Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty cổ phần may đức giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.63 KB, 22 trang )

I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Đức Giang
1. Vị trí địa lý của Công ty:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm
còng nh việc nắm bắt thông tin thị trường. Công ty cổ phần may Đức Giang
nằm ở thị trấn Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 8
Km. Công ty có mặt bằng rộng rãi với diện tích 4,5 ha, là nơi tập trung đông
dân cư và các doanh nghiệp công nghiệp khác. Đức Giang là thị trấn có
nhiều đầu mối giao thông lớn: Đi Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Thái Nguyên…nên rất thuận tiện trong việc mua bán, trao đổi nguyên
vật liệu cũng như sản phẩm hoàn thành.
Công ty có các cửa hàng, chi nhánh trong và ngoài nước nhằm giới
thiệu, bán và sản xuất sản phẩm:
1.Sè 2 Ngô Gia Tù – Thị trấn Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội
2. Cửa hàng tại Công ty
3. Cửa hàng tại tổ 1 – Khối 2A – Thị trấn Đức Giang – Gia Lâm –
Hà Nội
4. Cửa hàng 53 Trần Xuân Soạn
5. Cửa hàng kiốt – Khách sạn Kim Liên – Hà Nội
6. Cửa hàng 37 Ngô Quyền – Hà Nội
7. Văn phòng đại diện cộng hoà Liên Bang Đức và Nga
2.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần may Đức Giang là một doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm may mặc, trực thuộc tổng công ty dệt may- Bộ
công nghiệp . Trô sở chính của công ty đặt tại 59 –Thị trấn Đức Giang – Gia
Lâm– Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: DUGARCO ( DUC GIANG IMPORT –
EXPORT GARMENT COMPANY)
Địa chỉ: 59 thị trấn Đức Giang – Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoại: 8271344 / 8773534 / 8271621 / 8272900
Fax: 8271896 – 8274619
Email:


Năm 1989, trước tình hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều
doanh nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản do không thích ứng được với sự
vận động của cơ chế mới. Từ chỗ nắm bắt được xu hướng phát triển của nền
kinh tế thế giới và nền kinh tế nước nhà, cùng với những điều kiện hiện có,
ngày 02-05-1989 một phân xưởng may được thành lập trên diện tích của
tổng kho vật tư 1 – Liên hiệp may tại thị trấn Đức Giang ngày nay. Lúc đó
phân xưởng may chỉ có 50 người, 5 toà nhà kho, hai dãy nhà cấp 4. Năm
1990, phân xưởng may được Bộ công nghiệp nhẹ tổ chức thành “ Xí nghiệp
sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” theo quyết định số 102 / CN – TCLĐ
ngày 23/2/1990 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ
Năm 1992, trước yêu cầu thực tế trong quan hệ với bạn hàng, Bộ
công nghiệp nhẹ đã cho “xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” đổi
tên thành “Công ty may Đức Giang” theo quyết định 1274/QDCN – TCLĐ
ngày 12/12/1992.
Tháng 3 /1993 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 211/
CN – TCLĐ v/v thành lập doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 388/HĐBT
ngày 20/11/1991 của chủ tịch HĐBT nay là thủ tướng chính phủ , theo quyết
định này Công ty may Đức Giang đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước
có con dấu riêng.
Tháng 4/1993 Công ty được cấp giấy phép kinh doanh XNK sè
1021046 của Bộ trưởng thương mại 6/9/1993. Từ đó, Công ty may Đức
Giang lấy tên giao dịch là “ Công ty xuất – nhập khẩu may mặc Đức Giang”
(DUC GIANG IMPORT – EXPORT GARMENT COMPANY) nh ngày
nay.
Từ những căn cứ pháp lý trên, Công ty được phép xuất nhập
khẩu trực tiếp, hợp tác liên doanh, liên kết với các bạn hàng trong và ngoài
nước.
Ngày 28/11/1994 Bé trưởng Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số
1579 / CN – TCLĐ v/v chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản
xuất bộ máy của công ty. Với sự điều hành của bộ máy mới và sự nỗ lực của

toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất
kinh doanh.
Năm 1996, Bộ trưởng thương mại đã có văn bản số 12901/ TM –
XNK, ngày 14/12/1996 về việc “ Bổ sung ngành kinh doanh XNK và
chuyển đổi loại giấy phép ”. Nh vậy, đến năm 1996, Công ty may Đức
Giang trở thành công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tổng
hợp. Tuy nhiên, sản phẩm may mặc vẫn là chủ yếu.
Năm 1996: Liên doanh may xuất khẩu Việt Thành ( Bắc Ninh)
Năm 1997: Liên doanh may xuất khẩu Việt Thái ( Thái Nguyên)
Liên doanh may xuất khẩu Việt Thanh ( Thanh Hoá)
Tháng 3/1998, Công ty được tổng công ty Dệt may, Bộ công nghiệp
cho phép sát nhập Công ty may Hồ Gươm vào. Dừ đó, hiện nay qui mô của
Công ty được mở rộng nhiều so với năm 1997.
Năm 1999: Liên doanh may xuất khẩu Hưng Nhân ( Thái Bình).
Tháng 4/2003 khánh thành nhà máy may công nghệ cao khu công
nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Thị xã Thái Bình.
Để quá trình sản xuất kinh doanh thuận tiện và hoạt động có hiệu
quả hơn, ngày 1/1/2006, cùng với sự đồng ý của thủ tướng chính phủ, Công
ty may Đức Giang chuyển tên thành “ Công ty cổ phần may Đức Giang”.
Trước những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, tập thể cán bộ
công nhân viên trong Công ty cổ phần may Đức Giang đã duy trì ý chí phấn
đấu vươn lên. Ban Giám đốc luôn tận tuỵ với công việc, lãnh đạo tài tình,
năng động trong giải quyết công việc của Công ty. Chính vì vậy vị thế của
Công ty may Đức Giang ngày càng được củng cố ngày may Việt Nam và
trên thị trường thế giới.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần may Đức Giang:
3.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất.
Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, Công ty cổ phần
may Đức Giang đã sản xuất – kinh doanh theo phương thức đa dạng hoá sản
phẩm để tạo ra sù linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với nhu cầu người tiêu

dùng nhằm thâm nhập thị trường mới đồng thời mở rộng thị trường truyền
thống của mình. Hiện nay, Công ty sản xuất hơn 20 chủng loại sản phẩm
may mặc khác nhau. Tuy nhiên, Công ty cũng xác định được sản phẩm chủ
chốt là : áo sơ mi nam, quần âu, áo veston, áo Jacket.
 Áo Jacket: Đây là mặt hàng truyền thống của Công ty. Nói đến áo
Jacket của Việt Nam phải kể đến áo Jacket của Công ty cổ phần may Đức
Giang. Áo Jacket có thể được sản xuất gia công từ nhiều nguyên liệu, phụ
liệu khác nhau. Đây là mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, song đó chính là đặc
điểm dễ dàng phân biệt, so sánh chất lượng và cạnh tranh của may Đức
Giang và các Công ty may trong và ngoài nước. Đặc điểm nữa trong tiêu thụ
của áo Jacket là phần lớn sản phẩm xuất khẩu được treo trên giá trong
container do đó đòi hỏi thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp khi giao
hàng
 Áo sơ mi nam: Đây còng là mặt hàng truyền thống của công ty. Về
qui trình sản xuất tuy có đơn giản hơn áo Jacket nhưng yêu cầu về kĩ thuật
còng đòi hỏi tương đối với áo Jacket. Đây là mặt hàng có thế mạnh của
Công ty về chất lượng, qui trình công nghệ, thị trường tiêu thụ. Chủng loại
áo sơ mi đa dạng, phong phú, áo sơ mi vải 100% cotton, vải Jeans, visco.
Hiện nay, với máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm áo sơ mi của Công ty
sáng bóng, hấp dẫn và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Áo sơ mi nam là mặt hàng
Công ty dự định tăng đầu tư thiết bị chuyên dùng nhằm mở rộng thị trường
xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
 Áo veston: Áo veston là loại hàng đòi hỏi kĩ thuật cao, đặc biệt ở bộ
phận vai và thân áo. Công ty đầu tư máy Ðp thân, sắp tới sẽ đầu tư thêm một
số máy chuyên dụng để nân cao chất lượng sản phẩm.
 Quần âu, quần Jeans: Hàng năm Công ty may Đức Giang xuất khẩu
hàng chục nghìn chiếc quần. Sau khi được may xong quần Jeans được đưa
xuống phân xưởng giặt mài do đó tạo nên giá thương mại cao. Để chuyển
sang bán FOB quần âu vào những năm tới Công ty đã đầu tư thiết bị chuyên
dùng như : máy mổ tói, máy cuốn ống, máy đính bọ…

3.2. Chức năng của Công ty.
 Thực hiện việc sản xuất kinh - doanh thuộc lĩnh vực may mặc. Công
ty có thể sản xuất, gia công các loại sản phẩm được nhà nước cho phép và
theo đúng lĩnh vực hoạt động của Công ty đã đăng ký.
 Thực hiện các hoạt động sản xuất nhập khẩu theo quyết định số
1021046/ GP của Bộ thương mại ngày 17/4/1993. Công ty là đơn vị sản xuất
và xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng và thực hiện dịch vụ may.
 Chức năng hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty thực hiện việc hạch
toán kinh doanh độc lập, có tài khoản và con dấu riêng để thực hiện việc
giao dich theo đúng pháp luật.
3.3.Quyền và nhiệm vụ của công ty.
 Quyền của công ty:
− Công ty cổ phần may Đức Giang có quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và
nghĩa vụ với Tổng Công ty.
− Công ty cổ phần may Đức Giang quản lý, sử dụng và phát triển
vốn, đất đai và các nguồn lực khác được Tổng Công ty giao cho theo qui
định pháp luật. Công ty có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên của
mình các nguồn lực mà Công ty được nhận từ Tổng công ty. Công ty cũng
có quyền tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu
cuẩ Tổng Công ty giao cho, có quyền đặt các văn phòng, các chi nhánh đại
diện ở nước ngoài theo qui định.
− Công ty được quyền kinh doanh ngành nghề phù hợp với mục
tiêu, nhiệm vụ và mở rộng qui mô sản xuất theo khả năng của công ty và
theo yêu cầu của thị trường. Công ty có quyền khai thác và mở rộng thị
trường trong nước và nước ngoài, có quyền tuyển chọn, thuê mướn, đào tạo,
sử dụng, sa thải, lùa chọn các hình thức trả lương đối với người lao động,
không trái với qui định của Bộ luật lao động.
− Công ty cũng có quyền từ chối và tố cáo bất kỳ một tổ chức
nào hay cá nhân vào đòi cung cấp nguồn lực không được pháp luật cho

phép.
 Nhiệm vụ của Công ty: Công ty cũng có nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt
được những mục tiêu của mình:
− Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, từng năm phù
hợp với mục tiêu của Công ty.
− Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
− Đổi mới và hiện đại hoá công nghiệp và phương thức quản lý.
− Thực hiện nhiệm vụ đối với người lao động theo quyết định
của luật lao động, luật công đoàn.
− Thực hiện các qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc gia.
− Thực hiện báo cáo thống kê kế toán, báo cáo định kỳ theo qui
định của Tổng Công ty và nhà nước, chịu trách nhiệm về tính sát thực của
nó. Chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty, tuân thủ các qui định thanh tra của
cơ quan tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.
− Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các qui định về
quản lý vốn, tài sản, các quĩ, kế toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác
do nhà nước qui định. Chịu trách nhiệm về tính sát thực của hoạt động tài
chính. Công ty phải công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm. Các
thông tin phải đúng đắn, khách quan để đánh giá về hoạt động của Công ty
theo qui định của chính phủ .
− Chịu trách nhiệm nép thuế và các nghĩa vụ tài chính nếu có
theo qui định của pháp luật.
4. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty cổ phần may Đức Giang thực hiện mô hình tổ chức quản lý
thành viên trong công ty trên cơ sở phân cấp hợp lý các nội dung công việc
và điều kiện để giảm nhẹ khối văn phòng Công ty. Mô hình quản lý của
Công ty may Đức Giang gồm: 01 tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc
chịu trách nhiệm ba lĩnh vực khác nhau, đó là:
Phó tổng giám đốc kinh doanh

Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu
Phó tổng giám đốc sản xuất
Các phòng ban công ty có các chức năng khác nhau:
 Phòng tài chính kế toán: Có chức năng chuẩn bị và quản lý
nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các khoản lương cho
cán bộ công nhân trong Công ty. Phòng tài chính kế toán cung cấp các thông
tin về kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ, trong từng năm kế hoạch. Phòng tài chính kế toán cũng có nhiệm vụ
hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm, thực hiện chế độ hiện hành của
nhà nước.
 Văn phòng tổng hợp (Phòng tổ chức tiền lương, trạm y tế, đội
bảo vệ phòng cháy chữa cháy…): Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám
đốc về nhân sự, có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, bố trí lao động, bố trí đào
tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ về công tác tiền lương, bảo
hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên.
 Phòng kế hoạch: Có chức năng tham mưu cho giám đốc điều
hành kế hoạch sản xuất của Công ty, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ nắm vững
tình hình vật tư, năng suất lao động, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và
tiến hành điều độ sản xuất sao cho linh hoạt và kịp thời.
 Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ lên kế hoạch định mức nguyên
phụ liệu và chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các xí nghiệp may đi vào sản
xuất các mã hàng.
 Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng theo dõi và ký kết các
hợp đồng với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, văn bản theo mẫu mã mà
khách hàng cung cấp . Lên kế hoạch xuất và nhập hàng hóa, phối hợp cùng
phòng kế hoạch thực hiện tốt tiến độ sản xuất.
 Phòng thời trang: Có chức năng nghiên cứu thị trường, thiết kế
các loại mẫu mốt, chịu trách nhiệm tham gia giới thiêu sản phẩm của Công
ty tại các hội chợ thương mại

 Phòng ISO: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về quản lý
chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002. Hướng dẫn trực tiếp tới
người lao động các văn bản kỹ thuật qui định về nội qui sản xuất và chất
lượng sản phẩm
 Các xí nghiệp may: Công ty có 6 xí nghiệp may, một xí nghiệp
mài, một xí nghiệp thêu điện tử và một phân xưởng bao bì carton được trang
bị hiện đại và theo qui trình công nghệ khép kín, thống nhất, đảm bảo từ
khâu đầu đến khâu cuối.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty cổ phần may Đức Giang
5. Đặc điểm về lao động của Công ty:
Công ty cổ phần may Đức Giang ngay từ đầu thực chất chỉ có vài
chục người do Tổng Công ty Dệt may cử xuống. Sau vài năm thành lập, đến
năm 1993 số cán bộ công nhân viên chức đã lên đến 1300 người, đến năm
2000đã là 2628 người và hết năm 2004 số cán bộ công nhân viên chức là
2835 người. Thu nhập bình quân năm 1999 đạt 960.000 VNĐ/ người/ tháng,
năm 2000 là 956.000 VNĐ/ người/ tháng, năm 2004 là 990.000
VNĐ/người/tháng và dự tính năm 2006 là 1.100.000 VNĐ/người/ tháng.
Hâu hết cán bộ quản lý đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, một số đã tốt nghiệp
cao học. Các lao động sản xuất cũng đều có tay nghề bậc cao. Điều đó tác
động rất lớn tới sản xuất và năng suất lao động của Công ty
6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty.
Để mở rộng thị trường thì Công ty phải luôn chú ý đến đầu tư vào cơ
sở vật chất kỹ thuật nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đến nay Công ty đã có tổng 2018 máy may công nghiệp và các thiết bị
chuyên dùng. Trong đó có đến 80% là thiết bị hiện đại gồm máy JUKI của
Nhật, máy PEAFF của Đức. Đặc biệt Công ty có 4 đầu máy thêu TAJIMA
hiện đại nhất trị giá hàng triệu USD của Nhật Bản phục vụ sản xuất các sản
phẩm cao cấp nh áo Jacket, áo khoác nữ… để xuất khẩu. Công ty cũng có
các máy móc phục vụ như : Hệ thống máy nén khí, máy thổi form áo Jacket,
6 máy Ðp mex, máy lộn cổ sơ mi, máy Ðp cổ, máy Ðp séc, máy Ðp thân và

hệ thống băng chuyền tự động của dây chuyền gấp gói sơ mi.
Hiện nay công ty có 9 xí nghiệp sản xuất như may 1, may 2, may 4,
may 6, may 8, may 9, xí nghiệp giặt mài, xí nghiệp thêu điện tử, phân xưởng
bao bì carton. Tháng 3 năm 1998 Công ty đã sát nhập tài sản và nhân lực của
Công ty may Hồ Gươm theo quyết định của Tổng Công ty Dệt may Việt
Nam. Điều đó càng góp phần vào sự phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng
của Công ty.
Với mét sự nỗ lực không ngừng của cán bộ quản lý và toàn bộ tập thể
công nhân viên, Công ty may Đức Giang đã trở thành một trong những
Công ty may hàng đầu Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu riêng năm 2000
đạt 8 triệu USD chỉ sau các Công ty may 10, may Việt Tiến, may Nhà Bè.
Tăng trưởng hàng năm của Công ty luôn đạt 125 – 130 %. Khi thành lập
Công ty chỉ nhận được 1,2 tỷ đồng tiền vốn do nhà nước cấp nhưng đến năm
2000 số tiền đó đã là 50,4 tỷ đồng và đã tăng so với năm 1999 là 24,4%.
Ta có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Vốn của Công ty cổ phần may Đức Giang
TT
Năm
Chỉ tiêu
1995 1996 1997 1998 1999 2000
1 Tổng giá trị vốn
23,5 26,9 30.4 37.8 40,5 50,4
2
Trong đó: vốn cố định và
vốn đầu tư dài hạn
16,1 21,7 25,9 32.3 39.9 42,3
7. Kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Phát huy thành tích đạt được trong năm 2003 với thắng lợi 35.5 % và
thắng lợi toàn diện trên các mặt công tác khác cho nên bước vào năm 2004
tình hình sản xuất có nhiều thuận lợi đó là 6 xí nghiệp may tại Công ty đã

được kiện toàn, ổn định, công nhân được sản xuất trong điều kiện môi
trường thuận lợi, các xí nghiệp liên doanh đang tập trung đi vào khai thác
chiều sâu, lượng hàng cung cấp cho các đơn vị sản xuất ngay từ đầu năm
tương đối đồng bộ và đảm bảo đủ số lượng sản xuất không phải dừng
chuyền, đứt chuyền. Đặc biệt, cùng với sự chỉ đạo năng động, sáng tạo,
quyết liệt trong các mặt công tác của lãnh đạo Công ty, nhất là đồng chí
Tổng Giám đốc mới khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo Công ty đã sáng suốt lùa
chọn phương án ổn định tổ chức bộ máy, lắng nghe ý kiến đóng góp của
mọi người và động viên khích lệ kịp thời nên đã tạo thành một khối đoàn kết
thống nhất cao, CBCNV yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính
quyền công ty, vì vậy trong các năm qua các phòng, ban, các xí nghiệp đã tổ
chức thực hiện tốt một số việc, cụ thể là:
 Công tác khai thác và tìm kiếm thị trường được Công ty đặc biệt chú
trọng và quan tâm với chủ trương tiếp tục duy trì các khách hàng truyền
thống Levy, Textyle, Seidensticker, Mangharams, Dalimex, Sino Lanka
nhằm ổn định sản xuất và sử dụng tối đa lượng hạn ngạch được cấp đồng
thời tiếp tục tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, kết quả trong năm
qua đã có nhiều khách hàng mới đến đặt hàng sản xuất tại Công ty như New
M, Jaio, ASC, Mango, Gatway… đặc biệt công ty đã triển khai sản xuất mặt
hàng sơ mi đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất vào thị trường Nhật với khách
hàng Sumikin và Intochu đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt quato.
Do làm tốt công tác kế hoạch thị trường nên trong năm qua đã đảm bảo sản
xuất 12 tháng liên tục cho may Đức Giang và các Công ty Liên doanh may
Việt Thành, may Hưng Nhân, may Việt Thanh và các đơn vị vệ tinh khác.
 Công tác kế hoạch, sản xuất cung ứng nguyên phu liệu đã có nhiều
tiến bộ, cán bộ theo dõi mặt hàng đã bám sát tiến độ sản xuất của các xí
nghiệp. Đã có kế hoạch sản xuất, giao hàng cho từng xí nghiệp hàng ngày,
tuần, tháng, và cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho sản xuất. Các đơn vị
đã có sự phối hợp nhịp nhàng nh phòng Kỹ thuật phòng Kinh doanh – XNK
và các xí nghiệp may nên trong năm qua đã duy trì được sản xuất liên tục,

tránh được tình trạng đứt chuyền. Song việc tổng hợp kết quả sản xuất chưa
kịp thời, chưa có dự báo sớm để lãng đạo công ty có biện pháp sử lý. Kho
nguyên liệu còn có tình trạng mở kiện chưa kịp thời, quản lý vật tư chưa sâu
sát, hiện tượng báo thiếu vật tư nhưng thực tế hàng đã có trong kho.
 Năng suất lao động: Công tác quản lý năng suất lao động ngày càng
bám sát với tình hình sản xuất, hàng ngày đều có mức khoán cho từng bộ
phận, từng người công nhân và cứ 3 giê lấy kết quả để phát thanh tuyên
truyền nên đã tạo động lực thi đua trong các chuyền sản xuất, đồng thời ứng
dụng được nhiều loại cữ gá chuyên dùng như dưỡng bổ tói, dưỡng may nẹp,
may nắp tói, máy bổ tói tự động, máy vắt sổ tự động, máy may nhãn, máy
may băng gai tự động… nên năng suất trong các tổ tăng lên rõ rệt. Mặt hàng
sơ mi Xí nghiệp may 2 đạt mức tăng năng suất bình quân từ 18 chiếc đến 20
chiếc/ người/ ca, cá biệt có tổ sản xuất đạt năng suất 22 chiếc/ người/ ca, như
tổ 22, tổ 18 đạt mức 1100 áo sơ mi/ tổ/ ca sản xuất. Xí nghiệp may 2 của
may Thái Bình 2 mặc dù mới sản xuất mặt hàng sơ mi nhưng trong năm qua
có tháng đã đạt mức sản lượng cao 143066 chiếc/ tháng. Mặt hàng Jacket đạt
mức năng suất 4 – 5 chiếc/ người/ ca sản xuất nh Xí nghiệp may 4, Xí
nghiệp may 6… các tổ đạt mức năng suất cao nh tổ 6, tổ 7, tổ 13, tổ 14. Các
Xí nghiệp có mức năng suất còn thấp nh : may Việt Thành 2 ( Bắc Ninh),
Việt Thanh ( Thanh Hoá).
− Chất lượng sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường nh mặt
hàng áo sơ mi, áo Jacket. Đặc biệt sản phẩm áo Jacket của Công ty được
tặng huy chương vàng tại hội chợ thời trang tổ chức cuối năm 2004 tại
Trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội. Nhiều xí nghiệp được khách hàng
đánh giá có chất lượng ổn định tốt nh may 2, may 4, may 6. Một số xí
nghiệp có sự chuyển biến tích cực về chất lượng được khách hàng đánh giá
cao nh may Hưng Nhân 2 ( Thái Bình), may Việt Thanh.
− Công tác phục vụ đánh giá của khách hàng: Công ty luôn coi
trọng công tác đánh giá khách hàng, coi đây là một trong các mặt công tác
chính trong năm. Do luôn duy trì các hệ thống nh ISO 9000, ISO 14000 và

SA 8000 nên đã đáp ứng được những yêu cầu chính mà khách hàng đặt ra.
Tuy nhiên một số khách hàng lớn, khó tính đòi hỏi chúng ta phải có tiêu
chuẩn cao hơn và rành mạch hơn thì chưa đáp ứng được, cần phải cải tiến lại
cho phù hợp.
− Công tác quản lý điều hành của giám đốc các xí nghiệp ngày
càng có kinh nghiệm nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất mà công ty
giao cho, doanh thu các xí nghiệp tăng từ 10% đến 20% so với 2003 , xí
nghiệp may 2 sản xuất áo sơ mi đạt mức doanh thu bình quân 108803 USD/
tháng, xí nghiệp may 4 sản xuất áo Jacket đạt mức doanh thu bình quân
87419 USD / tháng, xí nghiệp giặt mài doanh thu 2004 đạt 317613 USD. Xí
nghiệp bao bì carton và xí nghiệp thêu điện tử đã luôn phối hợp với các xí
nghiệp may phục vụ kịp thời cho sản xuất, may Việt Thành đạt 100693
USD/tháng, đặc biệt xưởng sơ mi tại Thái Bình 2 đã đạt mức doanh thu
tháng cao nhất 130202 USD/ tháng, các xí nghiệp may 9, may 1 và may 8
cũng được cải thiện về cuối năm, doanh thu cũng ổn định hơn.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn song Đảng bộ Công ty may Đức Giang đã nỗ
lực, phấn đấu, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế với mức tăng trưởng
khá và toàn diện, cụ thể được tổng kết trong bảng sau:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu ( từ năm 2001 - 2005).
TT
Chỉ tiêu
chủ yếu
ĐVT
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm

2004
Năm
2005
Tăng trưởng
bình quân 5
năm (%)
A B
C
1 2 3 4 5 6
1
Giá trị SX
công
nghiệp
Tr đồng
87113 112033 146363 170417 194522 122,5
2
Tổng
doanh thu
Tr đồng 180528 262868 357656 509831 565192 133, 5
Trong đó:
doanh thu
bán FOB
Tr đồng 98740 160622 248212 368105 419180 144,8
3
Nép ngân
sách
Tr đồng 2329 3831 4564 2690 3137 114,8
4
Giá trị
kim ngạch

XK
1000 USD 13471 16433 21493 30696 33885 126,5
5
Thu nhập
BQ 1
CNV
1000
đ/ng/tháng
1247 1590 1559 1572 1638 107,8
6
Tổng sè
CNV
Người 2912 3200 3400 3354 3450 104,5
7
Đầu tư và
XDCB
Tr đồng 42413 43305 43546 4100 5000
8 Lợi nhuận
Tr đồng
7525 7656 3277 5058 6210 105,3
Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
ngày càng phát triển.
Năm 2005 thu được kết quả trên là do ngay từ đầu năm Công ty đã xác
định được mục tiêu chiến lược là “ không ngừng nâng cao năng suất lao
động, coi trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh”. Công ty đã tích cực, chủ động tìm biện pháp để phát huy tiềm năng
sẵn có, khai thác hết năng lực sản xuất, mạnh dạn đầu tư đúng hướng, đổi
mới máy móc, thiết bị . Với chiến lược tiêu điểm vào chất lượng nên năm
2005 Công ty đã thu hót được nhiều khách hàng đến quan hệ ký kết hợp
đồng sản xuất gia công nh : HABITEX, FLEXCON, LEISURE…

Đặc biệt năm 2005 Công ty chiếm ưu thế trong chương trình làm hàng trả
nợ chính phủ cho CHLB Nga. Nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất kinh
doanh đưa tỷ trọng thu bán FOB lên 30 % trong tổng doanh thu. Đây là
thắng lợi lớn khẳng định vị trí của may Đức Giang trong “ làng may Việt
Nam” và trên thị trường may mặc thế giới.
8. Nhận xét về tình hình hoạt động của Công ty:
8.1 Thuận lợi:
 Được sù quan tâm lãnh đạo sát sao của Đảng, chính phủ và sự
chỉ đạo của cán bộ ban ngành TW, của Đảng uỷ khối bằng nhiều chỉ thị,
nghị quyết, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho Công ty cổ phần
may Đức Giang phát triển.
 Sự ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền các
địa phương trong cả nước, sự hợp tác tích cực của các bạn hàng trong và
ngoài nước
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Hội đồng quản trị và điều hành
của lãnh đạo Công ty, đội ngò cán bộ, đảng viên, CNVC – LĐ đã đoàn kết
thống nhất, quyết tâm cao, khát khao vươn lên, tâm huyết, trách nhiệm và
lòng dũng cảm, kiên trì, bền bỉ phấn đấu, Công ty cổ phần may Đức Giang
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ và tạo được những bước tiến
quan trọng về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
công nghệ, cải tiến đổi mới tổ chức quản lý, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, năng lực, tay nghề cho đội ngò lao động. Toàn Công ty có
quyết tâm xây dựng và phát triển Công ty lớn mạnh, có trình độ công nghệ
tiên tiến, hiện đại để có thể tạo một chỗ đứng vững vàng cho Công ty trong
“ làng may ” Việt Nam còng như trên thế giới.
8.2. Khó khăn:
 Tỷ trọng bán FOB có tăng, song chủ yếu vẫn phụ thuộc hoàn
toàn giá nguyên liệu nhập ngoại theo mẫu của khách hàng, do vậy hiệu quả
chưa cao. Nguyên nhân chính là chưa chủ động khai thác thị trường nguyên
phụ liệu đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

 Chưa lường hết được những khó khăn khi thế giới xoá bỏ hoàn
toàn hạn ngạch dệt may trong khi đó Việt Nam vẫn áp dụng hạn ngạch.
Trung Quốc vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nên chưa có biện pháp
quyết liệt để vượt qua.
 Chưa chủ động ứng phó về nguồn lao động thiếu hụt tù nhiên
và do biến động tại Hà Nội còng nh ở các địa phương.
 Việc quản lý kĩ thuật còn yếu dẫn đến năng suất lao động còn
thấp, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, dẫn đến cạnh tranh chưa cao.
Nguyên nhân do đội ngò kỹ thuật còn thiếu, yếu, không bài bản, chưa có hệ
thống tiêu chuẩn hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ từ sản xuất đến KCS.
 Còn lãng phí trong quản lý và sản xuất dẫn đến sức cạnh tranh
kém, do sự phối hợp giữa các phòng, ban, bộ phận và các đơn vị trong công
tỵ chưa nhịp nhàng. Sự trao đổi thông tin chưa đầy đủ, cán bộ quản lý chỉ
đạo chưa quyết liệt, tinh thần trách nhiệm chưa cao.
 Công tác dịch vụ thương mại chỉ hướng đi ban đầu trong lĩnh
vực hoạt động đa ngành, do đội ngò cán bộ còn thiếu, khó khăn trong quan
hệ đối tác và thị trường… thiếu tính chuyên nghiệp do vậy kết quả còn hạn
chế.
Những hạn chế trên là thách thức với Công ty khi bước vào hoạt động
theo mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế tổ chức mới trong
quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
II. Chiến lược phát triển may Đức Giang 2005 – 2010.
1. Một số chỉ tiêu chính:
 Tình hình thế giới có nhiều biến động, các nước EU và Canada
xoá bỏ hạn ngạch dệt – may với Việt Nam nên cơ nhiều cơ hội làm ăn với
nước ngoài. Song bên cạnh đó chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn đó là cạnh
tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải sản xuất ra sản phẩm có chất lượng
cao, giá gia công nhiều khách hàng đã yêu cầu giảm từ 10 – 15 % , thời gian
giao hàng ngày càng khắt khe hơn, mặt khác rào cản đánh giá nhà máy của
khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn như phải giảm giê làm, phải trả lương

cho người lao động đảm bảo mức tối thiểu
 Vấn đề đặt ra là Công ty cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa mọi
nguồn lực và các tiềm năng để phát triển bền vững, trọng tâm là nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư và chất lượng phát triển, mục tiêu phấn
đấu là năm 2006 là “ năm hiệu quả” , vì vậy toàn Công ty quyết tâm phấn
đấu năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng từ 20 – 25% trở lên. Để đạt được các
chỉ tiêu đó, các đơn vị phải đạt được mức khoán cụ thể như sau:
STT Đơn vị Mặt hàng
Sản lượng
(chiếc)
Doanh thu
USD
1 Xí nghiệp may 2 Sơ mi 2028000 1620000
2 XÝ nghiệp may 8 Sơ mi 1497600 1195000
3
XÝ nghiệp may 2
(Nguyễn Đức Cảnh)
Jacket 1684800 1345000
4 Xí nghiệp may 4 Jacket 349440 1080000
5 Xí nghiệp may 9 Jacket 349440 1080000
6 May Việt Thành Jacket 474240 1350000
7 Xí nghiệp may 1 Jacket 399360 1080000
8 Xí nghiệp may 6 Jacket 474240 1080000
9 May Gia Bình Jacket 449280 1185000
10 May Hưng Nhân Jacket 340080 1215000
11
Xí nghiệp may 1
(Nguyễn Đức Cảnh)
Jacket 636480 850000
12 May Việt Thanh Jacket 350430 1590000

13 Xí nghiệp thêu 72000
14 Xí nghiệp giặt mài 360000
15 Xí nghiệp bao bì 4,8tỷ VNĐ
Kinh doanh nội địa 15 tỷ VNĐ
2. Những nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá:
Về sản xuất kinh doanh đạt mục đích phấn đấu tăng trưởng 20 -25%
cho đến hết 2006. Từ 2007 – 2010 tăng trưởng sẽ chậm lại khoảng 10% nếu
không có đầu tư đáng kể thêm. Công tác kế hoạch cần được ý thức cho đến
từng phòng ban, nhà máy và xưởng sản xuất nhằm nâng cao ý thức thực hiện
và tìm mọi biện pháp để thực hiện, phát huy hiệu quả
2.2. Đẩy mạnh năng suất lao động:
 Phân tích ta thấy năng suất lao động còn tăng được cao hơn
( khoảng 40 50% ở các liên doanh vì tại đây năng suất lao động còn thấp)
trên cơ sở đổi mới từng bước công nghệ sản xuất thông qua đầu tư chiều
sâu, đổi mới quản lý ở các cấp của Công ty, chọn lọc và nâng cao tay nghề
công nhân trên cơ sở chuyên môn hoá, hợp tác hoá ngày càng cao.
 Có thực hiện được kế hoạch hoá và nâng cao năng suất lao
động thì mới có thể giảm giê làm, đảm bảo thu nhập và giữ được người lao
động có tay nghề.
2.3. Đẩy mạnh làm tốt công tác cổ phần hoá Đức Giang.
Đẩy mạnh công tác đánh giá giá trị doanh nghiệp và chuẩn bị tốt các
điều kiện hoàn thành công tác cổ phần hoá. Đẩy mạnh hiệu quả sản xuất
kinh doanh tạo tiền đề tốt cho Công ty cổ phần để đảm bảo Công ty đi vào
hoạt động ổn định ngay từ khi bắt đầu.
2.4. Củng cố và phát triển hệ thống phân phối hàng dệt may của
Công ty: cô thể là phải đẩy mạnh kinh doanh FOB, kinh doanh nội địa, tăng
cường thiết kế thời trang dần dần tiến hành các hoạt động kinh doanh khác
mang tính đa ngành.
2.5. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng: Môi trường và trách

nhiệm xã hôi để đảm bảo đạt yêu cầu đánh giá của khách hàng, tăng uy tín
cho thương hiệu công ty, duy trì công ăn việc làm đều đặn.
MỤC LỤC
I. Gi i thi u chung v Công ty c ph n may c Giangớ ệ ề ổ ầ Đứ 1
1. Vị trí địa lý của Công ty: 1
2.Quá trình hình thành và phát triển 1
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần may Đức Giang: 4
3.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất 4
3.2. Chức năng của Công ty 5
3.3.Quyền và nhiệm vụ của công ty 5
4. Cơ cấu tổ chức của công ty 7
5. Đặc điểm về lao động của Công ty: 10
6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty 11
7. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 12
8. Nhận xét về tình hình hoạt động của Công ty: 16
8.1 Thuận lợi: 16
8.2. Khó khăn: 17
II. Chi n l c phát tri n may c Giang 2005 2010.–ế ượ ể Đứ 18
1. Một số chỉ tiêu chính: 18
2. Những nhiệm vụ cụ thể: 20
2.1. Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá: 20
2.2. Đẩy mạnh năng suất lao động: 20
2.3. Đẩy mạnh làm tốt công tác cổ phần hoá Đức Giang 21

×