Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.22 KB, 121 trang )

Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Hà Nội
MỤC LỤC
22

DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gây hấn là một hiện tượng xã hội diễn ra khắp mọi nơi, mọi nền văn
hóa, và được các nhà tâm lý học xã hội đặc biệt quan tâm. Gây hấn là hành vi
cố tình làm tổn hại về thể chất hay tinh thần người khác hoặc bản thân. Kết
quả nghiên cứu khẳng định, hiện tượng tâm lí này xuất hiện thường xuyên
trong các tương tác xã hội và sự ảnh hưởng tiêu cực của hành vi này là khó
lường trước được. Gây hấn không chỉ thể hiện đơn giản ở việc khích bác, cố
tình thêu dệt câu chuyện làm tổn thương người khác hay giải quyết tình huống
bằng cách đấm đá nhau giữa các cá nhân và các nhóm. Những chuyện thanh
toán lẫn nhau, thuê mướn giết người, hay khủng bố, chiến tranh đều là biểu
hiện của gây hấn ở cấp cá nhân, nhóm, quốc gia hay quốc tế. Gây hấn có mặt
ở khắp nơi, từ các chuyện xích mích nho nhỏ giữa những đứa trẻ trong gia
đình, chuyện bố mẹ đánh mắng con hay bạo lực vợ - chồng, đến chuyện bắt
nạt học đường, nơi công sở hay công cộng; từ việc công kích lẫn nhau giữa
các quốc gia đến những cuộc ném bom xâm lược , tất cả đều nhằm mục đích
làm tổn thương nhau về mặt tâm lí, thể chất hay huỷ hoại tài sản.
Học sinh THCS là giai đoạn phát triển không cân đối cả thể chất và tâm
lý. Đặc điểm nổi bật của độ tuổi này là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức
thể hiện ở xu hướng khẳng định “tính người lớn” của bản thân. Tuy nhiên lứa
tuổi học sinh THCS còn hạn chế về nhiều mặt: 1) Nhận thức: Đây là lứa tuổi
ham hiểu biết, dễ tò mò và thích khám phá, tiếp thu rất nhanh cả cái tốt lẫn cái
xấu, tuy nhiên các em lại chưa nhận thức được cái gì nên làm, cái gì không
nên làm, vì vậy rất dễ tập nhiễm những hành vi xấu. 2) Khả năng kiểm soát
cảm xúc: Các em rất nhạy cảm, dễ xúc động nhưng lại không chế ngự được


stress, không có kỹ năng làm chủ cảm xúc, tình cảm của mình, vì vậy hành
55
động còn nông nổi, thiếu suy nghĩ. 3) Khả năng đối mặt và giải quyết các tình
huống chứa đựng những mâu thuẫn xung đột: Lứa tuổi này các em luôn muốn
thể hiện mình là người lớn, luôn muốn khẳng định bản thân, tuy nhiên các em
lại thiếu những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử không biết cách từ chối,
thỏa hiệp các mâu thuẫn trong cuộc sống. Những điều trên làm nảy sinh hành
vi gây hấn. Chính vì vậy, các em rất cần nhận được sự quan tâm, giáo dục từ
gia đình, thầy cô và các tổ chức xã hội. Nếu như thiếu sự định hướng, giáo
dục của người lớn các em rất dễ tập nhiễm những thói hư, hành vi xấu dẫn
đến việc hình thành nhân cách thiếu toàn diện.
Thời gian gần đây, trong nhà trường, hành vi gây hấn đang gia tăng một
cách nhanh chóng, đáng báo động (theo thống kê năm 2010 của Trần Thị
Minh Đức trong đề tài nghiên cứu “gây hấn học đường của học sinh THPT”
nghiên cứu trên 771 học sinh THPT ở 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, và
Thái Bình số liệu cho thấy có 95,3% học sinh thỉnh thoảng gây hấn và 4,5 %
học sinh gây hấn thường xuyên. Đối với những học sinh thường bị gây hấn thì
2,6% em thường xuyên là đối tượng của sự bắt nạt, là đối tượng để người
khác đem ra làm trò cười, xả trừ sự giận dữ hoặc vì mục đích kiếm lời và
97,4% học sinh thỉnh thoảng mới bị gây hấn). Biểu hiện hành vi gây hấn của
học sinh không chỉ dừng lại ở việc khích bác, chế diễu, cãi cọ nhau mà còn
có sự gia tăng về mức độ nguy hiểm, tính hình sự. Đặc biệt đáng chú ý và báo
động đó là hành vi bạo lực học đường. Việc tồn tại những hành vi gây hấn ở
học sinh trung học cơ sở đã tạo sự “bất ổn” trong môi trường học đường, ảnh
hưởng đến hoạt động giảng dạy - học tập và quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh, gây ra tâm trạng lo lắng hoang mang cho gia đình và
toàn xã hội.
Vấn đề hành vi gây hấn đã được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên
cứu, tuy nhiên vấn đề này ít được nghiên cứu trên những khách thể là học sinh
66

THCS. Việc nghiên cứu hành vi gây hấn của học sinh THCS sẽ giúp các nhà
giáo dục, các bậc phụ huynh nhận diện hành vi gây hấn và các yếu tố ảnh
hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh THCS, để từ đó có những biện pháp tác
động phù hợp và kịp thời nhằm giảm thiểu những hành vi gây hấn của các em.
Xuất phát từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hành vi
gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS, các yếu tố
ảnh hưởng tới thực trạng. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu
hành vi gây hấn của học sinh THCS
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh THCS
3.2. Khách thế nghiên cứu
202 HS thuộc 3 khối 6,7,8 của trường THCS Tân Hội và THCS
Nguyễn Bỉnh Khiêm
4. Giả thuyết khoa học
Hành vi gây hấn của học sinh THCS có biểu hiện ở 4 nhóm: gây hấn
tinh thần, gây hấn thể chất, gây hấn kinh tế và gây hấn tình dục. Trong đó gây
hấn tinh thần có biểu hiện nhiều nhất
Có sự khác nhau về mức độ hành vi gây hấn giữa học sinh nam và nữ,
giữa học sinh các khối lớp và các trường với nhau.
Hành vi gây hấn của học sinh THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
trong đó bản thân học sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận về hành vi gây hấn, hành vi gây hấn của học
sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hành vi gây hấn của học sinh.
77
- Khảo sát thực trạng hành vi gây hấn và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi
gây hấn của học sinh THCS Tân Hội và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn của học
sinh THCS
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện hành vi
gây hấn của học sinh THCS
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu trên 202 học sinh trường THCS Tân Hội ( đại diện cho HS
nông thôn) và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (đại diện cho HS thành phố)
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3 Phương pháp sử dụng trắc nghiệm - thang đo
7.4. Phương pháp phỏng vấn
7.5. Phương pháp chuyên gia
7.6. Phương pháp thống kê toán học
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về hành vi gây hấn của học sinh
THCS
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THCS
Kết luận và kiến nghị
88
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI
GÂY HẤN CỦA HỌC SINH THCS
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm gần đây, hành vi gây hấn đang tăng nhanh ở mức báo
động và là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và các tổ chức

nghiên cứu trên thế giới. Những công trình nghiên cứu hiện có tập chung chủ
yếu theo 2 hướng cơ bản sau:
Một là: Nghiên cứu thực trạng hành vi gây hấn
Mặc dù hầu hết các trường học trên thế giới bằng cách này hay cách
khác đều có những quy định cấm trừng phạt học sinh, tuy nhiên, tình trạng
gây hấn học đường vẫn không ngừng gia tăng và đạt đến mức báo động cấp
quốc gia.
Ở Nhật Bản, báo cáo của chính phủ cho thấy tình hình bắt nạt hiện rất
phổ biến trong trường học mà hầu hết học sinh từng trải qua - hoặc là nạn
nhân hoặc là thủ phạm. Báo cáo cho biết tình trạng bắt nạt xảy ra hầu hết ở
mọi học sinh bất kể thành phần gia đình xuất thân và đặc trưng cá nhân [8].
Theo Bộ GD Nhật Bản, trong năm 2007 con số những vụ bắt nạt trong học
đường ở nước này là 124.898 vụ. Trong cùng năm, con số HS tự tử ở Nhật
Bản là 171 vụ, trong số này có 6 HS do bị bắt nạt mà tự tử. [9]
Ở Hàn Quốc, theo thống kê cho thấy gần 13,2% HS nam và 5,8% HS
nữ từ lớp 4 tới lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương. Theo kết
quả khảo sát của Quỹ phòng chống bạo lực thanh niên Hàn Quốc tháng 11 và
12 năm 2009, trong số 4.073 HS tại 64 trường Tiểu học và Trung học, 20%
thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường, 63% nạn nhân phải chịu đòn bạo lực ngay
khi mới học Tiểu học. Con số này cao hơn 6 - 7% so với số liệu thống kê năm
99
2007 (56,1%) và năm 2008 (56,8%), tệ nạn này xảy ra nghiêm trọng đối với
HS nữ hơn HS nam. Khoảng 36% HS Hàn Quốc coi việt bắt nạt như một trò
đùa, 20% thừa nhận hành vi bắt nạt bạn là không có lý do đặc biệt. [13]
Ở Úc, tháng 7/2009 người đứng đầu cơ quan GD Bang Queensland cho
biết tình trạng gây hấn học đường ở nước này đang gia tăng một cách đáng
sợ. Riêng trong năm 2008 có 55.000 HS trong đó gần một nửa là nữ bị đình
chỉ học tập vì vấn đề gây hấn. Còn ở miền nam nước Úc, trong năm 2008 có
175 vụ gây hấn nghiêm trọng đã xảy ra liên quan tới HS. Cụ thể là năm 2008,
những xung đột do các nam sinh gây ra chiếm 76%. [28]

Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy cứ 7 phút lại có một trẻ em
bị bắt nạt. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận đã bị bắt nạt. Và cứ 5 trẻ, có một
trẻ thừa nhận đã từng bắt nạt những trẻ khác. Năm 2001, nghiên cứu được
thực hiện bởi Tonja Nansel và đồng nghiệp chỉ ra trong số hơn 15.000 HS Mỹ
từ lớp 6 tới lớp 10 có khoảng 17% HS cho biết họ thỉnh thoảng hoặc thường
xuyên bắt nạt các bạn khác và có 6% cho biết họ vừa đi bắt nạt người khác và
cũng vừa là nạn nhân của những vụ bắt nạt. Nghiên cứu của tạp chí Journal of
Developmental and Behavioural Pediatricts, có gần 90% HS lớp 3 đến lớp 6 ít
nhất một lần bị bạn học bắt nạt, ức hiếp; Ngoài ra 59% thừa nhận đã từng có
hành động bắt nạt các bạn học khác. Bộ GD Mỹ cho biết, cứ 3 HS từ lớp 6 tới
lớp 12 tại nước này thì có 1 em báo cáo bị bắt nạt tại trường. Còn trung tâm
kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố dữ liệu cho thấy, 1/5
HS phổ thông ở Mỹ đã từng bị bắt nạt thường xuyên, có chủ định, mỗi ngày
tại nước này có khoảng 160.000 HS không dám đi học vì các em sợ bị bắt nạt
ở trường. [1]
Ở Châu Âu, Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được quan tâm từ rất
sớm. Hiện tượng bắt nạt học đường xảy ra thường xuyên ở trường tiểu
học.Theo các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu. Ở trường Tiểu học có khoảng
1010
15% HS liên quan tới. Ở THCS tỷ lệ HS bị bắt nạt là từ 3% - 10%, với mức
độ đột biến ở tuổi 13 – 14, khi các em bắt đầu tuổi dạy thì. Đến THPT, nạn
nhân gây hấn học đường có xu hướng giảm. Cũng ở Châu Âu, một thống kê
cho thấy có khoảng 20% HS trong suốt quá trình học ít nhất có 1 lần là nạn
nhân của hành vi gân hấn như bị trêu ghẹo, bêu xấu, chửi mắng, bị cô lập,
thậm chí bị cướp đoạt tiền, bị đánh đập gây thương tích…[8]
Ở Vương quốc Anh: Một cuộc điều tra Chính phủ trong năm 1989 thấy
rằng cứ 2/100 giáo viên đã có báo cáo về việc phải đối mặt với gây hấn thể
chất…Trung bình một ngày các trường học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ
buộc cảnh sát phải can thiệp. [5]
Năm 2011, theo nghiên cứu thông kế của tổ chức Plan – tổ chức nhân

đạo quốc tế thì có 20% - 65% trẻ em trên thế giới liên quan tới bạo lực. [9]
Hai là: Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh
Những tranh cãi xung quanh chủ đề trừng phạt trẻ em ở trường học
luôn mang tính quốc tế. Ở Thụy Điển, người ta đã tranh luận một cách rộng
rãi và sôi nổi về dự thảo luật cấm đánh đập trẻ em và nghiêm cấm cha mẹ
lăng mạ hoặc ngược đãi dẫn đến mức trẻ rối loạn tinh thần. Trong khi đó, ở
Hoa Kỳ, hiện nay mới chỉ có 8 bang ban hành luật tuyệt đối cấm trừng phạt
thân thể trong trường học. [8]
Ở Hàn Quốc,theo điều tra, số HS thường xuyên bắt nạt các bạn HS
khác thường hay xem phim bạo lực, hoặc do hoàn cảnh gia đình, 51,5% người
được hỏi thừa nhận, thường xuyên chơi, xem phim và game bạo lực. [9]
Ở Đức: Từ sau vụ tấn công ở thành phố Erfurt năm 2002, độ tuổi được
phép sử dụng súng cho các mục đích giải trí, thể thao…tăng thêm 3 năm nữa, lên
mức 21 tuổi. Các nhà sản xuất trò chơi máy tính cũng được yêu cầu giới hạn các
nhóm tuổi cho mỗi trò chơi. Các chuyên gia tâm lý của Đức cho rằng, nguyên
nhân là các em bị ức chế tâm lý do sức ép phải đạt kết quả cao trong học tập và
phải tham gia một khối lượng lớn các hoạt động ngoại khóa. [8]
1111
Ở Pháp: Nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc đại học
Bordeaux 2 khoảng 20% - 40% nạn nhân của những vụ bạo lực tái diễn chính
những hành động bạo lực mà các em đã từng phải chịu đựng nhằm vào các
nạn nhân khác. [28]
Như vậy, trên thế giới hành vi gây hấn của học sinh đã và đang diễn ra với
mức báo động ở hầu hết các quốc gia. Những nghiên cứu trên đây cho thấy vấn
đề HVGH được bàn đến thường lồng ghép trong chủ đề bạo lực học đường. Các
nhà khoa học cũng chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HVGH của trẻ
em: giáo dục gia đình, truyền thông (phim ảnh/trò chơi/game…), kiểm soát của
xã hội đối với các HVGH… Đây chính là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp
theo đi sâu vào các khía cạnh của HVGH nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn tạo
nên một môi trường an toàn, thân thiện cho con người.

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Ở trong nước vấn đề hành vi gây hấn được nghiên cứu tập trung ở 3
hướng cơ bản sau:
Một là: Nhận thức của học sinh về Hành vi gây hấn
Gây hấn học đường ở học sinh trung học phổ thông - Trần Thị Minh
Đức (2010) đã cho thấy, gây hấn trong nhà trường là hiện tượng phổ biến và
ngày càng trở lên nguy hiểm. Do các bậc phụ huynh và trường học không dạy
một cách hệ thống cho trẻ em và vị thành niên những khía cạnh khác nhau về
vấn đề kỷ luật học đường nên trước những tình huống cụ thể học sinh không
nhận biết được giới hạn hành vi gây hấn, bạo lực. Vì vậy, hiện tượng đánh
nhau, dạo dẫm, tung tin nhảm cứ hiển nhiên tồn tại trong nhà trường. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhìn chung nhận biết về gây hấn ở những học
sinh được nghiên cứu chỉ đạt mức trung bình kém và hầu như không có học
sinh nào có hiểu biết chính xác, đầy đủ về tất cả các tình huống trong bản trắc
nghiệm đưa ra. Nhiều em chỉ nhận thức đúng về một vài hành vi gây hấn cụ
thể nào đó khi hành vi này được thể hiện một dạng bạo lực có thể thấy được
và để lại hậu quả thể chất trên người bị bạo lực [7]
1212
Hai là, thực trạng hành vi gây hấn trong trường học
Trong bài viết " Khác biệt giới trong hành vi gây hấn của học sinh
THPT" - Hoàng Xuân Dung trên tạp chí gia đình và Giới số 3 /2010 đã đi sâu
trình bày cơ sở khoa học của những khác biệt giới trong HVGH. Tác giả cho
thấy, HVGH, bạo lực học đường có cả ở học sinh nam, học sinh nữ. Trong
hoàn cảnh bình thường, ít có sự khiêu khích, học sinh nam có xu hướng thực
hiện các HVGH nhiều hơn học sinh nữ. Nhưng trong hoàn cảnh bị xúc phạm,
học sinh nữ cũng thực hiện các hành HVGH có tính chất bạo lực để “trả đũa”
đối phương. Điểm khác biệt trong HVGH của học sinh nữ và học sinh nam là
các em nữ thường tham gia vào cách dạng gây hấn gián tiếp làm nạn nhân tổn
thương về mặt tinh thần nhiều hơn là tham gia vào các dạy gây hấn trực tiếp,
khiến nạn nhân đau đớn về mặt thể xác. Tác giả cho rằng, cần có những hành

động thiết thực và tích cực để ngăn chặn các hình thức bạo lực ở học sinh,
trong đó chú ý đến những khác biệt về giới trong HVGH [7]
Khảo sát về thực trạng HVGH của học sinh THCS của Th.S phạm Văn
Tư, Khoa Công tác xã hội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đối với 200 học sinh
của trường THCS Trung Chính (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) (năm 2010)
cho thấy: Các em tụ tập gây gổ có thể do bản thân làm “đầu tàu” của vụ việc
hay là những người có liên quan trong sự việc gây mâu thuẫn, xích mích.
Cũng có thể do bị lôi kéo, hùa theo số đông, hoặc bị ép buộc tham gia tụ tập
nếu không cũng sẽ bị liên lụy. Để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân thì những
người chỉ ở góc độ chứng kiến cũng rất có thể trở thành kẻ đi gây hấn. [5]
Ba là, Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu hành vi gây hấn
PGS.TS Lê Văn Anh trong bài viết “Nguyên nhân và giải pháp ngăn
ngừa hành vi đánh nhau ở học sinh trong nhà trường phổ thông” trong Tạp
chí Giáo dục số 307, tr 25 – 27/2013. Tác giả đã nêu ra 5 dấu hiệu nguy cơ
gây ra hành vi đánh nhau: cách cư sử “nội tâm” hay “biểu lộ”, một số yếu tố
tâm lý cá nhân, yếu tố môi trường gia đình, yếu tố môi trường xung quanh
1313
hay cộng đồng. Ông cũng đưa ra 4 hình thức hành vi đánh nhau: Bạo lực thân
thể, bạo lực tình dục, bạo lực xã hội và bạo lực tình cảm, lời nói. Từ đó tác giả
đưa ra các nguyên nhân và giải pháp. [9]
Tác giả Nguyễn Hữu Hợp, “Một số vấn đề về xây dựng và sử dụng bài
tập nhận xét hành vi trong dạy học môn đạo đức theo chương trình mới”, tạp
chí Giáo dục, (2006). Với công trình này, tác giả đã đưa ra một cách khám
phá mới đối với hành vi của trẻ. Từ đó, để chúng ta nhìn nhận xem hành vi ấy
của trẻ có phù hợp với chuẩn mực đạo đức hay không và có biện pháp tác
động kịp thời. [1]
Tác giả Trần Quốc Thành, “ Các biểu hiện của văn hóa học đường ở trường
phổ thông”, Hội thảo toàn quốc, Hội khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam, Tiền
Giang, 39 – 43/ 2009. Công trình này góp phần nhận biết, đánh giá được hành vi
của trẻ đồng thời để chúng ta đối chiếu hành vi của trẻ xem nó có phù hợp với văn

hóa học đường hay chưa, từ đó có biện pháp tác động phù hợp. [5]
Vấn đề hành vi gây hấn đã được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên
cứu, tuy nhiên vấn đề này chưa được bàn đến nhiều trên những khách thể là
học sinh THCS. Việc nghiên cứu biểu hiện hành vi gây hấn của học sinh
THCS sẽ giúp các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh nhận diện hành vi gây hấn
và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh THCS để từ đó có
những biện pháp tác động phù hợp và kịp thời nhằm giảm thiểu những hành
vi gây hấn của các em. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hành vi
gây hấn của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
1.2. Hành vi gây hấn của học sinh THCS
1.2.1. Hành vi gây hấn
1.2.1.1 Hành vi
Thuật ngữ hành vi xuất hiện từ Thời trung cổ khi con người dùng để
miêu tả tính cách. Năm 1843, khi đưa ra khái niệm “tập tính học” John Stuart
Mill đã nói tới hành vi. Khái niệm hành vi được bàn tới rất nhiều trong Tâm lí
1414
học kể từ khi thuyết hành vi trở thành một trường phái Tâm lí học, lấy hành vi
người làm đối tượng nghiên cứu.
Trong thuyết hành vi cổ điển do J. Watson sáng lập, khái niệm hành vi
được xây dựng trên nền tảng thực chứng luận và dựa trên những hiện tượng
có thể quan sát được từ bên ngoài và đo được. Đó đơn giản là tổ hợp các phản
ứng của cơ thể khi bị các kích thích tác động lên cơ thể theo công thức S →
R. Hành vi con người là những gì làm và nói, con người được hiểu chỉ như
một cơ thể, một cái máy hữu cơ muốn tồn tại phải thích nghi với môi trường
sống. [10]
Sau này, nhờ những thành tựu nghiên cứu về hành vi của con người,
khái niệm hành vi trong tâm lí học không còn được hiểu một cách máy móc
và cứng nhắc như trong lí thuyết hành vi cổ điển nữa.
Theo quan điểm của một số nhà tâm lí học, hành vi bao gồm ứng xử và
hành vi. Ứng xử là chỉ mọi phản ứng của một đơn vị khi bị một yếu tố nào đó

trong môi trường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp
thành một tình huống và tiến trình của ứng xử là để thích ứng có định hướng
nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan,
tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện
tượng có thể quan sát được chứ không như các hiện tượng bên trong thì nói là
ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng mục tiêu thì gọi đó là hành vi. [11]
Quan điểm của trường phái phân tâm cho rằng: hành vi là sự thỏa hiệp
bắt nguồn từ sự xung đột trong nguyên tắc khoái cảm, nguyên tắc thực tế và
nguyên tắc lý tưởng là những xung lực của “cái ấy” và những cấm kị của “cái
siêu tôi” được thống nhất trong bản thân “cái tôi”. [10]
L.X.Vưgôtxki khẳng định, hành vi người và hành vi động vật có cấu trúc
hoàn toàn khác nhau. Theo ông cấu trúc hành vi của con người bao gồm kinh
nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm kép. Các kinh nghiệm này
1515
có điểm chung là nội dung của chúng đều xuất phát từ lao động, từ quá trình
truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này tới người
khác và từ việc lĩnh hội kinh nghiệm của cá nhân mỗi người. [10]
Theo X.L.Rubinstein tập hợp các hành vi ứng xử hay các thao tác ít
nhiều có ý thức tạo thành hoạt động của con người. Trong đó điểm đặc trưng
của thao tác là có sự tham gia của ý thức vào điều chỉnh hành động. Đối với
hành vi ứng xử thì cần có sự tham gia của tự ý thức vào điều chỉnh cách hành
động. Như vậy, trong cấu trúc của hoạt động, ngoài các phản ứng sinh lý hay
vận động được xem như là những trả lời máy móc đối với các kích thích bên
ngoài, còn có các thao tác có ý thức và hành vi ứng xử có ý thức. [28]
Theo A.N.Lêônchev “hành vi không phải những phản ứng máy móc
của một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động”. [9]
Theo GS.VS. Phạm Minh Hạc: “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của
hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích, phương tiện”. [10]
Theo từ điển tiếng việt: “Hành vi là toàn bộ nói chung những phản
ứng, cách cư sử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh

cụ thể”. [21]
Như vậy, “ Hành vi là cách xử sự có ý thức của con người trong một
hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định”.
Hành vi không phải là những biểu hiện bên ngoài mà cơ thể đáp lại
những kích thích từ môi trường một cách cứng nhắc theo chủ nghĩa hành vi
cổ điển quan niệm, mà hành vi là cách xử sự có ý thức của con người trước
hoàn cảnh cụ thể. Tuy con người chịu sự tách động của hoàn cảnh khách quan
nhưng không phụ thuộc một cách thụ động hoàn toàn vào nó. Hành vi là kết
quả của sự phối hợp tác động qua lại giữa các yếu tố con người và yếu tố
hoàn cảnh. Như vậy, con người không chỉ thích nghi một cách thụ động với
hoàn cảnh mà luôn là chủ thể tích cực của hoạt động, tác động một cách có ý
1616
thức nhằm cải tạo hoàn cảnh và điều chỉnh bản thân mình trong hoạt động
sống. Có cùng hoàn cảnh giống nhau nhưng mỗi người có thể chọn cho mình
cách xử sự khác nhau.
Vì vậy, khi nghiên cứu hành vi gây hấn của học sinh THCS, chúng tôi
đi nghiên cứu biểu hiện hành vi gây hấn của các em. Trên cơ sở đó đề xuất
các biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh THCS.
1.2.1.2 Gây hấn
a. Các quan điểm tiếp cận về gây hấn:
Nhân tính con người là một chủ đề được bàn luận từ xưa tới nay, từ
phương Đông cho tới phương Tây, trong nhiều ngành học khác nhau: triết
học, tâm lý học, xã hội học…
Ở phương Đông thì có quan niệm về “nhân chi sơ tính bản thiện”: tức
bản tính nguyên sơ của con người vốn thiện lương, sự tập nhiễm xã hội dần
mang lại những dữ dằn, hung bạo…Ngược lại, Tuân Tử lại cho rằng “nhân
tính bản ác”, rằng con nguời vốn có bản tính ác từ khi mới sinh nên cần phải
dùng Pháp trị để giáo hóa. [24]
Phương Tây cũng đề cập tới chủ đề này, qua các tác phẩm hoặc quan
điểm của các nhà triết học như Thomas Hobbes; Jean Jacques Rousseau…của

nhà tâm lý học Sigmund Freud; của Konrad Lorenz…
Bàn về chủ đề hành vi gây hấn, các nhà tâm lý học xã hội đặt ra các câu
hỏi xung quanh nguồn gốc của nó: Liệu hành vi gây hấn là do bẩm sinh hay do
học hỏi từ xã hội mà có? Hành vi gây hấn có nguồn gốc từ những căng thẳng
tâm lý nội tại hay do bên ngoài? Khuynh hướng chung khi đi phân tích vấn đề
này hiện nay tập trung vào các quan điểm: Nguồn gốc sinh học của hành vi gây
hấn; nguồn gốc tâm lý và sự tập nhiễm xã hội của hành vi gây hấn.
- Thuyết bản năng về gây hấn:
Gây hấn có nguồn gốc là bẩm sinh? Quan điểm tự nhiên về hành vi gây
hấn được Darwin đưa ra trong thuyết tiến hóa của loài người, căn cứ trên
1717
nguyên lý chọn lọc tự nhiên. Đấu tranh sinh tồn theo sự chọn lọc tự nhiên sẽ
theo xu hướng kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, khi xảy ra các tình trạng đói khát, khan
hiếm thức ăn. [7]
Thuyết bản năng của Sigmund Freud (1920) và Konrad Lorenz đã xem
gây hấn như là một bản năng bẩm sinh của con người. S. Freud cho rằng con
người bị thúc đẩy bởi hai bản năng chính yếu nhất: bản năng chết (Thanatos) và
bản năng sống (Eros). Với bản năng sống, cá nhân có những nhu cầu cần thiết
cho hoạt động sống của mình như ăn uống, tình dục, được bảo vệ, được yêu
thương…con người sẽ tìm các cách thức khác nhau nhằm thỏa mãn những ham
muốn này, sẽ có xu hướng gây hấn một khi những nhu cầu này bị cản trở thỏa
mãn, bị đe dọa…; ngược lại, với bản năng chết được xem như khát vọng vô thức
mong muốn thoát ra khỏi những lo lắng, thất vọng, căng thẳng của cuộc sống
đem lại, của nội giới phát ra…để đi tới sự chấm dứt cuộc sống, khi đó cá nhân sẽ
được giải thoát, bản năng này trước hết hướng vào sự tự hủy hoại bản thân, sau
đó là hướng tới, phóng chiếu ra những đối tượng khác. [7]
- Thuyết động lực về gây hấn:
Các thuyết động lực (drive theories) quan tâm đến động cơ gây tổn hại
cho người khác nhấn mạnh rằng nguồn gốc của gây hấn không phải do bản
năng sống, do gen hay do đặc điểm giải phẫu cơ thể quy định. Thuyết này loại

bỏ cái nhìn thuần túy về bản năng gây hấn mà Freud và Lorenz đưa ra. Theo
họ, gây hấn bắt nguồn từ sự đáp ứng lại với hẫng hụt và đau đớn, bắt nguồn từ
động cơ chống đối. Tiếp cận gây hấn từ thất vọng được nghiên cứu khá nhiều
trong tâm lý học lâm sàng. Thất vọng được định nghĩa như là sự cản trở hay
ngăn chặn một số hành vi định hướng đến mục tiêu. Khi điều ta mong muốn
sắp trở thành hiện thực mà bị ngăn trở thì sẽ dẫn tới động cơ gây hấn do thất
vọng gây ra. [7]
Các lý thuyết về động lực quan niệm nguồn gốc gây ra gây hấn là từ
bên ngoài vào, tạo nên những thất vọng hoặc sự chống đối lại ngoại lực đó.
1818
- Thuyết hành vi về gây hấn:
Đại diện cho trường phái tâm lý học hành vi cổ điển là J. B. Watson,
Thorndike và Skinner. Thuyết này nghiên cứu hành vi bên ngoài mà bỏ qua
việc khám phá những hiện tượng tâm lý bên trong như cảm xúc, ý thức. Công
thức nổi tiếng của thuyết hành vi là khi có kích thích từ môi trường bên ngoài
sẽ có phản ứng của cơ thể: S → R [10]
- Thuyết học tập xã hội về gây hấn:
Các lý thuyết hiện đại theo quan điểm của tâm lý học xã hội về gây hấn
được Anderson & Bushman (2002); Berkowitz (1993)…chỉ ra mô hình gây
hấn chung và muộn hơn là thuyết học tập xã hội của Bandura (1997). Các
thuyết này không tập trung vào một nhân tố riêng lẻ (bản năng, động lực, sự
chống đối) như là nguyên nhân của gây hấn [10]
b. Xung quanh khái niệm gây hấn
Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, các nhà Tâm lý học xã hội đã
tranh cãi gay gắt về bản chất của gây hấn, nhưng cùng đồng thuận rằng gây
hấn là một khái niệm khó nắm bắt một cách chính xác nhất. Về mặt thuật ngữ,
danh từ tiếng Anh “Aggression” có thể được dịch sang nhiều từ tiếng Việt
tương đương, linh hoạt tùy theo tình cảnh cụ thể nhằm chuyển tải sát nghĩa
nhất. Aggression có thể hiểu là: xâm kích; gây hấn; hung tính; gây sự; hành vi
lấn át…hoặc có thể hiểu theo cách là những người có chung kiểu khí chất

mạnh mẽ, sôi nổi, quyết đoán, còn việc có thuộc gây hấn hay không lại phụ
thuộc vào cách thức và đối tượng mà chủ thể xuất tâm những năng lực hay
phẩm chất của mình vào. Những người có xu hướng gây hấn thường do trạng
thái tâm lý gây ra dễ có vẻ “bốc đồng”. Trong giai đoạn trước các nhà tâm lý
học sử dụng khái niệm xâm kích là chủ yếu [7]
1919
Theo nhà tâm lý học S. Freud, xâm kích là sự phóng chiếu một cách có ý
thức của bản năng về cái chết. Điều đó có nghĩa là tính xâm kích bị chi phối hoàn
toàn bởi ý thức của con người. Hành vi đó làm tổn hại đến người khác. [28]
Theo J.P.Chaplin, xâm kích là sự tấn công, là hành động không thân
thiện chống lại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên một đồ vật hay một con
người nào đó. [28]
Theo nhà tâm lí học Mỹ A.H. Muray, xâm kích là một nhu cầu của con
người. Bản chất của nó là nhằm tấn công hoặc xúc phạm, nhằm hạ thấp, làm
tổn thương, nhạo báng hay buộc tội của người khác một cách có chủ ý. [7]
Theo A.Adler Bandura, những hành vi đem lại hậu quả tiêu cực được
gọi là sự xâm kích. Theo ông xâm kích phụ thuộc một số yếu tố như: Giới,
tuổi, địa vị xã hội của người thực hiện hành vi xâm kích. Với cách hiểu như
vậy, ông đã mở rộng khái niệm xâm kích. Ông coi bất kể hành vi tiêu cực nào
cũng được gọi là xâm kích[7]
Theo Từ điển Tâm lí học, xâm kích là những hành vi của cá nhân hay
tập thể gây thiệt hại về tâm lí hoặc thể chất, thậm chí trừ diệt người khác hay
nhóm khác [30].
Trong cuốn Tâm lí học xã hội của tác giả K.nud. Larsen & Lê Văn Hảo
“xâm kích được định nghĩa là hành vi cố ý gây hại về mặt thể chất hoặc cảm
xúc. Hay nói cách khác, đó là hành vi mang tính tàn phá hoặc trừng phạt
hướng tới người hoặc vật” [28]
Trong đề tài nghiên cứu “ Hành vi gây hấn của học sinh trong trường
trung học phổ thông”, PGS.TS Trần Thị Minh Đức (năm 2010) cho rằng “Gây
hấn/xâm kích là hành vi làm tổn thương đến người khác, làm tổn thương

chính mình về tâm lí, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể xung quanh một
cách cố ý cho dù có đạt mục đích hay không” [8]
2020
Dù có nhiều quan điểm, nhưng các nhà tâm lý học xã hội đều thống
nhất một cách hiểu về khái niệm hành vi gây hấn như sau: Gây hấn được
hiểu là hành vi có chủ ý, có ý thức nhằm gây tổn hại hoặc gây thương tích
cho người hoặc vật, cho dù mục đích có đạt được hay không. [8]
Để tránh sa vào từ ngữ rắc rối khi xác định khái niệm, chúng tôi cho rằng
phạm trù “đạo đức” cần đặt ra ngoài khi phân tích theo góc nhìn khoa học về
khái niệm gây hấn. Định nghĩa về gây hấn cần được làm sáng tỏ qua hai tiêu chí
cơ bản sau: (1) Hành vi có chủ ý, chủ thể có ý thức không?; (2) Mục đích nhắm
tới của hành vi có gây hại, hay gây thù hận cho người khác không?
1.2.1.3 Hành vi gây hấn
- Khái niệm hành vi gây hấn
Hiện nay việc đưa ra định nghĩa về gây hấn và việc phân biệt nó với
thuật ngữ bạo lực đang là vấn đề gây nhiều sự chú ý và còn chưa rõ ràng. Về
mặt thuật ngữ, rất nhiều người nhầm lẫn khi đồng nhất khái niệm bạo lực và
khái niệm gây hấn. Theo chúng tôi hai khái niệm này có sự khác nhau
“Gây hấn”: Là hành vi được thực hiện có Ý ĐỊNH làm hại người khác.
Bản thân của từ gây hấn trong tiếng anh cũng có nghĩa là xâm lược, gây sự,
gây chiến…Có thể có gây hấn/ xâm kích về thể chất, tâm lí, tình cảm, xã hội,
tình dục và lời nói. [30]
Ví dụ: N là học sinh lớp 7 trường THCS B đã dùng những lời lẽ xúc
phạm H ( Bạn cùng lớp với mình), thường xuyên nói với H rằng H thật ngu
ngốc, xúc phạm và hạ thấp H trước mặt mọi người, nhận xét về trí tuệ, khả
năng, hình thức của H bằng những lời lẽ gây tổn thương, làm cho H luôn cảm
thấy không an toàn.
“Bạo lực”: như chính tên gọi đã hàm ý đó là sự sử dụng sức mạnh vũ
lực để làm tổn thương hoặc làm chết người khác hoặc phá hoại tải sản. [1]
2121

Trong trường hợp trên nếu N dừng lại ở mức độ hạ thấp đối với H mà
chưa có một sự cưỡng bức nào thì đó là biểu hiện của hành vi gây hấn, nhưng
nếu N sử dụng sức mạnh vũ lực; Ví dụ dùng nắm đấm, gậy gộc đánh H, gây
tổn thương về cơ thể cho H thì đó lại là biểu hiện của hành vi bạo lực
Trong gây hấn có thể có hành vi bạo lực, trong bạo lực cũng có thể biểu
hiện rõ thái độ gây hấn. Tuy nhiên chúng không phải là một. Bạo lực chủ yếu
mổ xẻ hành vi ở góc độ đối tượng bị hại, kết quả của hành động, cụ thể là số
thương vong, số thiệt hại về của cải và vật chất… nếu chưa gây hậu quả
“đáng tiếc” thì chưa gọi là hành vi bạo lực. Còn hành vi gây hấn xem xét ở
bản chất hành động, tức là hành động đó có phải là sự cố ý của cá nhân không
và cố ý đó bao gồm cử chỉ, hành động, lời nói có thể chỉ có nguy cơ đe dọa sự
an toàn của một cá nhân hoặc đã làm tổn thương cá nhân khác. Với ý nghĩa
này thì hành vi gây hấn có ý nghĩa rộng hơn hành vi bạo lực [7]
Như vậy theo nghĩa hẹp, bạo lực là gây hấn theo hình thức cực đoan
nhất và khó chấp nhận nhất. Xét ở một khía cạnh nào đó gây hấn chính là
động lực, là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực
Từ sự phân tích trên chúng tôi cho rằng: “Hành vi gây hấn là hành vi
có chủ đích gây nên những tổn thương về thể chất và tâm lý cho người
khác, dù mục đích có đạt được hay không”
Gâyhấn thể hiện như một xu hướng tính cách của con người. Ở những
người có biểu hiện gây hấn thì lời nói và hành động của họ luôn luôn có xu
hướng tấn công ngưới khác. Khi gây hấn trở thành một xu hướng của nhân
cách thì người đó luôn không đủ kiên trì để lắng nghe, không đủ kiên trì để
thảo luận và thượng lượng và cũng không có kỹ năng điều chỉnh cơn tức giận
của mình.
Hành vi gây hấn thể hiện rõ nhất khi làm tổn hại bản thân hoặc người
khác về mặt thể chất. Người thường xuyên có hành vi gây hấn luôn có tâm thế
2222
giải quyết mâu thuẫn của mình bằng bạo lực một cách dữ dội, còn gọi là hiếu
chiến. Chủ thể có trạng thái gây hấn thường có xu hướng dùng sức mạnh cơ

học (nắm đấm, đá, đạp, xô, đẩy…) hoặc sử dụng những vũ khí có xung quanh
(gậy gộc, dao, súng…) làm công cụ để đàn áp người khác.
- Bản chất của hành vi gây hấn
+ Hành vi gây hấn là hành vi có chủ ý, có ý thức
Khi nghiên cứu hành vi gây hấn ở con người, người ta không xem xét
hành vi đó mang ý nghĩa xã hội tích cực hay tiêu cực, là hành vi chính nghĩa
hay phi nghĩa mà đơn giản chỉ xem xét hành vi như thế nào thì gọi là hành vi
có biểu hiện gây hấn. Với ý nghĩa này thì mọi hành vi gây hấn có tính toán cố
tình làm tổn thương tới người khác về thể chất hay tinh thần hoặc làm tổn hại
vật xung quanh đều là hành vi gây hấn
Vô tình làm tổn thương ai đó không phải là hành vi gây hấn vì ở đây
không có ý định làm hại. Tương tự như vậy những hành động gây hại mà
không có chủ ý thì không gây thù hận, vì vậy không phải là hành vi gây hấn.
Bác sĩ mà chữa trị không tốt thì không phải là hành vi gây hấn. Ở đây, mục
đích chữa trị là làm cho sức khỏe của người bệnh tốt lên, sự cố xảy ra là do
cách chữa trị có thể tạo ra những hậu quả không mong muốn. Trái lại, những
hành động cố ý gây tổn thương cho người khác như khích bác, lăng mạ, nói
xấu…mà không thành công thì vẫn sẽ gây ra thù hận. Vì vậy, việc đấm người
là một hành vi gây hấn, kể cả khi cú đấm bị trượt, không gây thương tích cho
người khác.
Như vậy, hành vi gây hấn là hành vi có chủ đích gây nên những tổn
thương về thể chất và tâm lý cho người khác, dù mục đích có đạt được hay
không. Đó là hành vi gây tổn hại thương tích cho người khác một cách cố ý,
những hành vi vô tình làm ai đó bị thương thì không phải là hành vi gây hấn
vì ở đây không có hành động chủ ý làm tổn thương người khác.
2323
+ Hành vi gây hấn làm tổn hại cả về mặt tinh thần và thể chất
Tổn thương về thể chất: Là hành động mà người có hành vi gây hấn sử
dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ, thậm chí là vũ khí nhằm gây đau đớn về
thể xác, thân thể đối với nạn nhân. Nạn nhân có thể gặp những chấn thương

trên cơ thể, nhiều hành vi bạo lực đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ
hội được sống, được học tập, được lao động của chính mình và người khác.
Những hành vi phổ biến là đánh đập, tát, đấm, đá, cấu, véo. Những hành vi
này thường để lại hậu quả là những dấu vết trên cơ thể nạn nhân.
Tổn thương về mặt tinh thần: Con người luôn tồn tại với hai mặt rõ
ràng là thể chất và tinh thần. Người ta có thể đo đếm được những tổn thương
về mặt thể chất, còn tổn thương về mặt tinh thần thì không ai có thể thống kê
được. Người có hành vi gây hấn luôn đe dọa đến sự bình yên của người khác.
Đối tượng tham gia vào các hành vi gây hấn, đặc biệt là người bị hại thường
có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập, lao
động, năng khiếu, ước mơ, sở thích của bản thân. Họ rất tự ti khi ra ngoài xã
hội, trở thành lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn ngủ cũng
gặp khó khăn, có thể suy nhược. Thậm chí có thể trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ
và có những trường hợp đã tìm tới cái chết để giải thoát cho mình. Những
người có hành vi gây hấn nếu lặp lại hành vi đó một cách thường xuyên sẽ bị
người khác xa lánh, mất sự cân bằng, hòa nhập trong đời sống cộng đồng, có
thể sẽ tạo ra những hành vi sai lệch nhiều hơn trong tương lai. Còn đối với
người người chứng kiến hành vi gây hấn của người khác sẽ gây hoang mang
về mặt tâm lí, lo lắng, ảnh hưởng đến cuộc sống, có cách nhìn không tin cậy
trong mối quan hệ xã hội, lâu dần sẽ mất niềm tin tạo nên sự không ổn định
của niềm tin về cuộc sống này.
Sự phân loại về hành vi gây hấn làm tổn thương về mặt tinh thần và thể
chất như trên chỉ mang tính tương đối vì thực chất chúng có liên quan chặt
2424
chẽ với nhau. Gây hấn về thể xác luôn kèm theo sự đau đớn về mặt tinh thần
cho đối tượng là nạn nhân của hành vi đó, làm tổn hại về mặt tinh thần lâu
dần có thể sẽ dẫn đến gây hấn về thể chất của người đó với chủ thể khác hoặc
người đó tự bạo hành với chính bản thân mình. Tiêu biểu cho hành vi gây hấn
cả thể xác lẫn tinh thần là bạo lực tình dục (cưỡng dâm, bạo dâm) nó làm cho
đối tượng tổn thương tinh thần khủng hoảng tâm lí và đau đớn về mặt thể xác.

+ Hành vi gây hấn có thể ảnh hưởng tới một cá nhân hoặc một nhóm
cá nhân trong thời gian dài
Trong xã hội, nạn nhân của gây hấn thường bị bạn bè xa lánh, cô lập vì
không muốn “cùng nhóm với kẻ yếu thế”. Tình trạng gây hấn kéo dài, đặc
biệt là tình trạng bạo lực, ngoài ảnh hưởng xấu tới lao động, cuộc sống còn
gây tác hại lớn đến sự phát triển của cá nhân, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc.
Nạn nhân của hành vi gây hấn rất dễ bị rối loạn cảm xúc, luôn có cảm giác
thấp kém, thiếu tự trọng. Nếu bị bắt nạt thường xuyên, nạn nhân có thể có
khuynh hướng tự tử hoặc hành vi nổi loạn để trả thù
Với những cá nhân trực tiếp thực hiện hành vi gây hấn, tương lai của
họ không tốt đẹp hơn. Một số nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu đã chỉ ra mỗi liên
hệ chăt chẽ giữa hành vi thường xuyên gây hấn với người khác ở thời thiếu
niên của một cá nhân với những hành vi phạm pháp, thất nghiệp hoặc thiếu
khả năng duy tì những mối quan hệ tốt đẹp khi cá nhân đó ở tuổi trưởng thành
(Bullach, Fulbight and Williams. Instructional Psychology, 2003) [28]
Với những cá nhân chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi gây hấn
cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi gây hấn của người khác, họ sẽ
cảm thấy lo lắng và sợ hãi và nếu thấy những kẻ gây hấn không bị trừng trị thì
những người chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này và
có nhiều khả năng trở thành kẻ đi gây hấn với người khác trong tương lai.
Những người chứng kiến hành vi gây hấn nhưng không thể ngăn chặn được
2525

×