Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường đh TDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335 KB, 58 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa
xã hội, nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trong
xã hội hiện nay TDTT ngày càng có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn
đến cuộc sống của con người. TDTT là một loại hình hoạt động mà phương tiện
cơ bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao
thành tích thể thao. TDTT góp phần làm cho cuộc sống của con phong phú và
giáo dục con người phát triển toàn diện, tập luyện TDTT giúp con người nâng
cao được sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu về học tập, lao động, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và quan trọng hơn TDTT còn giúp mọi người trên
thế giới đoàn kết, gắn bó với nhau tạo nên sự hòa bình, hữu nghị giữa các dân
tộc trên thế giới. Thông qua các cuộc thi đấu giao hữu, các kỳ thi đấ khu vực,
đại hội Olympic…
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước TDTT Việt Nam ngày nay đẵ có
những chuyển biến tíc cực theo hướng đông hơn về số lượng vận động viên
(VĐV), tốt hơn về chất lượng, đảm bảo tốt về việc bồi dưỡng tài năng thể thao,
chuẩn bị tốt cho VĐV tham gia các cuộc thi đấu lớn điiều đó được minh chứng
bởi những tấm huy chương vàng mà các VĐV đem về từ những đấu trường khu
vực và trên thế giới, ở những môn thể thao mũi nhọn như võ, cờ vua, điền kinh,
bắn súng…
Bóng rổ ra đời ở Mỹ năm 1891, là môn thể thao thi đấu đối kháng trực
tiếp nó đòi hỏi các VĐV hoạt động với cường độ lớn, có sự phát triển toàn diện
về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khẳ năng phối hợp, có tính kỷ luật
cao, tâm lý vững vàng… Vì thế nhiều môn thể thao còn sử dụng bóng rổ để rèn
luyện thể lực, ý trí, tâm lý cho các VĐV. Qua quá trình hình thành và phát triển,
bóng rổ là một trong những môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của
Olympic.
1
Ở Việt Nam, môn bóng rổ du nhập vào những năm 30 của thế kỷ XX, chủ
yếu phát triển ở các tỉnh thành như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trong
quân đội. Qua quá trình thăng trầm của lịch sử, bóng rổ hiện tại dẵ thực sự phát


triển tại các tỉnh Hà Nộ, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Yên Bái, Quảng
Ninh, Cần Thơ, trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trng học phổ
thông, trung học cơ sở
Trong thi đấu bóng rổ chiến thuật tấn công phát triển rất phong phú, đa
dạng, không chỉ áp dụng lối đánh tấn công nhằm ghi điểm ở vị trí tiền phong,
trung phong mà vị trí hậu vệ còn đóng vai trò quyết định trong việc tấn công
nhằm ghi điểm. Hậu vệ là người khi tấn công và ghi điểm luôn đứng ở phía sau,
có nhiệm vụ bảo vệ khu vực dưới rổ khi bị đối phương tấn công, có kỹ thuật đột
phá và chuyền bóng tốt, là người tổ chức tấn công và phân phối bóng, chỉ đạo để
thực hiện các yêu cầu của chiến thuật tấn công. Người hậu vệ phải có tố chất
nhanh nhẹn, có kỹ thuật cá nhân tốt, biết chiếm chỗ để hạn chế sự tấn công của
đối phương, đồng thời khi tấn công đòi hỏi ném rổ xa phải rất chính xác. Thông
thường chiều cao trung bình của các VĐV ở những đội mạnh trên thế giới chủ
yếu là các VĐV ở phía sau chiều cao ổn định hiện nay là 186-188 cm.
Ngày nay để nâng cao chất lượng các trận đấu Bóng rổ, ngoài việc nghiên
cứu các kỹ thuật mới, công tác tuyển chọn VĐV có năng khiếu và thể hình phù
hợp với chuyên môn là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả của
quá trình huấn luyện sau này. Những nước có nền thể thao phát triển như Liên
Xô (cũ), Mỹ, Trung Quốc… rất chú trọng đến việc tuyển chọn VĐV có chiều
cao, sức bật tốt. Ngoài việc tuyển chọn VĐV có thể hình, chuyên môn lý tưởng,
trong công tác đào tạo huấn luyện các tố chất chuyên môn (sức nhanh, sức
bật…) và các kỹ thuật khác.
Qua thực tế quan sát các giải thi đấu bóng rổ ở trong nước chúng tôi nhận
thấy, trong phòng thủ các đội sử dụng linh hoạt các chiến thuật, kèm người kết
hợp liên phòng nên khả năng tấn công phải áp dụng một cách linh hoạt các chiến
thuật, thay đổi theo phòng thủ mới đạt được hiệu quả cao. Trong tất cả các chiến
2
thuật tấn công hay phòng thủ vai trò của hậu vệ đặc biệt quan trọng. Xu hướng
hậu vệ ném rổ xa, đột phá ghi điểm cũng đang được các đội đặc biệt quan tâm.
Đội tuyển nữ Bóng rổ trường Đại học (ĐH) TDTT Bắc Ninh là một đội

bóng tập hợp nhiều các thành phần trong đó đa số là các sinh viên mới bắt đầu
tập luyện cùng với một số vận động viên đã qua tuổi thi đấu về đi học. Hiện nay
lực lượng hậu vệ của đội hiện đang gặp khó khăn một phần là do thành phần của
đội tuyển cũ đã ra trường, các vận động viên trẻ thì chưa đáp ứng được yêu cầu
cao của hậu vệ một đội bóng. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả thi đấu cho
các vận động viên vị trí hậu vệ nói riêng và của toàn đội nói chung là đặc biệt
quan trọng.
Tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi thấy
cũng đã có tác giả nghiên cứu về một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ vị trí
hậu vệ cho nam sinh viên chuyên sâu như tác giả Nguyễn Tiến Đạt năm 2008.
Nhưng chưa thấy tác giả nào đi sâu nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu
quả ném rổ cho đội tuyển nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Xuất phát từ lý do
trên, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô trong bộ môn vì vậy chúng tôi tiến ành
nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí
hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.”
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả thi đấu
của các hậu vệ đội tuyển nữ trường đại học TDTT Bắc Ninh, cũng như đánh giá
chương trình huấn luyện tại trường. Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra
các bài tập có hiệu quả cao nhất nâng cao hiệu quả ném rổ cho cho đội tuyển nữ
trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Thông qua đó góp phần nâng cao cất lượng đội
tuyển nữ bóng rổ nói riêng và hiệu quả học tập môn bóng rổ trong trường ĐH
TDTT Bắc Ninh nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện mục đích của đề chúng tôi đã đề ra
và tiến hành giải quyết hai mục tiêu:
3
1. Đánh giá thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong đội tuyển
nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập ném rổ cho vị trí
hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện bổ trợ nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị
trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu
vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khuynh hướng phát triển bóng rổ thế giới [11].
- Phân tích, quan sát các giải thi đấu quốc tế những năm gần đây, cho ta khả
năng với mức độ đáng tin cậy để dự báo về các khía cạnh phát triển chất lượng
và số ượng của môn thể thao này;
- thường xuyên tăng số lượng các đội trình độ cao và dĩ nhiên các đội đó sẽ
giành vị trí cao trong các đại hội Olimpic, Vô địch thế giới và Châu Âu; các chỉ
số về kỹ - chiến thuật, tính tích cực, tính hiệu quả, tính vững chắc trong các hành
động tấn công và phòng thủ của các đội nói trên đều xích lại gần nhau, sự ganh
đua giữa các đội đó tăng lên gay gắt;
- Sự căng thẳng tâm lý thể lực trong thi đấu tăng lên đáng kể;
- Sự tiến bộ không ngừng về trình độ kỹ- chiến thuật cả các VĐV trong những
đội mạnh nhất thế giới, được thể hiện ở sự ổn định trong các trận đấu quan trong
luôn thể hiện tính tích cực trong tấn công cũng như trong phòng thủ, ở sự kết
hợp hài hòa giữa tấn công và phòng thủ, sự tăng cường thể lực, trình độ điêu
luyện, độ chính xác, tính ỏn định;
- Mức độ phát triển nhanh trình độ cá nhân trong tấn công được phản ánh ở quá
trình thực hiện động tác kỹ thuật và động tác giả một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,
liên tục, ở tốc độ và sức nhanh trong di động, sự mở rộng phạm vi biến đổi và
điều khiển các kỹ năng vận động, ở sự đa dạng của kỹ thuật dẫn qua người,
chuyền bóng nhanh qua hàng phòng thủ chặt, ném bóng chính xác từ cự li xa
vào rổ và chuyền bóng mạnh để đột phá;
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong phòng thủ liên quan trước hết với việc
sử dụng có hệ thống phòng thủ cá nhân chặt chẽ và tích cực trên nửa sân của
mình cùng với việc kèm chặt không phạm lỡi ở cự li gần cầu thủ kiến thiết có

khả năng ném rổ tốt và gần cầu thủ có trình độ cao khác của đối phương, tập
5
trung chống lại trung phong nguy hiểm đang có bóng và chống lại sự đột phát
ném rổ;
- Đội phòng thủ kèm người chặt, tích cực tranh bóng và chiếm vị trí trên từng
điểm của sân, giành quyền chủ động trận đấu, không cho đối phương tự do nhận
và khống chế bóng và thi đấu theo sự chuẩn bị phối hợp được tính từ trước;
- Hoàn thiện hơn nữa khả năng đua tranh sức mạnh tốc độ của hậu vệ với tiền
đạo, làm phong phú các kỹ thuật động tác yểm hộ, kết hợp phòng thủ khu vực và
kèm chặt tiền đạo ở sân đôi phương và ở rổ của đội mình;
- Nâng cao tính linh hoạt, năng động của tất cả 5 vận động viên bóng rổ trên cơ
sở rút ngắn quá trình chuẩn bị, sử dụng hợp lý các hành đọng phối hợp cực
nhanh của tiền đạo khi chơi với tốc độ lớn;
- Kết hợp một cách thông minh lối chơi phối hợp đã được chuẩn bị kỹ bằng cách
chơi toàn sân và hướng toàn đội vào phản công nhanh (đặc biệt là sau khi đối
phương ném rổ thành công);
- Không cứng nhắc thực hiện các hình thức và sơ đồ phối hợp đã được chuẩn bị
trước, mà chuyển sang chơi tốc độ và cơ động dựa trên cơ sở tư duy chiến thuật
toàn diện, khả năng dự đoán tình huống thi đấu và sự lựa chọn linh hoạt các
quyết định phù hợp của vận động viên;
- Mở rộng một cách hợp lý khu vực thi đấu của trung phong và tiền phong để tạo
khả năng cho mỗi vận động viên biểu hiện trình độ tài nghệ, tư duy sáng tạo và
phối hợp toàn diện của mình, để tăng độ linh hoạt về chiến thuật của cả đội, đảm
bảo khả năng thay thế cho nhau giữa các vận động viên, nâng cao hiệu quả chỉ
đạo tập thể trong cả giải căng thẳng kéo dài và trong từng trận đấu;
- Sử dụng toàn diện và hiệu quả những khả năng cá nhân và tố chất thể lực của
các vận động viên ngoại hạng, độ ổn định, niềm tin của họ vào lợi ích của đội;
- Nâng cao đáng kể các khả năng chức phận của cơ thể, sức bền nhanh - mạnh
của VĐV trên cơ sở chuẩn bị thể lực tốt, nhờ đó đảm bảo tính kiên định, tin
6

tưởng vào sự thi đấu của đội trong các cuộc đấu dài ngày và căng thẳng về tâm
lý;
- Ưu tiên đưa vào đội những VĐV trẻ có chiều cao; được chuẩn bị thể lực, kỹ -
chiến thuật và tâm lý tốt để thực hiện một cách hiệu quả và vai trò người dẫn
đầu của đội, người dẫn đầu trong tấn công, phòng thủ và trong các tình huống
đột xuất, do đó có khả năng tự đưa ra các quyết định quan trọng trong các tình
huống thi đấu căng thẳng;
- Tăng chiều cao trung bình các VĐV của những đội mạnh, chủ yếu là các VĐV
ở tuyến sau, chiều cao ổn định hiện nay là 202 -203 cm và tuổi trung bình từ 24
-25; phát huy lối chơi di chuyển, tốc độ, thể lực của các VĐV tiền phong – hậu
vệ có tốc độ với chiều cao 200 – 202 cm và trung phong tiền phong thứ hai có
chiều cao 204 – 207 cm, có lối chơi đột phá biên mãnh liệt, các cầu thủ này nổi
bật ở sự phát triển thể lực cân đối, tầm vóc hài hòa, biết hoạt động nhanh, toàn
diện dưới rổ và sân mình, ở khả năng bật nhảy tốt, đột phá táo bạo để tấn công
rổ, tranh cướp bóng kiên quyết khi quả ném rổ của đối phương không thành
công.
Cần chú ý những thời điểm có nhiều thuận lợi trong tấn công và phòng
thủ sau đây:
- Sự điêu luyện khi dẫn bóng qua người, chuyền bóng trong di động tốc
độ lớn và trong điều kiện bị kèm chặt;
- Nhảy ném rổ chính xác ở cự ly xa và rất xa;
- Các động tác phòng thủ cân bằng ở các khoảng cách ngắn;
- Khéo giả vờ thay đổi hướng, nội dung và đặc điểm các kỹ thuật động tác
tấn công bằng cách thực hiện các động tác giả khác nhau;
- Sử dụng đột phá có hiệu quả, tấn công rổ khôn khéo, gây lỗi cá nhân cho
đối phương, tạo tình huống 3 hoặc 4 điểm;
7
- Nhảy thoát nhanh và đúng lúc khỏi VĐV phòng thủ có chiều cao - khi
xuống lao về hường có bóng, cướp bóng và đưa bóng vào rổ;
- Kèm chặt đối phương không có bóng (mặt đối mặt) trong phòng thủ toàn

sân khi tạm thời mất quyền khống chế bóng (thời điểm tranh cướp bóng này cần
phải hỗ trợ chặt cho đồng đội);
- Tấn công nhanh với tốc độ lớn bằng cách chuyền bóng mạnh, xa qua
toàn sân bằng một tay;
- Điền khiển nhịp độ các kỹ năng vận động thi đấu một cách thoải mái;
- Những động tác chống lại có hiệu quả đối với VĐV đối phương ném rổ
là đột ngột tiến gần đến đối phương đó sau khi kết thúc dẫn bóng từ phiá chân
đang ở trước và tác động mạnh vào bóng để che bóng bằng “bước dài” tới bảng
và ném bóng;
- Mở rộng khả năng phối hợp thi đấu của trung phong bằng cách tăng
cường các động tác tấn công, dứt điểm được thực hiện khi mặt quay về hướng
rổ.
1.2. Đặc điểm huấn luyện bóng rổ [11].
Trong công tác huấn luyện và thi đấu bóng rổ đặc biệt quan tâm nâng cao
lượng vận đông tối đa, chú trọng hoàn thiện các kỹ thuật chuyên môn, các kỹ
thuật sở trường của từng VĐV để thích ứng với nhịp độ thi đấu, cường độ cao
luôn biến đổi. Toàn diện hóa lối chơi và chức năng của các cầu thủ. Huấn luyện
toàn diện các vị trí trong các giai đoạn thi đấu khác nhau và đặc biệt huấn luyện
về tâm lý cho các cầu thủ là không thể thiếu trong công tác huấn luyện VĐV các
môn bóng nói chung cũng như môn bóng rổ nói riêng. Trong huấn luyện phải
biết kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ bẩm sinh với tiếp thu, bổ sung hình thành
nhanh các kĩ năng vận động kinh nghiệm thi đấu của đội thông qua các cuộc thi
đấu lớn.
8
Huấn luyện thể lực chung đảm bảo sự phát triển toàn diện của VĐV bóng
rổ và tạo những tiền đề để biểu hiện những tố chất thể lực chuyên môn có hiệu
quả nhất trong môn thể thao đã chọn. Nó cần có tính định hướng đặc thù cụ thể
là: củng cố các cơ quan và hệ thống của cơ thể VĐV đáp ứng với những đòi hỏi
của môn bóng rổ, tạo khả năng mang lại hiệu quả tập luyện từ những bài tập
chuẩn bị để thực hiện những phối hợp cơ bản.

Huấn luyện thể lực đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành những
năng lực vận động của VĐV bóng rổ và phụ thuộc trực tiếp vào những đặc điểm
kỹ thuật và chiến thuật thi đấu, vào các chỉ số về lượng vận động thi đấu và căng
thẳng tâm lý. Huấn luyện thể lực chuyên môn được thực hiện gắn chặt với việc
tiếp thu và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo trong bóng rổ có tính toán đến các
điều kiện và tính chất sử dụng những kỹ xảo đó của người VĐV trong tính
huống thi đấu.
Mức độ huấn luyện thể lực không cao của VĐV bóng rổ hạn chế khả năng
tiếp thu vốn kỹ - chiến thuật và hoàn thiện nó. Thí dụ, VĐV bóng rổ phát triển
sức bật nhảy chưa tốt thì không thể tiếp thu được kỹ thuật nhảy ném rổ hiện đại
và tham gia tranh cướp bóng dưới rổ. Một đội có các VĐV chậm chạp thì không
thể áp dụng có hiệu quả đột phá tấn công nhanh, v.v…
1.2.1. Huấn luyện sức mạnh.
Môn bóng rổ hiện đại có những yêu cầu cao về năng lực sức mạnh của
VĐV biểu hiện ở mức độ đáng kể ở độ cao các cú nhảy, sức nhanh thực hiện các
động tác khác nhau, tốc độ di chuyển và có ý nghĩa lớn đối với việc thể hiện sức
bền và khéo léo. Trong hoạt động tố chất thể lực sức mạnh biểu hiện phối hợp
với sức nhanh của chuyển động trong phạm vi một kỹ xảo vận động nhất định
tương ứng với một kỹ thuật thi đấu đúng trong bóng rổ.
Một trong những năng lực tổng hợp nhanh – mạnh quan trọng nhất của
các VĐV bóng rổ là sức bật, đó là năng lực bật nhảy cao tối đa khi thực hiện
nhảy ném rổ, khi cướp bóng rổ, khi tranh chấp ném rổ, v.v…
9
1.2.2. Huấn luyện sức nhanh (năng lực tốc độ).
Trong thi đấu thường đòi hỏi thể hiện tất cả các hình thức sức nhanh, bởi
vì các hình thức đó là những yếu tố thành phần của đa số hành vi vận động của
VĐV bóng rổ và được thể hiện ở sức nhanh di chuyển khi thực hiện các yếu lĩnh
kỹ thuật riêng lẻ có bóng và không bóng và tổng hợp có và không có bóng. Ở
sức nhanh thay thế các yếu lĩnh động tác này bằng các yếu lĩnh động tác khác.
Đặc điểm nổi bật về phát triển sức nhanh trong bóng rổ là sự cần thiết phải thể

hiện sức nhanh trong các tình huống không ngừng thay đổi, khi có đủ các yếu tố
cản phá (sự phản công của đối phương, bị căng thẳng tâm lý, bị mệt mỏi). Và
với toàn bộ tầm quan trọng của phản ứng nhanh, kết quả cuối cùng phụ thuộc
vào khả năng nhanh chóng tăng tốc độ (tăng tốc xuất phát) và đạt tốc độ tối đa,
cũng như phụ thuộc vào khả năng duy trì tốc độ này và chống lại sự mệt mỏi
(tốc độ cự ly).
Các năng lực tốc độ là cái nền để xuất hiện các mặt của tốc độ như sức
nhanh thực hiện ném rổ, chuyền và dẫn bóng, tốc độ giải quyết những nhiệm vụ
chiến thuật.
1.2.3. Huấn luyện sức bền.
Bóng rổ sức bền có những đặc điểm tiêu biểu là lượng vận động tập luyện
và thi đấu cũng như nhịp độ thi đấu rất cao, các động tác kỹ thuật được thực
hiện với tốc độ lớn trong khi có sự phản công của đối phương, áp dụng các hệ
thống phòng thủ và tấn công tích cực, đột phá tấn công nhanh và phòng thủ kèm
người toàn sân. Thời kỳ thi đấu kéo dài, cùng sự căng thẳng cao độ của các trận
đấu giải và các cuộc thi riêng lẻ đòi hỏi phát triển sức bền đến trình độ cao, tức
là phải có khả năng chống lại chống lại sự mệt mỏi do thực hiện vận động thi
đấu gây ra. VĐV bóng rổ có sức bền ổn định sẽ có khả năng duy trì trạng thái
sung sức thể thao trong thời gian lâu, có thể biểu hiện tính tích cực vận động
không những trong một trận đấu mà cả suốt thời gian của giải, có thể biểu diễn
10
kỹ thuật một cách hiệu quả và ổn định hơn, có thể có tư duy chiến thuật nhanh
và có thể đạt kết quả tốt hơn.
1.2.4. Huấn luyện tố chất khéo léo.
Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp vận động phức
tạp, cũng như khả năng giải quyết nhanh và chính xác nhiệm vụ vận động tương
ứng với tình huống thay đổi.
Khéo léo là một tố chất tổng hợp, trong đó có sự phối hợp hữu cơ giữa
biểu hiện trình độ cao về sức mạnh và sức nhanh với khả năng phối hợp vận
động và đảm bảo độ chính xác của các VĐV trong các tình huống thi đấu thay

đổi nhanh. Đặc biệt trong các tình huống ném rổ bất ngờ hay đột phá qua người
ném rổ.
Huấn luyện tố chất mềm dẻo và kỹ năng thả lỏng. Mềm dẻo là khả năng
VĐV bóng rổ thực hiện các động tác kỹ thuật với biên độ lớn một cách nhẹ
nhàng, tự do, nhanh nhẹn và chính xác.
Khả năng thả lỏng ở các VĐV bóng rổ cần được phát triển thích hợp với
những động tác ném. Mức căng thẳng của các cơ bả vai, bàn tay, lưng gây khó
khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác, hạn chế khả năng biến dạng và tính
hiệu quả của kỹ thuật. Tính mề mại, tính thoải mái, tính cơ động là cần thiết đối
với VĐV bóng rổ trong các đông tác di chuyển và bật nhảy, đặc biệt là khi tiếp
đất, vào thời điểm khi VĐV chuẩn bị thực hiện những động tác lặp lại một cách
tích cực. Các VĐV bóng rổ có trình độ cao thường nắm chắc nghệ thuật thả
lỏng, thực hiện các yếu lĩnh động tác một cách nhẹ nhàng và thoải mái, đồng
thời chỉ đưa vào hoạt động tích cực những cơ bắp cần thiết cho việc đảm bảo
thực hiện hợp lý động tác và thả lỏng tối đa các cơ bắp còn lại.
1.2.5. Huấn luyện kĩ thuật.
Huấn luyện kĩ thuật cho VĐV là một quá trình giảng dạy và hoàn thiện
các kĩ thuật động tác, những hành vi vận động để VĐV dùng làm phương tiện để
tập luyện và thi đấu trong thể thao. Phần này bao gồm huấn luyện kĩ thuật chung
11
và huấn luyện kĩ thuật chuyên môn. Huấn luyện kĩ thuật chung là một quá trình
giáo dưỡng nhằm làm tăng vốn kĩ năng kĩ xảo hữu ích cho đời sống hằng ngày
và cho thể thao. Còn huấn luyện chuyên môn lại là một quá trình giáo dưỡng
nhằm làm cho VĐV nắm vững và hoàn thiện kĩ năng kĩ xảo của môn thể thao
lựa chọn. Giữa huấn luyện kĩ thuật chung và huấn luyện kĩ thuật chuyên môn
cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mà nội dung chủ yếu là sự vận dụng
chuyển tốt giữa những tri thức kĩ năng kĩ xảo vận động. Việc hình thành vốn tri
thức phong phú và kĩ năng kĩ xảo vận động chung sẽ có tác dụng thúc đẩy sự
tiếp thu hoàn thiện kĩ thuật ở môn thể thao lựa chọn. Mặt khác huấn luyện kĩ
thuật chuyên môn là định hướng cho việc huấn luyện kĩ thuật chung, đồng thời

căn cứ vào sự phát triển và hoàn thiện của trình độ điêu luyện thể thao mà yêu
cầu của huấn luyện kĩ thuật chung phải được nâng lên một cách tương đối.
Xu hướng thi đấu bóng rổ hiện đại quyết định phương hướng huấn luyện
kĩ thuật, chỉ có thể đạt được thành tích cao qua quá trình huấn luyện kĩ thuật
toàn diện cho VĐV. Muốn vậy, VĐV bóng rổ cần :
- Nắm vững tất cả các động tác thi đấu bóng rổ hiện đại và thực hiện
chúng trong những điều kiện khác nhau.
- Biết phối hợp các động tác theo sở thích bất kỳ tuần tự nào trong những
điều kiện di chuyển khác nhau.
- Nắm vững tổ hợp các yếu lĩnh động tác hay phải sử dụng nhiều trong thi
đấu và thực hiện chúng sao cho có hiệu quả nhất, việc thi đấu phối hợp sắc bén
đòi hỏi phải sử dụng tối đa mọi khả năng và đặc điểm của cá nhân.
- Thường xuyên hoàn thiện các yếu lĩnh động tác, đồng thời tăng kĩ năng
phối hợp thực hiện chúng.
Qúa trình huấn luyện cần tổ chức sao cho có thể không ngừng tăng yêu
cầu đối với mức độ phát triển các năng lực vận động của VĐV để đảm bảo tiến
hành thi đấu trong những điều kiện “ một chọi một” ngày càng căng thẳng hơn.
12
Việc nắm vững kĩ thuật hợp lý trong thời gian ngắn nhất đòi hỏi phải biết
được cách chơi và phương pháp xây dựng kế hoạch huấn luyện nhiều năm.
Trong từng giai đoạn huấn luyện phải đề ra cho VĐV những nhiệm vụ rõ ràng
để căn cứ vào đó tiến hành chọn lựa những phương pháp và phương tiện huấn
luyện thích hợp .
Những nhiệm vụ hoàn thiện kĩ thuật được thay đổi theo lứa tuổi và tăng
trình độ chuyên môn của VĐV. Qúa trình huấn luyện nhiều năm được quy ước
chia ra làm 3 giai đoạn :
- Chuẩn bị kĩ thuật ban đầu.
- Ổn định và hoàn thiện kĩ thuật.
- Đạt trình độ tài nghệ thể thao cao.
Việc chuẩn bị kĩ thuật, cũng giống như huấn luyện thể lực toàn diện, cần

được xem như là nền tảng của các thành tích cao.
Giai đoạn huấn luyện này đóng vai trò quyết định trong những hoạt động
tiếp thu những quy luật cơ bản về thực hiện các động tác trong quá trình tiếp thu
những quy luật cơ bản về thực hiện các yếu lĩnh động tác bóng rổ. Để làm được
điều đó cần phải :
- Sử dụng các bài tập chạy, nhảy, ném phù hợp với yêu cầu của bóng rổ.
- Tiếp thu những kĩ xảo vận động cần thiết để thực hiện các yếu lĩnh động
tác cơ bản.
- Liên kết những động tác đã học thành những phối hợp mới tạo ra cơ sở
của những phối hợp đa dạng của VĐV bóng rổ.
- Học cách áp dụng động tác đã được học và thi đấu.
Việc tiếp thu nhanh các động tác cơ bản phụ thuộc vào tính tuần tự kế tiếp
của việc giải quyết các nhiệm vụ sư phạm. Lúc đầu VĐV cần nắm vững tư thế
chuẩn bị, hiểu rõ những phần nào của cơ thể tham gia vào động tác, các động tác
diễn ra theo hướng nào và phối hợp thống nhất với nhau ra sao. Tiếp theo, VĐV
13
cần học thực hiện động tác theo biên độ tối ưu với nhịp độ thoải mái và thích
hợp với mình, cần đạt được tính chính xác về thực hiện cấu trúc của động tác và
sau đó là học các chi tiết yếu lĩnh động tác.
Trong quá trình giảng dạy cần phức tạp hóa tình huống để dẫn dắt người
học tới áp dụng động tác trong thi đấu thông thường.
Các bài tập huấn luyện chung trong bóng rổ.
Các bài tập huấn luyện chung nhằm chuẩn bị chung cho VĐV khác về
nguyên tắc với những bài tập trên, thành phần của các bài tập huấn luyện chung
thường rộng rãi và đa dạng. Về tính chất các bài tập huấn luyện chung có tác
động trùng hợp hoặc không trùng hợp với các bài tập huấn luyện chuyên môn.
Về lí thuyết phạm vi các bài tập này hầu như không có giới hạn. Nhưng trên
thực tế nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất,
kĩ thuật và các yếu tố khác.
Khi chọn các bài tập huấn luyện chung, phải tuân theo các yêu cầu sau.

Trước hết, huấn luyện chung cho VĐV phải bao gồm các phương tiện giáo dục
thể chất toàn diện, đặc biệt là các bài tập tác động có hiệu quả đến phát triển các
tố chất thể lực và làm phong phú vốn kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong đời thường.
Hai là, nội dung huấn luyện chung cho VĐV cần phản ánh đặc điểm chuyên
môn hóa thể thao, trong quá trình nâng cao trình độ tập luyện có thể nảy sinh
những tác động dương tính và âm tính giữa các mặt khác nhau trên. Do đó, các
phương tiện huấn luyện chung của VĐV cũng cần phải chuyên môn hóa để tận
dụng đến mức cao nhất sự chuyển tốt của trình độ thể lực và cố gắng loại trừ
hoặc làm giảm hiệu ứng của sự chuyển xấu. Như vậy, nội dung huấn luyện
chung của VĐV cũng phải phản ánh đặc điểm của chuyên môn hóa thể thao.
Các bài tập huấn luyện chung trong quá trình tập luyện thể thao có chức
năng sau :
+ Hình thành, củng cố hồi phục kĩ năng- kĩ xảo có tác động bổ trợ đối với
môn thể thao lựa chọn ( nghĩa là đặt nền móng cho các kĩ năng- kĩ xảo, kĩ thuật,
14
chiến thuật) có tác động trau dồi (theo cơ cế chuyển tốt kĩ năng), hoặc khi cần
thiết để thực hiện hợp lí các bài tập theo hướng phát triển các năng lực thể chất.
+ Là một phương tiện để giáo dục các năng lực thể chất chưa được phát
triển đầy đủ ở môn thể thao lựa chọn, nâng cao hoặc duy trì trình độ năng lực
hoạt động chung.
+ Là một yếu tố nghỉ ngơi tích cực, có tác động đáng kể tới quá trình hồi
phục sau lượng vận động lớn để phòng tránh sự đơn điệu trong tập luyện.
Các bài tập huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trước hết, các bài tập xuất phát từ mục đích chủ yếu của hoạt
động thể thao phục vụ cho đời sống. Các bài tập huấn luyện chung, một mặt tạo
tiền đề cho các bài tập huấn luyện chuyên môn, đồng thời lại phản ánh những
đặc điểm chuyên môn hóa thể thao.
Trái lại, các bài tập huấn luyện chuyên môn lại luôn luôn xuất phát từ các
tiền đề do các bài tập huấn luyện chung mang lại. ở đây, cũng cần nhớ rằng có
những bài tập hầu như đứng giữa hai loại đó. Đó là những bài tập có hình thức

vận động giống các bài tập thi đấu, nhưng lại khác về cách thức và chế độ thực
hiện. Chính những bài tập này đã đảm bảo mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa
huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn cho VĐV.
Các bài tập huấn luyện chuyên môn.
Đó là phức hợp các yếu tố của những động tác thi đấu, cùng các biến dạng
của chúng cũng như bài tập dẫn dắt. Ví dụ : Chạy các đoạn ngắn đối với VĐV
chạy, những pân đoạn liên hợp với VĐV thể dục dụng cụ, các động tác phối hợp
như ở VĐV bóng. Có khi các bài tập huấn luyện chuyên môn còn bao gồm cả
các bài tập lấy từ những bài tập nhóm môn thể thao (chạy ở cự ly tương đối với
cự ly thi đấu ). Như vậy, chỉ có thể gọi là bài tập huấn luyện chuyên môn khi
bài tập đó có cái gì đó giống và phục vụ trực tiếp, tương đối sát với bài tập thi
đấu. Vì lẽ đó các bài tập huấn luyện chuyên môn thường rất có giới hạn.
15
Mặt khác, bài tập huấn luyện chuyên môn cũng không phải là môn thể
thao lựa chọn, nhưng phải làm sao để tác động có chủ đích và hiệu qua đến sự
phát triển các tố chất kĩ xảo cho VĐV ở chính ngay môn thể thao đó. Ví dụ : Khi
thực hiện các bài tập huấn luyện chuyên môn kiểu kéo hoặc gánh tạ đứng lên,
ngồi xuống, VĐV cử tạ có khả năng khắc phục trọng lượng lớn hơn so với khi
chỉ thực hiện 2 kiểu động tác hoàn chỉnh trong thi đấu chính thức và tác động tốt
hơn đến việc phát triển các năng lực sức mạnh.
Căn cứ vào ưu thế tác động của các bài tập huấn luyện chuyên môn,
chúng được chia thành các bài tập dẫn dắt và các bài tập phát triển.
Các bài tập dẫn dắt nhằm bổ trợ cho việc tiếp thu những hình thức kĩ thuật
động tác mới, khó. Còn các bài tập phát triển lại chủ yếu nhằm phát triển các tố
chất thể lực. Tất nhiên, việc phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, hình thức
và nội dung các động tác bao giờ cũng thống nhất với nhau. Dù vậy, việc phân
chia này cũng cần thiết bởi vì về hình thức các bài tập dẫn dắt gần giống với kĩ
thuật môn thể thao lựa chọn hơn là các bài tập phát triển, còn lượng vận động
thi` thường nhỏ hơn. Hơn nữa, tỉ lệ sử dụng các bài tập này trong các giai đoạn
tập luyện có khác nhau

1.2.6. Huấn luyện tâm lý.
Khi nói về đặc điểm diễn ra các quá trình cảm giác vận động trong cơ thể
VĐV cần phải nhấn mạnh rằng các phản ứng phức tạp là những yếu tố thành
phần của các năng lực chuyên môn của VĐV Bóng rổ. Tính hiệu quả của những
bài tập thi đấu như chuyền bóng, ném phạt, bắt bóng bật bảng, ném bóng rổ từ
các vị trí khác nhau có liên quan chặt chẽ với các chỉ số định hướng cảm giác
vận động. Những điều có ý nghĩa dự báo tốt nhất đối với VĐV là: phản xạ lựa
chọn, phản xạ dự báo các khả năng có thể xảy ra, phản xạ đoán trước và “cảm
giác thời gian”.
Việc thi đấu luôn diễn ra trong khi có sự phản công tích cực và trong các
tình huống thường xuyên thay đổi. Vì thế cho nên xuất hiện sự đòi hỏi phải có
16
tư thế tư duy chiến thuật hay tư duy tác chiến của VĐV. Đặc điểm tư duy chiến
thuật của VĐV Bóng rổ là trong khi sử dụng các kỹ xảo chiến thuật đồng thời
thực hiện chiến thuật của mình ( thực tế VĐV có thể thấy ngay kết quả thực hiện
chúng).
Độ nhanh của các quá trình tư duy là một đặc điểm không kém phần quan
trọng của tư duy chiến thuật trong bóng rổ. Đặc điểm về sức nhanh tư duy biểu
hiện:
- Khi cần đánh giá ngay lập tức tất cả các đặc điểm về tình huống trong
thi đấu.
- Khi cần tính đến khả năng thay đổi của tình huống.
- Trong trường hợp thông qua quyết định kéo dài trong những điều kiện
căng thẳng về cảm xúc.
Như vậy hiệu quả của hoạt động thể thao phụ thuộc vào tất cả các biểu
hiện tâm lý do các tác động tâm lý tạo nên.
1.3. Huấn luyện ném rổ cho vị trí hậu vệ trong Bóng rổ hiện đại [11].
Ngày nay trước sự phát triển của xã hội đòi hỏi sự hoàn thiện không
ngừng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực của đời sống và
hoạt động của con người, trong đó việc dự báo chiếm một vị trí đặc biệt quan

trọng. Dự báo khoa học xác định những phương pháp chủ yếu của sự phát triển
khách quan những xu hướng tiên tiến và nhờ đó mà các chuyên gia thể thao có
thể gây tác động ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của quá trình huấn luyện. Việc
dự báo về khả năng phát triển của một số môn thể thao mà thành tích có thể đo
đếm được là không mấy khó khăn. Tuy nhiên đối với các môn bóng thì việc dự
báo này có nhiều phức tạp bởi đặc thù và tính chất thi đấu do tác động của nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của các trận đấu.
Do việc xác định sự phát triển của từng môn bóng chủ yếu bằng phương
pháp xây dựng mô hình của từng VĐV, tương ứng với nó là mô hình các vị trí
17
thi đấu của các cầu thủ và xu hướng phát triển chung. Có thể khái quát chung
một số xu thế chính phát triển các môn bóng trong thời gian hiện nay.
Sự phát triển nhanh và mang tính xã hội hóa đã làm cho thể thao trở thành
một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con
người hiện đại .
Trong công tác huấn luyện và thi đấu, đặc biệt quan tâm nâng cao lượng
vận động tối đa, chú trọng hoàn thiện tố chất chuyên môn, đặc thù chuyên môn
hóa từng cầu thủ, chú trọng các kĩ thuật sở trường của từng VĐV để thích ứng
nhanh với nhịp độ thi đấu cường độ cao và luôn biến đổi.
Toàn diện hóa lối chơi và chức năng của các cầu thủ, huấn luyện toàn
diện các vị trí trong các giai đoạn thi đấu khác nhau, chú ý chức năng thi đấu
của từng cầu thủ với việc phối hợp nhuần nhuyễn một số lượng ngày càng lớn
chất lượng cao hoạt động thi đấu của toàn đội.
Sự tri thức nghệ thuật hóa lối chơi và chức năng cua cầu thủ được đặc đặc
biệt quan tâm .VĐV phải nhanh chóng nắm vững nhanh và chính xác diễn biến
trận đấu cùng với tình huống phát triển của nó, có suy nghĩ độc lập, sáng tạo ứng
phó nhanh và linh hoạt phối hợp của đồng đội của mình một cách nhịp nhàng.
Trong huấn luyện phải biết kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ bẩm sinh với tiếp thu,
bổ sung hình thành nhanh chóng các kĩ năng vận động, kinh nghiệm thi đấu của
đội thông qua các cuộc thi đấu lớn.

Nói tóm lại, xu thế phát triển của một môn bóng biểu hiện ở tính năng
động, tính tích cực của từng cầu thủ, ở chất lượng hiệu quả các hành động thi
đấu của họ, uy tín và tính phổ cập của từng môn bóng.
Bóng rổ là một môn thể thao mang tính nghệ thuật, có tác dụng tăng
cường sức khỏe, phát triển toàn diện con người không chỉ về thể lực mà còn bồi
dưỡng cả về trí dục và đức dục. Ngày nay, bóng rổ không không chỉ phát triển
về chiều rộng (trên toàn thế giới) mà còn phát triển mạnh cả về chiều sâu. Trình
độ của các đội bóng thường xuyên được nâng cao. Các chỉ số về kĩ thuật, chiến
18
thuật, tính hiệu quả, tính vững chắc, tính tích cực trong các hành động tấn công
và phòng thủ giữa các đội hàng đầu có xu thế ngày càng được nâng cao. Do đó
tính cạnh tranh giữa các đội ngày càng khốc liệt.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây trình độ kĩ thuật chiến thuật của các
VĐV các đội mạnh luôn có sự tiến bộ không ngừng, chủ yếu là trình độ tấn công
của các cá nhân phát triển nhanh biểu hiện cụ thể ở quá trình thực hiện các động
tác kĩ thuật, động tác giả, tốc độ và ném bóng chính xác ở các cự ly xa với các vị
trí khác nhau, cùng với đó là xu hướng huấn luyện các kĩ chiến thuật tấn công
nhằm chia rẽ sự liên kết giữa các vị trí pòng thủ của đối phương. Trong xu
hướng này người ta thường tập trung huấn luyện chiến thuật tấn công nhanh,
hoặc huấn luyện chiến thuật tấn công khu vực ở phạm vi xa rổ. Chiến thuật tấn
công khu vực ở phạm vi xa rổ là chiến thuật sử dụng các miếng phối hợp yểm
hộ, truyền nhanh tao ra những khoảng trống thuận lợi để đồng đội có thể ném dễ
dàng ở cự ly xa (ngoài vòng 3 điểm).
Hiện nay trên thế giới, đa số các đội mạnh có đẳng cấp cao như:
Arghentina, Mỹ, Italia…thường vận dụng hệ thống chiến thuật tấn công khu
vực, sử dụng nhiều các miếng phối hợp yểm hộ và phát huy tối đa khả năng ném
rổ của vị trí hậu vệ đặc biệt là ở cự ly xa (3 điểm) của VĐV. Việc tăng cường sử
dụng các kĩ thuật ném rổ xa ở các vị trí khác nhau của hậu vệ đã gây ra nhiều
khó khăn cho khâu phòng thủ, nó kéo giãn đội hình phòng thủ của đối phương,
bẻ gẫy các mối liên kết phòng ngự, tạo ra được nhiều khoảng trống gần rổ giúp

trung phong và tiền phong có thể đột nhập vào uy hiếp rổ. Tuy nhiên tính không
hiệu quả của các quả ném rổ ở cự ly xa cần phải được giảm tới mức tối thiểu.
Trong các giải đấu lớn như : Giải vô địch bóng rổ thế giới, vô địch Châu âu, giải
bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA… thì các VĐV các đội đặc biệt là các vị trí hậu vệ
đã rất nhiều lần thực hiện kĩ thuật ném rổ ở vị trí khác nhau, nhiều nhất là ở vị
trí xa(3 điểm). Ngay cả trong những thời điểm căng thẳng, giành giật từng điểm
họ vẫn thể hiện được bản lĩnh của mình bằng những quả ném rổ chính xác.
19
Qua nghiên cứu tìm hiểu về xu thế phát triển của bóng rổ hiện đại, đã có
nhiều tổng kết sâu sắc với những quan điểm chuyên môn đã được đề cập dưới
các góc độ khác nhau. Những quan điểm đó rất phù hợp với những xu thế phát
triển mới của các môn bóng. Qua những đánh giá đó, các tác giả đã cho chúng ta
thấy: Con đường dẫn đến thắng lợi của thể thao nói chung và bóng rổ nói riêng
không thể theo chủ nghĩa cá nhân mà phải kết hợp hài hòa có khoa học với bề
dày kinh nghiệm để nhiên cứu sáng tạo những kĩ chiến thuật mới, đa dạng, trên
cơ sở toàn diện, tâm lý thi đấu vững vàng. Do đó đi sâu nghiên cứu phát triển và
ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật TDTT hiện đại là việc làm không thể thiếu
được ở những người làm công tác giảng dạy và huấn luyện thể thao.
Hiện nay tầm vóc, thể lực và năng lực khéo léo của VĐV bóng rổ (nhất là
đối với nam) phát triển mạnh, do vậy không những khả năng tấn công mà khả
năng phòng thủ cũng được nâng lên. Các cự ly trung bình và gần rổ được bảo vệ
rất chặt chẽ với nhiều hệ thống phòng thủ phong phú. Việc sử dụng kĩ thuật đột
phá cá nhân để áp sát rổ, hoặc chuyền bóng gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi
đó sử dụng kĩ thuật ném rổ của vị trí hậu vệ từ các vị trí khác nhau đặc biệt là
ném rổ xa đã ngày càng mang lại nhiều hiệu quả và trở nên rất cần thiết cho mỗi
đội bóng. Do đó nó đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại được nhiều đội bóng trên
thế giới vận dụng. Do ưu thế về chiều cao, thể lực, sự khéo léo, các VĐV bóng
rổ Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu đã tập luyện và ứng dụng kĩ thuật này rất có hiệu
quả, điều đó được thể hiện khá rõ trong các giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, olympic,
vô địch thế giới, vô địch Châu Âu.

Một số nước Châu Á , Đông Nam Á có nền bóng rổ phát triển như : Hàn
Quốc, Trung Quốc, Philipin…. Cũng đã mạnh dạn áp dụng kĩ thuật này và đã
đạt được hiệu quả cao trong các giải quốc gia cũng như khu vực. Ở Việt Nam
mặc dù đã có những đội, VĐV mạnh dạn ứng dụng vào thi đấu, nhưng do điều
kiện thể lực ( nhất là sức bền chuyên môn) khả năng duy trì lâu dài kĩ thuật động
tác trong thi đấu để có hiệu quả chưa cao.
20
Đánh giá trình độ thi đấu của VĐV Việt Nam qua quan sát một số giải
đấu trong nước và quốc tế ta nhận thấy một số nhược điểm như sau :
- Tâm lý thi đấu chưa ổn định.
- Kỹ thuật tấn công chưa hoàn hảo điêu luyện.
- Tầm vóc chiều cao còn khiêm tốn .
- Kỹ thuật phòng ngự còn kém.
- Thể lực giảm sút nhanh chóng ở các hiệp cuối.
Tính chất quyết liệt của các trận đấu yêu cầu mỗi VĐV phải có kĩ thuật
điêu luyện , thể lực chuyên môn hoàn hảo mới đáp ứng được cường độ thi đấu ở
mức cao và căng thẳng. Trong điều kiện như vậy người ta cho rằng ném rổ của
vị trí hậu vệ ở các vị trí khác nhau, ở cự ly xa cần được thực hiện ngay cả trong
các điều kiện thi đấu mạo hiểm và thần kinh căng thẳng nhất. Do đó, VĐV phải
rèn luyện cho chính mình một bản lĩnh tâm lý thi đấu cực kỳ vững vàng trên cơ
sở đã được chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt.
1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý của VĐV lứa tuổi 18 – 20 [ 9].
1.4.1. Đặc điểm tâm lý.
Ở lứa tuổi này mà thời kì tăng trưởng cơ thể đã đạt tới trình độ hoàn thiện
và được coi là một hiện tượng xã hội, đặc biệt là đối với phái nữ, họ biết xoáy
vào những quan hệ bản chất bên trong, tỏ ra có vẻ nhạy bén nhạy cảm với cái
mới, đặt ra giả thiết táo bạo không ghi nhớ một cách máy móc, nhớ chung chung
ít cụ thể và thiếu chính xác. Họ có những ước mơ lớn và muốn làm những việc
có ý nghĩa lớn lao, lý tưởng mang tính đậm màu sắc tảng mạng và có đời sống
tình cảm phong phú, sâu sắc, họ rất nhạy cảm về đạo đức, phát hiện nhanh sự

dối trá bất công.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này rất vội vàng, hấp tấp họ không đánh giá đúng
sức lực mình, thậm chí nôn nóng liều mạng dễ gây tác dụng không tốt trong tập
luyện TDTT. Vì vậy khi giáo dục TDTT cho nữ ở lứa tuổi này chúng ta phải
21
thường xuyên kiểm tra và phê phán muốn nhận được những lời nhận xét. Nhắc
nhở, chỉ bảo, định hướng và động viên giúp đỡ họ hoàn thành tốt bài tập.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý.
Ở lứa tuổi này nổi bật cơ sở sinh lý, giới tính đã đi đến hoàn thiện. Đó là
sự biến đổi phức tạp của việc phát triển có thể từ hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ
thần kinh, hệ xương.
- Hệ xương:
Ở lứa tuổi này xương đã giảm tốc độ phát triển về chiều dài phát triển
chậm dần và có xu hướng phát triển về chiều ngang. Đối vứi nữ vì xương xốp lỗ
tuỷ rỗng, chiều dài hạn chế, bắt thịt nhỏ, xương chậu nhỏ và yếu nên khi chấn
động mạnh rất dễ ảnh hưởng đến các cơ quan nằm trong khung chậu như: Dạ
con, buồng chứng
Vì thế trong quá trình huấn luyện phải chú ý khi áp dụng khối lượng và
cường độ vận động nặng cho các VĐV nữ
- Hệ cơ:
Ở giai đoạn này cơ đã phát triển một cách hoàn thiện độ linh hoạt cao
nhưng nhanh hơn so với hệ xương, khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính
của cơ tăng nhưng cơ tăng không đồng đều, đối với cơ lớn phát triển chậm các
nhóm cơ ở thời kì lớn mạnh. Do đó khi hoạt động thể lực đã mệt hơn.
- Hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn của thanh niên đã phát triển một cách hoàn thiện gây nên sự
thiếu cân bằng giữa hệ tim và mạch. Dung tích của tim tăng lên nhưng dung tích
của máu chỉ tăng gấp rưỡi so với lứa tuổi trước đó (14 -15) nhịp tim tương đối
ổn định (70lần/phút) do cơ tim của lứa tuổi này phát triển trong thời kì hoàn
chỉnh. Sự phục hồi tim mạch sau lượng vận động lớn hơn so với lượng vận động

nhỏ huyết áp tối đa của các em đạt tới 120mmHg, huyết áp tối thiểu đạt
90mmHg. Chứng tỏ sự co bóp của tim và sự lưu thông máu đã khá mạnh mẽ.
22
- Hệ hô hấp:
Sự phát triển của cơ quan hô hấp đã khá mạnh phế nang và dung tích sống
đã cao hơn, cơ gian sườn phát triển nhanh và cơ hoành phát triển tương đối
khoẻ, tần số hít thở đã gần ổn định và chậm, ở nữ tần số hít thở kém hơn và độ
sâu hô hấp cao hơn, với lý do đó ngoài việc vận dụng các bài tập chuyên môn
cho phép lượng vận động lớn, cần phải hướng tới cho các em hít thở đều hơn.
- Hệ thần kinh:
Sự phát triển thể hình đã đi đến hoàn thiện. Kích thước não và hành tuỷ đã
đạt đến mức của người trưởng thành, hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ não
tăng lên, tư duy trìu tượng đã hình thành tốt. Mức độ tiếp thu các kỹ xảo động
tác, kỹ năng kỹ xảo đã đạt tới mức độ cao, rất thuận lợi cho việc hình thành phản
xạ có điều kiện, quá trình hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp phát triển mạnh
mẽ. Tuyến sinh dục của hệ thần kinh làm cho hưng phấn thần kinh chiếm ưu thế.
23
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu
đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu [ 5].
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu[ 5].
Phương pháp chủ yếu phục vụ nhiên cứu tổng quan một số vấn đề liên
quan tới đề tài. Chúng tôi đã sử dụng thường xuyên phương pháp này trong quá
trình nghiên cứu nhằm tổng kết các vấn đề về lý luận và sư phạm đặc biệt là hệ
thống hóa các tri thức, kiến thức liên quan tới đề tài. Đồng thời phương pháp
này còn sử dụng để thu thập các số liệu nhằm kiểm chứng và so sánh với các số
liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu nghiên cứu phục vụ
đề tài được chúng tôi trình bày cụ thể tại mục tài liệu tham khảo.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn [ 5].
Thông qua các giải bóng rổ, các buổi tập của đội tuyển nữ bóng rổ trường
ĐH TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu đánh giá một cách
hiệu quả một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ. Đồng thời
qua quan sát các buổi tập và trong suốt quá trình học tập và rèn luyện đã giúp
chúng tôi tiến hành lựa chọn các bài tập đó một cách hợp lý và khoa học.
Phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên, huấn luyện viên Bóng rổ có
kinh nghiệm huấn luyện các đội tuyển Bóng rổ nữ các địa phương cũng như đội
tuyển quốc gia thông qua các phiếu hỏi nhằm lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu
quả ném rổ cho vận động viên nữ vị trí hậu vệ. Các mẫu phiếu phỏng vấn chúng
tôi trình bày tại Phụ lục của đề tài.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm[ 5].
Chúng tôi tiến hành quan sát các giải Bóng rổ trong nước, các trận đấu
của các trường đại học, cao đẳng trong giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm
24
2009, giải Bóng rổ phía Bắc. Từ đó thu thập số liệu đánh giá thực trạng ném rổ
cho vị trí hậu vệ trong Bóng rổ hiện nay và lựa chọn một số bài tập khoa học,
hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm[ 5].
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả ứng
dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn, nhằm phát triển khả năng ném rổ cho
vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm[ 5].
Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng của VĐV đối
tượng nghiên cứu, đồng thời kiểm tra kết quả hệ thống bài tập mà đề tài tiến
hành kiểm tra 2 giai đoạn thực nghiệm. Để kiểm tra và đánh giá hiệu quả các bài
tập chúng tôi sử dụng một số test để đánh giá như:
- Bật nhảy ném rổ 20 lần cự ly 5m (số lần vào rổ).
- Ném xa 20 lần (số lần vào rổ).
- Dẫn bóng số 8 ném rổ 5 lần (s).

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê [7].
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã
thu thập được trong thời gian nghiên cứu. Trong toán học thống kê chúng tôi sử
dụng các công thức sau:
x
, t, δ, r.
- Giá trị trung bình:
n
x
x
n
x
i


=
1
- Công thức phương sai:
1
)(
2
2


=

n
xx
i
x

δ
(n ≤ 30)
- Công thức tính độ lệch chuẩn:
2
xx
δδ
=
25

×