Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý chi bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 128 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA







QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG









LUẬN VĂN THẠC SĨ















HÀ NỘI, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA



QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.01.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ QUANG GIÁM




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Quỳnh Hoa




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến
nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với
đề tài: “Quản lý chi Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán & Quản trị Kinh doanh, tập
thể các thày cô trong khoa và trực tiếp là các thầy cô Bộ môn Kế toán quản
trị & Kiểm toán đã tận tình giúp đỡ tôi về thời gian cũng như kiến thức trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Quang Giám - người thầy
đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải
Dương, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việc làm
tỉnh Hải Dương, các Phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh Hải Dương đã giúp tôi thu
thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và tổ chức xây dựng các cuộc điều tra
để thực hiện tốt đề tài của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố
gắng của bản thân tôi sẽ không thể thu được những kết quả như mong đợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Vai trò quản lý chi bảo hiểm thất nghiệp 9
2.1.3 Nguyên tắc quản lý quỹ BHTN 11
2.1.4 Nguyên tắc quản lý chi BHTN 12
2.1.5 Nội dung quản lý chi BHTN 14
2.1.6 Quy trình hoạt động quản lý chi BHTN 17
2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý BHTN của BHXH tỉnh 26
2.2 Cơ sở thực tiễn 29
2.2.1 Thực trạng thất nghiệp và thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam 29
2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý Bảo
hiểm thất nghiệp 31
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý BHTN rút ra cho BHXH Việt Nam

và BHXH tỉnh Hải Dương 33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 37
3.1 Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 37
3.1.2 Đặc điểm cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu 47
3.2.1 Khung phân tích 47
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 48
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 51
3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi BHTN 52
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
4.1 Thực trạng quản lý chi BHTN tại tỉnh Hải Dương 55
4.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc quản lý BHTN tỉnh Hải Dương 55
4.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý quỹ BHTN tại tỉnh Hải Dương 56
4.1.3 Thực trạng công tác lập kế hoạch chi BHTN tại BHXH tỉnh Hải
Dương 58
4.1.4 Thực trạng thực hiện chi BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương 61
4.1.5 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra chi BHTN 78
4.1.6 Đánh giá công tác quản lý chi BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương 81
4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHTN tại BHXH
tỉnh Hải Dương 87
4.2.1 Nhóm nhân tố khách quan 87
4.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan 91
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chi
BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương 93
4.3.1 Nhận xét chung 93

4.3.2 Định hướng phát triển ngành BHXH tỉnh 96
4.3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương 97
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1 Kết luận 106
5.2 Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 110

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH: An sinh xã hội
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
Bộ LĐTB&XH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CB, CC,VC: Cán bộ, công chức, viên chức
CSXH: Chính sách xã hội
HĐLĐ: Hợp đồng lao động

HĐLV: Hợp đồng làm việc

NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
Sở LĐTB&XH: Sở Lao động - Thương binh và xã hội

TTGTVL: Trung tâm giới thiệu việc làm
TCTN: Trợ cấp thất nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Kết quả thu – chi BHTN của cả nước từ 2011 - 2013 30
3.1 Dân số, lao động tỉnh Hải Dương 2011 - 2013 40
3.2 Đối tượng và số lượng mẫu điều tra 50
4.1 Kế hoạch chi BHTN tại BHXH tỉnh 60
4.2 Đối tượng hưởng các chế độ BHTN tại BHXH tỉnh 63
4.3 Đối tượng hưởng, chấm dứt, tạm dừng hưởng BHTN tại BHXH tỉnh 65
4.4 Đối tượng hưởng BHTN theo khối các doanh nghiệp tại tỉnh 67
4.5 Chi TCTN hàng tháng tại BHXH tỉnh 72
4.6 Chi TCTN một lần tại BHXH tỉnh 74
4.7 Chi BHYT cho đối tượng hưởng BHTN tại BHXH tỉnh 75
4.8 Chi tìm việc làm cho đối tượng hưởng BHTN tại BHXH tỉnh 76
4.9 Chi hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng BHTN tại BHXH tỉnh 77
4.10 Kết quả hoàn thành kế hoạch chi BHTN tại BHXH tỉnh 78
4.11 Kết quả thanh tra tại doanh nghiệp của BHXH tỉnh 79
4.12 Kết quả thanh tra, kiểm tra đối tượng hưởng BHTN tại tỉnh 80

4.13 Ý kiến phản ánh về tiến độ chi trả BHTN tại BHXH tỉnh 83
4.14 Đánh giá kết quả chi học nghề cho đối tượng hưởng BHTN tại tỉnh 85
4.15 Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của tỉnh 89
4.16 Điều tra mức độ hiểu biết BHTN của người lao động tham gia BHTN 90
4.17 Số người đăng ký và được hưởng BHTN tại BHXH tỉnh 91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương 37
3.2 Mô hình tổ chức BHXH tỉnh Hải Dương 45
3.3 Khung phân tích tình hình quản lý chi BHTN tại tỉnh Hải Dương 48
4.1 Tổ chức bộ máy quản lý BHTN tại tỉnh Hải Dương 57
4.2 Quy trình lập kế hoạch chi BHTN tại BHXH tỉnh 59
4.3 Quy trình xét duyệt đối tượng hưởng BHTN tại tỉnh 68
4.4 Quy trình chi trả BHTN hàng tháng tại BHXH tỉnh 71
4.5 Quy trình chi trả TCTN một lần tại BHXH tỉnh Hải Dương 73
4.6 Chi BHTN so với kế hoạch tại huyện Cẩm Giàng và TP Hải Dương 82
4.7 Cách xác định kế hoạch chi BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương 98






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) luôn là lĩnh vực được các quốc gia trên
thế giới quan tâm. BHTN là một trong những chính sách an sinh xã hội
(ASXH), thực hiện chức năng bù đắp một phần thu nhập của người lao động
(NLĐ) khi bị mất việc làm. Mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài chính
cho người thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một
chừng mực nhất định từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao
động để có nhiều cơ hội mới về việc làm. BHTN là một phần của Bảo hiểm xã
hội (BHXH) do vậy đối tượng của BHTN cũng giống như đối tượng của
BHXH. Trong đó việc chi trả chế độ BHTN luôn được coi là nhiệm vụ trung
tâm và có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH nói riêng và
trong việc thực hiện chính sách BHXH nói chung. Hoạt động quản lý chi
BHTN có tác động trực tiếp tới quyền lợi của người tham gia BHTN, thể hiện
đầy đủ bản chất và vai trò của ngành BHXH. Việc quản lý chi BHTN kịp thời,
đầy đủ, đúng chế độ là yêu cầu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cơ quan
BHXH Việt Nam.
Ở Việt Nam, chính sách BHTN đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm,
thực hiện đối với người lao động. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đã xây dựng, trình Chính phủ và
Quốc hội Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong đó có Chương V quy định cụ
thể chế độ BHTN. Luật BHXH đã được kỳ họp thứ IX Quốc hội khoá XI thông
qua ngày 29/06/2006, chế độ BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Việc ban hành chế độ BHTN cùng các chế độ BHXH khác quy định trong luật
BHXH không những làm cho hệ thống pháp luật nước ta dần được hoàn thiện
và đầy đủ mà ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho NLĐ tham gia BHXH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2


Chính sách đó đã từng bước được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp
với từng giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nơi có
nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong những năm gần đây, Hải Dương
cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của suy thoái kinh tế, nhiều lao động bị mất
việc làm. Qúa trình thực hiện chính sách BHTN ở tỉnh Hải Dương trong thời
gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiết sót, đặc biệt trong công tác quản
lý chi BHTN. Do sự bất cập trong việc thụ hưởng trợ cấp của Nhà nước đối với
người tham gia đóng BHTN nên không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng việc chi trả
đối với NLĐ để trục lợi. Trên thực tế, người đóng BHTN chỉ cần chứng minh
mình đang thất nghiệp trong khi đó các Trung tâm giới thiệu việc làm
(TTGTVL) của tỉnh không giải quyết được việc làm thì người đó nghiễm nhiên
được hưởng TCTN. Nếu trong trường hợp có sự bắt tay hợp lý của các tổ chức,
cá nhân đóng BHTN với những nhân viên TTGTVL thì việc rút ruột quỹ
BHTN có thể xảy ra. Bên cạnh đó, có trường hợp NLĐ nghỉ làm việc tại đơn vị
này đã chuyển sang làm việc ở một đơn vị khác, nhưng khi có quyết định nghỉ
việc ở đơn vị cũ họ vẫn đi làm thủ tục để hưởng TCTN, cơ quan BHXH chưa
kiểm soát được chặt chẽ đối tượng hưởng chế độ BHTN nói trên. Đây là những
khó khăn đối với quản lý chi BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những
năm qua cần được giải quyết, bảo đảm cho NLĐ tham gia BHTN và thụ hưởng
các chế độ, chính sách BHTN được thuận lợi hơn.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện vấn đề quản lý chi BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm tìm ra
giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương, đáp ứng
những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương trong điều kiện
kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới. Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHTN chính là đảm bảo cho quỹ
BHTN được an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3

tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước. Đó
cũng là lý do chủ yếu để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Quản lý chi Bảo
hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn một số vấn đề về quản lý chi BHTN, luận
văn nhằm đánh giá thực trạng về công tác quản lý chi BHTN từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHTN trên địa bàn tỉnh Hải
Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
chi BHTN.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chi BHTN đối với
đối tượng hưởng BHTN của BHXH tỉnh Hải Dương.
+ Chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác
quản lý chi BHTN trong những năm qua từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý chi BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý BHTN cho các đối
tượng được hưởng BHTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm quy trình
quản lý, nội dung quản lý trong việc chi BHTN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung
+ Nghiên cứu quản lý chi BHTN.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý chi BHTN của cơ quan
BHXH tỉnh Hải Dương trong những năm qua: Tập trung vào quản lý quy trình
bao gồm công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát với đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

tượng hưởng BHTN và hoạt động chi BHTN.
+ Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi
BHTN tại BHXH tỉnh Hải Dương.
 Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 10 năm
2014. Các thông tin, số liệu phán ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến hết năm 2013.
 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương và những đơn
vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh Hải Dương do cơ quan BHXH tỉnh quản lý.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
 Thất nghiệp
Thất nghiệp trong kinh tế học là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà không tìm được việc làm.
Tại hội nghị Quốc tế về thống kê lao động lần thứ 13 tại Genevơ (ILO,
1982) về Thống kê dân số, việc làm, thất nghiệp đã thống nhất đưa ra khái

niệm về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi
quy định trong thời gian điều tra có khả năng làm việc, không có việc làm và
đang đi tìm kiếm việc làm”.
Một số nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đã đưa ra những khái niệm
về thất nghiệp như: “Thất nghiệp là hiện tượng mà người có sức lao động, có
nghề, muốn đi làm việc, không có việc làm và đã đăng ký ở cơ quan có thẩm
quyền” (Bộ LĐTB&XH, 1988). “Thất nghiệp là tình trạng trong đó người có
sức lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm và đang cần tìm một
việc làm có trả công” (Bộ LĐTB&XH, 1996).
Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian
mất việc) nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:
+ Có khả năng lao động.
+ Đang không có việc làm.
+ Đang đi tìm việc làm.
Không phải tất cả những người không có việc làm đều là người thất
nghiệp, chỉ những người không có việc làm trong độ tuổi lao động, có nhu cầu
tìm việc làm mới được coi là người thất nghiệp. Người thất nghiệp chịu sự điều
chỉnh của Luật BHXH, là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao
động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) với người sử dụng lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

(NSDLĐ) các loại hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
HĐLĐ không xác định thời hạn; NLĐ là người hưởng tiền lương, tiền công, kể
cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, làm việc trong các đơn vị sử dụng từ 10 lao
động trở lên có đóng BHTN theo quy định, vì các lý do khác nhau mà bị mất
việc, chấm dứt HĐLĐ, HĐLV nhưng vẫn có nhu cầu làm việc và chưa tìm

được việc làm. (Bộ LĐTB&XH,2008)
 Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là một trong ba loại hình của BHXH. Có thể hiểu BHTN là quá
trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung - Quỹ bảo BHTN - được hình
thành do sự đóng góp của các bên tham gia (NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của
Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ họ khi gặp rủi ro về
việc làm.
Quốc hội nước Cộng Hoà xã hội Việt Nam (2006) đã thông qua Luật
BHXH, trong đó đã quy định về BHTN và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
Đây là chính sách mới có tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ,
NSDLĐ về vấn đề ASXH; chính sách BHTN nhằm bù đắp một phần thu nhập
của NLĐ bị thiếu hụt do thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ NLĐ bị thất
nghiệp được học nghề, được hỗ trợ tìm việc làm để người thất nghiệp nhanh
chóng trở lại thị trường lao động, đồng thời NLĐ bị thất nghiệp còn được
hưởng BHYT.
Chính sách BHTN là một trong những chính sách được Nhà nước ban
hành để giải quyết mâu thuẫn không thể tự giải quyết được giữa NLĐ và
NSDLĐ trong việc đáp ứng quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người về việc
làm, góp phần đảm bảo ASXH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

 Quản lý Bảo hiểm thất nghiệp
Quản lý BHTN thực chất bao gồm một chuỗi các hoạt động bao gồm:
- Quản lý quá trình thu: Dựa trên cơ sở thông tin NDSLĐ đăng ký về số
lượng người tham gia, mức lương của đơn vị, BHXH tỉnh tiến hành tổ chức thu
BHTN từ đơn vị sử dụng lao động. Trên thực tế, công việc này còn gồm cả các
hoạt động lên kế hoạch thu BHTN trên địa bàn, tổ chức thu và kiểm soát trong
và sau quá trình thu.
- Quản lý quá trình chi: Sau khi NLĐ xác nhận là đã mất việc làm và có

quyết định của Giám đốc Sở LĐTB&XH được hưởng TCTN, cơ quan BHXH
phải thực hiện chi trả tiền TCTN cho đối tượng hưởng. Cũng giống tổ chức thu
BHTN, tổ chức chi BHTN cũng bao gồm lên kế hoạch chi tháng, quý, năm và
kiểm soát số tiền chi nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHTN. Đồng thời tổ
chức chi BHTN, chi BHYT, chi hỗ trợ tìm việc làm, chi hỗ trợ học nghề cho
NLĐ. Công việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề và giới thiệu việc làm được
thực hiện bởi TTGTVL tỉnh. Tuy nhiên, cơ quan BHXH tỉnh cũng cần phải
giám sát hoạt động này để tổ chức chi cho hợp lý.
- Quản lý đối tượng tham gia: Đối tượng hưởng chế độ BHTN phải luôn
được BHXH tỉnh đặc biệt quan tâm bởi hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp
đến quy mô và mức độ chi trả của quỹ BHTN. Với đối tượng tham gia, quản lý
chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm tra số lượng lao động tại các doanh nghiệp. Nếu
công tác quản lý đối tượng chặt chẽ sẽ vừa tránh được tình trạng thất thu và
vừa đảm bảo chi trả đúng đủ đối tượng hưởng.
- Quản lý quỹ BHTN: Với mục tiêu bảo toàn và phát triển quỹ BHTN
nên trong công tác quản lý luôn phải đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ trước,
trong và sau khi thu. Đặc thù của BHTN là lấy số nhiều bù số ít và chỉ có ít
người tham gia bị mất việc làm nên quỹ BHTN sẽ không được sử dụng hết vì
thế cơ quan BHXH cần có kế hoạch phát triển quỹ bằng cách tham gia trên thị
trường tài chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Thông qua công tác quản lý, cơ quan BHXH nhận ý kiến phản hồi từ các
đơn vị, cá nhân để làm cơ sở kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa
đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN và quản lý quỹ BHTN.
 Quản lý chi Bảo hiểm thất nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng cách hiểu chung nhất:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Quản lý bao giờ cũng là một

tác động có hướng, có mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý
(quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây là quan hệ
giữa lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Nó diễn ra trong mọi
lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiều mối quan hệ với
nhau. Đối với hoạt động BHTN thì quản lý bao gồm cả quản lý đối tượng
tham gia và thụ hưởng, quản lý thu, quản lý chi và quản lý nguồn quỹ từ đầu
từ tăng trưởng.
Quản lý chi BHTN được hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý
vào đối tượng quản lý trong các hoạt động như: lập, xét duyệt dự toán, tổ
chức thực hiện, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả các chế độ
BHTN nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra theo những nguyên tắc và phương
pháp quản lý nhất định.
Khi nói tới chi BHTN là nói đến một loạt các mối quan hệ, bao gồm
quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan LĐTB&XH, cơ quan BHXH, NLĐ và
NSDLĐ. Trong các mối quan hệ trên thì NLĐ và NSDLĐ là đối tượng quản
lý. Chủ thể quản lý chính là Nhà nước, cơ quan LĐTB&XH và cơ quan
BHXH các cấp từ Trung ương tới địa phương. Theo Nghị định 19/CP ngày
16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam, cơ quan quản
lý BHXH ở trung ương là BHXH Việt Nam; ở địa phương có BHXH các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH huyện, quận, thành phố trực
thuộc tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

Mục tiêu của quản lý chi BHTN là làm cho quá trình tổ chức chi trả chế độ
BHTN thông suốt, chi đúng, đủ, kịp thời, phục vụ cho người tham gia hưởng
BHTN ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định, bảo đảm an toàn xã hội và thúc
đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.2.Vai trò quản lý chi bảo hiểm thất nghiệp
 Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN

Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHTN là trực tiếp đảm bảo quyền lợi
của người hưởng BHTN. Đây là vai trò rõ nét nhất của công tác quản lý chi
BHTN. Theo qui định hiện hành, NSDLĐ và NLĐ thuộc đối tượng tham gia
BHTN, phải đóng BHTN thì NLĐ mới được hưởng trợ cấp của các chế độ
BHTN. Tiền đóng BHTN được phân phối vào quỹ BHTN. Để NLĐ nhận
được trợ cấp từ quỹ BHTN, các cơ quan chức năng phải thực hiện hàng loạt
các hoạt động thuộc quản lý chi như: cần phải tính toán chính xác mức hưởng
cho từng người, hơn nữa các hoạt động chi trả phải đảm bảo chi đúng đối
tượng được hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và đảm bảo thời gian theo
qui định. Đây chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi
BHTN. Đạt được các chỉ tiêu này công tác quản lý chi BHTN mới đảm bảo
được quyền lợi người tham gia BHTN.
 Đối với hệ thống BHXH
Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHTN sẽ góp phần quan trọng trong
việc không bị thất thoát quỹ tiền mặt, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính,
góp phần cân đối quỹ BHTN.
 Đối với xã hội và nền kinh tế
Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHTN là góp phần thực hiện tốt
chính sách ASXH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất
nước, được thể hiện trong việc góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn
cao về đời sống cho NLĐ tham gia BHTN trong kinh tế thị trường từ đó góp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển của đất nước là dân giàu, nước mạnh xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quản lý chi BHTN hiệu quả sẽ hỗ trợ kịp thời cho NLĐ khi họ gặp
phải những biến cố rủi ro trong lao động cũng như trong cuộc sống. Từ đó
góp phần tạo lập mối quan hệ gắn bó chủ - thợ làm cho mối quan hệ trên
thị trường lao động trở nên lành mạnh hơn. Những mâu thuẫn vốn có trong

quan hệ lao động được giải tỏa về cơ bản. Đây là tiền đề về mặt kinh tế
kích thích tính tự giác, sáng tạo của NLĐ, góp phần nâng cao năng suất lao
động cá nhân tức là sẽ nâng cao năng suất lao động xã hội.
Đồng thời, khi quản lý chi BHTN hiệu quả sẽ làm giảm gánh nặng cho
ngân sách nhà nước. Như đã biết, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất
của Nhà nước, phục vụ lợi ích của toàn dân nên nếu dân gặp phải biến cố rủi
ro thì Nhà nước cũng phải có trách nhiệm một phần. Nhưng nhờ có BHTN hỗ
trợ khắc phục rủi ro nên nhà nước sẽ chỉ cần hỗ trợ một phần nhỏ từ đó tránh
được tình trạng bội chi ngân sách.
Nếu chi trả các chế độ BHTN cho NLĐ được hiệu quả, tiết kiệm thì sẽ
có lượng vốn lớn nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động tài chính để bảo tồn
và tăng trưởng quỹ. Như vậy, nếu xét trên cả phương diện chi trả các chế độ
BHTN cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ BHTN đều góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, BHTN thực hiện nguyên tắc tương trợ cộng đồng, lấy số
đông bù số ít nên khi tham gia BHTN, NLĐ sẽ được san sẻ rủi ro khi mất việc
làm để duy trì cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, góp phần cho
từng tế bào của xã hội ổn định, bền vững và phát triển. Khi NLĐ có cuộc sống
được đảm bảo, sẽ hạn chế được sự phân biệt đối xử, giảm bớt được khoảng
cách giàu nghèo. Thông qua hoạt động BHTN nói chung và hoạt động quản lý
chi trả các chế độ BHTN nói riêng, Nhà nước sẽ là bộ phận trung gian đứng ra
điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hoà lợi ích và công bằng xã hội cho NLĐ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

trong mọi thành phần kinh tế. Hay nói cách khác, NLĐ sẽ được công bằng
hơn về quyền lợi, khi được Nhà nước thực hiện và phân phối lại thu nhập
thông qua chính sách BHTN.
2.1.3 Nguyên tắc quản lý quỹ BHTN
Nguyên tắc 1: Quản lý thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa

phương. BHXH cấp dưới có trách nhiệm thực hiện quyết toán thu, chi quỹ
BHTN theo quy định gửi BHXH cấp trên để kiểm tra, xét duyệt; gửi BHXH
Việt Nam thẩm định và tổng hợp trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam
thông qua, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH. Báo cáo quyết toán thu, chi
quỹ BHTN phải phản ánh đầy đủ từng khoản thu, chi theo quy định.
Nguyên tắc 2: Thu và chi BHTN phải dựa trên kế hoạch Trung ương
giao. Kế hoạch thu quỹ BHTN được giao chỉ tiêu hàng năm, tùy theo điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHTN
hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi BHTN phải
phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đối tượng, mức hưởng.
Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm người hưởng
BHTN và các nội dung chi khác trong năm (nếu có).
Nguyên tắc 3: Quỹ BHTN được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai,
minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập. Nguyên tắc
này nhằm đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho
công tác hạch toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điều chỉnh về chính
sách cho phù hợp, đảm bảo cân đối thu – chi, điều chỉnh kịp thời không làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHTN.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính kịp thời, đúng và đủ cho đối tượng hưởng.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý quỹ BHTN để đảm
bảo thực hiện mục tiêu của chính sách BHXH nói chung và chế độ BHTN nói
riêng. Đảm bảo tính kịp thời, đúng và đủ sẽ tạo điều kiện cho NLĐ sớm khắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

phục được những biến cố gặp phải khi mất việc làm. Đồng thời còn tránh được
tình trạng thất thoát nguồn quỹ.
Nguyên tắc 5: Thực hiện nguyên tắc bảo toàn và phát triển quỹ, được
Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHTN được hình thành trên cơ sở đóng góp của NLĐ,
NSDLĐ và Nhà nước, tách quỹ độc lập với Ngân sách Nhà nước nhưng được

Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHTN được quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính
của Nhà nước, bảo đảm chi ổn định, lâu dài các chế độ BHTN. Khi quỹ nhàn
rỗi được sử dụng đầu tư trên thị trường tài chính với mục đích phát triển quỹ từ
đó giảm dần sự cấp phát từ Ngân sách Nhà nước.
2.1.4. Nguyên tắc quản lý chi BHTN
 Nguyên tắc có đóng - có hưởng.
Theo nguyên tắc này, những người muốn hưởng thụ từ quỹ BHTN thì đều
phải tham gia đóng góp tài chính vào quỹ BHTN trong một thời gian nhất
định. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động BHTN nói chung và hoạt
động chi BHTN nói riêng, nhằm đảm bảo duy trì và tồn tại nguồn tài chính
phục vụ cho hoạt động chi trả chế độ cho người tham gia BHTN. Nguồn đóng
góp của các đối tượng tham gia BHTN là nguồn đóng góp quan trọng để có
nguồn đảm bảo chi trả các chế độ BHTN.
 Chi đúng, đủ và kịp thời.
Chi đúng là đúng đối tượng tham gia BHTN. Thực hiện chi đúng cho đối
tượng là đảm bảo sự công bằng trong việc hưởng chế độ BHTN, loại bỏ các
trường hợp gian lận để hưởng các chế độ BHTN.
Chi đủ khoản trợ cấp cho các đối tượng cũng là nguyên tắc của công tác
quản lý chi trả. Nội dung chính của nguyên tắc này là đối tượng tham gia
BHTN khi được hưởng TCTN thì cơ quan BHXH phải chi trả đầy đủ khoản
trợ cấp. Mặt khác, nguyên tắc này cũng yêu cầu đối tượng tham gia BHTN
đóng góp tài chính nhiều thì được hưởng trợ cấp mức cao, đóng góp ít thì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

được hưởng mức trợ cấp thấp. Khi đã xác định đúng mức trợ cấp phải tổ chức
chi trả đủ số tiền cho người được hưởng. Để thực hiện được yêu cầu này cần
thiết phải quản lý đồng bộ từ khâu xác định mức hưởng đến khâu xét duyệt hồ
sơ xác định đối tượng được hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng và cuối cùng
là khâu chi trả.

Chi kịp thời là nguyên tắc thể hiện vai trò của BHTN trong việc ổn định
cuộc sống cho đối tượng. Muốn vậy, phải quy định rõ ràng thời gian chi trả và
tổ chức thực hiện chi trả đúng thời gian đó. Trên cơ sở quy định thời gian đó,
cơ quan BHXH tổ chức các hình thức chi trả kịp thời, thuận lợi, không gây
phiền hà cho đối tượng.
Để thực hiện được nguyên tắc chi đúng, đủ, kịp thời đòi hỏi trong bất kỳ
hoàn cảnh, điều kiện nào của nền kinh tế - xã hội thì quỹ BHTN cũng phải
đảm bảo đầy đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ cho
những người hưởng TCTN.
 Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.
Quỹ BHTN phải được quản lý tập trung không phân tán để điều hoà
trong toàn quốc đảm bảo nhu cầu chi kịp thời cho các đối tượng hưởng chế độ
BHTN. Chính sách, chế độ chi BHTN được ban hành thực hiện thống nhất
trong cả nước. Chế độ đóng góp và hưởng thụ phải được thực hiện công bằng
đối với mọi đối tượng, không có sự phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc,
địa giới hành chính, thành phần kinh tế… Phải thực hiện chế độ công khai
trong hoạt động chi BHTN, có sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ
quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội.
Quản lý chi BHTN tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản trên không
những để quỹ BHTN tránh được thất thoát, đảm bảo nguồn lực chi trả, đảm
bảo quyền lợi cho người tham gia mà còn là động lực thúc đẩy niềm tin cho
mọi người lao động tích cực tham gia BHTN ngày càng nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

2.1.5 Nội dung quản lý chi BHTN
 Quản lý mức chi
- Quản lý mức trợ cấp: Về nguyên tắc, mức chi trả TCTN cho NLĐ được
hưởng chế độ BHTN phải thấp hơn thu nhập của NLĐ khi đang làm việc. Việc
xác định mức trợ cấp phải dựa trên cơ sở đảm bảo cho người thất nghiệp đủ

sống ở mức tối thiểu trong thời gian không có việc làm, đồng thời làm sao để
họ không thể lạm dụng muốn hưởng trợ cấp hơn là đi làm.
- Quản lý chi hỗ trợ tìm việc và học nghề: Người đang hưởng TCTN
hàng tháng được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Thời gian được hỗ trợ tư
vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày NLĐ được hưởng TCTN hàng tháng và
không quá tổng thời gian mà NLĐ đó được hưởng trợ cấp theo quy định. Cơ
quan BHXH thực hiện thanh toán chi phí tư vấn, giới thiệu việc làm cho
TTGTVL và chi phí hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề, không chi trực tiếp
cho NLĐ đang hưởng TCTN.
- Quản lý chi đóng bảo hiểm y tế (BHYT): NLĐ đang hưởng TCTN sẽ
được hưởng chế độ BHYT và phí BHYT sẽ do tổ chức BHXH trích quỹ BHTN
đóng. Mức đóng BHYT cho NLĐ đang hưởng TCTN thực hiện theo quy định
của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn Luật. Thời gian đóng BHYT là thời
gian chi trả TCTN theo quy định.
- Chi phí quản lý BHTN: Chi phí quản lý BHTN hàng năm của BHXH
Việt Nam và cơ quan LĐTB&XH các cấp được trích từ quỹ BHTN và bằng
mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước; được bố trí trong dự
toán chi phí quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
Hàng năm, cùng quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ
LĐTB&XH căn cứ nhu cầu công việc lập dự toán chi phí quản lý BHTN của
ngành LĐTB&XH gửi BHXH Việt Nam để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền
xem xét quyết định theo quy định. Căn cứ dự toán chi quản lý bộ máy của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

BHXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam thực
hiện chuyển kinh phí cho Bộ LĐTB&XH để Bộ LĐTB&XH chuyển cho các
đơn vị thực hiện.
Cơ quan LĐTB&XH được cấp kinh phí quản lý từ quỹ BHTN không

phải quyết toán với ngân sách cơ quan, đơn vị mình nhưng phải mở sổ kế toán
riêng để theo dõi. Kết thúc năm tài chính, đơn vị cấp dưới có trách nhiệm
quyết toán với đơn vị cấp trên; đơn vị cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra, xét
duyệt quyết toán, tổng hợp quyết toán gửi BHXH Việt Nam để thẩm định và
tổng hợp quyết toán theo quy định hiện hành.
- Quản lý các khoản chi BHTN
BHXH Việt Nam quản lý quỹ BHTN theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật, được
hạch toán riêng.
BHXH các cấp có trách nhiệm thực hiện quyết toán chi quỹ BHTN theo
quy định gửi BHXH cấp trên để kiểm tra, xét duyệt, gửi BHXH Việt Nam thẩm
định và tổng hợp trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua, báo cáo
Bộ tài chính, Bộ LĐTB&XH. Báo cáo quyết toán chi quỹ BHTN phải phản ánh
đầy đủ từng khoản, gồm: chi trả TCTN; chi hỗ trợ học nghề; chi hỗ trợ tư vấn,
giới thiệu việc làm; chi BHYT; chi phí quản lý quỹ BHTN.
Trường hợp quỹ BHTN trong năm bội chi, BHXH Việt Nam có trách
nhiệm đề xuất các biện pháp, báo cáo Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam xem
xét trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH để trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
 Quản lý đối tượng hưởng, tạm dừng và chấm dứt TCTN
- Đối tượng hưởng TCTN: Là NLĐ đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên
trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy
định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức.

×