Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.27 KB, 115 trang )











































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2







NGUYỄN THỊ NGÀ








ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG










LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM












HÀ NỘI, 2014



HÀ NỘI, 2013











































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2







NGUYỄN THỊ NGÀ







ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG




Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Gia Thế







HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN



Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phùng Gia Thế -
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học, cùng các thầy cô giáo phòng

Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình triển khai luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014
Học viên



Nguyễn Thị Ngà











LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – TS.
Phùng Gia Thế.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi
- Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014

Học viên



Nguyễn Thị Ngà












MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Phương pháp nghiên cứu 6
7. Những đóng góp mới của luận văn 6
8. Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1. ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT 8

1.1. Dị biệt hóa điểm nhìn nhân vật 8
1.1.1. Điểm nhìn người điên 9
1.1.2. Điểm nhìn người thực vật 19
1.1.3. Điểm nhìn người đa nghi hoang tưởng 22
1.2. Điểm nhìn nhân vật như một cơ chế phát ngôn 31
CHƯƠNG 2. ĐIỂM NHÌN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 43
2.1 Điểm nhìn không gian 44
2.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật và điểm nhìn không gian 44
2.1.2. Điểm nhìn không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 45
2.1.2.1. Điểm nhìn không gian hiện thực – huyền ảo 46
2.1.2.2. Điểm nhìn không gian tâm lí hóa 50
2.2. Điểm nhìn thời gian 56
2.2.1. Thời gian nghệ thuật và điểm nhìn thời gian 56
2.2.2. Điểm nhìn thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 57
2.2.2.1. Phi tuyến tính hóa điểm nhìn thời gian 57
2.2.2.2. Điểm nhìn thời gian “trắng” 60
2.3. Sự song hành xoắn vặn các điểm nhìn không gian và thời gian 62
CHƯƠNG 3. ĐIỂM NHÌN NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ SỰ PHỐI
HỢP CÁC ĐIỂM NHÌN 69
3.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba 70
3.1.1. Kể chuyện theo trình tự biên niên 71
3.1.2. Phi tuyến tính hoá trình tự kể 80
3.2. Người kể chuyện với vai trò thiết tạo các điểm nhìn 88
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106




1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Đó
là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác
phẩm. “Khái niệm điểm nhìn là công cụ cho việc đọc kỹ văn bản văn xuôi, là
một trong những khái niệm then chốt của phê bình mới” (I. P. Ilin và E. A.
Tzurganova). Về cơ bản, “điểm nhìn nghệ thuật” hay “ cái nhìn nghệ thuật” là
một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự
vật, phát hiện ra đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn
thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật.
Cái nhìn thể hiện sự tri giác, quan sát, do đó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu
ở điểm nhìn không gian và thời gian và bị không gian, thời gian chi phối. Cái
nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu, tình cảm yêu, ghét. Cái nhìn gắn
với liên tưởng, ví von, đối sánh… Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng cho
rằng văn bản nghệ thuật phải truyền đạt cái mà người ta cảm thấy, nhìn thấy
và nghĩ đến do đó tất yếu phải thể hiện điểm nhìn, chỗ đứng để từ đó thấy thế
giới nghệ thuật.
Trong cuốn Tự sự học, Trần Đình Sử cho rằng “Điểm nhìn nghệ thuật
là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là một cấu trúc
tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ
phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa
người kể và người đọc hàm ẩn” [32, tr.96].
Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra một khái niệm chung nhất về “điểm
nhìn nghệ thuật” (tiếng Nga: khudojestvennaya tochka zreniya; tiếng Anh:
point of view): “điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra
và miêu tả sự vật đó trong tác phẩm” [9, tr.113].
2
Như vậy, điểm nhìn trong văn bản là phương thức phát ngôn, trình
bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Điểm

nhìn nghệ thuật trong văn xuôi được các nhà nghiên cứu gọi là “điểm nhìn
trần thuật”. Khái niệm này chứa đựng cả một hệ tư tưởng thẩm mĩ, thậm chí
là một “cấu trúc hàm ẩn” (Nguyễn Thái Hòa).
Trong văn học truyền thống, các tác phẩm văn học chủ yếu được triển
khai ở cái nhìn bất biến, cái nhìn biết trước, biết hết. Người kể chuyện luôn
đứng ở vị trí cao hơn để quan sát tất cả mọi việc và kể lại một cách tỉ mỉ cho
độc giả nghe câu chuyện. Bước sang văn học hiện đại, nhà văn khai thác điểm
nhìn có sự đan xen, dịch chuyển tạo nên cái nhìn phức hợp trong tiểu thuyết.
Việc tổ chức, khai thác điểm nhìn trong tác phẩm là khâu quan trọng bởi
muốn miêu tả, trần thuật, nhà văn phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn hợp
lí. Điểm nhìn thể hiện sự chú ý và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra
cái nhìn nghệ thuật. Trên thực tế, giá trị của tác phẩm văn học một phần
không nhỏ là do nó có khả năng mang đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ
về cuộc đời. Mặt khác thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu
tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và đặc điểm phong cách của nhà văn.
1.2. Trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình
Phương là một cây bút đóng vai trò quan trọng. Ông bắt đầu viết văn từ năm
1980. Nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận bởi một loạt những
tiểu thuyết ấn tượng: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ
suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2005), Người đi vắng (2006), Ngồi (2006)
Nguyễn Bình Phương luôn tâm niệm “Nghệ thuật tiểu thuyết theo như tôi
quan niệm là sự nối kết các điểm nhìn chính với nhau chứ không phải nhẫn
nại đi theo tuần tự đều đặn của thời gian sự kiện”. Bởi vậy, điểm nhìn nghệ
thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có nhiều nét mới lạ, độc đáo.
Điều này không chỉ thể hiện ở bình diện kĩ thuật của lối viết mà còn thể hiện
3
trong chiều sâu tư duy nghệ thuật của nhà văn. Phân tích điểm nhìn nghệ thuật
là cách tác giả luận văn tiếp cận một phương diện độc đáo trong cấu trúc nghệ
thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm khẳng định những đóng góp
quan trọng của tác giả vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bình Phương là một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam
đương đại. Sáng tác của Nguyễn Bình Phương từ lâu đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Ở đây, chúng tôi chỉ lược khảo những công trình nghiên
cứu tiểu thuyết của ông.
2.1. Các bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Ở cấp độ nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, có
thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như: “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình
Phương” của Hoàng Nguyên Vũ, “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phương” của Trương Thị Ngọc Hân, “Tiểu thuyết hiện đại - Sự
hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương” của Nguyễn Phước Bảo Nhân, “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương” của Phùng Gia Thế, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thị Thùy Linh,…
Ngoài ra, còn có một số bài phê bình, giới thiệu tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương của Nxb. Hội nhà văn, của các trang báo mạng và các công trình
nghiên cứu đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại lấy các sáng
tác của Nguyễn Bình Phương như là các minh chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Có thể kể đến một số công trình như: “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI
từ góc nhìn hậu hiện đại” của Thái Phan Vàng Anh, Những cách tân nghệ
thuật trong Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986 - 2006) của Mai
Hải Oanh…
4
Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi đặc biệt chú ý
những bài đánh giá cụ thể về các bình diện thi pháp trong mỗi tác phẩm của
ông. Tiêu biểu trong số đó là bài viết của các nhà phê bình Đoàn Cầm Thi,
Thụy Khuê, Phạm Xuân Thạch,…
Trong bài “Sáng tạo văn học giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương)”, nhà phê bình Đoàn Cầm Thi đã có những nhận định

sâu sắc về vấn đề tính dục, về đời sống bản năng vô thức trong tiểu thuyết
của nhà văn. Đoàn Cầm Thi cho yếu tố vô thức yếu tính nghệ thuật của tiểu
thuyết [40]. Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài viết “Thoạt kỳ thủy trong
vùng đất cận cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương” cũng chỉ ra những
điểm độc đáo của tác phẩm này [16].
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho Ngồi là “một tiểu thuyết bắt người
ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết xuất sắc” [37].
Trong bài “Nguyễn Bình Phương – Lục đầu giang tiểu thuyết”, tác giả
Đoàn Ánh Dương đánh giá cao Thoạt kỳ thủy và xem Thoạt kỳ thủy “xứng
đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…” [7].
Tiểu thuyết Người đi vắng cũng nhận được không ít sự quan tâm, đánh
giá của giới phê bình, nghiên cứu và của nhiều bạn đọc. Mỗi bài viết, công
trình nghiên cứu lại khai thác, kiến giải tác phẩm ở những góc độ, chiều sâu
khác nhau. Trong bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi
cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ”, Nguyễn Mạnh Hùng đã khai thác vấn đề
nhân vật trong tiểu thuyết. Tác giả bài viết cho rằng “nhân vật của Nguyễn
Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó [15]. Bài viết
“Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc Người đi vắng của Nguyễn
Bình Phương” của Đoàn Cầm Thi khai thác vấn đề tính dục trong tiểu thuyết,
đặc biệt qua phân tích Hoàn – nhân vật nữ chính của tác phẩm [39].
5
Điểm qua các bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng
tôi nhận thấy, cho dù được khám phá từ nhiều bình diện khác nhau song vấn
đề điểm nhìn nghệ thuật – một phương diện quan trọng trong thi pháp tiểu
thuyết của nhà văn lại chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn luận
chuyên sâu.
2.2. Các bài viết nghiên cứu vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương
Nghiên cứu về vấn đề điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương, tác giả luận văn cũng học tập được nhiều ý tưởng và cách tiếp
cận về điểm nhìn nghệ thuật tiểu thuyết qua các bài viết: “Tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại” của Thái Phan Vàng Anh, “Yếu
tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh.
Qua sự phân tích sơ bộ ở trên, chúng tôi nhận thấy, việc tiếp cận điểm
nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm thỏa đáng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Điểm nhìn
nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” theo chúng tôi là cần thiết
và có ý nghĩa lí luận – thực tiễn thiết thực. Có thể xem đây là một trong
những con đường thuận lợi nhất để tác giả luận văn tìm ra những nét độc đáo
trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm đánh giá đúng những đóng góp
của ông vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Phát hiện ra những nét độc đáo trong việc tổ chức các điểm nhìn
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đồng thời thấy được ý
nghĩa của những cách tân ấy trong tiểu thuyết của nhà văn.
3.2. Khẳng định những đóng góp quan trọng về tư duy tiểu thuyết và thi
pháp thể loại của Nguyễn Bình Phương vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.
6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu những lí luận cơ bản về điểm nhìn nghệ thuật trong tác
phẩm tự sự.
4.2. Tìm hiểu những nét độc đáo về tổ chức điểm nhìn nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương qua các tiểu thuyết tiêu biểu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn phân tích vấn đề điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương qua 3 tác phẩm quan trọng:
- Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học, 2005.
- Người đi vắng, Nxb Phụ nữ, 2006.
- Ngồi, Nxb Đà Nẵng, 2006.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích – tổng hợp;
- Phương pháp phân tích văn bản
- Phương pháp so sánh, so sánh hệ thống và so sánh loại hình.
7. Những đóng góp mới của luận văn
7.1. Luận văn nghiên cứu chuyên sâu vấn đề điểm nhìn nghệ thuật –
một đặc tính nghệ thuật quan trọng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Do đó, việc thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có thể phát hiện và
mô hình hóa vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương,
đồng thời chỉ ra những nét độc đáo trong tư duy tiểu thuyết của nhà văn.
7
7.2. Khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Bình Phương
về tư tưởng và kĩ thuật tiểu thuyết vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương
đại.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài
liệu tham khảo. Riêng phần nội dung được trình bày trong ba chương :
Chương 1. Điểm nhìn nhân vật
Chương 2. Điểm nhìn không gian và thời gian
Chương 3. Điểm nhìn người kể chuyện và sự phối hợp các điểm nhìn.



8
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT
“Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính, địa vị, tâm lí nhân vật”
[33, tr.182]. Trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Bình Phương
là một trong những nhà văn có cái nhìn đặc biệt mới mẻ về hiện thực và con
người. Nhà văn không phải gồng mình lên để tô vẽ hiện thực mà đã nhìn nó
với con mắt tỉnh táo. Ngòi bút của ông đã hướng tới hiện thực đa chiều phức
tạp và chấp nhận nó, coi đó là một phần không thể khác được của cuộc sống.
Nhìn con người ở góc độ chân thực nhất, thấy đầy đủ bản năng, vô thức, sự
phức tạp của con người và cả sự cô đơn nhỏ bé của con người trước hiện
cảnh. Không dùng khái niệm tốt và xấu đối với nhân vật, Nguyễn Bình
Phương muốn nhìn con người như chính con người của đời sống thực. Và, với
cách nhìn như vậy, ta không bắt gặp trong tác phẩm của ông những nhân vật
hành động, nhân vật anh hùng mà ở đó chỉ có những con người có thể là thiếu
hụt về nhân cách, có thể là đám đông thiếu học, có thể là những người điên,
người đi vắng… Qua khảo sát ba cuốn tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Người đi
vắng, Ngồi, chúng tôi nhận thấy điểm nhìn nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Bình Phương được thể hiện cụ thể trên những phương diện sau:
1.1. Dị biệt hoá điểm nhìn nhân vật
Dị biệt theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt là “cái khác hẳn hoặc
trái hẳn với những cái cùng loại” [27, tr.255]. Trong văn chương Việt Nam
thời kì đổi mới, nhân vật dị biệt là một dạng thức nhân vật tương đối phổ
biến. Nó kết đọng quan niệm mới mẻ về đời sống và về nhân sinh của các tiểu
thuyết gia đương đại. Đồng thời cũng là một bước cách tân táo bạo, một bước
đột phá của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết truyền thống.
9
Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Bình Phương đã lựa chọn, tái hiện
các nhân vật dị biệt như một sự từ chối quan niệm điển hình hóa của tiểu
thuyết hiện thực truyền thống. Với dạng thức nhân vật dị biệt, nhà văn đã thực
sự cho thấy những khám phá mới về đời sống, chứng tỏ khả năng khai mở

những vùng đất hoang vu, bí ẩn trong tâm hồn con người. Ở góc độ điểm nhìn
của nhân vật dị biệt, chúng tôi tập trung khai thác các kiểu dạng cụ thể sau:
1.1.1. Điểm nhìn người điên
Điên là một trạng thái bệnh lý của con người chỉ những người bị tổn
thương về thần kinh dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành động, vô hình
chung sống bản năng và khác biệt với những người xung quanh. Trong
“Chứng điên và văn minh”, M. Foucault đã xem những người điên là đối
tượng bị cưỡng bách đẩy ra ngoài ngoại biên của đời sống bởi tinh thần phản
kháng và bất tín của họ đối với thiết chế quyền lực xã hội. Bởi vì chúng ta
thực sự không có một tiêu chí cụ thể nào để xem một người điên thực sự
“điên” vì mọi suy nghĩ của họ đơn giản chỉ “khác” chúng ta, chứ không thể
xem những suy nghĩ đó là “rồ dại” hoặc nguy hiểm có tính bệnh lý. Về vấn đề
điên khùng không chỉ Foucault quan tâm, nó còn được quan tâm rộng rãi
trong xu hướng “triết học hóa về con người” của phương Tây hiện nay, được
phổ biến rộng rãi trong chủ nghĩa hậu cấu trúc và chủ nghĩa hậu hiện đại.
Trên thực tế, điều mà các nhà lý luận quan tâm là khái niệm “người khác”
trong con người hay thái độ của bản thân nó đối với “cái khác lạ” trong chính
nó. Đồng thời, tính chất “bí ẩn”, “vô thức” của “con người khác đó” đặt người
ta mấp mé giới hạn, hoặc thường là vượt khỏi giới hạn được coi là những
“chuẩn mực” tâm lý, xã hội, đạo đức, những cái cung cấp cơ sở khiến anh ta
bị nhìn nhận như một kẻ “điên khùng”, “rồ dại”.
Nghiên cứu về người điên trong văn chương, Đoàn Cầm Thi đã khái
quát thành hai loại người điên:
10
Thứ nhất, kiểu điên – “vĩ đại” là “những bậc hiền triết chỉ tồn tại với
thiên hướng duy nhất là tra tấn vũ trụ và thời đại mình” như Don Quichottle
của Xecvantec hay Thằng Ngốc của Lỗ Tấn.
Thứ hai, kiểu điên “con bệnh” là “hậu quả của sự ức chế, không thỏa
mãn về tình dục, tình yêu” như Nga trong Lá ngọc cành vàng của Nguyễn
Công Hoan và Thảo trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo.

Nhân vật điên của Nguyễn Bình Phương không thuộc hai loại trên. Nhà
văn sáng tạo thế giới nhân vật người điên của mình theo một bút pháp riêng:
không có kiểu điên vĩ đại; người điên cũng không phải là “con bệnh” reo hò
nhảy múa, man dại, hành động kỳ quặc vô lý… Nhân vật người điên của
Nguyễn Bình Phương vẫn có tâm hồn, có bản thể trong suy nghĩ và hành
động. Họ là những kẻ dị tật, tàn khuyết về tâm lý.
Trong văn học hậu hiện đại, vấn đề con người được quan tâm nhiều
hơn cả chính là phần vô thức, tiềm thức, vùng mờ tối và chứa đựng nguồn
năng lượng dồi dào, vô tận. Người điên luôn có những tâm lí và hành vi
không kiểm soát được, không chịu sự điều khiển của lý trí và điều này có
phần gần gũi với nghệ thuật. Có thể cắt nghĩa sự thăng hoa của người nghệ sĩ
trong sáng tạo bởi luôn có hiện tượng họ viết mà không ý thức được những
điều mình đang viết khi có một xung lực vô hình dẫn dắt họ, “mớm lời” cho
họ. Có lẽ một phần xuất phát từ quan niệm này và thói quen “quan sát người
điên” mà Nguyễn Bình Phương rất chú ý tìm hiểu đối tượng quen mà lạ ấy.
Quen vì ta vẫn thường gặp đâu đó một vài người điên trong đời sống hàng
ngày nhưng lạ bởi có mấy ai trong chúng ta từng quan tâm xem những con
người bất thường ấy có tâm lý thế nào, hành xử ra sao mà chỉ để ý đến những
biểu hiện bệnh lý điên rồ của họ. Chọn một lối đi riêng, Nguyễn Bình Phương
thấy “Người điên có nhiều cái không thể giải thích, khó gọi thành tên nhưng
dường như vượt qua ngưỡng của con người bình thường. Thực tế, tôi cũng
11
chưa một lần vào trại tâm thần để quan sát họ nhưng khi cầm bút, tất cả
những người điên mình đã gặp trên đường phố cứ tự nhiên hiện ra rất rõ nét.
Và hình ảnh người điên trong cuộc sống và trong văn học bao giờ cũng có
mẫu số chung” [12]. Như vậy, quan sát và sự cố gắng dựng lại “người điên”
sao cho thật sinh động cũng trở thành một động lực sáng tác của Nguyễn Bình
Phương. Trong tác phẩm của mình, nhà văn luôn tìm tòi những hình ảnh, chi
tiết, những ngôn ngữ… nhằm lột tả được cái “thần” của những người điên
chứ không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Vì vậy, ta bắt gặp trong tác

phẩm những đoạn viết tưởng như được sắp xếp từ nhiều mạch suy tư, nhiều
lời tâm sự của một thế giới nhân vật đa dạng.
Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ta thấy cái nhìn người điên, ở
các mức độ và cách thức khác nhau, xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần trong các
tác phẩm giống như một “mô típ”. Có khi đó là những nhân vật mang đầy đủ
tiểu sử như Tính trong Thoạt kỳ thủy, như Cương trong Người đi vắng, hay
Quang, Mộc trong Những đứa trẻ chết già. Nhưng cũng có khi đó là những
nhân vật vô danh như người đàn ông điên đứng dưới gốc cây điệp vàng trong
Trí nhớ suy tàn, một gã điên đứng dưới mưa trong Ngồi. Đôi khi, họ còn tập
hợp thành một đám đông như trong Thoạt kỳ thủy. Đó là những con người
không bình thường về suy nghĩ, chứa đựng một thế giới tâm lý phức tạp
không dễ gì hiểu được. Sử dụng mô típ này, Nguyễn Bình Phương muốn phát
huy một hiệu quả nghệ thuật, giống như sự đối ứng khi nhà văn luôn muốn đi
sâu khám phá thế giới vô thức ở con người và những người điên chính là một
trong những cửa ngõ quan trọng dẫn dắt vào vùng chiều sâu tâm lý ấy.
Nguyễn Bình Phương đã từng nói: “Tôi cho rằng người điên chứa trong họ
một phần rất lớn phẩm chất của nghệ thuật… Ai cũng có một người điên
trong chính mình, chỉ có đậm nhạt khác nhau mà thôi” [12].
12
Trong ba tiểu thuyết của nhà văn mà người viết khảo sát thì Thoạt kỳ
thủy là tiểu thuyết có nhiều người điên nhất và cũng gây ấn tượng nhất. Cả
một làng “những người điên”, “một lũ điên”. Nhân vật điển hình cho cái nhìn
điên đối với ngoại giới là Tính – một con người dị biệt, con bệnh tâm thần
mắc chứng điên loạn. Lựa chọn nhân vật này, Nguyễn Bình Phương đã thực
sự thiết tạo một điểm nhìn dẫn dắt người đọc vào thám hiểm cõi vô thức, mơ
mị của người điên – những con người mà nội tâm của họ cho đến nay vẫn còn
là một điều bí ẩn đối với chúng ta. Tính là một con người dị biệt từ tuổi ấu thơ
cho đến lúc trưởng thành. Tính mang nhiều điểm khác biệt so với đồng loại từ
bề ngoài cho đến cảm xúc, suy nghĩ bên trong. Tính mang hình hài, dáng vẻ
nửa người nửa ngợm. Cái hình hài gợi nhắc thuở sơ khai của loài người trong

cõi hỗn mang nguyên thủy: “Tay dài, lưng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng,
ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ,
mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu” [28, tr.7].
Tâm hồn Tính ẩn chứa những ám ảnh, sợ hãi từ thuở ấu thơ. Lọt lòng mẹ,
Tính đã thấy trăng. Trăng vốn là một hình ảnh quen thuộc đối với mỗi con
người nhất là trong nghệ thuật. Hình tượng này vừa mang vẻ đẹp dịu dàng lại
vừa chứa đựng nét bí ẩn. Theo quan niệm của phương Đông, trăng là biểu
tượng của nước, của âm. Vì thế, nó cũng là hình ảnh gắn chặt với phần tâm
linh của con người. Tính từ khi sinh ra đã sợ ánh trăng. Trong cái nhìn của
Tính, trăng không hiện lên với vẻ đẹp quen thuộc, hiền hòa mà nó chỉ là một
ánh vàng ma quái. Tính thấy trăng lạnh và mình là một kẻ cô độc “Tính ngợp
trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên riết” [28, tr.15]. Ánh trăng lạnh
lẽo đeo bám suốt cuộc đời Tính. Có lẽ chính bởi vậy mà “Đêm. Tính không
ngủ được vì trăng. Trăng làm Tính lạnh, càng bịt tai, co người, càng đau đớn
khổ sở. Trăng rơi u u, miên man, rên xiết. Tính vùng dậy, xô cửa ra sân, nhặt
đá đáp lên trời. Tính đáp điên cuồng” [28, tr.26]. Trăng hiện hữu trong mắt
13
con chó nhà hàng xóm “Mắt chó vàng như trăng” [28, tr.27]. Theo huyền
thoại, mặt trăng đã từng lén lấy cái chày (biểu tượng của Linga) để giữ cho
mình được trẻ mãi nhưng cuối cùng con chó đã bắt mặt trăng nhả cái chày ra.
Chó đã biến thành chó dữ mỗi khi thấy trăng và trong ám ảnh của Tính trong
mơ, trăng là sự thống trị của địa ngục. Trăng mất đi vẻ lung linh, thơ mộng
vốn có, thay vào đó là một ánh trăng hắc ám. Tính luôn ám ảnh bởi sự đe dọa
và hủy diệt của ánh trăng. Trăng choáng ngợp hết không gian của giấc mơ, nó
hiện lên với sự biến ảo màu sắc: “Trời trắng xóa, có một vầng trăng đen, to
bằng đít chén nằm ở đỉnh. Trời đổi thành đen, vầng trăng lại đỏ. Cứ thế đổi
màu liên tục cho đến lúc choàng tỉnh” [28, tr.164]. Chính vì sợ trăng mà sau
này, do lầm tưởng ánh sáng từ chiếc thánh giá là trăng, Tính đã giết ông Khoa
như một hành vi tự vệ:
“Ông Khoa xoay sang trái, chiếc thánh giá bắt nắng vụt lóe lên rọi

thẳng vào mắt Tính.
- Trăng!
Tính lắp bắp rút phắt con dao sau lưng ra, sấn lại chỗ ông Khoa, vung
mạnh… Mắt Tính đỏ giật, nháy liên tục… Chiếc thánh giá trên cổ ông Khoa
vẫn lóe sáng rung rinh. Tính vươn tay giật mạnh” [28, tr.156-157].
Là một người mắc chứng điên loạn, Tính luôn mang trong mình những
ham muốn dị biệt. Ngay từ nhỏ, Tính đã “thích lê la một mình, bạ gì cũng
cầm, bạ gì cũng liếm, cũng cho vào mồm” [28, tr.15]. Tính luôn bị ám ảnh bởi
hành vi bạo lực. Nó thấm vào máu, đi cả vào trong những giấc mơ của Tính.
Câu chuyện mà tính say mê đầu đời là những chuyện “cắn cổ” Mỹ, cảnh đốt
trại tù binh của Hưng, cảnh Tây thu từng đống người của ông Thụy. Vật mà
Tính say mê đầu đời không phải là đồ chơi mà là con dao chọc tiết lợn sáng
quắc của ông Điện… Lời “động viên” mà Tính lưu tâm nhất là câu nói của
Hưng “Mày sợ gì. Hồi ở chiến trường tao giết người như ngóe” [28, tr.83].
14
Được Hưng kể cho nghe những câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, trong
những giấc mơ của Tính, lửa giống như một niềm ám ảnh ma quái: “thế là lửa
vụt lên như cái lưỡi liếm mặt”, “cháy đùng đùng, nó thiêu chết bao nhiêu lợn”
[28, tr.141]. Ngọn lửa thể hiện niềm sợ hãi của Tính, ngọn lửa của sự đe dọa
hủy diệt, ngọn lửa của chết chóc. Nguyễn Bình Phương đã dành hẳn phần phụ
chú nói về 6 giấc mơ của Tính. Giấc mơ của Tính là cảnh giết chóc với con
dao chọc tiết lợn của ông Điện: “một con dao chọc tiết lợn lơ lửng giữa trời.
Con dao tỏa mùi thơm lựng. Tính giơ tay với, không được. Dao cứ thơm ngát,
lúc lúc lại chao đảo, lượn vòng” [28, tr.166]. Chính vì vậy, càng về sau,
những giấc mơ nào của Tính cũng vấy máu, ngay cả trăng và đá cũng như thể
tuôn máu: “mỗi hòn đá bị vỡ là máu túa ra” [28, tr.37], “nó cứ trôi, da thịt và
máu cứ trôi…” [28, tr.38]. Tính sẵn sàng mơ bất cứ lúc nào, những giấc mơ
siêu thực, hoảng loạn, đầy máu và chém giết “Hiền đỏ như máu… Mắt chó
vàng như trăng… Máu rỉ ra từ ngực. Sông hút máu như chậu hút máu lợn, bát
hút máu gà…” [28, tr.68-69]. Ngay cả khi đã lấy Hiền, Tính vẫn không có cảm

xúc của một con người bình thường, lúc nào Tính cũng chỉ nghĩ tới máu và
chết chóc “Hiền níu lại, nhìn quanh, cầm tay chồng đặt lên ngực mình. Tính
chụm các ngón lại thành hình con dao nhọn chạm vào cổ vợ. Hiền nấc lên tuyệt
vọng. Tính nheo mắt, môi dưới giật giật như muỗi đốt. Hiền phanh áo, cúi ập
người xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú Hiền sây sướt, rớm máu. Tính
quyệt tay vào máu trên đá, thè lưỡi nhấm, mặt bừng sáng” [28, tr.113]. Tính
nhìn ai cũng đắm đuối vào mỗi cái yết hầu: “Tính ngồi nhìn Hiền, mắt dán chặt
vào chỗ yết hầu” [28, tr.60] ; “Tính ngẩn ngơ cúi xuống vuốt ve yết hầu của
Hưng [28, tr.112]. Hình hài nửa người nửa ngợm, triệu chứng điên, bản năng
tàn sát… đã cho chúng ta thấy Tính dường như không phải là một con người.
Trong Thoạt kỳ thủy, với điểm nhìn người điên, Nguyễn Bình Phương
đã tạo nên thứ ngôn ngữ riêng của Tính, đó là vô số chuỗi lời câm của nhân
15
vật. Nó được tạo nên bởi những chắp nối: sự kiện - chuỗi lời câm – sự kiện –
chuỗi lời câm… đan xen vào nhau. Tính mơ hồ ghi nhận sự việc xung quanh,
xâu chuỗi vào trong vùng mờ vô thức của mình rồi tái hiện qua chuỗi lời câm:
“Nó đấy. Lạnh. Mắt chó vàng như trăng” [28, tr.27]. Câu “Mắt chó vàng như
trăng” đã trở thành khẩu hiệu chạy suốt dọc dòng tư tưởng và dòng đời điên
loạn của nhân vật, cả khi thức lẫn khi ngủ, khi tỉnh lẫn khi mơ. Trong Thoạt kỳ
thủy, vô số những chuỗi lời câm của Tính được trình bày theo cách riêng để
phân biệt với lời người khác như: xuống dòng, chữ in nghiêng, thành những
đoạn văn rõ ràng có thể chiếm vài ba hàng hoặc vài trang giấy. Giống như các
giấc mơ, ngôn ngữ điên dù lộn xộn nhưng cũng phản ánh những trạng thái khác
nhau của tâm hồn Tính: cô đơn. Cũng có khi ngôn ngữ điên còn mang tính chất
đối thoại tự do, rời rạc, lảm nhảm của Tính với chính mình: “Mẹ ạ, phải làm gì
bây giờ… Mẹ biết máu chảy từ chỗ nào không?” [28, tr.37]. Đoạn đối thoại
của Tính và Hiền đứt gãy, trống rỗng đầy ám ảnh:
- Bố anh còn gặm chén không?
- Mắt chó vàng như trăng.
- Em về đây!

Tính nuốt nước bọt
- Dạo ấy nhà em cháy to nhỉ.

- Sao anh lại ra đây với em?
- Bố em xọc dao vào cổ lợn thích thật. Hiền có giữ dao không?
[28, tr.36 - 37].
Đoạn hội thoại giữa Tính và Hiền là một biểu hiện cho thứ ngôn ngữ
riêng của Tính – ngôn ngữ “điên”. Nó thể hiện ở sự mất trật tự, rời rạc, lạc
lõng giữa các sự việc, một thứ ngôn ngữ phi logic, lộn xộn.
16
Nguyễn Bình Phương là nhà văn hiện đại với quan điểm mới nên đã
thoát khỏi những khái niệm cũ về người điên coi đó là một thứ bệnh tương
đương với các bệnh khác. Nhà văn không đặt vấn đề điên trên bình diện y
học, đạo đức, xã hội mà tự tìm hiểu nguyên nhân bất hạnh của Tính: những cú
đá của người cha khi Tính còn nằm trong bụng mẹ, khi chào đời sống trong
cảnh chiến tranh và bạo lực. Nguyễn Bình Phương đã chọn Tính là một con
người “bình thường” – một thợ đập đá không biết đọc, không biết viết để
tránh xa mẫu “kẻ điên vĩ đại” có trong văn học từ Don Kihote đến thằng
Ngốc. Tính trong Thoạt kỳ thủy hiện lên như một kẻ muốn từ chối, đập phá và
đương nhiên là thất bại. Ở Tính, nhà văn không đặt ra những câu hỏi lớn,
không lấy nhân vật làm loa phát ngôn để truyền đạt tư tưởng, không tiên đoán
điều gì ở nhân vật. Nhưng tư tưởng của Nguyễn Bình Phương làm cho người
đọc phải suy ngẫm rằng thế giới của họ sống không tròn trịa, bản thân mỗi
người cũng không hoàn thiện, nói như nhà văn “ai cũng có một người điên
trong chính mình”.
Bên cạnh Tính, Nguyễn Bình Phương còn xây dựng một đám đông
những người điên. Những con người đến từ nhiều nơi xa lạ, không tên tuổi,
không rõ vùng quê, gốc tích như kiểu “nghe đâu ở xa lắm”. Họ chỉ được gọi
bằng những cái tên chung chung: “lão điên”, “cô gái Thổ điên”, “mụ điên”,
“thằng bé điên”, “thằng điên”… Những cái tên ấy gợi ra sự hỗn tạp của một

đám đông điên loạn, đủ mọi thành phần: già – trẻ, gái – trai… tất cả đều tụ
họp tại Linh Sơn: “Linh Sơn nhiều người điên, họ hay tụ tập ở cột số múa hát
ý a. Đợt máy bay đánh, chết mất một phần ba. Sau, lại có người ở các nơi lân
cận nhập, thành ra càng đông hơn” [28, tr.16].
Những đám đông điên loạn là thế giới của những người chưa thành
người, không tròn vành rõ chữ bởi nếu không dị tật về thể xác thì cũng méo
mó về tâm hồn. Họ bị quay cuồng trong ngu dốt và bệnh hoạn. Hành động của
17
họ là sự mô phỏng, bắt chước lại hành động của người khác theo bản năng và
vô thức:
“Tính véo tai lão điên, rồi chạy. Lão điên ngã lăn ra, đạp đạp chân lên
với vẻ khoái trá… Tính nhặt một chiếc dép nhựa chỉ còn nửa đế, giơ lên ngắm,
sau ghé răng cắn thử. Tính nhăn mặt. Đám điên làm theo, cũng cắn đế dép,
cũng nhăn mặt. Một thằng điên chạc mười sáu tuổi, khoác qua người chiếc lốp
xe chỉ còn lớp vải mỏng, nhảy tâng tâng quanh Tính. Nó nhắm tịt mắt bên trái,
mắt phải đong đưa theo nhịp chân, lúc nhanh, lúc chậm… Những người điên
quây thành vòng tròn…” [28, tr.46]. Hay hình ảnh: “Người đàn bà điên khòng
lưng bện thoăn thoắt búp bê. Một ông điên tự xoắn tai mình. Cô gái Thổ điên
xốc lại quần. Mụ điên vặn tóc mình từng túm” [28, tr.141]. Và thậm chí, họ bị
chìm ngập trong trạng thái hoảng loạn bởi sự đe dọa của bạo lực chiến tranh.
Khi nhìn Tính day đứt đầu con búp bê như một kẻ tàn sát: “Mụ điên ôm mặt.
Lão điên cười hồ hởi. Cô gái Thổ điên vùng múa, tóc rối bời. Đám người điên
nhốn nháo” [28, tr.142].
Đám người điên trong Thoạt kỳ thủy còn được hiện diện qua những
đoạn thoại lảm nhảm, trống rỗng, đứt gãy, lặp lại, phi logic:
Lão điên:
- Mưa xiên khoai.
Cô gái Thổ điên:
- Một sọt bã mía. Không về thì thôi. Con ơi, ăn bánh. Mẹ thồ trên lưng
đây này.

Người điên khác:
- Nheo nhẻo nhèo nheo:
Mụ điên:
- Chạm vào cỏ trắng… có con chim nâu trong cái nụ hoa nâu…
Thằng điên mới:
18
- Cù nách.

Cô gái Thổ điên:
- Bò nữa nhé, không nó cướp mất ghế đấy?
Lão điên:
- Mưa xiên khoai!
Thằng điên mới:
- Cù nách [28, tr.123]
Có thể nói Thoạt kỳ thủy là tác phẩm mà Nguyễn Bình Phương miêu tả
nhiều người điên nhất, thậm chí trong Và cỏ bản thảo của ông Phùng – một
nhân vật trong truyện cũng là để viết về một bà điên. Thành công của Nguyễn
Bình Phương không phải chỉ ở chỗ nhà văn đã tạo dựng được chân dung của
một người điên là Tính mà còn tạo dựng được bộ mặt của đám đông những
người điên với cái nhìn đời sống đặc thù. Phải có khả năng tưởng tượng
phong phú và sự quan sát tỉ mỉ mới giúp tác giả miêu tả được thế giới người
điên đó. Nếu đọc kĩ những đối thoại của người điên, bỏ qua những câu của
người dẫn truyện, người đọc còn có cảm giác nó giống như một bài thơ. Ngôn
ngữ ở đây không còn là ngôn ngữ tác giả. Nó không cần rõ nghĩa, không
hướng tới sự giao tiếp, nó thực chất chỉ nhằm để những người điên tự giải
phóng những xúc cảm của mình. Khả năng thâm nhập vào cuộc sống của
Nguyễn Bình Phương một lần nữa tỏ ra rất sắc sảo. Đó cũng là nét độc đáo
trong cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật của nhà văn. Tuy kiểu nhân vật điên
này không làm người ta sợ nhưng cũng không còn cái gì hiền lành vô hại nữa.
Ở họ ẩn chứa những dấu hiệu của sự “suy thoái” đặc biệt là ở Tính – không

còn khả năng kiểm soát bản năng, Tính đã đốt nhà, giết người và cuối cùng là
tự kết liễu cuộc đời của mình.
19
Nguyễn Bình Phương đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt và cảm nhận
tinh tế của mình khi phát hiện và khám phá về người điên, những con người
mà từ trước tới nay ít được mọi người quan tâm thậm chí bị gạt ra ngoài lề
của cuộc sống. Trong Ngồi, hình ảnh của gã tâm thần được Nguyễn Bình
Phương miêu tả khá ấn tượng: “Gã tâm thần xuất hiện ở cổng cơ quan, chiếc
bao tải rách khoác trên vai thay cho áo nhưng không thể che hết thân thể trần
truồng nhem nhuốc của gã” [30, tr.187]. Cái nhìn của gã là cái nhìn vô thức:
“Gã tâm thần nhìn ra đường nhưng chẳng nhằm vào ai, tuồng như gã nhìn vào
một thế giới khác ẩn sau thế giới hiện diện này” [30, tr.188].
Như vậy, viết về người điên, Nguyễn Bình Phương đã cho ta thấy cái
nhìn đầy nhân văn của tác giả về con người. Qua đó, nhà văn cũng tìm cho
mình một lối đi riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Khám phá và phá và phát
hiện ra một thế giới những người điên với tất cả những ẩn ức bên trong của họ
là một trong những sáng tạo độc đáo của nhà văn.
1.1.2. Điểm nhìn người thực vật
Trong “Sáng tạo văn học giữa mơ và điên”, tác giả Đoàn Cầm Thi cho
rằng: “Văn học truyền thống, đặc biệt là văn học Việt Nam ít quan tâm đến
các giấc mộng. Nếu có, chúng thường chỉ được trình bày như sự trao đổi giữa
con người với thế giới siêu nhiên, từ đó dẫn đến những điềm báo tiên tri” [40]
Trong số những nhà văn đương đại, Nguyễn Bình Phương đã đi được
xa nhất vào cõi vô thức, mơ mị của con người. Trong tiểu thuyết của nhà văn,
các yếu tố thuộc về vô thức xuất hiện dày đặc. Nhờ vậy, đời sống tâm lí nhân
vật hiện lên khá toàn diện. Sự khám phá và miêu tả của nhà văn về nội tâm
của con người cũng mang tính biện chứng rõ rệt.
Người đi vắng mở ra không được bao trang thì Hoàn cũng rơi vào trạng
thái hôn mê vì một tai nạn để rồi suốt cuộc hành trình sau đó, cô chỉ còn mải
miết đi ngược về dĩ vãng với những ấn tượng đậm nét nhất của tuổi thơ qua

×