SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI
NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
Trần Văn Thế
1
Hiện nay, quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm không còn là
vấn đề mới trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, rất nhiều phương pháp
dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng nhằm giúp người học chủ động chiếm
lĩnh tri thức. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể áp dụng có hiệu quả đối
với mọi đối tượng. Việc nghiên cứu năng lực học tập, khả năng tư duy, các đặc
điểm tâm sinh lý của người học để từ đó sử dụng những phương pháp dạy học tích
cực phù hợp với từng đối tượng học sinh – sinh viên (người học) là điều rất cần
thiết nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình dạy - học.
1. Đặt vấn đề
Đào tạo nguồn giáo viên có chất lượng cao giảng dạy trong các cấp học của hệ thống giáo dục
quốc dân là sứ mệnh của các trường sư phạm. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội
ngũ, nâng cao hiệu lực quản lý hoạt động dạy và học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên (SV) đang là mối quan tâm hàng đầu
của các trường sư phạm hiện nay. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học chỉ thực sự phát huy hiệu quả
khi được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Trong bài báo này, chúng tôi tìm hiểu các
phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ của người học, trên cơ sở đó, đề xuất sự cần thiết phải lựa chọn
một phương pháp dạy học phù hợp.
2. Nội dung
2.1. Các phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ
2.1.1. Đánh giá năng lực trí tuệ của sinh viên bằng các trắc nghiệm tâm lý
Trắc nghiệm tâm lý phổ biến trên thế giới hiện nay vẫn là sử dụng các trắc nghiệm trí thông
minh (Intelligence test), nhằm xác định chỉ số IQ (Intelligence Quotient), từ đó phân loại SV theo các
mức trí tuệ và làm cơ sở để xác định PPDH thích hợp.
Cùng với Intelligence test, chúng ta có thể sử dụng SAT (Scholastic Assessment Test, trắc
nghiệm đánh giá khả năng học tập), dạng trắc nghiệm này rất phổ biến ở Mỹ, họ cho học sinh làm
những bài trắc nghiệm bằng bút chì trên giấy để đánh giá chỉ số SAT và các trường Đại học danh giá
đã dựa vào chỉ số đó để tuyển sinh.
IQ và SAT chấm điểm chủ yếu cho khả năng tính toán, lý luận và ngôn ngữ. Còn theo
Howard Gardner – giáo sư về môn giáo dục và môn trí lực của trường Đại học Harvard, ông đã đưa ra
một phương pháp khác, phương pháp này nhìn nhận những khía cạnh khác biệt và riêng lẻ về nhận
thức. Howard Gardner đề ra khái niệm trường học hướng vào từng cá nhân người học, giáo dục họ
theo năng lực nhận thức và kiểu cách nhận thức của từng cá nhân, mô hình trường học này dựa vào
1
ThS, Trường CĐSP Hà Tây
thành tựu của những ngành khoa học mới như khoa học trí lực (cognitive science) và khoa học não bộ
(brain science). Phương pháp của ông được gọi là lý thuyết đa trí tuệ (Multiple Intelligences, viết tắt
là MI).
Trí tuệ trong logic học/ toán học và ngôn ngữ học, hai cách tư duy được đánh giá cao nhất
trong trường học chỉ là 2 trong số 8 trí tuệ được H. Gardner mô tả dựa trên những nghiên cứu về sinh
vật học và văn hóa. Thêm vào đó, ông tìm thấy những trí tuệ trong các lĩnh vực không gian, âm nhạc,
cơ thể/ xúc giác, tương tác cá nhân, hướng vào nội tâm và tự nhiên học:
- Logic học/ Toán học: Khả năng phát triển những họa tiết, lập luận kiểu suy diễn và suy nghĩ
logic. Trí tuệ này thường được kết hợp nhiều nhất trong tư duy khoa học và tư duy toán học
- Ngôn ngữ học: Ưu thế của ngôn ngữ. Trí tuệ này bao gồm khả năng thao tác ngôn ngữ hiệu
quả để bày tỏ chính mình một cách hùng biện hay có chất thơ
- Không gian: Khả năng thao tác và tạo ra những hình ảnh trong trí óc để giải quyết vấn đề.
Trí tuệ này không bị giới hạn trong lĩnh vực trực quan. Gardner lưu ý là trí tuệ không gian cũng hình
thành cả với người khiếm thị
- Âm nhạc: Khả năng nhận biết và biên soạn nhạc theo cao độ, âm và nhịp điệu (các chức
năng tính giác là cần thiết để con người phát triển trí tuệ liên quan đến cao độ và âm điệu nhưng nó lại
không cần thiết cho kiến thức về nhịp điệu)
- Cơ thể/ Xúc giác: Khả năng sử dụng những khả năng trí tuệ của mình kết hợp với những
chuyển động cơ thể của chính mình. Trí tuệ này thách thức sự tin tưởng phổ biến rằng hoạt động trí óc
và hoạt động cơ thể không liên quan tới nhau
- Tương tác cá nhân: Năng lực cốt lõi để nhận biết sự khác biệt giữa người này với người
khác; những cái tương phản trong tâm trạng, tính khí, động lực và những dự định của họ
- Hướng vào nội tâm: Tiếp cận đời sống tình cảm của bản thân, một loạt những cảm xúc của
bản thân, khả năng phân biệt những cảm xúc này để gọi tên chúng và dựa vào chúng hình thành nên
nhận thức và định hướng hành vi của chính họ
- Tự nhiên học: Thành thạo trong việc ghi nhận và phân loại cây cối và động vật. Những kỹ
năng quan sát, tập hợp, phân loại đó cũng được ứng dụng trong môi trường của “con người”
Ngoài ra, có thể sử dụng dạng trắc nghiệm Raven Test để đánh giá năng lực trí tuệ của sinh viên
đại học, cao đẳng.
Sau khi cho SV thực hiện những bài trắc nghiệm, nhà sư phạm sẽ căn cứ vào số điểm cá nhân
SV đạt được để xếp loại mức trí tuệ, phân loại năng lực theo nhóm tuỳ theo mục đích của mình.
Trên đây là những trắc nghiệm tâm lí chủ yếu được các nhà nghiên cứu sử dụng để tìm hiểu,
đánh giá, phát hiện năng lực trí tuệ của người học. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, người dạy có thể
sử dụng những test thích hợp để tìm hiểu khả năng nhận thức của người học, từ đó đưa ra PPDH phù
hợp nhất.
2.1.2. Đánh giá năng lực trí tuệ của sinh viên qua hoạt động của các giác quan
- Phong cách học tập bằng giác quan
Cách đơn giản nhất và thông dụng nhất để xác định các phong cách học tập khác nhau là dựa
vào cảm giác, cách này thường được gọi là mô hình VAK (Visual - Thị giác, Auditory - Thính giác,
Kinesthetic - Xúc giác), khung mô hình này mô tả người học như thị giác, thính giác, xúc giác. Những
sinh viên “thị giác” làm việc có hiệu quả nhất với những thông tin có thể nhìn thấy, những sinh viên
“thính giác” hiểu tốt nhất thông qua việc nghe, và những học viên “xúc giác” học thông qua việc va
chạm và chuyển động.
Mô hình học tập VAK
Thị giác
Tranh ảnh, băng hình, đồ thị, sơ đồ, biểu đồ, mô hình
Thính giác
Bài giảng, ghi âm, chuyện kể, âm nhạc, động từ hóa, đặt câu hỏi
Xúc giác
Hành động, đóng vai, làm mô hình
- Thời gian phản xạ giác quan
Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh học của trí nhớ, của trí tưởng tượng và của việc xác lập các
nguyên tắc và PPDH. Phản xạ chính là cơ sở sinh học của việc tiếp thu tri thức, hình thành thói quen,
kĩ năng và kĩ xảo. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học. Để tìm hiểu thời gian phản xạ thị
giác - vận động và thính giác - vận động của SV, chúng ta có thể thực hiện trên máy tính điện tử, được
mô tả trong công trình nghiên cứu của Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [2]
- Đo thời gian phản xạ thị giác - vận động: trên màn hình lúc đầu xuất hiện đèn xanh, sau đó
chuyển sang đèn đỏ. Khi nào nhìn thấy đèn đỏ thì nhấn phím để tắt.
- Đo thời gian phản xạ thính giác - vận động: Trên màn hình xuất hiện mô hình chiếc máy
phát âm thanh, khi nào máy phát ra âm thanh thì nhấn phím để tắt.
- Mỗi loại phản xạ nói trên được tiến hành đo 5 lần liên tiếp và lấy số liệu trung bình hoặc lấy
số liệu độc lập từng lần tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Trước khi đo SV được hướng dẫn và quan sát
cách làm mẫu (không được làm thử). Các số liệu được xử lí bằng phương pháp thống kê y sinh học.
- Kết quả đo được sẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhằm đánh giá khả năng linh hoạt
trong phản xạ tiếp thu tri thức, phát hiện năng khiếu bẩm sinh đặc biệt giúp người dạy xây dựng định
hướng phát huy tính tích cực trong học tập của SV.
2.1.3. Đánh giá năng lực trí tuệ của sinh viên qua khả năng tập trung chú ý
Chất lượng trí tuệ được thể hiện qua khả năng tập trung chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ. Vì thế,
muốn nâng cao chất lượng trí tuệ của SV, một trong những yêu cầu cơ bản là phải rèn luyện khả năng
tập trung chú ý trong học tập. Cơ sở sinh học của vấn đề là mọi hoạt động của con người đều mang
tính chất chọn lọc, trong số muôn vàn kích thích tác động lên cơ thể bao giờ cũng chỉ có một số ít
được trả lời. Chính vì hiện tượng này, nên não luôn tập trung hoạt động của mình để lựa chọn các kích
thích quan trọng nhất đối với sự sống còn của cơ thể. Nhờ vậy mà mọi hoạt động đều mang tính nhất
quán, theo nguyên tắc “con đường chung cuối cùng”. Quá trình lựa chọn các kích thích được gọi là sự
tập trung chú ý.
Việc nghiên cứu mối liên quan giữa khả năng tập trung chú ý và học lực của người học có tầm
quan trọng đặc biệt đối với giáo dục. Nó là cơ sở để người dạy xác lập các biện pháp nâng cao chất
lượng trí tuệ và chất lượng dạy học. Để tìm hiểu khả năng tập trung chú ý chúng ta có thể tiến hành
như sau:
- Dùng phiếu điều tra: có thể dùng phiếu trắc nghiệm. Cấu trúc của phiếu bao gồm các chữ cái
sắp xếp không theo một qui luật logic nào, phát cho mỗi SV 1 phiếu tiếp đó yêu cầu SV rà soát, gạch
chéo (/) loại bỏ các chữ cái thuộc một nhóm (có thể gồm một số chữ), nhóm chữ khó hay dễ nhớ được
sử dụng tuỳ theo đối tượng hoặc mục đích thực nghiệm (ví dụ nhóm chữ có hình dạng tương tự nhau
như C, O, Q, SV có thể dễ gạch nhầm do làm nhiều dẫn đến mệt mỏi thần kinh) sau mỗi phút đánh
dấu bằng một gạch thẳng (|), làm như vậy liên tục trong 5 phút. Quá trình này được theo dõi và thông
báo mốc thời gian (mỗi phút và hết 5 phút)
- Xử lí kết quả: Thống kê tổng số chữ được soát, số đúng, số sai và số sót. Các số liệu được
phân loại theo giới tính, qua đó phát hiện những SV có khả năng tập trung chú ý Cao, Trung bình và
Thấp
Sau khi thu thập được các thông tin về khả năng tập trung chú ý, người GV có thể phần nào xác
định được năng lực chủ động tiếp thu tri thức trong học tập của cá nhân mỗi SV, khả năng tư duy độc
lập, sự bền bỉ và tính chính xác cao trong lao động trí tuệ của họ
Trên đây là một số cách tìm hiểu năng lực trí tuệ của người học - chủ thể của hoạt động học tập
là những cơ sở tâm, sinh lí quan trọng giúp người dạy phần nào đánh giá đúng năng lực cá nhân, khả
năng tiếp thu tri thức, phát hiện năng khiếu bẩm sinh, và đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp
những thông tin cần thiết để người dạy thực hiện việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học đạt
kết quả tốt hơn.
2.2. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp năng lực trí tuệ của sinh viên
Sau khi tìm hiểu kĩ năng lực trí tuệ của người học bằng cách sử dụng các biện pháp nêu trên,
người dạy sẽ có những định hướng đổi mới PPDH theo các tiêu chí sau:
- Lựa chọn các PPDH phù với đối tượng người học
Đổi mới PPDH không có nghĩa là thay đổi bản chất của từng phương pháp cụ thể mà chỉ có thể
nghiên cứu để vận dụng, lựa chọn, phối hợp các PPDH phù hợp với từng loại bài, từng đơn vị kiến
thức bài học sao cho phù hợp với từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng người học. Mỗi loại
PPDH đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nó sẽ phát huy được tác dụng khi người dạy biết rõ
đối tượng dạy học của mình để có cách vận dụng thích hợp.
- Tích cực hoá hoạt động học tập của người học
Mục tiêu của đổi mới phương pháp là thay đổi căn bản - tạo sự biến đổi về chất trong hoạt động dạy
và hoạt động học mà kết quả cuối cùng là người học có được phương pháp học tập tích cực (học thông qua
hoạt động để chiếm lĩnh tri thức). Do vậy, mọi sự đổi mới, cải tiến của người dạy phải tạo nên sự thay đổi
tích cực về phương pháp học của người học, làm cho người học thể hiện rõ chính họ là trung tâm của quá
trình dạy học, nếu bản thân họ không nỗ lực trong việc tự học tập ở nhà, học tại lớp, hay học gắn liền với
thực tiễn thì không thể chiếm lĩnh được tri thức mới.
- Qui trình hoá quá trình dạy học phù hợp với năng lực trí tuệ của người học
Dạy học là một khoa học mang tính qui trình hoá cao độ, đổi mới PPDH cần phải đảm bảo tiến
hành đồng bộ các khâu, các giai đoạn trước, trong và sau giờ học trên lớp. Mỗi khâu của dạy học là
một tiểu qui trình, các khâu kết nối tạo thành qui trình chung. Xuyên suốt toàn bộ qui trình chung là
hoạt động tương tác giữa người dạy và người học nhằm chuẩn bị tốt (trước giờ học trên lớp) - để thực
hiện có hiệu quả bài học (trong giờ học trên lớp) - và tiếp tục hoàn thiện, mở rộng, khắc sâu bài học
(sau giờ học trên lớp).
- Hiện đại hoá phương tiện dạy học phù hợp với nội dung kiến thức
Đổi mới PPDH gắn liền với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sử dụng phương tiện
dạy học. Vì thế, muốn đổi mới PPDH có hiệu quả phải đầu tư công sức để xây dựng, mua sắm trang
thiết bị dạy học phù hợp với việc sử dụng PPDH theo hướng hiện đại. Trong đổi mới PPDH, phương
tiện dạy học phải được coi là thành phần (vật chất) hỗ trợ đắc lực cho người dạy và người học nhằm
thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học. Quan sát phương tiện dạy học, quan sát cách sử dụng
phương tiện được sử dụng trong từng bài học cụ thể người ta có thể đoán định được phương pháp và
hiệu quả của PPDH được vận dụng.
3. Kết luận
Việc tìm kiếm những đường hướng và phương pháp dạy học cho phép thực hiện hiệu quả
nhất mục tiêu giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Có rất nhiều phương
pháp dạy học đang được áp dụng hiện nay, hiện đại cũng có và truyền thống cũng có, nhưng không có
phương pháp nào là đa năng, điều cốt yếu là phải lựa chọn và vận dụng các phương pháp sao cho phù
hợp nội dung và đặc biệt là phù hợp với đối tượng người học. Vì vậy, một trong số các biện pháp
nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của các phương pháp đó là việc tìm hiểu
đối tượng học để sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm làm tăng hiệu quả của quá trình
dạy học, hướng đến mục tiêu chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức của người học, để người học
thực sự là “trung tâm” của quá trình dạy – học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Công Hoan và cộng sự, Những trắc nghiệm Tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,
1997.
2. Đỗ Công Huỳnh, Chương trình phục vụ đề tài Z1- Senue – 1999.
3. Mai Văn Hưng, Nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác- vận động của giáo sinh trường
Trung học Sư phạm Thanh hoá, Tạp chí Sinh lí học, tập 5-No-1, Hà Nội, 4/2001.
4. Tạ Thuý Lan, Sinh lý thần kinh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 1992.
5. Lê Quang Long, Hoá điện phản xạ và trí nhớ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983.
6. Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ, Thống kê sinh học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
7. Miller, Các phong cách học tập: Trí tuệ đa phương tiện. 2001.
8. />tue-con-nguoi-2011-04-21.
9.
TO USE TEACHING METHODS CONSISTENT WITH THE INTELLECTUAL CAPACITY
OF PEDAGOGICAL STUDENTS
Tran Van The
Abstract
Nowadays, the view of teaching of learner-centered is not new issue in the innovation of
teaching methods, many active teaching methods are studied and applied to help learners actively
occupy knowledge. However, these methods can not be applied effectively to all subjects, the study of
learning ability, thinking ability, the psychological characteristics of learners from which to use the
active teaching methods appropriately to each student (learner) is essential to achieve optimal
efficiency in the process of teaching.