Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tín dụng góp phần phát triển kinh tế đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.08 KB, 4 trang )

TÍN DỤNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG









NDĐT - Trong những năm qua, tín dụng ngân hàng đã góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Chính sách tín dụng đã hướng dòng vốn vào một
số ngành, lĩnh vực có thế mạnh nhằm tạo đột phá, góp phần chuyển đổi mô
hình tăng trưởng theo chiều sâu, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và
tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng mô hình nông thôn mới.
Ngân hàng xây dựng nông thôn mới
Theo ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
(NHNN), những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng khu vực ĐBSCL luôn cao
hơn mức tăng trung bình của hệ thống. Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng
của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông
thôn, ĐBSCL với hơn 75% dân cư sống ở khu vực nông thôn, luôn được hệ
thống ngân hàng xác định cần ưu tiên vốn để đầu tư phát triển.
Có thể nói rằng, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới với những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng đã góp phần phát triển
kinh tế xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập của người nông dân
khu vực ĐBSCL.
Đến cuối năm 2013, bình quân 1.269 xã triển khai xây dựng nông thôn
mới của khu vực đã đạt 9,23 tiêu chí/xã, tăng 3,19 tiêu chí so với năm 2011
(bình quân cả nước chỉ 8,36 tiêu chí), không còn xã nào trắng tiêu chí. Hạ tầng


nông thôn đã có bước phát triển rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn
10%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của khu
vực hơn 34,6 triệu đồng/năm, tăng hơn 2,3 triệu đồng so với năm 2012. Tỷ lệ hộ
nghèo trong toàn vùng chiếm 7,24%, giảm 2% so với năm 2012 (bình quân
chung của cả nước là 9,6%).
Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi và an sinh xã hội, ngành
ngân hàng đã tích cực đồng hành cùng bà con nông thôn vùng ĐBSCL chung
tay từng bước làm thay đổi diện mạo cho khu vực nông thôn. Tại đây, trong giai
đoạn 2008 - 2012 ngành ngân hàng đã hỗ trợ an sinh xã hội, xóa đói, giảm
nghèo bền vững gần 1.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013 ngành ngân hàng đã hỗ trợ
hơn 520 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho người nghèo, nâng cấp trang thiết bị y
tế, giáo dục, xây dựng công trình công cộng
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Văn Lý
khẳng định, nhận thức Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
là nhiệm vụ chính trị và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, ngân hàng đã chỉ đạo các
chi nhánh của mình bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội tại
địa phương, lồng ghép việc tổ chức triển khai chính sách tín dụng ưu đãi trên địa
bàn với việc thực hiện mục tiêu Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, tại các tỉnh vùng ĐBSCL, Ngân hàng Chính sách xã hội đang
thực hiện 13 chương trình tín dụng ưu đãi. Đến ngày 30-9, tổng dư nợ cho vay
chương trình tại vùng là hơn 21.600 tỷ đồng, tăng so với thời điểm thành lập
(năm 2003) là hơn 20.400 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 17,11% tổng dư nợ của
toàn hệ thống.
Đẩy mạnh cho vay mô hình sản xuất mới
Theo số liệu từ NHNN, tính đến 30-9, tổng dư nợ các tổ chức tín dụng
khu vực ĐBSCL đạt khoảng 331.546 nghìn tỷ đồng, tăng 8,49% so với cuối năm
2013, chiếm 9% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế; trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm
70%, trung dài hạn chiếm 30%. Năm 2011, vốn huy động tại chỗ mới chỉ đáp
ứng được 66,4% nhưng đến cuối 2013, tỷ lệ này được nâng lên 81,82%. Cùng
đó, nợ xấu ở mức 3%/tổng dư nợ trong ba năm gần đây.

Một số thế mạnh đặc trưng của vùng được ngân hàng chú ý đẩy mạnh
tín dụng như: thu mua lúa gạo 9 tháng đầu 2014 tăng 22,9%; cho vay nuôi trồng,
chế biến xuất khẩu thủy sản tăng 9% so với cuối 2013. Nhờ đó, năm 2013, kim
ngạch xuất khẩu vùng này đạt 10.573 triệu USD, bằng 94,6% kế hoạch năm và
tăng 8% so với cuối 2012. Đặc biệt, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước,
80% lượng gạo xuất khẩu và 50% kim ngạch xuất khâu rau quả cả nước nằm tại
khu vực ĐBSCL.
Mặc dù có sự tăng trưởng như vậy, nhưng theo ông Võ Minh Tuấn, hoạt
động tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL vẫn
còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Đơn cử như công tác quy hoạch và quản lý
quy hoạch để phát triển bền vững trong nông nghiệp còn hạn chế, bao gồm cả
quy hoạch nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của
Việt Nam. Người dân vẫn còn giữ thói quen sản xuất theo kiểu truyền thống tự
phát, nhỏ lẻ. Chuỗi liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm còn
lỏng lẻo và chưa có các “kênh” phân phối hiệu quả cho các sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam…
Chính vì vậy, nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của khu vực
ĐBSCL, trong thời gian tới ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng
vào các tỉnh ĐBSCL. Trong đó, xác định nông nghiệp nông dân nông thôn nói
chung và lĩnh vực nuôi, trồng chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, và trái cây
nói riêng vẫn là những lĩnh vực được ưu tiên và ngành ngân hàng sẽ tập trung
vốn để đầu tư. Ngoài ra, tập trung triển khai các chương trình tín dụng của
Chính phủ để hỗ trợ cho lĩnh vực lúa gạo, thủy sản của khu vực ĐBSCL, như
các chương trình về tạm trữ lúa gạo, chương trình cho vay thí điểm theo mô hình
liên kết, ứng dụng công nghệ cao, phục vụ xuất khẩu trong sản xuất nông
nghiệp
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh dòng vốn lưu
thông trong khu vực được các ngân hàng gần đây triển khai đó là tăng cường tìm
kiếm những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả, những chuỗi sản xuất liên kết
khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm,… để cho vay.

Trong buổi làm việc mới đây với một số doanh nghiệp (DN) hoạt động
sản xuất kinh doanh hiệu quả tại tỉnh Sóc Trăng, Thống đốc NHNN Nguyễn
Văn Bình đã chia sẻ: Nếu DN nào có dự án khả thi thì không bao giờ sợ thiếu
vốn, kể cả vốn ngắn hạn lẫn vốn trung và dài hạn.
Bà Trần Thị Thanh Nga, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Thành Tín (Sóc Trăng) cho biết, là một trong những DN sản xuất lúa
gạo lớn nhất tỉnh với tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, được trang bị lắp đặt
dây chuyền chế biến sản xuất khép kín, hiện đại nên Công ty được nhiều ngân
hàng tạo điều kiện tiếp cận vốn.
“Nhờ nguồn vốn vay ngân hàng nên công có thêm nguồn vốn mua lúa
cho nông dân. Tuy nhiên có một vấn đề là hiện tại dù ngân hàng đã cho vay tín
chấp nhưng mức vay còn rất nhỏ. Về phía công ty, tài sản gì thế chấp được
chúng tôi đã thế chấp để vay. Nên tôi đề xuất nếu có thể được, đề nghị Thống
đốc và các ngân hàng xem xét cho tăng hạn mức vay tín chấp lên” - bà Nga kiến
nghị.
Trước kiến nghị này, sau khi trực tiếp thị sát cơ ngơi nhà máy sản xuất,
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã ngay lập tức đề nghị ngân hàng BIDV làm đầu
mối thu xếp vốn cho Công ty, làm sao cho đúng tinh thần nếu DN có dự án khả
thi thì ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ. Đồng thời, lưu ý các ngân hàng thay vì chỉ chú
trọng vào kiểm soát tài sản cho vay vốn, ngân hàng nên tăng cường kiểm soát
dòng tiền để cho vay tín chấp.
“Hiện nay nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt là tín chấp. Nếu là mô hình
tốt, sản xuất có hiệu quả thì ngân hàng mạnh dạn cho vay tín chấp” - Thống đốc
bày tỏ quan điểm.
HỒNG ANH

×