Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực tập tổng hợp về bộ kế hoạch đầu tư và vụ quản lý khu công nghiệp và chế xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.34 KB, 36 trang )

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
DN Doanh nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct investment
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
NN Nước ngoài
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assitant
PGS Phó giáo sư
T W Trung ương
TS Tiến sĩ
XHCN Xã hội chủ nghĩa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của bản báo cáo
Trong suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã
hoạch định những chính sách hợp lý, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc lập
các kế hoạch, đầu tư phát triển và quản lý đất nước, theo kịp vớI xu thế thờI
đạI đồng thờI giữ vững định hướng XHCN.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước,
về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu
tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn
ODA, đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò rất
quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, cùng với Nhà
nước quản lý và điều hành các hoạt động của các cơ quan, góp phần chủ yếu
trong việc ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư có rất nhiều chức năng, mỗi Vụ trong Bộ đảm


nhiệm một chức năng, nhiệm vụ riêng, điều này làm cho công việc được
chuyên môn hoá, thực hiện có hiệu quả hơn. Vụ Quản lý Khu công nghiệp và
chế xuất là vụ có vai trò quan trọng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với
quá trình phát triển của Bộ và của đất nước, Vụ Quản lý Khu công nghiệp và
chế xuất đã có những đóng góp xứng đáng trong hoạt động tham mưu nghiên
cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp và chế
xuất, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo ra nền tảng vững
chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất nước nhà trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế.
2. Mục đích của bản báo cáo
Bản báo cáo được hoàn thành với mục đích không chỉ giới thiệu về Bộ Kế
hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất mà còn nghiên
cứu phân tích, đánh giá, nhằm tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của Bộ và
Vụ, từ đó khuyến khích phát huy những điểm mạnh, hạn chế và xoá bỏ những
điểm yếu để làm cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp
và chế xuất hoạt động ngày càng hiệu quả hơn
3. Đối tượng nghiên cứu của bản báo cáo
Đối tượng nghiên cứu của bản báo cáo là quá trình hình thành và phát triển
của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và những
hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu của bản báo cáo
Phạm vi nghiên cứu của bản báo cáo là quá trình hình thành của Bộ Kế
hoạch - Đầu tư từ những năm 1945. Hoạt động của Vụ Quản lý khu công
nghiệp và khu chế xuất trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bản báo cáo sử dụng các phương pháp như: phương pháp duy vật lịch sử,
duy vật biện chứng, phân tích, thống kê, so sánh…để giải quyết vấn đề đặt ra.
Nguồn tài liệu được tổng hợp từ sách báo, tạp chí, trang web của Bộ Kế hoạch
- Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất.
6. Kết cấu của bản báo cáo

Ngoài phần lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của báo cáo chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công
nghiệp và chế xuất
Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản lý Khu
công nghiệp và chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của
Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất.
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và
Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất
1.1.Khái quát chung về Bộ Kế hoạch - Đầu tư
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31
tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban
Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính
phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội
và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có
các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì thế, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao
Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000,
Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là
ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch
và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày
thành lập của ngành.
Trong quá trình hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành Kế hoạch
và Đầu tư cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trải qua nhiều mốc lịch sử
đáng nhớ.
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra

Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên
cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu,
soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế
hoạch kinh tế và những vấn đề khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết
định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy
ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương,
Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế
hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-
CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch
Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của
Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế
hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước
Qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có
hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban Kế hoạch
Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP,
134/CP, 224/CP, 69/HĐBT )
Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT
giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế trung ương, giao công tác phân vùng kinh
tế cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách,
luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995,
Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số

99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trở
thành cơ quan hỗ trợ đắc lực của Đảng và Nhà nước, cùng với Đảng và Nhà
nước lãnh đạo đất nước bước vào thời kì mới, thời kì của hội nhập quốc tế.
1.1.2.Chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được
quy định theo quyết định số 86/2002/NĐ- CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ quy định về chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ
quan ngang Bộ, đó là:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể,
dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế
quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách; tổ chức công bố
chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi
được phê duyệt theo quy định.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt
và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của Bộ.
5. Về quy hoạch, kế hoạch
a) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình

thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối
hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách
nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao;
b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt;
c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư
cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của
Chính phủ;
d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích
lũy và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế,
ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ
Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước
6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước :
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong
nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp
cần thiết;
b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức
và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng
mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức
vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung
vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn
góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu
quốc gia;

c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp
với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn
đầu tư các công trình xây dựng cơ bản;
d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm
quyền; thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của
nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài;
e) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong
nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước
ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
f) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình
hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá
kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ
với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
7. Về quản lý ODA
a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì
soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan
chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận
động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA
phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục
chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA;
c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về
ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các
Nhà tài trợ;
d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự
án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn

ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
e) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể
về ODA với các Nhà tài trợ;
f) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân
vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án
ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về
giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA;
g) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề
có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và
hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
8. Về quản lý đấu thầu :
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả
đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê
duyệt;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các
quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.
9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất :
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp,
khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả
nước;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể
các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu
chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt;
c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư
phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối

hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối
với các khu công nghiệp, khu chế xuất.
10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh :
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích
đầu tư trong nước;
b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh
nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp,
đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh
nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của
Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng
dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực
hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại
các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký
kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về
đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Bộ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu
tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo
hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong
các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định

của pháp luật;
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc thẩm quyền của Bộ;
16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch Đầu tư gồm có: 1 Bộ trưởng, 6 thứ
trưởng phụ trách 21 vụ thuộc khối các cơ quan hỗ trợ Bộ trưởng thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước, 7 cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ
Kế hoạch - Đầu tư.
Sơ đồ 1.1
Mô hình Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Nguồn: http:// www.mpi.gov.vn
TrảI qua hơn nửa thế kỷ, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã ngày càng lớn
mạnh và trưởng thành. Hằng trăm cán bộ từ các cơ quan kế hoạch cấp tỉnh nay
đã là các cán bộ cốt cán ở các địa phương và có hàng chục cán bộ kế hoạch từ
cơ quan kế hoạch Trung ương đã trở thành những đồng chí lãnh đạo cấp cao,
giữ các vị trí trọng trách trong bộ máy của Đảng và Chính phủ như các đồng
chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Côn, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị,
Nguyễn Lam, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…Thành tích của ngành nói chung

và của Bộ nói riêng là các kế hoạch phát triển kinh tế xã hộI chung của đất
nướctừ 1955đến nay, bao gồm các kế hoạch khôi phục kinh tế, cảI tạo XHCN,
các kế hoạch hằng năm, các kế hoạch 5 năm, kế hoạch dài hạn, chiến lược,
quy hoạch phát triển 10 năm, 20 năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Đảng
và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh( năm1995) và Huân
chương Sao Vàng năm 2000. Nhiều đơn vị trong Bộ cũng được tặng thưởng
Huân chương Lao dộng các hạng. Cơ quan kế hoạch cũng chính là tác giả của
nhiều cơ chế, chính sách mớI trong quá trình đổI mớI kinh tế đất nước. Vì vậy,
ngườI ta thường gọI đây là các cơ quan tham mưu tổng hợp của Đảng và chính
quyền các cấp về phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Khái quát chung về Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất.
Theo Quyết định số 605/QĐ-BKH ngày 19/8/2003 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và đầu tư, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Vụ Quản lý Khu công
nghiệp và chế xuất được qui định như sau:
Về chức năng:
Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch và
Đấu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh
tế tương tự khác (sau đây gọI chung là Khu công nghiệp)
Về nhiệm vụ:
. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các Khu công
nghiệp trong cả nước để Bộ trình Chính phủ phê duyệt, làm đầu mốI theo dõi,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi được Chính
phủ phê duyệt và kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát
triển Khu công nghiệp.
. Làm đầu mốI nghiên cứu, đề xuất mô hình khu công nghiệp, cơ chế quản lý
và chính sách phát triển khu công nghiệp, xây dựng và tham gia xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật về Khu công nghiệp; tham gia xây dựng các văn
bản pháp luật, các cơ chế chính sách có liên quan theo phân công của Bộ.

. Tham gia xây dựng danh mục dự án kêu gọI đầu tư trong nước và nước
ngoài vào Khu công nghiệp phù hợp vớI quy hoạch, tổ chức thực hiện các
chương trình xúc tiến đầu tư vào Khu công nghiệp, tham gia vớI Cục đầu tư
nước ngoài trong việc tổng hợp, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế xã hộI
của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
. Tham gia thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghiệp, quy
hoạch ngành liên quan, các dự án thành lập Khu công nghiệp, các dự án đầu
tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc thảm quyền cấp phép đầu tư
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ trì góp ý kiến vớI các Bộ ngành địa phương
trong việc thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng
Khu công nghiệp và các dự án đầu tư hoạt động theo quy định của pháp luật
về khu công nghiệp.
. Làm đầu mốI phốI hợp, hướng dẫn theo dõi kiểm tra, đánh giá về tình hình
triển khai các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, kết quả hoạt động của các
Khu công nghiệp, trình Bộ, trình Thủ tuớng Chính phủ quyết định việc điều
chỉnh Giấy phép đầu tư và giảI quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện các dự án đấu tư vào Khu công nghiệp theo quy định hiện hành.
Làm đầu mốI theo dõi đánh giá tình hình hoạt động quản lý Nhà nước đốI vớI
Ban quản lý Khu công nghiệp.
. Làm đầu mốI tổng hợp kế hoạch của Khu công nghiệp Dung Quất và các
khu công nghiệp khác theo sự phân công của Bộ.
. Tham gia cùng vớI Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Bộ cấp
Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào
các Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.2.2.Cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.
Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất có một Vụ trưởng và một
số Phó vụ trưởng, Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên, biên chế của Vụ do
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đấu tư quyết định riêng.

Sơ đồ 1.2
Cơ cấu tổ chức của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất

Nguồn: Quy chế tổ chức và làm việc Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất

P. Vụ
trưởng
P. Vụ
trưởng
P. Vụ
trưởng
P. Vụ
trưởng
Đầu tư vào khu công nghiệp
Các KCN. từ Khánh Hoà trở vào
Tình hình thực hiện thường kỳ của
các KCN trên cả nước
Nghiên cứu khoa học
Khoa học công nghệ môi trường
Các KCN. từ Thanh Hóa trở ra
Mô hình khu kinh tế mới
lao động, xuất nhập khẩu, tài chính,
ngân hàng
Các KCN từ Nghệ An đến Phú Yên
Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam
Vụ
trưởng
Cơ cấu trên có ưu điểm đó là chỉ cần một số ít các nhà lãnh đạo nhưng vẫn
có thể điều khiển tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ, tập trung. Tuy nhiên,
cũng có điểm hạn chế như: Sự chuyên môn hóa không cao, tính độc lập và

chủ động của các chuyên viên chưa cao, phụ thuộc nhiều vào sự phân công
của cấp trên. Những người lãnh đạo là những ngườI chịu trách nhiệm chính
nên có thể dẫn đến việc quá tải, ôm đồm nhiều công việc, ít có sự phân quyền
cho cấp dưới. Vì thế cần phải tìm ra mô hình cơ cấu tổ chức tốt hơn nữa cho
Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất hoạt động ngày càng hiệu quả.
1.2.3.Chức năng-nhiệm vụ của từng công chức trong Vụ quản lý khu công
nghiệp và chế xuất.
1.2.3.1. Vụ trưởng: Đ/c Lê Văn Học
- Phụ trách chung, tổ chức thực hiện mọI công tác của vụ trong phạm vi
chức năng nhiệm vụ của Vụ và phân công củ lãnh đạo Vụ.
- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ: đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ
luật, tuyển dụng.
- Phụ trách công tác hợp tác quốc tế, đốI ngoại.
- Tổng biên tập Tạp chí KCN Việt Nam.
- Phân việc cho các chuyên viên và phân công các công việc phát sinh
cho các đồng chí lãnh đạo Vụ theo yêu cầu công tác chung của Bộ.
- Xử lý cuốI cùng các văn bản của Vụ trước khi trình Lãnh đạo Bộ hoặc
gửI các đơn vị khác.
1.2.3.2. Phó Vụ trưởng:
 Đ/c Trần Hồng Kỳ:
- Phụ trách công tác nắm, xử lý, tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo
tình hình thực hiện thường kỳ của các KCN, KCX, KCNC trong cả
nước.
- Phụ trách công tác xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư
KCN và tham gia trong việc xây dựng các văn bản pháp luật chung về
có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trực tiếp phụ trách các khu công nghiệp từ Khánh Hòa trở vào.
 Đ/c Lê Công Huỳnh:
- Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học của Vụ.
- Phụ trách công tác xây dựng chính sách và pháp luật liên quan đến

KCNC,khoa học công nghệ và môi trường.
- Các công việc khác do vụ trưởng phân công
 Đ/c: Lê Tuyển Cử
- Phụ trách công tác xây dựng chính sách, các văn bản pháp luật liên quan
đến lao động, xuất khẩu, nhập khẩu, tài chính, ngân hàng.
- Phụ trách công tác xây dựng chính sách, các văn bản pháp luật liên
quan đến mô hình khu kinh tế mới.
- Trực tiếp phụ trách các khu công nghiệp từ Nghệ An trở vào đến Phú
Yên.
- Các công việc khác do Vụ trưởng phân công.
♣ Đ/c : Trần Ngọc Hưng
- Phó tổng biên tập tờ Thông tin KCN
- Phụ trách các phần việc liên quan đến Thông tin KCN Việt Nam theo
phân công của Vụ trưởng
1.2.3.3. Các công chức
 Đ/c Dương Bích Ngọc:
- Theo dõi các KCN trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình
Dương, HảI Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
- Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Vụ phân công
 Đ/c Trần Quốc Trung
- Theo dõi các KCN trên địa bàn các tỉnh thành phố:Hà NộI, Hà Tây,
Hưng Yên, Bình Thuận, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Tây Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi.
- Tham gia công tác lưu trữ số liệu theo sự phân công của lãnh đạoVụ.
- Thực hiện các công tác khác do lãnh đạo Vụ phân công.
 Đ/c: Lê Thành Quân
- Theo dõi các KCN trên địa bàn các tỉnh thành phố: Bình Định, Phú
Yên, Bà Rịa, Vũng Tàu, An Giang.
- Công tác báo chí.

 Đ/c: Tôn Tú Ngọc
- Công tác báo chí.
 Đ/c Phạm Thanh Giang:
- Theo dõi các KCN trên địa bàn các tỉnh thành phố: Bắc Ninh, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc.
- Phụ trách công tác văn thư, lưu trữ tài liệu chung của Vụ.
- Công tác báo chí.
 Đ/c Lê Bình Phương:
- Theo dõi các KCN trên địa bàn các tỉnh thành phố: HảI Dương, Ninh
Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tây Ninh, Vĩnh Long, Gia
Lai.
- Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Vụ phân công.
 Đ/c Trần Duy Đông:
- Theo dõi các khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh thành phố: Bắc
Giang, Nam Định, Hà Nam, Quảng Bình, Sóc Trăng, Đồng Nai.
- Thực hiện các công việc do lãnh đạo Vụ phân công
1.2.3.4. Nhận xét
Trên đây là sự phân công các công việc chủ yếu để các thành viên của Vụ
thực hiện. Tùy theo tình hình thực tế và các công việc phát sinh, lãnh đạo Vụ
sẽ phân công trực tiếp để mọI ngườI thực hiện đáp ứng yêu cầu công việc
chung. So với nguyên tắc làm việc của Vụ, sự phân chia công việc trong Vụ
tương đối hợp lý. Có sự liên kết, phốI hợp cao giữa các thành viên để thực
hiện công việc, điều này phù hợp vớI đặc trưng của nền kinh tế là một khốI
thống nhất bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan chặt chẽ vớI nhau, có sự tác
động qua lạI vớI nhau.Tuy nhiên, tính chuyên môn hoá trong quá trình giải
quyết các công việc chưa cao. Điều này có thể làm cho các cán bộ trong Vụ
đôi khi không thể hoạt động một cách độc lập, chủ động mà phụ thuộc rất
nhiều vào sự phân công của cấp trên. Việc lãnh đạo, điều hành của cấp trên
cũng bao gồm nhiều công việc hơn và phảI hết sức linh hoạt, nếu không tình
trạng chồng chéo, hoặc bỏ trống công việc rất dễ xảy ra. Từ thực tế trên, theo

em, cần nâng cao hơn nữa tính chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức của Vụ.

Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản
lý Khu công nghiệp và chế xuất.
2.1. Tình hình thực hiện hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và
khu chế xuất
Căn cứ vào quyết định số 605QĐ-BKH ban hành ngày 19/8/2003 và
Quychế làm việc của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất, Vụ Quản lý
Khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện các hoạt động theo các nguyên
tắc và quy trình sau:
- Nguyên tắc làm việc
Toàn Vụ làm việc theo sự chỉ đạo thống nhất của Vụ trưởng và các Phó Vụ
trưởng (theo sự phân công của Vụ trưởng).
Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Mọi công chức trong Vụ có trách
nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác được phân công và các công
tác khác khi Lãnh đạo Vụ yêu cầu.
Công tác chuyên môn của Vụ đa ngành, nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự hợp tác
phối hợp chặt chẽ của từng cán bộ, từng bộ phận trong Vụ và phối hợp với
các Vụ, Viện trong Bộ, với các Bộ, ngành, địa phương để đảm bảo kết quả,
chất lượng công tác cao nhất.
- Quy trình làm việc trong Vụ:
Văn bản liên quan đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ gửi tớI Vụ để xử
lý sau khi đã hoàn thành đầy dủ các thủ tục hành chính. Ngay sau khi nhận
văn bản từ Văn phòng Bộ, nhân viên làm công tác văn thư trình Vụ trưởng để
phân việc cho chuyên viên xử lý. Chuyên viên xử lý có trách nhiệm nghiên
cứu văn bản và kiến nghị biện pháp xử lý bằng văn bản. Văn bản xử lý được
trình lên Phó vụ trưởng phụ trách, sau đó trình Vụ trưởng. ThờI gian xử lý
văn bản của Lãnh đao Vụ không quá 1 ngày làm việc. Trong trường hợp Phó
vụ trưởng phụ trách đi vắng, văn bản được trình trực tiếp lên Vụ trưởng. Vụ
trưởng là ngườI ký các văn bản cuốI cùng trình lãnh đạo Bộ và các đơn vị

khác trong Bộ và ký khóa đuôi văn bản trước khi gửI văn thư Bộ phát hành.
Trong trường hợp cần thiết, Vụ trưởng ủy quyền Phó vụ trưởng ký. Chuyên
viên xử lý có trách nhiệm và chuyển văn bản đã được lãnh đạo Vụ duyệt trình
lãnh đạo Bộ, gửI các đơn vị liên quan theo dõi và thúc đẩy quá trình xử lý.
Trong quá trình xử lý công việc, trường hợp lãnh đạo Bộ có ý kiến khác vớI ý
kiến của Vụ trưởng duyệt hoặc có ý kiến chỉ đạo mớI, chuyên viên xử lý phảI
báo cáo Vụ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo. Tài liệu được phân loạI lưu trữ khoa
học, bảo quản tốt để thuận tiện cho sử dụng và sử dụng lâu dài.
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của Vụ Quản lý Khu công
nghiệp và khu chế xuất đã được nhiều thành tựu đáng chú ý đặc biệt là trong
năm 2005 - một năm thực sự nổi bật của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu
chế xuất.
Thực hiện nhiệm vụ “làm đầu mốI theo dõi đánh giá tình hình hoạt
động quản lý Nhà nước đốI vớI Ban quản lý Khu công nghiệp”, tính đến
tháng 6 năm 2004, Vụ đã quản lý 42 Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Gần đây, Vụ
đã nghiên cứu đề xuất Chính phủ áp dụng cơ chế quản lý “một cửa, tạI chỗ”.
Theo cơ chế này, các bộ các ngành ủy quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh
thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước như: Bộ thương mạI ủy quyền
phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mạI; Bộ lao
động và thương binh xã hộI uỷ quyền việc cấp phép cho ngườI lao động nước
ngoài; Bộ xây dựng ủy quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật; Bộ tài chính ủy
quyền trong việc chấp thuận chế độ kế toán; Phòng thương mạI và công
nghiệp Việt Nam ủy quyền trong việc cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hóa;
UBND cấp tỉnh ủy quyền quyết định các dự án trong nước đầu tư vào KCN.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành như ngân hàng, hảI quan, công an…cũng
đã được thành lập ngay tạI KCN. Bản thân Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ủy
quyền việc cấp điều chỉnh, thu hồI giấy phép đầu tư đốI vớI các dự án đầu tư
nước ngoài đến 40 triệu USD vớI những điều kiện nhất định. Vụ Quản lý Khu
công nghiệp và khu chế xuất đã ban hành nhiều chính sách đơn giản hóa giảm
thiểu các thủ tục hành chính, chế độ công khai thủ tục để tạo thuận lợI cho các

nhà đầu tư. Trên cơ sở cơ chế “một cửa, tạI chỗ” này, Ban quản lý KCN cấp
tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý KCN, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước đốI vớI KCN, rút ngắn được thủ tục hành
chính, giảI tỏa được tâm lý cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chính
sách của nhà nước ta đốI vớI việc đầu tư vào các KCN, góp phần không nhỏ
thúc đẩy phát triển các KCN, được các doanh nghiệp KCN thừa nhận tính tích
cực của công tác quản lý Nhà nước. Đây là cơ chế quản lý đúng và phù hợp
vớI xu thế hộI nhập và phát triển hiện nay. Việc quản lý KCN của Vụ Quản lý
khu công nghiệp và chế xuất được thực hiện khoa học và triệt để, nâng cao
đựợc chức năng quản lý vĩ mô hơn trước. Song song vớI việc ủy quyền, Vụ
chuyển sang tập trung vào công tác quy hoạch ngành vùnglãnh thổ, xây dựng
các quy trình, quy phạm các định mức kinh tế kỹ thuật, tăng cường công tác
hướng dẫn, tổ chức tập huấn sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và giám sát hoạt
động của Ban quản lý các KCN cấp tỉnh thực hiện các chức năng đã được ủy
quyền.
2.1.1. Về quy hoạch và phát triển KCN, KCX
Về tình hình phát triển các KCN, tính đến tháng 12 năm 2005, cả nước có
130 KCN, KCX vớI tổng diện tích đất tự nhiên 26.517 ha, diện tích đất công
nghiệp là 17.727 ha, trong đó có 75 khu đã đi vào hoạt động có tổng diện tích
tự nhiên là 16.381 ha và 55 khu (tổng diện tích tự nhiên là 10.346 ha)đang
trong giai đoạn đền bù giảI phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng
KCN. Như vậy đến nay đã có 45 tỉnh thành phố phát triển KCN, trong đó địa
phương có nhiều KCN nhất là tỉnh Đồng Nai có 17 KCN vớI tổng diện tích
đất là 4.264 ha (chiếm 16,1% tổng diện tích đất KCN của cả nước). Riêng
trong năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập mớI và mở rông
20 KCN tạI 16 tỉnh vớI tổng diện tích đất tự nhiên là 3.387 ha tăng 98,6% so
vớI năm 2004, trong đó có 16 KCN được thành lập mớI vớI tổng diện tích
3.001 ha, 4 KLCN được mở rộng vớI diện tích là 398 ha. Vụ Quản lý Khu
công nghiệp và chế xuất đã phốI hợp vớI các Bộ, ngành, địa phương xây dựng
đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN thờI kỳ 2005-2020. Hiện đề

án này đang được trình Chính phủ xem xét phê duyệt vớI nhu cầu tiếp tục đầu
tư đồng bộ, mở rộng các KCN ( nâng tổng số diện tích đất quy hoạch phát
triển KCN lên trên 55.000 ha) vớI 142 KCN trong đó có 29 KCN được mở
rộng diện tích). Trong 11 tháng đầu năm 2005, các KLCN đã cho thêu trên
1.800 ha. Tính đến hết tháng 11 năm 2004,các KCN đã cho các nhà đầu tư
thuê lạI 8.852 ha chiếm gần 50% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho
thu, nếu không tính đến các KCN mớI được thành lập trong năm 2004, 2005
thì tỷ lệ lấp đầy các KCN trong cả nước đạt 71,4%.
2.1.2. Về đầu tư vào các KCN
Năm 2005 là năm thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN lớn nhất từ trước
đến nay. Trong năm 2005, các KCN trong cả nước thu hút mớI đựoc 305 dự
án (tăng 10% so vớI năm 2004) có vốn đầu tư nước ngoài (DTNN) vào KCN
vớI vốn đầu tư đăng ký 1.821 triệu ÚD (tăng 37% so vớI năm 2004), chiếm
khoảng 45% tổng vốn DTNN đăng ký mới của cả nước. Đặc biệt trong tháng
11 có sự gia tăng mạnh về vốn đầu tư cấp mớI nhờ một số dự án có vốn đầu
tư lớn được cấp phép như: dự án thép không gỉQian Ding vớI tổng vốn đăng
ký 700 triệu USD tạI KCN Mỹ Xuân A, vớI dự án này tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đã trở thành tỉnh đẫn đầu cả nước về số vốn ĐTNN thu hút trong năm 2005.
Vê tình hình tăng vốn, trong năm 2005 có 359 dự án ĐTNN xin tăng vốn vớI
tổng vốn đầu tư tăng thêm 1.032 triệu USD chiếm khoảng 60% tổng số vốn
ĐTNN đăng ký tăng thêm của cả nước, tăng 3,8% so vớI cùng kỳ năm 2004.
Thành phố Hò Chí Minh, Hà NộI, Đồng Nai, Bình Dương là những địa
phương dẫn đầu cả nước về tổng vốn đầu tư đăng ký thêm vớI 302 dự án và
835 triệu USD vốn đầu tư tăng thêm. Trong năm 2005, một số dự án tăng vốn
có số vốn tăng tớI điển hình : Công ty TNHH Toto tăng vốn thêm 52 triệu
USD, Công ty TNHH Canon(Nhật bản) tăng 60 triệu USD, Công ty TNHH
Hoya Glas Dík tăng 55 triệu USD…

×