Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đánh giá thực trạng thành phần cơ thể của sinh viên bơi lội khóa đại học 44 trường đh TDTT bắc ninh trên máy INBODY 502

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.41 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 được mệnh danh là kỷ nguyên toàn cầu hoá của văn minh trí
tuệ. Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của thể dục thể thao (TDTT). Tiếp cận thành tựu khoa học kỹ thuật để nghiên
cứu, vận dụng trong lĩnh vực TDTT là xu hướng tất yếu để đưa nền TDTT của
Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Thông qua tập luyện TDTT, thể chất
của con người được tăng cường. Sự biểu hiện của cơ thể người tập không chỉ ở
mặt hình thái bên ngoài và chức năng hoạt động của các hệ cơ quan mà còn liên
quan đến thành phần các chất cấu tạo bên trong cơ thể. Hàm lượng các chất, tỷ
lệ các thành phần có ý nghĩa quyết định đến tốc độ chuyển hoá, trạng thái chức
năng và khả năng hoạt động của người tập.
Bơi Lội là môn thể thao phù hợp với nhiều đối tượng để rèn luyện thể chất.
Khi bơi có sự tham gia của nhiều nhóm cơ, giúp cơ thể nhanh chóng đốt cháy
năng lượng, tiêu hao mỡ, phát triển cơ bắp, tăng độ dài xương. Do đặc thù của
Bơi lội là hoạt động trong môi trường nước, có lực cản lớn nên để có tốc độ di
chuyển nhanh ngoài việc tạo được lực kéo và lực đẩy lớn còn cần có độ nổi phù
hợp và giảm thiểu lực cản. Vấn đề này có liên quan đến hình thái bên ngoài
cũng như thành phần cấu tạo bên trong cơ thể người tập.
Hiện tại, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cùng với sự ra đời của nhiều
hệ thống trang thiết bị kiểm tra y học hiện đại đã cho phép xác định một cách
chính xác các chỉ số về thành phần cơ thể như trọng lượng cơ, hàm lượng mỡ, tỷ
lệ khoáng xương, trọng lượng protein, tổng lượng nước cơ thể. Các chỉ số này
có ý nghĩa thiết thực trong quá trình đánh giá thể trạng cơ thể, điều chỉnh chế độ
ăn uống và tập luyện sao cho hợp lý nhất, vấn đề mà hiện đang được nhiều đối
tượng trong xã hội quan tâm, đặc biệt là đối tượng tập luyện TDTT.
Việc nghiên cứu thành phần các chất trong cơ thể người tập đã được nhiều
tác giả đề cập tới song mới chỉ dừng lại ở mức độ gián tiếp thông qua đánh giá
hàm lượng các chất trong các dịch thể dễ được thu nhận như máu, nước tiểu. Có
thể liệt kê một số các nghiên cứu như: “Diễn biến một số chỉ số huyết học ở các
1
bài tập có công suất vận động khác nhau” của TS. Vũ Chung Thủy, BS. Phạm


Thị Uyên, Ths. Đào Phương Chi, 2005. “Đặc điểm một số chỉ số huyết học sinh
hóa máu và sinh hóa nước tiểu VĐV trẻ 14 - 17 tuổi một số môn thể thao trọng
điểm (Bơi lội, Điền kinh, Cử tạ)”, của Ths. Nguyễn Hùng Cường, 2000. Các
nghiên cứu về thành phần các chất trong một cơ thể toàn vẹn với sự đo đạc của
máy hiện đại hiện còn rất ít và chưa được triển khai nhiều ở Việt Nam. Gần đây
nhất có sự công bố kết quả nghiên cứu của Ths. Lương Thị Ánh Ngọc, 2009 với
đề tài: “Sử dụng máy Inbody 3.0 phân tích thực trạng một số thành phần cơ thể
của học sinh ở lứa tuổi 11 tại trường THCS Lê Quý Đôn, quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện thể dục nhịp điệu”.
Để tăng cường việc ứng dụng kiểm tra y học trong giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học trong TDTT, năm 2010 trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã
đưa vào sử dụng hệ thống máy hiện đại Inbody 520 để phân tích thành phần cơ
thể một cách khách quan, toàn diện và chính xác. Trên cơ sở phân tích lý thuyết
để nhận thấy vai trò quan trọng của việc nghiên cứu các thành phần cấu tạo bên
trong cơ thể người tập luyện TDTT, cùng với mong muốn được tiếp cận và sử
dụng có hiệu quả các thiết bị kiểm tra y học hiện đại và trong điều kiện thực tế
cho phép của nhà trường, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn và xúc tiến đề tài:
“Đánh giá thực trạng thành phần cơ thể của sinh viên chuyên sâu
Bơi Lội khoá Đại học 44 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên máy
INBODY 520”
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng thành phần cơ thể sinh viên chuyên sâu Bơi
lội, khoá Đại học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên máy Inbody 520.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu 1: Phân tích một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh viên chuyên
sâu Bơi lội, khóa Đại học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng thành phần cơ thể của sinh viên chuyên sâu
Bơi lội, khóa Đại học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Đặc điểm một số chỉ số về cấu tạo và thành phần các chất trong cơ thể.
1.1.1 Nước trong cơ thể.
Nước chiếm khoảng 60% - 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành.
Hàm lượng nước phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, thể trạng, lượng nước trong
từng cơ quan của mỗi cơ thể cũng rất khác nhau. Có thể nói cơ thể sống là một
hệ lỏng linh động, sự sống được bắt nguồn và duy trì trong môi trường nước.
Hàm lượng nước trong tổ chức càng cao thì mức độ trao đổi chất diễn ra càng
nhanh, càng mạnh. Nước trong cơ thể được phân bố làm 2 khu vực chủ yếu:
- Phần dịch ngoài tế bào: Chiếm 20% trọng lượng cơ thể, gồm nước trong
huyết tương (5%) và nước ở dịch ngoại bào (15%), luôn được bao bọc và kết
dính với da hay tổ chức khác trong cơ thể bằng những cấu tạo lập thể. Phần
ngoại dịch giảm dần cho đến tuổi 30 thì ổn định.
- Phần dịch trong tế bào: Chiếm 50% trọng lượng cơ thể, là môi trường
tạo nên sự sống, phần nội dịch luôn giảm rất nhanh và ngày càng ít theo tốc độ
lão hoá của cơ thể.
Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Nếu một người vừa nhịn
ăn nhịn uống thì chỉ sống được vài ngày. Khi sụt cân 10% đã có những rối loạn
về hệ thần kinh, khi sụt cân đến 20% thì chết. Nếu một người chỉ nhịn ăn mà
vẫn uống nước thì vẫn có thể sống 40 - 50 ngày, khi sụt cân tới 40% mới chết.
Tuy không cung cấp năng lượng như chuyển hóa glucid, lipid, protid nhưng
nước có ở tất cả các tế bào, tham gia cấu tạo và giữ vai trò là môi trường của
mọi sự chuyển hoá. Vai trò của nước được thể hiện cụ thể như sau:
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua sự bốc hơi nước.
- Chuyên chở oxi nuôi sống tất cả các tế bào.
- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng.
- Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
- Bao bọc các cơ quan trong cơ thể, tránh tổn thương do cọ xát, va chạm.
3
- Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là thành phần

chính của chất nhờn trong dịch ổ khớp, làm cho khớp cử động trơn tru.
- Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng.
- Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ
tai biến tim và não.
- Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, cho sự hoạt động
của các hormon điều khiển các hoạt động chức năng, các enzym xúc tác phản
ứng sinh hóa của cơ thể.
- Là thành phần chủ yếu của các bộ phận quan trọng, hàm lượng nước ở các
cơ quan là: não 85%, xương 22%; cơ bắp 75%; máu 92%; dịch dạ dày 95%
Nước trong cơ thể gồm: Nước nội sinh và nước ngoại sinh.
- Nước nội sinh là nước được tạo ra trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
trong tế bào. Lượng nước này khoảng 300 ml trong một ngày, cụ thể là:
Oxy hóa 100g glucid tạo ra 55,5g nước.
Oxy hóa 100g lipid tạo ra 107,7g nước.
Oxy hóa 100g protid tạo ra 41,3g nước.
- Nước ngoại sinh từ thức ăn, nước uống, tiêm truyền. Lượng nước này thay
đổi theo điều kiện môi trường, mức độ vận động, thói quen
Nước được hấp thu ở đường tiêu hóa, chủ yếu là ở ruột non, ruột già, một
phần nhỏ ở thực quản và dạ dày. Sau khi được hấp thu qua nhung mao ruột vào
khoảng gian bào, nước vào mao mạch, theo tĩnh mạch cửa về gan, theo vòng
tuần hoàn đến các cơ quan. Một phần nhỏ nước đi theo mạch bạch huyết rồi vào
tuần hoàn chung.
Sự đào thải nước qua thận, theo nước tiểu là con đường quan trọng tham gia
điều hòa cân bằng nước. Lượng nước tiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng
nước đưa vào cơ thể, tình trạng của thận, đặc thù hoạt động và môi trường. Một
phần quan trọng nước đào thải qua da dưới dạng mồ hôi, quá trình này tùy thuộc
vào sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể và môi trường, phần nhỏ nước đào thải
qua phổi, theo hơi thở.
4
Người khoẻ mạnh, trong điều kiện bình thường, tổng lượng nước nhập hàng

ngày bằng tổng lượng nước bài xuất khỏi cơ thể (bilan nước bằng 0).
Bảng 1.1 Bilan xuất nhập nước
Nước nhập Nước đào thải
Nước uống 1200 ml Nước tiểu 1500 ml
Thức ăn 1000 ml Mồ hôi, hơi thở 800 ml
Nước nội sinh 300 ml Phân 200 ml
Tổng cộng 2500 ml Tổng cộng 2500 ml
Khi lượng nước nhập nhiều hơn nước đào thải, bilan dương thường gặp
trong bệnh phù hoặc nhịn đói kéo dài. Khi lượng nước nhập thấp hơn nước đào
thải, bilan âm thường gặp trong rối loạn chức năng thận, bệnh đái tháo nhạt.
Khi lao động nặng, vận động nhiều cơ thể sẽ mất thêm nước.Vì vậy, để
giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống lượng nước thay thế phần
mất đi, tối thiểu cần uống thêm 1500ml nước, nếu hoạt động thể thao cần tùy
thuộc vào từng loại hình vận động, tùy điều kiện thời tiết mà có sự bổ sung sao
cho phù hợp.
Thiếu nước vừa phải đưa tới những biểu hiện sau:
- Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, da khô, ngứa, tróc rụng.
- Nổi mụn trứng cá, chảy máu mũi vì niêm mạc khô.
- Ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm.
- Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu mềm.
- Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại bỏ các chất hóa học
có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua đường tiểu tiện.
Thiếu nước trầm trọng dẫn tới giảm huyết áp, tim đập nhanh, miệng, da,
niêm mạc khô không đổ mồ hôi, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng…
Khi hoạt động thể lực, sự co cơ liên tục cần tiêu hao nhiều năng lượng, nhiệt
sản sinh trong tế bào cũng vì vậy mà tăng lên. Phần lớn nhiệt lượng sinh ra sẽ
theo máu tới da và thông qua sự ra mồ hôi để điều hoà thân nhiệt. Người ta đã
tính được cứ 1 kcal năng lượng tiêu thụ thì cần bổ sung 1ml nước vào cơ thể.
5
Lượng mồ hôi sinh ra khi vận động phụ thuộc vào loại hình vận động, diện

tích bề mặt da, điều kiện môi trường. Với các vận động nhẹ nhàng trong điều
kiện mát và khô mỗi giờ có thể tiết 250 ml mồ hôi. Khi thực hiện các bài tập có
cường độ cao, môi trường nóng bức, lượng mồ hôi có thể tới 2 lít/giờ. Mặc dù
việc ra mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể khi vận động nhưng nếu ra
mồ hôi quá nhiều sẽ dẫn tới giảm lượng nước bên ngoài và bên trong tế bào, gây
mất cân bằng nước và chất điện giải.
Tăng tiết mồ hôi sẽ gây giảm lượng máu lưu thông. Đồng thời sự tăng tiết
aldosteron dẫn tới tăng tái hấp thụ nước và Na
+
, giảm lượng nước tiểu thậm chí
vô niệu. Quá trình điều hoà này có lợi cho việc duy trì lượng dịch ngoài tế bào.
Khi vận động, lượng nước nội sinh cũng được tăng cường cùng với việc phân
giải cơ chất mang năng lượng (glycogen, acid béo, amino acid). Tuy nhiên
lượng nước được tạo ra này thấp hơn nhiều so với lượng nước bốc hơi qua da
nên mất nước trong hoạt động thể lực là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là các vận
động cường độ cao, ngoài trời nắng nóng kéo dài hoặc với các VĐV điều chỉnh
giảm cân khi thi đấu. Lúc này việc mất nước không chỉ gây giảm thành tích mà
còn không có lợi cho sức khoẻ. Biểu hiện ban đầu của sự mất nước thường
không rõ ràng, với lượng nước mất đi là 275ml/giờ thì chưa có cảm giác thiếu
nước. Khi cảm thấy khát thì năng lực vận động của cơ thể đã bị ảnh hưởng. Mức
độ suy giảm thể lực của VĐV khi mất nước được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2 Biểu hiện của sự mất nước ở VĐV
Mức độ Khu vực
Lượng
nước mất
Triệu chứng
Sự giảm
thể lực
Nhẹ Ngoài tế bào 2%
Tăng áp suất thẩm

thấu, khát nước, giảm
niệu.
10 - 15%
Trung bình
Trong và
ngoài tế bào
như nhau
4%
Khát khô, mạch nhanh,
thân nhiệt tăng, giảm
huyết áp, tăng mệt mỏi.
10 - 30%
Nặng
Trong tế bào
nhiều hơn
6 - 20%
Máu cô đặc, buồn nôn,
chuột rút, vụ niệu, truỵ
tim, hôn mê…
Nguy hại tới
sức khoẻ.

6
Trong hoạt động TDTT, sự cung cấp nước và chất điện giải thường khó được
đáp ứng kịp thời nếu chỉ dựa vào cảm giác khát chủ quan của VĐV. Lượng nước
bổ sung bằng 80% lượng mồ hôi thải ra là thích hợp nhất. Việc uống tùy ý bao
giờ cũng ít hơn lượng nước cần bù cho cơ thể. Ngược lại, khi lượng nước bổ
sung vượt quá lượng nước thải ra sẽ không tốt cho cơ thể, có thể gây bệnh natri
huyết thấp, còn gọi là trúng độc nước.
Để bổ sung nước cần biết được cường độ thoát mồ hôi tối đa, thường xác

định thông qua hiệu số cân nặng trước và sau vận động. Mất một lít mồ hôi
tương ứng với 2.3% cân nặng sẽ có dấu hiệu thiếu nước. Trong một vài trường
hợp trong khi thi đấu VĐV có thể mất nước 2 - 2.5 lít/giờ.
Cần bổ sung nước từng lượng nhỏ và nhiều lần, cách nhau 20 - 30 phút, mỗi
lần uống khoảng 150 - 200ml. Ðây là cách giúp dung lượng máu không thay đổi
đột ngột, duy trì cân bằng nội môi, không tăng gánh nặng cho hoạt động của tim
và dạ dày. Trước lúc ăn cơm không nên uống nước nhiều, bởi nó sẽ làm loãng
dịch dạ dày, giảm khả năng tiêu hoá.
1.1.2 Khoáng chất trong cơ thể.
Khoáng chất là những phân tử cần thiết cho các chức năng trong cơ thể, từ
hệ thần kinh, cơ bắp tới điều hoà tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng, duy trì trạng thái
ổn định của chất lỏng trong và ngoài tế bào. Mặc dù chỉ cần một số lượng khiêm
tốn nhưng thiếu chúng là cơ thể trở nên suy yếu và kém hoạt động.
Trong cơ thể, bình thường tổng lượng khoáng chất chỉ chiếm khoảng 4%
trọng lượng. Khoáng chất rất cần thiết trong sự hấp thụ các loại vitamin, dù rất
quan trọng nhưng vitamin sẽ trở nên vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng
chất. Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể và cần phải
được cung cấp đầy đủ từ thức ăn mà ta tiêu thụ mỗi ngày. Khoáng chất có nhiều
trong thực phẩm như các loại thịt, rau, quả, hạt
Tất cả các tế bào và dịch ngoại bào đều chứa ít hay nhiều một số loại
khoáng chất khác nhau. Ở dịch ngoài tế bào Na
+
có nồng độ rất lớn so với dịch
trong tế bào cho nên Na
+
được gọi là ion của dịch tổ chức. Ở dịch trong tế bào có
7
nồng độ K
+
rất lớn so với dịch ngoài tế bào nên gọi K

+
là ion của tổ chức. Ngoài
ra dịch trong tế bào còn có nồng độ tương đối cao của các ion hóa trị 2 như
Mg
2+
, SO
4
2-
, HPO
4
2-
Khoáng chất còn là thành phần cấu tạo của xương và răng.
Nói chung, chất khoáng có vai trò quan trọng duy trì tốt tình trạng tinh thần
cũng như thể chất của cơ thể:
- Khoáng chất cần cho sự phát triển và vững chắc của xương.
- Điều hoà hệ thống tim mạch, tiêu hoá và các phản ứng hoá học.
- Là chất cấu tạo và điều hòa hoạt tính enzym.
- Liên hợp với các chất glucid, protid, lipid trong các mô, tế bào.
- Phối hợp với các vitamin, hormoon trong các hoạt động chuyển hóa.
- Giữ thăng bằng các dịch thể lỏng trong cơ thể.
Trong cơ thể có khoảng 70 loại khoáng chất nhưng chỉ có 20 loại được
xem là cần thiết. Theo như khuyến cáo của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa
Kỳ thì chỉ nên giữ mức tiêu thụ 7 loại khoáng chất này hằng ngày trong cơ thể
như sau: Calci (Ca): 800mg; Phospho (P): 800mg; Magnesium (Mg): 350mg;
Sắt (Fe): 10mg; Kẽm (zinc): 15mg; Iod (I): 150µg; Selen (Se): 70µg.
Khi thiếu khoáng chất có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm
nhiễm trùng; cao huyết áp; trầm cảm, lo âu; đau nhức bắp thịt, chuột rút, đau
xương khớp; rối loạn tiêu hoá như ợ chua, táo bón, bồn nôn
Người bình thường ăn nhiều muối rất nguy hiểm, là một trong những
nguyên nhân gây cao huyết áp. Tuy nhiên, ở VĐV lại có thể bị thiếu hụt. Lượng

muối mất qua mồ hôi sẽ làm giảm nồng độ các chất điện giải, dù chỉ thiếu hụt
một lượng nhỏ cũng có thể gây ra sự xáo trộn trong cơ thể ảnh hưởng đến sự dẫn
truyền xung động thần kinh và hoạt động của cơ. Thiếu nhiều muối có thể có
biểu hiện chuột rút, đau cơ, uể oải, buồn nôn, hôn mê thường xảy ra khi tập
luyện thể thể lực nặng, trong khí hậu khô nóng, ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu
chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý. Nếu bị thiếu muối, cơ thể sẽ
tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể
8
cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết
trong cơ thể.
Đôi khi thiếu muối cũng có thể do uống quá nhiều nước mà không kèm
theo muối, làm loãng nồng độ natri trong máu. Bình thường nhu cầu muối hàng
ngày dao động từ 6-10g, khi vận động nặng cần nhiều hơn, thường phải tới
12,5g NaCl (chứa 40% natri, tức khoảng 5g natri/ngày). Nhiều nghiên cứu đã
cho thấy VĐV có thể mất 2g muối/1 lít mồ hôi hoặc nhiều hơn, song các thức ăn
thông thường đã đem lại khoảng một nửa số muối NaCl cần thiết.
Nếu có khẩu phần ăn cân đối, đầy đủ thì các loại muối khoáng đa dạng
theo đó cũng được cung cấp cho VĐV. Nhu cầu bù muối natri và kali là hai chất
điện giải quan trọng nhất sẽ được đáp ứng tốt hơn qua chế độ ăn. Một chế độ ăn
ít kali và nhiều natri là một trong những yếu tố gây cao huyết áp, do đó tốt nhất
là nên có sự cân bằng giữa lượng natri và kali trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Nhu cầu kali ở người bình thường là 1,6-3,0 g/ngày, riêng với VĐV khi
tập nặng, kéo dài, có thể cần tới 6,0g. Trong 40 phút chạy dưới nhiệt độ bóng
râm 21ºC, có thể mất khoảng 0,435g kali/giờ. Vì vậy để tránh mất kali và natri
cần thường xuyên bổ sung lượng thiếu hụt trong suốt thời gian tập luyện, thi đấu
nếu hoạt động với cường độ cao, kéo dài trên 1 giờ. Có thể bổ sung ngay từ
trước vận động, trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, bằng cách tự cân trước và
sau khi tập nặng, vào cùng một thời điểm mỗi ngày, VĐV sẽ biết được chính
xác mình cần bù bao nhiêu nước và đã mất bao nhiêu natri, kali qua mồ hôi.
1.1.3 Protein trong cơ thể.

Protein là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà
đơn phân là các amin acid, chúng liên kết với nhau thành chuỗi polypeptid.
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận
của cơ thể, chúng có mặt trong các thành phần của tế bào. Quá trình sống là sự
tổng hợp và thoái hóa thường xuyên của protein. Vai trò của protein đối với cơ
thể có thể nhận thấy ở mọi hoạt động chức năng:
- Hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể
9
- Protein chiếm tới 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc
tế bào. Thiếu protein dẫn đến chậm lớn suy ding dưỡng, giảm miễn dịch ảnh
hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- Tham gia cấu tạo cơ bắp, máu, bạch huyết, hormon, kháng thể, các dịch
thể vì vậy protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể như tuần
hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần…
- Cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất ding dưỡng khác. Đặc
biệt là vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy
đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10% - 15%
năng lượng của khẩu phần.
- Protein kích thích sự thèm ăn vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các
chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể
như ngừng lớn, chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội
tiết, thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể với
các bệnh nhiễm khuẩn
Thực phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn
protein quý, nhiều về số lượng cân đối hơn về thành phần và hàm lượng amin
acid cần thiết cao. Hàm lượng các amin acid cần thiết trong thực phẩm nguồn
gốc thực vật không cao (trừ đậu nành), nhưng cơ thể vẫn phải bổ sung cân đối
các loại này. Vì vậy biết phối hợp các nguồn protein thức ăn hợp lý sẽ tạo nên
giá trị dinh dưỡng cao của khẩu phần ăn. Cần bổ sung protein hằng ngày vì cơ

thể chúng ta hầu như không có khả năng dự trữ protein.
Theo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày
nên có sự góp mặt của 15% protein, cụ thể là:
+ Nam giới nên bổ sung 55,5g protein/ngày.
+ Phụ nữ nên bổ sung 45g protein/ngày.
Theo Lemon (1991) đối với VĐV thì nhu cầu thì nhu cầu protein còn
tùy theo loại hình vận động:
+ VĐV cần tốc độ nhanh thì nhu cầu protein là 1,2 - 1,7g/kg/ngày.
+ VĐV cần nhiều sức bền thì nhu cầu từ 1,2 - 1,4g/kg/ngày.
10
1.1.4 Trọng lượng chất béo.
Lượng chất béo trong cơ thể bao gồm sự tích tụ chất béo trong mô mỡ,
phần lớn ở lớp mỡ dưới da, một phần trong đó bảo vệ cơ quan nội tạng trong
ngực và bụng. Tỷ lệ chất béo là phần trăm trọng lượng chất béo so với tổng
trọng lượng, bình thường là 10 - 20%. Phần còn lại là trọng lượng gầy, gồm
trọng lượng của hệ xương, các cơ quan nội tạng và da. Ở nam tỉ lệ chất béo
trong cơ thể tương đối ổn định trong suốt quá trình trưởng thành và phát dục.
Còn ở nữ có tỉ lệ cao hơn so với nam cùng tuổi.
Tỉ lệ chất béo cao thường phản ánh chế độ dinh dưỡng quá mức. Tỉ lệ chất
béo thấp chứng tỏ dinh dưỡng không đủ, qua đó qua trình trưởng thành và phát
dục sẽ chậm lại. Nói chung, tỉ lệ chất béo cần được khống chế ở mức lành mạnh
sẽ có lợi cho sự trưởng thành và phát triển sau này. Cần hiểu rằng giảm cân
không phải luôn luôn là giảm lượng chất béo trong người. Mặc dù không ai
muốn có nhiều chất béo trong người nhưng sự thật là chất béo có lợi và hết sức
cần thiết cho cơ thể, với điều kiện trong một tỷ lệ nhất định. Chất béo giúp thân
nhiệt ổn định, tạo các đường cong cho ngoại hình, bảo vệ các cơ quan nội tạng
và giúp duy trì năng lượng và chức năng sinh sản.
Chất béo cần thiết là lượng chất béo bắt buộc phải có trong cơ thể, chiếm
3% - 5% ở nam giới, và 8% - 12% ở phụ nữ. Hiểu biết rõ về tỷ lệ chất béo trong
cơ thể giúp xác định được tình trạng sức khoẻ và theo đó có kế hoạch tập luyện,

dinh dưỡng sao cho phù hợp.
Người ta đã xác định được mối tương quan dương tính giữa trọng lượng
gầy của VĐV ưu tú và thành tích thể thao. Trình độ tập luyện càng cao, trọng
lượng gầy và tỷ lệ trọng lượng gầy so với trọng lượng cũng sẽ lớn. Trọng lượng
mỡ của cơ thể là đại lượng có độ di truyền cao và là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá tuyển chọn tài năng thể thao.
Thông thường mức độ béo, gầy được đánh giá thông qua bề dày lớp mỡ
dưới da, được đo trực tiếp bằng compa chuyên dùng. Loại thường dùng là
11
compa Harpenden, các vị trí thường đo là nếp gấp da ở cơ tam đầu, nếp gấp da ở
cơ nhị đầu, nếp gấp da ở dưới xương bả vai, nếp gấp da ở mạng sườn.
1.1.5 Chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index - BMI).
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng cho đối tượng nghiên cứu (trước đây còn gọi là chỉ số
Quetelet). Chỉ số khối của cơ thể là thông số được dùng để đánh giá mức độ gầy
hay béo của một người nhưng không phân biệt được sự thừa cân do béo trệ, nở
nang cơ bắp hay do phù nước.
Cách tính: Gọi W là trọng lượng của một người (kg) và H là chiều cao
(m) thì chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:
BMI (kg/m
2)
= W / H
2
Các ngưỡng sau đây được dùng để phân loại béo, gầy dựa vào chỉ số BMI:
- Bình thường: 18,5 - 24,99
- Thừa cân độ 1: 25,0 - 29,99
- Thừa cân độ 2: 30,0 - 39,99
- Thừa cân độ 3: > 40
- Tình trạng gầy (thiếu năng lượng trường diễn) độ 1: 17,0 - 18,49 (gầy nhẹ)
- Tình trạng gầy độ 2: 16,0 - 16,99 (gầy vừa)

- Tình trạng gầy độ 3: < 16,0 (quá gầy)
1.1.6 Tỉ lệ eo - hông.
Đây là thang chỉ số đánh giá mức độ cân đối của cơ thể được đo ở vị trí
vòng thắt lưng và vòng hông. Thông thường có thể dùng thước dây để đo vòng
eo và vòng hông, sau đó lấy số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông sẽ có tỷ lệ
eo - hông. Đối với nữ giới, tỷ lệ eo - hông lý tưởng nằm trong khoảng từ 0,67-
0,80. Nếu là nam giới thì tỷ lệ này nằm trong khoảng 0,85 - 0,95.
Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Cambridghe (Anh) đã đưa ra tỉ lệ eo -
hông lý tưởng cho cơ thể là:
+ Đối với nam là: 0.9
+ Đối với nữ là: 0.7
12
Những người có tỷ lệ eo - hông lớn gặp nhiều nguy hiểm về sức khỏe hơn so
với những người tỷ lệ eo - hông nhỏ. Nguyên nhân là vì vóc dáng cơ thể và mối
đe dọa sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những người phần eo có quá
nhiều mỡ thừa thì khả năng mắc bệnh về tim mạch và tiểu đường sẽ cao hơn
những người có phần mỡ tập trung chủ yếu ở xung quanh vòng hông.
1.1.7 Cân bằng cơ thể
Được đánh giá bằng sự cân đối giữa các chỉ số về trọng lượng, kích thước
đo được ở các phần đối xứng của cơ thể, gồm các hướng: phải - trái; trên - dưới;
trước - sau. Trong hoạt động TDTT, sự cân bằng cơ thể cho biết mức độ hoạt
động của các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Các chỉ số thường dùng để đánh giá
sự cân đối của cơ thể là:
- Chiều cao ngồi / chiều cao đứng.
- Chiều dài tay phải / chiều dài tay trái.
- Vòng cánh tay phải / vòng cánh tay trái.
- Chiều dài chân phải / chiều dài chân trái.
- Vòng đùi phải / vòng đùi trái.
- Dài sải tay / chiều cao đứng.
1.2 Tính năng tác dụng của máy InBody 520.

Trước đây người ta thường sử dụng bàn cân để đo lường sự tiến bộ của
cơ thể trong quá trình tập luyện TDTT. Trong thực tế một chiếc bàn cân thông
thường chỉ có thể đo cân nặng của cơ thể và kết quả đó không phản ánh chính
xác thể trạng cơ thể. Cơ thể con người bao gồm nước, protein, khoáng chất và
chất béo. Trạng thái mất cân bằng trong cơ thể luôn có mối liên quan chặt chẽ
đến nguy cơ mắc bệnh béo phì, phù, suy dinh dưỡng và loãng xương. Do vậy,
giữ các thành phần này trong một trạng thái cân bằng thích hợp là chìa khóa để
cho cơ thể một vóc dáng khoẻ mạnh và cân đối.
Máy InBody là công cụ được các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra có
tác dụng hỗ trợ giúp những người tập TDTT có thể kiểm tra, lưu trữ các dữ liệu
cần thiết, chính xác về thành phần cơ thể, từ đó có thể theo dõi sức khỏe, điều
13
chỉnh việc tập luyện sao cho phù hợp. Ưu điểm nổi trội của thiết bị này là cho
kết quả toàn diện và giải thích kết quả đơn giản, dễ vận hành, thời gian kiểm tra
nhanh, dễ dàng chuyển dữ liệu qua thiết bị lưu trữ USB.
Hình 2.1. Máy y học phân tích thành phần cơ thể InBody 520
Máy InBody giúp VĐV và HLV có thể theo dõi tiến độ thay đổi của
các thành phần trong cơ thể, điều này những chiếc cân bình thường không thể
làm được. Trong vòng một phút, InBody có thể đo lường và tính toán mức độ
tập thể dục thích hợp cho cơ thể của người sử dụng. Khi bước lên chiếc máy
này, một dòng năng lượng điện an toàn được truyền qua cơ thể. Sau đó, mức độ
phản kháng của cơ thể với dòng năng lượng này sẽ cho phép chiếc máy tính
toán được các thành phần trong cơ thể của bạn. Đây cũng là cách mà các nhà địa
chất sử dụng dòng điện để xác định vị trí khoáng sản dưới lòng đất và trầm tích
dầu mỏ. Kết quả là một phân tích chi tiết sẽ được in ra để thông báo các thành
phần trong cơ thể. Máy có thể dự báo chính xác lượng các chất cần có trong cơ
thể, và sẽ so sánh chỉ tiêu này với mức độ thực tế, sau đó sẽ cung cấp thông tin
chính xác giúp biết được khoảng cách giữa hiện tại và mức độ hoàn hảo mà
người tập cần hướng đến.
Một trong những tính năng quan trọng nhất của chiếc máy phân tích cơ

thể InBody là chức năng thông báo dấu hiệu sức khỏe của xương. Bằng cách
tính toán lượng chất khoáng trong cơ thể, máy có thể phát hiện mật độ xương.
14
Hiện tượng loãng xương hiện đang là một vấn đề phổ biến cho người dân châu
Á, vì chúng ta thường có một chế độ ăn ít calci. Phát hiện sớm các nguy cơ này
là vấn đề rất quan trọng, có thể giúp mọi người đặc biệt là VĐV cải thiện mật độ
khoáng xương ngay từ khi còn trẻ.
Khi kiểm tra lượng mỡ tích trữ trong cơ thể, những phân tích từ chiếc
máy InBody không những xác định được lượng mỡ và cho biết tỷ lệ phần trăm
mỡ lý tưởng nhất cho cơ thể bạn, chiếc máy còn có thể phân biệt rõ ràng các loại
chất béo được lưu trữ trong cơ thể là vị trí mỡ nằm dưới da hay mỡ dự trữ xung
quanh các cơ quan nội tạng bên trong.
Toàn bộ kết quả về các thành phần trong cơ thể được tự động in ra bằng
thiết bị chuyên dụng được kết nối trực tiếp với máy đo. Các chuyên gia về
TDTT, chuyên gia dinh dưỡng và y học TDTT sẽ đưa ra những lời khuyên chi
tiết và tư vấn những cách để có thể cải thiện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và
mức độ tập luyện phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.
1.3 Đặc điểm tập luyện và thi đấu môn Bơi lội.
Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của vận động toàn thân,
đặc biệt là sự vận động của chân, tay người bơi, có thể vượt qua nhũng khoảng
đường dưới nước với những tốc độ nhất định. Nhờ những yếu tố cơ bản của
nước như lực đẩy từ dưới lên (lực nổi), lực cản, lực nâng Nên người bơi có thể
vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng nhiều kiểu, cách bơi khác
nhau. Vận động trong nước là vận động trong môi trường đặc biệt, khi bơi thân
người nằm ngang bằng trên mặt nước nên bơi lội khác rất nhiều so với các môn
thể thao ở trên cạn.
Tính chất cơ bản của bơi lội là loại vận động có chu kỳ (trừ xuất phát, và
quay vòng), còn lại trên toàn cự ly người bơi thực hiện lặp lại động tác tạo lực
tiến đưa cơ thể tíên về phía trước.
Bơi lội hình thành và phát sinh từ nguồn gốc lao động của con người, do

yêu cầu bức thiết của lao động sản xuất, chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống mà
con người phải biết bơi, từ đó bơi lội là phương tiện hữu ích cho cuộc sống con
15
người. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, ở mỗi
thời đại, giai cấp, con người sử dụng bơi lội với mục đích khác nhau. Giai cấp
bóc lột dùng thể thao bơi lội để vui chơi, giải trí trong cảnh giàu sang, hoặc mưu
đồ lôi cuốn tầng lớp thanh niên và các tổ chức bơi lội để tạo mục đích chính trị,
Bơi lội là môn thể thao thi đấu thành tích có sự tác động mạnh về thể chất.
Khi tập luyện và thi đấu đòi hỏi người tập đồng thời phải đáp ứng được nhiều
yếu tố, đáng chú ý là:
- Khả năng vận động (mức độ thực hiện kỹ thuật động tác, và các khả năng phối
hợp toàn bộ kỹ thuật).
- Mức độ phù hợp về sinh lý (trạng thái, chức năng hoạt động của các cơ quan
như tuần hoàn, hô hấp, mức độ phát triển của hệ vận động ).
- Mức độ thích hợp về tâm lý (lòng yêu thích, ham mê, độ bên vững tâm lý ).
- Yếu tố thể hình (chiều cao, cân nặng, chiều dài thân, chiều dài cánh tay).
16
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học sau:
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp 18 tài
liệu liên quan. Thông qua quá trình tham khảo các tài liệu y sinh học TDTT để
hệ thống hoá các kiến thức liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, định hướng trong
nghiên cứu và hình thành cơ sở lý luận về đánh giá thành phần cơ thể của sinh
viên bơi lội trên thiết bị InBody 520. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu này cũng cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so
sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu
trên là các tư liệu nghiên cứu của thư viện và tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị

của trung tâm khoa học trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tư liệu trên mạng
thông tin internet và các tư liệu cá nhân mà chúng tôi thu thập được. Danh mục
các tài liệu trên được chúng tôi trình bày ở phần “Danh mục các tài liệu tham
khảo”.
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm.
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng để điều tra thực trạng tập
luyện của sinh viên và tìm hiểu phương pháp đánh giá thành phần cơ thể cho
sinh viên chuyên sâu bơi lội khoá Đại học 44 cũng như phân tích các kết quả
kiểm tra thu được trên thiết bị InBody 520. Đối tượng phỏng vấn là các sinh
viên, giáo viên, HLV, chuyên viên đang học tập, giảng dạy, công tác tại trường.
2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin về việc sử dụng thiết bị và
tổ chức nghiên cứu. Các nội dung quan sát mà chúng tôi quan tâm là: Hình thái
bên ngoài của đối tượng nghiên cứu, các thao tác cơ bản khi sử dụng thiết bị, tư
17
thế chuẩn khi thực hiện các kỹ thuật kiểm tra, tinh thần thái độ, phản ứng của
sinh viên và kỹ thuật viên khi tiến hành kiểm tra, các tình huống phát sinh. Kết
quả quan sát sư phạm được chúng tôi trình bày ở chương 3 của đề tài.
2.1.4 Phương pháp kiểm tra y học.
Nhằm mục đích kiểm tra đối tượng nghiên cứu trên thiết bị InBody 520
với các nội dung đã được thiết kế trong tính năng của máy như: Chiều cao, cân
nặng, tổng lượng nước, tổng lượng protein, tổng lượng khoáng chất, tổng lượng
mỡ, tổng lượng cơ xương, tỷ lệ eo - hông, trọng lượng bên phải, bên trái, thân
người Kết quả của phương pháp này là cơ sở cho việc xác định và đánh giá
cấu tạo, thành phần cơ thể của đối tượng nghiên cứu.
* Quy trình sử dụng thiết bị được tiến hành như sau:
- Bật nguồn.
- Kiểm tra các thông số đảm bảo cho hoạt động của máy: nguồn điện, nhiệt
độ cho phép

- Người được kiểm tra mặc quần ngắn, áo cộc, tháo bỏ tư trang như giầy,
dép, đồ trang sức, điện thoại đứng cân bằng trên máy ở tư thế chuẩn, hai
tay nắm cán cầm.
- Nhập thông tin cá nhân của người được kiểm tra vào máy.
- Sau khi kiểm tra, phần mềm máy sẽ tự động lưu trữ và đăng xuất kết quả
ra phiếu in các chỉ số về thành phần cơ thể của từng đối tượng với đơn vị
đo và hằng số tham chiếu.
* Các chỉ số đo được trên thiết bị InBody 520:
+ Tổng lượng nước (kg): Total Body Water (T B W).
+ Tổng lượng chất đạm (kg): Protein.
+ Tổng lượng khoáng xương (kg): Mineral.
+ Tổng lượng chất béo (kg): Body Fat Mass (BFM).
+ Trọng lượng (kg): Weight.
18
+ Tổng lượng cơ xương (kg): Skeletal Muscle Mass (SMM)
+ Chỉ số khối cơ thể (kg/cm
2
): Body Mass Index (B M I).
+ Tỷ lệ chất béo (%): Percent Body Fat (P B F).
+ Tỷ lệ eo - hông: Waist-Hip Ratio (WHR).
+ Trọng lượng tay phải (kg): Right Arm.
+ Trọng lượng tay trái (kg): Left Arm.
+ Trọng lượng thân mình (kg): Trunk.
+ Trọng lượng chân phải (kg): Right Leg.
+ Trọng lượng chân trái (kg): Left Leg.
2.1.5 Phương pháp toán học thống kê.
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số
liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số và đại lượng đặc
trưng mà chúng tôi quan tâm là:
x

, δ
2
, δ, t và được tính theo các công thức:
- Chỉ số trung bình (
x
):
n
x
x
n
i
i

=
=
1
- Phương sai:
1
)(
1
2


=

=
n
xx
n
i

i
δ
với n < 30
- Độ lệch chuẩn:
2
δ=δ

- So sánh 2 số trung bình bằng chỉ số t (student):
B
B
A
A
BA
nn
xx
t
22
δδ
+

=
19
Với
δ
2
2 2
2
=
− + −
+ −

∑ ∑
( ) ( )x x x x
n n
A B
A B
Trong đó:
A
x
: Số trung bình cộng của nhóm 1.
B
x
: Số trung bình cộng của nhóm 2.
Kết quả tính toán của các tham số và đại lượng đặc trưng trên được
chúng tôi trình bày chương 3 của đề tài.
2.2 Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1 Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành từ tháng 4/2010 đến tháng 6/2011.
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh viên bơi lội khóa
Đại học 44, khoa SPTD và khoa HLTT, trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên
máy InBody 520.
2.2.3 Quy mô nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu:
+ Gồm 41 nam nữ sinh viên chuyên sâu bơi lội, khóa Đại học 44, khoa
SPTD và khoa HLTT, trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Các đối tượng nghiên
cứu đều học tập theo chương trình đào tạo chung của nhà trường .
+ Các giáo viên, HLV, chuyên viên đang giảng dạy, công tác tại trường.
* Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
20

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Kết quả kiểm tra một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh viên Bơi
lội khóa Đại học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên máy INBODY
520.
3.1.1. Đặc điểm lứa tuổi, hình thái của đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu về tuổi và đặc điểm hình thái bên ngoài của đối tượng
nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của sinh viên Bơi lội khóa
Đại học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đối tượng
Tuổi
(Năm)
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(Tuổi)
Giới
tính
Khoa (
δ
±
x
) P (
δ
±
x
) P
(
δ
±

x
)
P
Nam
SPTD
(n=18)
21.3±0.6
> 0,05
170.0±1.3
> 0,05
61.0±1.4
> 0,05
HLTT
(n=10)
22.2±1.3
172.1±3.6 63.0±4.1
Nữ
SPTD
(n=11)
21.8±1.1
> 0,05
164.9±5.8
> 0,05
53.5±4.3
> 0,05
HLTT
(n=2)
21.5±0.7
164.0±1.4 52.7±4.2
Nhận xét: Các đặc điểm về tuổi, chiều cao, cân nặng giữa 2 nhóm sinh

viên nam và nữ của khoa SPTD và khoa HLTT là giống nhau. Sự khác biệt là
không có ý nghĩa thống kê ở P> 0,05.
Kết quả này cho thấy có sự tương đồng về tuổi, đặc điểm hình thái bên
ngoài của 2 nhóm đối tượng khác khoa cùng chuyên sâu và cùng khóa đào tạo
của trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Chiều cao, trọng lượng trung bình của nam, nữ sinh viên bơi lội khóa Đại
học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cao hơn nhiều so với nam nữ thanh
niên Việt Nam theo công bố của Bộ Y tế năm 2010 (nam: 163,5cm; nữ:
21
152,7cm). Đồng thời, so với thanh niên Nhật Bản (nam: 172cm; nữ: 157cm),
chiều cao trung bình của nam, nữ sinh viên bơi lội khóa 44 là khá tương đồng.
3.1.2. Kết quả kiểm tra một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh viên Bơi
lội khóa Đại học 44, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Kết quả kiểm tra một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh viên bơi lội
khóa Đại học 44, khoa SPTD trên máy InBody 520 được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra thành phần cơ thể của sinh viên Bơi lội khóa Đại
học 44, khoa SPTD, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TT Chỉ số
Kết quả (
δ
±
x
)
t
tính
P
Nam (n=18) Nữ (n=11)
1 Tổng lượng nước (lít) 39.5±1.4 32.2±2.4 9 <0.05
2 Tổng lượng protein (kg) 11.1±0.5 8.6±0.5 12 <0.05
3 Tổng lượng khoáng xương (kg) 3.4±0.3 3.1±0.3 1.5 <0.05

4 Tổng lượng chất béo (kg) 5.2±0.9 9.9±2.6 5.9 <0.05
5 Trọng lượng (kg) 61.0±1.4 53.5±4.3 3.2 <0.05
6 Tổng lượng cơ xương (kg) 31.1±1.9 23.6±1.7 12.3 <0.05
7 Chỉ số khối cơ thể (kg/m
2
) 19.2±0.5 19.1±0.7 0.5 >0.05
8 Tỷ lệ chất béo (%) 9.5±1.3 18.3±3.7 7 <0.05
9 Tỷ lệ eo - hông 0.8±1.0 0.8±1.4 3.6 <0.05
10 Trọng lượng tay phải (kg) 2.6±0.4 2.2±0.3 4 <0.05
11 Trọng lượng tay trái (kg) 2.9±0.2 2.1±0.2 11.3 <0.05
12 Trọng lượng thân mình (kg) 23.1±0.4 18.6±1.1 13.2 <0.05
13 Trọng lượng chân phải (kg) 8.5±0.5 6.7±0.6 9 <0.05
14 Trọng lượng chân trái (kg) 8.5±0.7 6.6±0.6 9.5 <0.05
Nhận xét: Kết quả kiểm tra một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh
viên bơi lội khóa 44, khoa SPTD, trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên máy
InBody 520 được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy:
22
- Trong số 14 chỉ số nghiên cứu thì có chỉ số khối cơ thể (BMI) là giống
nhau giữa cơ thể sinh viên nam và sinh viên nữ. Sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê ở P= 0,05.
- Các chỉ số tổng lượng chất béo và tỷ lệ % chất béo ở nữ là cao hơn hẳn
so với cơ thể nam giới. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở P< 0,05.
- Các chỉ số còn lại bao gồm tổng lượng nước, tổng lượng protein, tổng
lượng khoáng xương, trọng lượng cơ thể, trọng lượng cơ xương, tỷ lệ eo - hông,
trọng lượng tay phải, trọng lượng tay trái, trọng lượng thân mình, trọng lượng
chân phải, trọng lượng chân trái ở cơ thể sinh viên nam là cao hơn hẳn so với cơ
thể sinh viên nữ. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở P< 0,05.
Kết quả kiểm tra một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh viên bơi lội
khóa Đại học 44, khoa HLTT, trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên máy InBody
520 được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra thành phần cơ thể của sinh viên Bơi lội khóa Đại
học 44, khoa HLTT, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TT Chỉ số
Kết quả (
δ
±
x
)
t
tính
P
Nam (n=10) Nữ (n=2)
23
1 Tổng lượng nước (lít) 40.2±3.3 30.0±1.1 7.9 <0.05
2 Tổng lượng protein (kg) 10.8±0.6 8.0±0.7 5.6 <0.05
3 Tổng lượng khoáng xương (kg) 3.6±0.3 3.1±0.2 2.5 <0.05
4 Tổng lượng chất béo (kg) 5.5±1.9 10.5±1.8 3.6 <0.05
5 Trọng lượng (kg) 63.0±4.1 52.7±4.2 3.1 <0.05
6 Tổng lượng cơ xương (kg) 30.7±1.9 21.0±0.3 16.2 <0.05
7 Chỉ số khối cơ thể (kg/m
2
) 19.4±1.4 20.7±2.3 0.8 >0.05
8 Tỷ lệ chất béo (%) 9.7±0.8 18.7±0.7 15 <0.05
9 Tỷ lệ eo - hông 0.81±1.3 0.79±0.9 3.6 <0.05
10 Trọng lượng tay phải (kg) 2.9±0.22 2.2±0.2 8.8 <0.05
11 Trọng lượng tay trái (kg) 2.8±0.2 2.4±0.3 8.1 <0.05
12 Trọng lượng thân mình (kg) 23.6±1.3 19.2±0.5 9.2 <0.05
13 Trọng lượng chân phải (kg) 8.8±0.6 6.9±0.5 4.8 <0.05
14 Trọng lượng chân trái (kg) 8.6±0.6 6.7±0.5 4.2 <0.05
Nhận xét: Kết quả kiểm tra một số chỉ số về thành phần cơ thể của sinh

viên bơi lội khóa 44, khoa HLTT, trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên máy
InBody 520 được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy:
- Trong tổng số 14 chỉ số nghiên cứu thì chỉ có chỉ số khối cơ thể (BMI)
là giống nhau giữa cơ thể sinh viên nam và sinh viên nữ. Sự khác biệt là không
có ý nghĩa thống kê ở P= 0,05.
- Các chỉ số tổng lượng chất béo và tỷ lệ % chất béo ở nữ là cao hơn hẳn
so với cơ thể nam giới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở P< 0,05.
- Các chỉ số còn lại bao gồm tổng lượng nước, tổng lượng protein, tổng
lượng khoáng xương, trọng lượng cơ thể, trọng lượng cơ xương, tỷ lệ eo - hông,
trọng lượng tay phải, trọng lượng tay trái, trọng lượng thân mình, trọng lượng
chân phải, trọng lượng chân trái ở nam là cao hơn hẳn so với nữ. Sự khác biệt là
có ý nghĩa thống kê ở P< 0,05.
24
3.2. Đánh giá thực trạng thành phần cơ thể sinh viên Bơi lội khóa Đại học
44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá tình trạng thành phần cơ thể của sinh viên bơi lội khoa
SPTD, trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá
của WHO kết hợp với bảng chỉ số lý tưởng khuyến nghị theo hiển thị của máy
InBody 520 đăng tải kèm theo kết quả kiểm tra của mỗi đối tượng. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4 Đánh giá tình trạng cơ thể của sinh viên Bơi lội, khóa Đại học 44,
khoa SPTD, trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=29).
TT
Chỉ số
Mức độ
Kết quả
m
i
%
1

Trọng lượng protein
Bình thường 27 93.1
Thiếu hụt 2 6.9
2
Lượng khoáng xương
Bình thường 26 89.7
Thiếu hụt 3 10.3
3
Khối lượng chất béo
Bình thường 21 72.4
Thiếu hụt 8 27.6
25

×