Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khảo sát tình hỉnh sử dụng thuốc nam của nhân dân huyện yên phong tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.01 KB, 65 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC NAM CỦA NHÂN
DÂN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I





Hà Nội năm 2012

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC NAM CỦA NHÂN
DÂN HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
KHÓA 2009 - 2011


Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Chuyên nghành : Tổ chức quản lý Dược
Thời gian thực hiện: 05/2011 – 09/2011

Hà Nội năm 2012





LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa
cấp 1 này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình và quý báu của toàn thể
các thầy, các cô trong bộ môn Quản lý và kinh tế Dược; Phòng Đào tạo Sau
đại học – Trường Đại học Dược Hà Nội, các anh chị khóa trước, bạn bè và

gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh
Tuyển –Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng- Giảng viên bộ
môn Dược cổ truyền người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong
Trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy, tận tâm
hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, động viên và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận
này. Những kiến thức đó sẽ là hành trang theo tôi trong suốt cuộc đời sự
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!





Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2011
Tác giả
Trương Thị Thu Hương

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
Đặt vấn đề
1
Chương 1: Tổng quan tài liệu
3
1.1. Những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giữ
gìn và phát triển thuốc Nam

3
1.1.1. Xã hội hóa các hoạt động YHCT
7
1.1.2 Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý
7
1.2. Tình hình sử dụng thuốc Nam tại một số địa phương
11
1.3 Đặc điểm địa lý, dân số, hệ thống Y tế của Bắc Ninh
12
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
18
2.1. Đối tượng
18
2.2. Phương pháp nghiên cứu
18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
18
2.2.2. Cỡ mẫu
18
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu.
18
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu:
19
2.3 Thời gian nghiên cứu
19
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
20
3.1. Phân bố đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
20
3.1.1.Về giới tính:

20
3.1.2.Về độ tuổi:
21
3.1.3. Về trình độ văn hóa
22
3.1.4. Về nghề nghiệp:
23
3.2 Tình hình sử dụng thuốc Nam tại cộng đồng
24
3.2.1. Số hộ có sử dụng thuốc Nam:
24
3.2.2. Những bệnh được điều trị bằng thuốc Nam trong các hộ gia
đình
25
3.3. Nhận biết về 3 nhóm cây
26
3.4.Tìm hiểu kinh nghiệm sử sụng thuốc trong nhân dân.
28
3.5. Tình hình trồng thuốc Nam tại nhà ở các hộ gia đình.
29
3.6. Thái độ của người dân đối với thuốc Nam.
28
3.6.1.Thái độ người dân đối với thuốc nam.
31
3.6.2. Ý kiến của người dân về ưu nhược điểm của thuốc nam:
33
3.6.3. Đánh giá tác động của nhân viên Y tế trong việc hướng dẫn
dùng thuốc Nam
36
3.6.4. Khảo sát những kiến nghị của cộng đồng trong vấn đề sử

dụng thuốc Nam
38
3.7. Bàn luận
41
3.7.1. Các chỉ số liên quan tới đối tượng nghiên cứu về tuổi, giới,
trình độ, học vấn, nghề nghiệp
41
3.7.2 Qua khảo sát về tình hình sử dụng thuốc Nam tại các hộ dân
cư chúng tôi thu được những nhận xét sau:
41
Kết luận
45
Kiến nghị đề xuất
47











DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
1
Bảng 3.1: Phân bố về giới tính của đối tượng nghiên cứu

20
2
Bảng 3.2: Phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu
21
3
Bảng 3.3: Phân bố về trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu
22
4
Bảng 3.4: Phân bố về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
23
5
Bảng 3.5: Phân bố tỷ lệ dùng thuốc Nam và dùng thuốc Nam tại
các hộ gia đình
24
6
Bảng 3.6: Những bệnh được điều trị bằng thuốc Nam trong các
hộ gia đình
25
7
Bảng 3.7: Nhận biết của các hộ gia đình về 03 nhóm cây thuốc:
Nhóm rau ăn, nhóm ăn quả, nhóm cây cảnh
27
8
Bảng 3.8: Tình hình sử dụng thuốc kinh nghiệm tại các hộ gia
đình
28
9
Bảng 3.9: Tình hình trồng thuốc Nam tại các hộ gia đình
30
10

Bảng 3.10: Thái độ của người dân đối với thuốc Nam
32
11
Bảng 3.11: Ý kiến của người dân về ưu nhược điểm của thuốc
Nam
33
12
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của nhân viên y tế đối với việc sử dụng
thuốc Nam của cộng đồng (trên nhóm người sử dụng thuốc Nam)
36
13
Bảng 3.13: Nhóm người không được cán bộ y tế hướng dẫn
37
14
Bảng 3.14: Những kiến nghị của người dân đối với việc phát
triển sử dụng cây thuốc Nam tại cộng đồng
38



DANH MỤC CÁC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
1
Hình 3.1:
: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.
20
2 Hình 3.2: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu về tuổi
21
3 Hình 3.3: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu về trình độ văn
hoá

22
4 Hình 3.4: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu về nghề nghiệp
23
5 Hình 3.5: Biểu đồ tình hình sử dụng thuốc Nam tại cộng đồng
nghiên cứu
24
6 Hình 3.6: Biểu đồ phân bố về tỷ lệ các bệnh được điều trị bằng
thuốc Nam tại cộng đồng nghiên cứu.
26
7 Hình 3.7: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự hiểu
biết về 3 nhóm cây làm thuốc.
27
8 Hình 3.8: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình hình
sử dụng thuốc Nam kinh nghiệm.
29
9 Hình 3.9: Biểu đồ phân bố về tỷ lệ trồng thuốc Nam tại các hộ
gia đình.
31
10 Hình 3.10: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo thái độ
của người dân đối với thuốc Nam
32
11 Hình 3.11: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự đánh
giá về ưu, nhược điểm của thuốc Nam .
35
12 Hình 3.12: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ số
hộ sử dụng thuốc Nam có cán bộ y tế hướng dẫn.
36
13 Hình 3.13: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ số
hộ sử dụng thuốc Nam không có cán bộ y tế hướng dẫn.
37

14 Hình 3.14: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu về kiến nghị
của người dân trong việc phát triển thuốc Nam tại cộng đồng.
38


ĐẶT VẤN ĐỀ

Y học cổ truyền có thể được coi đó là nền y học khai sinh đồng thời với
sự xuất hiện của loài người trên trái đất. Mặc dù có những thăng trầm theo lịch
sử phát triển của nền kinh tế, văn hóa, y tế của mỗi quốc gia nhưng những đóng
góp to lớn của nền y học cổ truyền đối với sức khỏe nhân loại ngày càng được
thừa nhận. Y học cổ truyền nước ta là sản phẩm của một quá trình tích lũy về
kinh nghiệm dự phòng, chữa bệnh lâu dài hàng nghìn năm, mang tính phổ cập
và đại chúng.
Trong lịch sử đấu tranh phòng và chữa bệnh, ông cha ta đã tích luỹ được
những kinh nghiệm chữa bệnh phong phú. Từ con số hàng vạn người sống trên
lưu vực sông Hồng, nay dân số nước ta đã lên tới gần 90 triệu người sống trải
dài từ Bắc tới Nam. Được như vậy một phần là nhờ từ lâu nước ta đã có một nền
y học dân tộc cổ truyền bảo vệ sức khỏe rất hữu hiệu. Mới đầu chỉ theo kinh
nghiệm dân gian sử dụng cây cỏ động vật tại chỗ để chữa bệnh, dần dần một hệ
thống lý thuyết về phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam được hình thành và
ngày càng hoàn thiện cùng với sự giao lưu văn hóa với các nước láng giềng chủ
yếu là Trung Quốc.
Từ khi đất nước giành được độc lập đến nay Đảng và nhà nước ta luôn
xây dựng phương châm của y tế nước nhà là kết hợp y học hiện đại với y học cổ
truyền. YHCT đã vận dụng trong công tác CSSKBĐ tại cộng đồng vào những
năm 50 của thế kỷ trước và đã đạt được những kết quả đáng kể không chỉ ở các
bệnh viện, mà ngay cả ở các trạm y tế cũng đã được chú trọng xây dựng vườn
thuốc Nam.
Để giữ gìn và phát triển những kinh nghiệm chữa bệnh quý giá bằng

thuốc Nam, việc điều tra, đánh giá sự hiểu biết và mức độ sử dụng cũng như nhu

1
cầu của cộng đồng đối với việc phát triển YHCT, phục vụ cho CSSKBĐ là hết
sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình hình
sử dụng thuốc Nam của nhân dân huyện Yên Phong tỉnh Bắc ninh” với mục
tiêu:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc Nam của nhân dân huyện Yên phong
tỉnh Bắc ninh.
2. Khảo sát kiến thức hiểu biết của người dân về thuốc Nam và nhu cầu
của người dân đối với công tác phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam.























2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC VỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN THUỐC NAM.
Thuốc Nam theo dân gian được coi là những vị thuốc y học cổ truyền
được khai thác ở trong nước và sử dụng theo kinh nghiệm.
1.1.1. Chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước
Trong những năm qua, ngành Y tế cùng các ngành, Ủy ban nhân dân các
cấp, các tổ chức xã hội có liên quan đã kiên trì thực hiện quan điểm, chủ trương,
đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về công tác y học cổ truyền và đã đạt
được một số thành tựu trên các mặt thừa kế, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa
học, phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, nuôi trồng dược liệu góp phần
quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng nền y
tế, y học nước nhà và nâng cao vị thế của y dược học cổ truyền Việt Nam trên
thế giới.
Ngày 03 tháng 01 năm 2003, thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
222/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chính sách quốc gia về y học cổ truyền đến
năm 2010 [3], gồm những nội dung chính là kế thừa, bảo tồn và phát triển
YHCT, kết hợp với y học hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
xây dựng nền y dược Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng, cụ thể
là hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý y học cổ truyền sở Y tế tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung Ương có phòng quản lý YHCT; trung tâm y tế quận, huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác YHCT
nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ,
khám chữa bệnh, nuôi trồng cây, con làm thuốc, bào chế và sản xuất thuốc. Về

cơ sở khám chữa bệnh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có bệnh viện đa
khoa YHCT; bệnh viện đa khoa, trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố

3
trực thuộc tỉnh có khoa YHCT; trạm Y tế xã, phường, thị trấn có tổ chức khám
chữa bệnh bằng YHCT do một thày thuốc YHCT ( y sỹ YHCT hoặc lương y trở
lên) trong biên chế của trạm Y tế phụ trách.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư thành lập
các loại hình khám chữa bệnh bằng YHCT theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện YHCT, trường đại học Y, Dược, trường trung học Y, Dược và
trạm Y tế xã, phường, thị trấn có vườn cây thuốc. Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng
YHCT hằng năm: Tuyến trung ương: 10%; tuyến tỉnh: 20%; tuyến huyện: 25%;
và tuyến xã: 40% số người được khám và điều trị. Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT
ở các tuyến: 30% số thuốc được sản xuất, lưu hành trong nước là thuốc YHCT;
Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT ở tuyến trung ương: 10%; tuyến tỉnh: 20%; tuyến
huyện: 25%; và tuyến xã: 40% [21].
Hoàn thiện hệ thống quản lý, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào
tạo cán bộ, sản xuất thuốc YHCT từ Trung Ương đến xã phường.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT.
Chuẩn hóa, đa dạng hóa các loại hình đào tạo cán bộ trong lĩnh vực
YHCT. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, thầy thuốc thực hành (lương y, lương
dược, y sỹ YHCT, bác sỹ YHCT) đáp ứng đủ nhu cầu cho các cơ sở điều trị,
đồng thời tăng cường đào tạo đội ngũ thầy thuốc chuyên sâu (nội trú, chuyên
khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sỹ, tiến sỹ YHCT) cho các cơ sở nghiên
cứu và các tuyến điều trị.
Năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam. Ngày 2 tháng 2 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế làm việc và cơ cấu tổ chức của
học viện theo tinh thần phát huy tốt tiềm năng các cơ sở nghiên cứu và đào tạo
về y dược học cổ truyền [33].


4
Ngày 1/7/2005 Bộ Y tế ra quyết định số 17/2005/QĐ-BYT về việc ban
hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V. Trong đô quy định rõ danh
mục những cây thuốc trồng tại vườn thuốc mẫu gồm 60 cây thuốc:
DANH MỤC CÁC CÂY THUỐC TRỒNG TẠI VƯỜN THUỐC MẪU
Số
thứ
tự
Tên cây thuốc
Số
thứ
tự
Tên cây thuốc
1
Bạc hà
31
Hương nhu
2
Bạch chỉ
32
Húng chanh
3
Bách bộ
33
Hy thiêm
4
Bạch đồng nữ
34
Ích mẫu

5
Bạch hoa xà thiệt thảo
35
Ké đầu ngựa
6
Bán hạ nam
36
Kinh giới
7
Bồ công anh
37
Kim ngân
8
Bố chính sâm
38
Khổ sâm
9
Cà gai leo
39
Lá lốt
10
Cam thảo đất
40
Mã đề
11
Cây cối xay
41
Mần tưới
12
Cây dâu

42
Mạch môn
13
Cây dành dành
43
Mỏ quạ
14
Cây địa hoàng
44
Mơ tam thể
15
Cây gai
45
Nhân trần
16
Cây hòe
46
Nhót
17
Cây ổi
47
Ngải cứu

5
18
Cây sắn dây
48
Nghệ
19
Cỏ mần trầu

49
Phèn đen
20
Cỏ nhọ nồi
50
Quýt
21
Cỏ sữa lá nhỏ
51
Rau má
22
Cỏ tranh
52
Rau sam
23
Cỏ xước
53
Sả
24
Củ mài
54
Sài đất
25
Cúc tần
55
Tía tô
26
Địa liền
56
Thiên môn

27
Đinh lăng
57
Trắc bách diệp
28
Gừng
58
Xạ can
29
Hạ khô thảo nam
59
Xuyên tâm liên
30
Hoắc hương
60
Ý dĩ

Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu và có chế độ khuyến khích
các thầy thuốc cống hiến và phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý,
những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bằng YHCT có hiệu quả; có chính sách
ưu đãi, khuyến khích việc nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên
cứu kết hợp YHCT với YHHĐ [3].
Ban hành chính sách ưu đãi, bảo trợ việc nuôi trồng dược liệu, sản xuất
thuốc YHCT và chính sách khai thác dược liệu; thành lập giải thưởng Hải
Thượng Lãn Ông để khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong
lĩnh vực YHCT.

6
Khuyến khích việc tổ chức khám chữa bệnh, sản xuất, sử dụng và xuất
khẩu thuốc YHCT; nhập khẩu giống cây thuốc tạo nguồn dược liệu; nghiên cứu,

hiện đại hóa YHCT; kết hợp YHCT với YHHĐ.
1.1.2. Xã hội hóa các hoạt động YHCT
Xã hội hóa các hoạt động YHCT để huy động các nguồn lực nhằm kế
thừa, bảo tồn và phát triển YHCT.
* Mở rộng hợp tác quốc tế.
* Quy hoạch vùng trồng dược liệu thích hợp đảm bảo đủ dược kiệu thiết
yếu.
* Tăng cường hiện đại hóa thuốc YHCT [3].
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các
chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác YHCT.
Hơn năm mươi năm qua, kiên trì thực hiện đường lối đó của Đảng, ngành
Y tế đã đạt được một số thành tựu quan trọng:
-Đã đưa YHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân; có hệ
thống tổ chức từ Trung Ương đến địa phương. Cả nước có 5 viện nghiên cứu; 46
bệnh viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh viện
YHHĐ cấp quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng
YHCT; có trên 10.000 cơ sở YDHCT tư nhân.
-Đã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YHCT với YHHĐ
gồm 35 tiến sỹ; 100 thạc sỹ; 100 bác sỹ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sỹ chuyên
khoa cấp 1; 2000 bác sỹ YHCT; 5000 cán bộ trung học YHCT.
1.1.3. Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý
Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên
mọi miền đất nước. Nhiều địa phương như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sóc Trăng,
Thái Nguyên đã sưu tầm và lưu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh
nghiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và

7
nghiên cứu kết hợp, từng bước phát huy được tiềm năng của YHCT phục vụ cho
sư nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục

thuốc thiết yếu. Đã điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật được sử dụng làm
thuốc thuộc 309 họ, trong đó tuyệt đại đa số là cây mọc tự nhiên. Về động vật có
406 loài thuộc 22 lớp, 6 ngành được sử dụng làm thuốc.
Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất
lượng và số lượng. Hiện nay cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh
doanh thuốc YHCT (nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số
đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất, lưu hành trên thị
trường. Thuốc YHCT đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu
cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã được xuất
khẩu sang nhiều nước như cộng hòa liên bang Nga, Cộng hòa Ucraina, Cuba,
Lào, Thái Lan, Campuchia
Hàng năm tuy số cơ sở YHCT còn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến
khám và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước
được khám và điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều
khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Công tác xã hội hóa YHCT cũng được đẩy mạnh. Ngành Y tế đã phối hợp
với hội Đông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những
cây thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa
một số bệnh thông thường, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn góp phần thực hiện chương
trình xóa đói, giảm nghèo và cải thiện môi trường [3].
Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa
bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện
tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YHCT với hơn 40 nước.

8
Nhìn lại chặng đường phát triển của nền y học Việt Nam nói chung và nền
YHCT nói riêng từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhất là sau hơn mười lăm
năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

cho nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn. Đường lối kế thừa, bảo tồn và
phát triển YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ mà Đảng và nhà nước đã đặt ra là
hoàn toàn đúng đắn. Nền y học xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã thể hiện được
tính ưu việt của chế độ tốt đẹp do Đảng Cộng Sản Việt Nam mang lại.
Bộ Y tế đã có chỉ thị số 11/BYT-CT ngày 06/7/1990 chỉ đạo các địa
phương khôi phục và đẩy mạnh việc sử dụng thuốc YHCT và các phương pháp
chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT để chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng
đồng. Mục tiêu của chỉ thị này là phải xã hội hóa việc sử dụng YHCT dân tộc,
chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng [9].
Trong 8 dự án phát triển YHCT có dự án số 2 là: “xã hội hóa công tác y
học dân tộc”, nhằm phổ biến cho nhân dân biết trồng và sử dụng cây thuốc dưới
3 hình thức: cây rau ăn làm thuốc, cây cảnh làm thuốc, cây ăn quả làm thuốc và
phổ biến các phương pháp tự chữa bệnh mới mắc tại cộng đồng không dùng
thuốc như xoa bóp, day ấn huyệt. Sự thay đổi này nhằm tiếp tục triển khai
YHCT trong tình hình mới, thực hiện phương trâm gắn liền công tác y tế với
kinh tế, làm thay đổi nhận thực của người dân trong việc trồng và sử dụng cây
thuốc một cách có hệ thống và sâu sắc hơn, thực tế hơn vừa có giá trị kinh tế,
vừa có giá trị chữa bệnh, phù hợp với mô hình kinh tế VAC của nông thôn hiện
nay, vừa cải tạo cảnh quan môi trường.
Thông tư liên ngành Y tế - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam số 23/TTLN
ngày 18/2/1990 và Y tế - Hội Chữ thập đỏ số 28/TTLN ngày 27/12/1990 hướng
dẫn trồng và sử dụng thuốc YHCT cho hội viên hai hội, đồng thời giao trách
nhiệm cho các hội viên vận động nhân dân cùng thực hiện [29],[30].
Tại buổi lễ kỷ niệm 55 năm YHCT dưới chính quyền cách mạng tổ chức
tại Hà Nội tháng 12/2001, Giáo sư Đỗ Nguyên Phương đã nêu quan điểm chỉ

9
đạo thừa kế và phát triển YHCTVN của bộ Y tế trong những năm tới. Có 11
điểm, trong đó có 2 điểm nói về thuốc Nam.
Đẩy mạnh việc kế thừa những bài thuốc hay, những cây thuốc quý, nhất là

của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng và
nghiên cứu kết hợp từng bước hiện đại hóa YHCT. Xác định những bệnh ưu tiên
chữa bằng YHCT, những bệnh cần kết hợp YHCT và YHHĐ, phổ cập cho các
cơ sở điều trị ứng dụng.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền sử dụng YHCT chăm sóc sức khỏe ban đầu
với phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, điều trị tại nhà” xã hội hóa các
hoạt động YHCT, đa dạng hóa các nguồn đầu tư và dịch vụ khám chữa bệnh
cũng như nuôi trồng dược liệu, sản xuất thuốc YHCT nhằm nâng cao hiệu quả
phục vụ khỏe nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng
3 năm 2007, phê duyệt đề án “phát triển công nghiệp Dược và xây dựng hệ
thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm
2020”.
Trong các nhiệm vụ chủ yếu của đề án có nội dung về phát triển YHCT,
phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu,
tập trung nghiên cứu và hiện đại hóa công nghệ chế biến, sản xuất các thuốc có
nguồn gốc từ dược liệu; quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến
dược liệu, đến năm 2015 các vùng trọng điểm phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt
nuôi trồng, thu hái và sản xuất dược liệu của tổ chức Y tế thế giới (GACP) để
bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Đến năm 2020, xây dựng
được các vùng công nghiệp nuôi, trồng dược liệu, bảo đảm cung cấp đủ nguyên
liệu cho các cơ sở chế biến dược liệu trong nước và xuất khẩu; khai thác hợp lý
dược liệu tư nhiên, bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn gen dược liệu
theo tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và sản xuất dược liệu của tổ
chức Y tế thế giới (GACP); đẩy mạnh sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu

10
phục vụ công tác khám chữa bệnh. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất
thuốc có nguồn gốc từ dược liệu phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt
sản xuất thuốc (GMP – WHO) của tổ chức Y tế thế giới; tăng cường đầu tư phát

triển các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu phục vụ sản xuất
thuốc trong nước và xuất khẩu. Xây dựng một số cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh
khiết từ dược liệu để đảm bảo đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu hoạt chất
dùng cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và khoảng 30% vào năm 2020 [34].
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC NAM TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Tại hội thảo “tổ chức chỉ đạo mở rộng việc xã hội hóa YHDT chăm sóc
sức khỏe cộng đồng” được tổ chức từ 22-23/8/1994 do bộ Y tế tổ chức tại
Quảng Nam-Đà Nẵng đã thu được một số kết quả sau:
Ở Hà Nội: khảo sát trên 240 người tại 10 xã thuộc 5 huyện: Thanh Trì, Từ
Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm:
- Hiểu biết cây rau ăn, cây ăn quả làm thuốc là 92%.
- Đã áp dụng những cây thuốc vườn nhà điều trị một số chứng bệnh thông
thường: 77%.
Tại Hải Phòng: Điều tra tại xã điểm Quang Trung, An Lão:
- Hiểu biết cây rau, cây ăn quả làm thuốc là 100%.
- Đã áp dụng các cây thuốc vườn nhà điều trị một số chứng bệnh thông
thường 95,6% [12].
Tại Thái Bình, qua nghiên cứu của Trần Thúy và cộng sự năm 2001 thu
được một số kết quả sau: số hộ dùng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam
chiếm 86,48%. Các chứng bệnh được áp dụng điều trị nhiều bằng thuốc Nam và
YHCT chủ yếu là 7 bệnh thường gặp ở tuyến y tế cơ sở đó là: cảm sốt 67,06%,
ỉa chảy 30,09%, đau khớp đau lưng 54,5% Số người thích dùng YHCT
86,16%, không thích dùng 13,84% [25].
Tại Quảng Nam-Đà Nẵng, theo điều tra của Lê Trung Chính tỷ lệ sử dụng
thuốc Nam đối với các bệnh thường gặp tại cộng đồng: cảm sốt 78,29%; ho

11
85,4%; táo bón, đầy bụng 68%; mụn nhọt, dị ứng 64%; bệnh xương khớp
57,14%; bệnh phụ khoa 54,14%. Tác giả cũng khảo sát thái độ của người dân
đối với thuốc Nam, số người thích dùng thuốc Nam 89,57%, không thích 1%,

hoài nghi 2,57% [12].
Những thành tựu to lớn trong chẩn đoán và điều trị của y học hiện đại
trong thế kỷ XX đã đưa loài người lên một tầm cao mới, đó là sự phát minh ra
kháng sinh, sự ra đời của vacxin phòng dại, thuốc chống lao với phác đồ đa hóa
trị liệu đã làm cho chúng ta không còn lo ngại trước nhiều căn bệnh nan y. Bên
cạnh mặt tích cực, thuốc tây còn có không ít những phiền toái do mặt tiêu cực
của nó gây ra, đây là vấn đề bức xúc của những nhà điều trị. Chính vì vậy, nếu
biết kết hợp đúng lúc, đúng bệnh giữa Đông và Tây y giữa thuốc Nam và thuốc
Tây sẽ hạn chế được những tai biến không đáng có. Đây cũng là quan điểm kết
hợp y học dân tộc với y học hiện đại của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN SỐ, HỆ THỐNG Y TẾ CỦA BẮC NINH
Bắc ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh
Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Dương, phía Nam giáp Hưng Yên, phía Tây và
Tây Bắc giáp Hà Nội. Đơn vị hành chính của Tỉnh gồm 1 thành phố, 1 thị xã, và
6 huyện trực thuộc tỉnh, có 126 xã, phường, thị trấn với diện tích đất tự nhiên là
822,71 km
2
. Dân số tính đến năm 2008 là 1.035.951 người, mật độ dân số 1259
người/km
2
. Yên Phong là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, có diện tích
tự nhiên là 112,5km
2
, là huyện có diện tích lớn của tỉnh Bắc Ninh, dân số là
140.600 người . Yên Phong có 14 đơn vị hành chính: 1 thị trấn Chờ và 13 xã:
Dũng Liệt; Đông Phong; Đông Thọ; Đông Tiến; Hòa Tiến; Long Châu; Tam
Đa; Tam Giang; Thụy Hòa; Trung Nghĩa; Văn Môn; Yên Phụ; Yên Chung. Nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc
Ninh luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn 10%, năm 2008 đạt mức tăng trưởng


12
16,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ,
phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Bắc Ninh là tỉnh
đồng bằng có độ cao so với mực nước biển từ 3-7m, đồi núi chiếm 0,53% diện
tích, có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Đuống và sông Thái bình.
Giao thông ở Bắc Ninh đa dạng và khá phát triển. Mức thu nhập trung bình của
người dân tăng cao, có điều kiện để tiếp cận với thành tựu khoa học mới của
cuộc sống đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe như các dịch vụ y tế và
thuốc tân dược. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có mặt trái của nó, do người dân quá dễ dàng
trong việc tiếp cận với thuốc tân dược nên họ có xu hướng lạm dụng thuốc, đặc
biệt là các kháng sinh gây tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng gia
tăng khiến cho công tác điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc sử dụng thuốc
Nam có ý nghĩa quan trọng trong CSSKBĐ cho nhân dân.
Tỉnh Bắc Ninh có hệ thống Y tế tương tự các tỉnh khác bao gồm: Sở Y tế,
Y tế huyện/thành phố…Ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh có mạng lưới Y tế khá đầy đủ
cả về phòng bệnh, khám chữa bệnh và cơ sở đào tạo cán bộ Y tế. Một số bệnh
viện chuyên khoa như bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện Phong, bệnh viện
Tâm thần, bệnh viện Y học cổ truyền…Trong quá trình đổi mới, Bắc Ninh có
quy hoạch phát triển sự nghiệp Y tế trong toàn tỉnh do đó ngành Y tế Bắc Ninh
ngày càng phát triển.
Bắc Ninh có một mạng lưới Y tế rất phong phú, đa dạng. Có hệ thống Y
tế đồng bộ từ tuyến xã tới tuyến tỉnh, hệ thống bệnh viện đa khoa và chuyên
khoa phát triển cân đối cả phòng bệnh và chữa bệnh. Mạng lưới Y tế cả công lập
và dân lập.
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật Y tế nằm trong hệ thống
khám chữa bệnh nhà nước, là cơ sở kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân thực
hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm dịch, phòng
chống dịch, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em…


13
Bắc Ninh là tỉnh có số lượng bác sỹ làm việc ở trạm Y tế xã khá cao,
(100% số trạm Y tế xã có bác sỹ); 100% trạm Y tế có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ
sinh trung học. Mỗi trạm Y tế có một cán bộ quản lý quầy thuốc. Tất cả các trạm
Y tế đều có một cán bộ chuyên trách Y tế học đường, 100% cán bộ Y tế xã,
phường có khả năng đỡ đẻ thường. Bình quân mỗi trạm Y tế có 4,67 cán bộ
nhân viên.
Toàn tỉnh có 112 bác sỹ tuyến xã, phường. Mỗi xã có 5 giường bệnh. Khi
có tình huống chiến tranh trạm Y tế đảm nhiệm được chức năng tuyến 1 và 1
phần tuyến 2 theo quy định của bộ Y tế.
Tuyến huyện đang thực hiện theo thông tư số: 03/2008/TTLT-BYT-BNV
về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện công tác Y tế địa phương. Bắc
Ninh có 8 phòng Y tế huyện, thành phố và thị xã với 7 bệnh viện đa khoa huyện
(560 giường bệnh), 8 trung tâm Y tế. Các bệnh viện đều có thể tổ chức triển khai
được 2-3 bàn mổ, làm được phẫu thuật cơ bản. phòng Y tế huyện đã phát huy
được sức mạnh của sự thống nhất, chỉ đạo các hoạt động Y tế trong địa bàn tỉnh.
Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh 510 giường bệnh với 602 cán bộ,
công nhân viên. 5 bệnh viện chuyên khoa, với 400 giường bệnh và 250 cán bộ
nhân viên Y tế. Ngoài ra còn có các trung tâm trực thuộc sở Y tế như trung tâm
phòng chống HIV, trường trung học Y tế…
Tỷ lệ thầy thuốc và tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân của Băc Ninh thấp hơn
so với toàn quốc. Tỷ lệ cán bộ nhân viên Y tế/10.000 dân là 20,82 (toàn quốc là
27). Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 14,5 (toàn quốc là 16,5), tỷ lệ bác
sỹ/10.000 dân là 5,15 (toàn quốc là 5,8), tỷ lệ dược sỹ đại học/10.000 dân là 0,45
(số liêu năm 2007) [19].
Bắc Ninh hiện có một bệnh viện YHCT với 150 giường bệnh, công suất
sử dụng giường bệnh thường từ 120% - 150%. Ngoài ra trong các bệnh viện đa


14
khoa tỉnh, huyện đều có khoa đông y. Trong tỉnh còn có rất nhiều những quầy
thuốc Đông y, nhà thuốc Đông y gia truyền.
Hội Đông y của tỉnh được thành lập năm 1958 đã tập hợp được toàn bộ
các lương y đem kinh nghiệm và những bài thuốc gia truyền đóng góp có hiệu
quả vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Các hội viên đã từng tham
gia tham gia tich cực vào các vụ chống dịch lớn như: vụ chống dịch sốt xuất
huyết ở Phù Chẩn – Tiên Sơn; Viêm gan siêu vi trùng, ho gà, sởi ở Thuận
Thành; Dập tắt lỵ ở Yên Phong; Chống dịch tê phù ở Tam Giang – Yên Phong,
Hoàn Sơn – tiên Du; Dịch quai bị ở Quế Võ và điều trị thành công di chứng bại
liệt và viêm não trong toàn tỉnh, từ đó đã có thêm nhiều lương y được tín nhiệm.
Từ khi thành lập đến nay hội Đông y tỉnh đã có 513 hội viên với tổ chức
gồm: Cơ quan tỉnh hội; 8 huyện/thành hội; 3 chi hội trực thuộc. Dưới các huyện
hội là 84 hội cơ sở liên xã/phường. Trình độ các hội viên ngày càng được nâng
cao, hiện tại đã có:
+ Tiến sỹ 01
+ BSCKII 01
+ Thạc sỹ 05
+ BSCKI 15
+ Dược sỹ đại học 10
+ BS 57
+ Lương dược 09
+ Y sỹ YHCT 139
+ Lương y 169
+ KTV 07
+ Dược sỹ trung cấp 06
+ Chuyên môn khác 86
+ Dược tá 08

Đa số các hội viên đều tham gia vào công tác khám chữa bệnh, trong năm

2010 toàn hội đã đạt kết quả khám chữa bệnh như sau:
Tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh đạt: 284.888 lượt BN
Tổng số bệnh nhân điều trị không dùng thuốc: 46.789 lượt BN
Hội còn thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao y đức và củng
cố, phát triển kiến thức chuyên môn cho các hội viên. Hội cũng đã xuất bản tập
san Đông y phát miễn phí cho các hội viên, động viên toàn thể cán bộ, hội viên

15
viết tin, bài, những bài thuốc hay, cây thuốc quý, các kinh nghiệm điều trị bệnh
tốt, các đề tài nghiên cứu khoa học.
Các đơn vị thuộc Tỉnh hội Đông y rất tích cực tham gia công tác nhân
đạo, từ thiện điển hình là Quế Võ và Thành phố Bắc Ninh với tổng số bệnh nhân
được điều trị từ thiện: 6.971 lượt bệnh nhân (trị giá thành tiền 69.520.000đ).
Ngoài ra tại các huyện, xã các hội viên đông y rất tích cực tham gia các công tác
xã hội khác như: khuyên góp tiền xoá đói giảm nghèo, xây dựng làng văn hoá,
câu lạc bộ thơ, thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, góp phần xây dựng các làng
văn hoá trên quê hương Bắc ninh (theo báo cáo tổng kết công tác hội Đông y
tỉnh Bắc Ninh năm 2010).

16








17

×