Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu sự HIỆN DIỆN của một số dư LƯỢNG KHÁNG SINH và CHẤT gây rối LOẠN nội TIẾT TRONG VÙNG hạ lưu lưu vực sài gòn – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.15 KB, 8 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

374 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

NGHIÊN CỨU SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT SỐ DƯ LƯỢNG KHÁNG
SINH VÀ CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT TRONG VÙNG HẠ LƯU
LƯU VỰC SÀI GÒN – ĐỒNG NAI
Nguyễn Đinh Tuấn, Hoàng Thị Thanh Thủy
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Dư lượng kháng sinh và các chất gây rối loạn nội tiết được xếp vào nhóm các chất ô
nhiễm mới (emerging contaminant) là nhóm chất ô nhiễm không phải là những chất “mới” về
mặt hóa học hoặc sinh học mà là những chất ô nhiễm đang tồn tại trong các thành phần môi
trường nhưng nay vẫn chưa được nghiên cứu và quan trắc định kỳ. Sự hiện diện của các dư
lượng kháng sinh và các chất gây biến đổi nội tiết dù ở hàm lượng rất nhỏ tại các thủy vực có
thể gây ra các tác động tiêu cực đến con người và hệ sinh thái. Nguồn phát thải của các chất
ô nhiễm này chủ yếu là nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc nông nghiệp.
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về sự hiện diện của một số nhóm chất ô
nhiễm nói trên trong vùng hạ lưu lưu vực Sài gòn - Đồng nai. Kết quả phân tích đã cho thấy
sự hiện diện của dư lượng kháng sinh và chất rối loạn nội tiết trong nước thải cũng như trong
lưu vực Sài gòn – Đồng nai. Tần suất phát hiện dư lượng kháng sinh nhóm Fluoroquinolone
là 41% trong mẫu nước và 58% trong mẫu bùn/trầm tích. Đối với nhóm chất gây rối loạn nội
tiết phthalate ester có tần suất phát hiện cũng khá cao (17% trong mẫu nước và 58% trong
mẫu bùn).

1. Giới thiệu
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có nhiều chất hóa học đã gây ra các tác
động tiêu cực tức thời hoặc lâu dài đến hệ sinh thái mà trong lịch sử chưa từng được
xếp loại là chất ô nhiễm ví dụ như kháng sinh, các phức cơ kim, . Chính vì vậy,
khái niệm “các chất ô nhiễm mới” (emerging pollutants) đã ra đời để chỉ các chất ô


nhiễm không phải là những chất “mới” về mặt hóa học hoặc sinh học mà là những chất
ô nhiễm đang tồn tại trong các thành phần môi trường tuy nhiên chưa được nghiên cứu
và quan trắc định kỳ. Hai nhóm chất ô nhiễm mới hiện đang được các nước trên thế
giới quan tâm là kháng sinh và các chất gây rối loạn nội tiết (EDCs) do mối liên quan
trực tiếp đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, kháng sinh và hormon đang được sử dụng rộng rãi cho con người
và thú y. Trong quá trình sử dụng, chỉ có một phần kháng sinh và hormon được hấp
thu và chuyển hóa trong cơ thể người/vật nuôi, còn phần lớn được bài tiết nguyên dạng
[1]. Một số nghiên cứu đã cho thấy đối với dư lượng kháng sinh, thuốc được bài tiết có
thể lên đến 70%. Do đó, các chất ô nhiễm này sẽ hiện diện trong nước thải sinh hoạt
hoặc từ các bệnh viện hoặc các trang trại chăn nuôi. Nhìn chung, quy trình xử lý nước
thải hiện nay không thích hợp để xử lý dư lượng kháng sinh và hormon nên các chất ô
nhiễm này sẽ tồn lưu và tiếp tục di chuyển vào nguồn tiếp nhận và làm ô nhiễm các
thủy vực. Tương tự, Phlathate là một nhóm EDCs điển hình và phụ gia sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp như là các chất hóa dẻo (plasticizer), tạo mùi thơm, v.v. . Và
cũng do sự tồn lưu của các chất này trong nước thải nên các hóa chất này đã tồn lưu tại
các nguồn tiếp nhận ví dụ như tại các thủy vực [7].

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 375

Sự hiện diện của các loại kháng sinh và EDCs đã được xác nhận tại nhiều khu
vực trên thế giới, ví dụ như:
- Ngay từ những năm 1999-2000, Cục Địa chất Mỹ đã tiến hành điều tra sự tích
lũy của các chất ô nhiễm này trong nguồn nước mặt. Đã có 80% trong tổng số 139
dòng chảy được quan trắc ở 30 bang đã phát hiện 1 hoặc nhiều chất trong số 95 chất
khảo sát. Các chất ô nhiễm đã phát hiện bao gồm: kháng sinh, hormones, v.v. [11].
- Ở Nam Phi, nghiên cứu cũng đã phát hiện Phthalates ở các nồng độ 0,16 mg/l
đến 10,17 mg/l trong mẫu nước, 0,02 mg/kg và 0,89 mg/kg trong mẫu trầm tích của

nguồn nước. Giá trị phát hiện trong mẫu nước đã vượt qua tiêu chuẩn US EPA (3
mg/l) [7].
- Các nghiên cứu bước đầu ở Việt nam cũng xác nhận có sự hiện diện của dư
lượng kháng sinh trong nước thải, nước mặt khu vực sông Mekong, v.v. [10].
Do đó, việc triển khai các nghiên cứu đánh giá sự hiện diện của kháng sinh và
EDCs là hết sức cần thiết. Bài báo trình bày một số kết quả bước đầu về sự hiện diện
của nhóm kháng sinh fluoroquinolones và chất gây rối loạn nội tiết phthalate trong một
số loại hình nước thải đặc trưng và môi trường vùng hạ lưu lưu vực Sài gòn – Đồng
nai.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Dựa trên các đánh giá sơ bộ về mức độ sử dụng tại Việt Nam, mức độ tồn lưu
trong môi trường theo các kết quả nghiên cứu trước đây, đề tài đã tập trung nghiên cứu
hai đối tượng là:
Kháng sinh: Trong các nhóm kháng sinh đang được sử dụng phổ biến tại Việt
Nam, fluoroquinolones (FQ) là nhóm kháng sinh được sử dụng rất rộng rãi kể cả cho
người và thú y.
EDCs: Nhóm Phthalates là các chất phụ gia phổ biến trong công nghiệp nhựa
và hóa mỹ phẩm.
2.2. Khảo sát qua các phiếu điều tra
Nhóm nghiên cứu đã lập 4 mẫu phiếu điều tra cho hai nhóm đối tượng là:
Các loại kháng sinh và hocmon đang được sử dụng, dự kiến 50 phiếu. Đối
tượng phỏng vấn là: Nhà thuốc và bệnh viện; Các trang trại chăn nuôi và Các hộ nuôi
trồng thủy sản.
Hiện trạng sử dụng phthlates dưới dạng các chất phụ gia ở các khu công nghiệp:
50 phiếu.
2.3. Khảo sát đánh giá sự hiện diện của một số kháng sinh và EDCs đã lựa chọn
trong khu vực hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
2.3.1. Các vị trí khảo sát và lấy mẫu
Do đặc tính hóa-lý của các loại kháng sinh và các EDCs rất phức tạp và đây là

nghiên cứu ban đầu nên sẽ tiến hành lấy cả hai loại mẫu (nước/trầm tích; nước

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

376 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

thải/bùn thải) ở các vị trí lấy mẫu. Số lượng các vị trí khảo sát và lấy mẫu cụ thể như
sau:
 Mẫu hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
Các vị trí khảo sát tại các vị trí cấp nước cho các nhà máy nước. Tổng số vị trí
lấy khảo sát và lấy mẫu là 4. Tổng cộng số mẫu đã thu thập là 4 mẫu nước và 4 mẫu
trầm tich.
 Mẫu tại một số nguồn thải đặc trưng
Bệnh viện: Đã lấy mẫu tại 5 Trạm xử lý nước thải của bệnh viện/cơ sở y tế.
Tổng cộng số lượng mẫu đã thu thập là 5 mẫu nước.
Khu đô thị: Đã lấy mẫu tại 3 vị trí đặc trưng cho các khu đô thị của TP. Hồ Chí
Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Tổng cộng số lượng mẫu thu thập là 3 mẫu
nước và 3 mẫu bùn.
Khu công nghiệp: Đã lấy mẫu tại 5 khu công nghiệp tập trung có lĩnh vực hoạt
động liên quan (sản xuất hóa mỹ phẩm, chế biến sản phẩm nhựa) trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Tổng cộng số lượng mẫu đã thu thập là
5 mẫu nước và 5 mẫu bùn.
Các trang trại chăn nuôi/nuôi trồng thủy sản: Tổng cộng số lượng mẫu đã thu
thập là 5 mẫu nước và 5 mẫu bùn.
2.3.2. Các chỉ tiêu phân tích mẫu
Kháng sinh FQ: 14 chất Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Flumequin, Norfloxacin,
Ofloxacin, Difloxacin, Danofloxacin, Levofloxacin, Oxolinic Acid, Marbofloxacin,
Nalidixic Acid, Gatifloxacin và Sarafloxacin.
EDCs: nhóm phthalates bao gồm 6 chất BBP (Benzylbutylphthalate), DBP
(Dibutyl phthalate), DNOP (Di-n-octyl phthalate), DEHP (Di(2-ethylhexyl) phthalate),

DIDP (Diisodecyl phthalate) và DINP (Di-isononyl phthalate).
Và một số thông số hóa lý cơ bản khác (pH, DO, TSS, TOC).
Phương pháp phân tích và giới hạn phát hiện đối với các chỉ tiêu được trình bày
tại Bảng 1.
Bảng 1. Phương pháp phân tích và giới hạn phát hiện của các chỉ tiêu phân tích
STT
Chỉ tiêu
Phương pháp
Giới hạn phát hiện
Nước
(µg/l)
Trầm tích/bùn
(µg/kg)
1
FQ
BS EN 15662
1
1
2
Phthalates
AOAC 2007.01
2
0,01

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 377

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kháng sinh nhóm FQ

3.1.1. Hiện trạng sử dụng kháng sinh FQ
Trong khuôn khổ của đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu và khảo sát tại 10 bệnh
viện với các loại hình khám, chữa bệnh khác nhau:
Kết quả khảo sát đã cho thấy kháng sinh nhóm FQ là nhóm kháng sinh được sử
dụng khá rộng rãi tại các bệnh viện. Trong nhóm kháng sinh này có 3 kháng sinh được
sử dụng phổ biến nhất là Ciprofloxcin, Levofloxacin và Norfloxacin (Bảng 2). Trong
ba kháng sinh này, hai kháng sinh được sử dụng phổ biến là Ciprofloxacin và
Levofloxacin. Norloxacin ít được sử dụng hơn hai kháng sinh nói trên. Ba kháng sinh
trên được sử dụng cả trong điều trị nội trú và ngoại trú, tuy nhiên chủ yếu trong điều trị
ngoại trú. Tỷ lệ sử dụng trong điều trị ngoại trú đạt đến 90% các bệnh viện khảo sát.
Hình thức sử dụng chủ yếu là uống (95%). Ngoài ra, hình thức sử dụng là tiêm chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ (5%). Theo các thông tin đã thu thập được, fluoroquinolones được
sử dụng khá rộng rãi trong điều trị các bệnh: nhiễm trùng; Chống nhiễm khuẩn; Viêm
tai giữa; Nhiễm trùng da; Viêm tiền liệt tuyến, v.v
Bảng 2. Số liệu về tình hình sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolones
Kháng sinh FQ
Tỷ lệ bệnh viện có sử dụng theo
loại hình điều trị (%)
Tỷ lệ hiệu
thuốc (%)
Nội trú
Ngoại trú
Ciprofloxacin
40
90
100
Levofloxacin
40
90
100

Norfloxacin
10
40
45
n
10
17
Ghi chú: n: số lượng phiếu khảo sát
Kết quả đều tra tại các nhà thuốc cho thấy 3 kháng sinh nói trên cũng thường
được sử dụng. Trong đó, hai loại kháng sinh Ciprofloxacin và Levofloxacin được sử
dụng phổ biến nhất. 100% nhà thuốc đều có ý kiến thống nhất về sự phổ biến của hai
loại kháng sinh này. Kháng sinh Norfloxacin kém phổ biến hơn, chỉ chiếm khoảng
45% số nhà thuốc khảo sát (Bảng 2).
Kết quả này cũng khá phù hợp với nghiên cứu trước đây cho thấy
fluroquinlones là một trong những nhóm kháng sinh sử dụng hàng đầu tại Việt Nam,
chỉ sau nhóm macrolides, penicilines và cephalosporins.
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp cho thấy 100% các hộ đều sử dụng các
loại vitamin, kháng sinh, thuốc thú y và vắc xin. Tuy nhiều, có nhiều loại thuốc không
thể tra được thành phần do người dân không nêu chính xác được tên gọi của thuốc.
Nhìn chung, FQ cũng là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi, trong đó chủ yếu là
Enrofloxacin, Flumequin và Marbofloxacin.


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

378 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Hình 1: Doanh thu và số lượng kháng sinh tiêu thụ tại Việt Nam
Nguồn: [6]
3.1.2. Sự hiện diện của nhóm kháng sinh trong nước thải và nước mặt vùng hạ lưu lưu

vực Sài gòn – Đồng nai
Tần suất xuất hiện và giá trị lớn nhất (max) của các kháng sinh nhóm FQ được
trình bày tại Bảng 3. Hầu hết các kháng sinh chủ yếu tích lũy trong pha rắn (trầm tích).
Kháng sinh ciprofloxacin thường được phát hiện trong các mẫu.
Bảng 3. Kết quả khảo sát sự hiện diện của nhóm fluoroquinolones (ppm)

Sông
Nông
nghiệp
Bệnh viện
Đô thị
PNEC
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max

Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max

Nước









Enrofloxacin
25
6
20
4
0
<1
0
<1
5
a

Ciprofloxacin

25
3,1
20
8,7
60
8
0
<1
0,005
b

Flumequin
0
<1
20
142
0
<1
0
<1
12
c

Norfloxacin
0
<1
0
<1
0
<1

0
<1
10
a

Ofloxacin
0
<1
0
<1
60
5,5
0
<1
4,74
a

Oxolinic Acid
0
<1
20
296
0
<1
0
<1
0,18
a

Marbofloxacin

0
<1
0
<1
0
<1
0
<1
62,3
d

Nalidixic Acid
0
<1
0
<1
20
1,6
0
<1
5
e


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 379


Sông

Nông
nghiệp
Bệnh viện
Đô thị
PNEC
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max


Bùn









Enrofloxacin
50
66,7
20
23,6


-
<1

Ciprofloxacin
100
755
40
71


67
470


Flumequin
0
<1
20
3900


-
<1

Norfloxacin
0
<1
20
1000


33
900

Ofloxacin
50
288
20
23,8


100
99


Oxolinic Acid
0
<1
20
2500


-
<1

Marbofloxacin
0
<1
20
9


-
<1

Nalidixic Acid
0
<1
20
15,2


67
54


Nguồn:
a
[5 ],
b
[3],
c
[2],
d
[8],
e
[4]
So sánh với giá trị giới hạn PNEC (predict no effect concentration) từ các
nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng cao nhất của các kháng sinh FQ trong nước
hầu hết đã vượt quá giá trị PNEC.
3.2. Nhóm Phthalates
3.2.1. Hiện trạng sử dụng
Đối tượng khảo sát là doanh nghiệp có thể sử dụng phthalates ester dưới dạng
chất phụ gia trong quá trình sản xuất bao gồm hai loại hình chính là i) sản xuất sản
phẩm nhựa và ii) hóa mỹ phẩm. Các doanh nghiệp được khảo sát hầu hết đều không
cung cấp thông tin về phụ gia đang sử dụng hoặc chỉ đưa ra các thông tin khá chung
chung như dung môi, phụ gia, hóa chất. Lý do là cả nguyên nhân chủ quan do doanh
nghiệp không hợp tác và cũng có thể do bản thân họ cũng không nắm rõ thành phần
hóa học của chất phụ gia đang sử dụng.
3.2.2. Sự hiện diện của nhóm phthalates trong nước thải và nước mặt vùng hạ lưu lưu
vực Sài gòn – Đồng nai
Tần suất xuất hiện và giá trị lớn nhất của nhóm phthalate được trình bày tại
Bảng 3. Các phthalate thường gặp bao gồm BBP (butyl benzyl phthalate), DBP (di-n-
butyl phthalate), DIDP (diisobutyl phthalate), DINP (Di-iso-nonyl phthalate), DEHP
(di-2-ethylhexyl phthalate), DINP. Trong đó, đáng lưu ý DEHP là một chất có độc tính
cao xuất hiện khá phổ biến.

Nhóm Phthalates chủ yếu tích lũy trong pha rắn (trầm tích). Tất cả các mẫu
trầm tích hoặc bùn thải đều phát hiện dư lượng phthalates.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

380 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

So sánh với giá trị giới hạn PNEC từ các nghiên cứu trước đây cho thấy hàm
lượng các phthalate trong bùn đều khá thấp, ngoại trừ DEHP đã có những mẫu cao hơn
giá trị PNEC.
Bảng 4. Kết quả khảo sát sự hiện diện của nhóm phthalates (ppm)

Sông
Đô thị
Công nghiệp
PNEC
a

Tần suất
xuất hiện
(%)
Max
Tần
suất
xuất
hiện
(%)
Max
Tần suất
xuất hiện

(%)
Max

Nước







BBP
0
<2
-
<2
0
<2

DBP
25
51
-
<2
0
<2

DEHP
25
53

-
<2
40
245

DIDP
0
<2
-
<2
0
<2

DINP
0
<2
-
<2
0
<2

Bùn







BBP

50
0.28
33
1.74
20
0.75
6
DBP
25
0.09
33
0.07
20
0.02
10
DEHP
50
2.02
67
74.80
60
139
11.3
DIDP
25
0.2
67
0.22
40
1.50

10.8
DINP
25
0.2
100
33.90
80
11.20
60
Nguồn:
a
[9]
4. Kết luận
Nhìn chung, các kết quả đã nghiên cứu đã bước đầu khẳng định sự hiện diện
của một số nhóm chất ô nhiễm kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết cụ thể là nhóm
fluoroquinolones và phthalates trong nước thải và vùng hạ lưu lưu vực Sài gòn – Đồng
nai. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khảo sát vào mùa khô năm 2013 nhằm kiểm chứng
các kết quả sơ bộ nói trên để có những kết luận chính xác hơn về sự hiện diện của các
chất ô nhiễm này trong môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Daughton, C.G (2004). Non-Regulated Water Contaminants: Emerging Research,
Environ. Impact Assess. Rev., 24(7-8):711-732.
2. Gustavson K., Petersen G. I., Jørgensen C., Magnussen M.s P., Dam M.,.
Yngvadottir E., Fieler R., Solbakke J. (2009). Chemicals from Marine Fish Farms.
TemaNord.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 381


3. Halling-Sørensen B., Holten Lutzhøft H.C., Andersen H.R. & Ingerslev F. (2000).
Environmental risk assessment of antibiotics: comparison of mecillinam,
trimethoprim and ciprofloxacin. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 46
(Suppl. 1), 53–58.
4. Lopez A., Iaconi C. D., Mascolo G. & Pollice A. (2011). Innovative and Integrated
Technologies for the Treatment of Industrial Wastewater. IWA Pubsliher.
5. Lúcia H. M., Santos L. M., Araújo A. N., Fachini A., Pena A., Delerue-Matos
C., Montenegro M. C. B. S. M. (2010). Ecotoxicological aspects related to the
presence of pharmaceuticals in the aquatic environment. Journal of Hazardous
Materials vol. 175, no. 1, pp. 45-95.
6. Nhóm nghiên cứu Quốc gia GARP – Việt nam (2010). Phân tích thực trạng: Sử
dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam.
7. Olujimi O.O., Fatoki O.S., Odendaal J.P. and Okonkwo J.O. (2010). Endocrine
disrupting chemicals (phenol and phthalates) in the South African environment: a
need for more monitoring. Water SA 36 (5), 671-682.
8. sitem.herts.ac.uk/aeru/vsdb/Reports/1862.htm
9. Staples C.A. (ed), (2000). Phthalate Esters: The Handbook of Environmental
Chemistry. Springer-Verlag, Heidelberg, Germany.
10. Tuan X.L., Munekage Y. (2004). Residues of selected antibiotics in water and
mud from shrimp ponds in mangrove areas in Viet Nam. Mar Pollut Bull 49 (11-
12): 922–929.
11. US EPA. Endocrine Disruptors in the Irish Aquatic Environment. Final Report.
/>rtdi32_final.pdf.

THE OCCURRENCE OF SELECTED ANTIBIOTICS AND
ENDOCRINE DISRUPTORS IN DOWNSTREAM
OF SAI GON-DONG NAI RIVER BASIN
Nguyen Dinh Tuan, Hoang Thi Thanh Thuy
Hochiminh City University for Natural Resources and Environment


Antibiotic and endocrine disruptors (EDCs) have been classified as emerging
pollutants, which were not “new” chemically or biologically but newly recognized as
contaminants and not regularly monitored.
Although antibiotics and EDCs are detected at trace level but that not related with the
risks against human and ecosystem. These contaminants are released into environment
through wastewaters from domestic, industrial and agricultural sources.
The paper reported the primarily study on the occurrence of selected antibiotics and
EDCs of Sai gon – Dong nai river basin. The analytical results have showed the residues of
antibiotics and EDCs in wastewater as well as aquatic system. Fluoroquinolones is the most
frequently detected (41% in water samples and 58% in the sediment samples). In the case of
EDCs, phthalate esters were also detected both in water and sediment (17% and 58% of total
samples), respectively.

×