Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ GIAN DỐI KINH TẾ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.67 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
LỚP: DA07QKDD

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ GIAN DỐI
KINH TẾ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
Giáo viên giảng dạy: Sinh viên thực hiện:
Trương Chí Tiến Lê Quốc Tuấn
Email: Lê Thanh Bình
Mobile: 0989 175442 Lê Thị Minh Thư
Trương Cẩm Hồng
Phạm Thị Ngọc Hiển
TRÀ VINH
10/2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………

Ngày…. Tháng năm…
Giáo viên giảng dạy
(ký và ghi họ tên)
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế
nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình
quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt động sôi động
và khốc liệt hơn. Do đó để đứng vững trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh
khốc liệt này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh,
đặc biệt là khi Việt Nam Chính thức gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, thì
sự cạnh tranh đó càng mạnh mẽ hơn, nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị
phá sản. Và đặc biệt hơn nữa tình trạng gian lận trong các ngành nghề lĩnh vực kinh
doanh ngày một tăng cao khiến cho uy tín của các Doanh ngiệp Việt Nam bị xuống
dốc rõ rệt. Rõ nhất là gần đây việc gian lận trong kinh doanh xăng dầu ngày một phổ
biến.
Để đánh giá một cách chính xác thực trạng trên nhóm xin chọn đề tài: "Thực
trạng và giải pháp về gian dối kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu".
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của tòan cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh sự phát triển đó thì nguồn năng lượng từ
dầu mỏ và khí đốt thì không thể nào thiếu được trong cuộc sống hằng ngày bởi chúng

là tiền đề phát triển kinh tế, nó chiếm khoảng 40% tỷ lệ sử dụng so với các nguồn
năng lượng trên thế giới. Song đây là nguồn năng lượng có hạn không thể phục hồi,
không thể tái tạo nếu chúng ta khai thác và sử dụng lãng phí. Do là loại tài nguyên
không thể phục hồi nhưng lại đáp ứng nhu cầu của nhiều Quốc gia và nhiều ngành,
lĩnh vực nên gần đây giá xăng dầu ngày một tăng cao, vì vậy mà một số doanh nghiệp
vì muốn đạt lợi nhuận cao nên có những gian lận trong lĩnh vực xăng dầu, do đó nhóm
quyết định chọn đề tài là “ Gian dối kinh tế trong lĩnh vực xăng dầu Việt Nam nhằm
tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cải thiện vấn đề này tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu đồng thời tìm ra các
giải pháp để giải quyết vấn đề có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
Chủ yếu là từ sách báo tạp chí , truyền hình.
Các trang tìm kiếm thông tin trên internet như: www.google.com.vn,
www.gos.vn
3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Thiết lập bảng câu hỏi liên quan đến vân đề, diều tra khảo sát người tiêu dùng
Dùng phần mềm thống kê mô tả để xử lý số liệu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do việc gian lận về kinh doanh xăng dầu chỉ bùng phát trong gần đây nên
nhóm quyết định chọn thời gian là từ năm 2008- 2010 và phạm vi nghiên cứu chỉ thu
hẹp ở các công ty bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
CHƯƠNG I: NỘI DUNG
1.1. Gian dối là gì?
Có nhiều yếu tố cấu thành nên sự gian dối, song có thể nói phần lớn nó xuất phát từ
bản năng cơ bản của con người. Đó là lòng tham. Đối với nhiều người, để có quyền
lực, sự thăng tiến, giàu sang hay một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ phải trả bằng sự cố
gắng và làm việc chăm chỉ. Song có một số người khác lại không đi theo cách này, khi
nhu cầu không được đáp ứng và họ muốn phải được thỏa mãn ngay lập tức bằng bất

cứ giá nào.
Chúng ta hãy xem xét bốn yếu tố dẫn đến hành động gian dối để có thể hiểu được diễn
biến suy nghĩ của những người có hành vi này:
1. Đông cơ: tôi muốn, tôi phải có thứ này – dẫn đến gian lận.
2. Cơ hội: Có một điểm yếu nào đó ở trong hệ thống mà người có quyền lực có thể
khai thác, từ đó sự gian lận có thể xảy ra.
3. Sự hợp lý hóa: tôi tin chắc rằng cái giá phải trả cho hành vi gian lận này chỉ là sự
rủi ro.
4. Năng lực: tôi có những điều kiện cần thiết, khả năng và quyền lực để thực hiện điều
này. Tôi nhận ra cơ hội để thực hiện hành vi gian lận này và biến nó thành hiện thực.
Bốn nhân tố này đan xen nhau, nhưng tác nhân đầu tiên và cơ bản cho hành vi gian
lận là năng lực. Theo quan điểm này, việc xem xét hành động gian lận không chỉ dựa
vào yếu tố cơ hội do tình thế và môi trường đem đến – cách xem xét theo truyền thống
trước đây.
Bốn nhân tố này tập trung kích thích phản xạ của con người. Ví dụ, khởi đầu của quá
trình kích thích có thể là ý nghĩ đến lợi nhuận hoặc phớt lờ những yếu tố phương hại
đến sự kinh doanh chân chính.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn và những hành vi lừa dối trong kinh doanh vẫn tiếp tục xảy
ra, song việc nhìn ra bản chất và diễn biến tâm lý bên trong những suy nghĩ của kẻ
gian lận cũng là một cách để chúng ta ngăn chặn và kìm chế sự phát triển của chúng.
1.2. Xăng dầu là gi?
Xăng dầu là loại nhiên liệu sử dụng phổ biến trong các động cơ máy nổ. Nó
giúp cho động cơ hoạt động. Xăng dầu là một trong những hàng hóa thuộc danh mục
bình ổn giá, bởi vì chúng là những mặt hàng thiết yếu trong hoạt động xã hội.
1.3. Gian dối trong kinh doanh xăng dầu là gì?
Là tình trạng vi phạm về đo lường, pha trộn trong kinh doanh xăng dầu. Ngày
nay, nó đang ngày càng tinh vi và diễn ra khắp nơi Hành vi ăn gian trong kinh doanh
xăng dầu đang có lắm chiêu nhiều thức.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH TRẠNG GIAN DỐI KINH TẾ
TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU

2.1. Phân tích thực trạng vấn đề gian dối trong kinh doanh xăng ở nước ta
Dù đã nghe rất nhiều thông tin về chuyên gian lận xăng dầu nhưng hầu như
người tiêu dùng vẫn không thể có cách nào để bảo vệ mình trước các trò gian lận của
những chủ cây xăng thiếu đạo đức kinh doanh. Chưa có một lĩnh vực tiêu dùng nào
mà người mua buộc phải nhắm mắt trước các trò gian xảo mà người bán bày ra như
xăng dầu.
2.1.1. Xảo thuật trong kinh doanh gian lận xăng dầu
Tỉnh Bình Dương là địa phương đầu tiên cả nước công bố danh tính các cây
xăng gian lận lên báo. Một thống kê giật mình là có đến 62% cây xăng được kiểm tra
là có gian lận. Riêng chuyện đo đếm, theo quy định sai số là 0,5% trong khi các cây
xăng sai số này là từ 1 - 8%. Trong quá khứ, Bình Dương cũng từng phát hiện có cây
xăng ăn gian đến 12,9% khi bơm xăng cho khách. "Ba năm nay, tình hình dường như
không có cải thiện gì. Chủ cây xăng cứ ăn gian còn người tiêu dùng cứ phải chịu thiệt"
một cán bộ trong đoàn kiểm tra xăng dầu của Bình Dương nói. Theo danh sách mới
được công bố thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương có đến 9 doanh nghiệp nằm trong
"danh sách đen".
Thủ đoạn có vẻ thủ công nhưng vẫn còn nhiều cây xăng áp dụng là cưa rãnh đầu vít -
bộ điều khiển xung - vừa đủ nhỏ để tháo dây kẹp chì, điều chỉnh sai số rồi lắp lại. Thủ
đoạn này tương đối dễ phát hiện đối với lực lượng kiểm tra song vẫn là "bất khả phát
hiện" đối với người tiêu dùng. Riêng về chất lượng thì ngoài việc pha trộn từ đầu
nguồn, các cây xăng cũng có thể áp dụng tại chỗ bằng cách dùng hệ thống 2 ống chìm
từ 2 bể chứa khác nhau nhưng cùng dẫn vào một trụ bơm. Khi muốn bán loại xăng
nào (A92 và A83 chẳng hạn), chỉ cần đổi đường dẫn là xong. Trường hợp này người
tiêu dùng khó lòng phát hiện, ngoại trừ cố ý theo dõi màu xăng. Song, nếu đã có ý đồ
"treo đầu dê bán thịt chó" thì chuyện pha màu xăng theo ý muốn là chuyện quá nhỏ.
2.1.2. Những ví dụ điển hình trong vấn đề gian dối kinh doanh xăng dầu
Không sử dụng chip điện tử như trước đây, chỉ bằng những mánh lới đơn giản,
nhiều cây xăng vẫn ngang nhiên “móc túi” khách hàng. Một trong những chiêu thức
gian lận mới được nhiều nhân viên của các cây xăng áp dụng là bấm số “ảo” nhằm
qua mắt người tiêu dùng. Theo đó, trong khi một nhân viên đổ xăng, một nhân viên

khác sẽ đứng áp sát khu vực đồng hồ điện tử để quan sát, khi có cơ hội thuận tiện sẽ
bấm thật nhanh cho đồng hồ chạy lên con số mà khách hàng muốn đổ.
Anh Nguyễn Hoàng Phương (ngụ đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7) bức xúc: “Tôi
thường xuyên đổ xăng ở cây xăng gần chợ Bến Thành. Nhiều lần tôi cứ ngờ ngợ
không hiểu sao mình đổ xăng bằng với số tiền những ngày khác, nhưng chỉ chạy được
một đoạn là đã phải dẫn bộ xe. Sau vài lần quan sát, tôi phát hiện khi tính tiền thì đồng
hồ điện tử chỉ nhảy phần tiền chứ hàng lít thì trống trơn”.
Người bấm, người “hô biến”
Khoảng 21g10 ngày 13-10, cửa hàng xăng dầu khu vực đối diện chợ Bến
Thành (Q.1) tấp nập người ra vào đổ xăng. Một cô gái trẻ chạy chiếc Jupiter 79N9
vừa tấp vào yêu cầu đổ 20.000 đồng xăng A92. Trong lúc người khách nữ này còn
đang lúi húi cởi áo mưa thì một nhân viên nam của cây xăng cầm vòi bơm nhưng chỉ
đến con số 15.610 đồng thì ngừng bấm “cò”.
Nhanh như chớp, một nhân viên khác đeo thẻ tên T.C.H. tiến tới trụ xăng bấm
số điện tử cho nhảy lên con số 20.000 đồng. Người khách không hề biết mình đã bị
gian lận đến gần 1/4 số tiền đổ xăng nên trả tiền và vọt xe đi.
Đến lượt chúng tôi, người bạn đi cùng yêu cầu đổ 20.000 đồng. Cũng thủ đoạn
cũ, khi thấy chúng tôi đang trò chuyện thì một nhân viên cây xăng vội vã bơm đến con
số trên đồng hồ là 16.000 đồng, ngay tức thì một nhân viên khác bấm ngay con số
20.000 đồng trên đồng hồ nhưng phần báo lít của đồng hồ thì không hiện số.
Hai phút sau, các nhân viên này cũng có động tác tương tự khi một thanh niên
trẻ tấp xe gắn máy vào bơm xăng. Chỉ bằng một thao tác bấm số đơn giản, ông nhân
viên đã “hô biến” bảng số điện tử nhảy từ 23.980 đồng lên đến 30.000 đồng.
Tiếp đó, trong khoảng thời gian 18g-20g ngày 18-10, trò “móc túi” tại cây xăng
này vẫn tiếp diễn kịch bản tương tự với cường độ cao hơn. Các nhân viên cây xăng
thường xuyên thay đổi vị trí cho nhau với thủ thuật người bấm “cò”, người chớp cơ
hội bấm số “ảo” từ 43.770 đồng lên 50.000 đồng, từ 14.990 đồng lên 20.000 đồng
với hàng chục khách hàng lần lượt bị qua mặt.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cây xăng này có hơn năm nhân viên thường xuyên
trực đổ xăng cho khách. Các nhân viên này phối hợp với nhau khá ăn ý và sẵn sàng

“án binh bất động” khi ánh mắt khách hàng nhìn chằm chằm vào bảng điện tử. Một số
ngày, dù cây xăng rất vắng nhưng khách hàng lại đứng quá xa, không thể nhìn đồng
hồ điện tử nên vẫn trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này.
“Bám trụ” cây xăng này trong gần một tháng, chúng tôi ghi nhận tình trạng
“móc túi” khách hàng diễn ra hằng ngày. Nhiều ngày, bình quân chỉ trong khoảng 10
phút, chúng tôi đã ghi hình được không dưới 5-6 lần hai nhân viên cây xăng phối hợp
cùng nhau “tác chiến” thực hiện hành vi ăn chặn.
Cao điểm, vào 18g ngày 26-11, chỉ trong vòng vài phút có tới năm khách hàng
đã trở thành nạn nhân bị “móc túi”. Ông T.H.M. - kỹ sư vi tính, ngụ đường Lê Lợi
(Q.1), một khách hàng thường xuyên đổ xăng tại đây - bức xúc: “Tôi tin tưởng nên
mỗi khi đổ xăng đều ít quan sát nhân viên bấm đồng hồ. Mãi gần đây nghe một người
bạn hay đổ xăng phản ảnh, tôi thử coi lại thì đúng là lúc mình giả vờ quay mặt đi nơi
khác thì người ta nhanh tay bấm số khác”.
Tương tự, khoảng 22g30 ngày 26-11, cửa hàng xăng dầu gần giao lộ Nguyễn
Thị Minh Khai - Pasteur (Q.3) nườm nượp xe ra vào đổ xăng. Cũng với chiêu thức
bấm số “khống”, hàng loạt khách hàng bị ăn chặn từ 4.000-6.000 đồng tiền xăng cho
mỗi lần đổ. Khi chúng tôi vừa dừng xe gắn máy, yêu cầu đổ 50.000 đồng thì một nhân
viên đeo bảng tên L. nhanh chóng đưa vòi đổ xăng. Khi đồng hồ dừng ở số 4245 (đơn
vị: x 10 đồng), chưa đầy một giây người nhân viên nữ đứng gần bảng số điện tử đã
điều chỉnh thành con số 5.000.
Liên tiếp các lần bơm sau đó cho những khách hàng khác, người nhân viên tên
L. cũng đổ thiếu từ 5.000-10.000 đồng/lần đổ. Gần nửa đêm, một nhóm thanh niên
khoảng chục người đi xe gắn máy đời mới tấp vào đổ xăng thì tất cả đều bị gian lận
tiền xăng từ 4.000-6.000 đồng/xe.
Một người đàn ông lam lũ, chạy xe ba gác đi chở hàng khuya, dừng lại đếm
từng đồng xu đổ xăng cũng vô tình trở thành nạn nhân khi bị móc túi đến gần 10.000
đồng vì yêu cầu đổ 30.000 đồng nhưng lại bị “hô biến” khi xăng vừa bơm được hơn
20.000 đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cây xăng này có 2-3 nhân viên luân phiên
trực đổ xăng cho khách, trong đó có một nữ. Nhóm này “đặc cách” một người chuyên
quan sát khách, đứng ở những vị trí khuất đồng hồ điện tử để nhanh tay bấm số

“khống”.
Đủ trò gian lận
Một cửa hàng xăng dầu trên đường Trần Hưng Đạo (Q.5) cũng moi tiền khách
hàng bằng hình thức tương tự nhưng tinh vi hơn. Vì trạm xăng có hai cột xăng nên
nếu khách hàng đứng bên này thì nhân viên dùng cột bên kia để đổ xăng. Do vậy,
khách hàng ít để ý các chỉ số trên đồng hồ điện tử. Lợi dụng lúc khách hàng sơ hở,
đứng xa đồng hồ điện tử, các nhân viên cây xăng có thể đổ một cách “tùy nghi” dù
chưa đạt số lượng xăng như yêu cầu.
Theo quan sát của chúng tôi, vị trí hành nghề của hai nhân viên cây xăng ở đây
khá “đắc địa”, một cột có bốn vòi bơm (hai mặt trước và hai mặt sau) nhưng chỉ có hai
vòi bên trong hoạt động. Như vậy, người khách đứng bên ngoài không thể nhìn được
bảng số điện tử khi đổ xăng. Do đó nhân viên cầm vòi có thể thoải mái “móc túi”
khách hàng. Chỉ trong vài phút, khi hai nhân viên cầm vòi ở hai mặt sau ra đổ cho
khách đứng ở mặt trước, cả thảy có ba khách đổ 20.000 đồng thì mỗi xe chỉ nhận được
số xăng tương ứng với số tiền 12.000-13.000 đồng.
Anh Thọ (Q.7), thường xuyên đổ xăng tại trạm xăng gần ngã tư Ngô Quyền -
Nguyễn Chí Thanh (Q.5), bức xúc: “Hằng ngày tui đều đổ 20.000 đồng xăng A92 tại
cây xăng này. Không hiểu sao mỗi ngày số tiền và giá xăng như nhau nhưng quan sát
đồng hồ điện tử thì lại có chỉ số lít khác nhau. Tôi thấy cần xem xét về độ chính xác
tại đây để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng”.
Một mánh khóe khác của một số trạm xăng là nhân lúc khách hàng không để ý
bảng số trên đồng hồ điện tử, nhân viên của các cây xăng thường không trả số đồng hồ
về “0” ban đầu mà tiếp tục bơm nối.
Do vậy, khách phải trả luôn tiền cho lần bơm của khách trước mình. Chị
Nguyễn Thị Hoa (ngụ đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình) phản ảnh: “Tôi thường
đổ xăng tại một cây xăng trên đường Hoàng Văn Thụ, một vài lần tôi đã bị đổ nối. Tôi
đổ 50.000 đồng tiền xăng, nhưng một lần vô tình quan sát đồng hồ điện tử cây xăng
thì phát hiện mình bị đổ nối khi đồng hồ đang ở con số 20.000 đồng. Mình biết họ đổ
thiếu nhưng không biết cách nào chứng minh được nên những lần sau tôi đành tìm cây
xăng khác”.

Anh Nguyễn Văn Hùng, thợ sửa xe gắn máy ở gần chợ đầu mối nông sản Thủ Đức,
kể: “Rất nhiều lần các nhân viên một số cây xăng ở khu vực gần Trường đại học Nông
lâm TP.HCM nhấp cò bơm xăng liên tục, tui có thắc mắc thì các nhân viên quay ngoắt
đi không thèm trả lời.
Theo kinh nghiệm của tui và nhiều đồng nghiệp, đây là một hình thức ăn chặn xăng
dầu rất tinh vi”. Theo ông Hùng và nhiều bạn đọc khác, việc nhấp “cò” nhiều lần sẽ
làm áp suất không khí trong vòi đẩy chỉ số trên bảng điện tử chạy vượt mức với lượng
xăng chính xác được bơm ra.
2.2. Các hình thức ăn gian xăng dầu phổ biến hiện nay
- Đổ xăng theo tiền dễ bị ăn gian
Nhiều nhân viên xăng dầu khuyên người thân đổ xăng theo lít chứ đừng đổ xăng theo
tiền. Vì đổ theo tiền ăn gian xăng dễ lắm. Tâm lý mọi người vào đổ xăng hay đổ chẵn
những số tiền như 20, 30, 40, 50k.
Ví dụ: cần đổ 50.000 tiền xăng, chỉ cần đổ tới 30.000, bấm 2 cái thì sẽ nhảy lên
50.000 luôn. Cách này sẽ có 1 nhân viên đứng trong có nhiệm vụ bấm,1 nhân viên
đứng ngoài. Cây xăng thường hay cây xăng điện tử đều bấm được (cây xăng điện tử
bấm dễ hơn).Nhớ nhìn kỹ đồng hồ nếu thấy có người đứng trong.
- Tiền đổ xăng nối tiếp người đằng trước.
Đơn giản là người trước đổ 50.000đ, người sau cũng đổ 50.000 nữa. Người bán hàng
chỉ cần bấm là 100.000đ. Nghe qua vẫn đủ lượng như thế. Hoặc có 2 người đứng một
trụ bơm như trên, một người một người đổ xăng lợi dụng khi khách hàng sơ ý thì rút
vòi bơm ra và người kia liền nhấn nút reset tiền về 0.
- Hút xăng ngược lại.
Ví dụ bạn đổ 20.000đ tiền xăng, khi đồng hồ tới 16.000, người bán hàng chỉ cần bấm
ngắt cần bơm ngay chỗ tay cầm, cho dòng xăng ngược lại chảy vào trong, sau đó bấm
bơm lại thì chỉ có hơi tống ra, đồng hồ vẫn nhảy nhưng không có xăng chảy ra.
- Chỉnh chỉ số đo xăng.
Thường các cây xăng chỉnh cho 1 lít chỉ còn 9,3 hoặc 9,2chẳng hạn (giống như chỉnh
cân của người bán hàng ngoài chợ thôi)
- Pha trộn các loại xăng: tỷ lệ cách này cũng thấp thôi.

- Nối dài dây bơm. Cách này chưa được giải thích rõ ràng, nhưng do nhân viên cửa
hàng xăng tiết lộ.
Những con chíp dùng để gian lận trong đong đếm xăng dầu
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ GIAN DỐI KINH TẾ TRONG
KINH DOANH XĂNG DẦU
Ngày nay, mọi người càng bức xúc hơn khi nhớ lại cách đây vài năm, công
luận từng rộ lên việc lên án các hành vi gian lận khôngb thể chấp nhân về đo lường,
chất lượng xăng dầu. Các cơ quan chức năng khi đó cũng vào cuộc, cũng thanh tra, xử
phạt, hứa hẹn các biện pháp…Để rồi đến nay đâu vẫn vào đấy thậm chí các hành vi
gian lận ngày càng trắng trợn hơn, xem thường luật pháp và xem thường người tiêu
dung hơn. Vì vậy, nhóm chúng em muốn thông qua chuyên đề này xin nêu ra một số
giải pháp mang tính tham khảo và mong rằng những giải pháp này góp phần làm giảm
bớt những hành vi gian dối trong kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới.
3.1. Giải pháp nâng mức tiền phạt
Nâng mức tiền phạt đối với các trường hợp vi phạm lần đầu. Rút giấy phép
kinh doanh có thời hạn dài đối với các trường hợp vi phạm lần hai và lần ba.
3.2. Đường dây nóng
Xây dựng đường dây nóng để khách hàng có thể báo cơ quan chức năng khi
phát hiện gian lận.
3.3. Để người dân tự đổ xăng
Chúng ta có thể học cách bán xăng của các nước. Đó là để người dân tự đổ
xăng vào xe của mình sau khi thanh toán tại quầy thu ngân hoặc thanh toán bằng
thẻ…Như vậy, cách thức gian lận thủ công sẽ không còn, mà chủ doanh nghiệp lại
càng gia tăng lợi nhuận do giảm được chi phí nhân công.
3.4. Thanh toán bằng cách quét thẻ
Tại sao chúng ta không thanh toán tiền đổ xăng bằng cách quét thẻ. Khi thanh
toán sẽ lưu lại thời gian đổ xăng và tên khách hàng để khi có vấn đề có thể phản ánh
và cơ quan chức năng có thể kiểm tra dễ dàng tổng số lít xăng mà nơi đó nhập vào,
tổng số tiền bị trừ đi trong thẻ củ khách hàng qua hệ thống quản lý.
3.5. Sử dụng hộp đen

Các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu chế tạo thiết bị dưới dạng hộp đen
gắn trên các cây xăng để ghi lại hoạt động của các cây xăng nhằm tránh tình trạng
trong kinh doanh xăng dầu.
3.6. Điều tra bí mật
Lực lượng chức năng về tiêu chuẩn đo lường phải được trao quyền, được thực
hiện các nghiệp vụ bí mật như cải trang khách hàng để đi kiểm tra đột xuất.
3.7. Khách hàng cần biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách áp
dụng các thủ thuật mua xăng.
Khi đi mua xăng, mọi người đừng gấp rút cho xe vào sát trụ bơm, trong khi đó
mắt liếc nhìn đồng hồ hai bên và nhớ hai số đầu của đồng hồ, phòng khi người bơm
đứng bên này nhưng bơm bên kia. Nếu không biết người bơm sẽ bơm trụ nào mình có
quyền hỏi và yêu cầu trả về số 0, đó là quyền lợi của mình. Sau khi quan sát xong thì
mở cốp xe, miệng nói mua xăng, mắt dán vào người bơm xem họ có bấm đúng số tiền
không, sau đó mở nắp bình xăng, từ đây là phải dán mắt vào đồng hồ và không cần
thiết phải giao lưu với người bán.
3.8. Công bố vi phạm
Công bố danh sách các cửa hàng xăng dầu vi phạm lên các phương tiện thông
tin đại chúng để khách hàng đề phòng. Bên cạnh đó, hình thức này cũng mang tính
răng đe và cảnh cáo các cửa hàng đã và muốn gian lận.
3.9. Thực hiện hợp đồng ràn buộc đối với các nhân viên trực thuộc tổng
công ty Petrolimex .
Cụ thê là khi phát hiện có các trường hợp gian lận xăng dầu tại các cửa hàng
trực thuộc tổng công ty Petrolimex thì những nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động
bán xăng dầu phái chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình như phạt tiền và
phạt tù. Vì đây là lực lượng trực tiếp vi phạm và là lực lượng giám sát tốt nhất.
3.10. Phát minh ra trụ bơm hiện đại
Các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu chế tạo ra các trụ bơm được nêm
phong chặt chẽ đề chủ cây xăng không thể gắn chip điện tử vào hệ thống trụ bơm.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận

Tình trạng gian lận xăng dầu trong kinh doanh là do ý thức chấp hành pháp luật
của các cơ sở kinh doanh còn kém. Có những cơ sở biết vi phạm pháp luật nhưng vì
lợi nhuận vẫn cố tình vi phạm. Nếu chúng ta không ra tay giải quyết triệt để các hành
vi gian lận xăng dầu thì người tiêu dung vẫn tiếp tục bị móc túi. Hôm nay là xăng dầu
ngày mai sẽ là gas, ngày kia là công tơ điện, công tơ nước, taximet, rối hàng đóng gói
sẵn…, tức là người tiêu dung luôn ở trang thái không được bảo vệ.
Vậy ai sẽ bảo vệ người tiêu dùng? Chúng ta có luật pháp có các cơ quan bảo về
thực thi pháp luật. Các cơ quan chức năng từ bộ đến sở ngành đủ cả. Nhưng rõ ràng là
đến nay người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.
4.2. Kiến nghị
Do mức phạt theo qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo
lường và chất lượng của mặt hàng xăng dầu còn hạn chế nên chưa đủ răn đe. Vì vậy
tình trạng trên vẫn xãy ra liên tục làm cho người dân vô cùng bức xúc vì thế chính phủ
cần đưa ra những biện pháp thích hợp để xử lý những tình trạng nói trên.
Ngoài ra Bộ Khoa học - công nghệ nên đưa ra lời đề nghị Chính phủ sửa đổi
nghị định qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất
lượng về lĩnh vực xăng dầu theo hướng tăng mức xử phạt tối đa đối với hành vi gian
lận trong kinh doanh xăng dầu có thể lên 15triệu đồng/hành vi.
Bên cạnh đó, các thứ trưởng về lĩnh vực thương mại nên kiên quyết rút giấy phép kinh
doanh với những cơ sở kinh doanh xăng dầu bị phát hiện đã lắp thêm bảng mạch điện
tử để gian lận đo lường xăng dầu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thêm vào đó, Bộ cũng nên yêu cầu các doanh xăng dầu có trách nhiệm tăng cường
quản lý hệ thống đại lý bán lẻ, xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát về đo lường chất
lượng của các đơn vị thuộc hệ thống, cần nêu rõ biện pháp chế tài xử phạt trong hợp
đồng kinh doanh và sở KHCN cũng sẽ được thiết lập để tiếp nhận phản ánh của người
tiêu dùng về gian lận xăng dầu, đồng thời có kế hoạch bố trí lực lượng để thanh tra đột
xuất nhằm tránh tình trạng cơ sở kinh doanh kịp tháo các thiết bị gian lận trước khi
đoàn thanh tra đến.
Vì vậy, công tác thanh tra của các cơ quan chức năng đòi hỏi tăng cường cả về lực
lượng cũng như tần suất và trình độ công nghệ thì mới có thể kiểm tra, giám sát kịp

thời, chặt chẽ Muốn như vậy, lực lượng chức năng về tiêu chuẩn đo lường phải được
trao quyền, được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bí mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bản tin: Móc túi người tiêu dùng: bệnh nặng – thuốc nhẹ, báo tuổi trẻ số ra
ngày 30/11/2010
/>%E2%80%9CAn-cap%E2%80%9D-thoi-cong-nghe-cao.html
/>ve-Petrolimex-va-xang.
/>Nop-phat-van-lai/65104105/113/
/> /> />_nhieu_thuc.html
/>ve-Petrolimex-va-xang-
dau/Su_that_ve_nghi_ngo_gian_lan_tai_cay_xang_Tran_Quang_Khai/
.

×