Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của trường trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 254 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---  ---

TRẦN THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---  ---

TRẦN THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS Nguyễn Xuân Thức
2. TS Nguyễn Vinh Hiển

Hà Nội - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả của
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Hải Yến


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học –
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức, TS. Nguyễn Vinh Hiển đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
quý Thầy, Cô giáo, cán bộ, viên chức thuộc khoa Quản lí giáo dục và các phòng chức
năng của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan

tâm, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quí vị lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THPT đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình triển khai thực hiện các khảo sát cho
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp tại trường
THPT Trần Phú – Hồn Kiếm, Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong quá trình khảo sát thực
tiễn, cung cấp tài liệu và thông tin liên quan, tạo điều kiện cho tôi thực nghiệm một số
đề xuất của luận án.
Luận án được hoàn thiện cũng nhờ sự giúp đỡ, động viên hỗ trợ về tinh thần,
vật chất của những người thân, thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, đồng môn. Tôi xin
cảm ơn tất cả về sự giúp đỡ tận tình đó.
Dù cố gắng, song luận án chắc không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
các ý kiến chỉ dẫn từ các Thầy Cơ, Q vị và các bạn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận án

Trần Thị Hải Yến


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Đọc là

BD

Bồi dƣỡng


BDGV

Bồi dƣỡng giáo viên

BDTX

Bồi dƣỡng thƣờng xuyên

CNN

Chuẩn nghề nghiệp

ICT

Công nghệ thông tin – Truyền thông

CNTT

Công nghệ thông tin

DH

Dạy học

GD

Giáo dục

GV


Giáo viên

GVCC

Giáo viên cốt cán

HS

Học sinh

NCKHSPƢD

Nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng

NL

Năng lực

NLDH

Năng lực dạy học

NLGD

Năng lực giáo dục

NLSP

Năng lực sƣ phạm


PP

Phƣơng pháp

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

SHCM

Sinh hoạt chun mơn

TB

Trung bình

TBD

Tự bồi dƣỡng

TCM

Tổ chuyên môn

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCM

Tổ trƣởng chuyên môn


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………………………………..

i

LỜI CẢM ƠN………………………………………..………………………………………………………...

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………..…………………………………………..

iii

MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………………

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………...……………………………………….


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ……………………………………………………………….....

x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC…………….……………………………………………………………....

xi

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………….……………….

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP………………………………………………………………………………………...

1.1.

8

Tổng quan nghiên cứu về quản lý bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT
theo CNN…………………………………………………………………………………

8

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc……………………………………………..……….


8

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………………………...….

13

Năng lực dạy học và NLDH của giáo viên theo CNN………………………………….

19

1.2.1. Năng lực……………………………………………………………………………………………….

19

1.2.2. Năng lực dạy học………………………………………………………………..…………………

21

1.2.

1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp……………………………………………………………………………..….. 21
1.2.4. Năng lực dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp………………….………….

22

1.3. Bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT theo CNN…………………………………

25

1.3.1. Bồi dƣỡng NLDH cho GV ….......................................................................................................


25

1.3.2. TCM và vai trò của TCM ở trƣờng THPT trong BD NLDH cho GV…...........……

38

1.4. Quản lý bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT theo CNN…………….………..

41

1.4.1. Lập kế hoạch bồi dƣỡng NLDH cho GV……………………………………………………

41

1.4.2. Tổ chức bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT ………………………………… 43
1.4.3. Chỉ đạo, điều hành bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT…………………

44

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động BD NLDH cho GV của trƣờng THPT ....…………

46

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QL BDNLDH cho GV của trƣờng THPT theo CNN..... 47
1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý……………………………….……………………..

47



v
1.5.2. Nhóm các yếu tố thuộc về đối tƣợng quản lý……………………………………………

48

1.5.3. Nhóm các yếu tố thuộc về mơi trƣờng quản lý và điều kiện làm việc ………….

49

1.6. Kinh nghiệm về quản lý bồi dƣỡng GV của một số nƣớc trên thế giới……………….. 49
1.6.1. Quan điểm chỉ đạo thống nhất theo hƣớng tận dụng cơng nghệ cao……….

49

1.6.2. Đa dạng hóa hình thức bồi dƣỡng…………………………………………………………..

50

1.6.3. Nội dung BD vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn Quốc gia vừa phù hợp với điều
kiện cụ thể với nhu cầu địa phƣơng………………………………………………………….…………

51

1.6.4. Quyền tuyển dụng GV, chế độ đãi ngộ cho GV dựa trên bằng cấp và do cơ
sở giáo dục quyết định.......................................................……………………………………

51

1.6.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam…………………………………………………..


52

Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………..…………………………………………..

53

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO
VIÊN CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP…….

54

2.1. Tổ chức khảo sát thực tiễn……………………………………………………….…………………

54

2.1.1. Mục đích……………………………………………………………………………………………

54

2.1.2. Nội dung……………………………………………………………………………………………

54

2.1.3. Đặc điểm mẫu đối tƣợng khảo sát………………………………..………………………… 54
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát………………………………………………………….………………

55

2.2. Đánh giá NLDH và mức độ đạt đƣợc NLDH của GV THPT công lập ở Hà Nội
theo CNN………………………………………………………………………………………………………


60

2.2.1. Nhận thức về sự cần thiết NLDH của GV THPT công lập ở Hà Nội theo
CNN…………………………………………………………………………….……………………………….

60

2.2.2. Mức độ đạt đƣợc NLDH của GV THPT công lập ở Hà Nội ……………..………

62

2.3. Thực trạng về việc thực hiện các chủ trƣơng BD NLDH cho GV của trƣờng
THPT công lập ở Hà Nội theo CNN……………………………………………………….................

65

2.3.1. Thực trạng về việc thực hiện các chủ trƣơng BD NLDH cho GV của trƣờng
THPT công lập ở Hà Nội theo CNN………………………………...............................................……

65

2.3.2. Nhận định về công tác BDGV và BD NLDH cho GV của trƣờng THPT
công lập hiện nay trên địa bàn Hà Nội………………………………...……………….............……
2.4. Về quản lý hoạt động BD NLDH cho GV của trƣờng THPT công lập ở Hà Nội

83

86



vi
theo CNN……………………………………………………………………………………………………….
2.4.1. Về quản lý hoạt động BD NLDH cho GV của trƣờng THPT công lập ở Hà
Nội theo CNN ………………………………………………………………………………………………

86

2.4.2. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý BD NLDH cho GV của
trƣờng THPT …………….………….……………………………….............…………………………….….

95

2.5. Đánh giá chung về thực trạng………………………………………………………………..……

97

2.5.1. Những mặt đã đạt đƣợc…………………………………………………………….…..………

97

2.5.2. Những hạn chế…………………………..………………………………………………………..

98

2.5.3. Những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng………………………………………………

99

Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………………………………………………


100

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO
VIÊN CỦA TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP …..…

102

3.1. Những thách thức và điều kiện mới trong BDGV THPT……...…………......…………

102

3.1.1. Đổi mới tiếp cận mục tiêu……………...............................................................................…..

102

3.1.2. Đổi mới công tác quản lý chƣơng trình và kế hoạch dạy học..……………………

103

3.1.3. Thay đổi môi trƣờng/điều kiện bồi dƣỡng giáo viên………………………………..

103

3.1.4. Đổi mới cách đánh giá, đãi ngộ, sử dụng GV/CBQL………………………………

104

3.2. Một số nguyên tắc đổi mới quản lí bồi dƣỡng giáo viên………………………………….


105

3.2.1. Đảm bảo BD NLDH cho GV trong trƣờng THPT một cách dân chủ để phát
huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân, hợp tác trong TCM.....................................

106

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa, học tập kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về BD
NLDH cho GV trƣờng THPT. …………………………………………………………………….......

106

3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, hiệu quả của BD NLDH cho GV trong hoàn
cảnh mới thƣờng xuyên thay đổi...............………………………….

106

3.3. Các biện pháp quản lý bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT theo
CNN…………………………………………………………………………………………………………........ 107
3.3.1. Cụ thể hoá NLDH của GV trong CNN bằng các bậc năng lực và đƣa vào
phục vụ công tác BDNLDH cho GV……………………………………………………………..……

107

3.3.2. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch BD NLDH cho GV..................................................

110

3.3.3. Tổ chức BD NLDH cho GV gắn với môi trƣờng làm việc là TCM thông qua



vii
các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo phát huy tính chủ động, tích cực của GV.............
3.3.4. Chỉ đạo các TCM đẩy mạnh ứng dụng ICT trong BD NLDH cho GV

115
120

3.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động BD NLDH cho GV thông qua các hoạt
động phù hợp. ….............................……………………………………………………………………
3.3.6. Đảm bảo các nguồn lực trong triển khai BD NLDH cho GV……………………

124
127

3.4. Thử nghiệm và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi một số biện pháp quản lý bồi
dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT theo CNN ...................................................

132

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất……………

132

3.4.2. Thử nghiệm một số biện pháp ................................……………………...…………...

134

3.5. Bàn luận.……………………………………………………………………………………………….…


143

Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………………………………………..…….

145

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………….

147

Kết luận………………………………………………………………………………………………………….

147

Khuyến nghị…………………………………………………………………………………………………...

148

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐƢỢC CÔNG BỐ…………………………………………………………………………….

150

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………..

151

PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………….

161



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Đặc điểm mẫu đối tƣợng khảo sát thực trạng……………………………………..

54

Bảng 2.2

Đánh giá về sự cần thiết NLDH của GV trƣờng THPT ……………….………

60

Bảng 2.3

Đánh giá về mức độ đạt đƣợc NLDH của GV trƣờng THPT..………………

62

Bảng 2.4

Đánh giá về các quy định của ngành đối với công tác BDTX..……………...

65

Bảng 2.5


Đánh giá mức độ cần thiết của các nội dung bồi dƣỡng NLDH hiện
nay………………………………………………………………………..

67

Bảng 2.6

Đánh giá kết quả thực hiên các nội dung BD NLDH hiện nay…….............

68

Bảng 2.7

Đánh giá mức độ cần thiết của các hình thức bồi dƣỡng NLDH ………….

70

Bảng 2.8

Đánh giá mức độ thƣờng xuyên áp dụng các hình thức BD NLDH ……....

74

Bảng 2.9

Đánh giá sự cần thiết và mức độ thực hiện của việc sử dụng các PP
BD............................................................................................................

76


Bảng 2.10 Mức độ cần thiết và phù hợp của thời điểm bồi dƣỡng NLDH…………….

78

Bảng 2.11 Đánh giá về mức độ cần thiết của các lực lƣợng làm công tác hƣớng dẫn
trong quá trình bồi dƣỡng NLDH…………………………………………………….

80

Bảng 2.12 Đánh giá về hiệu quả của các lực lƣợng làm công tác hƣớng dẫn trong
quá trình bồi dƣỡng NLDH……………………………………………………………..
Bảng 2.13 Sự cần thiết của các hình thức đánh giá kết quả bồi dƣỡng NLDH……….

81
81

Bảng 2.14 Mức độ thƣờng xuyên áp dụng các hình thức đánh giá kết quả
BD..................................................................................................................................................

82

Bảng 2.15 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến BD NLDH GV ..................

84

Bảng 2.16 Đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong BD NLDH hiện nay..................

85

Bảng 2.17 Kết quả đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc lập kế

hoạch bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT……….............…………….

86

Bảng 2.18 Kết quả đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc tổ chức
bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT………………............……………

89

Bảng 2.19 Đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc chỉ đạo, điều hành
bồi dƣỡng NLDH GV của trƣờng THPT ………………..…………………...

91

Bảng 2.20 Đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc kiểm tra bồi
dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT…………........……………………..……..

94


ix
Bảng 2.21 Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý bồi dƣỡng
NLDH cho GV của trƣờng THPT ....……………….…...........……………………….. 95
Bảng 3.1

Ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý bồi dƣỡng NLDH cho GV của
trƣờng THPT theo CNN...………………………………………………….………….…

Bảng 3.2


132

Những đổi mới chỉ đạo trong việc ứng dụng ICT vào bồi dƣỡng NLDH
cho GV ở trƣờng THPT……………………........………………………………….…

137

Bảng 3.3

Kết quả tự đánh giá NLDH của GV theo CNN…………………..……………..

139

Bảng 3.4

Kết quả đánh giá năng lực sử dụng ICT trong hoạt động dạy học của
GV………………………………………………………………………………………………

141


x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Cấu trúc năng lực dạy học…………………………………………….……………

25

Sơ đồ 1.2


Mối quan hệ giữa các thành tố trong bồi dƣỡng giáo viên………………

27

Sơ đồ 1.3

Các lĩnh vực của mục tiêu bồi dƣỡng …………………………………………

30

Sơ đồ 3.1

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí bồi dƣỡng NLDH cho GV
của trƣờng THPT theo CNN………………………………….……………………

Biểu đồ 2.1

Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và đạt đƣợc NLDH của GV THPT
ở HN.....................................................................................……………

Biểu đồ 2.2

64

Kết quả đánh giá sự cần thiết và việc thực hiện các nội dung BD
NLDH hiện nay............................................................………..…………

Biểu đồ 2.3


131

70

Kết quả đánh giá sự cần thiết và mức độ thƣờng xuyên áp dụng các
hình thức BD NLDH hiện nay.............................................................

75

Biểu đồ 2.4

Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và việc sử dụng các PP BD NLDH

77

Biểu đồ 2.5

Mức độ cần thiết của của thời điểm bồi dƣỡng NLDH ................................

79

Biểu đồ 2.6

Mức độ phù hợp của của thời điểm bồi dƣỡng NLDH cho GV..............

79

Biểu đồ 2.7

Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và thực tế áp dụng các hình thức

đánh giá kết quả BD NLDH ……......................................................................…...

Biểu đồ 2.8

Đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc lập kế hoạch
BD NLDH cho GV của trƣờng THPT…..............................................................

Biểu đồ 2.9

91

Đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc chỉ đạo, điều
hành bồi dƣỡng NLDH cho GV của trƣờng THPT………………………….

Biểu đồ 2.11

88

Đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc tổ chức bồi
dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT……………….................………………

Biểu đồ 2.10

83

93

Đánh giá về sự cần thiết và kết quả thực hiện của việc kiểm tra bồi
dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT………………………………………


95


xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
I. Các phiếu điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến
PL-1.1

Phiếu xin ý kiến về NLDH cho GV trƣờng THPT (dành cho CBQL)……..

161

PL-1.2

Phiếu xin ý kiến về NLDH cho GV trƣờng THPT (dành cho GV) …….…..

163

PL-2.1

Phiếu xin ý kiến về hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT
theo CNN (dành cho CBQL) ………………………………………………………….. 165

PL-2.2

Phiếu xin ý kiến về hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT
theo CNN (dành cho GV) ………………………………………………………………... 170

PL-3.1


Phiếu xin ý kiến về quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng
THPT theo CNN (dành cho CBQL) ……………………………………………..….. 175

PL-3.2

Phiếu xin ý kiến về quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng
THPT theo CNN (dành cho GV) ………………………………………………….….. 178

PL-4

Phiếu xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp………………………………………………………………………………………….….. 181

PL-5

Phiếu xin ý kiến về việc tự đánh giá mức độ đạt đƣợc về năng lực dạy học
cho GV ở trƣờng THPT theo chuẩn nghề nghiệp………………………………..
183

PL-6

Phiếu xin ý kiến về hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học cho GV ở
trƣờng THPT theo chuẩn nghề nghiệp…………………………………………..….. 186

PL-7

Biểu hiện/yêu cầu NLDH của CNN giáo viên THPT…………………………..

188


II. Kết quả các ý kiến đánh giá
PL1.01

Kết quả đánh giá về NLDH cho GV trƣờng THPT (của CBQL) ……….…..

192

PL1.02

Kết quả đánh giá về NLDH cho GV trƣờng THPT (cho GV) ………………..

199

PL2.01

Kết quả đánh giá về hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT
theo CNN (của CBQL) ……………………………………………………………….….. 206

PL2.02

Kết quả đánh giá về hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở trƣờng THPT
theo CNN (cho GV) …………………………………………………………………….... 217

PL3.01

Kết quả đánh giá về quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở
trƣờng THPT theo CNN (của CBQL) ……………………………………………….. 228

PL3.02


Kết quả đánh giá về quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLDH cho GV ở
trƣờng THPT theo CNN (cho GV) ……………………………………………….….. 234

PL4.01

Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp………………..

240

PL4.02

Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp…………………..

241


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Luật giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
giáo dục (2009) khẳng định “nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo
chất lượng giáo dục”. Văn kiện Đại hội Đảng XI xác định “đổi mới cơ chế quản lí
giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lí là khâu then chốt của đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI yêu
cầu “nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục”[23]. Vì vậy mỗi GV đều phải đạt chuẩn về trình
độ đào tạo, vững vàng về năng lực chun mơn, có phẩm chất tốt, tận tụy với
nghề… đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học và giáo dục. Hiệu trưởng nhà
trường cần phải có năng lực quản lí cơng tác BDGV để đội ngũ GV đồn kết và

đủ điều kiện để sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục, giúp họ
thấy được sự phát triển của cá nhân gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của
nhà trường. Nói một cách khác, một trong những nhiệm vụ quan trọng phát triển
đội ngũ GV phải gắn bó giữa bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý; tạo môi trường
công tác thuận lợi cho GV phấn đấu và trưởng thành.
1.2. Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định CNN GV trung học cơ sở, GV THPT
(gọi tắt là CNN). Theo quy định này, CNN gồm 6 tiêu chuẩn: (1) Phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống; (2) Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;
(3) Năng lực dạy học; (4) Năng lực giáo dục; (5) Năng lực hoạt động chính trị,
xã hội; (6) Năng lực phát triển nghề nghiệp[9].
Mục đích của việc ban hành CNN là giúp GV tự đánh giá phẩm chất chính
trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện
phẩm chất và nâng cao tr nh độ chuyên môn, nghiệp vụ; làm cơ sở để nhà trường
và các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại GV hằng năm, phục vụ công
tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV; xây
dựng, phát triển chương tr nh đào tạo, bồi dưỡng GV; nghiên cứu, đề xuất và thực
hiện chế độ chính sách đối với GV; cung cấp dữ liệu cho các hoạt động quản lý
khác.
1.3. Thời gian qua, cùng với việc đổi mới công tác đào tạo, công tác BDGV
ở trường phổ thơng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, qua theo dõi
thực tế có thể thấy rằng, hoạt động này ở trường THPT còn khá nhiều bất cập.


2

Các hoạt động được tổ chức tương đối nhiều là dự giờ, b nh xét thi đua, tự đánh
giá GV, thanh tra chuyên môn. Tuy nhiên, những hoạt động này cịn mang nặng
tính h nh thức, chưa phát huy được tính tự giác, chưa thực sự xuất phát từ nhu
cầu của người GV nên chưa có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.
Hoạt động TBD của GV cịn rất hạn chế. GV ít khi sử dụng thời gian nhàn
rỗi để đọc sách chuyên mơn, đọc báo, tạp chí, truy cập Internet liên quan đến
khai thác chuyên môn, tham gia các diễn đàn liên quan đến dạy học, tham gia
biên soạn tài liệu giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,
sáng kiến cải tiến công tác dạy học…
1.4. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện
nay, việc phát triển năng lực dạy học cho GV trung học là rất quan trọng và cấp
thiết. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tại các lớp tập trung do các cấp quản lý
tổ chức, việc tổ chức bồi dưỡng, TBD nhằm phát triển năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho GV tại trường thông qua hoạt động của TCM là hết sức quan
trọng.
1.5. Trong những năm vừa qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đào
tạo, BDGV ở trường phổ thông nhưng việc nghiên cứu về quán triệt CNN, quản
lý bồi dưỡng nâng cao NLDH cho GV của trong trường THPT theo CNN chưa
được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của trường trung học phổ
thông theo chuẩn nghề nghiệp”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV của
trường THPT theo CNN, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường
THPT gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên của trường
THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV
của trường THPT theo CNN.
4. Phạm vi nghiên cứu



3

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý BD năng
lực dạy học cho GV ở trường của hiệu trưởng trường THPT công lập theo CNN.
4.2. Giới hạn địa bàn: Các trường THPT công lập ở các quận Hoàn Kiếm,
Ba Đ nh, Hai Bà Trưng, Long Biên (nội thành), huyện Thường Tín, Phú Xuyên
(ngoại thành) của thành phố Hà Nội.
4.3. Giới hạn khách thể khảo sát:
Tổng số 604 người được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm cán bộ quản lý quản lý giáo dục: 64 người.
- Nhóm GV trường THPT: 540 người.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu biết vận dụng sáng tạo các quy định và hướng dẫn áp dụng CNN, đề
xuất được hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo
viên của trường THPT gắn với CNN giáo viên trung học thì sẽ nâng cao hiệu quả
hoạt động bồi dưỡng, khắc phục được những hạn chế trong công tác bồi dưỡng
giáo viên hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường
THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực
dạy học cho GV của trường THPT theo CNN.
6.2. Khảo sát và phân tích thực trạng năng lực dạy học, bồi dưỡng NLDH
cho GV và thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV của trường THPT.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV của trường
THPT công lập theo CNN.
6.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả
của các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV của trường THPT theo
CNN.
7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Phép duy vật biện chứng
Quan điểm duy vật biện chứng là cơ sở chung của hoạt động nhận thức
khoa học. Phép duy vật biện chứng dựa trên hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến của thế giới, chỉ ra cho các nhà nghiên cứu tính vơ hạn của
thế giới và tính hữu hạn của các sự kiện, hiện tượng cụ thể và mối liên quan phức
tạp giữa chúng; Nguyên lý về tính phát triển của thế giới chỉ ra rằng mọi sự vật


4

hiện tượng đều chuyển động, biến đổi không ngừng và đều có xu hướng phát
triển.
Theo các nguyên lý này, luận án nghiên cứu phân tích hoạt động BDGV
của trường THPT nhằm phát triển NLDH theo CNN GV trung học trên cơ sở
tính hệ thống và tính tồn diện; xem xét các hoạt động BDGV trong trạng thái
vận động và biến đổi không ngừng, đặt trong mối quan hệ biện chứng với các
điều kiện kinh tế-xã hội và các yếu tố khác bên ngoài, bên trong nhà trường.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
Sử dụng tiếp cận hệ thống, luận án xem xét mối quan hệ tác động qua lại
giữa GV với hệ thống nhà trường, TTCM với GV để đánh giá các tác động của
bối cảnh bên trong, bên ngoài nhà trường đến BDGV. Nghiên cứu BDGV của
trường THPT nhằm phát triển NLDG theo CNN, đặt CBQL trường học trong
mối quan hệ tổng thể, tác động qua lại với các đối tượng quản lý cũng như xem
xét trách nhiệm của CBQL trường học với hệ thống xã hội.
7.1.3. Tiếp cận chức năng
Luận án sử dụng tiếp cận chức năng để xem xét chức năng quản lý của
hiệu trưởng và TTCM ở trường THPT nhằm xác định đúng những việc mà hiệu
trưởng và tổ trưởng chuyên môn phải làm trong quản lý bồi dưỡng năng lực dạy
học cho GV theo CNN xác định các biện pháp cần thiết và phù hợp có thể áp

dụng trong quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở trường THPT phù
hợp thẩm quyền, chức năng của hiệu trưởng, của tổ trưởng chuyên môn.
7.1.4. Tiếp cận theo vai trò quản lý
Về căn bản cách tiếp cận này là quan sát những cái thực tế mà các nhà
quản lý làm và từ các quan sát đó đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc
vai trò) quản lý là gì. Cách tiếp cận này cũng giúp các nhà quản lý ý thức được
các vai trò tổng quát của m nh để xác định các kiến thức, kĩ năng cần có cũng
như yêu cầu của việc thực hiện mỗi vai trò để định hướng cho việc thực hiện
trách nhiệm trong thực tế. Luận án sử dụng tiếp cận này trong nghiên cứu xác
định các vai trò của hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lý bồi dưỡng GV
làm cơ sở cho đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
7.1.5. Tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực trong nghiên cứu hoạt động tác nghiệp cho GV là xác
định năng lực cần có, xác định các tiêu chuẩn năng lực đối với GV. Trên cơ sở
đó tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển ở GV những


5

năng lực thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế dạy học và giáo dục hiện nay ở
trường THPT. Luận án sử dụng tiếp cận năng lực để phân tích, nhận diện các
NLDH cơ bản của GV ở trường THPT được quy định trong CNN làm cơ sở cho
công tác quản lí BDGV trong trường THPT.
7.1.6. Tiếp cận chuẩn
Quản lý dựa vào chuẩn là một trong những xu hướng của quản lý hiện đại.
Theo xu hướng này, yêu cầu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ giáo viên là
một đòi hỏi tất yếu trong quản lý đội ngũ giáo viên cả ở bình diện vĩ mơ và vi
mơ. Trong luận án này tác giả sử dụng tiếp cận CNNGV THPT với quan niệm
CNN GV là yêu cầu, cũng là “thước đo” năng lực nghề nghiệp của GV. Theo đó
sử dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học để xác định mức độ đáp ứng các yêu

cầu cơ bản về NL chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV ở các trường
THPT trong phạm vi nghiên cứu; Đồng thời luận án cũng sử dụng CNN GV
trung học để xác định các biện pháp QL phù hợp đối với công tác BDGV của
trường THPT, nhằm phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh .
Mặt khác do khoa học QL là khoa học liên ngành, nên một số tiếp cận từ
góc độ tâm lý học, giáo dục học, điều khiển học cũng được sử dụng khi đề xuất
các biện pháp đổi mới công tác BDGV theo yêu cầu xã hội.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- T ng qu n ph n t h các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ GV.
- Nghiên cứu và phân tích lý thuyết các vấn đề liên quan đến quản lý, tổ
chức các hoạt động BDGV của trường THPT theo yêu cầu nâng cao năng lực
dạy học.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Ph ng v n chuyên gia, cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ
quản lý nhà trường, GV về các vấn đề thực tiễn.
- Điều tra xã hội học bằng bộ công cụ phiếu hỏi (anket).
- T ng kết kinh nghiệm quản lý BDGV tại một số trường THPT.
- Thử nghiệm sư phạm: thử nghiệm một số biện pháp tổ chức BDGV của
trường THPT để khẳng định tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của biện pháp
được đề xuất.


6

7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng thống kê toán xử lý các số liệu thu được qua khảo sát, thử nghiệm
8. Luận điểm bảo vệ

8.1. BDGV ở trường THPT thông qua các hoạt động chuyên môn theo
hướng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, hợp tác của từng cá nhân và tập thể
TCM theo yêu cầu của CNN là một trong những con đường thiết thực và hiệu
quả, có ý nghĩa tác động trực tiếp nâng cao năng lực dạy học của giáo viên
8.2. Trong trường THPT, đổi mới quản lý hoạt động BDGV theo chức
năng quản lí nói chung và quản lí chất lượng nói riêng, phù hợp với yêu cầu đổi
mới cơ chế quản lí giáo dục hiện nay sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả hoạt
động bồi dưỡng NLDH cho GV.
8.3. Bồi dưỡng GV ở trường THPT theo CNN để nâng cao NLDH của
GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường THPT là một nội dung
không thể thiếu được trong lý luận phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong
phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói riêng sẽ được thực hiện thông qua việc
tham gia trực tiếp và gián tiếp của các nhà quản lý giáo dục.
9. Những đóng góp mới của Luận án
- Làm phong phú thêm cơ sở lý luận của việc quản lý bồi dưỡng NLDH cho
GV ở trường THPT theo yêu cầu của CNN.
- Phát hiện được những ưu, nhược điểm chính trong cơng tác quản lý bồi
dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học cho GV của trường THPT theo yêu cầu
của CNN ở một số trường THPT công lập thuộc các địa bàn khác nhau của Hà
Nội.
- Đề xuất và khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp quản lý
bồi dưỡng NLDH cho GV của hiệu trưởng trường THPT theo CNN để nâng cao
NLDH của GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT.
10. Cấu trúc Luận án
Luận án gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV của trường
THPT theo CNN.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV của trường
THPT theo CNN



7

Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV của trường
THPT theo CNN
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục các cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án đã
được công bố
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN CỦA TRƢỜNG THPT THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý bồi dƣỡng NLDH cho giáo viên
của trƣờng THPT theo chuẩn nghề nghiệp
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, công tác BDGV nhằm mục đích
nâng cao tr nh độ kiến thức về chuyên môn, nâng cao NL sư phạm cho người
GV được đặc biệt coi trọng và nằm trong chiến lược phát triển của ngành GD bởi
người GV là lực lượng chính trực tiếp tham gia vào quá tr nh thực thi và đổi mới
giáo dục. Đã có rất nhiều kết quả các cơng tr nh nghiên cứu được vận dụng vào
chính cơng tác đào tạo, BDGV.

1.1.1.1. Các nghiên cứu về nội dung, h nh thức tổ chức và phương pháp

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về BD NLDH. Công tr nh của X.I.Kixegof, N.V.Kuzmina, F.N.Gonobolin,
O.A.Abdullina… [156] đưa ra cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững
chắc trong lĩnh vực đào tạo và BD nghề nghiệp cho GV. Ở các nước phương
Tây, các cơng trình nghiên cứu của J.Watson(1926), A.Pojoux(1926),
F.Skinner(1963)…lại đề cập cụ thể đến việc tổ chức huấn luyện các kỹ năng
giảng dạy cho GV. Ở Đại học Stanford (Mỹ), nhóm “Phi Delta Kapkar” đã tr nh
bày năm nhóm hoạt động kỹ thuật của người GV đứng lớp, có thể xem tương
ứng với năm bước lên lớp và có thể dùng để đánh giá đối với GV [142].Trong
nghiên cứu của Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen, các tác giả đã mơ tả
chi tiết và có những phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọng trong
cấu trúc, nội dung chương tr nh BDGV để nâng cao chất lượng giáo dục ở Phần
Lan. Một số tác giả khác như: A.Carin, Craig A.Mertler, Marzano lại đi sâu
nghiên cứu và đã đề xuất các biện pháp h nh thành NLDH cho GV. Tác giả
Marzano đã đưa ra một số định hướng như trong tiết học, GV phải biết sơ đồ hóa
kiến thức, khắc sâu những kiến thức trọng tâm; thúc đẩy sự hợp tác của HS[144].
Chương trình N ng

o h t lượng đào tạo hu n luyện viên (tr iners) và GV của

mạng lưới Chính sách Đào tạo GV châu Âu (ENTEP) đã nhận định người GV
cần được trang bị những NL mới. Đó là khả năng sử dụng IT có hiệu quả; tăng
cường chun mơn hóa và trách nhiệm cá nhân đối với phát triển chuyên môn


9

[137]. Báo cáo của ENTEP trong hội thảo tổ chức tại Brussels vào tháng 6/2005
đã thông qua bản đề cương Những nguyên tắ


hung về trình độ và năng lự GV

ở h u Âu, tập trung vào các nguyên tắc: GV phải được trang bị nền tảng nghề
nghiệp tốt; GV là nghề nghiệp mang tính cơ động và phải được BD để tiếp tục
phát triển chuyên môn [137]. Cùng với quan điểm này, ở bang Quebec (Canada),
các nhà nghiên cứu đã tr nh bày bộ tiêu chuẩn NL GV; đặt ra vấn đề đổi mới
quan niệm về đào tạo, BDGV; đề xuất thiết kế các chương tr nh BDGV [138]. Ở
Anh, Hoa Kỳ và Thái Lan th CNN GV là cơ sở định hướng cho quá tr nh phát
triển nghề nghiệp liên tục cho GV, được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn [27]. Có
thể thấy, các cơng tr nh nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập nhiều đến nội dung
BD với những yêu cầu cụ thể. Mục đích của các cơng tr nh đó là nhằm mục tiêu
BD kiến thức chuyên môn, kiến thức khoa học, kĩ năng dạy học…để phát triển
các NLDH cần thiết cho GV, hướng tới đạt CNN.
H nh thức tổ chức BD NLDH cho GV cũng là một vấn đề thu hút sự quan
tâm của giới nghiên cứu. K.Đ.Usinxki nhấn mạnh đến h nh thức TBD của GV:
"Người GV còn sống chừng nào th họ còn học, khi họ ngừng việc học th con
người GV trong họ cũng chết liền”[55]. Phẩm chất và NL của người GV cao hay
thấp phụ thuộc phần lớn vào quá tr nh tự học của họ để nỗ lực cập nhật kiến thức
và những kỹ năng sư phạm còn thiếu, còn lạc hậu. Ở đây quan niệm "tự học"
đồng nghĩa với “tự bồi dưỡng”. Trong một tác phẩm nổi tiếng “Trường trung học
Pavlưts”, V.A.Xukhômlinxki đã tr nh bày một cách tường tận chiến lược BD
NLDH cho GV thông qua việc dự giờ của từng GV [127]. Ở Philippin cũng có
nhiều mô h nh BD theo các h nh thức khác nhau: Thuyết tr nh, hội thảo, sinh
hoạt chuyên môn tại trường, kèm cặp, giảng dạy mẫu, thơng qua mạng[13]…Tại
Cộng hịa Liên bang Đức, hoạt động BDGV được thực hiện thông qua các hình
thức: tham gia các lớp BD bắt buộc theo chương tr nh cấp nhà nước, BD thông
qua hệ thống tư vấn và hỗ trợ của cơ quan GD nhà nước (BUSS), BD thông qua
mạng BDGV và BD trong nội bộ nhà trường [16]. Ở nước Anh, BDGV được
tiến hành thông qua chương tr nh phát triển chuyên môn liên tục (CPD) thông

qua mạng lưới liên trường; BD qua các khoá học chuyên sâu, hội thảo, hợp
tác[95]…Barry Fishman, Stephen và Ron Marx (ở trường đại học Michigan), đã
nhấn mạnh đến sự kết nối việc dạy của GV với việc học của HS [149]. Tác giả
Andrea Kárpáti, trong tài liệu h t tri n huyên m n và

i ư ng gi o viên đưa

ra một số khuyến nghị quan trọng như: Gắn kết chặt chẽ các chương tr nh phát


10

triển chuyên môn GV với đào tạo tại chức ngay tại nơi làm việc của họ. Cần
đánh giá NL sau khóa học của GV để đề xuất định hướng cải tiến[151]. Một h nh
thức BD khác mà tác giả Eleonora Villegass-Reimers (2003) nghiên cứu là thông
qua một số mô h nh như: mô h nh tổ chức hợp tác giữa các trường hoặc mô h nh
quy mô nhỏ (trường học, lớp học…)[136]. Như vậy, các nghiên cứu trên đã đưa
ra nhiều h nh thức BD cho từng chương tr nh, từng đối tượng, phù hợp với các
đặc điểm của từng hệ thống GD quốc gia nhưng nh n chung đều gắn liền với quá
tr nh hoạt động nghề nghiệp cho GV. Các h nh thức cũng đã chú ý đến việc gắn
kết mối quan hệ giữa HS và GV, giữa các tổ chức GD…để nâng cao chất lượng
BD. Tuy vậy, việc phát triển NLDH cho GV tại TCM th chưa được các tác giả
quan tâm hướng tới.
Về PP BD có thể kể đến M.M Rubinstein, P.M Phoriboc, N.V Cudomina,
Ph.M.Gonobolin,… Trong “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ
thông” của N.M.Iacôplep[83], hay “Tự đào tạo để dạy học” của Patrice Pelpel…
đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đối với GV phổ
thông và các PP thực hiện [94]. Những PP BDGV mà chương tr nh PGCE,
Vương quốc Anh lựa chọn là: Mô tả lý thuyết; Thực hành trong bối cảnh dàn
dựng hoặc bối cảnh lớp học; Phản hồi cấu trúc và phản hồi kết thúc mở về kết

quả hoạt động. Các PP trên đã được áp dụng và đạt được những kết quả đáng ghi
nhận[13]. Như vậy, về PP BDGV chưa có nhiều công tr nh đề cập nhưng bước
đầu các nghiên cứu đã đưa ra một số PP nhằm kích thích tư duy sáng tạo của cả
GV và HS. Đó là định hướng để các nhà GD tiếp tục nghiên cứu cho cơng tác
BDGV hiện nay.
Nhìn chung, các cơng tr nh nghiên cứu ở ngoài nước đã đề cập nhiều đến nội
dung và h nh thức BD, đề xuất được một số PP để cơng tác BDGV đạt hiệu quả,
trong đó các PP đều rất coi trọng việc phân tích bài học và TBD; GV trở thành
người cùng học với HS, hướng dẫn HS tự học, kích thích người học tích cực, tự
giác để tạo ra những giá trị mới, đề cao nguyên tắc học đi đôi với hành. Đây là
quan điểm đúng đắn, có tác dụng thiết thực đối với cơng tác BDGV và vẫn là
một vấn đề có tính thời sự đối với GD của nhiều nước trên thế giới.

1.1.1.2. Các nghiên cứu về QL hoạt động BD và BD NLDH của GV
ột
t

ng t

qu n trọng nh hưởng đến h t lượng

GV đ

h nh là

ng

BD. Vấn đề BD đã được đưa thành chính sách của nhà nước và có các qui

định cụ thể về việc tổ chức BD nâng cao NL chuyên môn nghiệp vụ và chuẩn



11

hóa tr nh độ đào tạo cho GV. Theo Hannele Niemi và Ritva JakkuSihvonen[153], lí do cơ bản dẫn đến thành cơng của hệ thống GD Phần Lan (có
thành tích cao nhất trong nhiều kỳ thi PISA) là do Phần Lan đã quyết định nâng
chuẩn tr nh độ GV phổ thông lên tr nh độ thạc sĩ và mọi GV có nghĩa vụ và
quyền hạn phải khơng ngừng học tập, phát triển chun mơn. Cơng trình nghiên
cứu về đào tạo GV tiểu học và trung học ở 6 quốc gia Đơng Âu của

y ban Văn

hóa và Giáo dục thuộc Liên minh châu Âu cũng xác định trong công cuộc đổi
mới GD, việc BDGV cần phải được chú trọng, phải có kế hoạch lâu dài cho công
tác BDGV ở giai đoạn tiếp nối[155]. Luật nhà trường của bang Brandenburg,
Cộng hoà Liên bang Đức [17] quy định rõ GV phải có nghĩa vụ tham gia BD,
thường xuyên cập nhật kiến thức và đưa vào những biện pháp đào tạo nâng cao
NL chuyên mơn. Chương tr nh BDGV có ở ba cấp quản lý: Cấp nhà nước, cấp
địa phương và chương tr nh BD tại các nhà trường. Cuốn sách của trung tâm
Nghiên cứu và Đổi mới giáo dục, OECD, 1998 [150] th đã rút ra kết luận “Các
chính sách đổi mới GD sẽ không đem lại hiệu quả g nếu bản thân người giáo
viên không thay đổi”. Cuốn sách cũng nêu những kinh nghiệm thực tiễn điển
h nh của 8 quốc gia trong BDGV, ví dụ như: phát triển những ý tưởng BD hoàn
toàn mới của Đức; coi BDGV là nhiệm vụ ưu tiên của Ireland; khắc phục những
rào cản do quan niệm lỗi thời, cứng nhắc trong BDGV ở Luc-xăm-bua; BDGV
hướng tới sự chuẩn mực, xuất sắc và có kiểm định ở Hoa Kỳ…Tóm lại, đã có
một số chính sách và công tr nh nghiên cứu về công tác QL BD đội ngũ GV ở
tầm vĩ mô đề cập tới những vấn đề quan trọng như: quy định cụ thể việc BD là
nghĩa vụ của người GV, GV phải có nhiệm vụ BD kiến thức, NL suốt đời; cần
nâng chuẩn tr nh độ GV phổ thơng... Đó là những tiếp cận đúng và đang được

các nhà nghiên cứu tiếp tục kế thừa và triển khai.
Ở tầm qu n lí vi mơ, việc điều hành công tác BD đội ngũ GV cần chú ý đầu
tiên đến việc lập kế hoạch BD. Theo V. A. Xukhomlinski[127], để tổ chức hoạt
động dạy và học nói chung và BDGV trong trường trung học nói riêng một cách
hiệu quả, ngay trước khi bước vào năm học nhà trường phải lập kế hoạch hết sức
cụ thể và chi tiết: Phân công trách nhiệm cụ thể của Hiệu trưởng và Phó hiệu
trưởng; Xác định những cơng việc cụ thể của mỗi thành viên trong Ban giám
hiệu; Xác định thời lượng thực hiện mỗi công việc đã được đề ra.
Ở thời điểm tổ chức BD thì các nhà nghiên cứu đều cho rằng công tác BDGV
không chỉ được tổ chức theo chu k mà người GV phải được BD chuyên môn


12

nghiệp vụ liên tục, quanh năm[127]. Tại Philippin, các nhà nghiên cứu lại cho
rằng thời điểm BD tuỳ thuộc vào mơ h nh BD. Mơ hình BD tại trường phổ thơng
th phải diễn ra trong suốt cả năm học cịn mô h nh phân tầng th thời gian BD
kéo dài trong kỳ nghỉ hè và đầu năm học mới; mô h nh theo cụm th BD diễn ra
theo đợt khi cần; mô h nh học tập từ xa th diễn ra thường xuyên theo sự lựa
chọn của mỗi cá nhân[13]. Chương tr nh hướng dẫn GV tập sự BTSA
(California, Mỹ) lại đưa ra thời hạn cụ thể BD cho GV mới là hai năm. Đây là
chương tr nh bắt buộc, thời điểm thực hiện BD do từng GV lựa chọn căn cứ trên
NL thực hiện so với bộ chuẩn chất lượng của chương tr nh hỗ trợ nghề nghiệp
cho GV tập sự[10].
Một yếu tố quan trọng nữa là lực lượng tham gia BD. Tại bang Brandenburg
Cộng hòa Liên bang Đức, lực lượng tham gia BDGV bao gồm các giảng viên
của học viện trường học bang Berlin-Brandenburg, các chuyên gia tư vấn của hệ
thống tư vấn và hỗ trợ BUSS, các GV cốt cán của các nhà trường[16]. Theo
Denise Beutel và Rebecca Spooner-Lane, (Úc)[146], hiệu trưởng, các phó hiệu
trưởng, trưởng bộ mơn, GV có kinh nghiệm trong trường trung học sẽ là lực

lượng nòng cốt tham gia vào quá tr nh kèm cặp, giúp đỡ những đồng
nghiệp[127]. Các nước Anh, Hoa Kỳ, Thái Lan cũng rất quan tâm đến sử dụng
các GV có kinh nghiệm ,có tr nh độ nghề nghiệp cao để hướng dẫn, tư vấn cho
các GV mới[27].
Sau quá trình BD cũng cần có h nh thức đánh giá để xem việc BD đạt hiệu
quả như thế nào, có cần tiếp tục BD thêm cho GV hay không. Các h nh thức
đánh giá kết quả BD GV mà chương tr nh PGCE, vương quốc Anh lựa chọn là:
Viết chuyên đề; Xây dựng kỹ năng giảng dạy, biên soạn và thuyết tr nh về hồ sơ
chuyên môn. Các sản phẩm này sẽ được đánh giá căn cứ theo chuẩn GV[99]. Ở
bang California, với mỗi chương tr nh BDGV 5 ngày th GV được đánh giá ít
nhất 4 lần. Tuy nhiên, ở đây CNNGV không phải là cơ sở để đánh giá GV[27].
Qua việc tr nh bày trên có thể thấy các nghiên cứu về QL vi mô/điều hành
hoạt động BDGV đã chú ý đến vai trò của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trong
việc lập kế hoạch BD một cách khoa học và phù hợp với t nh h nh thực tế của
trường; đã quan tâm đến lực lượng tham gia BD như các chuyên gia, GVCC các
trường hay trưởng bộ mơn, các GV có kinh nghiệm ngay tại trường trung học…
và đã đề xuất các thời điểm BD phụ thuộc vào nội dung và nhu cầu BD của
người học...Tuy vậy, chúng tôi chưa gặp một công tr nh nào nghiên cứu một


×