BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG
CAO SU IAN 873 TẠI XÃ NOONG HẺO – HUYỆN
SÌN HỒ - TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG
CAO SU IAN 873 TẠI XÃ NOONG HẺO – HUYỆN
SÌN HỒ - TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số : 60 42 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Đỗ Thị Lan Hương đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi
xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng thí ngiệm Thực vật học, khoa Sinh –
KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ. Xin
chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban
chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN, đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và hoàn
thành đề tài. Tôi xin cảm ơn đơn vị trồng cao su tại xã Noong Hẻo, huyện Sìn
Hồ, tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm đề tài. Tôi xin
cảm ơn thầy cô và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian làm đề tài. Lời cảm ơn sâu sắc nhất tôi xin dành cho gia đình và
những người thân yêu đã động viên và giúp đỡ tôi.
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Phương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực và không
trùng với công trình của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Phương
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T
O
: Nhiệt độ
A
o
KK : Độ ẩm không khí
TLM : Tổng lượng mưa
NTTP : Nguyễn Thị Thanh Phương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3
1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3
1.2. Nguồn gốc, phân bố, phân loại 3
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố 3
1.2.2. Phân loại 4
1.3. Công dụng và giá trị 5
1.4. Tình hình phát triển cây Cao su trên thế giới 6
1.4.1. Diện tích, sản lượng, năng suất 6
1.4.2. Tiêu thụ 7
1.5. Tình hình phát triển Cao su tại Việt Nam 8
1.6. Một số nghiên cứu về cây Cao su 9
1.6.1. Nghiên cứu giống và cải tiến giống 9
1.6.2. Nghiên cứu về điều kiện sinh thái của cây Cao su 10
1.6.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây Cao su 13
1.6.4. Nghiên cứu về phân bón cho cây Cao su 14
1.6.5. Nghiên cứu về bệnh phấn trắng 16
1.7. Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố
của cây Cao su 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa 20
2.2.1.1. Phương pháp chọn cây quan trắc 20
2.2.1.2. Phương pháp tiến hành đo đếm, quan trắc 20
2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 22
2.3. Một số đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu 23
2.3.1. Vị trí địa lý, địa hình 23
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24
2.3.3. Điều kiện khí hậu thời tiết 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của giống Cao su IAN 873 28
3.1.1. Tỷ lệ sống của cây ghép 29
3.1.2. Số lượng tầng lá 32
3.1.3. Vanh thân 34
3.1.4. Độ dày vỏ 38
3.2. Đặc điểm hình thái và cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của
giống Cao su IAN 873 41
3.2.1. Rễ cây 41
3.2.1.1. Hình thái 41
3.2.1.2. Giải phẫu 43
3.2.2. Thân cây 45
3.2.2.1. Hình thái 45
3.2.2.2. Giải phẫu 45
3.2.3. Lá cây 50
3.2.3.1. Hình thái 50
3.2.3.2. Giải phẫu 53
3.3. Hình thái của hoa, quả và hạt Cao su 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1. KẾT LUẬN 57
2. KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cấu tạo thứ cấp rễ cây Cao su (Ảnh: NTTP) 43
Hình 3.2.A. Cấu tạo trung trụ rễ thứ cấp (Ảnh: NTTP) 44
Hình 3.2.B. Cắt ngang một phần rễ thứ cấp (Ảnh: NTTP) 44
Hình 3.3. Cấu tạo thân thứ cấp cây Cao su (Ảnh: NTTP) 48
Hình 3.4. Một phần cấu tạo trụ giữa thân cây Cao su (Ảnh: NTTP) 49
Hình 3.5.A. Mặt dưới lá cây Cao su (Ảnh: NTTP) 51
Hình 3.5.B. Mặt trên lá cây Cao su (Ảnh: NTTP) 51
Hình 3.6. Cấu tạo gân chính của lá cây Cao su (Ảnh: NTTP) 53
Hình 3.7. Hoa cây Cao su (Ảnh: NTTP) 54
Hình 3.8. Quả cây Cao su (Ảnh: NTTP) 55
Hình 3.9. Quả Cao su ( mặt trên và mặt dưới) (Ảnh: NTTP) 55
Hình 3.10. Hạt Cao su (Ảnh: NTTP) 56
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng cao su của Việt Nam 9
Bảng 1.2. Ảnh hưởng số giờ chiếu sáng đến sinh trưởng cây con 18
Bảng 2.1. Diễn biến thời tiết khí hậu của vùng nghiên cứu 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ sống của cây ghép sau 1 năm của dòng vô tính IAN 873 29
Bảng 3.2. Tỷ lệ sống của cây ghép sau 1 năm của dòng vô tính RRIC 121 31
Bảng 3.3. Theo dõi sự sinh trưởng tầng lá dòng vô tính Cao su IAN 873 năm
thứ nhất 33
Bảng 3.4. Theo dõi vanh thân của dòng vô tính Cao su IAN 873 năm thứ 2. 35
( đơn vị đo: cm) 35
Bảng 3.5. Theo dõi vanh thân của dòng vô tính Cao su RRIC 121 năm thứ 2
(đơn vị đo: cm) 36
Bảng 3.6. Tăng trưởng vanh thân trung bình của cây Cao su (đơn vị cm) 36
Bảng 3.7. Theo dõi độ dày vỏ dòng vô tính Cao su IAN 873 năm thứ 2 (Đơn
vị: mm) 38
Bảng 3.8. Theo dõi độ dày vỏ dòng vô tính Cao su RRIC 121 năm thứ 2 (Đơn
vị: mm) 39
Bảng 3.9. Tăng trưởng độ dày vỏ cây Cao su (đơn vị: mm) 40
Bảng 3.10. Sự tăng trưởng của hệ thống rễ Cao su 42
Bảng 3.11. Số lượng ống mủ theo chiều cao cây 47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Noong Hẻo là một xã vùng cao của huyện Sìn Hồ thuộc tỉnh Lai Châu.
Địa hình núi cao, bị chia nhiều bởi các con suối, diện tích đất canh tác ít mặc
dù diện tích tự nhiên rộng. Khí hậu của Noong Hẻo khắc nghiệt có sương
muối, sương mù vào mùa khô và lũ quét, lũ ống vào mùa mưa.
Trình độ dân trí ở Noong Hẻo thấp, không đồng đều giữa các vùng, tập
quán canh tác sản xuất lạc hậu, tự túc, tự cấp. Bên cạnh đó, người dân ở đây
chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số chỉ quen canh tác theo mùa vụ, du
canh, du cư nên cuộc sống của người dân Noong Hẻo còn rất nhiều khó khăn.
Mong ước của các nhà khoa học cũng như chính quyền địa phương
muốn người dân có một cuộc sống ấm no, dần quen với cách thức trồng, chăm
sóc cây công nghiệp với quy mô lớn, tập trung theo một quy trình khoa học,
hiệu quả cao, tận dụng tối đa về thời gian, lao động và việc làm, tăng thu nhập,
ổn định đời sống. Chính vì lẽ đó, nghị quyết về trồng và phát triển cây Cao-su
trên địa bàn huyện của Huyện ủy Sìn Hồ nói chung và xã Noong Hẻo nói
riêng đã ra đời và bước đầu tạo ra sự thay đổi căn bản về chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, về tư duy và nhận thức của người dân, chính họ đã trở thành người
chăm sóc và bảo vệ cho cây ngay trên vùng đất của mình.
Trồng thử nghiệm cây Cao su nếu thành công vừa có giá trị kinh tế, vừa
thực hiện nhiệm vụ của những cánh rừng phòng hộ, phòng chống thiên tai,
bảo vệ đất, chống xói mòn.
Cao su là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, nên nhiệt độ thấp là yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như sản lượng mủ của cây. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng 18
o
C là ngưỡng nhiệt độ giới hạn cho quá trình sinh
trưởng của cây. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệt độ không khí xuống thấp
vào mùa Đông là yếu tố hạn chế hàng đầu đối với việc phát triển cây Cao su.
2
Những năm gần đây, nhiều đợt rét đậm, rét hại xảy ra liên tiếp đã gây thiệt hại
nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp và cây Cao su ở các tỉnh phía Bắc.
Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của các nhân tố sinh thái lên sự sinh
trưởng của cây Cao su là rất cần thiết.
Là địa phương vùng sâu, vùng xa mới được đưa cây Cao su về trồng cách
đây chưa lâu, tính đến thời điểm này xã Noong Hẻo đã trồng được trên 1.000ha
cây Cao su với các giống IAN873, RRIC 121, RRIV1, RRIV124 và VNg774 và
vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chọn
ngẫu nhiên giống Cao su IAN 873 đang trồng thử nghiệm để nghiên cứu sự sinh
trưởng của chúng với đề tài “Nghiên cứu sự sinh trưởng của giống Cao su
IAN 873 tại xã Noong Hẻo - huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự sinh trưởng của giống Cao su IAN 873
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của giống Cao su IAN 873
trồng ở xã Noong Hẻo huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. So sánh với một số giống
khác trong vùng.
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng : rễ, thân, lá
của giống Cao su IAN 873.
4. Nội dung nghiên cứu
Một số đặc điểm sinh trưởng của giống Cao su IAN 873
- Tỷ lệ sống của cây ghép
- Số lượng tầng lá
- Sự tăng trưởng vanh thân và độ dày vỏ
Cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của giống Cao su IAN 873
- Rễ cây
- Thân cây
- Lá cây
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học
Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình vì thế việc di thực cây trồng này
đến những vùng phi truyền thống (vùng gió bão, vùng lạnh…) cần có những
thử nghiệm, thực nghiệm để kiểm định khả năng thích nghi. Ở phương diện
kinh tế và xã hội việc đầu tư trồng cây Cao su đến một vùng như Lai Châu
cũng cần có những thông số kỹ thuật và kinh tế mà không có cách nào khác
hơn là quan trắc sự sinh trưởng phát triển cây trồng tại vùng đất mới.
Hơn thế nữa, phản ứng của các giống (dòng vô tính) Cao su có thể sẽ
thay đổi khác hơn những phản ứng của chúng trong những vùng truyền thống.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng có một lợi thế
đó là quỹ đất trồng Cao su còn rộng lớn, cùng với nguồn lao động khá dồi
dào. Có thể nói, đây là địa bàn có tiềm năng để phát triển cây Cao su. Mặc dù
vậy, cho tới năm 2009 diện tích của công ty cổ phần Cao su Lai Châu mới đạt
3.068,76ha. Năm 2013 diện tích trồng Cao su của công ty là 12.000ha.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu những đặc tính sinh trưởng và phát triển
của Cao su trong vùng sẽ là rất hữu ích cho những nghiên cứu về cây trồng
này sâu hơn và sẽ giúp cho các nhà sản xuất, nhà làm chính sách có được
những thông số kỹ thuật cần thiết cho việc mở rộng diện tích.
1.2. Nguồn gốc, phân bố, phân loại
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây Cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên địa bàn rộng 5 đến 6
triệu km
2
, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận, giữa hai vĩ
tuyến 13
0
B – 13
0
N. Phạm vi phân bố của Cao su hoang dại chỉ trong khoảng
4
vĩ độ 5
0
Bắc và Nam. Cây Cao su phát hiện vào cuối thế kỷ XV. Mãi đến thế
kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu về cây Cao su, cuối thế kỷ XIX
Cao su mới thực sự trở thành hàng hóa [5].
Từ Nam Mỹ Cao su phát triển sang vùng Đông Nam Á, châu Phi và trở
lại châu Mỹ. Trong đó vùng Đông Nam Á có diện tích trồng lớn nhất [5].
1.2.2. Phân loại
Về mặt phân loại thực vật, cây Cao su (Hevea brariliensis) được trồng
hiện nay chủ yếu thuộc giống Hevea, loài brariliensis, thuộc họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), với số nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 26, là loại cây thân gỗ có
tuổi thọ đến hơn 100 năm [5].
Trong họ Thầu dầu có đến 10 loài cho mủ cao su như :
1. H. benthamiana: cây cao trên 27m, gốc cây phình to, lá chét có lông
tơ màu nâu đỏ ở mặt dưới lá, khi ổn định lá nằm ngang hơi chúp xuống. Cây
bắt đầu trổ hoa khi lá rụng. Cây thường mọc ở vùng đất phù sa, ngập nước
định kỳ vào mùa mưa ở dọc bờ sông Amazon. Năng suất mủ cao su kém, chất
lượng mủ tốt, có thể kháng được nhiều loại bệnh [5].
2. H. camagoana: cây nhỏ, cao từ 2 – 12m, mọc cạnh các dòng chảy và
vùng đầm lầy. Hoa lưỡng tính phần cuối hoa có màu hồng hoặc màu đỏ. Cây
cho năng suất mủ kém, mủ trắng [5].
3. H. camporum: cây thấp, chiều cao dưới 2m, chỉ tìm thấy ở vùng đầu
nguồn, vùng sa mạc, mủ trắng [5].
4. H. guianensis: loài này có vùng phân bố rộng nhất, cây cao 20 –
35m, thân hình trụ, thường chỉ phân cành ở chiều cao 1/2 thân trở lên, tán lá
rậm rạp, lá dựng đứng, lá vẫn còn tồn tại khi cây nở hoa. Năng suất mủ kém,
mủ màu hơi vàng, chất lượng mủ thấp. Cây sinh trưởng tại các vùng đất cao
(đến 1.100m) và trên đất thoát nước tốt [5].
5
5. H. microphylla: cây cao 18 – 20m, thân mảnh khảnh, gốc cây hơi to,
phình ra, vỏ cây màu đỏ nhạt, tán lá thưa thớt, lá rụng trước khi cây trổ hoa.
Hoa cái to, hình chuông [5].
6. H. nitida: cây nhỏ đến trung bình, thân hình trụ, vỏ có màu đỏ sậm.
Lá chúc xuống có màu xanh sáng, lá còn tồn tại khi cây trổ hoa, trái có màu
đỏ nhạt. Mủ màu trắng đậm đặc, chứa nhiều chất nhựa (resin), ít Cao su. Cây
thường mọc trên đất rừng, thoát nước tốt, có thể phát triển tốt trên các đất
nghèo dinh dưỡng [5].
7. H. pauciflora: cây lớn cao trên 25m, thân hình trụ, vỏ màu nâu đậm,
lá vẫn còn tồn tại khi cây trổ hoa. Mủ có màu trắng, chứa nhiều chất nhựa, ít
cao su. Cây thường mọc trên đất thoát nước tốt [5].
8. H. rigidifolia: cây cao trung bình 18 – 20m, thân hơi nghiêng, vỏ
màu xám hung đỏ, lá dày mọc chúc xuống, lá còn tồn tại khi cây trổ hoa. Mủ
trắng, nhiều chất nhựa, không chứa đủ Cao su theo chất lượng thương mại đòi
hỏi. Cây thường mọc trên đất thoát nước tốt [5].
9. H. spruceana: cao đến trên 25m, gốc cây hơi phình to ra, tán lá
nặng, lá mọc hơi chúc xuống, mặt dưới lá có lông tơ, lá còn tồn tại khi cây
trổ hoa. Mủ trắng, ít cao su. Cây mọc trên đất thấp, ngập nước định kỳ ở dọc
bờ sông [5].
1.3. Công dụng và giá trị
Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của
ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản
phẩm của cao su có thể là: cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế
giới, các ống, băng chuyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các trang
thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao. Liệt kê có đến trên
50.000 công dụng của cao su [5].
6
Ngoài giá trị của mủ cao su, cây Cao su còn có thể cung cấp một lượng
gỗ lớn. Trong điều kiện canh tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400
cây/ha, sau 14 năm trồng Cao su có thể cho từ 0,30 – 0,55 m
3
gỗ/cây tùy theo
giống. Khối lượng củi có thể thu khoảng 30 – 40% khối lượng gỗ (Nguyễn
Thị Huệ, 1997) [8]. Giá gỗ cao su có thể dao động từ 600 – 900 USD/m
3
. Dầu
cao su được sử dụng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha
thuốc kích thích mủ cao su, hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm
dàu thực phẩm. Cuối cùng việc trồng Cao su có thể đem lại những lợi ích về
môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất…
1.4. Tình hình phát triển cây Cao su trên thế giới
1.4.1. Diện tích, sản lượng, năng suất
Về diện tích, nhìn chung tổng diện tích cây Cao su trên thế giới đã liên
tục tăng lên tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 4%/năm kể từ năm 1900. Tuy
nhiên, nhiều phân tích này cho rằng tăng trưởng này đã bị chậm lại trong
những năm vừa qua. Cụ thể là tăng trưởng hằng năm trong từng giai đoạn
1900 – 1925, 1925 – 1950, 1950 – 1975, 1975 – 2000, 2000 – 2008, lần lượt
là 11%, 3%, 2%, 1%, 0% [28].
Về năng suất và sản lượng, trong giai đoạn từ năm 1985 đến 2009 sản
lượng cao su thế giới tăng đều đặn từ 4,335 triệu tấn năm 1985 đến 9,40 triệu
tấn năm 2009. Giữa các nước sản xuất cao su hàng đầu cũng có sự biến đổi về
ngôi thứ. Trong giai đoạn từ năm 1985 đến 2009 Malaysia giảm liên tục từ
1,469 triệu tấn xuống còn 0,856 triệu tấn. Trong khi Indonesia có sản lượng
gia tăng đều đặn từ 1,130 triệu tấn năm 1985 lên 2,595 triệu tấn năm 2009,
Thái Lan cũng có sự gia tăng từ 0,725 triệu tấn lên 3,164 triệu tấn trong
những năm tương ứng. Hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sản lượng tăng gấp 2
đến 3 lần so với năm 1985 và được xếp hạng ở vị trí thứ tư và năm trong bảng
xếp hạng [5], [24]. Nhìn chung sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới đã
7
tăng lên một cách nhanh chóng trong 13 năm vừa qua từ 6,44 triệu tấn trong
năm 1996 lên 9,40 triệu tấn vào năm 2009 tương đương với tỉ lệ tăng trưởng
bình quân trong giai đoạn này là 3,5%/năm [30].
Về năng suất cao su thế giới cũng biến động theo từng thời kỳ và phụ
thuộc nhiều vào việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Trong những
năm đầu thế kỉ XX năng suất cao su khô thường là 300 – 400kg/ha/năm. Theo
Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế cho biết năng suất trung bình của thập
niên 60 là khoảng 410kg/ha/năm, năng suất này đã tăng lên khoảng 40 –
50kg/ha, qua mốc thập niên từ năm 1960 – 1990 sau đó đã có sự nhảy vọt
năm 2000 và năm 2005 tương ứng là 700kg/ha/năm và 920kg/ha/năm. Về các
nước sản xuất cao su, tính đến năm 2005 Thái Lan vẫn đang dẫn đầu thế giới
về năng suất (1.875kg/ha/năm), tiếp đến là Ấn Độ (1.727kg/ha/năm). Trong
khi đó hai nước sản xuất cao su chính chỉ xếp sau Thái Lan là Indonesia
(862kg/ha/năm) và Malaysia (1.330kg/ha/năm).
1.4.2. Tiêu thụ
Về tiêu thụ sau một thời gian liên tục tăng nhanh thì vừa qua sự tiêu thụ
cao su thiên nhiên đã giảm xuống còn 8,48 triệu tấn trong năm 2009, tương
đương với mức giảm sút là 4,6% so với năm 2008, chủ yếu là do giảm lượng
tiêu thụ ở Hoa Kỳ và một số nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha [28].
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên, giá dầu thế giới
năm 2010 trung bình ở mức 75 – 80 USD/thùng. Bên cạnh đó, cung cầu Cao
su thiên nhiên trên thế giới năm 2010 đạt khoảng 10,43 triệu tấn tăng 8% so
với năm 2009. Theo thống kê sơ bộ hai tháng đầu năm 2010, nhập khẩu và
tiêu thụ cao su có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu Cao su
thiên nhiên của Trung Quốc tăng 63%, Ấn Độ tăng 34% và Malaysia tăng
17%. Thị trường cao su thiên nhiên năm 2010 rất khả quan, bởi nhu cầu tiêu
thụ xe hơi tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ [3].
8
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là nơi tiêu thụ cao su
hàng đầu, chiếm 57% nhu cầu Cao su toàn cầu trong năm 2008. Khu vực
đạt mức tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu cao su năm 2013, dù thị trường
Nhật Bản có sự sụt giảm năm 2013 do cắt giảm sản xuất xe hơi.
Bắc Mỹ và Tây Âu tiếp tục đạt mức tăng trưởng khiêm tốn hơn so với
mức trung bình toàn cầu mặc dù cả hai khu vực này sẽ có sự cải thiện sau khi
trải qua những suy giảm trong suốt thời kỳ 2003 – 2008.
Nhu cầu cao su để sản xuất các vật dụng không phải vỏ xe vượt qua
nhu cầu cao su sản xuất vỏ xe năm 2013, do gia tăng mức độ công nghiệp hóa
tại các nước đang phát triển và các cơ hội vững chắc trong các ngành công
nghiệp như xe hơi (dây đai, khuôn mẫu, ống, miếng đệm, nệm), công nghiệp
(keo dán, miếng lót, dây đai, miếng đệm rung, bọc vỏ dây cáp điện, ống dẫn),
tiêu dùng (đồ chơi, nệm, khuôn cửa) và xây dựng (cách điện dây dẫn, khuôn,
lợp mái, keo dán) [30].
Nhu cầu cao su tổng hợp có xu hướng giảm (năm 2008 đã giảm 5% so
với năm 2007) và đạt mức tăng trưởng hơi thấp hơn nhu cầu cao su tự nhiên
trong suốt thời kỳ gần đây [27].
1.5. Tình hình phát triển Cao su tại Việt Nam
Những năm gần đây diện tích trồng cây Cao su của Việt Nam ngày
một tăng, đồng thời kéo theo sự gia tăng về sản lượng. Năm 2009 về diện
tích tăng 13,5%, sản lượng tăng 9,7% và năng suất tăng 3,8% so với năm
2008. Hiện nay diện tích cây Cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm
khoảng 6,4% tổng diện tích Cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (chiếm
khoảng 7,7% tổng sản lượng Cao su thế giới). Năm 2010, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cây Cao su lên trên
40.000ha, đưa tổng diện tích Cao su cả nước lên 715.000ha. Trong những
năm tiếp theo diện tích còn tăng vì Chính phủ ký quyết định cho các dự án
9
trồng cây Cao su ở Tây Bắc, Lào, Campuchia, Myanma… Dự kiến đến năm
2020, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có diện tích và sản
lượng xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới [26].
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng cao su của Việt Nam
Năm trồng
Diện tích
(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Năm trồng
Diện tích
(1000 ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1990
221,7
57,9
2000
412,0
290,8
1991
220,6
64,6
2001
415,8
312,6
1992
212,4
67,0
2002
428,8
298,2
1993
242,5
96,9
2003
440,8
363,5
1994
258,4
128,8
2004
454,1
419,0
1995
278,4
124,7
2005
482,7
418,6
1996
254,2
142,5
2006
522,2
555,4
1997
347,5
186,5
2007
549,6
601,7
1998
382,0
193,5
2008
631,5
660,0
1999
394,9
248,7
2009
647,2
723,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010)
1.6. Một số nghiên cứu về cây Cao su
1.6.1. Nghiên cứu giống và cải tiến giống
Trong sản xuất nông nghiệp giống là yếu tố đầu tiên rất quan trọng và
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa Cao su là cây công nghiệp có chu kỳ
kinh doanh lâu dài nên vấn đề giống phải hết sức chú trọng. Trong những thập
niên gần đây với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng lớn
đến công tác lai tạo và tuyển chọn giống Cao su của Việt Nam. Ngày nay việc
tuyển chọn giống Cao su được triển khai thêm nhiều phương pháp như: lai
hoa nhân tạo có kiểm soát, lai hoa tự do, đột biến, đa bội thể [8]. Tuy nhiên,
trong đó xét thấy phương pháp lai hoa nhân tạo có kiểm soát có ưu thế hơn cả
về mặt thời gian và mặt kinh tế.
10
Do đó, thời gian gần đây Việt Nam đang tích cực triển khai công tác
tạo giống Cao su bằng phương pháp hữu tính có kiểm soát, bước đầu đã có
kết quả khả quan. Năm 2000, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam lai được
7.447 hoa, 630 quả và 1.067 cây lai thuộc 19 tổ hợp. Đi sau công tác tạo
giống là công tác tuyển giống đóng vai trò hết sức quan trọng làm cơ sở cho
cho việc xây dựng và khuyến cáo cơ cấu bộ giống của ngành Cao su. Cũng
năm 2000, Viện đưa vào tuyển non 25 giống là sản phẩm của công tác lai hoa,
bước đầu cho thấy tỷ lệ sống đạt 95,77% và một giống có triển vọng về sinh
trưởng, sản lượng như: LH 90/331, LH 89/94, LH 89/1640 qua 2 năm khai
thác có một số giống có tiềm năng cho sản lượng cao hơn giống PB 235 (đ/c)
và sinh trưởng tốt như là: LH 83/290, LH 88/61, LH 88/24. Từ những kết quả
khả quan đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang cho khu vực hoá
những giống này [29].
Qua những nghiên cứu và kết luận của các nhà khoa học, chúng ta thấy
rằng Việt Nam đang sở hữu rất nhiều giống cây Cao su khác nhau, phần lớn
các giống có tiềm năng sinh trưởng và sản lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn. Như vậy có thể nói rằng tùy từng giống, điều kiện canh tác khác
nhau mà áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý, đảm bảo có được năng suất,
sản lượng cao như mong muốn.
1.6.2. Nghiên cứu về điều kiện sinh thái của cây Cao su
Khi được trồng trên quy mô lớn trên thế giới, phần lớn cây Cao su
phải phát triển tại vùng khí hậu xích đạo, có vĩ độ 20
0
như Assam (Ấn Độ):
23
0
Bắc, Vân Nam (Trung Quốc) vĩ độ từ 22 – 24
0
Bắc. Như vậy, cây Cao
su chỉ có thể phát triển trên vùng khí hậu mà nguyên quán của nó có, đó là
vùng khí hậu nhiệt đới [8].
Về nhiệt độ, cây Cao su thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 30
0
C, Theo
Dijkman (1951) cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất cho cây Cao su sinh trưởng
11
tốt là 26
0
C – 28
0
C và cứ lên cao 100m so với mặt nước biển nhiệt độ giảm
0,6
0
C. Do vậy, hầu hết Cao su được trồng và sinh trưởng tốt ở độ cao dưới
200m. Theo Huang, Zheng (1983) qua nghiên cứu và kết luận rằng khi nhiệt
độ dưới 10
0
C ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh trưởng của cây Cao su, với nhiệt
độ này cây có thể chịu đựng trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị
nguy hại mạnh như: lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngừng sinh trưởng, xì
mủ… Nếu nhiệt độ thấp dưới 5
0
C thì cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết [5].
Theo Nguyễn Năng et al., (2001) điều kiện nhiệt độ có tương quan nghịch với
sản lượng mủ trong tất cả các tháng (r = - 0,263 đến - 0,796). Nhiệt độ cao
hơn 40
0
C cũng gây ra hiện tượng khô vỏ gốc cây và có thể làm cây chết [5].
Về gió, theo RRIM (1959), Oldeman, Frere (1982) cho rằng, cây Cao
su sinh trưởng kém trong vùng có vận tốc gió cao, vận tốc gió thích hợp cho
cây Cao su sinh trưởng là dưới 3m/s. Theo kết quả nghiên cứu của Huang,
Zheng (1983) tại Trung Quốc đã khẳng định vận tốc gió dưới 1m/s ít gây bất
lợi cho cây Cao su, vận tốc gió từ 1 – 1,9m/s không gây tác hại cho vườn cây.
Nhưng vận tốc từ 2 – 3m/s rất có lợi cho vườn cây Cao su về sinh trưởng, cho
sản lượng và khả năng chống chịu bệnh. Với vận tốc gió lớn hơn 3m/s ảnh
hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, dễ bị gãy đổ, đứt rễ là tác nhân đầu
tiên cho các bệnh về thân cành do đó làm giảm mật độ vườn cây như gió lào
sẽ làm giảm mức độ tăng trưởng của cây đáng kể, cụ thể tăng vanh thân chậm
và kéo dài thời kì hình thành tầng lá [21].
Về lượng mưa và ẩm độ không khí, Cao su được trồng trong những
vùng có lượng mưa từ 1.800 – 2.500mm/năm. Theo Nguyễn Thị Huệ (1997)
nhu cầu về lượng mưa hàng năm còn thay đổi tuỳ theo điều kiện đất đai tức là
khả năng giữ nước và thành phần sét trong đất, với số ngày mưa thích hợp
trong năm từ 100 – 150 ngày [8]. Còn theo Nguyễn Năng (2001) ẩm độ không
khí thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển của cây Cao su là trên 75%, độ
ẩm không khí có tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác [5].
12
Về đất đai, theo Dijkman (1946) mức sản xuất của cây Cao su ở độ cao
500m tốt hơn ở 250m [8]. Trên cơ sở đó đã xây dựng tiêu chuẩn thích hợp về
đất trồng Cao su như sau: thành phần cơ giới bao gồm: sét, phù sa, cát, độ sâu
mạch nước ngầm trên 1,5m, độ sâu tầng canh tác trên 2m, pH đất 4,5 – 5,5, độ
dốc 0 – 8%. [21], [8].
Qua những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy: cây
Cao su có thể sinh trưởng được trong điều kiện sinh thái bất thuận. Tuy nhiên,
để đảm bảo phát huy tốt tiềm năng cũng như hiệu quả của cây Cao su thì yêu
cầu chọn vùng trồng và chọn giống phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt đối với
vùng đất Lai Châu là nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền
Bắc Việt Nam. Ban ngày nắng nóng, ban đêm lạnh và chịu ảnh hưởng của bão.
Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến 9 có nhiệt độ và độ ẩm
cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và
lượng mưa thấp. Nhiệt độ trung bình hàng năm 21 – 23
0
C, nhiệt độ thấp nhất
14
0
C, cao nhất 31
0
C, biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 9
0
C, tổng số giờ nắng
trung bình năm 1.942 giờ. Lượng mưa trung bình năm 2500 – 2700mm, phân
bố lượng mưa trong các tháng không đều, lượng mưa tập trung vào các tháng 6,
7, 8 chiếm 80% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7
hàng năm với lượng mưa trung bình 562mm, tháng có lượng mưa thấp nhất là
tháng 2 với lượng mưa trung bình 34mm. Độ ẩm không khí trung bình năm
82%. Hướng gió chính là gió Tây và Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc tốc độ gió trung bình năm là 10m/s [12].
Đặc biệt thời tiết khí hậu của vùng thuận lợi cho Cao su sinh trưởng,
phát triển. Tuy vậy khí hậu ở đây cũng có những yếu tố hạn chế, mùa đông
nhiệt độ thấp kèm theo sương muối, giá rét, cá biệt còn có tuyết rơi trên các
vùng núi cao có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; lượng mưa lớn nhưng
phân bố không đều, kết hợp với địa hình dốc và bị chia cắt mạnh, tỉ lệ che phủ
13
của rừng thấp. Do đó thường gây ra lũ lụt, có nguy cơ lũ quét cao ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân, đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, tổn hại các công trình
thủy lợi và giao thông. Đầu mùa mưa thường có mưa đá và gió lốc với tần
suất xuất hiện trung bình 1,3 – 1,5 ngày/năm ảnh hưởng đến sản xuất và tài
sản của nhân dân [11].
1.6.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây Cao su
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng và
quá trình sinh lý trong cây như: quá trình hô hấp, quang hợp, hút nước,
muối khoáng Thông qua quá trình trao đổi chất, làm cho cây lớn lên và
hoàn thành chu kỳ sống. Các nhà khoa học trên Thế giới và Việt Nam khi
nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng theo hướng các giai đoạn cho mủ khác
nhau của cây Cao su đã đi đến kết luận: cây Cao su từ khi trồng đến lúc già
cỗi có thể chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn cây trong vườn ươm, được tính từ khi gieo hạt đến khi xuất
khỏi vườn ươm. Giai đoạn này các bộ phận như thân, lá, rễ phát triển mạnh.
Sự tăng trưởng về chiều cao và sự tăng thêm về số tầng lá nhanh hay chậm,
tuỳ theo giống, điều kiện sinh thái, chế độ chăm sóc,… giai đoạn này kéo dài
từ 6 – 24 tháng tuỳ từng loại cây con.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản, tính từ khi cây con trồng ngoài đại trà đến
bắt đầu khai thác mủ. Giai đoạn này cây sinh trưởng nhanh về chiều cao,
đường kính thân, số tầng lá và cuối giai đoạn cây có bộ tán, hình thái lá màu
sắc thân đặc trưng cho từng giống. Thời gian của giai đoạn này dài hay ngắn
tuỳ theo từng giống, loại cây con đem trồng, điều kiện canh tác, giai đoạn
này có thể kéo dài từ 6 – 10 năm.
Giai đoạn khai thác cao su non, được tính từ khi khai thác mủ đến lúc
cao su đạt năng suất ổn định theo năm. Giai đoạn này cây vẫn sinh trưởng
mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ sản lượng mủ tăng
14
theo năm và tốc độ tăng hằng năm, cũng như thời gian của giai đoạn này tuỳ
theo giống, chế độ chăm sóc và khai thác.
Giai đoạn khai thác cao su trung niên, tính từ khi năng suất ổn định giữ
vững theo năm đến khi có hiện tượng giảm năng suất trong nhiều năm. Giai
đoạn này cây tăng trưởng kém về chiều cao, chu vi thân và độ dày vỏ đây là
thời kỳ năng suất cao nhất, do vậy để kéo dài thời này phải chú ý tạo cho cây
có một sức sống tốt ngay từ đầu và liên tục bổ sung dinh dưỡng cho cây trong
giai đoạn trước đó. Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống, chế độ
chăm sóc và khai thác hiện tại.
Giai đoạn khai thác cao su già: sức sinh trưởng giảm dần, rễ và cành lá
phát triển rất kém, năng suất giảm liên tục theo nhiều năm. Tốc độ giảm năng
suất nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và khai thác trước
đó [5].
Qua nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây Cao su cho thấy: mỗi
giai đoạn sinh trưởng cây yêu cầu một điều kiện thích hợp, giai đoạn trước là
tiền đề và động lực cho giai đoạn sau. Để đạt được năng suất sản lượng cao
và đảm bảo kéo dài giai đoạn cây cho năng suất cao, rút ngắn giai đoạn kiến
thiết cơ bản thì ta cần hiểu rõ từng giai đoạn sinh trưởng của cây để có cơ sở
tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý như: chọn giống, chăm sóc và khai
thác đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó thì công tác chọn
giống ban đầu tỏ ra có vai trò then chốt nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao
và lâu bền.
1.6.4. Nghiên cứu về phân bón cho cây Cao su
Phân bón ảnh hưởng rất quan trọng đối với mức tăng trưởng, mức sản
xuất mủ, gỗ và hạt của cây Cao su. Điều đó khẳng định rõ qua nhiều nghiên
cứu của nhiều tác giả: theo Haine (1929), Akhurst (1939) cho rằng, việc bón
phân và không bón phân ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng trưởng ở thời kỳ
15
kiến thiết cơ bản của cây Cao su đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các công
thức: không bón; phân hữu cơ; phân vô cơ, thì mức tăng vanh đạt: 35,5; 38,5;
37,2cm, một cách tương ứng. Mặt khác, phân bón cũng ảnh hưởng lớn đến
khả năng sản suất mủ của cây Cao su. Theo Pushparajah (1969) bón đủ phân
cho cây đang có năng suất 1.100 – 1.800kg/ha thì sẽ giúp cho sản lượng mủ
tăng thêm từ 100 – 400kg/ha. Bên cạnh đó, Javaratnam (1969) cũng cho rằng
phân NPK suốt thời gian Cao su kiến thiết cơ bản và tiếp tục bón tiếp 7,5 năm
sau khi cạo đã giúp cho cây tăng sản lượng 49% và cây phát triển nhanh hơn
30%. [8]
Ngoài ra các công trình nghiên cứu về phân bón trên cây Cao su cũng
cho thấy sản lượng gỗ và hạt cũng có sự khác biệt giữa các công thức. Theo
Sidvanadyan (1994) nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến sản lượng gỗ trên
giống PB235 kết quả cho thấy: không bón; bón đạm (lượng bình thường); bón
đạm (gấp 4 lần) thì sản lượng gỗ tương ứng là 103; 114; 122m
3
/ha [8].
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thúc đẩy
việc nghiên cứu đầu tư phân bón cho cây Cao su để nâng cao giá trị sản phẩm
và đạt hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nghiên cứu và thử nghiệm
phân bón theo các thử nghiệm về liều lượng để xác định các công thức bón
phân còn phương pháp xác định liều lượng bón thông qua việc chẩn đoán mô
thực vật như: lá, cành, mủ cao su
Qua những nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng, cây Cao su cần lượng
dinh dưỡng lớn để sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất sản lượng
cao. Nên việc đảm bảo cung cấp phân hữu cơ và vô cơ đầy đủ cho cây Cao su
là một vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao trong việc đầu tư phân
bón thì ngoài những căn cứ về thí nghiệm liều lượng phân bón, bón phân theo
chuẩn nghiệm dinh dưỡng là phương pháp có thể tránh cho các nhà đầu tư
lãng phí đồng thời giúp cho cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.