Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Quản lý nhà nước vế sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 123 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN VŨ NINH



QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SẢN XUẤ
T VÀ
KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ Số: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯƠI HƯƠNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA






HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi
(ngoài phần đã trích dẫn).
Tác giả


Nguyễn Vũ Ninh










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii


LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự giúp
đỡ chí tình và vô tư của tập thể khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
bộ môn phân tích định lượng. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến cô giáo, người hướng dẫn, người đồng hành với tôi suốt 3 năm qua là
Tiến Sĩ - Nguyễn Thị Dương Nga, từ lúc xác định đề tài đến lúc hoàn thành luận
văn này. Hơn hai năm qua, dưới sự hướng dẫn của cô, tôi không chỉ học tập được
các kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mà còn
học được tinh thần làm việc khoa học và nghiêm túc cũng như cảm nhận được tình
cảm yêu thương sự cảm thông mà cô dành cho học trò của mình.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Phòng Thức ăn chăn nuôi, Phòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã cung cấp tài liệu và những nhận xét về chuyên
môn trong quá trình thu thập các tài liệu thông tin liên quan đến luận văn này.
Do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế cho nên
luận không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quí thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, Ngày tháng năm 2014


Tác giả




Nguyễn Vũ Ninh



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn! ii

Mục lục iii

Danh mục từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình, sơ đồ ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của Đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1. Mục tiêu chung 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1. Cơ sở lý luận 5

2.1.1. Một số khái niệm 5

2.1.2. Đặc điểm của sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công
nghiệp tại Việt Nam 7

2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn
chăn nuôi 13

2.1.4. Các quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi 19

2.1.5. Các quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi 23

2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý nhà nước đối với sản
xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp 25

2.2. Cơ sở thực tiễn 28


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv


2.2.1. Quản lý nhà nước sản xuất và kinh doanh TĂCN tại một số nước
trênthế giới 28

2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước sản xuất và kinh doanh TĂCN công
nghiệp tại Việt Nam 30

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 39

3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 39

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 41

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 43

3.2. Phương pháp nghiên cứu 45

3.2.1. Phương pháp tiếp cận 45

3.2.2. Khung phân tích tình hình quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn
nuôi công nghiệp 46

3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu 47

3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 47

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 49

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51


4.1. Thực trạng sản xuất, kinh doanh TACNCN tại tỉnh Hưng Yên 51

4.1.1. Thực trạng sản xuất 51

4.1.2. Thực trạng kinh doanh TACN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 53

4.1.3. Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên 54

4.2. Thực trạng quản lý NN về sản xuất, kinh doanh TĂCNCN tại tỉnh
Hưng Yên 55

4.2.1. Các chủ thể quản lý, quy trình quản lý và tổ chức thực hiện 55

4.2.2. Nội dung văn bản, chính sách, quy định dùng trong quản lý NN về
TACNCN tại tỉnh Hưng Yên 58

4.2.3. Kết quả quản lý NN về sản xuất và kinh doanh TACNCN trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên 60

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả QLNN về TACN tại Hưng Yên 72


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.4. Hạn chế và giải pháp tăng cường quản lý NN về sản xuất và kinh doanh
TACN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 79

4.4.1. Hạn chế về quản lý thức ăn chăn nuôi 80


4.4.2. Giải pháp khắc phục hạn chế trong quản lý. 81

4.4.3. Hạn chế về sản xuất thức ăn chăn nuôi 82

4.4.4. Giải pháp khắc phục hạn chế trong sản xuất. 84

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

5.1. Kết luận 87

5.2. Khuyến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 92



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBCL: Công bố chất lượng
ISO: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TĂCN: Thức ăn chăn nuôi
TĂCNCN: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp
TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở
TCVN: Tiêu Chuẩn Việt Nam

UNBND: Ủy Ban nhân dân
XNCL: Xác nhận chất lượng




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Bảng danh mục các chất cấm tại Việt Nam 6

Bảng 2.1. Số lượng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
tại Việt Nam từ năm 2008 đến 2012 31

Bảng 2.2. Sản lượng Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (2006-2012) phân
theo loại hình sản xuất 31

Bảng 2.3. Cơ cấu các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi theovùng
sinh thái (năm 2012) 33

Bảng 2.4. Nhập khẩu nguyên liệu TĂCN giai đoạn 2010-2012 35

Bảng 2.5. Cơ cấu nhân lực theo hình thức lao độngtrong ngành sản xuất
TACN ở Việt nam 36

Bảng 2.6. Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn trong ngành sản
xuấtTACN ở Việt nam 36


Bảng 3.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế và theo huyện, thành phố
tỉnh Hưng Yên năm 2012 42

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu KT – XH chủ yếu tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2009-20013 44

Bảng 3.3. Số lượng mẫu phỏng vấn theo đối tượng điều tra 48

Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở chế biến TĂCNCN tại tỉnh Hưng Yên 51

Bảng 4.2. Khối lượng sản xuất TĂCNCN tại tỉnh Hưng Yên 52

Bảng 4.3. Phân bổ số lượng các đại lý kinh doanh TĂCNCNtrên địa bàn
tỉnh Hưng Yên năm 2013 53

Bảng 4.4. Số lượng các sản phẩm TĂCNCN có mặt trên thị trườngtỉnh
Hưng Yên 54

Bảng 4.5. Số lượng vật nuôi của tỉnh Hưng Yên 55

Bảng 4.6. Số lượng các HTX chăn nuôi, trang trại và hộ chăn nuôi củatỉnh
Hưng Yên 55

Bảng 4.7. Một số văn bản trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôicòn
bất cập 59


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


Bảng 4.8. Đánh giá của cơ quan quản lý TACN cấp Sở và các nhà máy
TACN về văn bản và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước
liên quan đến TACN tại tỉnh Hưng Yên 60

Bảng 4.9. Tình hình cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
cho các đơn vị trên địa bàn Hưng Yên 61

Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất Thức ăn chăn nuôi tại
tỉnh Hưng Yên 62

Bảng 4.11. Kết quả giám sát trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vể TACN
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 64

Bảng 4.12. Số sản phẩm công bố tiêu chuẩn hợp quy của các DNTACN trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên. 64

Bảng 4.13. Kết quả thanh kiểm tra chất lượng TACN trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên 66
Bảng 4.14. Kết quả thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh của các đơn vị kinh
doanh TACN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2013 68

Bảng 4.15. Kết quả giám sát trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh TACN
trên địa bàn tỉnh Hưng yên Năm 2013. 69

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá các cơ sở kinh doanh TACN theo Thông tư
4/2011/TT-BNN năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn 69

Bảng 4.17. Tình hình cập nhật và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật
về chất lượng và VSATTP trong thức ăn chăn nuôi 71


Bảng 4.18. Đánh giá của Bộ Nông ngiệp về phối hợp trong quản lý nhà
nước về thức ăn CN tại tỉnh Hưng Yên 78





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng bột 10

Hình 1.2. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng viên 11

Hình 1.3. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi 12

Hình 3.1. Khung phân tích về tình hình quản lý Nhà nước về thức ăn chăn
nuôi công nghiệp 47

Hình 4.1. Số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm TACN trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên 53

Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức và phối hợp thực hiện chức năng QLNN về
TĂCCN tại tỉnh Hưng Yên 56


Sơ đồ 2.1. Mô hình hệ thống quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi công nghi 16








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài
Cùng với nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm của Tỉnh Hưng
Yên đã hình thành từ lâu đời, từ những năm trong thập niên 70 của Thế kỷ XX,
Nhà nước ta đã có chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính và
Hưng Yên cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Cũng nhờ đây mà ngành chăn
nuôi của tỉnh đã có được những bước phát triển nhất định, chuyển dần từ tự túc, tự
cấp sang sản xuất hàng hoá, nhiều tiến bộ kỹ thuật về con giống, chuồng trại, dinh
dưỡng và thú y của thế giới đã được du nhập và áp dụng vào Hưng Yên. Tuy
nhiên so với mặt bằng cả nước ngành chăn nuôi Hưng Yên chậm phát triển hơn.
Đánh giá về tiềm năng phát triển, có thể khẳng định Hưng Yên có tiềm năng lớn
cho phát triển chăn nuôi tuy nhiên do phương pháp, kỹ thuật, tư duy kinh tế trong
chăn nuôi chưa được cải tiến, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có cho
nhu cầu phát triển.
Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi của tỉnh phải có bước phát triển
nhảy vọt. Trong đó chuyển từ hình thức chăn nuôi quảng canh, nhỏ lẻ sang mô hình
chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp là bước thay đổi căn bản, tất yếu. Với xu
hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là một điều
kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nông nghiệp nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng. Bởi thức ăn chăn nuôi công nghiệp là nguyên liệu chính

của ngành chăn nuôi, quyết định trực tiếp đến sản lượng, chất lượng sản phẩm chăn
nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất chăn nuôi.
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi của Hưng Yên cũng
như Việt Nam đang phát triển thiếu quy hoạch tổng thể, cho nên một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn lợi dụng tình hình giá cả thị trường không ổn định,
công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn buông lỏng, vẫn đưa ra thị
trường một số lượng lớn TĂCN kém chất lượng. Mặt khác, trong khâu sản xuất vẫn
còn một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, chưa đủ
điều kiện theo quy định; một số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định nhưng
không thực hiện tốt việc kiểm soát nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, chế biến;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

không kiểm tra chất lượng các lô hàng trước khi đưa ra thị trường. Một số đơn vị
ghi các chỉ tiêu chất lượng trên bao bì sản phẩm không đúng tiêu chuẩn chất lượng
đã công bố, một số chỉ tiêu trên bao bì đều ghi cao hơn so với công bố. Ngoài ra, vệ
sinh môi trường, nhà xưởng của một số cơ sở chưa bảo đảm.
Nghiêm trọng hơn trong thời gian vừa qua tình hình sản xuất, sử dụng
chất chất cấm trong chăn nuôi (Nhóm β Agonit) diễn ra hết sức phức tạp. Đặc
biệt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã phát hiện và thu giữ 7,5 tấn chất tạo nạc tại
Huyện Mỹ Hào đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình hình quản lý nhà nước
về sản xuất, kinh doanh, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng
như cả nước ( Theo Báo cáo của Thanh tra liên ngành Bộ NN&PTNT, Bộ Công
An năm 2012).
Vì vậy trong xu thế hiện nay việc quy hoạch và tăng cường công tác quản lý
nhà nước sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một xu hướng tất
yếu nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và
tránh những thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như người chăn nuôi trong suốt thời
gian vừa qua.

Trước những đòi hỏi cấp bách đó của nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi,
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nuôi công nghiệp của tỉnh Hưng Yên tác giả
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” với nỗ lực nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài, bền vững và ý nghĩa thực tiễn cao cho
quá trình phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nói riêng và ngành chăn
nuôi nói chung.
Đề tài này là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mang tính thời sự và thực
tiễn cao. Trước đây đã có những đề tài làm về thức ăn chăn nuôi tuy nhiên đi theo
một số hướng sau: “Giải phát phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt
Nam”; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn
nuôi CJVINA AGRI - Hưng Yên”; Hay một số đề tài khác đi sâu vào nghiên cứu
quá trình quản lý xuất, quản lý lưu thông phân phối của một tập đoàn, một công ty
sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi nhất định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thức ăn
chăn nuôi công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi công
nghiệp tại tỉnh trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước sản
xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Hưng Yên.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn
chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong

sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên trong thời
gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, buốn bán, sử dụng thức
ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay như thế nào?
Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Hưng Yên đóng
góp như thế nào đến nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên?
Tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp có hàm
lượng chất cấm vượt mức cho phép ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như
thế nào?
Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh
doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Hưng Yên?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý
luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về thức chăn nuôi công nghiệp tại tỉnh
Hưng Yên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, buôn bán
thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Hưng Yên (mà chỉ nghiên cứu thức ăn chăn nuôi
đã đóng gói thành phẩm).
1.4.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu một số vùng tập trung nhiều công ty sản xuất và kinh doanh thức
ăn chăn nuôi trong tỉnh là Huyện Mỹ Hào, Huyện Văn Lâm.
1.4.2.3 Phạm vi thời gian

Thời gian đánh giá tình hình quản lý nhà nước 2012-2013; Thời gian đề ra
định hướng và giải pháp đến 2015 hoặc đến 2020.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay
để trao đổi trong thương mại.
Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản
xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa
việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?.
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh
tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ
thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình
đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị
cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Thức ăn chăn nuôi: là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi,
sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay
thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia
thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang. ( mục 1 điều 3Nghị định số
08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn
chăn nuôi phần giải thích từ ngữ)
Quản lý nhà nước là thực thi quyền hành pháp của nhà nước, là sự tác động
có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống hành chính

từ trung ương đến cơ sở tiến hành đểthực hiện những chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật,
thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Chất cấm trong chăn nuôi là các loại kháng sinh, hóa chất được quy định
tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20 tháng 06 năm 2002 về việc cấm sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh hóa chất trong sản
xuất và kinh doanh Thức ăn chăn nuôi. Bao gồm 19 chất (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Bảng danh mục các chất cấm tại Việt Nam
STT

Tên Kháng sinh, hoá chất STT

Tên Kháng sinh, hoá chất
1 Carbuterol 10 Methyl-testosterone
2 Cimaterol 11 Metronidazole
3 Clenbuterol 12 19 Nor-testosterone
4 Chloramphenicol 13 Ractopamine
5 Diethylstilbestrol (DES) 14 Salbutamol
6 Dimetridazole 15 Terbutaline
7 Fenoterol 16 Stilbenes
8 Furazolidon và các dẫn xuất
nhóm Nitrofuran
17 Terbolone
9 Isoxuprin 18 Zeranol



19

Melamin

Nguồn: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT
Chất cấm sử dụng để tạo lợn siêu nạc
Trong số các hóa chất, β-agonists là nhóm các hormone tự nhiên, có tác dụng
làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích thích giải phóng insulin và
quá trình phân giải glucose.Theo tài liệu khoa học, họ β-agonist gồm 2 nhóm. Nhóm
β1-agonist: như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine… có tác dụng
kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính. Nhóm β2-agonist: như
Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Epinephrine… làm giãn cơ, được dùng để điều
trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính.Trong Thú y, chỉ được phép dùng Clebuterol để
điều trị bệnh viêm phế quản ở ngựa, bê và trong bệnh sản khoa của bò cái.
Ngoài các tác dụng trên, β-agonists được chứng minh là chất chuyển đổi khá
hiệu quả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc (lợn,
cừu) và gia cầm, khi đó người ta phải dùng β-agonists gấp 5-10 lần điều trị.Việc sử
dụng các loại β-agonists bổ sung trong thức ăn gia súc để làm tăng tỷ lệ thịt nạc,
giảm mỡ, làm thịt nạc có màu đỏ và đẹp hơn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên
khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển.Trong những chất thuộc nhóm
β-agonists thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong
danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở VN và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

hầu hết các nước trên thế giới. Trong các loại β-agonist sử dụng trái phép trong
chăn nuôi thì phổ biến hơn cả là Salbutamol.
Đặc điểm của các chất cấm này là tồn dư lâu dù đã qua chế biến. Nếu

người tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư β-agonist sẽ bị ngộ độc,
nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các chất kích thích này là những hóa chất
có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị
hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng.
Theo các nhà khoa học, Salbutamol và Clenbutarol được hấp thu dễ dàng qua
đường tiêu hóa, vì vậy chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng
thịt sẽ hấp thụ bấy nhiêu. Chất này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ
em nhỏ.Các nhà khoa học cảnh báo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động
tức thời với các triệu ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị
kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có
bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng
trăm người phải nhập viện.
Với nhóm chất kích thích trọng lượng lợn còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc
ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những phụ nữ đang
mang thai. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn,
dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh
giống như đồng tính, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn,
suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể…
2.1.2. Đặc điểm của sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại
Việt Nam
2.1.2.1. Các tổ chức cá nhân tham gia vào sản xuất.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp của
Việt Nam rất phong phú và đa dạng, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác
nhau về qui mô, hình thức đầu tư, nguồn vốn và đặc tính sản phẩm. Số liệ của Cục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Chăn nuôi đưa ra, cả nước có 234 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, chia

làm các nhóm doanh nghiệp: Doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân,
Công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài.
2.1.2.2. Quy trình sản xuất
Nguyên liệu đầu vào: Để thức ăn chăn nuôi đáp ứng cho nhu cầu tăng
trưởng và phát triển của con vật qua từng giai đoạn, nguồn cung nguyên liệu đầu
vào để chế biến thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết. Tuy thuộc vào từng loại thức ăn khác nhau mà người ta có thể sử dụng chủng
loại và cơ cấu nguyên liệu đầu vào phù hợp, tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện nay, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi sử
dụng một số nguyên liệu chính theo một số nhóm sau đây:
- Nhóm cung cấp nguồn năng lượng: Gồm các nguyên liệu từ ngành sản
xuất nông nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như ngô, khoai, sắn, tấm gạo Đây là
nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trao đổi cho vật nuôi và khối lượng sử dụng
chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thành phần nguyên liệu đầu vào chế biến thức ăn
chăn nuôi công nghiệp ( thông thường ngô chiếm từ 35-40%, cám lụa 20-25%, bột
sắn chiếm khoảng 20%).
- Nhóm nguyên liệu cung cấp đạm và protein: gồm các nguyên liệu chủ yếu
cung cấp đạm và protein trong thành phần dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi. Trong
nhóm này chủ yếu là các nguyên liệu chứa đạm động vật (bột cá, bột xương- thịt,
bột huyết ) và các nguyên liệu chứa nhiều đạm thực vật như ( khô dầu đậu tương,
khô lạc, khô dừa ). Trong đó khô đỗ tương và bột cá là nguyên liệu phổ biến
thường được sử dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nguyên liệu cùng loại
(khô đỗ tương chiếm 10%, bột cá chiếm 5% trên trọng lượng nuyên liệu đầu vào).
- Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng chất và vitamin: Gồm các nguyên
liệu cung cấp chủ yếu khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi bao gốm khoáng đa
lượng (canxi, photphat ), khoáng vi lượng và một số vitamin A,B,C. Các chất này
thường chứa nhiều trong bột xương, bột vỏ sò, dầu gan mực cỏ thể giúp bổ sung
vào thành phần thức ăn chăn nuôi gia súc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9

- Nhóm cung cấp axit amin: Bao gồm các axit amn bổ sung và khẩu phần
thức ăn chăn nuôi như lysine, methonine
- Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác mang tính chất là các chất phụ
gia gây ngon miêng cho động vật giúp kích thích tiêu hóa như chất tạo mùi, tạo
màu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thành phần sản xuất thức ăn chăn nuôi
công nghiệp.
Quy trình sản xuất cơ bản
Thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp phức tạp, mức độ ứng dụng
khoa học kỹ thuật cao và luôn luôn được cải tiến. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa
dạng, đòi hỏi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm. Chính vì thế thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất phải đáp ứng một
số tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Hiện nay ngành chế biến thức ăn chăn nuôi có hai loại dây chuyền công nghệ
sản xuất thức ăn là dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng bột và thức ăn chăn
nuôi dạng viên. Tuy nhiên do một số công đoạn và đặc điểm sản xuất giống nhau
nên hai dây chuyển công nghệ đều có một số máy móc thiết bị giống nhau tương
ứng với từng công đoạn sản xuất cụ thể.
- Giai đoan chuẩn bị nguyên liệu đưa vào sản xuất: Thông thường nguyên
liệu mua vào chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp dưới dạng thô chưa qua sơ chế. Đặc
biệt ở nước ta với khí hậu nhiệt đới ẩm vào mùa thu hoạch có thể là cho nguyên liệu rất
dễ bị ẩm mốc. Để đảm bảo nguyên liệu đạt chất lượng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
trải qua giai đoạn làm sạch, sấy khô nguyên liệu trước khi đưa và sản xuất và lưu trữ.
Với các yêu cầu trên hầu hết các doanh nghiệp đều phải trang bị hệ thông làm sạch
(máy sàng, thổi bụi), máy sấy nguyên liệu, hệ thống kho tàng đặc biệt silo lưu trữ.
- Giai đoạn lập khẩu phần thức ăn và định lượng nguyên liệu: Căn cứ vào
kế hoạch sản xuất và kinh doanh, cán bộ kỹ thuật tiến hành lập khẩu phần cho từng
loại thức ăn, lập công thức chế biến thức ăn chăn nuôi và xác định khối lượng cần
thiết cho từng loại thức ăn, trên cơ sở có tính toán số lượng và chủng loại nguyên

liệu cần thiết đưa vào sản xuất. Trang thiết bị giai đoạn này chủ yếu thiết bị thí
nghiệm và kiểm tra chất lượng nguyên liệu, hệ thống máy tính, phần mềm ứng dụng
cho công việc lập khẩu phần ăn và công thức chế biến thức ăn chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

- Giai đoạn sản xuất: Đây là giai đoạn nguyên liệu được nghiền, trộn và chế
biến theo qui định. Tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn cần thiết sản
xuất , cán bộ kỹ thuật sẽ xác định chủng loại, số lượng vật liệu cần thiết theo công
thức sản xuất để tiến hành pha chế, nghiền trộn. Trang thiết bị cần thiết cho giai
đoạn này chủ yếu là máy cân, máy nghiền, máy trộn, hệ thống băng tải phục vụ
công tác chế biến.
- Giai đoạn hoàn thành: Sau khi giai đoạn sản xuất đã hoàn tất, cán bộ
chuyên môn sẽ tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói đưa
sản phẩm tiêu thụ hoặc lưu trữ trong điều kiện theo qui định. Trang thiết bị cho giai
đoạn này và hệ thống máy đóng gói, hệ thống máy thí nghiệm và kiếm tra chất
lượng sản thành phẩm, hệ thống lưu trữ sản phẩm.
Tuy nhiên, do đặc tính kỹ thuật và đặc tính sản phẩm khác nhau nên hai dây
chuyền công nghệ có những công đoạn sản xuất khác biệt. Đối với dây chuyền sản
xuất thức ăn chăn nuôi dạng viên, sau khi trải qua công đoạn nghiền, trộn sản phẩm
phải được pha chế với chất kết dính nhằm tạo sự liên kết và ép thành viên mới trải
qua công đoạn đóng gói. Chính vì thế dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn dạng
bột phải thêm hệ thống máy ép thành viên.

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng bột

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11



Hình 1.2. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng viên
2.1.2.3. Các tác nhân tham gia phân phối tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.
Các tác nhân chủ yếu tham gia vào phân phối/tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
bao gồm: nhà máy sản xuất, các đại lý trung gian (cấp 1,2), các cửa hàng bán lẻ
thức ăn chăn nuôi tại địa phương (Hình 1.3). Trong cơ chế kinh tế thị trường, cạnh
tranh là điều không thể tránh khỏi và ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp
cùng ngành.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau đã dẫn tới tình trạng
tranh chấp kênh phân phối bao gồm: (i) Thiết lập kênh phân phối, (ii) Chính sách
đối với đại lý của các doanh nghiệp và (iii) Chế độ thưởng bán hàng. Mỗi một
công ty/nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đề song hành những mối quan hệ
giữa công ty với các đối tác khác nhau để cung ứng, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy,
mỗi một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh riêng biệt và việc chi phối lợi
nhuận, giá bán và các chế độ đãi ngộ như trích chiết khấu, thưởng doanh số và
hoa hồng cho các đại lý rất khác nhau và mang tính chiến lược, bí mật đối với
mỗi doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12


















Hình 1.3. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi sản xuất từ các nhà máy/công ty sẽ phân phối theo 2
đường chính: (i) Sử dụng trong nội bộ của nhà máy/công ty (như trang trại thuộc
công ty hay hệ thống nuôi gia công) và bán trực tiếp cho các cơ sở chăn nuôi lớn.
Con đường thứ 2 là qua hệ thống đại lý (đây là con đường phân phối chính). Hệ
thống đại lý bao gồm đại lý cấp I, cấp II và cấp III. Nhà máy không bán lẻ trực tiếp
đến người sử dụng.
Đại lý cấp I là cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nguồn cung câp lấy trực tiếp
từ nhà sản xuất sau đó bán đại lý cấp II và ít khi bán cho người sử dụng (trang trại/hộ).
Trong khi đó đại lý cấp II bán cho đại lý cấp III rồi đến người sử dụng. Đại lý cấp III
có thể bao gồm cả cơ sở/hộ vừa sử dụng (chăn nuôi) và vừa buôn bán thức ăn.
Nhà máy/Công tySX
TĂCN
Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Trang trại/Hộ chăn
nuôi
Đại lý cấp 3

Trang trại chăn nuôi


thuộc nhà máy/trang
trại mua trực tiếp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
2.1.3.1. Mục tiêu của quản lý NN sản xuất và kinh doanh TĂCN.
- Bảo đảm an ninh về thực phẩm quốc gia trong mọi tình huống. Từng bước
cải thiện cơ cấu và chất lượng bữa ăn, tiến tới đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng.
- Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi từ chăn nuôi quảng canh quy mô nhỏ sang
chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp hiện đại, từng bước tiến kịp các nước
trong khu vực và đến 2020 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
- Bằng nhiều biện pháp phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn
chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và
hạ giá thành sản phẩm, mặt khác đạt mục tiêu giải quyết việc làm nâng cao thu nhập
cho người dân ở nông thôn.
- Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ thâm canh và các
loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu đạm.
Nâng cao năng lực chế biến nguyên liệu trong nước và tận dụng triệt để nguồn phụ
phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.
- Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 7,8%/năm, đạt
khoảng 19 triệu tấn vào năm 2015.
- Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo
hướng: Sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu
phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi
và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi
công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm
soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi

công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng,
bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ
quan quản lý nhà nước công nhận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

2.1.3.2. Các nguyên tắc của quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh TĂCN.
- Xuất phát từ bản chất chế độ chính trị, từ thực tiễn xây dựng nhà nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa có thể rút ra các nguyên tắc quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi ở nước ta như sau:
- Nguyên tắc quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi luôn đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng và có sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân.
- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước về thức ăn chăn nuôi bằng pháp
luật và tăng cường pháp chế.
- Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước thức ăn chăn nuôi theo nghành và
theo lãnh thổ.
- Nguyên tắc phân định hoạt động quản lý hành chính nhà nước về thức ăn
chăn nuôi với các hoạt động sản xuất - kinh doanh của các chủ thể kinh tế Nhà nước
và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức ăn
chăn nuôi.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch.
2.1.3.4.
Nội dung quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
Theo nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn
nuôi, Điều 14 quy định về nội dung quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi gồm có
10 nội dung như sau:
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi.
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát

triển thức ăn chăn nuôi.
c) Khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
d) Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi.
e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt
động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
f) Đầu tư, phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu
sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
g) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt
động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

h) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử
dụng thức ăn chăn nuôi.
i) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của nhà nước, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về thức ăn chăn nuôi.
j) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Trong đó, các nội dung quản lý nhà nước liên quan tới sản xuất và kinh doanh thức
ăn chăn nuôi tại địa phương tập trung vào 4 nội dung chính, đó là:
a) Ban hành chính sách: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển thức ăn chăn nuôi.
b) Hướng dẫn thực thi chính sách: Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử dụng thức ăn chăn nuôi theo chính
sách ban hành,
c) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của nhà nước, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về thức ăn chăn nuôi. Thực hiện các chế tài xử
phạt các vi phạm trong lĩnh vực này.
2.1.3.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi công

nghiệp tại Việt Nam hiện nay
- Theo quy định tại Quyết định Số: 18/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 01 năm
2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Cục Chăn
nuôi quy định Cục Chăn nuôi là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên
ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Nhiệm vụ của Cục chăn nuôi:
Tại điều 2 mục 6 về thức ăn chăn nuôi quy định cụ thể như sau về Cục chăn nuôi:
a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn
nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;
b) Ban hành danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được
nhập khẩu vào Việt Nam theo uỷ quyền của Bộ trưởng;
c) Quản lý và tổ chức thực hiện công tác khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi,
phân tích nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;

×