EẻL ■
BO YTÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sử DỤNG KHÁNG SINH
TRONG ĐIỂU TRỊ VIÊM PHổI NGƯỜI LỚN
TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA NĂM 2003
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHÓA 1999 - 2004)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.s. PHẠM THỊ THUÝ VÂN
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO
NƠI THỰC HIỆN : BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA
Bộ MÔN DƯỢC LÂM SÀNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1/2004 - 5/2004
ĐÀO THANH TUÂN
HÀ NÔI 05/2004
Ịìí V Í Ấ . ị.
e d ề t i
f7M/ fâ.ỉ eá //'()*///, /â/xiVt ftỉ /à/tự / ù i ỉ r/ff utff jjfe /fíf' ỉ
+ Ợ ) / t ự M t @ Xù Q X tu ự . < T /ă tt
-
^ / r ỉ í ể ( / i ũ ẻ M / m mâfỉ * £ à m c ịV ĩể /( / / í í r r ì i ể r /
f& a / /t& e < 7)í/We.
+ Q c ỹ .& ỉợ uụ ést Q lk / (BẾeắL - 4 ^ / ẩ m iT r ìi' /w ẩ ỉ/i ế ũê ế ể ^ Ẻ )r fể ỉ(/ f& a.
Ẩ!à /ta / S/ểsĩí/ ếTềrĩ fể<í/'e f/ep /ỉíĩíífể(/ f/ếĩểf ữà fậểt fìếi/t ạ /ííp ế Trĩ fà/ f/fí/ử /i/ẻff ếfề
Ĩ7 í) í rẦTííể e/ỉâíỉ f/ểs}f//ể eắm áíể fd'/: (B a s t ạ / ấ m , / u ệ ể t , p/ùÌMỢ. đẵ& ẾểỊUị, ấẠ mÓH.
(D u ịfe ỂầềÊt A à ềiạ. Ể ể tá ừ tạ , < & ạ /jụ te <7)iẩ&è X à G tá /; ( 3 a ẩ t ợ ìổ ề ễ t đ s í , p A à ề tạ . / t i A / t ạ r A
i ở ề tợ , S ụ ty i ể ù i s ấ s ự?
Aáf
á i đ ẩ Ỉ n ( S ẻ ề i A ể ũ i ể t đ a ớ / r n pÁếýi f ù ể fạ& ítirt/ đ ĩ ề ư
fe/fíể /r/í e/ểíi f â / /ềtưỉe /t/éểể fMÌ / tr u ìể ể f ã í đ e Và/.
@f/ềứ eửềi ự, fâ/ <f ể/ể f'/ểíĩíf /AàểtÁ eảm eẩă f/ễếỉự ế?ả f fĩấ& ý /m ểi í Uể íf(/ếff/í
f / ể àí ể Sể^ểểự ự / ế ỉ rfĩểf/f /tã ớ/f/ /u ỉ n ý ợ r ỉ p (é ểùể /í/á// /í /óếể fT/)/fự íẰ/ẻểỉ f ắ / fểWíểạ ạưà
fí'í/ề/t / t / é ể ì r fip / à / ề t à ự
@ ! s/ ae/ềt e/iàểể f/ểế//ể/ỉ e ả ể t i rf/ể Sà ỉe ả
/
3/jii f ểá/ý /iựàế/ 2 2 f/ểfỉếfự 3 n á m . 2 0 0 4
cị/ếể/ể ể ũ ê s i
& à r ) f/ểfểfể/ể Ĩ7f/fỉ//
Mục lục
Đặt vấn đề
Phần 1: Tổng quan 2
1.1.Dịch tễ bệnh viêm phổi 2
1.2.Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi
2
1.2.1.Các nguyên nhân gây viêm phổi 2
1.2.2.Các điều kiện thuận lợi gây viêm phổi
3
1.3.Phân loại viêm phổi 3
1.3.1.Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh
3
1.3.2.Phân loại theo nơi mắc bệnh
3
1.3.3.Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh
4
1.3.4.Phân loại theo mức độ nặng của bệnh
.
4
1 A.Cấc triệu chứng và chẩn đoán viêm phổi 4
1.4.1.Triệu chứng lâm sàng 4
1.4.2.Cận lâm sàng 5
1.5.Dự đoán chủng gây bệnh 5
1.5.1 .Dự đoán chủng gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng 5
1.5.2.Dự đoán chủng gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện
6
1.6.Điều trị viêm phổi
.
7
1.6.1.Nguyên tắc điều trị viêm phổi 7
1.6.2.Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi
9
1.6.3.Lựa chọn kháng sinh trên từng vi khuẩn 10
1.7.Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn
10
1.8.Sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận 11
1.8.1.Với bệnh nhân suy giảm chức năng gan 11
1.8.2.Với bệnh nhân suy giảm chức năng thận 12
1.9.Điều trị viêm phổi trên bệnh nhân HIV 13
Phần 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15
2.1.Đối tượng nghiên cứu 15
2.2.Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.Một số nội dung nghiên cứu
15
2.4.Phương pháp xử lý 16
Phần 3: Kết quả nghiên cứu 17
3.1.Một số đặc điểm của bệnh nhân 17
3.1.1.Đặc điểm về độ tuổi 17
3.1.2.Phàn loại viêm phổi 18
3.1.3.Các điều kiện thuận lợi gây viêm phổi 19
3.1.4. Các bệnh mắc kèm 20
3.2.Cơ sở chẩn đoán viêm phổi 21
3.3.Kết quả nghiên cứu về sử dụng kháng sinh 23
3.3.1.Các kháng sinh sử dụng trong điều trị
23
3.3.2.Các phác đồ điều trị 26
3.4.Kết quả điều trị 33
3.4.1.Số ngày điều trị 33
3.4.2.Hiệu quả điều trị 34
3.5.Sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận 35
3.5.1.Sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận
35
3.5.2.Sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan
38
3.6.Sử dụng thuốc an toàn 38
3.6.1.Tác dụng không mong muốn của thuốc 38
3.6.2.Tương tác thuốc 38
Phần 4: Kết luận và Đề xuất 39
Kết luận 40
Đề xuất 41
Tài liệu tham khảo.
CÁC CHỮ VIẾT
S.pneumoniae
H.influenzae
S.aureus
p .aeruginosa
K.pneumoniae
M.pneumoniae
c .pneumoniae
L.pneumoniae
E.coli
p.carinii
HIV
AIDS
VK G(+)
VK G(-)
1KS
2KS
C1G
C2G
C3G
FQL
FQ3G
VPMPCĐ
RLTH
TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG
Steptococcus pneumoniae
Hemophylus influenzae
Staphylococcus aureus
Pseudomonas aeruginosa
Klebsiella pneumoniae
Mucoplasma pneumoniae
Chlamydia pneumoniae
Legioella pneumoniae
Escherichia coli
Pneumocystis carinii
Human Immunodeficiency Virus
Acquired Immuno-Deficiency Syndrome
Vi khuẩn gram (+)
Vi khuẩn gram (-)
Một kháng sinh
Hai kháng sinh
Cephalosporin thế hệ 1
Cephalosporin thế hệ 2
Cephalosporin thế hệ 3
Fluoroquinolon
Fluoroquinolon thế hệ 3
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Rối loạn tiêu hoá
ĐẶT VÂN ĐỂ
Viêm phổi là một bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thể giới cũng như ở nước
ta, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân.
Mặc dù đã có nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại trợ giúp trong điều trị, song viêm
phổi vẫn tiếp tục là một vấn đề quan trọng của ngành y tế. Ở Việt Nam, theo số liệu
thống kê y tế từ 1999-2002, viêm phổi luôn là bệnh đứng hàng đầu trong 10 bệnh
hay gặp nhất về tỷ lệ tử vong và số người mắc [3], [18].
Viêm phổi - một bệnh nhiễm khuẩn, do đó việc sử dụng kháng sinh trong
điều trị viêm phổi đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc nhận biết được vi khuẩn
gây bệnh để lựa chọn kháng sinh không phải lúc nào cũng được thực hiện. Vì vậy,
sự lựa chọn kháng sinh ban đầu mang tính kinh nghiệm dựa trên biểu hiện lâm
sàng, hình ảnh điện X quang và sự hiểu biết về tính nhạy cảm của các chủng vi
khuẩn với kháng sinh hiện hành. Song gần đây, có nhiều khó khăn đặt ra cho công
tác điều trị viêm phổi như sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh mới, sự thiếu
thông tin về tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn và việc sử dụng kháng sinh
thiếu hợp lý đã ảnh hưởng tới kết quả điều trị [25]. Chính vì vậy, việc đánh giá sử
dụng kháng sinh trong điều trị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian
điều trị và hạn chê tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù, thực
tế đã có các nghiên cứu về điều trị viêm phổi ở bệnh viện tuyến trung ương như
bệnh viện Bạch Mai, Viện Lao và Bệnh phổi nhưng việc nghiên cứu đánh giá tính
hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện tuyến đầu như bệnh viện Đống Đa sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển viện.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng kháng
sinh trong điều trị viêm phổi người lớn tại bệnh viện Đông Đa năm 2003, với các
mục tiêu:
+ Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại bệnh viện
Đống Đa.
+ Đánh giá việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi
người lớn.
+ Đề xuất một số ý kiến góp phần sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý
trong bệnh viện.
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1.DỊCH TỄ BỆNH VIÊM PHOI
Trên thế giới, mặc dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong phương pháp chẩn
đoán, nhiều kháng sinh mới tìm ra được sử dụng vào điều trị, song viêm phổi vẫn là
một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đe doạ cuộc sống. Nó là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới sau các bệnh lý tim mạch, tiêu hoá và
ung thư. Ớ Mỹ, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng [20]. Hàng năm có
từ 2-3 triệu trường hợp viêm phổi, khoảng 20-30% trong số đó phải nhập viện và có
tới 14% số bệnh nhân này tử vong. Tại Nhật Bản, hàng năm, có từ 57-70/100000
người tử vong do viêm phổi. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm phổi cộng đổng thường xảy
ra ở hai đầu thang tuổi (tức là ở nhóm người già trên 70 tuổi và nhóm trẻ nhỏ dưới 5
tuổi) [21].
ở Việt Nam, viêm phổi là một trong 10 bệnh hay gặp nhất: Năm 1976 đứng
hàng thứ 7, hai mươi năm sau đã lên hàng thứ 3 sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Và
tới 1999-2002 luôn là bệnh đứng đầu trong các bệnh hay gặp nhất. Theo Chu Văn
Ý, viêm phổi chiếm 12% các bệnh về phổi và 20-25% trong tổng sô' tử vong chung.
Trong số 3606 bệnh nhân điều trị tại khoa hô hấp Bệnh Viện Bạch Mai từ 1996-
2000 có 345 bệnh nhân viêm phổi đứng thứ tư trong số bệnh nhân điểu trị tại khoa.
Tại Viện Lao và Bệnh Phổi, trong 7 năm (1981-1987) viêm phổi cấp tính chiếm
6,7% bệnh nhân điều trị tại khoa nội 4. Các chủng vi khuẩn hay gây viêm phổi là
s .pneumoniae, H.influenzae, L.pneumoniae, c .pneumoniae, M.pneumoniae
[9], [20],
1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐlỂU KIỆN THUẬN LỢI
1.2.1.CÉC nguyên nhân gây viêm phổi [6]
Viêm phổi có thể có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do
vi khuẩn:
+ Vi khuẩn G(+): s.pneumoniae, s.aureus
ạ ,
+ Vi khuẩn G(-): H.influenzae, K.pneumoniae, L.pneumoniae
Trong đó, S.pneumoniae và H.influenzae là hai chủng vi khuẩn hay gặp nhất
gây VPMPCĐ và cũng là hai nguyên nhân chính gây viêm phổi ở người nhiễm HIV
trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS và xuất hiện các bệnh cơ hội [20].
+ Virus gây viêm phổi ở người lớn thường do Influenzae virus,
Parainfluenzae virus, Respiratory syncytical virus.
+ Do ký sinh trùng: Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng
như sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và nhiễm HIV/AIDS dễ bị mắc p.carinii. Gần
50% bệnh nhân AIDS dấu hiệu đầu tiên biểu hiện ở phổi là do tác nhân này [14].
1.2.2.CÉC điều kiện thuận lợi gây viêm phổi
+ Thời tiết lạnh đột ngột.
+ Cơ thể suy yếu: Còi xương, suy dinh dưỡng, người già, nghiện thuốc lá,
nghiện rượu
+ ứ đọng phổi do nằm lâu (liệt).
+ Biến dạng lồng ngực.
+ Sau khi bị cúm, viêm xoang.
+ Suy giảm miễn dịch trên bệnh nhân HIV/AIDS đặc biệt TCD4<200 tế
bào/ml.
1.3.PHÂN LOẠI VIÊM PHOI
1.3.1.Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh: Phân loại theo nguyên nhân gây
bệnh mang tính hữu ích trong điều trị [6]:
+ Viêm phổi do phế cầu.
+ Viêm phổi do tụ cầu.
+ Viêm phổi do vi khuẩn kỵ khí.
+ Viêm phổi do ký sinh trùng.
1.3.2.Phân loại theo nơi mắc bệnh [20]
+ Viêm phổi mắc phải cộng đồng bao gồm các nhiễm khuẩn xảy ra ngoài
bệnh viện, thường do s.pneumoniae và H.influenzae.
3
+ Viêm phổi mắc phải bệnh viện: Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là những
trường hợp viêm phổi phát triển >48 giờ sau khi vào viện, khi vào viện bệnh nhân
không có biểu hiện nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân nằm tại
khoa điều trị tăng cường và bệnh nhân thở máy. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp là
E.coli, P.aeruginosa, s.aureus
1.3.3.Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh [6]
+ Viêm phổi thuỳ (chủ yếu do phế cầu gây ra): Viêm phổi thuỳ là thể điển
hình nhất của viêm phổi, tổn thương chủ yếu là viêm một thuỳ hoặc nhiều phân
thuỳ phổi với tính chất đồng đều.
+ Viêm phế quản phổi còn được gọi là viêm phổi đốm (do nhiều tác nhân
gây nên), là thể hay gặp nhất ở trẻ em và người già. Tổn thương theo phân thuỳ,
thường là những nốt ở hai đáy phổi và vùng cạnh tim.
1.3.4.Phân loại viêm phổi theo mức độ bệnh [2]
+ Viêm phổi nhẹ: Ho, nhịp thở nhanh, khó thở nhẹ, không tím tái hoặc chỉ
xuất hiện tím tái khi vận động gắng sức.
+ Viêm phổi vừa: Ho, thở nhanh, khó thở và tím tái nhẹ.
+ Viêm phổi nặng: Khó thở nặng, tím tái, có thể thuỳ phổi tổn thương, suy
hô hấp hoặc có biểu hiện sốc.
1.4.TRIỆU CHỨNG VÀ CHAN đ o á n v iê m p h o i [6]
1.4.1.Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường khởi phát từ từ hay đột ngột với những triệu chứng sau:
+ Sốt: Sốt thường thành từng cơn hay liên tục có hoặc không kèm theo rét
run. Có thể sốt 39-40°C hay có thể chỉ sốt nhẹ 38-38,5°c ở người già, trẻ nhỏ có
bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch. Có thể kèm theo ho thành từng cơn hoặc ho
húng hắng, ho khan hoặc ho có đờm.
+ Đau ngực vùng tổn thương ít hoặc nhiều có trường hợp đau rất dữ dội.
+ Khó thở: Khó thở nhẹ hoặc vừa có xu hướng ngày càng tăng. Những
trường hợp nặng, bệnh nhân thở nhanh, nông có thể co cơ hô hấp.
4
+ Hô hấp: Tần số thở tăng, khám phổi có hội chứng đông đặc (rung thanh
tăng, rì rào phế nang giảm, gõ đục) có ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.
Ở viêm phổi người già biểu hiện lâm sàng không đầy đủ, rõ ràng [20],
1.4.2.Cận lâm sàng
+ X quang phổi: Tổn thương là đám mờ đậm đồng đều hình tam giác đỉnh
quay về phía trung thất ở viêm phổi thuỳ. Ở viêm phế quản phổi có nhiều nốt mờ rải
rác hai phổi, tập trung nhiều ở vùng cạnh tim và phía dưới, mật độ và kích thước các
nốt mờ không đều.
+ Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu thường tăng cao. Ở phế
quản phế viêm trên những bệnh nhân suy nhược cơ thể tỷ lệ bạch cầu tăng ít. Trên
bệnh nhân suy giảm miễn dịch, số lượng bạch cầu có thể giảm.
+ Chẩn đoán căn nguyên: Để chẩn đoán căn nguyên gây bệnh cần xét
nghiệm tìm vi khuẩn. Việc xét nghiệm nên được tiến hành trước khi dùng kháng
sinh. Một số xét nghiệm để chẩn đoán căn nguyên gây viêm phổi: Các xét nghiệm
trực tiếp như nhuộm gram đờm, cấy máu, cấy đờm, cấy dịch màng phổi, dịch phế
quản; Các xét nghiệm gián tiếp như miễn dịch huỳnh quang, test ngưng kết bổ thể,
huyết thanh đặc hiệu với vi khuẩn hoặc virus.
1.5.DỰ ĐOÁN CHỦNG V I KHUAN g â y b ệ n h
1.5.1.DỰ đoán chủng vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Theo hướng dẫn của Hội lồng ngực Hoa Kỳ, khả năng đoán trước chủng vi
khuẩn gây bệnh cần được căn cứ vào mức độ trầm trọng của bệnh, nơi điều trị (nội
trú hay ngoại trú), tuổi và sự hiện diện của bệnh lý kèm theo. Bệnh nhân được chia
làm 4 nhóm bệnh và tương ứng với mỗi nhóm có những chủng vi khuẩn thường gây
bệnh (Bảng 1.1).
Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất dù ở bất kỳ nhóm nào vẫn là
s.pneumoniae. Ở người già nghiện thuốc lá là H.influenzae, ở người già có bệnh
mạn tính, vi khuẩn G(-) chiếm 20-40% trong số tác nhân gây bệnh và ở những bệnh
nhân viêm phổi này Pseudomonas cũng chiếm tới 10-15% trường hợp. Mặc dù
S.aureus không phải là tác nhân gây bệnh phổ biến của viêm phổi mắc phải ở cộng
5
đồng, song viêm phổi do vi khuẩn này cũng cần được nghĩ đến ở những bệnh nhân
suy thận hay sau nhiễm virus [21].
Bảng 1.1: Dự đoán chủng gây bệnh trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Các nhóm bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và các tác nhân gây
bệnh thường gặp trong mỗi nhóm (tần suất theo thứ tự giảm dần):
Nhóm 1: Bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhẹ đến trung bình không có bệnh đi kèm,
tuổi<60 gồm : s.pneumoniae, M.pneumoniae, Virus, H.influenzae.
Chủng khác: Legionella, M.tuberculosis, nấm, VK G(-) đường ruột.
Nhóm 2: Bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhẹ đến trung bình hoặc có bệnh đi kèm hoặc
tuổi>60 hoặc cả hai gồm: s.pneumoniae, Virus, H.influenzae, VK G(-) đường ruột,
S.aureus.
Chủng khác: M.catarrhalis, nấm, Legionella, M.tuberculosis.
Nhóm 3: Bệnh nhân nội trú, bệnh trung bình có hoặc không có bệnh đi kèm, mọi
lứa tuổi gồm: s .pneumoniae, H.influenzae, Vi khuẩn yếm khí và VK G(-) đường
ruột, Legionella, s.aureus, Virus.
Chủng khác: M .pneumoniae, M.catarrhaỉis, M.tuberculosis, Nấm.
Nhóm 4: Bệnh nặng có hoặc không có bệnh đi kèm, mọi lứa tuổi gồm có
S.pneumoniae, Legionella, VK G(-) đường ruột, H.influenzae, M.pneumoniae,
Virus.
Chủng khác: M.tuberculosis, nấm.
1.5.2.DỰ đoán chủng vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện [21]
Các chủng vi khuẩn gây bệnh nhìn chung có thể được căn cứ vào mức độ
trầm trọng của bệnh nhân, sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ và thời điểm bệnh
khởi phát kể từ lúc nhập viện. Cần nhớ rằng đây là bảng hướng dẫn tổng quát và
phải lun ý đến yếu tố dịch tễ ở địa phương và yếu tố người bệnh:
6
Bảng 1.2: Các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.
Nhóm 1: Viêm phổi bệnh
viện nhẹ đến trung bình,
không có yếu tố bất thường,
khởi phát bất kỳ.
Vi khuẩn G(-) đường ruột (không phải
Pseudomonas)'. Enterobacter, Escherichia coli,
Klebsiella, Proteus, Serratia marcescens,
H .influenzae, S.aureus kháng Methicilin,
S.pneumoniae.
Nhóm 2: Viêm phổi bệnh
viện nặng, khởi phát bệnh
sớm.
Nhóm 3: Viêm phổi bệnh
viện nhẹ đến trung bình nhiều
yếu tô nguy cơ, khởi phát bất
kỳ.
Các chủng vi khuẩn trên cộng thêm: Vi khuẩn
kỵ khí (phẫu thuật bụng, viêm phổi hít);
S.aureus (hôn mê, chấn thương đầu, tiểu đường,
suy thận); p .aeruginosa (nằm chăm sóc đặc biệt
lâu, đang dùng kháng sinh hoặc corticoid).
Nhóm 4: Viêm phổi bệnh
viện nặng nhiều yếu tố nguy
cơ, khởi phát sớm.
Các chủng của nhóm trên cộng thêm:
p.aeruginosa, Acinetobacter, S.aureus kháng
Methicilin.
Nhóm 5: Viêm phổi bệnh
viện nặng, khởi phát muộn.
1.6.ĐIỂƯ TRỊ VIÊM P H ổI
l.ó.l.Nguyên tắc điều trị viêm phổi
Khi có chẩn đoán viêm phổi, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh ngay sau
khi đã lấy bệnh phẩm (đờm, máu, dịch phế quản, dịch màng phổi) làm xét nghiệm.
Chọn kháng sinh ban đầu thường là có tính chất kinh nghiệm dựa trên bối cảnh
nhiễm khuẩn, biểu hiện lâm sàng, hình ảnh X quang phổi, nhuộm soi đờm hoặc các
dịch tễ khác và những hiểu biết về tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh hiện
hành. Việc điều trị càng sớm đem lại càng nhiều hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu
cho thấy: Kết quả điều trị của người bệnh liên quan tới thời điểm đầu tiên sử dụng
kháng sinh có hiệu quả hơn liên quan tới phân lập chủng vi khuẩn [9],[21].
Tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh([l],[5]):
+ Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
+ Lựa chọn kháng sinh hợp lý theo vị trí nhiễm khuẩn, nhạy cảm với vi khuẩn gây
bệnh, có hoạt lực kháng sinh cao và thấm tốt vào tổ chức nhiễm bệnh và phù hợp
với cơ địa bệnh nhân.
+ Phối hợp kháng sinh nhằm nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều trị do tác
dụng hiệp đồng và giảm tỷ lệ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn.
+ Phải sử dụng đúng liều và đúng thời gian qui định: Sử dụng kháng sinh đến hết vi
khuẩn trong cơ thể và thêm 2-3 ngày ở người bình thường, 5-7 ngày ở bệnh nhân
suy giảm miễn dịch. Cơ thể được coi là hết vi khuẩn khi bệnh nhân giảm sốt, trạng
thái cơ thể cải thiện như ăn, ngủ tốt hơn
Ngoài việc sử dụng thuốc kháng nhiễm trùng thì cần tuân theo môt số
nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn sau [13]:
+ Điều trị dự phòng tại chỗ như dẫn lưu mủ và làm giảm bế tắc.
+ Những điều kiện dễ gây nhiễm khuẩn như đái tháo đường, hôn mê Nên giảm
thiểu tác dụng thuốc ức chế miễn dịch.
+ Tuổi, chức năng thận, chức năng gan nên được xem xét trước khi điều trị vì có thể
cần phải điều chỉnh liều.
+ Chăm sóc hỗ trợ bao gồm duy trì tuần hoàn, cung cấp oxy, giữ thăng bằng điện
giải, giám sát cung cấp dinh dưỡng phù hợp.
+ Điều trị sốt là không cần thiết trừ khi xuất hiện biến chứng của sốt, có khả năng
xảy ra suy tim hoặc suy hô hấp và có khả năng hệ thần kinh bị tổn thương. Không
nên dùng thuốc hạ nhiệt một cách tuỳ tiện.
I?)
l.ó.l.Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi
1.6.1.l.Với viêm phổi mắc phải ở cộng đồng [18], [21], [27]
Điều trị ban đầu thường theo kinh nghiệm. Sau khi đã phân nhóm bệnh và dự
đoán chủng vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh sẽ được chọn lựa phù hợp:
Bảng 1.3: Hướng dẫn sử dụng kháng sình điều trị VPMPCĐ
Nhóm 1
Điều trị ban đầu nên sử dụng Macrolid đường uống. Nếu bệnh
nhân không dung nạp Erythromycin hay nghi ngờ do H.influenzae
nhiều hơn nên dùng các Macrolid phổ rộng như Clarithromycin.
Nhóm 2
- IKS: Đường uống hoặc tiêm C2G, Cotrimoxazol, p lactam/ức
chế p lactamase
- 2KS: Các kháng sinh trên kết hơp với môt Macrolid khi có nghi
ngờ do M.pneumoniae, Legionella.
Nhóm 3
- IKS: Đường uống hoặc tiêm p lactam/ức chế p lactamase, C2G
C3G (cefuroxim, ceftriazon, cefotaxim) nhưng không đặc hiệu với
Pseudomonas.
- 2KS: Các kháng sinh trên kết hợp với một Macrolid khi có nghi
ngờ do M.pneumoniae, Legionella, chỉ cần đường uống nếu bệnh
nhân không quá nặng.
Nhóm 4
Dùng đường tiêm tĩnh mạch và phối hợp nhiều kháng sinh trong
điều trị ban đầu bao gồm một Macrolid với 1 hoặc 2 kháng sinh
đặc trị Pseudomonas như Aminosid, C3G (ceftazidim),
Monobactam, Fluoroquinolon, Penicilin (piperacillin)
1.6.2.VỚÌ viêm phổi mắc phải ỏ' bệnh viện [18], [21], [27]
Phác đồ điều trị cơ bản (nhóm 1, 2, 3): Tiêm tĩnh mạch
Piperacilin/tazobactam, Cefotaxim, Ceftriazon. Nếu dị ứng với p lactam thì dùng
Clindamycin hoặc Vancomycin với Ciprofloxacin hoặc Aztreonam.
Phác đồ điều trị với nhóm 4, 5: Aminosid hoặc Ciprofloxacin dùng đường
tiêm tĩnh mạch với một trong các thuốc sau (dùng đường tiêm tĩnh mạch):
\9i
Piperacilin/tazobactam, Ceftazidim, Imipenem, Meropenem, Cefepim, Cefpirom,
Vancomycin.
1.6.3.Lựa chọn kháng sinh trên từng vi khuẩn [18], [27]
Bảng 1.4: Chọn lựa kháng sinh theo vi khuẩn.
Chủng vi khuẩn
Kháng sinh lựa chọn
s.pneumoniae
Penicilin, Amoxicilin hoặc Macrolid, Cephalosporin,
Doxycyclin, Fluoroquinolon,Vancomycin.
H.influenzae
C2G, C3G, p lactam/ức chế p lactamase,
Doxycyclin, Azithromycin, Clarithromycin
S.aureus
- Không tạo p lactamase: C1G, Oxacillin, Cloxacillin
hoặc Vancomycin, Clindamycin,
Macrolid + Cotrimoxazol.
- Tạo [5 lactamase: Vancomycin.
p .aeruginosa
Aminosid + P-lactam (loại Penicilin kháng
Pseudomonas, C3G) hoặc Ciprofloxacin.
Legionella
Macrolid ± Rifamycin, hoặc Cotrimoxazol
Kỵ khí
Clindamycin, Penicilin + Metronidazol, p lactam/ức
chế |3 lactamase.
M .pneumoniae,
c .pneumoniae
Erythromycin, Doxycylin, Clarithromycin
Enterobacteriaceae
C3G ± Aminosid, p lactam/ức chế [5 lactamase,
Fluoroquinolon.
p.carinii
Cotrimoxazol, Pentamiclin, Dapson/Trimethoprim,
Clindamycin
1.7.TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC V IKHUAN
Nắm rõ tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn là việc rất cần
thiết trong điều trị viêm phổi nhất là điều trị viêm phổi theo kinh nghiệm. Nó làm
tăng hiệu quả điều trị và làm giảm tỷ lệ kháng của các chủng vi khuẩn, nhất là với
kháng sinh thế hệ mới. Tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn được trình bày ở
bảng 1.5.
Bảng 1.5: Mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh ở các bệnh
viện tỉnh thành phô năm 1992 và 2001 (%).
Kháng sinh
S.pneumoniae H.influenzae
S.aureus
p .aeruginosa Klebsiella
spp
1992 2001 1992 2001
1992 2001 1992 2001 1992 2001
Penicilin G 8,7 62,7
Ampicilin 11,5 62,7
93,7
Oxacillin
23,4 18,2 33,5
Cefuroxim
44,8 45,6
59,2
Cefotaxim
61,0
58,5
Ceftriazon
15,1
39,4 49,8
67,8
Ceftazidim
27,6
36,0 14,5
26,3
Ciprofloxacin
48,9
31,5
27,7
Cotrimoxazol 46,1 45,0
35 76,0 21,2
21,0 93,8
60,0
Amikacin
20,8 4,7
18,1
Gentamicin 11,5
53,4
50,8 13,8
28,8 36,3 37,9
62,2
Bảng 1.5 là kết quả nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng vi
khuẩn của chương trình ASTS năm 1992 và năm 2001. Tới năm 2001, H.influenzae
là chủng vi khuẩn kháng mạnh với nhiều kháng sinh nhất là với Penicilin G,
Ampicilin và Gentamicin [2],[4].
1.8.SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN SUY GIẢM CHỨC
NĂNG GAN, THẬN
1.8.1.VỚÌ bệnh nhân suy giảm chức năng thận
Việc sử dụng kháng sinh được gọi là an toàn khi không dùng những kháng
sinh có khả năng gây độc cho thận hoặc khi dùng thì có hiệu chỉnh liều theo chức
năng thận dựa vào hệ số thanh thải Clerance-creatinin. Cũng có thể hiệu chỉnh liều
11
hoặc nới rộng khoảng cách đưa thuốc của kháng sinh trên bệnh nhân suy giảm chức
năng thận dựa vào các bảng tính sẵn có trong các sách chuyên khảo. Hai nhóm
kháng sinh có độc tính trên thận cao hay được dùng trong điều trị viêm phổi cần
được hiệu chỉnh là p lactam và Aminosid [1], [5]: Bảng 1.6
Bảng 1.6:Một sô' thuốc hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận.
Thuốc
Độ thanh lọc
creatinin (ml/phút)
Liều dùng một lần
(mg)
Khoảng cách giữa
hai lần dùng thuốc
(giờ)
Amikacin 80-50 250
12
(tiêm bắp, tiêm 50-30 200 12
tĩnh mạch) 30-10 100 12
<10 125 24
50-30 500 8
Amoxicilin
30-10
500 12
(uống)
<10
250 12
Cefotaxim
80-50 2000
6
(Claforan)
50-30 2000
8
(tiêm bắp, tiêm
30-10
2000 12
tĩnh mạch)
<10 2000
24
80-50
160/800
Cotrimoxazol
12
50-10
160/800
(uống)
24
<10
không dùng
80-50
120
12
Gentamicin
50-30
80
12
Tobramycin
30-10
40
12
(tiêm bắp, tiêm
10-5
40
24
tĩnh mạch)
<5
20
24
12
1.8.2.VỚÌ bệnh nhân suy giảm chức năng gan
Gan là cơ quan chuyển hoá thuốc quan trọng của cơ thể. Sự suy giảm chức
năng gan sẽ làm giảm tốc độ chuyển hoá của nhiều thuốc, nhất là với những thuốc
chuyển hoá >70% qua gan. Đối với các kháng sinh sử dụng trong viêm phổi, thuốc
cần lưu tâm theo dõi chức năng gan khi điều trị là: Pefloxacin [1].
1.9.ĐIỂU TRỊ VIÊM PHổI TRÊN BỆNH NHÂN NHIẺM HIV/AIDS
Việc điều trị trên bệnh nhân HIV/AIDS, cho tới nay vẫn chưa có các thuốc
đặc hiệu điều trị HIV, hơn nữa giá thành của thuốc là rất đắt, nên việc điều trị còn
rất nhiều khó khăn, biện pháp giải quyết chủ yếu là điều trị, điều trị dự phòng các
nhiễm trùng cơ hội và nâng cao thể trạng của bệnh nhân. Trong các nhiễm trùng cơ
hội, viêm phổi là một trong các bệnh rất hay gặp.
Các chủng vi sinh vật gây bệnh viêm phổi trên bệnh nhân HIV/AIDS hay gặp
nhất là S.pneumoniae, H.influenzae, M.tuberculosis, S.aureus, p.aeruginosa
p.carinii. Chúng hầu hết là các chủng vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân
không nhiễm HIV trừ p.carinii [7], [23].
Các biểu hiện lâm sàng và mối tương quan của các dấu hiệu đó với số lượng
TCD4 được trình bày ở bảng 1.7.
Do chưa có một phác đồ chuẩn nào về điều trị viêm phổi đo vi khuẩn trên
bệnh nhân HIV/AIDS nên việc điều trị loại viêm phổi này chủ yếu theo kinh
nghiệm. Các kháng sinh được lựa chọn thường là các kháng sinh có phổ rộng thế hệ
mới [23].
Điều trị viêm phổi do p.carinii có thể dùng Cotrimoxazol, Pentamiclin,
Dapson/Trimethoprim, Clindamycin . Cần dự phòng điều trị viêm phổi này do nguy
cơ tái nhiễm là rất cao, nhất là trên bệnh nhân HIV chuyển sang AIDS giai đoạn
sớm [13].
13
Bảng 1.7: Các tác nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng và mối tương quan với sô'
lượng TCD4
Tác
nhân
X r
n r \ A A, A
Tan suat Biểu hiện lâm sàng
Số lượng
TCD4
s.
pneumonia
e
Hay gặp, ở tất cả các
giai đoạn nhiễm HIV
Tỷ lệ mắc gấp 150 lần
so với nhóm chứng
Tái phát 6 - 24%
+ Câp tính
+ Viêm phổi thuỳ, viêm phế
quản phổi hoặc tràn dịch
màng phổi
+ Ho đờm có mủ
Bât kỳ lượng tê
bào CD4 nào
H.
infuenza
e
Tỷ lệ măc gâp 100 lân
so với nhóm đối
chứng
+ Câp tính
+Viêm phế quản phổi
+ Ho đờm có mủ
Bât kỳ lượng tê
bào CD4 nào
M.
tuberculosis
(MTB)
Tân suât 5%, tỷ lệ
mắc gấp 170 lần trên
tất cả bệnh nhân
AIDS
+ Mạn tính, bán câp
+ Tổn thương tại phổi đa
dạng: thâm nhiễm, nốt, lưới,
hang, hạch rốn phổi, tràn dịch
màng phổi, kê
+ Ho đờm, có thể có máu
Sô lượng
TCD4 tư 200 -
300 TB/mm3
p. carinỉi
+ 85% trong quá trình
diễn biến bệnh
+ 60% trong chẩn
đoán xác định AIDS
+ Rất hay gặp ở
nhiễm HIV giai đoạn
muộn (CD4 < 200
TB/mm3
+ Câp tính hoặc bán câp
+ Ho không có đờm
+ Tức ngực khó thở
+ Sôt
+ XQ phổi: 15 - 20% bình
thường
+ Gặp bât kỳ sô
lượng TCD4
nào
+ TCD4 càng
thấp: tỷ lệ mắc
càng cao
14
PHẦN 2: ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1.ĐỐÌ tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân điều trị viêm phổi tại bệnh viện Đống Đa từ tháng
1/2003 đến hết tháng 12/2003 với các tiêu chuẩn:
+ Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên.
+ Được chẩn đoán viêm phổi và điều trị nội trú tại bệnh viện Đống Đa.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp tiến hành
Khảo sát hồi cứu bệnh án của tất cả bệnh nhân viêm phổi được điều trị nội
trú từ tháng 1/2003 đến hết tháng 12/2003 lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp của
bệnh viện.
Số liệu mỗi bệnh án được ghi vào Phiếu khảo sát bệnh nhân viêm phổi theo
mẫu được chuẩn bị trước.
2.2.2.NỘỈ dung nghiên cứu
2.2.2.1.Những đặc điểm liên quan đến bệnh viêm phổi ngưới lớn
+ Độ tuổi.
+ Phân loại viêm phổi theo mức độ nặng nhẹ của bệnh [2].
+ Các điều kiện thuận lợi.
+ Các bệnh mắc kèm.
2.2.2.2.CÉC triệu chứng giúp ích cho chẩn đoán.
+ Các triệu chứng lâm sàng: Sốt, ho, đau ngực ,khó thở
+ Các triệu chứng cận lâm sàng:
- X quang phổi.
- Xét nghiệm sinh hoá máu.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trên bệnh nhân HIV.
- Xét nghiệm nấm trên bệnh nhân HIV.
15
2.2.2.3.Tình hình điều trị viêm phổi
+ Các kháng sinh sử dụng trong điều trị.
+ Các phác đồ kháng sinh đơn độc.
+ Các phác đồ kháng sinh phối hợp.
+ Sự thay đổi phác đồ điều trị.
+ Kết quả điều trị:
- Số ngày nằm viện.
- Hiệu quả điều trị được đánh giá qua các chỉ tiêu:
+ Khỏi: Khi hết các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh tổn thương
X quang đã xoá hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
+ Đỡ: Khi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giảm.
+ Không khỏi: Khi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giảm
rất chậm, không thay đổi hoặc nặng lên.
+ Theo dõi tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân suy giảm chức năng
gan, thận.
+ Vấn đề sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
2.2.3.Phương pháp xử lý sô liệu: Xử lý số liệu trên EXCEL 2000.
16
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
Qua khảo sát tình hình điều trị viêm phổi ở bệnh viện Đống Đa từ tháng
1/2003 đến hết tháng 12/2003, chúng tôi thu được 135 bệnh án của bệnh nhân điều
trị viêm phổi, trong đó có 37 bệnh nhân nhiễm HIV. Ở đây, các bệnh nhân nhiễm
HIV chưa được điều trị nhiễm HIV mà chỉ điều trị nhiễm trùng cơ hội.
Do có những đặc điểm khác biệt trong điều trị viêm phổi ở bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS nên chúng tôi phân tích và đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trên
hai nhóm bệnh nhân: Bệnh nhân không nhiễm HIV và bệnh nhân có nhiễm
HIV/AIDS.
3.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN
3.1.1.Đặc điểm về độ tuổi
Theo cách phân loại tuổi: Thanh niên 16-29, trung niên 30-49, người cao tuổi
50-69 và già >70 tuổi [13], kết quả phân bố bệnh nhân theo độ tuổi được trình bày ở
bảng 3.1:
Bảng 3.1: Phân bô bệnh nhân theo độ tuổi
Không nhiễm HIV
Có nhiễm HIV/AIDS
Độ tuổi
n Tỷ lệ %
n Tỷ lệ %
16-29
10
10,2
28
'
75,7
30-49
14 14,3
09
24,3
50-69
36 36,7
• • -•'-í
>70
38 38,8
Tổng số:
98
100,0
37
/1 0 6 ,0
rỉ í j H ũơ ỉ \
''ẫ ẵ ỉ
V > — -
• .*aS,
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy
- Với 98 bệnh nhân điều trị viêm phổi không nhiễm HIV.
+ Tỷ lệ nhóm người cao tuổi và người già chiếm 75,5%, bệnh nhân nhiều
tuổi nhất là 98 tuổi. Kết quả này giống với nhiều nghiên cứu đã chứng minh: viêm
phổi (VPMPCĐ) có tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở hai đầu thang tuổi [21]
17
+ Thanh niên chiếm tỷ lệ 10,2% các bệnh nhân, bệnh nhân ít tuổi nhất là 16
tuổi. Trung niên chiếm tỷ lệ 14,3%.
Như vậy, viêm phổi có thể bắt gặp ở tất cả các độ tuổi: Thanh niên, trung
niên, người cao tuổi và người già. Nhưng người cao tuổi và người già hay gặp nhất
vì ở độ tuổi càng cao, sức khoẻ càng suy giảm và mắc nhiều bệnh mạn tính nên
nguy cơ nhiễm bệnh cao.
- Với 37 bệnh nhân viêm phổi có nhiễm HIV thì 28/37 (75,7%) bệnh nhân ở
lứa tuổi dưới 30. Đây là độ tuổi có nhiều hành vi nguy cơ cao bởi vậy khả năng
nhiễm HIV lớn. Trong nghiên cứu của Trần Quốc Tuấn về tình hình nhiễm HIV ở
bệnh viện Đống Đa năm 2003 có tới 67,0% bệnh nhân ở độ tuổi này [22].
3.1.2. Phân loại viêm phổi
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và X quang để chẩn đoán viêm phổi khi
vào viện, các bệnh nhân được phân loại theo các mức độ bệnh nhẹ, vừa và nặng như
Bảng 3.2: Phân loại bệnh nhân theo mức độ bệnh
Không nhiễm HIV
Có nhiễm HIV/AIDS
Stt
Mức độ bệnh
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
1 Viêm phổi nhẹ
03
3,1
2
Viêm phổi vừa
87 88,8
35 94,6
3
Viêm phổi nặng
08 8,2
02
5,4
Tổng số
98
100,0 37
100,0
Nhận xét:
- Tỷ lệ viêm phổi vừa ở cả bệnh nhân không nhiễm HIV và ở bệnh nhân
nhiễm HIV là cao nhất 88,8% và 94,6% trường hợp.
- Có 8,2% viêm phổi nặng ở nhóm bệnh nhân không nhiễm HIV. Những
trường hợp này là những trường hợp viêm phổi xảy ra ở các bệnh nhân là người già
có tình trạng suy kiệt cơ thể nặng, mắc nhiều bệnh kèm theo. Chỉ có 2 (5,4%)
trường hợp viêm phổi nặng ở nhóm bệnh nhân có nhiễm HIV. Đó là những bệnh
nhân đang ở AIDS giai đoạn cuối có tiên lượng xấu.
18
3.1.3.Các điều kiện thuận lợi gây viêm phổi
Một số điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm phổi thường gặp trong nghiên cứu
được thống kê ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Điều kiện thuận lợi gây viêm phổi.
Không nhiễm HIV
Có nhiễm HIV/AIDS
Stt Điều kiện thuận lợi n T.suất % n T.suất %
1
Bệnh phổi mạn tính
7 1
"V
25,5 03
8,1
2
Hôn mê 06
6,1
3 Suy kiệt cơ thể 04
4,1
37
"
100,0
4
Nghiện thuốc lá/lào 02
2,0 01 2,7
5
ứ đọng phổi
02 2,0
6
Bệnh ở tai mũi họng
02
2,0
7
Rối loạn ý thức
01
1,0
8
Suy giảm miễn dịch
37
100,0
Tổng số:
42
78
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Đại Phong tại bệnh viện Bạch Mai năm
2003, nghiện hút thuốc lá/lào là điều kiện thuận lợi gây viêm phổi chiếm tỷ lệ cao
nhất sau đó mới là bệnh phổi mạn tính [17]. Nghiên cứu của Mai Thanh Hà tại Viện
Lao và Bệnh Phổi năm 2003 thì bệnh phổi mạn tính lại chiếm tỷ lệ cao nhất [10].
Như vậy, các điều kiện thuận lợi tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu và tuỳ thuộc vào
tình hình bệnh tật của bệnh viện.
- Trên nhóm bệnh nhân không nhiễm HIV, bệnh phổi mạn tính có tỷ lệ cao
nhất 25,5%.
- Trên nhóm bệnh nhân có nhiễm HIV/AIDS: Suy kiệt cơ thể và suy giảm
miễn dịch chiếm tỷ lệ cao nhất vì hầu hết các bệnh nhân đang trong trạng thái suy
kiệt cơ thể do chuyển sang giai đoạn AIDS với tình trạng suy giảm miễn dịch.
Việc khai thác và theo dõi các điều kiện thuận lợi cũng góp phần vào việc dự
đoán các chủng vi khuẩn và có ích trong điều trị theo kinh nghiệm.
19
3.1.4.Các bệnh mắc kèm
+ Trong nhóm bệnh nhân không nhiễm HIV:
Các bệnh mắc kèm gặp ở 23 bệnh nhân, chiếm 23,5% tổng số bệnh nhân
nhân điều trị viêm phổi. Các bệnh mạn tính, các bệnh có thời gian điều trị dài ngày
là những bệnh mắc kèm hay gặp nhất. Tần suất các bệnh mắc kèm được trình bày ở
bảng 3.4.
+ Trong nhóm bệnh nhân có nhiễm HIV/AIDS:
Các bệnh mắc kèm gặp ở 27/37 bệnh nhân, đó là các bệnh nhân đã chuyển
sang giai đoạn AIDS. Các bệnh mắc kèm hầu hết là các nhiễm trùng cơ hội như
nấm da, nấm họng, RLTH. Tần suất các bệnh mắc kèm được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Bệnh mắc kèm trên các bệnh nhân viêm phổi.
Không nhiễm HIV Có nhiễm HIV/AIDS
Stt
Bệnh mắc kèm n
T.suất(%) n T.suất (%)
1
Bệnh phổi mạn tính 25
25,5 03
8,1
2
Đái tháo đường
08
8,1
3
Tăng huyết áp
08
8,1
4 Bệnh đường tiêu hơá
06
6,1
5
Tai biến mạch máu não
05
6 Bệnh đường tiết niệu
05
5,1
7 Suy thận
04
4,1
8
Suy gan
02
2,4 01
2,7
9
Nấm họng
05 13,5
10
Nấm họng/RLTH
19
.
31,4
11
Nấm da
02
5,4
Tổng số:
63
30
Theo nghiên cứu của Mai Thanh Hà tại Viện Lao và Bệnh Phổi, tỷ lệ bệnh
nhân có bệnh mắc kèm là 143/315 (45,4%) [10].
Nhận xét:
20