Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 198 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO





LÊ LINH LAN



CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƢỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ
THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI




LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62310206







Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO




LÊ LINH LAN



CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƢỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ
THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI




LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62310206

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
1. GS. Vũ Dƣơng Ninh
2. PGS.TS. Nguyễn Thái Yên Hƣơng




Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan Luận án "Châu Âu trong Chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ
thập kỷ đầu thế kỷ XXI" là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả đƣợc trình bày trong Luận án là trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố.


Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án



Lê Linh Lan
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Giáo sƣ Vũ Dƣơng
Ninh về những lời chỉ bảo, hƣớng dẫn cũng nhƣ sự động viên hết sức chân tình
và sâu sắc đối với tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Nguyễn Thái
Yên Hƣơng, ngƣời đồng nghiệp và cũng là ngƣời đồng hƣớng dẫn tôi thực hiện
Luận án tiến sĩ này. Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của Khoa Đa
̀
o ta
̣
o Sau Đại
học, Học viện Ngoại giao trong thời gian thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của
của các nhà khoa học qua những buổi thảo luận ở Bộ môn cũng nhƣ Bảo vệ cơ
sở.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin đƣợc gửi đến TS. Đặng Cẩm Tú,
Học viện Ngoại giao, TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Phó Vụ trƣởng Vụ Chính sách đối

ngoại và ThS. Đỗ Hoàng Linh, hiện đang công tác tại Đại Sứ quán Việt Nam tại
Anh vì đã sẵn lòng đồng tác giả cùng tôi trong những bài viết quan trọng.
Về phía Bộ Ngoại Giao, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp ở Vụ Châu Âu vì
sự ủng hộ, và hỗ trợ tôi hoàn thành tốt công việc đồng thời hoàn tất Luận án.
Cuối cùng, nguồn động lực mạnh mẽ và quý báu đối với tôi là sự ủng hộ
không điều kiện của gia đình tôi, đặc biệt là chồng tôi, ngƣời đã luôn ủng hộ và
chia sẻ với tôi trong mọi công việc đặc biệt là công trình khoa học quan trọng
này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả


Lê Linh Lan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ VAI
TRÒ CỦA CHÂU ÂU 15
1.1. Cơ sở lý luận 15
1.1.1. Khái niệm “Chiến lược an ninh quốc gia” và các quan niệm về an
ninh quốc gia 15
1.1.1.1. Khái niệm "Chiến lược an ninh quốc gia" của Mỹ 15
1.1.1.2. Các quan niệm về an ninh quốc gia 18
1.1.2. Các trường phái lý luận quan hệ quốc tế chủ yếu chi phối hoạch định
chiến lược đối ngoại Mỹ 21
1.1.2.1. Chủ nghĩa hiện thực 21
1.1.2.2. Chủ nghĩa tự do 23
1.1.3. Vị trí của châu Âu trong tính toán chiến lược của Mỹ qua lăng kính
các trường phái lý luận quan hệ quốc tế 27
1.2. Cơ sở thực tiễn 31
1.2.1. Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh

31
1.2.2. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ thập niên sau Chiến tranh
lạnh(1991-2000) 35
1.2.2.1. Nước Mỹ thập niên sau Chiến tranh lạnh: thời cơ và thách thức . 35
1.2.2.2. Điều chỉnh chiến lược dưới chính quyền Bush I 38
1.2.2.3. Chiến lược "Can dự và Mở rộng" của chính quyền Clinton 39
1.2.3. Những nhân tố chủ yếu chi phối chiến lược châu Âu của Mỹ thập kỷ đầu
thế kỷ XXI 43
1.2.3.1. Những xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế 43
1.2.3.2. Thế và lực của Mỹ 47
1.2.3.3. Xác định lợi ích quốc gia của Mỹ 50
1.2.3.4. Tiến trình nhất thể hóa châu Âu và vai trò của châu Âu 53
1.2.3.5. Vai trò ngày càng tăng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương 57
Tiểu kết 58
CHƢƠNG 2: ĐỊNH VỊ CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƢỢC TOÀN CẦU
CỦA MỸ THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI 60
2.1. Chiến lƣợc An ninh quốc gia của Chính quyền Bush 60
2.1.1. Sự kiện ngày 11/9/2001 và tác động đối với chiến lược của Mỹ 60
2.1.2. Chiến lược an ninh quốc gia mới dưới chính quyền G.W. Bush 64
2.1.2.1. Mục tiêu chiến lược 64
2.1.2.2. Nội dung điều chỉnh chiến lược 66
2.1.2.3. Sự thử nghiệm chiến lược mới ở Iraq và hệ lụy đối với quan hệ
giữa Mỹ và châu Âu 68
2.2. Điều chỉnh Chiến lƣợc dƣới Chính quyền Obama 69
2.2.1. Sức mạnh "thông minh" và chủ nghĩa đa phương 69
2.2.2. Chiến lược "tái cân bằng" của Obama 73
2.3. Tầm quan trọng của Châu Âu trong chiến lƣợc của Mỹ 76
2.3.1. Cục diện khu vực châu Âu 76
2.3.2. Lợi ích cơ bản của Mỹ ở châu Âu 80
2.3.3. Ưu tiên chiến lược của châu Âu 86

2.4. Chiến lƣợc của Mỹ đối với châu Âu 90
2.4.1. Mục tiêu và nội dung chiến lược 90
2.4.2. Chiến lược mở rộng NATO 93
2.4.2.1. Chủ trương duy trì và mở rộng NATO 93
2.4.2.2. Chiến lược “Đông tiến” của NATO 95
2.4.2.3. Ba khái niệm chiến lược mới (KNCLM) của NATO 100
Tiểu kết 109
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC
CHÂU ÂU CỦA MỸ VÀ TRIỂN VỌNG 111
3.1. Tác động đối với quan hệ Mỹ-châu Âu 120
3.1.1. EU thúc đẩy chính sách an ninh và phòng thủ châu Âu (ESDP) 120
3.1.2 Tác động đối với quan hệ xuyên Đại Tây Dương 124
3.2. Tác động đối với quan hệ Nga -Mỹ và Nga - NATO 111
3.2.1. Đối với quan hệ Nga- Mỹ 111
3.2.2. Đối với quan hệ Nga-NATO 117
3.3. Nghiên cứu tình huống: Quan hệ Mỹ-châu Âu trong cuộc khủng hoảng
Ukraine 2014 128
3.4. Triển vọng quan hệ Mỹ-châu Âu 133
Tiểu kết 139
KẾT LUẬN 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 173

DANH MU
̣
C TƢ
̀
VIÊ

́
T TĂ
́
T
Tiê
́
ng Viê
̣
t
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
LHQ
Liên Hợp Quốc
HĐBA
Hội đồng Bảo an
KNCLM
Khái niệm Chiến lƣợc mới
NDT
Nhân dân tệ
Tiê
́
ng Anh
APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dƣơng

ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN
The Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
ASEM
The Asia–Europe Meeting
Hội nghị Á – Âu
BRICS
Brazil, Russia, India, China and
South Africa
Các cƣờng quốc mới nổi gồm
Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc,
Nga, Nam Phi
CFE
Conventional Forces Europe
Hiệp ƣớc cắt giảm vũ khí thông
thƣờng
CFSP
Common Foreign and Security
Policy
Chính sách Đối ngoại và An
ninh chung
EAS
East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á
EC

European Council
Hội đồng Châu Âu
EEAS
European External Action
Service
Cơ quan đối ngoại Liên minh
Châu Âu
ESDI
European Security and Defense
Identity
Bản sắc An ninh và Phòng thủ
châu Âu
ESDP
European Security and Defense
Policy
Chính sách An ninh và Phòng
thủ châu Âu
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định Thƣơng mại tự do
FTAA
Free Trade Area of the America
Khu vực tự do thƣơng mại toàn
châu Mỹ
GATT

General Agreement on Tariffs

and Trade
Hiệp ƣớc chung về thuế quan
và mậu dịch
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
NATO
North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây
Dƣơng
NIS
New Independent States
Cộng đồng các quốc gia độc
lập
NSS
National Security Strategy
Báo cáo chiến lƣợc an ninh
quốc gia
OSCE
Organization for Security and
Co-operation in Europe
Tổ chức An ninh và Hợp tác
châu Âu
PCA
Partnership and Cooperation
Agreement

Hiệp định Hợp tác đối tác
SEATO
Southeast Asia Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ƣớc Đông Nam
Á
TAC
Treaty of Amity and
Cooperation
Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp
tác ở Đông Nam Á
TTIP
Transatlantic Trade and
Investment Partnership
Hiệp định thƣơng mại tự do
giữa Mỹ và Châu Âu
TPP
Trans-Pacific Strategic
Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến
Economic Partnership
Agreement
lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WEU
Western European Union
Tổ chức Liên minh Tây Âu
WMD
Weapons of Mass Destruction

Vũ khí giết ngƣời hàng loạt
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Châu Âu là một trong những trung tâm của nền chính trị quốc tế trong
nhiều thế kỷ, là chiến trƣờng chủ yếu trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
I và thứ II. Trong trật tự thế giới lƣỡng cực hình thành sau Chiến tranh thế giới
thứ II, lục địa châu Âu bị chia cắt thành hai khối với hai hệ tƣ tƣởng đối lập
trong suốt 4 thập kỷ. Sự đối đầu Mỹ-Xô chủ yếu diễn ra ở châu Âu và đây là sân
khấu chính trị chủ yếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tây Âu trở thành "cánh tay
kéo dài" của Mỹ ở châu Âu và là trọng điểm chiến lƣợc toàn cầu ngăn chặn Liên
Xô của Mỹ.
Sự tan rã của Liên Xô và các nƣớc XHCN Đông Âu đã dẫn đến những thay
đổi cơ bản trên cục diện thế giới và ở châu Âu. Mỹ trở thành siêu cƣờng duy
nhất và có khả năng sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong nhiều thập kỷ tới. Thập kỷ
đầu tiên của thế kỷ XXI chứng kiến những biến động to lớn, đặc biệt là sự kiện
khủng bố ngày 11/9/2001 kéo theo là cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và
cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Những sự kiện này đã ảnh
hƣởng sâu sắc đến thế và lực của nƣớc Mỹ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cán cân sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông. Trên cơ sở những thay đổi về
thế và lực của nƣớc Mỹ, tƣơng quan lực lƣợng mới trên thế giới và những biến
đổi to lớn ở trên thế giới và ở khu vực châu Âu, Mỹ đã điều chỉnh chiến lƣợc
toàn cầu và theo đó, chiến lƣợc của Mỹ đối với châu Âu cũng có những chuyển
biến hết sức quan trọng.
Thời kỳ sau Chiến tranh lạnhchứng kiến những xáo động lớn ở châu Âu:
thay đổi thể chế ở Đông Âu, sự tan rã của Liên bang Nam Tƣ, xung đột sắc tộc,

tôn giáo và lãnh thổ gay gắt, các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á,
thách thức an ninh ngày càng trở nên đa dạng và đan xen giữa thách thức truyền
thống và phi truyền thống. Đồng thời, cạnh tranh địa chiến lƣợc vẫn diễn ra
2

quyết liệt với việc NATO mở rộng, thu hẹp khu vực ảnh hƣởng của Nga và tác
động đáng kể đến cục diện an ninh chính trị khu vực châu Âu. Chính vì vậy, Mỹ
có lợi ích to lớn trong việc duy trì hoà bình và ổn định ở châu Âu, tạo điều kiện
cho việc triển khai chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Mỹ có những đồng minh gần gũi
nhất tại châu Âu, những quốc gia chia sẻ các giá trị của Mỹ, đồng thời cũng là
đối tác chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong việc đối phó với những thách thức toàn
cầu. Mối liên hệ mật thiết giữa Mỹ và châu Âu đƣợc xây dựng trên trụ cột hợp
tác an ninh đa phƣơng là NATO, tiếp tục đƣợc mở rộng và củng cố bất chấp sự
kết thúc của Chiến tranh lạnh.
Việc nghiên cứu vị trí của châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ
1
trong
thập kỷ đầu thế kỷ XXI sẽ góp phần làm rõ sự thay đổi trong tƣơng quan lực
lƣợng giữa các trung tâm quyền lực chủ yếu trên thế giới, sự chuyển dịch trọng
tâm chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ trong bối cảnh cán cân sức mạnh toàn cầu
chuyển dịch từ Tây sang Đông và hệ quả của những thay đổi này đối với vai trò
của châu Âu. Điều chỉnh chiến lƣợc của Mỹ đối với châu Âu và sự vận động của
quan hệ Mỹ - châu Âu tác động đáng kể không chỉ đối với an ninh châu Âu mà
còn đối với nền chính trị quốc tế đƣơng đại nói chung. Liệu châu Âu có trở thành
một thực thể chính trị - an ninh độc lập, một cực trong một trật tự thế giới đa cực
hay vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ? Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dịch trọng
tâm chiến lƣợc sang khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, việc đánh giá vai trò và
vị trí của châu Âu hiện nay trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ càng trở nên có ý
nghĩa quan trọng.
Đối với Việt Nam, mặc dù sự điều chỉnh chính sách châu Âu trong chiến

lƣợc toàn cầu của Mỹ không trực tiếp tác động nhƣng không thể coi nhẹ hệ lụy

1
Trong khuôn khổ Luận án này, các thuật ngữ Chiến lƣợc toàn cầu, Chiến lƣợc đối ngoại và Chiến
lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ đƣợc sử dụng theo cùng một nghĩa là Chiến lƣợc đối ngoại toàn cầu của
Mỹ. Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia là tên của văn bản chính thống và quan trọng nhất về chiến
lƣợc đối ngoại của Mỹ để bảo vệ lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới.
3

của những chuyển biến trong mối quan hệ này đối với cục diện thế giới và tập
hợp lực lƣợng giữa các trung tâm quyền lực thế giới. Quan hệ giữa các nƣớc lớn
luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu xác định môi trƣờng chiến lƣợc đối với các
nƣớc vừa và nhỏ nhƣ Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới vẫn đang trong quá
trình quá độ từ một trật tự cũ sang một trật tự thế giới mới đa cực, hợp tác và đấu
tranh luôn đan xen, việc nắm bắt những chuyển động trong quan hệ giữa các
trung tâm quyền lực lớn trên thế giới sẽ giúp Việt Nam chủ động trong việc triển
khai quan hệ với các nƣớc lớn, tranh thủ mặt tích cực từ quá trình hợp tác và đấu
tranh giữa các nƣớc lớn, đồng thời tránh rơi vào thế kẹt hoặc bị các nƣớc lớn
thỏa hiệp lợi ích. Mỹ và châu Âu là hai đối tác hàng đầu của Việt Nam, có vị trí
hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và do
đó, nắm bắt đƣợc chuyển động trong mối quan hệ này sẽ giúp triển khai hiệu quả
hơn quan hệ với Mỹ và châu Âu.
Với những lý do trên, tôi chọn chủ đề "Châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu
của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI" là đề tài nghiên cứu của Luận án.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến
lƣợc đối ngoại của Mỹ trong các thời kỳ lịch sử, trong đó bao gồm cả chiến lƣợc
của Mỹ đối với châu Âu, tầm quan trọng của châu Âu trong chiến lƣợc lớn của
Mỹ và quan hệ Mỹ với châu Âu.
Chiến tranh lạnhkết thúc, nƣớc Mỹ bƣớc vào một kỷ nguyên mới, kỷ

nguyên hậu Chiến tranh lạnh. Tƣơng tự nhƣ những thời kỳ trƣớc, trong lòng
nƣớc Mỹ diễn ra một cuộc tranh luận gay gắt về bản chất bối cảnh quốc tế mới
và vai trò của Mỹ trên thế giới. Trong bài báo nổi tiếng "The end of history?"
đăng trên Tạp chí The National Interest năm 1989, học giả Francis Fukuayma đã
nhận định: "Điều mà chúng ta đang chứng kiến không chỉ là sự kết thúc của
Chiến tranh lạnh, hay sự trôi qua của một giai đoạn cụ thể của lịch sử sau chiến
4

tranh, mà là sự kết thúc của lịch sử nhƣ là: điểm tận cùng của sự tiến hoá ý thức
hệ của nhân loại và sự phổ cập hoá dân chủ tự do phƣơng Tây nhƣ là hình thái
cuối cùng của chính phủ con ngƣời"[17; tr. 4]. Và học giả Samuel Hungtinton
trong bài viết nổi tiếng “Clash of civilization” đăng trên Tạp chí Foreign Affairs
năm 1993 đã hùng hồn dự báo: "Nguồn gốc cơ bản của xung đột trong thế giới
mới này sẽ không phải chủ yếu là ý thức hệ hay kinh tế. Những đƣờng phân cách
to lớn giữa nhân loại và nguồn gốc chủ đạo của xung đột sẽ là văn hoá Xung
đột giữa các nền văn minh sẽ chi phối chính trị quốc tế. Những đƣờng phân giới
giữa các nền văn minh sẽ là những đƣờng chiến trận của tƣơng lai Trục quan
trọng nhất của chính trị thế giới sẽ là quan hệ giữa “Phƣơng Tây và phần còn lại”
[29; tr.22].
Về chiến lƣợc đối ngoại Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnhcũng có nhiều
sách tham khảo, tiêu biểu có những cuốn kinh điển nhƣ "Diplomacy" của Henry
Kissinger do Nhà xuất bản Simon & Schuster phát hành năm 1994; “Does
America Need a Foreign Policy? Toward a Diplomacy for the 21 century” của
Henry Kissinger do Nhà xuất bản Simon & Schuster phát hành năm 2002;
"Grand chessboard" của Zbigniew Brzezinski ; “Chính sách đối ngoại Hoa kỳ:
Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI” do Bruce W. Jentleson chủ biên xuất
bản năm 2000. Đây đều là những cuốn sách tiêu biểu nhất, thể hiện tƣ duy hiện
thực của những nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đặc biệt trong
cuốn sách “ Does America Need a Foreign Policy? Toward a Diplomacy for the
21 century”của Kissinger, nguyên cố vấn an ninh quốc gia và Bộ trƣởng Ngoại

giao dƣới chính quyền Nixon và Ford, đã phác họa một bức tranh đầy tính hiện
thực về những cơ hội và thách thức đối với nƣớc Mỹ trong một thế giới với
những thay đổi hết sức sâu sắc do tác động hai mặt của toàn cầu hóa. Trung
thành với quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, Kisinger nhấn mạnh những khái
niệm cốt lõi nhƣ lợi ích quốc gia, cân bằng chiến lƣợc trong quan hệ quốc tế.
Kissinger cho rằng mặc dù nƣớc Mỹ có ƣu thế vƣợt trội về sức mạnh, nhƣng
5

nƣớc Mỹ cần có một chiến lƣợc có tính chất dài hơi trong một thế giới đang
chuyển biến nhanh chóng. Tƣ tƣởng hiện thực, cân bằng chiến lƣợc của
Kissinger cũng thể hiện trong chiến lƣợc củng cố liên minh với các đồng minh
châu Âu, coi NATO là trụ cột trong chiến lƣợc an ninh của Mỹ ở châu Âu và EU
phải trở thành đối tác chính trị của Mỹ thay vì cạnh tranh về kinh tế.
Một trong những cuốn sách tiêu biểu bàn luận về thế và lực, vai trò của Mỹ
là tác phẩm nổi tiếng nhà sử học Paul Kennedy, tác giả của cuốn sách Sự hưng
thịnh và suy vong của những cường quốc lớn (The rise and fall of the Great
powers) xuất bản năm 1992. Xem xét lại lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ 16 đến
thế kỷ 20, Paul Kennedy lập luận sức mạnh kinh tế là nền tảng quan trọng của
sức mạnh quốc gia, và thậm chí còn quan trọng hơn sức mạnh quân sự vì sức
mạnh kinh tế có thể đƣợc chuyển hóa thành sức mạnh quân sự. Những cƣờng
quốc bị kéo căng ra (overstretched) về quân sự quá khả năng về kinh tế sẽ dẫn
đến sự sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên Xô, theo Kennedy là minh chứng. Bƣớc vào
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, với sự tan rã của Liên Xô, siêu cƣờng cạnh tranh
toàn diện với Mỹ về ý thức hệ, kinh tế, chính trị và quân sự, Mỹ trở thành siêu
cƣờng duy nhất. Hoa Kỳ đứng ở một vị thế chƣa từng có trƣớc đây, trên tất cả
các phƣơng diện kinh tế, quân sự, công nghệ. Nhận định về tƣơng quan lực
lƣợng giữa các cƣờng quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Kennedy đã viết: "Chƣa
bao giờ từng tồn tại một sự chênh lệch giữa các cƣờng quốc nhƣ vậy, chƣa bao
giờ".[37]
Luận đề này đã tạo ra một làn sóng các phản biện trong đó tiêu biểu là cuốn

sách "Phải dẫn đầu: Bản chất đang thay đổi của sức mạnh Mỹ" (Bound to Lead:
the Changing Nature of American Power) của Joseph Nye. Học giả nổi tiếng
Joseph, cha đẻ của khái niệm "sức mạnh mềm" của Mỹ ngay từ khi đó đã phản
bác lại quan điểm nƣớc Mỹ đang suy yếu của Kennedy. Nye lập luận rằng Mỹ
vẫn là cƣờng quốc hàng đầu trong nhiều thập kỷ tới. Nêu bật những nền tảng
quan trọng cấu thành sức mạnh Mỹ, Nye khẳng định đây cơ sở đảm bảo cho vị
6

thế cƣờng quốc thế giới của Mỹ trong nhiều năm tới. Sự suy yếu của Mỹ chỉ có
tính chất tƣơng đối trong bối cảnh sự phục hồi mạnh mẽ của Nhật Bản và Đức.
Đúng là Mỹ không còn giữ đƣợc thế độc tôn đạt đƣợc ngay sau Chiến tranh thế
giới thứ II nhƣng nƣớc Mỹ còn vƣợt xa các cƣờng quốc khác. Tuy nhiên, Joseph
Nye cũng nhận định rằng vấn đề của nƣớc Mỹ nằm ở chính ý chí quốc gia đối
phó với những thách thức mới trong một thế giới cơ bản khác với thời kỳ trƣớc.
Một loạt các bài báo quan trọng khác nhƣ Khoảng khắc đơn cực của Charles
Krauthammer. Kẻ uy quyền tự do của G. John Ikenberry và "Ngƣời khồng lồ"
của Niall Fergusson cho đến "Thế giới hậu Mỹ" của Fareed Zakaria đều tranh
luận xung quanh chủ đề liệu ƣu thế vƣợt trội, vai trò chủ đạo của nƣớc Mỹ sau
khi Liên Xô sụp đổ sẽ còn tồn tại đƣợc bao lâu.
Trong cuốn sách America’s Global Interests: A New Agenda do Edward K.
Hamilton chủ biên do Nhà xuất bản New York: W.W. Norton phát hành năm
1989, học giả Lawrence Eagleburger đã đƣa ra những nhận định quan trọng về
thách thức đối với chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ XXI. Thực tế chiến
lƣợc mới thời kỳ sau Chiến tranh lạnhđặt ra những thách thức mới, đa dạng đối
với nƣớc Mỹ “Trong thế giới cũ, chỉ có một cái tạo nên mối đe doạ. Đó là Liên
Xô. Trong thế giới mới, các mối đe doạ trở nên đa dạng”[80] và “chúng ta đang
tiến tới một thế giới trong đó quyền lực và ảnh hƣởng phân tán giữa nhiều quốc
gia ”. [117]
Về quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, nổi bật có cuốn sách của học giả Robert
Kagan "Power and weakness" xuất bản năm 2003. Tác giả đã đƣa ra một luận

điểm quan trọng, đồng thời rất gây tranh cãi về tƣơng quan lực lƣợng giữa Mỹ
và châu Âu và mối quan hệ giữa Mỹ với Châu Âu trong thời kỳ mới. Những
đánh giá của cuốn sách chủ yếu tập trung vào thời kỳ từ khi Chiến tranh lạnhkết
thúc đến cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq, thời kỳ quan hệ Mỹ với châu Âu bị
chia rẽ sâu sắc. Theo tác giả, quan điểm của Mỹ và châu Âu khác nhau về cơ bản
trên mọi khía cạnh của sức mạnh, cho dù đó là vấn đề hiệu quả, đạo lý hay sự
7

sẵn sàng sử dụng sức mạnh. Với sức mạnh quân sự suy yếu và không có một
tiếng nói chung, Châu Âu không còn là một cƣờng quốc theo nghĩa truyền thống.
Chính vì vậy, châu Âu theo đuổi chiến lƣợc của kẻ yếu, chủ yếu dựa vào những
cuộc đàm phán và ký kết hiệp ƣớc bất tận. Trong khi đó, nƣớc Mỹ đã trở thành
siêu cƣờng duy nhất với sức mạnh vƣợt trội. Và kẻ mạnh thực thi chiến lƣợc của
kẻ mạnh, dựa trên sức mạnh áp đảo. Điều này lý giải tại sao về những vấn đề
chiến lƣợc quốc tế đƣơng đại, tác giả so sánh nƣớc Mỹ đến từ sao Hỏa và châu
Âu đến từ sao Kim.
Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu có giá trị về chiến lƣợc đối
ngoại của Mỹ nhƣ Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Tạ Minh Tuấn (đồng chủ biên)
(2011), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;
Nguyễn Thái Yên Hƣơng (chủ biên) (2008), Hoa kỳ Văn hóa và Chính sách đối
ngoại, Nxb Thế giới, Hà Nội; Nguyễn Thiết Sơn (2002) Mỹ điều chỉnh chính
sách kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Lê Bá Thuyên ( 1997) Hoa Kỳ cam
kết và mở rộng, Nhà xb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách, TS Lê Bá
Thuyên đã phác họa những nội dung chính trong ba trụ cột chủ yếu trong chiến
lƣợc an ninh quốc gia “Can dự và mở rộng” là : an ninh kinh tế, an ninh quân sự
và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Ngoài ra, cũng có một số đề tài nghiên cứu
chƣa đƣợc xuất bản của Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao nhƣ “Chiến lược đối ngoại
của Mỹ trong thập kỷ 1990”, đề tài cấp Bộ 5/1995; ""Dự báo chiến lược đối
ngoại của Mỹ trong 20 năm đầu thế kỷ XXI", đề tài cấp Vụ tháng 11/2000; "Dự
báo chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Á-TBD dưới chính quyền G.W.

Bush", đề tài cấp Vụ tháng 11/2001; Điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của
Mỹ sau sự kiện 11/9/2001 và tác động tới quan hệ quốc tế trong thập kỷ đầu thế
kỷ XXI", đề tài trọng điểm cấp Bộ 3/2004. Những đề tài này đều là công trình
nghiên cứu công phu, đánh giá kịp thời những thay đổi trong chính sách đối
ngoại của Mỹ nói chung và với các khu vực nói riêng dƣới các chính quyền Mỹ
8

để từ đó đƣa ra những kiến nghị chính sách của Việt Nam đối với Mỹ vào từng
thời điểm.
Liên quan đến chủ đề chính sách đối ngoại Mỹ cũng có nhiều bài viết đáng
chú ý đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên,
các bài viết này tập trung chủ yếu vào chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và
khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng nói riêng. Tiêu biểu có Vũ Lê Thái Hoàng
(2012), "Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dƣơng và học thuyết đối ngoại
Obama, số 88 (3-2012); Nguyễn Vũ Tùng và Nguyễn Trung Dũng (2009),
"Chính sách đối ngoại của Mỹ và hệ lụy đối với khu vực châu Á-Thái Bình
Dƣơng: các góc nhìn từ giới học giả khu vực", 77 (06-2009); Hà Mỹ Hƣơng
(2007), "Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh
lạnh" 68 (03-2007); Nguyễn Đình Luân (2004), "Tìm hiểu logic địa chính trị
trong chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh", 50 (02-2003); Hoàng
Anh Tuấn (2003), "Bàn về chiến lƣợc an ninh quốc gia mới của Mỹ"; Nguyễn
Giáp và Phan Dân (2002), "Phác họa những nét cơ bản trong chính sách đối
ngoại của chính quyền G.W. Bush hiện nay", 44 (02-2002); Phan Doãn Nam
(1997), "Về điều chỉnh chiến lƣợc của một số nƣớc lớn sau Chiến tranh lạnh", 20
(10-1997).
Trong khi đó, các bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu châu Âu, thƣờng
tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội và quan hệ
của Việt Nam với châu Âu và không có bài nghiên cứu nào đề cập đến chiến
lƣợc châu Âu của Mỹ cũng nhƣ tầm quan trọng của châu Âu trong chiến lƣợc

của Mỹ. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay cũng có nhiều bài viết về chính sách đối
ngoại của Mỹ nói chung và quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, khu vực châu Á-
Thái Bình Dƣơng, quan hệ Việt-Mỹ. Tuy nhiên, đề tài châu Âu trong chiến lƣợc
của Mỹ cũng chƣa đƣợc khai thác.
9

Qua phân tích các nghiên cứu tiêu biểu về chủ đề này, có thể thấy một số
khía cạnh nổi bật đã đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc khai thác và
làm rõ:
- Trƣớc hết, về Chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ, cho dù suy yếu tƣơng đối và
không còn duy trì đƣợc thế độc tôn, Mỹ vẫn là cƣờng quốc toàn cầu, một cực
nổi trội trong một thế giới ngày càng trở nên đa cực. Kể từ sau Chiến tranh
lạnhkết thúc, Mỹ đã 3 lần điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu dƣới chính quyền
Clinton, Bush và Obama. Đặc biệt, dƣới chính quyền Obama, xu hƣớng Mỹ
điều chỉnh trọng tâm chiến lƣợc sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng,
manh nha từ thời kỳ đầu sau chiến tranh lạnh, đã đƣợc khẳng định và ngày
càng trở nên rõ nét. Đây là một xu hƣớng lâu dài, có tác động lớn đối với vị trí
của châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ và quan hệ Mỹ- châu Âu.
- Thứ hai, về châu Âu: Vai trò của Liên minh châu Âu, sức mạnh tập thể
của các nƣớc Tây Âu còn hạn chế. châu Âu vẫn là một "cƣờng quốc dân sự",
một ngƣời khổng lồ về kinh tế (mặc dù đang hết sức khó khăn) nhƣng không
phải là một cƣờng quốc theo nghĩa truyền thống. Hiệp ƣớc Lisbon với những
thay đổi về thể chế chƣa có khả năng biến EU thành một thực thể an ninh-chính
trị thực sự độc lập và EU vẫn phụ thuộc vào Mỹ trong việc giải quyết các công
việc an ninh lớn của mình.
- Thứ ba, về quan hệ Mỹ-châu Âu, Mỹ vẫn là cƣờng quốc có vai trò chủ
đạo đối với an ninh châu Âu thông qua NATO. Sự phụ thuộc về an ninh của
châu Âu đối với Mỹ đã suy giảm do mối đe dọa thời kỳ Chiến tranh lạnhkhông
còn. Tuy nhiên những thách thức an ninh mới, phi truyền thống và những vấn đề
toàn cầu vẫn là mối ràng buộc an ninh giữa hai châu lục. Hơn nữa, trong bối

cảnh châu Âu khủng hoảng nặng nề, khả năng tăng ngân sách quân sự để chia sẻ
gánh nặng an ninh với Mỹ suy giảm, hợp tác an ninh Mỹ- châu Âu trong khuôn
khổ NATO vẫn hết sức thiết yếu trong quan hệ Mỹ- châu Âu.
10

Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam cũng chƣa có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu, có hệ thống nào về chủ đề Châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu của
Mỹ thập niên đầu thế kỷ XXI. Đây là một thời kỳ hết sức quan trọng với những
chuyển biến to lớn trong cán cân sức mạnh toàn cầu. Từ một vị thế sức mạnh
vƣợt trội, Mỹ đã suy yếu tƣơng đối và cán cân sức mạnh toàn cầu đang chuyển
dịch từ Tây sang Đông đặc biệt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tiến trình nhất
thể hóa châu Âu có những bƣớc tiến mạnh mẽ với việc EU mở rộng và cải tổ cơ
cấu sau Hiệp ƣớc Lisbon. Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Châu Âu trong chiến
lƣơc toàn cầu của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI" sẽ là một đóng góp thiết thực,
kịp thời vào công tác nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung, về Mỹ và châu Âu
nói riêng trong bối cảnh tình hình thế giới và quan hệ các nƣớc lớn chuyển biến
nhanh chóng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu vấn đề, tác giả xác định mục tiêu
chủ yếu của luận án là nhằm định vị Châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ
dƣới chính quyền G.Bush II và B.Obama, bản chất và nội dung của chiến lƣợc
của Mỹ đối với châu Âu.
Với mục tiêu nhƣ vậy, Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm
rõ những nhân tố chủ yếu chi phối việc hoạch định chiến lƣợc châu Âu của Mỹ;
Thứ hai, đánh giá sự điều chỉnh chiến lƣợc của Mỹ và chuyển biến ở châu Âu có
tác động nhƣ thế nào đối với vị trí của châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu của
Mỹ và quan hệ Mỹ-châu Âu; Thứ ba, phân tích chính sách của Mỹ đối với châu
Âu và tác động của việc triển khai chiến lƣợc châu Âu của Mỹ đối với quan hệ
các nƣớc lớn ở châu Âu và hệ lụy đối với tập hợp lực lƣợng trên thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu

Về khung thời gian, phạm vi nghiên cứu của Luận án sẽ chủ yếu tập trung
vào thập kỷ đầu thế kỷ XXI, giai đoạn hết sức quan trọng, có tính chất định hình
11

cho quan hệ quốc tế trong những thập kỷ nửa đầu thế kỷ XXI. Giai đoạn này bao
gồm 2 nhiệm kỳ của chính quyền Bush II (2001-2008) và nhiệm kỳ đầu của
chính quyền Obama (2009-2012). Tuy nhiên, do những biến động chính trị mới
diễn ra ở Ukraine năm 2014 có nguồn gốc từ chính sách của Mỹ và châu Âu
trong thập kỷ trƣớc nên cũng đƣợc đề cập. Bên cạnh đó, luận án cũng đƣa ra một
số đánh giá có tính chất dự báo cho thập kỷ tiếp theo.
Về phạm vi địa lý, châu Âu
2
ở trong khuôn khổ đề tài đƣợc giới hạn trong
28 nƣớc quốc gia thành viên của EU hiện nay mặc dù trong thời kỳ chiến tranh
lạnh, châu Âu trong chiến lƣợc của Mỹ bao gồm cả khái niệm Tây Âu, và Đông
Âu. Do tiến trình nhất thể hoá châu Âu diễn ra mạnh mẽ, EU ngày nay không chỉ
bao gồm Tây Âu (các nƣớc phát triển ở châu Âu, thành viên sáng lập của Cộng
đồng châu Âu) mà đã bao gồm 28 nƣớc, trong đó có cả các nƣớc Trung và Đông
Âu. Do Liên bang Nga là một chủ thể lớn ở châu Âu nhƣng là một cƣờng quốc
Á-Âu nên không nằm trong phạm vi chủ thể châu Âu của đề tài mà đƣợc phân
tích từ góc độ nhân tố tác động. Hơn nữa, trong văn bản chính sách chính thống
của Mỹ, đặc biệt là các Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ cũng nhƣ các công
trình nghiên cứu quan hệ quốc tế và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
quốc tế đặc biệt là của Mỹ và châu Âu, khái niệm châu Âu đƣợc coi là các quốc
gia thành viên EU và EU với tƣ cách là một tổ chức, Nga là một thực thể lớn Á-
Âu và không bao gồm trong khái niệm châu Âu của Mỹ.
Về lĩnh vực nghiên cứu, do chiến lƣợc châu Âu của Mỹ là một cấu trúc
phức tạp gồm nhiều thành phần, để nghiên cứu không bị dàn trải, luận án tập
trung ở khía cạnh chính trị, kinh tế và quân sự. Vì vậy, chính sách của Mỹ đối


2
Trong Luận án này, tác giả sử dụng các thuật ngữ châu Âu, Tây Âu và EU theo cùng một nghĩa và
có thể hoán vị cho nhau. Trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, tiến trình nhất thể hoá châu Âu
diễn ra mạnh mẽ khiến cho khái niệm cộng đồng chung châu Âu ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi,
dần thay thế khái niệm phân biệt rạch ròi giữa châu Âu nói chung (bao gồm cả các nƣớc Trung và
Đông Âu), Tây Âu (các nƣớc phát triển ở châu Âu, và thƣờng đƣợc sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh) và EU (các nƣớc thành viên Liên minh châu Âu).
12

với châu Âu và vị trí của châu Âu đƣợc phân tích qua hai kênh chủ yếu là EU
(chính trị, kinh tế) và NATO (an ninh, quân sự).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và
phƣơng pháp luận chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp lịch
sử, logic, so sánh, phân tích chính sách, tổng hợp và cách tiếp cận tổng thể cũng
đƣợc áp dụng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Đồng thời, do ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do đối
với việc hoạch định và triển khai chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ và châu Âu, tác
giả cũng tiếp cận và phân tích các bài phát biểu chính sách của các nhà hoạch
định chính sách Mỹ, châu Âu, các tƣ liệu gốc nhƣ Chiến lƣợc an ninh quốc gia
dƣới các đời tổng thống Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnhvà của EU qua lăng
kính của các trƣờng phái lý luận chủ yếu trong quan hệ quốc tế.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống từ góc độ Việt Nam về vị
trí của châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ thập niên đầu thế kỷ XXI. Mỹ
và châu Âu là hai trung tâm quyền lực hàng đầu thế giới cả về kinh tế và chính
trị. Luận án góp phần làm rõ sự điều chỉnh chiến lƣợc của Mỹ trong thập kỷ đầu
thế kỷ XXI, vị trí của châu Âu và quan hệ liên minh đặc biệt giữa hai thực thể
lớn có vai trò hết sức quan trọng trong bàn cờ chiến lƣợc toàn cầu.

- Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học đối với việc đánh giá sự chuyển
dịch trọng tâm chiến lƣợc mới của Mỹ, chiều hƣớng chiến lƣợc của Mỹ và tác
động đối với khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng nói chung và Việt Nam nói
riêng.
- Trên cơ sở làm rõ chuyển biến trong tập hợp lực lƣợng giữa các trung
tâm quyền lực lớn trên thế giới, Luận án phân tích thời cơ và thách thức đối với
13

Việt Nam và đƣa ra những kiến nghị chính sách đối với Việt Nam trong quan hệ
với Mỹ, châu Âu và các đối tác lớn khác.
- Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo về chính
sách của Mỹ đối với châu Âu, quan hệ Mỹ-EU, cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ
đối ngoại và sinh viên ngành quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án đƣợc chia thành ba chƣơng với
những nội dung chính nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ
VAI TRÒ CỦA CHÂU ÂU
Chƣơng 1 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoạch định chiến
lƣợc đối ngoại của Mỹ nói chung và chiến lƣợc đối với châu Âu nói riêng; đánh
giá khái quát chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ nửa cuối thế kỷ XX, bao gồm thời kỳ
Chiến tranh lạnhvà những năm đầu sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc. Thông qua
việc phân tích khái quát những khái niệm cơ bản về chiến lƣợc và an ninh;
chƣơng I phác họa khuôn khổ lý luận phân tích và đánh giá chiến lƣợc đối ngoại
Mỹ và vị trí của châu Âu trong chiến lƣợc đó. Vai trò của châu Âu trong chiến
lƣợc toàn cầu “ngăn chặn cộng sản” của Mỹ đƣợc phân tích từ góc độ kinh tế
cũng nhƣ an ninh chính trị. Chƣơng này cũng đánh giá những điều chỉnh chiến
lƣợc của Mỹ ngay sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc, tập trung vào hai nhiệm kỳ
của chính quyền Clinton. Đây là tiền đề và cơ sở cho sự đánh giá những lựa chọn
chiến lƣợc cũng nhƣ điều chỉnh có tính chất dài hạn và cơ bản hơn dƣới các

chính quyền tiếp theo đầu thế kỷ XXI.
CHƢƠNG 2: ĐỊNH VỊ CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƢỢC TOÀN
CẦU CỦA MỸ THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chƣơng 2 tập trung phân tích một cách hệ thống nội dung chiến lƣợc toàn
cầu của các chính quyền Mỹ trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, xác định vị trí và tầm
14

quan trọng của châu Âu trong tổng thể chiến lƣợc thông qua việc phân tích nội
dung và triển khai chiến lƣợc châu Âu của Mỹ. Những biến động lớn trên thế
giới cả về kinh tế, chính trị và an ninh thời kỳ này và những xu hƣớng lớn trong
cục diện thế giới đầu thế kỷ XXI đã tác động đáng kể tới nhận thức cũng nhƣ lợi
ích và mục tiêu của Mỹ đối với châu Âu. Sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến tranh
Iraq năm 2003, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ năm 2008
cũng nhƣ cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro khiến Mỹ phải có những
điều chỉnh. Vị trí và tầm quan trọng của châu lục này trong chiến lƣợc toàn cầu
của Mỹ cũng sẽ chịu những ảnh hƣởng nhất định do những điều chỉnh chiến lƣợc
chung đó.
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC
CHÂU ÂU CỦA MỸ VÀ TRIỂN VỌNG
Chƣơng 3 tập trung đánh giá tác động của việc triển khai chiến lƣợc châu
Âu của Mỹ, đặc biệt là chiến lƣợc Đông tiến, quá trình mở rộng và điều chỉnh
chiến lƣợc của NATO, đối với quan hệ giữa các nƣớc lớn ở châu Âu và tập hợp
lực lƣợng trên thế giới. Từ việc phân tích chủ trƣơng và ý đồ chiến lƣợc của các
bên liên quan trong việc mở rộng và điều chỉnh chiến lƣợc của NATO, đề tài sẽ
đánh giá tác động của những điều chỉnh này đối với quan hệ của Mỹ và châu Âu
với Nga, quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu trong NATO. Chƣơng 3
cũng phân tích tác động của triển khai chiến lƣợc của Mỹ ở châu Âu thông qua
phân tích tình huống khủng hoảng Ukraine 2014.
15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ VAI TRÒ CỦA
CHÂU ÂU

1.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu và phân tích chiến lƣợc đối ngoại của Hoa kỳ hay “Chiến
lƣợc an ninh quốc gia” nhƣ tên gọi của văn bản chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ
phải xuất phát từ những khái niệm then chốt của các trƣờng phái lý luận quan hệ
quốc tế. Những quan niệm và cách lý giải khác nhau về các phạm trù cốt lõi của
chiến lƣợc đối ngoại nhƣ an ninh và sức mạnh quốc gia tạo ra khuôn khổ và cách
tiếp cận phân tích đối với chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ.
1.1.1. Khái niệm “Chiến lược an ninh quốc gia” và các quan niệm về an ninh
quốc gia
1.1.1.1. Khái niệm "Chiến lược an ninh quốc gia" của Mỹ
Các văn bản chiến lƣợc an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ là tài liệu
và căn cứ cơ bản nhất để đánh giá và phân tích chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ. Năm
1986, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật GoldWater Nichols yêu cầu chính quyền
Mỹ hàng năm đệ trình lên Quốc hội Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia (NSS).
Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia phải nêu bật đƣợc lợi ích của Mỹ trên toàn
thế giới, những mục đích và mục tiêu sống còn đối với an ninh quốc gia của Mỹ
cũng nhƣ chính sách đối ngoại và quốc phòng và phƣơng cách sử dụng sức mạnh,
kinh tế, chính trị cũng nhƣ quân sự của nƣớc Mỹ để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của
Mỹ. Các tuyên bố chính sách của các quan chức cao cấp, các Thông điệp liên
bang và các chiến lƣợc trong những lĩnh vực cụ thể nhƣ quốc phòng, an ninh nội
địa, chống khủng bố v.v là nhằm cụ thể hóa chiến lƣợc an ninh quốc gia trên từng
lĩnh vực cụ thể.

×