Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BẢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM môn địa ( 2014 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.56 KB, 2 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Liễu; Năm sinh: 1980.
- Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên dạy lớp, Trường Trung Học Cơ Sở Nhơn Phú.
1.Tên sáng kiến: “ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ CHO HỌC SINH
ĐỂ PHÁT HIỆN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS ”
2. Nêu tóm tắt nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
Bản đồ, lược đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học Địa Lí, là kiến thức từ cuốn
sách thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều bài Địa Lí. Từ bản đồ, lược đồ có thể bồi dưỡng
thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật Địa Lí được trải rộng trong không gian. Giáo viên
không thể dẫn học sinh đến nơi được.Vì vậy, dạy học Địa Lí không thể không có bản đồ,
lược đồ. Trong mỗi bản đồ, lược đồ Địa Lí đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu,
ước hiệu và những kiến thức thông qua các quan hệ Địa Lí - kiến thức “ẩn”. Dựa vào bản đồ,
lược đồ giáo viên có thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư
duy Địa Lí và khai thác đặc trưng quan trọng của môn Địa Lí, tư duy gắn liền với lãnh thổ,
xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ, lược đồ.
* Các bước khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:
- Đọc tên bản đồ để biết được nội dung bản đồ.
- Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ.
- Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng Địa Lí trên bản đồ.
- Liên kết các kí hiệu, xác lập mối quan hệ Địa Lí, để nêu đặc điểm của các đối tượng, giải
thích các đặc điểm và sự phân bố ( nếu cần). .
Bản đồ, lược đồ là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Sử dụng bản đồ kết hợp với
phương pháp phát vấn để khai thác kiến thức Địa Lí. Sử dụng bản đồ kết hợp với phương
pháp mô tả, giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức Địa Lí. Sử dụng bản đồ kết hợp với
phương pháp so sánh từ đó học sinh rút ra được đặc điểm của các yếu tố Địa Lí. Sử dụng
bản đồ đồng nghĩa với việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện mối liên hệ trên bản đồ
giữa các đối tượng Địa Lí.
* Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh:


Kĩ năng xác định các đối tượng Địa Lí trên bản đồ. Xác định phương hướng trên bản đồ. Xác
định toạ độ Địa Lí. Đo tính khoảng cách trên bản đồ. Mô tả các đối tượng Địa Lí trên bản
đồ. Phát hiện mối quan hệ Địa Lí.
3.Tính mới của sáng kiến:
Được áp dụng rộng rãi cho môn Địa Lí ở nhiều khối lớp (7, 8, 9). Ngoài ra các bước khai
thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ còn áp dụng được ở môn học khác ( Lịch Sử). Bản đồ,
lược đồ có vai trò quan trọng trong việc dạy học Địa Lí, để giúp học sinh học tập có hiệu
quả, học sinh được hoạt động, được làm việc, làm cho học sinh hứng thú trong học tập bộ
môn. Trong quá trình dạy học giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản
đồ, lược đồ theo những yêu cầu và nguyên tắc trên, đồng thời phải trang bị cho học sinh các
kĩ năng làm việc với các thiết bị Địa Lí. Trên cơ sở nắm vững được quan điểm dạy học trên
trong thời gian qua việc sử dụng các bản đồ, lược đồ được khai thác với phương pháp tích
cực hơn, đổi mới hơn trong quá trình sử dụng, làm cho học sinh tìm được bản chất “ẩn” bên
trong bản đồ, lược đồ. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát huy một cách tích cực các cơ
quan cảm giác của mình trong quá trình dạy học: được nghe, thấy, nói ý kiến của mình trước
tập thể.
4. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Sau một thời gian giảng dạy với việc “ Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học
sinh để phát hiện kiến thức môn Địa Lí ở trường THCS ” tôi nhận thấy kết quả học tập của
học sinh ngày càng được nâng cao. Làm cho giờ học sinh động, thu hút học sinh tham gia
xây dựng bài, học sinh hứng thú học tập. Học sinh dễ nhớ và khắc sâu kiến thức trọng tâm
bài giảng. Kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh ngày càng tốt hơn. Chất lượng
giảng dạy cuối năm tăng cao hơn so với đầu năm. Tuy nhiên muốn phát huy tính tích cực
này một cách tối ưu, ngoài việc học ở lớp học sinh còn phải tiếp tục rèn luyện phương pháp
này ở nhà trong thời gian ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới, thông qua thực hành.
Như vậy, khi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh
mà hoạt động độc lập của học sinh với các nguồn tri thức được xem như một dấu hiệu quan
trọng thì bản đồ, lược đồ ngày càng có một vị trí hết sức cần thiết, tạo điều kiện cho dạy học
đề cao chủ thể nhận thức của học sinh. Sử dụng bản đồ, lược đồ là phương tiện hỗ trợ rất
tốt, giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong tiết dạy và không thể thiếu được trong giảng dạy

môn Địa Lí. Tôi đã vận dụng sáng kiến này vào dạy học thực tế tại trường THCS Nhơn Phú
ở năm qua và kết quả học sinh đạt được rất khả quan. Với kết quả như sau:
KẾT
QUẢ
TỔNG
SỐ
HS
GIỎI KHÁ TRUNG
BÌNH
YẾU KÉM
TS % TS % TS % TS % TS %
ĐẦU
NĂM
227 52 22,9 75 33 61 26,9 17 7,5 22 9,7
CUỐI
NĂM
222 128 57,7 74 33,3 20 9 0 0 0 0
Thời gian thực hiện sáng kiến: Từ ngày 05/09/2014 đến ngày 30/05/2015

Nhơn Phú, ngày 31 tháng 5 năm 2015
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Liễu

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Mang Thít, ngày tháng năm 2015
CHỦ TỊCH

Nguyễn Thành Tâm

×