Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty TNHH an lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.74 KB, 30 trang )

1. Giới thiệu chung về công ty TNHH An Lợi:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH An Lợi là công ty TNHH mới thành lập vào năm 2002
với chức năng chính là giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Dịch vụ giao nhận
hàng hoá được công ty hoạt động một cách trực tiếp chứ không phải thông
qua đại lý hay thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Trụ sở công ty đặt tại số
14 Nguyễn Thượng Hiền – Hà Nội.
Đến đầu năm 2003, hoạt động kinh doanh của công ty phát triển dần
lên, công ty phải tuyển dụng thêm các nhân viên nhằm đáp ứng kế hoạch kinh
doanh của công ty trong năm và các năm tiếp theo.
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ và giúp tích luỹ thêm kinh nghiệm của
các nhân viên, năm 2004 công ty đã tổ chức cho một số nhân viên đi học ở
nước ngoài.
Năm 2005, công ty đã hoạt động mạnh hơn nhiều, đã có rất nhiều
khách hàng nước ngoài làm hợp đồng dài hạn với công ty.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau đây:
- Nhận hàng hoá từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận theo
sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ
giao nhận khác (gọi chung là của khách hàng).
- Mục tiêu của công ty là thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng và thu
được hiệu quả cao nhất, lâu dài và vững bền. Nhất là giai đoạn công ty
mới thành lập này.
- Công ty có các dịch vụ sau:
+ Đóng gói: lùa chọn loại nguyên liệu để sử dụng.
+ Tuyến đường: chọn hành trình và phương tiện vận tải.
+ Bảo hiểm: lùa chọn loại bảo hiểm cần cho hàng hoá.
+ Thủ tục hải quan: khai báo hàng xuất nhạp khẩu.
+ Chứng từ vận tải: những chứng từ đi kèm (người chuyên chở).
+Những quy định L/C: yêu cầu của ngân hàng.


1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:
- Vận tải hàng hoá.
- Đại lý vận tải.
- Dịch vụ kho vận.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan.
- Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá.
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Trong đó dịch vụ giao nhận hàng hoá là hoạt động chính của công ty
ngay từ ngày đầu thành lập. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá của công ty
là:
+ Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu): Với dịch vụ theo
kiểu này công ty có các chức năng, nhiệm vụ như là người xuất khẩu, tức là
công ty sẽ thay mặt người xuất khẩu làm các công việc theo sự chỉ dẫn của
người gửi hàng như:
• Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở
thích hợp.
• Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
• Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp nh: giấy
chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên
chở của người giao nhận…
• Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và các luật lệ
của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay bất kỳ nước quá cảnh
nào mà liên quan đến việc giao hàng đó. Và chuẩn bị tất cả
những chứng từ cần thiết đối với việc giao hàng.
• Đóng gói hàng hoá( công việc này có thể do người gửi hàng đã
làm trước khi giao hàng cho công ty).
• Cân đo hàng hoá.
• Mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu có yêu cầu của người gửi hàng.
• Vận chuyển hàng hoá đến cảng đồng thời thực hiện việc khai báo

hải quan, các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người
chuyên chở.
• Giao dịch ngoại hối và thanh toán các khoản chi phí.
• Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở và giao cho người gửi
hàng.
• Giữ mối liên hệ với người chuyên chở để thực hiện giám sát việc
vận chuyển hàng hoá.
• Kiểm tra xem hàng hoá có tổn thất không, nếu có sẽ phải giúp
người gửi hàngỉttong việc khiếu nại với người chuyên chở.
+ Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng( người nhập khẩu):Ngược lại
với loại dịch vụ thay mặt người xuất khẩu thì công ty sẽ phải làm các công
việc sau theo nhứng chỉ dẫn của khách hàng:
• Nếu khâu vận chuyển hàng hoá thuộc về người nhận hàng thì
công ty phải có trách nhiệm giám sát việc vận chuyển hang hoá
đó.
• Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến qúa trình giao nhận
hàng.
• Nhận hàng từ người chuyên chở, nếu người khách hàng yêu cầu
công ty thanh toán cước phí cho người chuyên chở thì sẽ phải
thanh toán.
• Kiểm tra và ghi nhận những tổn thất của hàng hoá, đồng thời
giúp đõ người nhận hàng khiếu nại đối với người chuyên chở.
+ Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt: Công ty cũng có thể giao nhận
những loại hàng hoá như: các máy móc nặng, vật liệu, thiết bị… để xây dựng
nhng cụng trỡnh ln nh sõn bay, cỏc nh mỏy hoỏ cht, nh mỏy thu in,
trin lóm nc ngoi, qun ỏo treo trờn mc.
+ Dch v khỏc: õy l dch v m ỏp ng tu theo cỏc yờu cu khỏc
ca khỏch hng, nhng yờu cu ny cú th ny sinh trong trong quỏ trỡnh
chuyờn ch hng hoỏ. Mt dch v quan trng trong loi dch v ny ca cụng
ty l dch v gom hng, cng cú th l dch v liờn quan n d ỏn chỡa khoỏ

trao tay
1.4. C cu b mỏy qun lý v chc nng ca cỏc phũng ban:
B mỏy ca cụng ty bao gm:
S : C cu b mỏy qun lý ca cụng ty TNHH An Li.
- Ch tch hi ng thnh viờn:
Ch tch hi ng thnh viờn l do cỏc thnh viờn trong cụng ty nht trớ
c, nhim k l 3 nm. Ch tch hi ng thnh viờn phi l ngi cú s vn
gúp ỏng k vo vn phỏp nh trong s cỏc thnh viờn ca cụng ty v l
P. kinh doanh
Bộ phận SALE Bộ phận ngh.vụ
Phó giám đốc
Giám đốc
P. hành chính P. kế toán
người lãnh đạo cao nhất của công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên có các
chức năng, nhiệm vô và quyền hạn sau:
+ Là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty,
trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt
động kinh doanh của công ty.
+ Có trách nhiệm chủ trì các cuộc họp của công ty.
+ Đề ra các định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong cả
ngắn hạn và dài hạn thông qua các chiến lược kinh doanh, chiến lược tàI
chính và chiến lược con người…
+ Có quyền quyết đinh trong việc chỉ ra các cán bộ chủ chốt trong công
ty.
+ Giám sát, theo dõi và kiểm tra, đánh giá các hoạt động của các cán bộ
và nhân viên trong công ty.
- Giám đốc:
Giám đốc do chủ tịch hội đồng thành viên cử ra và được sự nhất trí của các
thành viên, nhiệm kỳ là 2 năm. Công việc chính của giám đốc là điều hành
hoạt động của công ty theo định hướng của chủ tịch hội đồng thành viên.

Ngoài ra giám đốc phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ tổ chức, điều hành các hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm trướcchủ tịch hội đồng thành
viên và trước pháp luật về kết quả kinh doanhcủa công ty, về những dịch vụ
do công ty thực hiện.
+ Đề nghị chủ tịch hội đồng thành viên quyết định điều động, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó giám đốc, các trưởng phòng
trong công ty.
+ Xây dựng và trình chủ tịch hội đồng thành viên phê duyệt phương án
các bổ sung.
+ Giám đốc công ty được tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, cho thôi
việc đối với các bộ công nhân viên trong công ty theo phân cấp quản lý của
giám đốc.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
theo qui định của pháp luật.
+ Chịu sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng thành viên và chịu sự kiểm tra,
giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
nhiệm vụ điều hành của mình.
+ Uỷ quyền cho phó giám đốc công ty thay thế khi vắng mặt trên 05
ngày.
+ Theo dõi tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty với hội đồng thành viên.
+ Báo cáo quyết toán từng năm, từng thời kỳ của công ty với hội đồng
thành viên.
+ Thay mặt hội đồng thành viên ký các hợp đồng kinh doanh, hợp đồng
lao động với người lao động…
+ Đại diện cho công ty để giao dịch với các cơ quan Nhà nước, chi cục
hải quan và các cơ quan, doanh nghiệp khác.
+ Chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng thành và hội đồng thành
viên về hoạt động nhiệm vụ của mình.

- Phó giám đốc:
Phó giám đốc do giám đốc công ty đề cử và được sự nhất trí của các thành
viên. Phó giám đốc công ty là người giúp giám đốc công ty điều hành hoạt
động kinh doanh theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc có các nhiệm vụ
sau:
+ Là người giúp giám đốc thực hiện mọi các công việc.
+ Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi được uỷ quyền
+ Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện
công việc của mình.
- Phòng hành chính:
Phòng hành chính có các chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Chức năng:
Tham mưu của lónh đạo công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác:
tổ chức, hành chớnh, lao động, tiền lương, đào tạo, bảo vệ, an ninh và thực
hiện các chế độ chớnh sách đối với người lao động của công ty.
+ Nhiệm vụ:
• Thực hiện công tác tổ chức lao động.
• Công tác quản lý định mức lao động, tiền lương.
• Thực hiện các chế độ chớnh sách của Nhà nước đối với cán bộ
công nhõn viên.
• Công tác quản trị hành chớnh.
• Công tác bảo vẹ trật tự trị an, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho cán
bộ công nhõn viên.
• Quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước.
• Quản lý và điều hành phương tiện làm việc cho cán bộ công
nhõn viên công ty.
• Chuẩn bị các cuộc hội nghị, hội thảo của công ty, hướng dẫn và
sắp xếp lịch làm việc đối với khách đến liên hệ công tác tại công
ty và làm hợp đồng với công ty.

• Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền.
Phòng hành chớnh có mối quan hệ phối hợp với phòng kế toán trong công
tác tổ chức hành chớnh và thanh quyết toán các chi phí văn phòng.
Phòng hành chớnh phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác tổ chức
hành chớnh và xõy dựng phương án kinh doanh hằng năm, và với từng bộ
phận của phòng kinh doanh trong công tác tổ chức hành chớnh và công tác
luõn chuyển chứng từ xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hoá.
- Phòng kế toán tài chinh:
Công việc của phòng kế toán là phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, lập
các bảng kê, định khoản kế toán và ghi sổ…
Tuy mới thành lập nhưng công ty đã đào tạo được một đội ngò cán bộ làm
công tác kế toán có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện các chế độ kế
toán của Nhà nước ban hành.
Phòng kế toán có các chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Chức năng:
Thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán của Nhà
nước tại công ty, tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn và tài sản của công ty.
+ Nhiệm vụ:
• Ghi chép, tớnh toán, phản ánh số hiện có, tình hình luõn chuyển và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh
doanh và sử dụng kinh phí của công ty.
• Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu chi
tài chớnh, cỏcc khoản thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và
sử dụng các loại tài sản, vật tư, kinh phí, tiền vốn. Phát hiện và ngăn
chặn kịp thời những hành động tham ô, lóng phí, vi phạm chớnh
sách, chế độ kỷ luật, kinh tế, tài chớnh của Nhà nước.
• Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh
doanh, kiểm tra và phõn tích hoạt động kinh tế, tài chớnh, phục vụ
công tác lập kế hoạch và theo dừi thực hiện phục vụ cho công tác

thống kê và thông tin kinh tế.
• Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chớnh của công ty.
• Có quyền yêu cầu các phòng trong công ty cung cấp các số liệu liên
quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh công ty.
• Có quyền không ký chi tiêu hoặc xác nhận các chi phí hoặc các việc
trái với pháp lệnh thống kê, kế toán.
• Có quyền báo cáo cấp trên hoặc các cơ quan pháp luật về những sai
phạm trong quản lý kinh tế tài chớnh của công ty.
Phòng kế toán có mối quan hệ phối hợp với phòng tổ chức hành chớnh
trong công tác tổ chức lao động, công tác hành chớnh quản trị.
Phòng kế toán phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác luõn chuyển,
lưu trữ chứng từ kinh doanh, chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu, chứng từ
liên quan đến giao nhận hàng hoá, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, hợp
đồng ngoại thương, đối chiếu công nợ với các đơn vị khác.
- Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh có các chức năng và nhịm vụ sau:
+ Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý
thị trường và hệ thống các phương án kinh doanh nhằm gia tăng khách hàng
trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt hiệu quả cao
nhất.
+ Nhiệm vụ:
• Xõy dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của công ty
trước mắt và lõu dài.
• Tổ chức điều hành phòng kinh doanh nhằm đảm bảo và thực hiện
tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, hàng quý của công ty.
• Tỡm hiểu, khai thác, thu thập thông tin và xử lý thông tin về thị
trường, giá cả tại từng thời điểm để có những quyết định đúng đắn
và phù hợp kịp thời trong công tác kinh doanh dịch vụ của công ty.
• Lập ra các phương án, quản lý và thu hồi công nợ.

• Có phương án triển khai và mở rộng thị trườngmột cách nghiêm túc
nhằm mục đích giữ uy tín của công ty cũng như tăng thêm thị phần
của công ty.
• Đề xuất với lónh đạo cấp trên các biện pháp nhằm đẩy mạnh công
tác kinh doanh, cụ thể là gia tăng khách hàng.
• Tổ chức, thực hiện, triển khai công tác marketing, xõy dựng chiến
lược và mục tiêu kinh doanh.
Có thể nói công việc chính của phòng kinh doanh là tìm kiếm nguồn khách
hàng (goi là bộ phận SALE) và thực hiện hoạt động giao nhận vận tải khi có
hợp đồng (gọi là bộ phận nghiệp vụ thực hiện giao nhận vận tải).
+ Bé phận SALE: Bộ phận này bao gồm các nhân viên với nhiệm vụ
như là của một nhân viên marketing, mỗi nhân viên sẽ phải tìm kiếm xem
các khách hàng tiềm năng của mình ở đâu và tìm kiếm các thông tin về
nhu cầu của họ để có thể đưa ra các biện pháp đáp ứng các yêu cầu đó một
cách hiệu quả nhất, nhằm tạo mối quan hệ lâu dài và thu hót các khách
hàng tiềm năng khác.
Các nhân viên làm trong bộ phân SALE sẽ luôn phải đi tìm hiểu thị
trường, tạo sự liên kết với khách hàng, không được ngồi làm cố định trong
phòng ban.
+ Bé phận thực hiện nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hoá: Sau khi bộ
phận SALE thực hiện nhiệm vụ của mình là tạo ra được các khách hàng
cho công ty và thực hiện ký kết hợp đồng với nhau thì bộ phận thực hiện
giao nhận vận tải sẽ phải tiến hành các nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng
hoá.
Nhân viên trong bộ phận thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá được
phân công rõ ràng thành hai nhóm là: nhóm nhân viên phụ trách về nghiệp vụ
giao nhận hàng xuất khẩu và nhóm nhân viên phụ trách về nghiệp vụ giao
nhận hàng nhập khẩu.
1.5.Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của công ty:
Công ty tổ chức kinh doanh theo kiểu đa dạng hoá kĩnh vực kinh doanh

với mục đích phát triển công ty một cách nhanh chóng ngay từ khi thành lập
và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhõn viên trong công ty.
- Đặc điểm về nguồn vốn:
Nguồn vốn của công ty là do 3 thành viên chớnh trong hội đồng thành
viên góp vốn với tổng số vốn pháp định là 500 triệu đồng.
- Đặc điểm về nguồn nhõn lực:
Cán bộ nhõn viên của công ty bao gồm tất cả 18 người và họ đều là
những người có trình độ đại học trở lên. Sau khi vào làm việc tại công ty thì
hầu hết các cán bộ nhõn viên đều được cử đi học, đào tạo nghiệp vụ ở nước
ngoài, đặc biệt là các nhõn viên làm bên nghiệp vụ giao nhận hàng hoá đã
được qua khóa đào tạo kiến thức chuyên môn về pháp luật hải quan và được
cơ quan hải quan cấp chứng chỉ hành nghề.
- Đặc điểm về công nghệ:
Công ty có một hệ thống thông tin (máy tớnh, máy điện thoại, máy fax)
liên kết các mạng nhằm phản hồi thông tin từ phớa khách hàng đảm bảo
chớnh xác và nhanh chóng. Tuy nhiên do công ty mới thành lập nên việc đầu
tư vào thiết bị công nghệ cũn nhiều hạn chế.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực của công ty
2.1.1.Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng trtong nền mậu dịch
thế giới thông qua việc thiết lập các tuyến dường vận tải (hằng hải, hàng
không, đương bộ, …) nối liền biên giới giữa các quốc gia. Vận tải và mậu
dịch có mối liên hệ chặt chẽ: vận tải được phát triển phải dựa trên sản xuất và
mậu dịch hàng hoá. Trái lại, phương tiện vận tải tốt sẽ làm giảm giá cước, tạo
cho mậu dịch hàng hoá tăng trưởng và mở rộng. Vận tải khuyến khích mậu
dịch phát triển và trái lại mậu dịch phát triển sẽ khuyến khích vận tải phát
triển.
Vận tải tác động tới mậu dịch rất lớn:
- Cước phí vận tải ảnh hưởng đến giá hàng chào bán.

- Vận tải làm thay đổi cơ cấu và thị trường hàng xuất nhập khẩu.
- Tăng nguồn thu ngoại tệ.
2.1.1.1. Kinh doanh vận tải hàng hoá:
Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô với
các hình thức:
- Vận chuyển hàng hoá từ kho tới kho giao nhận hàng:
Với hình thức vận chuyển hàng hoá này nghĩa là hàng hoá sẽ được
người chuyên chở vận chuyển từ kho lưu giữ hàng hoá tới kho giao nhận mà
người mua và người bán đã thoả thuận. Hình thức vận chuyển hàng hoá này
chủ yếu được thực hiện bởi các giao dịch trong nước.
- Vận chuyển trung chuyển từ kho tới các địa điểm trung chuyển (ga,
cảng, sõn bay) hoặc từ các địa điểm trung chuyển tới kho giao nhận hàng hoá:
Với hình thức vận chuyển hàng hoá theo kiểu này chủ yếu được thực
hiện thông qua các giao dịch ngoại thương. Người chuyên chở sẽ chỉ phải vận
chuyển hàng hoá từ kho lưu giữ hàng hoá tới ga, cảng hoặc sõn bay đã quy
định để đưa hàng hoá đi nước khác. Hoặc người chuyên chở chỉ phải vận
chuyển hàng hoá từ ga, cảng, sõn bay mà hàng hoá được đưa về từ nước xuất
khẩu tới kho cho người nhập khẩu.
2.1.1.2. Đại lý vận tải:
Lĩnh vực kinh doanh này công ty có một số hình thức sau:
- Đại lý vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường sắt.
- Đại lý vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường bộ.
- Đại lý vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường thuỷ.
- Đại lý vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường hàng không.
Các hình thức kinh doanh này được công ty tổ chức hoạt động kinh
doanh ngay từ ngày đầu thành lập. Trong đó đại lý vận tải hàng hoá bằng
phương tiện đường sắt và đường bộ chủ yếu là để thực hiện hợp đồng giao
dịch trong nước. Cũn đại lý vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường thuỷ và
đường hàng không phần lớn là để thực hiện giao dịch xuất nhập khẩu.
 Biện pháp tổ chức hợp lý vận chuyển hàng hoá:

- Lựa chọn phương thức vận chuyển hợp lý ( thẳng hay qua kho).
- Lựa chọn phương tiện vận tải hợp lý, phải đảm bảo:
+ An toàn cho hàng hoá.
+ Đảm bảo tốc độ vận chuyển nhanh nhất, phục vụ đắc lực cho kế
hoạch kưu chuyển hàng hoá của công ty.
+ Đảm bảo chi phí vận chuyển nhỏ nhất.
- Lựa chọn con đường vận chuyển hợp lý.
 Biện pháp để nõng cao năng suất của phương thức vận tải:
- Cải tiến công tác bao bì đóng gói.
- Cải tiến công tác chất xếp hàng hoá trên phương tiện vận chuyển.
- Cải tiến công tác bốc dỡ hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho công nhõn viên. Tạo điều kiện cho công nhõn viên
nhận thức về nghề nghiệp, về tinh thần trách nhiệm và nghiệp vụ
chuyên môn trong việc vận chuyển, chất xếp, bốc dỡ và bảo vệ hàng
trên đường vận chuyển. Đồng thời quán triệt cho công nhõn viên thực
thiện tốt các biện pháp ở trên.
Mặt khác, nõng cao nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cần kết hợp với
khuyến khích lợi ích vật chất và quan tõm tới điều kiện làm việc cũng như
hoàn cảnh gia đình của công nhõn viên. Từ đó thúc đẩy được tớnh tự giác và
sự hăng say trong công việc của công nhõn viên trong vận chuyển hàng hoá.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của dịch vụ vận tải và đại lý vận tải
STT Các chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004

Năm
2005
1 Số hợp đồng Cái 295 450 600 700
2 Khối lượng HH Tấn 29.000 27.000 29.500 33.000
3 Tổng doanh thu Triệu. đ 787 1574 1602 1970
4 Chi phí Triệu. đ 500 846 870 1150
5 Lợi nhuận Triệu. đ 287 728 732 820
Từ bảng kết quả kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải và đại lý vận
tải, ta thấy: hai hoạt động kinh doanh này đều có lói. Lợi nhuận đều tăng qua
các năm, đặc biệt là năm 2003 và năm 2005.
Năm 2003 lợi nhuận đã tăng khá cao so với năm 2002, từ 287 triệu
đồng lên tới 728 triệu đồng (tăng 441 triệu đồng), bởi doanh thu của năm đã
tăng gấp đôi năm trước, trong khi chi phí chỉ tăng thêm có 346 triệu đồng. Sở
dĩ có được điều này là do công ty đã huấn luyện, đào tạo được một đội ngũ
công nhõn viên giàu kinh nghiệm.
Năm 2004. lợi nhuận chỉ tăng 4 triệu đồng, nguyên nhõn của việc này
là do trong năm này công ty đã đưa một số công nhõn viên đang làm bên lĩnh
vực này sang một số lĩnh vực khác, và phải tuyển thêm các nhõn viên mới
cũng chưa có đủ kinh nghiệm như các công nhõn viên cũ của công ty.
Năm 2005, lợi nhuận đã tăng vượt so với kế hoạch là 28 triệu đồng,
doanh thu tăng 368 triệu đồng, chi phí của năm nay tăng cao, lên tới 280 triệu
đồng, nguyên nhõn chớnh là do giá xăng dầu trong năm đã tăng vọt so với
năm trước, nhưng công ty vẫn cố gắng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2.1.2. Dịch vụ kho vận
Đõy là một dịch vụ cần thiết phải có đối với một công ty làm hoạt
động kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế bởi trong nhiều trường
hợp hàng hoá buộc phải được lưu kho trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập
khẩu. Khi cần phõn phối hàng hoá công ty sẽ phải lo liệu việc này bằng cách
dung phương tiện của mình hoặc thuê người khác vận chuyển tới địa điểm
cần.

Khi hàng hoá phải lưu kho thì cần phải có biện pháp bảo quản hàng
hoá như ban đầu, không để hàng hoá bị ẩm mốc, hao hụt hay có thể xảy ra
cháy nổ nếu là hàng dễ cháy nổ, …Điều này cần phải đảm bảo nhiệt độ trong
kho phải thích hợp (đặc biệt đối với hàng đông lạnh thì cần phải đủ lạnh, đối
với hàng dễ cháy nổ thì không đựơc quá nóng, …).
Do điều kiện mới thành lập cũn hạn chế về nhiều mặt như nguồn vốn,
đất đai, nhõn công, … nên công ty vẫn chưa có một hệ thống kho lưu trữ hàng
hoá đảm bảo cho hàng hoá nếu không được xuất khẩu đi ngay hay giao cho
người nhập khẩu sau khi nhập về. Vì vậy, công ty vẫn phải thuê kho lưư giữ
hàng của người khác.
2.1.3. Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá
Đõy là hình thức kinh doanh mới mà công ty vừa tổ chức thực hiện,
với hình thức này công ty sẽ mua và bán hàng hoá rồ thực hiện việc bán lại
cho các khách hàng khác nhằm thu được một khoản lãi % (gọi là khoản hoa
hồng) từ công việc này.
Vì hình thức này mới chỉ thực hiện kinh doanh trong năm 2005 nên
công ty cũn gặp nhiều khó khăn, trở ngại về mặt kinh nghiệm, đồng thời cũng
cũn phải cạnh tranh nhiều với các công ty đã hoạt động kinh doanh về lĩnh
vực này từ lõu. Lợi nhuận trong lĩnh vực đại lý mua, đại lý bán và ký gửi
hàng hoá chỉ thu được gần 20 triệu đồng.
2.1.4. Dịch vụ khai thuê và làm thủ tục hải quan
Từ năm 1998 trở lại đõy nước ta đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn từ
nhiều nước khác nhau, do đó các công ty có vốn nước ngoài phát triển mạnh
mẽ hơn, nhưng có một hạn chế là do nhiều nguyên nhõn không tự làm thủ tục
hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu được nên phải nhờ đến dịch vụ này. Và
dịch vụ thủ tục hải quan ra đời từ đó, ban đầu gọi là “dịch vụ khai thuê hải
quan” nhưng đến năm 1999 Tổng cục hải quan gọi là “dịch vụ thủ tục hải
quan”. Đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh
vực này. Dịch vụ thủ tục hải quan là một loại hình kinh doanh, trong đó một
pháp nhõn đứng ra thay mặt chủ hàng khai báo và làm thủ tục thông quan đối

với lô hàng xuất nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng xuất nhập khẩu đã được ký
kết giữa chủ hàng với khách hàng nước ngoài.
Dịch vụ thủ tục hải quan có tác dụng rất nhiều trong công tác giảm sự
phức tạp khi làm thủ tục này đối với các công ty, doanh nghiệp không chuyên
sõu trong lĩnh vực này:
- Đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của hải quan tạo điều kiện thuận lợi
cho hải quan làm công tác thông quan hàng xuất nhập khẩu nhanh hơn.
- Thường gắn chặt với dịch vụ giao nhận háng hoá quốc tế, vì vậy sẽ
giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trôi chảy , linh hoạt hơn
do rút ngắn thời gian liên hệ qua các bộ phận trung gian.
- Giúp chủ hàng giảm bớt quan hệ trực tiếp với nghiệp vụ hải quan nếu
góp phần giảm bớt khả năng móc nối tiêu cực.
- Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tinh giảm bộ máy biên
chế do không phải cắt cử một bộ phận chuyên làm công tác thủ tục hải
quan tại đơn vị, có thể tránh được tình trạng tăng thêm chi phí ngoài dự
kiến.
Để tận dụng được hết khả năng của các tác dụng trên thì các công ty
hay các doanh nghiệp nên bồi dưỡng, đào tạo cho các cán bộ, công nhõn viên
hiểu rừ hơn về các thủ tục hải quan. Đội ngũ nhõn viên hải quan được qua
khóa đào tạo kiến thức chuyên môn về pháp luật hải quan và được cơ quan
hải quan cấp chứng chỉ hành nghề.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh trong dịch vụ thủ tục hải quan
STT Các chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004

Năm
2005
1 Số hợp đồng Cái 1156 1650 1700 1950
2 Tổng doanh thu Triệu. đ 713 1176 1398 2050
3 Chi phí Triệu. đ 465 800 912 1350
4 Lợi nhuận Triệu. đ 148 376 486 700
Theo bảng trên thì trung bình một hợp đồng làm thủ tục hải quan đối
với cả trong nước và nước ngoài là 0.82 triệu đồng/ hợp đồng. Lợi nhuận năm
2002 đạt được 148 triệu đồng, vượt so với kế hoạch đưa ra của công ty khi
mới thành lập là 23 triệu đồng, điều này báo hiệu một sự đáng mừng đối với
công ty trong công tác làm dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế, và sang năm
2003 đã tăng lên đến 376 triệu đồng, và tiếp tục tăng lên trong hai năm sau,
năm 2005 kế hoạch đưa ra ban đầu chỉ là 650 triệu đồng, nhưng đã đạt được
tới 700 triờụ đồng. Điều này là do công ty đã có nhiều kinh nghiệm, có nhiều
mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan hải quan và được sự tín nhiệm của các
công ty khác khi làm việc với công ty An Lợi trong công tác làm thủ tục hải
quan.
2.1.5. Dịch vụ giao nhận hàng hoá
Công ty thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng
hoá là bao gồm cả giao nhận hàng hoá trong nước và giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu, trong đó mảng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là chiếm phần
lớn hơn.
Qui trình làm thủ tục hải quan và quá trình giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu là một chuỗi liên hoàn các khõu nghiệp vụ. Vì vậy, những người
thực hiện dịch vụ thủ tục hải quan thường kiêm luôn việc giao nhận hàng hoá
quốc tế. Tuy nhiên trong thực tế có những chủ hàng chỉ ký hợp đồng dịch vụ
thủ tục hải quan và tự lo khõu giao nhận hàng hoá , hoặc ngược lại chủ hàng
tự lo khõu làm thủ tục hải quan cho hàng hoá của mình và thuê công ty làm
công tác giao nhận.
Người giao nhận hàng hoá phải tổ chức việc vận tải và thực hiện những

công việc liên quan để đưa hàng từ nơi này tới nơi khác theo hợp đồng uỷ
thác đã ký với chủ hàng. Người giao nhận lo liệu việc vận chuyển hàng hoá
bằng đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không hay liên hợp các
phương thức đó, lo việc lưu kho, bảo quản, đóng gói, chất xếp hàng hoá lên
phương tiện vận tải, và dỡ hàng xuống…đảm bảo hàng hoá không bị hư hỏng,
hao hụt…
Vì những lí do trên mà dịch vụ giao nhận đòi hỏi người giao nhận phải
có kiến thức rộng về nhiều mặt: phải nắm được kĩ thuật nghiệp vụ ngoại
thương, hiểu biết liên hệ buôn bán trong nước và quốc tế, có kiến thức về luật
hàng hải, thông hiểu địa lý kinh tế thế giới và có mạng lưới đại lý rộng khắp
các vùng trên thế giới…
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa
STT Các chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1 Khối lượng
HH
Trong nước
Tấn
20.00
0
22.00
0

28.000 24.500
Nước ngoài Tấn 24.00
0
30.00
0
34.000 41.500
2 Tổng doanh thu Triệu. đ 4751 5625 6370 7990
3 Chi phí Triệu. đ 4010 4200 4500 4900
4 Lợi nhuận Triệu. đ 741 1425 1870 3090
Đõy là lĩnh vực kinh doanh chớnh của công ty nên kết quả hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực này đóng vai trò quan tọng đối với công ty. Và qua
bảng trên ta thấy trung bình một tấn hàng giao nhận cả trong nước và nước
ngoài là 0.12 triệu đồng/ tấn. Lợi nhuận qua các năm tăng rất nhanh, do xu thế
các nước cần giao lưu trao đổi hàng hoá với nhau nhiều hơn, ngay cả trong
nước nhu cầu hàng hoá giữa các tỉnh thành cũng cần có sự trao đổi lớn Điều
quan trọng là các cán bộ, công nhõn viên đã tích luỹ được rất nhiều kinh
nghiệm trong công việc của mình và sự uy tín cao đối với các khách hàng.
2.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 –
2006
2.2.1. Kết quả đạt được
Bảng 2.4: Lợi nhuận của công ty trong các lĩnh vực
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005
Doanh
thu
Thực hiện
6251 8375 9370 12010
Kế

hoạch
Giao
5500 7500 8200 10000
Đạt ( %)
113.7 111.7 114.3 120.1
So với
năm
trước
Mức tăng
tuyệt đối
- 2124 995 2640
Tốc độ
tăng ( %)
- 34 11.9 28.2
Thực hiện
1176 2229 3088 4610
Kế Giao
1000 1800 3100 4200
Đạt (%)
117.6 123.8 98.0 109.8
So với
năm
trước
Mức tăng
tuyệt đối
- 1053 859 1522
Tốc độ
tăng (%)
- 89.5 38.5 49.3
Tỉ suất LN/DT (%)

18.8 26.6 32.9 38.3
- Là công ty tuy chỉ mới thành lập được gần 4 năm nhưng qua bảng trên
cho thấy công ty đã cố gắng nỗ lực đạt được một kết quả khá cao phù hợp với
kế hoạch đạt ra của công ty. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm,
thực hiện hầu hết vượt mức kế hoạch đặt ra, duy chỉ có năm 2004 lợi nhuận
chỉ đạt 98% so với kế hoạch, trong thời gian này công ty đã cử một số nhõn
viên đi học nghiệp vụ ở nước ngoài, do đó thiếu nhõn viên chớnh thức củ
công ty, phải tuyển các nhõn viên hợp đồng trong thời gian các nhõn viên đi
nước ngoài. Nhưng tốc độ tăng lợi nhuận đều cao hơn tốc độ tăng doanh thu,
vì vậy mà hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
- Sau 4 năm hoạt động kinh doanh, về cơ bản công ty đã đạt được mục
tiêu chớnh của mình là mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác, thiết lập mối
quan hệ tốt với cơ quan hải quan, các cảng biển, cảng sõn bay và các cơ quan,
công ty khác, điều này giúp công ty rút ngắn thời gian trong công tác làm các
thủ tục giấy tờ. Đặc biệt, trong khi thành công trên thị trường nội địa thì công
ty cũng đã xõy dựng được uy tín tốt với các bạn hàng nước ngoài, chủ yếu là
các doanh nghiệp Mỹ, Italia, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Úc…
- Công ty đã tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ kinh doanh, đặc biệt là
dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế, góp phần mở cửa nền kinh tế Việt Nam.
- Trong 4 năm hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng nõng cao
chất lượng, quy mô, phạm vi kinh doanh và loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng,công ty đã mở thêm được dịch vụ đại lý mua, đại lý
bán và ký gửi hàng hoá trong năm vừa qua.
- Với việc hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao của công ty, công ty đã
giúp cán bộ nhân viên có thu nhập và đời sống ngày càng tăng.
2.2.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân:
2.2.2.1. Những tồn tại
Tuy đã đạt được các thành tựu trên nhưng công ty cũng không thể tránh
khái các nhược điểm của mình như:
- Chất lượng dịch vụ vẫn còn hạn chế:

+ Độ an toàn đối với hàng hoá: Đối với những mặt hàng có thời gian sử
dụng ngắn như hàng đông lạnh, hay hàng dễ vỡ,…thì việc đảm bảo cho chất
lượng của hàng hóa cũn bị hạn chế.
+ Thời gian: Việc giao nhận hàng hoá hay đáp ứng nhu cầu nào của
khách hàng cũn bị chậm về mặt thời gian
+ Chi phí: Công ty sẽ phải chịu thêm chi phí về lưu kho hàng hóa khi
hàng hóa không được tiếp nhận kịp thời, chi phí vì phải thuê thêm phương
tiện vận tải…
- Chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh
chóng, đảm bảo an toàn đối với hàng hoá và giảm chi phí vận tải nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất đối với công ty.
- Chưa có chớnh sách hay biện pháp nhằm thu hút khách hàng một
khách hiệu quả. Thu hút khách hàng và giữ chõn khách hàng là mục tiêu
chớnh của công ty. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là một trong các yếu
tố quan trong mà công ty đặt ra ngay từ ngày mới thành lập. Nhưng số lượng
khách hàng vẫn cũn hạn chế, các hợp đồng dài hạn, ổn định của các khách
hàng với công ty cũng vẫn chưa cao.
- Thị trường quốc tế của công ty vẫn chưa đa dạng, chưa rộng khắp, nó
mới chỉ tập trung ở các thị trường quen thuộc như Mỹ, các nước Đông Nam
Á, các nước EU… Thị trường chõu Phi đang có xu hướng trở thành một trong
các thị trường quan trọng đối với nước ta trong hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để thu hút các khách hàng từ thị
trường đầy tiềm năng này.
2.2.2.2. Các nguyên nhân
Thực tế công ty vẫn tồn tại những nhược điểm trên là do các nguyên nhân
sau:
 Nguyên nhõn chủ quan:
- Trình độ về nghiệp vụ của cán bộ nhõn viên cũn bị hạn chế
Các cán bộ nhõn viên tuy là những người có trình độ và bằng cấp cao
nhưng không thể tránh khỏi được các mặt hạn chế về kinh nghiệm trong

nghiệp vụ, bởi họ vẫn cũn rất trẻ tuổi.
Năng lực của đội ngũ cán bộ nhõn viên cũn non yếu trong công việc làm
thủ tục hành chớnh.
Nhận thức về chất lượng cũng cũn nhiều hạn chế, chất lượng hàng hoá là
rất đa dạng và chất lượng của mỗi mặt hàng cũng là rất khác nhau, nếu người
giao nhận không kiểm tra kĩ lưỡng thì rất dễ bị lừa gặp phải những hàng hoá
nhái với hàng hoá mà khách hàng yêu cầu, không đảm bảo chất lượng thì
cũng gõy khó khăn trong việc vận chuyển, giao nhận hàng hoá đó. Vì vậy,
nõng cao trình độ hiểu biết cho các cán bộ nhõn viên về chất lượng hàng hoá
cũng rất cần thiết, mà điều này thường hay chủ quan và dễ bị bỏ qua.
- Cơ sở vật chất cũn hạn chế
Chưa có đủ phương tiện vận tải, do đó công ty vẫn phải đi thuê của các
công ty khác, làm tăng giá cả dịch vụ của công ty.
Hệ thống kho bói lưu trữ hàng hoá cũng chưa được đầu tư, vẫn phải sử
dụng dịch vụ cho thuê, và làm tăng chi phí dịch vụ của công ty.
- Chưa xõy dựng được một chớnh sách, chế độ khuyến khích khách
hàng phù hợp nhằm thu hút khách hàng hơn.
 Nguyên nhõn khách quan:
- Hệ thống thủ tục hành chớnh của Nhà nước ta cũn rất cồng kềnh,
phải qua nhiều khõu trung gian không cần thiết. Vì vậy, Nhà nước cần đơn
giản hoá các thủ tục rườm rà tạo điều kiện cho các công ty, cơ quan tiến hành
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nhằm nõng cao hiệu quả nền kinh tế
đất nước, thu hút các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài.
- Qui định của pháp luật, cụ thể là luật hàng hải cũn chưa thống nhất,
thiếu nhất quán.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật của nước ta cũn lạc hậu, yếu kém
Đặc biệt là hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt) không đủ tiêu
chuẩn quốc tế, gõy khó khăn trong công tác vận chuyển hàng hoá.
- Do sự canh tranh của thị trường
Công ty thành lập đúng vào thời điểm mà thị trường trong nước và quốc tế

có nhiều cạnh tranh gay gắt. Trong những năm gần đõy, hoạt động ngoại
thương tại thị trường Việt Nam càng được mở rộng phát triển với nhiều nước
trên thế giới, điều này đòi hỏi công việc giao nhận hàng hoá cũng phải được
đầu tư phát triển hơn. Khi đó rất nhiều công ty hay các chi nhánh đã thành lập
để đáp ứng công việc này, và cũng chớnh vì vậy mà gõy ra sự cạnh tranh giữa
các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này.
3. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh của công ty trong thời gian tới
3.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vô:
Để khắc phục được những tồn tại trong thời gian đầu hoạt động kinh
doanh, công ty đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ phải làm trong thời gian
tới là:
- Tăng lượng khách hàng bằng cách duy nhất là tạo uy tín tốt với khách
hàng. Như vậy công ty sẽ có sức cạnh tranh lớn với các đối thủ cạnh tranh của
mình.
- Duy trì và giữ vững thị trường, khách hàng hiện có và không ngừng mở
rộng các thị trường tiềm năng như thị trường một số nước ở châu Phi. Cần tập
trung vào các cường quốc như Mỹ, Nhật, Trung quốc bằng cách tăng cường
công tác nghiên cứu và tìm kiếm thông tin về nhu cầu, thị hiếu của từng thị
trường, từng đoạn thị trường cụ thể kết hợp đa dạng hoỏ cỏc hình thức quảng
cáo, khuyến mãi.
- Tăng cường đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thu thập
thông tin phản hồi từ phía khách hàng nhanh nhất và đảm bảo.
- Tăng cường đầu tư vào hệ thống kho bãi.
- Tạo mối quan hệ tốt với các chủ tàu, hãng tàu, hãng hàng không để có thể
được ưu tiên khi gặp khó khăn.
- Phát triển việc giao nhận hàng hoá bằng phương thức hàng không và vận
tải đa phươg thức nhằm đảm bảo hàng hoá được vận chuyển đúng yêu cầu của
khách hàng.
- Đặc biệt vẫn là vấn đề tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên trong

công tác làm Marketing, làm thủ tục hải quan.
- Công ty đã đề ra mục tiêu trong năm 2006 sẽ đạt tổng doanh thu là 17 tỷ
đồng và lợi nhuận là 5.8 tỷ đồng.
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian
tới
Trước các phương hướng, mục tiêu mà công ty đưa ra ở trên thì công ty cũng
đã phải có những giải pháp thực hiện được các mục tiêu đó:
- Nâng cao chất lượng con người cả về tinh thần và trình độ nghiệp vụ, đây
là biện pháp chính để nâng cao chất lượng dịch vụ đối với công ty.
Đối với lãnh đạo: Cán bộ lãnh đạo của công ty phải thiết lập được một
hệ thống cơ cấu chất lượng cụ thể để có thể truyền đạt một cách nhanh nhất
và chính xác nhất tới các nhân viên của công ty, đặc biệt là nhằm kiểm soát và
đánh giá đúng, có hiệu quả.
Đối với nhân viên: Nhân viên phải được giáo dục có tinh thần trách
nhiệm với công việc của mình, với hàng hoá của khách hàng. Có như vậy mới
tạo được niềm tin đối với khách hàng về công ty.
Các cán bộ nhân viên phải được đào tạo trong công tác làm hợp đồng
và thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan, đào tạo trong việc nhận
thức về chất lượng hàng hoá.
- Luụn cú cỏc chính sách, chế độ khen thưởng khuyến khích nhân viên, đảm
bảo mọi thành viên đều được công bằng. Ban lãnh đạo công ty cần tạo môi
trường làm việc tốt hơn để cổ vũ tinh thần hăng hái làm việc. Biểu dương,
khen thưởng cỏc phũng ban làm việc có hiệu quả, xem xét đề bạt nhân viên có
năng lực vào vị trí phù hợp hơn.

×