Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập về công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.89 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Chóng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế và xu thế toàn
cầu hóa. Việc nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời trên các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, KHKT là sự đòi hỏi và mối quan tâm của
toàn xã hội. Xã hội càng phát triển với nhiều mối quan hệ bao nhiêu thì thông tin
càng đa dạng phong phú bấy nhiêu, việc nắm thông tin và xử lý thông tin kịp
thời là một đòi hỏi cấp bách. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông ra đời. Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel là một trong
ba nhà cung cấp viễn thông lớn nhất nước ta. Tôi cảm thấy rất vinh dự và may
mắn khi được vào thực tập tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
Trong thời gian thực tập tôi có điều kiện tìm hiểu thêm về Tổng công ty còng
nh đơn vị thực tập.
Trong báo cáo này tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về Tổng
công ty, về đơn vị thực tập – công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG
CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Viễn thông quân đội
1.1. Lịch sử phát triển
Đại hội Đảng VI đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của quân đội là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng lực lượng thông
tin vững mạnh. Trước tình hình đó, Binh chủng thông tin đã xây dựng luận án
kinh tế và báo cáo Bộ Quốc phòng.
Ngày 1 tháng 6 năm 1989 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số 85-HĐBT
do Phó chủ tịch Võ Văn Kiệt ký cho phép thành lập Tổng công ty Điện tử thiết
bị thông tin trực thuộc tổng cục công nghiệp Quốc phòng.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Viễn thông quân đội
được trình bày ngắn gọn như sau:
- 1989 Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin, tiền thân của công ty Viễn
thông quân đội được thành lập.
- 1995 Công ty điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành công ty điện
tử viễn thông quân đội (tên giao dịch là Viettel) trở thành nhà khai thác viễn


thông thứ hai tại Việt Nam.
- 1998 Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiền trong
nước. Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến.
- 2000 Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế kinh doanh
thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài trong nước sử dụng công nghệ mới
VoIP.
- 2001 Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trong
nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP. Cung cấp dịch vụ cho thuê kênh
truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước.
- 2003 Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định PSTN.
Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Thiết lập cửa ngõ quốc
tế và cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế.
- 2004 Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động 098. Ngày
15 tháng 10 năm 2004 kỷ niệm 4 năm ngày Viettel cung cấp dịch vụ VoIP 178
cũng là ngày Viettel chính thức khai trương dịch vụ thông tin di động.
- 2005 Ngày 6 tháng 4 năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định thành lập Tổng công ty viễn thông quân đội, trực thuộc Bộ Quốc phòng.
1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty
* Từ 1989 – 2000: thời gian này, hoạt động của công ty chủ yếu là đảm
bảo nhiệm vụ quân sự. Nổi bật lên là các hoạt động: khảo sát thiết kế, xây lắp
đường trục cáp quang Bắc Nam với Công nghệ SDH cùng với hơn 20 trạm
thông tin. Tiếp theo là việc khảo sát thiết kế và xây lắp cột Anten Viba quân sự.
Ngày 1 tháng 7 năm 1995 dịch vụ bưu chính được phép kinh doanh và đi vào
hoạt động. Tuy nhiên hoạt động này cũng chỉ dừng lại ở dịch vụ phát hành báo
chí ở Hà Nội và các khu vực lân cận với mạng lưới chưa rộng và hiệu quả chưa
cao. Nhưng việc Tổng công ty được phép kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn
thông trong nước và quốc tế kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1995 có ý nghĩa hết sức
to lớn, đó chính là tiền đề tạo đà phát triển cho Tổng công ty sau này.
* Từ 2000 – 2004: trong giai đoạn này những ngành nghề truyền thống
vẫn được chú trọng phát triển, đó là các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật điện tử, khảo

sát thiết kế và xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị
thông tin. Việc làm này vừa củng cố, vừa tạo ra thế và lực mới giúp cho Tổng
công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thêm nhiều dịch vụ
mới. Bước ngoặt quan trọng là ngày 15 tháng 10 năm 2000 dịch vụ điện thoại
đường dài trong nước và quốc tế chính thức được đưa vào hoạt động. Đây là
dịch vụ sử dụng công nghệ VoIP - điện thoại trên nền Internet. Hai địa điểm
được thử nghiệm đầu tiên là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đến nay đã mở rộng ra
nhiều tỉnh thành trên cả nước đây là bước đột phá thành công cả về công nghệ
về thị trường và về chính sách. Dịch vụ này đã đi vào tiềm thức đối với nhiều
khách hàng, mỗi khi muốn liên lạc điện thoại đường dài là họ nghĩ đến dịch vụ
178. Nó góp phần xây dùng cho công ty một thương hiệu trên thị trường viễn
thông và nguồn thu nhập đáng kể để đầu tư phát triển, nâng cao đời sống cho
cán bộ công nhân viên. Hai năm sau ngày 9 tháng 10 năm 2002 dịch vụ truy cập
Internet của Viettel cũng chính thức khai trương tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Tổng công ty đã triển khai mạng điện thoại di động mặt đất trên phạm
vi toàn quốc và quốc tế; mạng điện thoại di động nội hạt. Cho tới thời điểm hiện
nay Viettel đã được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông.
* Từ 2004 – nay: trong thời gian này có thể là bước đột phá của Tổng
công ty bưu chính viễn thông quân đội. Ngay từ đầu năm 2004 công ty đã đề ra
những mục tiêu và kế hoạch phát triển rất cụ thể. Tháng 10 năm 2004 Tổng
công ty tung ra thị trường dịch vụ di động 098 và đã thu được rất nhiều hiệu quả
đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của toàn Tổng công ty. Hiện nay Tổng công ty
đang là tập đoàn cung cấp viễn thông đứng thứ hai ở Việt Nam. Tuy nhiên mục
tiêu chính của Tổng công ty là trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng
đầu Việt Nam, vì thế đòi hỏi Tổng công ty phải có sự quyết tâm và nỗ lực không
ngừng.
Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành với trên 4000 cán bộ công nhân
viên bao gồm đội ngò cán bộ dày dạn kinh nghiệm, công nhân trẻ có năng lực
nhiệt tình công tác. Tổng công ty viễn thông quân đội luôn lớn mạnh không
ngừng, đã và đang xây dùng cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường

trong nước và quốc tế, là đối thủ cạnh tranh đáng nể đối với các doanh nghiệp
kinh doanh lĩnh vực bưu chính viễn thông.
1.3. Mụ hỡnh bộ mỏy qun tr ca Cụng ty.
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
giám đốc
Phó giám đốc
Công ty
Phó giám đốc
Công ty
Trởng
phòng
kế
hoạch
Trởng
phòngtài
chínhkỹ
thụât
Trởng
phòng
nghiệp
vụXNK
Trởng
phòng
phân
phốisản
phẩm
Trởng
phòng
kinh

doanh
Trởng
phòng
laođộng
tổchức
Trởng
phòng
kỹthuật
vàđầut
Trởng
phòng
chính
trị
1.4. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của công ty
1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Kinh doanh thực hiện mua bán thiết bị cho các dự án về điện tử, điện đo
lường CNTT, điện tử viễn thông trong và ngoài quân đội như hợp đồng cho liên
đoàn lao động Việt Nam, Tổng công ty Thép Zamil, trung tâm khoa học công
nghệ và môi trường, trung tâm hội nghị quốc gia.
Xây dựng phương án kinh doanh và các điểm phân phối lao động.
1.3.2 Đặc điểm về lao động
Bảng cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị: người
Năm Diễn giải
LĐBQ/
năm
Có đến
31/12
Cơ cấu
Giới tính Trình độ Ngành nghề đào tạo

Nam
Nữ Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Khác Kỹ
thuật
Kinh tế Khác
2004
Lao động trong danh sách 60 90 40 50 55 10 19 6 39 37 14
+ LĐ gián tiếp 13 14 6 8 11 3 3 10 1
+ LĐ trực tiếp 47 76 34 42 40 10 16 6 36 27 13
+ LĐ thuê ngoài 6 10 8 2 7 3 5 2 3
2005
LĐ trong danh sách 103 154 70 84 116 25 6 7 82 42 30
+ LĐ gián tiếp 9 10 10 4 5 1
+ LĐ trực tiếp 94 60 84 106 25 6 7 78 37 29
+ LĐ thuê ngoài 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Nhận xét:
* Thuận lợi:
- Đội ngò lao động trẻ, nhiệt tình.
- Trình độ lao động cao.
* Khó khăn:
- Đội ngò lao động trẻ nên thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên gia đầu
ngành.
1.4. Những định hướng phát triển của Tổng công ty bưu chính viễn thông
quân đội.

Trong xu thế toàn cầu hóa, Tổng công ty viễn thông quân đội đã và đang
từng bước mở rộng các ngành nghề kinh doanh, tích cực tìm kiếm, thiết lập quan
hệ bạn hàng trong và ngoài nước. Tập trung vào việc triển khai dự án cung cấp
dịch vụ Internet (ISP), dự án điện thoại di động kết hợp với điện thoại vô tuyến
cố định sử dụng cùng cơ sở hạ tầng (GMS), dự án Radio trunking. Các dịch vụ
viễn thông khác sẽ được triển khai theo nhu cầu thị trường dưới hình thức tự đầu
tư. Đặc biệt dịch vụ điện thoại đường dài 178 đã được biết đến và giữ vị trí đáng
kể trong khách hàng. Tổng công ty cũng thực hiện thiết lập mạng và kết nối các
mạng bưu chính công cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính trong và ngoài
nước.
• Định hướng phát triển của Tổng công ty
Một là, kết hợp phát triển kinh tế với hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc
phòng. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế là nội dung quan trọng, tuy
nhiên không thể xao nhãng nhiệm vụ quốc phòng. Tổng công ty viễn thông quân
đội là một doanh nghiệp quân đội, việc thành lập và phát triển công ty trước hết
là thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng quân đội vững mạnh. Do đó phát
triển kinh tế không thể không đi đôi với hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng.
Hai là, phát triển dịch vụ đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng
là nền móng không thể thiếu để phát triển dịch vụ, nó tạo ra thế chủ động cho
doanh nghiệp trong kinh doanh. Làm được điều này Tổng công ty sẽ không còn
phụ thuộc vào VNPT, có thể phòng ngõa rủi ro trong kinh doanh, chủ động mở
mạng lưới và một điều rất quan trọng là không phải trả một khoản chi phí rất lớn
cho việc sử dụng hạ tầng của VNPT. Tuy nhiên để làm được điều này thì Tổng
công ty phải đầu tư một khoản vốn ban đầu rất lớn.
Ba là, sử dụng công nghệ tiên tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới của
thế giới trong lĩnh vực viễn thông. Đây là một ưu thế của doanh nghiệp, việc ra
đời sau giúp họ lùa chọn trong sử dụng công nghệ, có thể đi tắt đón đầu trong sử
dụng công nghệ mới.
Bốn là, tăng tốc phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường trong nước và
quốc tế. Nếu như các doanh nghiệp ra đời trước cố gắng 1 thì chúng ta phải cố

gắng nhiều lần.
Năm là, quan điểm hướng tới khách hàng coi khách hàng là trung tâm, là
mục tiêu trong hoạt động của Tổng công ty. Đây là vấn đề hầu hết các doanh
nghiệp nhắc tới nhưng chưa làm được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
hướng tới khách hàng nên trong thời gian vừa qua Tổng công ty đã làm tốt công
tác chăm sóc khách hàng và từng bước nâng cao uy tín với khách hàng.
Sáu là, xây dùng cho Tổng công ty một thương hiệu mạnh trên thị trường
trong nước và quốc tế, là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt
Nam.
1.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu
Viettel
Hình thành và phát triển song song với Tổng công ty, công ty Thương mại
và Xuất nhập khẩu Viettel là một đơn vị kinh doanh truyền thống của Tổng công
ty. Tháng 6 năm 1993 bước đầu hình thành hoạt động xuất nhập khẩu đầu tiên
cho Tổng công ty, lúc này công việc xuất nhập khẩu được giao cho một số đồng
chí chịu trách nhiệm. Tới ngày 30 tháng 10 năm 1995, thành lập công ty điện tử
viễn thông quân đội, thì hoạt động xuất nhập khẩu trực thuộc phòng kinh doanh
của công ty điện tử viễn thông quân đội, tháng 6 năm 1997, thành lập phòng
xuất nhập khẩu. Tháng 10 năm 1999 nhận thấy sự đáp ứng và yêu cầu cho Tổng
công ty sau này công ty điện tử viễn thông quân đội đã quyết định thành lập
trung tâm xuất nhập khẩu họat động trực thuộc Tổng công ty. Ngày 6 tháng 4
năm 2005 công ty viễn thông quân đội phát triển thành Tổng công ty, các đơn vị
trực thuộc phát triển thành công ty con và trung tâm xuất nhập khẩu trở thành
công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel từ đấy.
Không nằm ngoài các quy định của Tổng công ty, của Bộ Quốc phòng,
công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có chức năng và nhiệm vụ như
sau:
1.5.1 Chức năng.
Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là đơn vị trực thuộc của
Tổng công ty viễn thông quân đội có chức năng sau:

- Tham mưu cho Đảng ủy, ban giám đốc Tổng công ty về định hướng
chiến lược công tác xuất nhập khẩu. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược
công tác xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực điện, điện tử, điện tử viễn thông, CNTT.
- Quản lý, điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất kinh
doanh thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu ủy thác các hệ thống điện, điện tử, viễn
thông, CNTT. Hợp tác kinh doanh với các công ty trong và ngoài nước. Thực
hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ quốc phòng.
1.5.2 Nhiệm vụ
1.5.2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Xây dựng, xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu và
kinh doanh mua bán các sản phẩm điện tử, viễn thông, CNTT phù hợp với chiến
lược phát triển của Tổng công ty.
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất kỹ thuật – tài chính – xã hội, tổ chức bộ
máy phù hợp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả.
- Triển khai thực hiện kế hoạch nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ quốc
phòng và các dự án của Tổng công ty.
- Tham gia xây dựng, đấu thầu, thực hiện các dự án kinh doanh thiết bị
điện, điện tử, CNTT, đo lường điều khiển và các thiết bị khác theo giấy phép
kinh doanh của Tổng công ty.
- Tổ chức lắp ráp, kinh doanh máy tính VCOM và các thiết bị điện, điện
tử, CNTT khác theo nhu cầu của thị trường.
1.5.2.2 Nhiệm vụ quản lý.
- Xây dựng các quy chế, quy định về hoạt động, tổ chức lực lượng phù
hợp với loại hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện các kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Thực hiện quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý nhân lực, quản
lý tài chính, quản lý trang bị kỹ thuật và tài sản, quản lý hoạt động hành chính
của trung tâm.
1.5.2.3 Nhiệm vụ chính trị
- Xây dựng công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel mạnh về tổ

chức, vững mạnh về chính trị và hướng tới phát triển toàn diện.
- Xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.
- Xây dựng các tổ chức Đoàn thanh niên, công đoàn vững mạnh xuất sắc.
\1.5.2.4 Quyền hạn và trách nhiệm
- Chủ động tổ chức lực lượng, quản lý và điều hành mọi hoạt động của
công ty để thực hiện tốt các hợp đồng phục vụ quốc phòng, các dự án của Tổng
công ty và các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo chất lượng và
hiệu quả.
- Chủ động trong quan hệ giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước,
các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội để thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao.
- Được quyền vay vốn, chủ động quản lý và sử dụng vốn vay của Tổng
công ty.
- Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, giám đốc công ty về thực hiện có hiệu
quả các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước
về việc thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội, các chế độ hiện hành đối với cán
bộ công nhân viên trong công ty.
1.5.2.5 Mối quan hệ
- Chịu sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy, ban giám đốc Tổng
công ty.
- Chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ
của các cơ quan chức năng Tổng công ty.
- Đối với các đơn vị trong Tổng công ty là quan hệ phối hợp cùng thực
hiện nhiệm vô chung của Tổng công ty.
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
2.1.1 Các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty
* Dịch vụ bưu chính
Theo giấy phép thiết lập và cung cấp các dịch vụ viễn thông của Tổng cục

Bưu điện cấp ngày 24 tháng 1 năm 1998 Tổng công ty viễn thông quân đội
(Viettel) được phép thiết lập mạng và khai thác các loại dịch vụ viễn thông sau:
- Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN) kết
nối với các mạng viễn thông công cộng khác đẻ cung cấp các dịch vụ viễn thông
nội hạt: điện thoại, fax trên phạm vi toàn quốc.
- Thiết lập mạng thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ GSM (hoặc
CDMA) và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch
vụ thông tin di động mặt đất trên phạm vi toàn quốc.
- Thiết lập mạng truyền dẫn nội hạt và kết nối với các mạng viễn thông
công cộng khác để cung cấp dịch vụ đường dài và thuê kênh nội hạt trên phạm
vi toàn quốc.
- Cung cấp dịch vụ Internet công cộng (ISP).
- Cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng
công nghệ mới VoIP.
* Xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin
Từ tháng 1 năm 1994 Tổng công ty đã nhập khẩu thiết bị đồng bộ cho các
công trình thông tin phục vụ quốc phòng như: các tổng đàu công cộng, tổng đài
cơ quan, Viba, thiết bị và cáp cho công trình cáp quang đường trục Bắc Nam,
các thiết bị viễn thông tin học, truyền hình, đo lường, tự động hóa … và nhập
khẩu các loại thiết bị tương tự cho các ngành kinh tế quốc dân.
Nhập khẩu dưới hình thức, hợp đồng mua bán, ủy thác cho các công ty
trong và ngoài quân đội, nhập cho Tổng công ty.
* Tư vấn và khảo sát thiết kế
Tổng công ty đã chủ trì lập dự án, khảo sát thiết kế các công trình thông
tin phục vụ quốc phòng như các tổng đài công cộng, các tuyến Viba, các tổng
đài phục vụ các đơn vị, các công trình cáp quang quân sự, các tháp anten… cho
các Bộ, Ngành trong phạm vi toàn quốc.
Ngoài nhiệm vụ quân sự, Tổng công ty đã tham gia khảo sát, thiết kế, lập
dự án các công trình viễn thông, các tháp anten cho Viba, vô tuyến truyền hình
đến độ cao trên 100m, các mạng thông tin diện rộng…

* Xây lắp các công trình thông tin
Lắp đặt các Tổng công tổng đài ,mạng cáp thuê bao ,các thiết bị phat
thanh, truyền hình, hệ thống truyền dẫn Viba, cáp quang. Tổng công ty đã lắp
dựng rất nhiều tháp anten phát thanh và truyền hình trên toàn quốc.
* Kinh doanh dịch vụ thông tin và kỹ thuật
- Cung cấp ,lắp đặt,bảo hành,bảo trì các công trình thuộc về các loại thiết
bị điện,điên tử, viễn thông, CNTT.
- Cung cấp các thiết bị phần mềm cho các công ty.
- Cung cấp các chương trình phần mêm chuyên dụng.
- Dịch vô điện thoại đường dài trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ truy cập Internet và kết nối Internet quốc tế.
- Dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt, đường dài trong nước và quốc
tế.
- Hội nghị truyền hình, truyền báo.
- Dịch vụ điện thoại di động.
- Kinh doanh nhà vời dịch vụ bưu chính.
- Dịch vụ kỹ thuật viễn thông.
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Thương mại và Xuất nhập
khẩu Viettel .
Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel chịu trách nhiệm phối
hợp với các đơn vị, cơ quan trong Tổng công ty tìm nguồn hàng, đối tác quốc tế
mua bán,xuất nhập khẩu các thiết bị đồng bộ cho các công trình thông tin phục
phụ Quốc phòng, phục phô cho công trình trọng điểm của Tổng công ty và ngoài
ra công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel còn tham gia kinh doanh phục
phụ cho một số nghành kinh tÕ quốc dân nhằm thu lợi nhuận để hoàn thanh
nhiệm vụ kinh tế của mình. Chính vì vậy mà công ty Thương mại và Xuất nhập
khẩu Viettel đã xác định rất rõ các lĩnh vự kinh doanh của mình là 3 lĩnh vực
sau:
- Thực hiện các hợp đồng ủy thác của Quốc phòng.
- Thực hiện các hợp đồng cho Tổng công ty nh: Nhập khẩu thiết bị GSM,

nhập khẩu cáp quang và thiết bị truyền dẫn,nhập khẩu một số thiết bị khác.
- Kinh doanh thị trường ngoài: bao gồm kinh doanh dự án và kinh doanh
doanh điện thoại di động qua hai kênh đó là kinh doanh siêu thị và kinh doanh
phân phối.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và của công ty
2.2.1. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
a) Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh
doanh
Hợp đồng ủy
thác quốc phòng
Hợp đồng cho
Tổng công ty
Kinh doanh thị
trường ngoài
Kd dự
án
Kd
DTDĐ
% doanh thu 1,3% 3,5% 29,07% 66,13%
Nhận xét: trong 3 lĩnh vực kinh doanh của công ty Thương mại và Xuất
nhập khẩu Viettel thì lĩnh vực kinh doanh thị trường ngoài chiếm đại đa số
doanh thu của toàn công ty trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh điện thoại di
động.
b) Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Những ưu điểm của công ty
Một là, công ty đã thực hiện được một khối lượng lớn công việc phục vụ
nhiệm vụ quốc phòng cụ thể trong năm 2005 đã thực hiện tăng gấp 4 lần so với

kế hoạch và thực hiện cho Tổng công ty tăng gấp 2,6 lần so với kế hoạch. Các
công tác đôn đốc theo dõi tiếp nhận hàng hóa cho các dự án của Tổng công ty có
nhiều tiến bộ góp phần phục vụ phát triển các dự án và hoàn thành kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty và đồng thời tham gia vào một số dự án lớn
như trung tâm Hội nghị Quốc gia làm cơ sở cho mở rộng thị trường và phát triển
kinh doanh dự án mới của công ty.
Hai là, so sánh các chỉ tiêu kinh tế thì từ năm 2000 tới nay đều tăng mạnh
đặc biệt như doanh thu năm 2005 tăng 46,56% so với năm 2004 còn về thu nhập
bình quân tăng 8,11%; lợi nhuận gộp tăng 60,32%; thu nhập bình quân đầu
người đã đạt tới 2.671.341 đồng/người/tháng (năm 2000 con số này là 2.069.327
đồng/người/tháng)
Ba là, bộ máy tổ chức tuyển dụng được nhiều nhân lực trẻ, đơn vị đoàn
kết thống nhất cao, chấp hành tốt quy định của Nhà nước, Bộ quốc phòng, Tổng
công ty.
Bốn là, với tiềm năng và nỗ lực không ngừng trong những năm qua, ban
lãnh đạo và toàn thể công nhân viên có chuyên môn đã, đang và sẽ tạo dựng
được một vị thế vững chắc trên thị trường viễn thông Việt Nam và quốc tế.
2.3.2 Những mặt tồn tại và vướng mắc phát sinh của công ty
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hoạt động kinh doanh của công ty
Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel cũng gặp phải không Ýt khó khăn xuất
phát từ sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và đã gây ra rất nhiều
những trở ngại cho công ty, mặc dù đã cố gắng nhưng công ty vẫn còn một số
hạn chế sau:
Một là, năng suất lao động chưa cao.
Hai là, công tác tổ chức và điều hành, xây dựng bộ máy cán bộ quản lý và
kỹ thuật còn chậm chưa theo kịp tiến độ phát triển của công ty.
Ba là, công tác thanh quyết toán còn chậm chưa dứt điểm còn có tình
trạng nợ đọng cá nhân kéo dài.
2.3.3 Nguyên nhân của các vướng mắc
a) Nguyên nhân khách quan

- Do thị trường kinh doanh công nghệ thông tin và điện tử viễn thông
ngày càng gay gắt.
- Vốn hạn hẹp mà nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là dùa vào vốn của đối
tác và khách hàng.
- Nguồn nhân lực chính tập trung phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng và
nhiệm vụ của Tổng công ty giao.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Định hướng kinh doanh chưa rõ ràng.
- Công tác quản lý điều hành triển khai công việc còn chưa khoa học.
- Công tác tuyển dụng đào tạo xây dựng nguồn nhân lực chưa hiệu quả.
- Thiếu cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm và chuyên gia đầu ngành.
- Nhân viên mới tuyển đang trong giai đoạn làm quen với công việc nên
chưa đem lại hiệu quả cao trong công việc.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
3.1 Phương hướng phát triển của công ty
3.1.1 Mục tiêu phát triển
Tổng công ty viễn thông quân đội luôn phấn đấu để trở thành nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới.
3.1.2 Triết lý kinh doanh
- Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng
tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với
giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lùa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi
yêu cầu của khách hàng.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo,
hoạt động xã hội.
- Sẵn sàng hợp tác chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung

Viettel.
3.1.3 Quan điểm phát triển
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Đầu tư và phát triển nhanh cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường và luôn hướng tới
lợi Ých chính đáng của khách hàng.
- Phát triển nhanh và ổn định.
- Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, có chính sách đào tạo, phát triển và
thu hót nhân tài.
3.1.4 Trách nhiệm xã hội
Cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp,viettel luôn gắn sù nghiệp phát
triển của mình với các hoạt động nhân đạo,các hoạt động xã hội, đền ơn đáp
nghĩa.Đây là một trong những điểm khác biệt giữa Viettel và cá doanh nghiệp
khác trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.
Những hoạt động thiết thực như :Nuôi dưỡng bà mẹ Việt nam,xây dựng
nhà tình thương cho đối tượng chính sách,xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa,quỹ
ủng hộ đồng bào lũ lụt,quỹ học bổng,tặng báo cho các xã ATK và các xã đặc
biệt khó khăn thuộc tỉnh Thái nguyên,phối hợp với đài truyền hình Việt nam tổ
chức trương trình “những con số của tấm lòng từ thiện”ủng hộ và trao tặng cho
người nghèo… đã trở thành các hoạt động truyền thống của Viettel.
Bên cạnh đó,Viettel cũng luôn quan tâm và tài trợ cho những chương
trình,hoạt động với tính chất hướng về cuội nguồn của dân téc như :tài trợ
chương trình “vang mãi khúc quân hành” nhân kỷ niêm 30 năm ngày giải phóng
miền nam thống nhất đất nước.
3.2 Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1 Giải pháp phát triển Tổng công ty
- Cần có các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm học tập và làm việc, bổ
sung những thiếu sót và kinh nghiệm thực tế của đội ngò nhân viên kỹ thuật
cũng như nhân viên kinh doanh vì phần đông nhân lực của Tổng công ty là còn
trẻ.

- Viettel phải không ngừng tìm hiểu, tiếp cận với các công nghệ viễn
thông tiên tiến.
- Tổng công ty cần tăng cường bổ sung cán bộ, nhân viên có trình độ và
chuyên môn.
- Tổng công ty cần có chính sách thu hót nhân tài bằng những đãi ngộ
thỏa đáng, có chính sách và kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản
lý cũng như kỹ thuật cho một số cán bộ trẻ, có nhiệt huyết với Tổng công ty, có
thể cho đi đào tạo thêm ở nước ngoài.
3.2.2 Giải pháp đối với công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel
- Thực hiện tốt công việc do Tổng công ty và Bộ quốc phòng giao cho.
- Nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ công tác, đào tạo nhân lực, tạo uy
tín đối với khách hàng phát triển mở rộng thị trường.
- Tích cực marketting với các đối tác, tìm kiếm khách hàng mới để nâng
cao doanh thu.
- Từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng, vốn còng nh trang thiết bị.
KẾT LUẬN

×