Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU đến tốc độ TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG cá HEO VẠCH botia modesta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.82 KB, 6 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ HEO VẠCH Botia modesta
Phan Phương Loan
Đại Học An Giang
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá heo vạch (Botia
modesta)” được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng và khả năng sống của cá heo vạch khi sử dụng các
loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nuôi nhân tạo. Đề tài được thực hiện tại xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí trong bể composite có thể tích 1m
3
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5
nghiệm thức và được lặp lại 3 lần trong thời gian 60 ngày. Mật độ thả nuôi là 100 cá thể trong mỗi bể. Trong đó,
nghiệm thức 1 sử dụng thức ăn 100% là trùn quế (EW); Nghiệm thức 2 100% thức ăn cá tạp (F); Nghiệm thức 3
100% thức ăn công nghiệp (nhãn hiệu UP 40%P - CP); Nghiệm thức 4 sử dụng 50% trùn quế + 50% thức ăn công
nghiệp (EP); Nghiệp thức 5 gồm 50% cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp (FP). Trong quá trình thí nghiệm các chỉ tiêu
môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NO
2
-
, NH
3
/NH
4
+
đều nằm trong khoảng thích hợp với sự phát triển của cá heo
vạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG; g/ngày) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR;
%/ngày) ở nghiệm thức sử dụng thức ăn là trùn quế có giá trị cao nhất (0,05g/ngày; 0,9%/ngày) và khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức trong thí nghiệm dao động
trong khoảng 93,33 – 95% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0.05).
Từ khóa: cá heo vạch, sinh trưởng, trùn quế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây nghề nuôi thủy sản ở vùng ĐBSCL phát triển rất nhanh chóng góp


phần tích cực vào việc nâng cao nguồn thu nhập của người dân và tăng kim ngạch xuất khẩu của
vùng. Để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển một cách toàn diện và bền vững thì việc đa dạng
hóa đối tượng nuôi, đặc biệt là các loài bản địa có giá trị kinh tế cao như cá lăng, leo, sặc rằn,
lươn, chạch lấu, heo vạch… là điều cần thiết.
Cá heo vạch (Botia modesta) là cá thương phẩm chủ yếu ở các nước Đông Nam Á từ Paskistan
đến Việt Nam và Indonesia (Fishbase, 2011). Đây cũng là loài cá có thịt thơm ngon, các món ăn
được chế biến từ loài cá này thường nằm trong thực đơn của các nhà hàng. Bên cạnh giá trị cao
về mặt thương phẩm, cá heo vạch còn là đối tượng nuôi cảnh do có thân màu xanh nhạt, đuôi,
vây màu đỏ rất đẹp. Đây là loài cá bản địa được ưa chuộng trong nuôi cảnh ở nội địa và xuất
khẩu (A.F. Poulsen và ctv, 2005).
Ở Việt Nam, cá heo vạch chưa được nghiên cứu nhiều, hiện người nuôi chủ yếu bắt cá từ thiên
nhiên về thuần dưỡng. Trong quá trình nuôi, người dân sử dụng các loại thức ăn tự có, do chưa
biết được loại thức ăn đặc thù nên chưa đánh giá được chính xác tốc độ tăng trưởng tối ưu của
cá. Vì vậy, việc tìm loại thức ăn phù hợp cho sinh trưởng và nâng cao tỷ lệ sống trong việc nuôi
cá heo vạch là cần thiết.
Chính vì lý do đó, nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống cá heo vạch (Botia modesta)” được thực hiện.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2011 – 6/2011 tại trại thực nghiệm
Thủy sản (ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
2.1 Vật liệu thí nghiệm
- Cá heo vạch có khối lượng trung bình 5,28 g/cá thể.
- Dụng cụ, vật tư, hóa chất: Bể composite 1m
3
, kính hiển vi, cân điện tử, bộ test kiểm tra nước
pH, DO, NO
2
-
, NH
3

/NH
4
+
, nhiệt kế;
P- Thức ăn: UP T504, trùn quế, cá tạp, tép.
2.2 Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí trong bể composite có thể tích 1m
3
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với
5 nghiệm thức và được lập lại 3 lần trong thời gian 60 ngày.
Nghiệm thức 1: 100% trùn quế (EW)
Nghiệm thức 2: 100% cá tạp (F)
Nghiệm thức 3: 100% thức ăn công nghiệp UP 40%P (CP)
Nghiệm thức 4: 50% trùn quế + 50% thức ăn công nghiệp (EP)
Nghiệm thức 5: 50% cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp (FP)
- Mật độ cá thẻ nuôi: 100 cá thể/m
3
.
- Chăm sóc, quản lý: Cá được cho ăn 2 lần/ngày, sáng 7-8 giờ, chiều 15-16 giờ. Với khẩu phần
ăn là 10% khối lượng thân cá.
Quá trình bắt mồi của cá và thức ăn thừa được theo dõi và xi phông hàng ngày. Các bể ương
được đặt giá thể và sục khí liên tục.
Chế độ cho ăn, chăm sóc, thay nước, được thực hiện giống nhau ở tất cả các bể thí nghiệm.
2.3 Thu thập số liệu
Các chỉ tiêu chất lượng nước
- Nhiệt độ: được đo trực tiếp trong bể bằng nhiệt kế hàng ngày.
- pH, DO, NO
2
-
, NH

3
/NH
4
+
được đo bằng test của công ty Đức Tín (Việt Nam), định kỳ 3
ngày/lần. Thời gian đo: sáng lúc 6-7h, chiều lúc 14-15h.
Tăng trưởng của cá
Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng: định kỳ 10 ngày/lần bắt 30 cá thể ở mỗi bể thí nghiệm
đo chiều dài và cân khối lượng từng cá thể bằng giấy kẻ ôli và cân điện tử.
Tăng trưởng về khối lượng được tính theo công thức
 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate)
SGR (%/ngày) = 100 * (LnW
2
– LnW
1
)/(t
2
-t
1
)
 Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain)
DWG (mg/ngày) = (W
2
-W
1
)/(t
2
-t
1
)

Tăng trưởng về chiều dài được tính theo công thức
Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày DLG (mm/ngày) = (L
2
-L
1
)/(t
2
-t
1
)
Trong đó: W
2
, L
2
: Khối lượng và chiều dài tại thời điểm t
2
W
1,
L
2
: Khối lượng và chiều dài tại thời điểm t
2
(t
2
– t
1
): Khoảng thời gian khảo sát
Hình 2. Đo chiều dài cá
Hình 3. Cân khối lượng cá
Xác định tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống (SR%) của cá sẽ được xác định sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm bằng cách đếm
số cá còn lại ở mỗi nghiệm thức so với tổng số cá thả ban đầu theo công thức:
Số cá thu hoạch
SR (%) = x 100
Số cá thả
3.4.4. Xử lí số liệu
Các số liệu thu thập trong thí nghiệm được xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel 2007, SPSS for
Windows 16.0
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi cá heo vạch
Bảng 1. Giá trị trung bình các chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm
NT I NT II NT III NT IV NT V
Nhiệt độ (
0
C)
Sáng 26,12 ± 0,02 25,23 ± 0,03 25,31 ± 0,04 26,15 ± 0,04 25,19 ± 0,03
Chiều 30,03 ± 0,05 28,39 ± 0,06 29,80 ± 0,07 30,06 ± 0,06 30,00 ± 0,07
DO (ppm)
Sáng 4,05 ± 0,03 4,09 ± 0,09 3,98 ± 0,06 4,06 ± 0,06 4,06 ± 0,07
Chiều 4,07 ± 0,02 4,10 ± 0,10 4,03 ± 0,04 4,08 ± 0,12 4,08 ± 0,09
pH
Sáng 7,64 ± 0,05 7,57 ± 0,06 7,79 ± 0,03 7,76 ± 0,11 7,80 ± 0,03
Chiều 7,83 ± 0,08 7,78 ± 0,06 8,08 ± 0,04 8,02 ± 0.08 8,09 ± 0,05
NH
3
/NH
4
+
(ppm)
Sáng 0,04 ± 0,01 0,05 ± 0,01 0,04 ± 0,02 0,05 ± 0,03 0,04 ± 0,02

Chiều 0,06 ± 0,01 0,06 ± 0,01 0.05 ± 0,03 0,06 ± 0,03 0,05 ± 0,02
NO
2
-
(ppm)
Sáng 0,03 ± 0,02 0,03 ± 0,01 0,03 ± 0,02 0,03 ± 0,01 0,04 ± 0,02
Chiều 0,05 ± 0,03 0,04 ± 0,02 0.05 ± 0,03 0,05 ± 0,02 0,05 ± 0,02
Kết quả bảng 1 cho thấy, giá trị các chỉ tiêu chất lượng nước khảo sát trong thí nghiệm đều nằm
trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá heo vạch.
3.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá heo vạch
Bảng 2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng trưởng của cá heo vạch sau 60
ngày nuôi
NT I NT II NT III NT IV NT V
Khối lượng (mg)
Ban đầu 5,22 ± 0,30
a
5,28 ± 0,34
a
5,28 ± 0,30
a
5,26 ± 0,50
a
5,28 ± 0,43
a
Cuối 7,90 ± 0,41
b
7,20 ± 0,45
a
6,90 ± 0,31
a

7,19 ± 0,35
a
7,02 ± 0,53
a
Tăng trưởng khối lượng 2,68 1,92 1,62 1,93 1,74
DWG, mg/ngày 0,05 ± 0,00
c
0,03 ± 0,00
b
0,025 ± 0,00
ab
0,03 ± 0,00
b
0,03 ± 0,00
b
SGR, %/day 0,90 ± 0,06
c
0,67 ± 0,09
b
0,58 ± 0,12
ab
0,62 ± 0,07
b
0,60 ± 0,07
ab
Chiều dài (mm)
Ban đầu 7,95 ± 0,22
a
7,95 ± 0,21
a

7,95 ± 0,24
a
7,95 ± 0,25
a
7,60 ± 0,31
a
Cuối 9,70 ± 0,41
b
9,47 ± 0,25
ab
9,71 ± 0,33
b
9,35 ± 0,60
ab
9,00 ± 0,34
ab
Tăng trưởng chiều dài 1,85 1,52 1,76 1,40 1,40
DLG, cm/ngày 0,04 ± 0,01
b
0,02 ± 0,01
ab
0,04 ± 0,01
b
0,02 ± 0,01
ab
0,02 ± 0,01
ab
Ghi chú:

Các giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nghiệm thức

Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Kết quả bảng 2 cho thấy, chiều dài và khối lượng của cá bắt đầu bố trí vào thí nghiệm giữa các
nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Điều này chứng tỏ cá thả vào
ban đầu giữa các nghiệm thức đồng đều về khối lượng và chiều dài.
Sau 60 ngày thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR %/ngày) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
(DWG g/ngày) về khối lượng cao nhất ở nghiệm thức EW (0,90 %/ngày và 0,05 g/ngày)

và có
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Mặc dù có sự chênh lệch
giá trị về SGR, DWG giữa các nghiệm thức F (0,67%/ngày; 0,03 g/ngày), nghiệm thức CP (0,58
%/ngày; 0,025 g/ngày), nghiệm thức EP (0,62%/ngày; 0,03 g/ngày), nghiệm thức FP (0,60
%/ngày; 0,03 g/ngày), tuy nhiên khi xử lý thống kê thì không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về
các chỉ tiêu này (P>0,05).
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài theo ngày (DLG cm/ngày) ở các nghiệm thức I, II, III,
IV, V lần lượt có giá trị là 0,04; 0,02; 0,04; 0,02; 0,02 cm/ngày và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thông kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức.
Như vậy, cùng một mật độ thả nuôi đã có sự ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng của cá
heo vạch. Trong đó, thức ăn là trùn quế cho kết quả tăng trọng tốt nhất. Điều này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Phan Phương Loan và Huỳnh Lâm Sang (2011) cho biết giun, trùn là thức ăn
ưa thích của cá heo vạch.
3.3 Tỷ lệ sống (SR%) của cá
Tỷ lệ sống ghi nhận được trong thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các
nghiệm thức (P> 0,05), trong đó tỷ lệ sống của nghiệm thức I, II, III, IV, V lần lượt là 94%;
93,33%; 95%; 94,33% và 94%.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Cá heo vạch hoàn toàn có khả năng sống và phát triển tốt trong điều kiện nhân tạo.
- Trùn quế là thức ăn tốt nhất trong nuôi cá heo vạch.
- Chưa thấy có sự ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của cá heo vạch trong nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.F. Poulsen, K.G. Hortle, J. Valbo-Jorgensen, S. Chan, C.K. Chhuon, S. Viravong, K.
Bouakahamvongsa, U. Suntornratana, Nyoorong, Nguyễn Thanh Tùng và Trần Quốc Bảo.
(2005). Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mekong. NXB
Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh.
A global information system on fishes. (nd). Yasuhikotakia modesta (Bleeker. 1864) [on-line]. A
global information system on fishe. Available from: http:
fishbase.org/Summary/SpeciesSummary.php?id=10907 [Accessed 20, 01, 2011].
Phan Phương Loan và Huỳnh Lâm Sang, 2011. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá heo vạch. Kỷ
yếu hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc lần 2, Nha Trang. Đại Học Nha Trang.
Vũ Cẩm Lương. (2007). “Một số đặc điểm phát triển thị trường cá cảnh nước ngọt ở thành phố
Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp (1&2): 166.
ABSTRACT
The study “Effects of different diets on growth and survival rate of Blue Loach (Botia modesta)” is aimed to
evaluate whether Blue Loach can live and grow well in artificial conditions in using different kinds of feed. This on-
station experiment was conducted at My Khanh Commune, Long Xuyen city, An Giang Province. This experiment
was designed in 1 m
3
composite tanks according to Completely Randomized Design with 5 treatments and
triplication within 60 days. The density was 100 individual/tank with treatment 1: 100% of earthworms (EW);
treatment 2: 100% of trash fish (F); treatment 3: 100% commercial pellet feed (CP); treatment 4: 50% earthworms
+ 50% CP (EP); treatment 5: 50% trash fish + 50% CP (FP) during 60 days. All environmental factors such as
temperature, pH, DO, NO
2
-
, NH
3
/NH
4
in experiments were suitable for the growth of Blue Loach. After 60
experimental days, the result showed that there was difference about DWG, SGR (0,05g/day; 0,9%/day)

significantly between EW treatment and others at 5%. Survival rates in all treatments in the range from 93.33 – 95%
and there was no clearly significant difference (p>0.05)
Keywords: Keywords: Blue Loach, growth, Earthworms

×