Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TRẢ CÔNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.72 KB, 78 trang )

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TRẢ CÔNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP
KHUYẾN KHÍCH LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP


Cổ Phần

XNK

Xuất Nhập Khẩu

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

DN

Doanh nghiệp

TP

Thành Phố

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

NN

Nhà Nước

TSLĐ

Tài Sản Lưu Động


TSCĐ

Tài Sản Cố Định

ĐTDH

Đầu Tư Dài Hạn

BĐH

Ban Điều Hành

TGĐ

Tổng Giám Đốc

TC-HC

Tổ Chức – Hành Chính

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình Hình Phân Bố Lao Động Tại Cơng Ty Năm 2007

15

Bảng 2.2: Trình Độ Học Vấn Của CBCNV Trong Cơng Ty


16

Bảng 2.3 : Máy Móc, Thiết Bị Hỗ Trợ Kinh Doanh Của Công Ty

17

Bảng 2.4: Biến Động Tài Sản – Nguồn Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm 2006 – 2007
18
Bảng 2.5: Kết Quả Hoạt Động SXKD Của Công Ty Qua Ba Năm 2005 – 2007

20

Bảng 4.1: Hệ Số Lương Công Việc Của Các Chức Danh Trong Công Ty

38

Bảng 4.2: Hệ Số Trách Nhiệm

43

Bảng 4.3: Trợ Cấp Phí Điện Thoại Di Động

47

Bảng 4.4: Chi Phí Lưu Trú

48

Bảng 4.5: Chi Phí Th Phịng Ở


48

Bảng 4.6: Tỷ Lệ Người Lao Động Ứng Với Mức Độ Hài Lòng Công Việc Hiện Tại
52
Bảng 4.7: Tỷ Lệ Người Lao Động Ứng Với Mức Độ Hài Lịng Về Mơi Trường,
Khơng Gian Làm Việc

53

Bảng 4.8: Tỷ Lệ Người Lao Động Ứng Với Các Mức Thu Nhập

54

Bảng 4.9: Tỷ Lệ Người Lao Động Nhận Định Về Mức Lương Hiện Tại Của Họ

55

Bảng 4.10: Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Mức Lương Hiện Tại Có Thực Sự Kích
Thích Họ Làm Việc Hay Khơng

56

Bảng 4.11: Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Về Mức Lương Của Họ So Với Các
Doanh Nghiệp Tương Tự Khác

57

Bảng 4.12: Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Về Thời Gian Làm Việc và Nghỉ Ngơi
58

Bảng 4.13: Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Về Công Tác Đi Du Lịch, Tham Quan,
Sinh Hoạt

59

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty CP XNK Đà Nẵng12
Hình 4.1:Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Ứng Với Mức Độ Hài Lịng Cơng Việc
Hiện Tại

52

Hình 4.2: Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Ứng Với Mức Độ Hài Lịng Về Mơi
Trường, Khơng Gian Làm Việc

53

Hình 4.3: Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Ứng Với Các Mức Thu Nhập

54

Hinh 4.4: Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Nhận Định Về Mức Lương Hiện Tại Của
Họ

55


Hình 4.5: Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Mức Lương Hiện Tại Có Thực Sự
Kích Thích Họ Làm Việc Hay Khơng

56

Hình 4.6: Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Về Mức Lương Của Họ So Với
Các DN Tương Tự Khác

57

Hình 4.7: Biểu Đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Về Thời Gian Làm Việc và Nghỉ
Ngơi

58

Hình 4.8: Biểu đồ Tỷ Lệ Người Lao Động Trả Lời Về Công Tác Đi Du Lịch, Tham
Quan, Sinh Hoạt.

59

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Thăm Dò
Phụ lục 2. Bảng Chấm Công Tháng 2 Năm 2008
Phụ lục 3. Bảng Tổng Hợp Tiền Lương Cơ Bản Tháng 3 Năm 2008
Phụ lục 4. Bảng Thanh Toán Lương Và Phụ Cấp Tháng 3 Năm 2008

ix



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Quá trình hình thành, phát triển của một nền kinh tế nói chung hay một tổ chức,
DN nói riêng đều gắn kết với một lực lượng lao động. Đây là nhân tố chính và quan
trọng nhất. Chính nhân tố này quyết định sự thành bại của các chủ thể nói trên, khơng
ai có thể phủ nhận rằng: với một nguồn tài chính mạnh thì chưa đủ tạo nên sự thành
cơng mà phải có nhân lực – tài lực – trí lực, hội đủ ba yếu tố này thì mới tạo nên tên
tuổi của một DN, một thương hiệu lớn. Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển
và đổi mới, kinh tế thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh gay gắt, đặc biệt Việt
Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, với sự săn lùng chất xám của
các tổ chức nước ngồi như hiện nay. Đây chính là thách thức và mục tiêu cho các
DN.
Vậy DN phải làm gì để tập thể cơng nhân viên của mình từ cấp quản trị đến
cấp thừa hành có thể hồn thành tốt cơng việc được giao, cũng như thực hiện những
chiến lược dài hạn mà công ty đã đề ra, mặt khác làm sao để họ yên tâm cống hiến sức
lao động, tích cực sáng tạo, làm việc lâu dài ở DN, xây dựng DN phát triển như chính
ngơi nhà riêng của họ.
Với những yêu cầu và thách thức đó, DN cần có một chính sách, chế độ hợp lý
về trả cơng và khuyến khích lao động nhằm giữ chân những nhân viên giỏi, nhân viên
có kinh nghiệm để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh trong công ty.
Trả công lao động thực chất là tổng cộng số tiền mà hàng tháng người lao động
nhận được gồm rất nhiều khoản: lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp…
Các biện pháp khuyến khích lao động là các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu
về vật chất lẫn tinh thần của người lao động như tiền thưởng, thăng chức…
1



Một DN thiết lập được hệ thống trả công cho nhân viên công bằng hợp lý, cùng
với các biện pháp khuyến khích sẽ góp phần nâng cao năng suất, động viên được tinh
thần làm việc của nhân viên.
Mặc dù tiền không phải là lý do duy nhất để các nhân viên làm việc trong một
DN nhưng những phương pháp trả lương khơng cơng bằng vẫn là ngun nhân chính
gây ra sự bất mãn của nhân viên và làm tăng tình trạng bỏ việc. Cùng với nhu cầu
ngày càng cao về vật chất thi việc đòi hỏi thỏa mãn về tinh thần cho CBCNV cũng là
điều không thể thiếu nhằm tăng hiệu quả lao động và giúp cho người lao động hăng
say với cơng việc hơn.
Vì lý do nêu trên tơi chọn đề tài:”Đánh giá hệ thống trả công và các biện pháp
khuyến khích lao động tại cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng” nhằm nghiên cứu
tìm ra những ưu khuyết điểm trong việc trả cơng và khuyến khích nguồn nhân lực của
cơng ty và từ đó có thể đề xuất một số giải pháp giúp cơng ty hồn thiện công tác này
ngày một hợp lý hơn. Do lần đầu làm luận văn nên chưa có kinh nghiệm và những ý
kiến ban đầu cịn mang tính chất lý thuyết nhưng với lịng nhiệt tình và say mê nghiên
cứu tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của cơng ty
CP XNK Đà Nẵng. Tơi rất mong được sự góp ý của các thầy cô khoa kinh tế - Trường
Đại Học Nông Lâm và các anh chị phịng nhân sự của cơng ty CP XNK Đà Nẵng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là “Đánh giá hệ thống trả công và các biện pháp
khuyến khích lao động tại cơng ty CP XNK Đà Nẵng”.
Mục tiêu cụ thể là:
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác tính trả lương cho CBCNV trong công ty.
- Nghiên cứu, đánh giá các biện pháp khuyến khích lao động tại cơng ty.
- Đo lường mức độ hài lịng của CBCNV trong cơng ty thơng qua bảng câu hỏi
Từ đó tìm ra những mặt được và chưa được của hệ thống và đánh giá xem hệ
thống có đáp ứng được mục tiêu của tiền lương, của các biện pháp khuyến khích lao
động khơng đó là: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động

viên nhân viên, đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Qua đó sẽ nêu ra những ý kiến góp
phần hồn chỉnh hơn hệ thống trả công và các biện pháp khuyến khích lao động.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các ưu, khuyết điểm của hệ thống trả cơng và
các biện pháp khuyến khích lao động và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
hệ thống này.
Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thống kê
tại phòng TC-HC, kế tốn – tài chính và những thơng tin phỏng vấn một cách ngẫu
nhiên CBCNV trong công ty trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập năm 2005, 2006, 2007
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2008
Thời gian nghiên cứu: từ 9 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 2008
1.4. Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Đây là chương giới thiệu chung về sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu của đề
tài, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Sơ lược về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội ở TP Đà Nẵng và giới thiệu
tổng quan về công ty CP XNK Đà Nẵng.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày những cơ sở lý luận về tiền lương, các biện pháp khuyến khích lao động và
giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khóa luận đang sử
dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đây là chương quan trọng nhất của đề tài. Qua chương này sẽ có một cái nhìn cụ thể

về hệ thống trả cơng lao động và các biện pháp khuyến khích lao động, cũng như mức
độ hài lịng của CBCNV về chính sách tiền lương của cơng ty. Qua đó, sẽ thấy được
những ưu khuyết điểm của hệ thống và sẽ có hướng khắc phục của tác giả.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Chương cuối cùng này sẽ nêu lên kết luận về kết quả đã nghiên cứu. Từ đó, nêu ra
những kiến nghị đối với cơ quan nơi thực tập cũng như với chính phủ để giúp cho vấn
đề nghiên cứu được hồn thiện hơn.
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về TP Đà Nẵng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở15 o55’ đến 16o14’ vĩ Bắc, 107o18’ đến 108o20’ kinh
Đông. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp
Biển Đông.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía
Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngồi ra, Đà Nẵng cịn là trung điểm
của 4 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn và rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngỏ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với
điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển
và đường hàng khơng quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí đặc biệt thuận lợi cho

sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km 2. Trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48
km2
Khí hậu, thời tiết
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
4


miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng
7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và khơng kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 oC, cao nhất vào các tháng 6,7,8,
trung bình từ 28 – 30oC, thấp nhất vào các tháng 12,1,2, trung bình từ 18 – 23 oC.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20oC.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%, cao nhất vào các tháng 10,11, trung bình
từ 85,67 – 87,67%, thấp nhất vàp các tháng 6,7, trung bình từ 76,67 – 77,73%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm/năm, lượng mưa cao nhất vào
các tháng 10,11, trung bình từ 550 – 1000mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 1,2,3,4,
trung bình từ 23 – 40 mm/tháng..
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ, nhiều nhất là vào tháng 5,6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11,12, trung bình từ 69 đến
165 giờ/tháng.
Địa hình thành phố Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẻ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 – 1500m, độ dốc
lớn (>400m), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường

sinh thái của thành phố.
Hệ thống sơng ngồi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh
Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sỏ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Với diện tích 1.255,53 km2 (chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện
đảo Hồng Sa với diện tích 305 km 2); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và
đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen,
5


đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng
bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô, đất đỏ vàng ở
những vùng đồi núi thích hợp với các loại cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược
liệu, chăn ni gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở cơng
trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có:
Đất lâm nghiệp: 514,21 km2
Đất nông nghiệp: 117,22 km2
Đất chuyên dung (sử dụng cho mục đích cơng nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho
bãi, qn sự…): 385,69 km2
Đất ở: 30,79 km2
Đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km2
Cát trắng: tập trung ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3.
Cát, cuội sỏi xây dựng: cát lịng sơng Vĩnh Điện, Túy Loan, sơng n, Cầu Đỏ,
Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hồ Bắc, Hịa Liên.
Đất sét trữ lượng khoảng 38 triệu m3.

Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu
ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng:22.745 ha,
trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phịng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là
17.468 ha. Rừng sản xuất: 23.058 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hịa Vang, một số ít ở
quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ
khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế, cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu
khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên ưu đãi đã ban
cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà
Nà, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân.
Tài nguyên khoáng sản
Đá hoa cương: ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành
Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác.
6


Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu
vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố.
Đá phiến lợp: tập trung ở thơn Phị Nam, xã Hịa Bắc. Đây là loại đá Filit màu
xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3 – 0,5m. Trữ lượng
khoảng 500.000m3.
Cát, cuội sỏi xây dựng: cát long song Vĩnh Điện, Túy Loan, song Yên, Cầu Đỏ,
Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hồ Bắc, Hịa Liên.
Laterir: đến nay đã có 3 mỏ được nghiên cứu sơ lược: La Châu, Hòa Cầm,
Phước Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol – Atek.
Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol – Atek bị
phong hóa, có nơi lớp dày đến 40 -50 m. Tập rung chủ yếu ở Hòa Phong, Hịa Sơn, Đa
Phước.

Nước khống: ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày.
Đặt biệt vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
Tài nguyên nước
Biển, bờ biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn
núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một
số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi
cho việc giao thông đường thủy. Mặt khác, vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão
của các tàu có cơng suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km 2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 lồi (11
lồi tơm, 2 loại mực và 3 loại rong biển)… với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản
các loại (theo dự báo của Bộ Thủy Sản) và được phân bố tập trung ở các vùng nước có
độ sâu từ 50 – 200m, (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50 m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên
200 m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 – 200.000 tấn hải
sản các loại.
Đà Nẵng cịn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán

7


đảo Sơn Trà có những bãi san hơ lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh
doanh, dịch vụ, du lịch biển.
Ngoài ra, vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dị dầu khí, chất đốt.
Sơng ngịi, ao hồ:
Sơng ngịi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và có dốc. Có 2 sơng
chính là sơng Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180
km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km 2). Ngoài ra,

trên địa bàn thành phố cịn có các sơng: sơng n, sơng Chu Bái, sông Vĩnh Điện,
sông Túy Loan, sông Phú Lộc… Thành phố cịn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng
ni trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây
dựng thành vùng ni thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú
và tôm hùm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Cơ cấu kinh tế
Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa
lớn của miền Trung và cả nước, với các chức năng cơ bản là một trung tâm công
nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; là thành phố cảng, đầu mối
giao thông (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ) quan trọng về trung
chuyển và vận tải trong cả nước và quốc tế; là trung tâm bưu chính viễn thơng và tài
chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục đào tạo,
trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
năm 2010 theo hướng công nghiệp – Dịch Vụ - nông nghiệp:
Công nghiệp và xây dựng: 46,7%
Dịch vụ: 50,1%
Thủy sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%
b) Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là:
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường
đất) là 382,583 km. Trong đó, quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67
8


km; đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 0,8m. Mật độ
đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3km/km2, ngoại thành là 0,33km/km2.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiếu dài
khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó,

ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá
thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam
và trên thế giới. Với hai cảng hiện có là cảng Tiên Sa và Cảng Sơng Hàn nằm ở vị trí
khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, cảng Đà
Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác trên thế giới.
Sân bay hàng khơng quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu
vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m, có khả năng cho
hạ cánh các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần, tại sân bay Đà
Nẵng có khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông và Thái
Lan.
Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được
nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân
cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn
thứ ba trong cả nước.
2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty CP XNK Đà Nẵng
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về cơng ty
a) Qúa trình hình thành và phát triển của cơng ty
Q trình hình thành
Ngày 18 tháng 3 năm 1976 theo quyết định số 2248 QĐ/TCUB của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, công ty XNK Đà Nẵng được thành lập với tên
gọi ban đầu là công ty ngoại thương Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó được đổi tên là
cơng ty lien hiệp XNK Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1997 theo quyết định số 4894/ QĐ-UB ngày 11/12/1997 sáp nhập với
công ty XNK thành phố Đà Nẵng, đổi tên chính thức thành công ty XNK Đà Nẵng

9



theo quyết định số 5485/QĐ-UB ngày 31/12/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng.
Tháng 11 năm 1998 công ty sát nhập với cơng ty bách hóa vải sợi miền Trung
thuộc Bộ Thương Mại theo quyết định số 6346/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân TP
Đà Nẵng.
Tên cơ quan phát hành: công ty CP XNK Đà Nẵng
Tên giao dịch đối ngoại: DA NANG TERITORIAL IMPORT – EXPORT
COMPHANY
Tên giao dịch: COTIMEX DA NANG
Trụ sở chính: 06 – Lê Lợi - Đà Nẵng
Điện thoại: (0511)3823827 – (0511)3821698 – (0511)3892875
Fax: (0511)3821049
Email:
Website: cotimexdn.com
Quá trình phát triển:
Giai đoạn từ 1976 – 1989: chức năng chính của công ty là vừa làm công tác
quản lý, vừa thực hiện kinh doanh XNK. Phạm vi kinh doanh của cơng ty:
XNK hàng hóa
Bán hàng tại chỗ thu ngoại tệ
Vận tải máy gia công
Dịch vụ kiều hối
Là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng làm cơng tác kinh
doanh XNK. Việc XNK hàng hóa tại công ty được tiến hành trực tiếp thông qua giao
dịch, đàm phán ký kết hợp đồng.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: công ty chỉ thực hiện chức năng XNK chứ không
đảm nhận công tác quản lý. Trong thời gian này, cùng với những quy định về đổi mới
cơ chế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũng như trong cả nước công ty XNK Quảng Nam
– Đà Nẵng được thành lập lại theo quyết định số 2887/QĐ-UB ngày 09 tháng 10 năm
1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và được cấp giấy phép kinh
doanh số 311005/CP ngày18 tháng 12 năm 1992 của Bộ Thương Mại để phù hợp với

co chế XNK hiện hành. Các xí nghiệp hoặc công ty trực thuộc công ty XNK Đà Nẵng
10


trước đây đã được bàn giao cho các cơ sở chun ngành quản lý. Các cơng ty XNK
huyện thì được thành lập và được quyền kinh doanh XNK trực tiếp. Với điều kiện đó,
cơng ty XNK Đà Nẵng được mở rộng và phát triển không ngừng cả về quy mô lẫn thị
trường kinh doanh của công ty được mở rộng trên khắp thế giới.
Từ năm 2005 công ty tiến hành CP hóa DN và bắt đầu chính thức hoạt động
theo mơ hình CP hóa từ tháng 11 năm 2007.
b) Những ngành nghề hoạt động của công ty
Trực tiếp XNK nông lâm, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc vải
sợi, đồ gỗ dân dụng, khoáng sản (theo quy định của nhà nước).
Nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, vật tư hàng hóa thiết bị hàng tiêu dùng, dịch vụ
kiều hối, vật liệu xây dựng, máy móc phục vụ cho sản xuất, phụ tùng và phương tiện
vận tải các loại.
May công nghiệp, sản xuất hàng may mặc.
Sản xuất lắp ráp và kinh doanh các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh và vi tính.
Sản xuất và kinh doanh ngư lưới cụ.
Cung ứng thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy, báo trộm tự động, camera quan
sát.
Kinh doanh dịch vụ (trong đó có karaoke), khách sạn và nhà hàng trong khách
sạn, dịch vụ tắm hơi, xoa bóp.
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh hàng trang
trí nội thất, phương tiện vận tải hàng hóa.Kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, kinh
doanh rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, cà phê.
Sản xuất và gia công hàng bách hóa vải sợi, may mặc, các đồ dùng bằng da và
giả da. Văn phịng phẩm hàng cơng nghiệp tiêu dùng.
Sản xuất kinh doanh kìm kẹp chì, viên chì phát quang và dây xâu chì niêm
phong thiết bị đo đếm điện. Kinh doanh máy điện thoại, điện thoại di động. Nhập khẩu

và kinh doanh thiết bị điện thoại.
Kinh doanh kho bãi và dịch vụ vận tải hàng hóa trong nước, quốc tế. Nhập khẩu
và kinh doanh phân bón vật tư nông nghiệp.
c) Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức
11


Hình 2.1 : Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty CP XNK Đà
Nẵng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM SỐT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC I

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC II

PHỊNG KẾ
PHỊNG TỔ
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC
THUỘCHOẠCH NẴNG CHỨC –
TẠI ĐÀ
ĐỐI
HÀNH
CHÍNH
NGOẠI


PHỊNG
PHỊNG
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
KHO
KẾ TỐN TỈNH THÀNH
TẠI CÁC
– KHÁC
TÀI
VẬN
CHÍNH

12


Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ kiểm tra giám sát
Quan hệ phối hợp
Quan hệ tham mưu, giúp việc
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc
Hội đồng quản trị: là tổ chức có quyền lực cao nhất, có nhiệm vụ tổ chức, điều
hành các hoạt động, chịu trách nhiệm trực tiếp về công việc của cơng ty. Hội đồng
quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau: quyết định chiến lược phát triển của công ty;
kiến nghị loại CP và tổng số CP được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy
động thêm vốn theo hình thức khác; quyết định giải pháp, cách thức phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ; giám sát, miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức GĐ và cán
bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý
nội bộ công ty và một số chức năng, nhiệm vụ khác.
Ban kiểm soát: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, thực hiện các
nghiệp vụ do Hội đồng quản trị giao, là bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Hội đồng

quản trị.
Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty. TGĐ quyết định
chiến lược và sách lược để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
với sự trợ giúp của hai phó TGĐ.
Phó Tổng Giám đốc: có nhiệm vụ giúp đỡ cho giám đốc và điều hành cơng ty lúc
TGĐ đi vắng. Phó TGĐ I phụ trách các chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng, Phó TGĐ II
phụ trách các chi nhánh của các tỉnh thành còn lại trong cả nước.
Chức năng nhiệm vụ của các phịng ban
Phịng Tổ Chức - Hành Chính:
Chức năng: tổ chức cán bộ, tiền lương, các chính sách, chế độ bảo hiểm, quản trị
hành chính trong tồn cơng ty.
13


Nhiệm vụ: tổ chức mơ hình mạng lưới, bố trí nhân lực cho các đơn vị trực thuộc
phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty trong từng giai đoạn. Lập
kế hoạch quy hoạch cán bộ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tồn
cơng ty. Kịp thời điều chỉnh bố trí trong từng đơn vị trực thuộc nhằm phát huy năng
lực sở trường của các CBCNV trong lĩnh vực cơng tác. Rà sốt lựa chọn những cán bộ
có năng lực về nghiệp vụ chuyên môn vào những công việc phù hợp. Xây dựng nội
quy lao động và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện nội quy, quy chế của CBCNV.
.Phịng Kế Tốn - Tài Chính:
Chức năng: quản lý giám sát tài chính trong tồn cơng ty. Giám sát q trình
SXKD ở các phịng, các đơn vị trực thuộc cơng ty. Thực hiện tài chính pháp lệnh
thống kê kế toán do NN ban hành.
Nhiệm vụ: lập kế hoạch về nhu cầu vốn về phục vụ SXKD, luận chứng kinh tế kỹ
thuật theo yêu cầu của công nhân nhằm chủ động bảo đảm nguồn vốn phục vụ SXKD
tồn cơng ty. Xây dựng các quy chế quản lý tiền hàng, quy định mức công nợ,… áp
dụng cho tất cả các đơn vị trong công ty. Theo dõi chặt chẽ các hoạt động kế tốn tài

chính trong tồn công ty kịp thời điều chỉnh những phát sinh bất hợp lý trong hoạt
động SXKD, trong tiêu dung tập thể và có cơ sở trả lương cho từng đơn vị. Thu hồi
công nợ đúng hạn, kiên quyết xử lý các trường hợp trả nợ chậm, chiếm dụng vượt quá
định mức. Tổng hợp báo cáo chính xác với lãnh đạo diễn biến hoạt động SXKD, hoạt
động tài chính cơng ty hằng ngày. Báo cáo quyết toán đúng thời hạn quy định cơng ty
và đơn vị chủ quản.
Phịng Kế Hoạch - Đối Ngoại:
Chức năng:Hoạch định phương hướng, chiến lược phát triển SXKD chung cho
tồn bộ cơng ty.Nghiên cứu và đề xuất với phó giám đốc kế hoạch cho các đơn vị trực
thuộc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị.Khảo sát khai thác tiềm năng của
thị trường trong và ngồi nước.Nắm bắt, xử lý thơng tin kinh tế đối tác, thông tin phục
vụ cho các hoạt động SXKD.
Nhiệm vụ:Căn cứ vào khả năng hiện có và tiềm năng của đơn vị về cơ sở vật chất,
kỹ thuật, vốn thị trường… cân đối xây dựng kế hoạch chung cho toàn đơn vị.Tổ chức
nghiên cứu, tiếp thị, tìm đối tác thị trường mới ở các khu vực có tiềm năng, khơi phục
lại các thị trường, đối tác bị gián đoạn trong thời gian qua, ngồi ra cịn quan hệ với
14


các nhà cung cấp tìm khách hàng.Soạn thảo hợp đồng, thủ tục xuất nhập khẩu và mọi
thủ tục cần thiết trong hoạt động SXKD, quản lý các giấy phép hạn nghạch và hồ sơ
liên quan đến hoạt động XNK.
Phòng chuyển vận: quản lý điều hành kho, bến, bãi và xe vận chuyển giấy phép
hạn ngạch và hồ sơ liên quan đến hoạt động XNK.
Các chi nhánh và trung tâm: tổ chức phân phối hàng hóa đến các trung tâm ở các
khu vực, các tỉnh thành, và tổ chức bán hàng tại các cửa hàng trực thuộc. Thay mặt
cho công ty thực hiện nhiệm vụ marketing, đàm phán ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng
hóa cho cơng ty tại các khu vự, tỉnh, thành phố.
d) Tình hình lao động
Bảng 2.1: Tình Hình Phân Bố Lao Động Tại Cơng Ty Năm 2007


1. Ban giám đốc
2. Phòng TC - HC
3. Phòng Kế Hoạch - Đối Ngoại
4. Phịng Kế Tốn - Tài Chính
5. Phịng kho vận
6. XN SXKD hàng XK
7. Trung tâm kinh doanh XNK
8. Trung tâm bách hóa vải sợi
9. Khách sạn Hoa Lư
10. Trung tâm kinh doanh XK và dịch vụ kiều
hối
11. Chi nhánh Đắc Lắc
12. Chi nhánh Hà Nội
13. Chi nhánh T HCM
14. Trung tâm kinh doanh dịch vụ tổng hợp
15. Trung tâm môtô xe máy
16. Chi nhánh Quảng Nam
17. Chi nhánh Quảng Ngãi
18. Chi nhánh Huế
19. Chi nhánh Quảng Trị
20. Trung tâm công nghệ thông tin
21. Chi nhánh Quảng Ninh
22. Tổng cộng

15

3
10
4

8
10
21
30
31
17
32
11
10
14
9
24
23
11
10
11
9
8
306

0,98
3,27
1,3
2,6
3,27
6,86
9,81
10,13
5,56
10,46

3,6
3,27
4,57
2,94
7,84
7,51
3,6
3,2
3,6
2,94
2,61
100
Nguồn: Phòng TC - HC


Quản lý con người là một hoạt động phức tạp và khó khăn nên để đạt được một
cơ cấu nhân sự tinh nhuệ chỉ đạt được ở mức độ tương đối, trong chừng mực phạm vi
quyền hạn và năng lực của mình. Cơng ty XNK Đà Nẵng đã tạo cho mình một đội ngũ
cán bộ cơng nhân viên đảm đương tồn bộ cơng việc XNK. Để có được đánh giá đầy
đủ nguồn nhân lực của cơng ty ta phân tích 2 mặt là chất lượng và số lượng. Hiện nay
công ty có 16 đơn vị trực thuộc gồm 1 khách sạn, 1 XN, 6 trung tâm, 8 chi nhánh với
đội ngũ lao động là 306 người. Nguồn lao động của cơng ty được phân bổ đều ở các
phịng ban, đặc biệt là tập trung nhiều nhân lực ở các trung tâm kinh doanh. Đây là
những trung tâm cần có nguồn nhân lực nhiều để phù hợp với tính chất ngành nghề lao
động. Còn đối với các chi nhánh, cong ty chỉ phân bổ ít nguồn nhân lực phần cịn lại là
sử dụng lao động địa phương, tùy theo công việc mà công ty hợp đồng ngắn hạn hoặc
dài hạn để phù hợp với công việc và tập quán của từng vùng. Đa số nhân viên trong
công ty đều là lao động trẻ, mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn
nhưng họ là những người năng động , sáng tạo, nhiệt tình trong cơng việc. Do đó, sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cơng tác tìm kiếm nguồn hàng,

thị trường mới phục vụ cho hoạt động SXKD của cơng ty.
Bảng 2.2: Trình Độ Học Vấn Của CBCNV Trong Công Ty
Chỉ tiêu
1. Phân theo chức năng
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
2. Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học, cao đẳng
Trung học chuyên nghiệp
Công nhân kỹ thuật
Lao động phổ thông
Tổng số

Số lượng (Người)

Tỷ trọng (%)

252
54
89
48
15
154
306

82,35
17,65
29,08
15,69
4,9

50,33
100
Nguồn: Phòng TC - HC

Qua bảng 2.2 ta thấy số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá cao (82,35%),
điều này chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh của cơng ty đang ngày càng mở rộng.
Bên cạnh đó, trình độ lao động của nguồn nhân lực khá cao, cụ thể số nhân viên có
trình độ ĐH – CĐ (Chính quy và tại chức) chiếm tỷ trọng cao (29,08%), trình độ
THCN chiếm (15,69%), lao động phổ thơng chiếm tỷ lệ cao nhất (50,33%).
16


2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
a) Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Bảng 2.3 : Máy Móc, Thiết Bị Hỗ Trợ Kinh Doanh Của Cơng ty
Máy móc thiết bị
Máy vi tính và máy in
Máy fax
Máy photocopy
Xe tải lớn
Xe tải nhỏ
Điện thoại
Máy điều hòa
Xe con

Số lượng (cái)
14
08
03
04

05
33
07
02
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đối ngoại

Hầu hết các đơn vị trực thuộc đã được trang bị máy vi tính và các phương tiện
phục vụ quản lý hiện đại, phương tiện vận tải cũng đã được giải quyết. Về cơ bản cơng
ty đã khắc phục tình trạng thiếu phương tiện làm việc đã từng tồn tại trong những năm
trước. Tại các văn phịng của cơng ty thường xun nối mạng internet để cập nhật
thong tin thị trường phục vụ cho công tác XNK. Hiện nay, công ty đang trực tiếp giao
dịch trao đổi dự thảo hợp đồng và xét duyệt sản phẩm thông qua hệ thống email trên
mạng.
b) Tình hình tài chính cơng ty
Là một cơng ty kinh doanh tổng hợp các mặt bằng để có hiệu quả trong kinh
doanh thì việc phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn vốn và tài sản là rất quan trọng.

17


Bảng 2.4: Biến Động Tài Sản – Nguồn Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm 2006 2007
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu

Năm 2006
Số tiền
Tỉ trọng

Năm 2007
Số tiền

Tỉ

(%)

trọng
(%)

TÀI SẢN
A.TSLĐ và ĐTNH
1. Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
2. Khoản phải thu
Phải thu khách hàng
Trả trước người bán
Thuế GTGT khấu trừ
Khoản phải thu khác
Dự phòng KPT khó địi
3. Hàng tồn kho
4. TSLĐ khác
B. TSCĐ và ĐTDH
1. Tài sản cố định
2. Đầu tư tài chính dài hạn
3. Chi phí XDCB
4. Ký quỹ, ký cược dài hạn
5. Chi phí trả trước dài hạn
Tổng tài sản
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
1. Nợ ngắn hạn

2. Nợ dài hạn
3. Nợ khác
B. NGUỒN VỐN CSH
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Qũy dự phòng tài chính
3. Qũy dự phịng trợ cấp
4. Qũy khen thưởng phúc lợi
5. Nguồn kinh phí sự nghiệp

105.151.914
5.846.206
1.194.285
4.651.285
65.187.238
42.852.662
16.847.112
3.253.346
2.532.231
-325.113
27.555.596
5.562.905
21.409.650
10.577.840
10.805.222
6.588
20.000
0
125.561.595
105.506.129
105.245.022

1.137.391
3.123.716
16.055.466
14.735.442
993.413
8.140
181.732
136.739
18

82,95
4,66
51,92

21,95
4,43
17,05
8,42
8,61
0,01
0,02
0
100

154.965.540
7.230.518
1.016.563
6.213.955
71.126.701
45.860.813

18.193.957
3.797.644
3.493.201
-218.914
71.188.015
5.420.307
21.349.402
12.458.300
8.252.614
398.988
20.000
219.500
176.314.944

87,89
4,10

153.748.321
149.375.137
856.191
3.516.993
22.566.623
19.153.263
2.637.425
72.958
288.963
414.014

87,20
84,72

0,49
1,99
12,8
84,87
11,69
0,32
1,28
1,84

40,34

40,38
3,07
12,1
7,07
4,68
0,23
0,01
0,12
100


Tổng nguồn vốn

125.561.595
176.314.944
100
Nguồn: Phịng Kế tốn - tài chính

Về tài sản: năm 2007 tổng tài sản của công ty là 176.314.944.000 đồng, tăng

50.753.349.000 đồng hay tăng 40,42% so với năm 2006. Trong đó, TSLĐ có xu
hướng tăng dần và ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công. Nguyên nhân
là do công ty đầu tư mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý kinh
doanh. Hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn. TSCĐ có sự giảm sút
về mặt tỷ trọng nhưng về mặt tuyệt đối thì khơng biến động đáng kể (từ
21.409.650.000 đồng năm 2006 giảm xuống 21.349.402.000 đồng năm 2007), điều
này là do quy mơ tài sản có sự gia tăng đáng kể.
Về nguồn vốn: trong quá trình hoạt động knih doanh, nguồn vốn luôn luôn biến
động theo tài sản. Nguồn vốn của cơng ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
nhưng chủ yếu là từ nợ phải trả (chiếm đến 87,2% tổng nguồn vốn). Nợ phải trả đang
chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm, trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu (chiếm
84,72%), điều này sẽ gây khó khăn cho cơng ty do sức ép phải thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp nhưng về mặt tuyệt đối vốn
chủ sở hữu đang có xu hướng nhích dần lên qua các năm cho thấy một tín hiệu đáng
mừng cho sự phát triển của công ty.

c) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.5: Kết Quả Hoạt Động SXKD Của Công Ty Qua Ba Năm 2005 - 2007
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu

Năm 2005

Tổng doanh thu

644,437,28
8

So sánh
2006/200

5
2007/2006
811,210,165 955,635,677
1.26
1.18
Năm 2006

19

Năm 2007


×