năm gia nhập WTO, tuy nền kinh
tế Việt Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ nhƣng đi cùng với đó
là sự cạnh tranh gia tăng ở tất cả các thị trƣờng trong đó có cả thị trƣờng tài
chính ngân hàng.
Thực tế cạnh tranh đã khiến các NHTM phải tự tìm những hƣớng phát
triển phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh mạnh
mẽ hiện nay. Một số ngân hàng đã tập trung vào cung cấp các dịch vụ thế
mạnh hoặc tập trung vào những đối tƣợng khách hàng cụ thể nhƣ ngân hàng
bán buôn, ngân hàng bán lẻ Nhƣng ngƣợc lại cũng có những ngân hàng thực
hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phát triển thành ngân hàng đa
năng, không chỉ cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng mà còn cung cấp rất
nhiều các loại dịch vụ khác. Xu hƣớng phát triển thành ngân hàng đa năng
này đƣợc coi nhƣ quá trình phát triển tiền đề cho các ngân hàng trong quá
trình hƣớng tới hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng.
Đối với các NHTM Việt Nam, việc phát triển thành tập đoàn tài chính
ngân hàng là mục tiêu còn xa nhƣng phát triển thành một ngân hàng đa năng
là mục tiêu phù hợp và có thể đạt đƣợc. Trên thế giới, xu hƣớng này đã tồn tại
cách đây khá lâu và rất nhiều các ngân hàng đa năng lớn trên thế giới là minh
chứng cho sự phát triển thành công của xu hƣớng này.

6
Trƣớc thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Xu hƣớng phát

triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu của khóa luận cuối khoá.
2 - Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận
- Khóa luận sẽ hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản, đƣa ra một số
mô hình phát triển và xu hƣớng phát triển hiện nay trên thế giới của ngân
hàng đa năng.
- Phân tích triển vọng phát triển ngân hàng đa năng tại Việt Nam dựa
trên việc đánh giá hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa năng tại các
NHTM Việt Nam.
- Từ thực tiễn đó đƣa ra định hƣớng và giải pháp phát triển ngân hàng
đa năng tại Việt Nam.
3 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận gồm có: mô hình, xu
hƣớng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và hoạt động cung cấp dịch
vụ ngân hàng đa năng tại các NHTM Việt Nam.
4 - Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp
quy nạp và diễn dịch, gắn lí luận với thực tiễn để luận giải và phân tích theo
mục đích đề tài. Bên cạnh đó cũng áp dụng các phƣơng pháp thống kê so sánh
và dùng bảng biểu, sơ đồ để minh họa.
5 - Kết cấu khóa luận
Khóa luận đƣợc kết cấu theo 3 phần. Ngoài phần mở đầu và kết luận,
phần nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Xu hƣớng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới.
Chƣơng 2: Triển vọng phát triển ngân hàng đa năng tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển ngân hàng đa năng tại
Việt Nam

7
Nhân đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo

trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến
thức vô cùng quý báu cho tác giả trong suốt bốn năm học qua. Đặc biệt, xin
đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Thị Lý, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt bản khóa
luận này.
Dù đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bè bạn, nhƣng do
thời gian hạn hẹp và kiến thức về lí luận cũng nhƣ thực tiễn còn hạn chế nên
chắc chắn bản khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong
nhận đƣợc sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiều hơn nữa của thầy cô, các bạn và
những ngƣời quan tâm đến đề tài trên.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 6 năm 2008


Sinh viên Phạm Thị Mỹ Dung








8
CHƢƠNG 1: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA
NĂNG TRÊN THẾ GIỚI

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1. Khái niệm ngân hàng đa năng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho
mọi đối tƣợng. Ngân hàng này thực hiện tất cả các loại nghiệp vụ ngân hàng
từ các nghiệp vụ truyền thống nhƣ trao đổi ngoại tệ, cho vay thƣơng mại
đến việc kinh doanh các loại nghiệp vụ mới nhƣ bán các dịch vụ bảo hiểm,
cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua chi nhánh hoặc công ty con.
Ngân hàng đa năng kinh doanh một loạt các dịch vụ tài chính bao gồm
việc thực hiện các khoản tín dụng và cho vay, kinh doanh các công cụ tài
chính và ngoại hối (và một số công cụ phái sinh), bảo lãnh các khoản nợ và
phát hành cổ phiếu, môi giới, quản lí đầu tƣ và bảo hiểm.
Ngân hàng đa năng là một siêu thị tài chính lớn điều hành một mạng
lƣới chi nhánh rộng khắp, nắm giữ một vài quyền trong các công ty (bao gồm
các quyền và nghĩa vụ của ngƣời nắm giữ cả cổ phần và các khoản nợ) và
tham gia trực tiếp vào Ban quản trị của các công ty đó. Ngân hàng đa năng
cung cấp các dịch vụ tài chính bên cạnh chức năng là ngân hàng thƣơng mại
nhƣ: Quỹ tƣơng hỗ (Mutual Funds), Ngân hàng bán buôn (Merchant Banking),
Bao thanh toán (Factoring), Bảo hiểm (Insurance), Thẻ tín dụng (Credit card),
Retail loans, Housing Finance, Auto loans

9

2. Đặc điểm của ngân hàng đa năng
2.1. Thực hiện nhiều chức năng và danh mục sản phẩm đa dạng hơn so với
ngân hàng truyền thống
Ngoài các chức năng cơ bản của ngân hàng truyền thống đó là: chức
năng tín dụng, chức năng thanh toán, chức năng tiết kiệm, chức năng uỷ

thác ; thì hiện nay ngân hàng đa năng còn thực hiện thêm các chức năng :
Chức năng bảo hiểm, chức năng quản lí tiền mặt, chức năng môi giới, chức
năng ngân hàng đầu tƣ và bảo lãnh, chức năng lập kế hoạch đầu tƣ.
Nghiệp vụ của một ngân hàng đa chức năng hoá khả hữu gồm:
√ Thực hiện trao đổi ngoại tệ
√ Chiết khấu thƣơng phiếu và cho vay thƣơng mại
√ Nhận tiền gửi
√ Bảo quản vật có giá
√ Cung cấp các tài khoản giao dịch
√ Cung cấp dịch vụ uỷ thác
√ Tài trợ các hoạt động chính phủ
√ Cho vay tiêu dùng
√ Tƣ vấn tài chính
√ Quản lí tiền mặt
√ Dịch vụ thuê tài chính
√ Cho vay tài trợ dự án
√ Bán các dịch vụ bảo hiểm
√ Cung cấp các kế hoạch hƣu trí
√ Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán
√ Cung cấp dịch vụ tƣơng hỗ và trợ cấp
√ Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tƣ và ngân hàng bán buôn

10
2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lí phức tạp nhƣng đƣợc quản lí thống nhất
theo ngành dọc nhƣ 2 mô hình sau
(1) Ngân hàng đa năng Deustch Bank của Đức, đứng đầu là Hội đồng
quản trị gồm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (Spokeman), thành viên kiêm
Giám đốc tài chính (CFO – chief financial officer), Giám đốc quản lí rủi ro
(CRO – chief risk officer), Giám đốc hành chính (CAO – chief administrative
officer), Giám đốc tác nghiệp (COO – chief operating officer). Kế đó là 8 uỷ

ban chức năng: quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài sản có và tài sản nợ, đầu
tƣ, công nghệ thông tin và tác nghiệp, tài chính, rủi ro và các tài sản khác.
(2) Châu Á có tập đoàn DSB Group Holdings Ltd Singapore: Ngoài
giám đốc phụ trách các mảng ra còn có thêm giám đốc phụ trách thị trƣờng
Nam Á và Đông Nam Á và giám đốc thị trƣờng tài chính quốc tế.
2.3. Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu rất lớn
Nhƣ Barclays (Anh) có tổng tài sản năm 2007 là 2432,34 tỉ USD [21]
hay Duestch Bank (Đức) với tổng tài sản là 1485,58 tỉ USD [20] ; UBS (Mỹ)
có tổng tài sản lên tới 2019,17 tỉ USD hay JP Morgan Chase (Mỹ) sở hữu
tổng tài sản là 1562,15 tỉ USD [22]. Ở một số nƣớc Châu Á tỉ lệ đóng góp của
tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng đa năng chiếm tỉ lệ khá
lớn trong GDP nhƣ Trung Quốc chiếm tỉ lên là 31% và 2,1%; Hàn Quốc là
26% và 1,1 %; Maylaysia là 40% và là 2,7%; Singapore 10,2% và 6,8%; Thái
Lan là 22% và 1,5% [12].
2.4. Xu hƣớng phát triển thành ngân hàng đa năng rất đa dạng
Từ một ngân hàng truyền thống có thể xây dựng thành một ngân hàng
đa năng nếu có đủ điều kiện và tiềm lực tài chính cũng nhƣ các nguồn lực
khác. Ngân hàng đa năng cũng có thể đƣợc hình thành thông qua quá trình
mua lại và sáp nhập giữa ngân hàng với ngân hàng hay ngân hàng với các tổ
chức tài chính khác nhƣ công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty bất
động sản hoặc một tập đoàn tài chính.

11
3. Điều kiện hình thành
3.1. Điều kiện đối với ngân hàng
Trƣớc hết phải có tình trạng tài chính tốt, đáp ứng đủ năng lực về vốn,
về tỉ lệ an toàn vốn, về nợ quá hạn theo chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dài hạn với mục tiêu kinh doanh rõ ràng
trong đó phải xác định đƣợc sản phẩm cốt lõi (core - banking) của ngân hàng.
Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm phù hợp với trình độ công nghệ

hiện đại của ngân hàng.
Phải chú trọng việc hình thành công ty mẹ mạnh về vốn và khoa học
công nghệ, có khả năng quản lí nhân lực và thị trƣờng tốt.
Cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị có sự phân định tính trách nhiệm,
sự liên kết và phối hợp tốt giữa các thành viên, bộ phận.
Phải có đội ngũ nhân viên, đội ngũ quản lí với trình độ chuyên môn
vững, phẩm chất tốt.
3.2. Điều kiện đối với môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh. Đồng thời cũng phải đảm
bảo đƣợc tính minh bạch, rõ ràng dễ hiểu tránh vận dụng tùy tiện. Bên cạnh
đó còn phải đảm bảo vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã đƣợc thừa nhận.
Việc nhà nƣớc tạo điều kiện về thể chế và cơ chế chính sách khuyến
khích các định chế tài chính đủ tiềm lực tài chính và đủ điều kiện liên kết, sáp
nhận, hợp nhất để giảm thiểu sự can thiệp từ phía nhà nƣớc và giảm thiểu thủ
tục hành chính.
4. Ƣu thế và rủi ro của Ngân hàng đa năng
4.1. Ƣu thế của ngân hàng đa năng
4.1.1. Mang lại hiệu quả về mặt chi phí
Trƣớc hết đó là mang lại lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of
scale).

12
Khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều công ty con trực thuộc
ngân hàng cũng là một trong những yếu tố tiết kiệm chi phí.
Một ngân hàng khi có thông tin về khách hàng của mình thì ngân hàng
cũng có thể sử dụng thông tin này để phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ
khác cho các khách hàng đó.
4.1.2. Mang lại hiệu quả về mặt doanh thu
Thu nhập thu đƣợc không chỉ từ các khoản cho vay lấy lãi mà còn là
các khoản thu từ dịch vụ mới nhƣ bảo hiểm, chứng khoán bởi vậy mà

nguồn thu của ngân hàng sẽ đƣợc ổn định và bảo đảm ngay cả khi nền kinh tế
rơi vào tình trạng suy thoái.
4.1.3. Mang lại hiệu quả hoạt động
Kết hợp hoạt động ngân hàng với hoạt động bảo hiểm tức là khi đó việc
cung cấp dịch vụ bảo hiểm sẽ thông qua các ngân hàng và chi nhánh của ngân
hàng, điều này sẽ tạo ra một dòng tiền vào ngân hàng còn hoạt động bảo
hiểm thì lại có thêm một kênh phân phối sản phẩm của mình. Trong thực tế có
rất nhiều các ngân hàng sở hữu một công ty bảo hiểm riêng nhƣ Deustche
Bank (Đức) sở hữu công ty bảo hiểm Dbleben hay Royal Bank (Canada) sở
hữu công ty bảo hiểm Voyageur Travel và còn nhiều những những ngân hàng
mua cổ phần của các công ty bảo hiểm nhƣ Lloyds Bank trở thành cổ đông
lớn nhất của Abbey Life vào năm 1988.
Việc kết hợp giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động của công ty tài
chính ví dụ nhƣ kinh doanh và bảo lãnh chứng khoán, lợi ích mang lại đầu
tiên sẽ là sự phân bổ nguồn lực một cách hợp lí từ nơi thừa sang nơi thiếu
giữa các đơn vị kinh doanh trong cùng một thực thể kinh tế.
Tiếp theo, nhờ sự liên minh giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động tài
chính sẽ thiết lập đƣợc một thị trƣờng vốn nội địa ngay trong ngân hàng đa năng.
Thị trƣờng này đƣợc hình thành từ tất cả các đơn vị kinh doanh với nòng cốt là
ngân hàng sẽ tạo một nền tảng tài chính cho các hoạt động của lĩnh vực khác.

13
Tiếp đến, do sở hữu một hệ thống đa dạng hoạt động tài chính, ngân
hàng đa năng có thể có nắm bắt thông tin nhanh và chính xác nhờ việc tiếp
cận trên nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực cộng thêm đội ngũ nhân viên và chuyên
gia trên nhiều lĩnh vực thì việc xử lí thông tin sẽ giúp đƣa ra một quyết định
đầu tƣ chính xác.
Ngoài ra, việc phát triển ngân hàng đa năng còn cho phép khai thác
hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật: Khoa học kĩ thuật và khoa học công
nghệ ứng dụng có tác động rất lớn đến sự phát triển công nghệ và các sản

phẩm dịch vụ ngân hàng. Chính những tiện ích mà công nghệ ngân hàng
mang lại là tiền đề cho sự phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại
nhƣ: Phone Banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại), Internet Banking
(dịch vụ ngân hàng qua điện thoại), Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng qua
điện thoại di động) Tuy xuất hiện chƣa lâu nhƣng các loại hình dịch vụ này
đã góp phần đáng kể vào sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng trong việc giao
dịch đáp ứng yêu cầu khách hàng cả về mặt không gian và thời gian. Bất cứ
khi nào khách hàng cần đều có thể thực hiện các giao dịch, dịch vụ ở bất cứ
nơi nào khi có các phƣơng tiện công nghệ tin chỉ với một vài thao tác đơn
giản với mức phí cạnh tranh.
4.2. Rủi ro của ngân hàng đa năng
4.2.1. Rủi ro về xung đột lợi ích (conflict of interest)
Vấn đề đầu tiên phải kể đến đó là mâu thuẫn lợi ích ngay trong nội bộ
giữa các cổ đông với nhau. Cùng là các cổ đông góp vốn vào các công ty
nhƣng thƣờng cổ phần mà ngân hàng đa năng sở hữu sẽ chiếm tỉ trọng lớn.
Do vậy ngân hàng có thể có những thông tin mà những cổ đông khác không
có. Nhờ những thông tin này ngân hàng có thể kiếm đƣợc lời hơn so với các
cổ đông khác. Cũng có những trƣờng hợp do ngân hàng là nguồn cung chủ
yếu về nguồn tài chính bên ngoài doanh nghiệp nên ngân hàng có thể yêu cầu
phải đƣợc trả mức lợi nhuận cao hơn mức đáng ra phải trả. Điều này làm nảy

14
sinh mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông với nhau. Vấn đề sẽ càng trở nên
trầm trọng hơn nếu nhƣ ngân hàng nắm giữ quyền bỏ phiếu chính trong công
ty lúc đó ngân hàng có thể sử dụng quyền này để tối đa hoá lợi nhuận cho
mình.
Ngân hàng thƣơng mại đa năng là tập hợp những bộ phận, đơn vị kinh
doanh khác nhau với những mục đích khác nhau nên bên cạnh ƣu điểm là
giúp cho ngân hàng đa dạng hoá đƣợc sản phẩm và dịch vụ thì nó cũng có
nhƣợc điểm là đôi khi xuất hiện sự xung đột về lợi ích giữa các đơn vị. Sự

xung đột này có thể ngân hàng lại cho khách hàng vay một khoản tiền để mua
cổ phần của chính ngân hàng đó. Vì vậy để tránh điều đó xảy ra thì cần phải
có sự tổ chức quản lí chặt chẽ giữa các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng đa
năng và đặc biệt là vấn đề xây dựng mối quan hệ, liên kết chặt chẽ giữa các
đơn vị trong nội bộ ngân hàng.
4.2.2. Rủi ro trong vấn đề quản lí
Đây là vấn đề đƣợc đề cập rất nhiều bởi sự đa dạng trong phạm vi và
quy mô của ngân hàng đa năng. Một ngân hàng đa năng với nhiều lĩnh vực
kinh doanh và nhiều hoạt động liên quan đến tài chính nếu quản lí không hiệu
quả sẽ dẫn đến sự bất ổn về tài chính. Vấn đề sẽ không dừng lại ở đó mà nó
còn liên quan đến rất nhiều những công ty, đối tác khác không chỉ trong
ngành mà nó còn có thể gây ra hệ quả dây truyền đến cả nền kinh tế do tài
chính là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất của một nền kinh tế. Ngân hàng
chính là nhân tố kết nối các thực thể trong nền kinh tế lại với nhau vậy nên
khi nó sụp đổ thì không chỉ ảnh hƣởng đến hệ thống thanh toán của nền kinh
tế mà hơn thế nó còn gây ra khủng hoảng kinh tế. Cũng chính bởi điều đó mà
các nhà làm luật thƣờng có những quy định rất khắt khe đối với hoạt động của
ngân hàng đa năng hay thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động của ngân
hàng hoặc ngân hàng phải đối mặt với khả năng phải chịu một mức thuế cao.

15
Nghiên cứu về 290 ngân hàng tại Thụy Điển từ năm 1996 đến 1999 cho
thấy có đến khoảng 40% chi phí không hiệu quả và một nửa lợi nhuận tiềm
năng đã bị bỏ qua bởi sự kém hiệu quả trong quản lí [19].
4.2.3. Rủi ro đạo đức
Ngân hàng đa năng càng phát triển thì sẽ làm tăng nguy cơ thiếu kiểm
soát xung quanh vấn đề rủi ro đạo đức. Tức là do sự phát triển của mình ngân
hàng dễ dàng có mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và những ngƣời đi vay
(có thể là các tổ chức hoặc cá nhân hoặc có thể là cả chính phủ). Đây là nguy
cơ rất dễ dẫn đến sự lũng đoạn về chính trị hoặc hình thành độc quyền trên thị

trƣờng nhƣ việc cho vay nhƣng lại kèm theo một số điều kiện bắt buộc khách
hàng phải mua những cổ phiếu do ngân hàng phát hành có độ rủi ro cao
Nhƣ vậy mặc dù có rất nhiều lợi thế nhƣng cũng không phải là ngân
hàng đa năng không có những rủi ro. Bởi vậy mà mỗi một quốc gia trên thế
giới lại có những hƣớng phát triển đặc trƣng riêng phù hợp với từng điều kiện
cụ thể của quốc gia mình. Điều này đƣợc minh chứng rõ hơn trong phần II
của khóa luận.
5. Sự ra đời ngân hàng đa năng và bƣớc đầu hoạt động ở một số nƣớc
Đức là nơi đầu tiên trên thế giới phát triển ngân hàng đa năng, vào thế
kỉ 19. Các ngân hàng này không chỉ bảo lãnh giới hạn trong địa phƣơng mà cả
cho những công ty nƣớc ngoài.
Tại Bỉ, vào năm 1822 thành lập ngân hàng cổ phần đầu tƣ đầu tiên
trong lịch sử thế giới đó là Société Générale. Đây là ngân hàng đa năng lớn và
có lịch sử phát triển lâu đời nhất thế giới. Từ năm 1870 đến 1914, Bỉ là một
trong số các nƣớc có hệ thống tài chính phát triển nhất thế giới. Vào năm
1913 Bỉ là một trong 5 chủ nợ lớn nhất thế giới. Tính đến cuối năm 1913,
tổng tài sản của SG vẫn chiếm tới 482.3 triệu frăng trong khi đó tổng tài sản
của 5 đối thủ chính là 553.8 triệu frăng [17].


16
II. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRÊN THẾ GIỚI
1. Xu hƣớng chung
Mô hình ngân hàng đa năng thống trị hệ thống ngân hàng ở hầu hết các
nƣớc Châu Âu lục địa kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Một vài ví dụ điển
hình về loại ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng đa năng là
Deutsche Bank của Đức và Crédit Lyonnais của Pháp. Hai ngân hàng này
đƣợc thành lập vào thế kỉ 19 và đã đóng vai trò quan trọng nhƣ một bộ phận
không tách rời của cách mạng công nghiệp nổ ra vào đầu thế kỉ này. Các ngân
hàng này đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp công nghiệp mà sau này đã trở thành các tập
đoàn công nghiệp vững mạnh. Với quy mô rất lớn và một tập hợp dịch vụ trọn
gói có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần
là các dịch vụ cấp vốn mà còn cung cấp một loạt các dịch vụ bổ trợ khác.
Trong xu hƣớng phát triển hiện nay, các ngân hàng Châu Âu đã và đang chủ
động sáp nhập hoặc tham gia liên minh với các công ty bảo hiểm để nâng cao
tỉ trọng của mình trên thị trƣờng.
Lí do quan trọng nhất giải thích sự thành công của các ngân hàng đa
năng ở Châu Âu là các ngân hàng này, với ƣu thế tổng hợp đã có khả năng
gây sức ép đối với khách hàng là các hãng sử dụng dịch vụ của ngân hàng để
phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng
không những có thể tăng trƣởng phát triển các hoạt động truyền thống nhƣ
vay, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng mà còn phát triển các hoạt
động của ngân hàng đầu tƣ nhƣ kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán Khả
năng bù trừ rủi ro và mở rộng kinh doanh đƣợc cho là ƣu điểm lớn nhất của
ngân hàng đa năng. Một ngân hàng đa năng có thể phân bổ chi phí vào nhiều
đơn vị kinh doanh chiến lƣợc (Strategic Business Units - SBU) và tạo nhiều
lợi nhuận hơn nhờ vào việc cung cấp một tập hợp đầy đủ các sản phẩm dịch
vụ cho khách hàng. Việc đa dạng hoá các hoạt động ngƣợc lại sẽ giúp giảm

17
thiểu rủi ro. Các ngân hàng đa năng có thể dùng các chiến lƣợc cứng rắn gây
sức ép đối với các công ty sử dụng các dịch vụ bảo lãnh hoặc mua bảo hiểm
cũng nhƣ hàng loạt các dịch vụ khác bằng việc đe doạ cắt các khoản tín dụng
và có thể ép ngƣời đi vay đang trong tình trạng khó khăn về tài chính phải
phát hành các chứng khoán có độ rủi ro cao (risky securities) để trả nợ. Các
ngân hàng đa năng này cũng có thể sử dụng các thông tin đƣợc cung cấp bởi
các công ty phát hành chứng khoán và hàng loạt các thông tin đƣợc tích luỹ
liên tục từ đó hình thành nên một thứ tài sản tri thức (vô hình hay hữu hình)
để tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh của mình. Các ngân hàng đa năng hiện đại

cũng đang có xu hƣớng đẩy mạnh quản lí tài sản tri thức và coi đây là một
nguồn lực quý giá để đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững.
Thị trƣờng tài chính Châu Âu có sự phân đoạn sâu sắc nhất là đối với
thị trƣờng ngân hàng, rất ít ngân hàng đầu tƣ ở Châu Âu có khả năng chi phối
hay thống trị bất kì một phân đoạn thị trƣờng nào cho dù họ có mặt sớm và
cạnh tranh rộng khắp trên thế giới.
Mỹ không khuyến khích phát triển mô hình ngân hàng đa năng về mặt
chính sách nhƣng hệ thống ngân hàng Mỹ lại không ngừng phát triển theo mô
hình ngày càng đa năng. Có ba yếu tố cơ bản đã tác động sâu sắc đến mô hình
phát triển của các ngân hàng Mĩ đó là:
Thứ nhất, bởi sự đổ vỡ của thị trƣờng chứng khoán năm 1929 và cuộc đại
suy thoái kinh tế năm 1929 – 1933 mà nguyên nhân chính đƣợc cho rằng do hoạt
động đầu cơ của các ngân hàng và các hoạt động mang tính chất đa năng. Tuy
nhiên lại không có một bằng chứng nào thực sự thuyết phục chứng minh sự liên
hệ giữa các hoạt động đầu cơ với sự đổ vỡ của thị trƣờng chứng khoán.
Thứ hai, việc ban hành Bộ luật Ngân hàng 1933 và điều khoản Glass-
Steagall đã phân tách hoạt động ngân hàng thƣơng mại và hoạt động ngân
hàng đầu tƣ.

18
Thứ ba, đó là sự tăng cƣờng vai trò và sự can thiệp quan trọng của
Chính phủ liên bang trên thị trƣờng tài chính.
Nhƣng cũng chính ba yếu tố trên lại khiến các ngân hàng Mỹ có xu
hƣớng đa năng để tăng cƣờng bù trừ rủi ro trong kinh doanh. Trong khi các
ngân hàng ở Châu Âu có thể thực hiện cung cấp tín dụng và thực hiện nghiệp
vụ đầu tƣ vào cùng một khách hàng thì điều này là bất hợp pháp tại Mỹ. Các
ngân hàng của Mỹ cũng đang chuyển hƣớng tới một dạng ngân hàng đa năng
tƣơng tự các ngân hàng Châu Âu nhƣng không hoàn toàn giống mô hình kinh
điển của Châu Âu lục địa. Các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tƣ, các
định chế tài chính của Mĩ đang hƣớng tới xây dựng các tập đoàn tài chính lớn.

Trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin và sự bành trƣớng của
các tập đoàn công nghệ điện tử ở Mỹ hình thành một ngân hàng đa năng dạng
“mạng” (banks’ networks) bằng việc xây dựng các cổng và xa lộ điện tử để
cung cấp các dịch vụ tài chính đa lĩnh vực. Đây là một mô hình đƣợc dự báo
sẽ là mô hình có khả năng cạnh tranh rất cao trong thời đại bùng nổ công
nghệ truyền thông và thông tin (CIT - communication & information
technology) cũng nhƣ yêu cầu về mặt thời gian của các dịch vụ tài chính đang
đƣợc đƣa lên là một trong những yếu tố hàng đầu (time - based competition).
Một điểm đáng chú ý nữa là trong khi các ngân hàng này có ƣu tiên
hàng đầu hƣớng tới mô hình ngân hàng đa năng thì trên thực tế các thể chế tài
chính khác của Mỹ đạt đƣợc điều này nhanh hơn, đó là các công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm, thông qua các hoạt động nhƣ liên doanh, liên minh,
các nghiệp vụ đầu tƣ và mở rộng các sản phẩm mới.
Trong khi đó mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng lớn, các hãng
kinh doanh và chính phủ đã tạo nên đặc trƣng riêng của hệ thống tài chính của
Nhật Bản. Trong thời kì tái thiết đất nƣớc, các hệ thống này hoạt động rất hiệu
quả bởi nó cho phép huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các nhà cung cấp
các dịch vụ tài chính - tín dụng, các tập đoàn công nghiệp với chính phủ. Tuy

19
nhiên, trong thời gian qua, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997,
các ngân hàng Nhật Bản và các Keiretsus (các tập đoàn công nghiệp với hệ
thống các công ty con liên hệ với nhau hết sức chặt chẽ) đã rút ra những bài
học đắt giá về sự nguy hiểm của mô hình này. Hệ thống này khó có sự phản
ứng kịp thời và độc lập tƣơng đối khi có những biến động nguy hiểm trên thị
trƣờng tài chính gây ra hiệu ứng rủi ro dây truyền trong lĩnh vực vốn đang rất
nhạy cảm. Cụ thể, nếu nhƣ một công ty đổ vỡ thì nhiều công ty khác trong
cùng tập đoàn cũng đổ vỡ theo và sự đổ vỡ của Keiretsus này sẽ đe doạ sự an
toàn của toàn hệ thống ngân hàng - tài chính của Nhật Bản.
Đó là những xu hƣớng phát triển chính của ngân hàng đa năng trên thế

giới và theo từng điều kiện và theo từng đặc điểm của từng quốc gia, từng khu
vực mà các nƣớc có hƣớng phát triển khác nhau. Để tìm hiểu thêm về những
sự phát triển này cũng nhƣ kinh nghiệm của các nƣớc đã phát triển mô hình
ngân hàng đa năng, tác giả xin đƣa ra một số mô hình ngân hàng đa năng điển
hình trên thế giới ở phần tiếp theo.
2. Một số mô hình Ngân hàng đa năng điển hình trên thế giới
2.1. Mô hình theo kiểu kết hợp các nghiệp vụ (full universal)
2.1.1. Đặc trƣng của mô hình
Ngân hàng đa năng theo kiểu kết hợp các nghiệp vụ là loại hình ngân
hàng mà ở đó không có sự phân biệt, ngăn cách giữa các hoạt động và ngân
hàng này cung ứng trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Ngân
hàng này còn đƣợc phép sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp thƣơng mại
khác. Đây là mô hình phổ biến ở các nƣớc nhƣ Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan
Mô hình tổ chức của ngân hàng này nhƣ sau:

20
Biều 1: Mô hình đa năng đầy đủ (Full Universal)

Nguồn: [14]


2.1.2. Mô hình ngân hàng Deutsche Bank (Đức) [20]
Đƣợc thành lập vào năm 1870 tại Berlin với mục đích hỗ trợ và thúc
đẩy mối quan hệ thƣơng mại giữa Đức với các nƣớc thuộc Châu Âu và các
quốc gia khác. Tính đến ngày 31/12/2007, ngân hàng đã có 1889 chi nhánh tại
76 quốc gia trên thế giới (riêng ở Đức là 989 chi nhánh ) với lực lƣợng lao
động lên tới 78.291 lao động.
Deutsche Bank hoạt động theo 3 nhánh chính:
a. Ngân hàng của doanh nghiệp và ngân hàng đầu tƣ (CIB)
CIB đƣợc chia làm 2 ban:

 Ngân hàng của doanh nghiệp và chứng khoán (Corporate Banking &
Securities): chịu trách nhiệm về vấn đề thƣơng mại, thị trƣờng vốn sơ cấp, tƣ
vấn doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp của Deutsche Bank.
Gồm 2 tiểu ban là: * Thị trƣờng toàn cầu (Global market)
* Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance)
 Ngân hàng giao dịch toàn cầu (Global Transaction Banking): chịu
trách nhiệm đối với việc quản lí tiền mặt, thanh toán bù trừ, dịch vụ uỷ thác
và chứng khoán, tài chính thƣơng mại.

21
Gồm 2 tiểu ban: * Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance)
* Ngân hàng giao dịch toàn cầu (Global Transaction Banking)
b. Khách hàng cá nhân và quản lí tài sản (PCAM)
PCAM đƣợc chia làm 2 ban:
 Ban quản lí tài sản (Asset and Wealth Management):
Hoạt động thông qua 2 công ty trực thuộc là:
1) Công ty quản lí tài sản: gồm các công ty con ở Châu Âu (DWS
Investment) và Mỹ (Scudder Investment), các quỹ kinh doanh bất động sản
lớn (DB real estate, RREEF) và công ty quản lí toàn cầu (Deutsche Asset
Management).
2) Công ty quản lí sản nghiệp cá nhân (Private Wealth Management):
Phục vụ cho các khách hàng giàu có trên thế giới và gia đình của họ, cung cấp
các giải pháp có chất lƣợng cao nhằm thoả mãn nhu cầu quản lí tài sản.
 Ban khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp (Private and
Business Client): phục vụ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, cung
cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống tại Đức, Ý, Tây Ban Nha và thậm chí
cả Bỉ, Hà Lan hiện nay đang mở rộng sang các thị trƣờng tại Trung Âu, Đông
Âu và Châu Á.
Các sản phẩm PCAM cung cấp là: Tƣ vấn tài chính, Quỹ tƣơng hỗ, Kế
hoạch hƣu trí, Quỹ tiền tệ, Quản lí danh mục đầu tƣ, Quỹ bất động sản, Dịch

vụ ngân hàng, Dịch vụ đặc biệt khác
c. Đầu tƣ doanh nghiệp (CI)
Ban này chuyên chịu trách nhiệm về đầu tƣ tài chính của ngân hàng,
quản lí các hoạt động nhƣ giao dịch, bảo lãnh phát hành chứng khoán
Có 5 công ty trực thuộc trong Deutsche Bank gồm:
 Thị trƣờng toàn cầu ( Global market )
 Hoạt động ngân hàng toàn cầu (Global banking)

22
 Các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (Private & Business
Clients)
 Quản lí sản nghiệp cá nhân (Private Wealth Management)
 Quản lí tài sản (Asset Management): nắm giữ khoảng 555 tỉ Euro tài
sản uỷ thác của khách hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài tính đến cuối năm 2007.
Về kinh doanh bán lẻ thì Deutsche Bank giữ vị trí hàng đầu ở Châu Âu và số
1 ở Đức thông qua hoạt động của các công ty con.
2.1.3. Ƣu nhƣợc điểm của mô hình
Ƣu điểm
Khách hàng chỉ cần thông qua công ty con trực thuộc ngân hàng họ có
thể yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác nhau từ thanh toán cho đến tƣ vấn
mà không mất nhiều thời gian đi tìm cũng nhƣ đến các công ty khác nhau, rất
dễ dàng kiểm tra giám sát cũng nhƣ quản lí các hoạt động tài chính của mình.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ tƣ vấn tài chính cũng nhƣ một số dịch vụ
khác của ngân hàng do đã có những hiểu biết nhất định về khách hàng nên
ngân hàng dễ dàng đƣa ra những tƣ vấn phù hợp với khách hàng.
Còn đối với ngân hàng, mô hình này giúp cho ngân hàng có thể kiểm
soát hoạt động của các công ty con trực thuộc dễ dàng hơn.
Với khối hoạt động đầu tƣ doanh nghiệp DB nắm giữ cổ phần của các
công ty tổ chức tài chính và phi tài chính thông qua việc cho vay vốn hoặc
mua cổ phần để tham gia vào việc kiểm soát và can thiệp sâu vào tình hình

làm ăn của công ty.
Nhƣợc điểm
Mô hình này khá phức tạp mặc dù dễ dàng trong việc kiểm soát hoạt
động của công ty con nhƣng lại phức tạp và khó khăn trong việc quản lí hoạt
động của khối ngân hàng.

23
Mô hình này còn cho thấy sự kém linh hoạt trƣớc biến động của thị
trƣờng có thể sụp đổ cả hệ thống do các công ty này không phải là các công ty
độc lập mà luôn trực thuộc ngân hàng.
Đây là một mô hình một ngân hàng đa năng đầy đủ tuy nhiên các nƣớc
theo mô hình này thƣờng rất ít chỉ có Đức, Thụy Sĩ và một vài nƣớc khác bởi
vì mô hình này yêu cầu trình độ phát triển cao về mọi mặt, không thích hợp
với các quốc gia mới phát triển nhƣ Việt Nam hiện nay vì chƣa đạt đến trình
độ phát triển cao và đội ngũ quản lí cũng không thể quản lí đƣợc một hệ thống
nhƣ vậy.
2.2. Mô hình theo kiểu có sự phân chia vốn giữa các chi nhánh (Universal
- subsidiary) hay có sự phân chia tƣơng đối giữa các nghiệp vụ
2.2.1. Đặc trƣng của mô hình
Đây là mô hình ngân hàng đƣợc tham gia vào việc bảo lãnh phát hành
chứng khoán nhƣng khác mô hình ngân hàng trên ở chỗ ngân hàng tham gia
hoạt động chứng khoán thông qua các công ty con có tƣ cách pháp nhân độc
lập, ngân hàng ít khi nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp thƣơng mại khác và
ít khi có sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động bảo hiểm. Đây là
mô hình phổ biến ở các quốc gia nhƣ Anh, Canada

Biểu 2: Mô hình ngân hàng đa năng - chi nhánh (Universal - Subsidiary)

Nguồn: [14]

×