TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN E - MARKETING
ĐỀ TÀI:
Xây dựng Kế hoạch E – Marketing cho Hội chợ đồ gỗ và mỹ
nghệ xuất khẩu Việt Nam năm 2015– VIFA EXPO
GVHD : TS. HOÀNG LỆ CHI
LỚP : QTKD ĐÊM 1 - K22
NHÓM : NHÓM 3 - 2
Thành viên nhóm
STT MSSV Họ Tên Ngày sinh
1 7701220217 Trần Hoàng Việt
Dũng
01/12/1988
2 7701220513 Phan Nhật Huy 14/10/1987
3 7701220678 Dương Trần Minh 12/06/1988
4 7701221202 Cao Đức Tỉnh 24/11/1987
5 7701221291 Võ Đoàn Xuân
Trường
24/01/1989
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014
Trang 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hội chợ triển lãm thương mại là cơ hội cho các doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ thế mạnh của mình; đồng thời tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm; tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm không chỉ tại thị trường trong nước mà còn ở
thị trường quốc tế.
Cũng với mục tiêu tương tự, Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam – VIFA
EXPO được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng về
gỗ, trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong
và ngoài nước, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt
Nam – VIFA EXPO được sáp nhập vào năm 2014 (tổ chức từ ngày 11/3 đến 14/3/2014) từ hai
hội chợ uy tín: Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ Thủ công Mỹ nghệ (EXPO) do Sở Công Thương tổ chức
và Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất (VIFA HOME) do Công ty Cổ phần thủ công mỹ nghệ
Gỗ Liên Minh (thuộc Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ - HAWA) tổ chức nhằm xây dựng một hội
chợ chuyên ngành về đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ mang tính tầm cỡ về quy mô cũng như chất
lượng; gia tăng năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu thụ gỗ chế biến hàng xuất khẩu; đóng vai trò
lớn trong việc đẩy mạnh sản lượng kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ
có giá trị gia tăng cao.
Với những lợi ích trên, Nhóm thực hiện nhận thấy cần thiết sử dụng các biện pháp
Marketing để tăng cường hoạt động quảng bá, giới thiệu về hội chợ đến các doanh nghiệp kinh
Trang 2
doanh hay quan tâm về các mặt hàng nói trên, người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong đó,
một trong những hình thức marketing đang ngày một phát triển song song với sự phát triển của
mạng kết nối toàn cầu internet: E – Marketing hay còn gọi là Tiếp thị trực tuyến. Sử dụng E-
Marketing trong hoạt động quảng bá cho Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam –
VIFA EXPO góp phần tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả trong công tác quảng bá ở thị
trường trong nước và đặt biệt là thị trường quốc tế nhằm gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu.
Chính vì vậy, Nhóm thực hiện quyết định chọn đề tài: “Xây dựng Kế hoạch E –
Marketing cho Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm 2015– VIFA EXPO”.
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỘI CHỢ ĐỒ GỖ VÀ MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU
VIỆT NAM – VIFA EXPO
1.1. Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam – VIFA EXPO:
Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam– VIFA EXPO có thể nói là một sự
kiện quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cả nước nói chung, tổ chức lần đầu tiên vào
năm 2014 (tổ chức từ ngày 11/3 đến 14/3/2014) sau khi
sáp nhập từ hai Hội chợ chuyên ngành có tiếng về
ngành gỗ, gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ,… là Hội chợ
Quốc tế Đồ gỗ Thủ công Mỹ nghệ (EXPO) và Hội
chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất (VIFA HOME).
Trong đó:
Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ Thủ công Mỹ
nghệ (EXPO): Đây là Hội chợ thường niên do Sở Công Thương thành phố tổ chức. Đây
có thể nói là một hội chợ uy tín, là một trong những giải pháp hàng đầu trong việc mở
rộng thị trường xuất khẩu đối với nhóm hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ, đóng góp quan
trọng đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước nói chung và thành phố nói
riêng tăng trưởng khá trong thời gian qua. Hội chợ Expo 2013 quy tụ khoản gần 250 gian
hàng, thu hút 4000 lượt khách trong nước và 1500 lượt khách quốc tế.
Trang 3
Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất (VIFA HOME): do Công ty Cổ phần
thủ công mỹ nghệ Gỗ Liên Minh (thuộc Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ - HAWA) tổ chức.
Hội chợ góp phần xây dựng, kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị của ngành nhằm
tạo môi trường giao lưu giữa các doanh nghiệp sản xuất – phân phối – tư vấn thiết kế;
khuyến khích người tiêu dùng tự tin hơn về sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt
Nam. Hội chợ VIFA HOME 2013 quy tụ hơn 600 gian hàng, thu hút 4805 lượt khách
trong nước và 2701 lượt khách quốc tế, giá trị giao dịch tại chỗ: 4,25 triệu USD.
Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm 2014 - VIFA EXPO
2014: tổ chức từ ngày 11/3 đến 14/3/2014 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn
(SECC), quy tụ 640 gian hàng từ 140 doanh nghiệp từ Việt Nam và 9 quốc gia: Bỉ, Đan
Mạch, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Nhật,… Hội chợ VIFA EXPO 2014 được đánh giá
có nhiều mặt hàng có mẫu mã đa dạng, phong phú, chất lượng cao. Đặc biệt lượng sản
phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia có sự gia tăng (5%). Chỉ sau một ngày
tổ chức (12/3/2014), đã có đến gần 4000 lượt khách tham gia, trong đó có gần 50% là
khách quốc tế, hàng loạt các đơn đặt hàng được ký kết.
Đối tượng tham dự: các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất, ngoại
thất và thủ công mỹ nghệ, các nguyên phụ liệu, máy móc, vật tư phục vụ ngành gỗ và thủ
công mỹ nghệ; đồ dùng nội thất khác … trên các tỉnh thành trong và ngoài nước
Sản phẩm triển lãm: sản phẩm nội thất, sản phẩm ngoại thất, sản phẩm thủ công
mỹ nghệ (mây – tre – lá – gốm sứ…); các mẫu thiết kế mới, nguyên vật liệu, thiết bị, công
nghệ chế biến gỗ, đồ dùng nội thất khác
Tổ chức hội chợ:
− Chỉ đạo thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Công Thương.
− Tổ chức thực hiện:
+ Trưởng ban tổ chức: Sở Công Thương
+ Phó ban tổ chức: Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA)
+ Thành viên: Công ty CP thủ công mỹ nghệ gỗ Liên minh (HAWA Corp)
- Đơn vị tổ chức: Công ty CP thủ công mỹ nghệ gỗ Liên minh (HAWA Corp)
1.2. Các nhân tố môi trường:
1.2.1. Môi trường kinh doanh:
Trang 4
a) Triển vọng phát triển của ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ:
Ngành gỗ:
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong hai tháng
đầu năm 2014 đạt 884 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2013. Thực tế cũng cho
thấy, ngay từ cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
đồ gỗ đã ký được hợp đồng xuất khẩu với nhiều đối tác, trong đó có những đơn hàng lớn,
dài hơi với các tập đoàn lớn như Carfor (Mỹ), IKEA (Thụy Điển), để xuất khẩu sang
các thị trường lớn là Mỹ và EU. Hơn nữa, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ
đạt cao nhất từ trước đến nay với 5,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có hệ số lợi nhuận và giá trị gia
tăng chưa cao do giá đầu vào như điện, nước, nhân công và giá nguyên liệu tăng trong khi
giá bán không tăng nhiều. Chính vì vậy, trong năm 2014, ngoài việc mở rộng tìm kiếm thị
trường mới, ngành gỗ sẽ chú trọng sản xuất sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Về triển vọng thị trường trong năm 2014, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản có dấu hiệu
phục hồi, nên xuất khẩu đồ gỗ vào hai thị trường này có khả năng tăng trưởng khả quan
so với năm 2013. Thị trường Trung Quốc cũng đang tăng rất mạnh nhưng về lâu dài cần
nâng cao giá trị gia tăng, bởi hiện nay xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các sản
phẩm thô như gỗ dăm, gỗ mảnh… với công nghệ thấp và giá rẻ. Ngoài ra, các doanh
nghiệp Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng
khác như: Nga, Ấn Độ, Trung Đông và đặc biệt là đầu tư xúc tiến mạnh vào thị trường
Myanmar. Riêng đối với thị trường EU, dư địa và dung lượng của thị trường này vẫn vô
cùng lớn, đặc biệt khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp
định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU được ký kết.
Ngành thủ công mỹ nghệ:
Có thể nói, thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống được xuất khẩu khá sớm
của Việt Nam. Tính đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã được xuất
khẩu sang 163 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoản 1,5 tỷ USD.
Tuy có gia tăng nhưng mức độ tăng trưởng có xu hướng suy giảm. Điều này không phải
Trang 5
do sự suy giảm của nhu cầu thị trường vì tính trong ba năm trở lại đây, xuất hiện khá
nhiều các nhà nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Sự suy giảm này là do nội tại
sản xuất trong nước còn nhiều khó khăn, chi phí đầu vào sản xuất ngày càng tăng cao,
giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm của các doanh
nghiệp còn yếu kém.
Bên cạnh đó, sự hồi phục của nền kinh tế cả nước cũng góp phần tích cực trong
việc gia tăng tiêu dùng các sản phẩm nội thất từ gỗ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngay
chính thị trường trong nước.
Theo đánh giá của Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch HAWA, trong năm 2014,
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể tăng 20%, đạt 6,5 tỷ USD và tiêu dùng nội địa đạt mức
trên 2 tỷ USD.
Triển vọng gia tăng xuất khẩu của ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ đối với thị
trường nước ngoài và sự hồi phục của nền kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước
là một động lực giúp các doanh nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động hội chợ triển lãm,
phát triển nhanh nội lực bản thân.
b) Năng lực của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng về gỗ
và thủ công mỹ nghệ:
Hiện tại, có khoảng 340 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm
gỗ và thủ công mỹ nghệ ( hội viên của Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ– HAWA), đến từ
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Hà Nội, các tỉnh thành trên
cả nước. Trong đó, có khoảng 84 doanh nghiệp kinh doanh về các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ. Đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, năng lực sản xuất còn bị hạn chế
về chủng loại và kiểu dáng. Hoạt động nghiên cứu, thiết kế đang được các doanh nghiệp
chú trọng tại các doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Công tác kiểm soát
nguồn cung nguyên liệu đầu vào cũng được các doanh nghiệp chú ý đủ về lượng, đảm bảo
về chất sao cho phù hợp với các quy định từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các hoạt
động xúc tiến của các doanh nghiệp chưa thật hiệu quả do hạn chế bởi quy mô doanh
Trang 6
nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, bị giới hạn về tài chính cho các hoạt động quảng bá, xúc
tiến tại thị trường nước ngoài.
Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất trong nước, còn có một số các doanh nghiệp
nước ngoài là các nhà đầu tư, sản xuất, chế biến các mặt hàng gỗ, các mặt hàng trang trí
nội thất lớn đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Úc,… và gần đây là các nhà đầu tư từ Ý đang
khá quan tâm đến các mặt hàng này của Việt Nam.
Năng lực các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế, thiếu sức cạnh tranh và các
hoạt động xúc tiến, quảng bá còn hạn chế. Vì thế, có thể nói nhu cầu tham gia các hội chợ
triển lãm có ý nghĩa rất lớn để giới thiệu hình ảnh công ty cũng như sản phẩm đến người
tiêu dùng trong nước và các đối tác quốc tế.
c) Các Hội chợ triển lãm về ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ:
Tính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có trên 180 hội chợ triển lãm
của gần 75 doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn thành phố. Trong đó chỉ có 3 hội chợ
chuyên ngành về đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ: Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ Thủ công Mỹ nghệ
(EXPO), Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất (VIFA HOME), Hội chợ quốc tế hàng Thủ
Công mỹ nghệ, Đồ gỗ và Quà tặng Việt Nam (LifeStyle Vietnam). Sau sự sáp nhập của
EXPO và VIFA HOME, hiện nay trên địa bàn thành phố còn 2 hội chợ: Hội chợ đồ gỗ và
mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam – VIFA EXPO và Hội chợ quốc tế hàng Thủ Công mỹ nghệ,
Đồ gỗ và Quà tặng Việt Nam - LifeStyle Vietnam. Đây có thể nói là hai hội chợ chuyên
ngành về đồ gỗ lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, hứa hẹn
sự quy tụ của các doanh nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam và các doanh nghiệp hàng
đầu của nước ngoài. Hội chợ LifeStyle Vietnam được tổ chức bởi Hiệp hội Xuất khẩu
hàng Thủ Công Mỹ Nghệ (Vietcraft) phối hợp Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade).
LifeStyle Vietnam 2014 (từ ngày 18/4 đến 21/4/2014 tại Trung tâm triển lãm và
Hội chợ Tân Bình - TBECC) là hội chợ lần đầu tiên có sự tham dự của gần 1.000
gian hàng, trong đó, bên cạnh các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín của Việt Nam
còn có 200 gian hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ
và quà tặng đến từ các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào,
Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ… cùng một số doanh nghiệp của Châu Phi; thu hút
khoảng 2.000 nhà nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến giao dịch.
LifeStyle Vietnam 2014 sẽ tập trung vào chủ đề chính là Thiết kế mới và Bền vững với
các khu trưng bày đặc biệt ở đẳng cấp quốc tế được các chuyên gia thiết kế đến từ Hà
Trang 7
Lan, Thụy Điển, Pháp, Nhật và các thiết kế đoạt giải quốc gia của Úc phối hợp thực
hiện. LifeStyle Vietnam 2014 cũng giới thiệu các sản phẩm thiết kế đoạt giải thiết kế
quốc gia do các nhà nhập khẩu, chuyên gia thiết kế hàng đầu thế giới lựa chọn.
Có thể thấy, Hội chợ VIFA EXPO phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh từ
LifeStyle Vietnam khi thời gian tổ chức giữa hai hội chợ chỉ xê xích nhau 1 tháng và các
chủng loại mặt hàng gần giống nhau.
d) Pháp luật và các chính sách phát triển:
Quy định FLEGT:
Tháng 10 năm 2010, Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua Quy
chế 995/2010. Đây là một quy định mới về Gỗ của Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ
Kế hoạch Hành động về Thực thi Lâm Luật, Quản trị và Thương mại lâm sản (gọi tắt là
FLEGT) nhằm đưa ra các quy định cấm nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc
bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu và yêu cầu các nhà kinh doanh cung cấp gỗ và các
sản phẩm gỗ lần đầu tiên vào thị trường Châu Âu phải thực hiện “trách nhiệm giải trình”.
Quy chế 995/2010 của Liên minh Châu Âu áp dụng đối với cả gỗ và các sản phẩm
gỗ nhập khẩu vào thị trường EU cũng như sản xuất trong nước, bao gồm các sản phẩm gỗ
cứng, ván sàn, gỗ dán, bột giấy và giấy. Các sản phẩm tái chế, tre, nứa và sản phẩm giấy
đã in như sách, tạp chí và báo không thuộc phạm vi áp dụng của quy chế này. Phạm vi sản
phẩm áp dụng có thể được EU điều chỉnh nếu cần thiết. Gỗ và các sản phẩm gỗ có giấy
phép FLEGT hoặc CITES được coi là tuân thủ theo các yêu cầu của Quy định này.
Quy chế 995/2010 của Liên minh Châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày
3/3/2013. Hiện nay Việt Nam và EU đang tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác Tự
nguyện (gọi tắt là VPA/FLEGT) nhằm xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và cấp
phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Tuy
nhiên, quá trình đàm phán chưa kết thúc do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm giải trình như qui định của Quy chế
995/2010.
Trang 8
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp
định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU :
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp
đinh/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế
xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng
không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính
của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ,
can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của
chính quyền…
Trong khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa
hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa
bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực
mậu dịch tự do.
Hiện nay, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU vẫn đang trong vòng đàm phán và
đang có các dấu hiệu tích cực. Hai hiệp định trên được ký kết góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho đồ gỗ Việt Nam vào EU cũng như các thị trường lớn khác.
Thách thức từ các quy định mới có thể gây khó khăn cho các nhà đẩu tư trong
các hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ký kết
TPP và FTA cũng có thể mang đến những thách thức cho các doanh nghiệp trong nước
khi chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài khi các doanh nghiệp này có thể
dùng cái gốc hàng Việt hay nói cách khác là nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của ta để hưởng
các chính sách ưu đãi từ các hiệp định trên.
e) Mức độ sử dụng internet tại Việt Nam:
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh với nhiều
loại hình dịch vụ truy cập Internet đa dạng. Theo thống kê của Hội Internet Việt Nam,
thời gian sử dụng Internet của người dùng ở Việt Nam ngày càng tăng, năm 2013 tính
Trang 9
trung bình có tới 62% người dùng sử dụng Internet trên 3h/ngày; 22% dùng từ 1,5 -
3h/ngày, 14% dùng từ 30 phút - 1,5h/ngày và chỉ có 2% dùng dưới 30 phút/ngày. Độ tuổi
truy nhập Internet nhiều nhất từ 25 -35 tuổi. Công cụ sử dụng để dùng Internet nhiều nhất
là điện thoại di động và máy tính cá nhân. Địa điểm truy nhập Internet chủ yếu là tại nhà
(88,25% người sử dụng) và tại nơi làm việc (58,76%). Có tới 94% số người sử dụng
Internet là để tìm kiếm thông tin; 61% người dùng mạng xã hội có kết nối và theo dõi
thông tin các trang Fanpage trên mạng xã hội.
Đặc biệt, trong số 36% dân số dùng Internet, hơn một nửa đã tham gia thương mại
điện tử nhưng giá trị tiêu dùng còn ở mức khiêm tốn (trung bình mỗi người chỉ chi tiêu
thương mại điện tử khoảng 120 USD/năm). Nhiều loại thẻ thanh toán có địa chỉ từ Việt
Nam chưa được nước ngoài chấp nhận sử dụng để thanh toán trực tuyến. Tỷ lệ sử dụng
các dịch vụ OTT qua smartphone đang tăng dần từ 24,7% trong năm 2012 lên 33,8% vào
năm 2013. Dự kiến 3 năm 2014 - 2015 - 2016 sẽ tiếp tục đạt được các mức 41% - 44,2% -
45,5%.
Trong năm 2013, theo thống kê của Công ty VNG doanh thu nội dung dịch vụ
internet đã có bước đột phá với con số 20.400 tỷ đồng, trong đó, thương mại điện tử là
4.200 tỷ đồng và quảng cáo trực tuyến là 2.200 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ lệ điện thoại thông
minh, thuê bao 3G liên tục tăng trưởng khoảng 20%, xu hướng sử dụng Internet để tìm
kiếm thông tin về sản phẩm rất phổ biến (8/10 người tìm kiếm trên mạng thông tin về sản
phẩm đắt tiền như xe hơi, đồ điện tử, di động) là một trong số nhiều ví dụ tích cực cho
phát triển thị trường Internet. Dự đoán, năm 2018 doanh thu về nội dung, dịch vụ Internet
sẽ đạt con số "khủng" là 100.000 tỷ đồng. Trong đó, thương mại điện tử sẽ có bước nhảy
vượt bậc với 60.000 tỷ đồng, nội dung di động 20.000 tỷ đồng, online game là 12.000 tỷ
đồng và quảng cáo trực tuyến đạt 8.000 tỷ đồng.
Sự phát triển nhanh chóng của internet là cơ hội lớn cho việc áp dụng các
phương thức e-marketing trong việc quảng bá về hội chợ.
Trang 10
1.2.2. Năng lực tổ chức hội chợ:
a) Hiệu quả tổ chức qua các năm:
Cả hai hội chợ EXPO và hội chợ VIFA HOME đều đã có kinh nghiệm tổ chức khá
tốt và đều là 2 hội chợ khá uy tín về nhóm ngành hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ.
Đối với hội chợ EXPO được tổ chức từ năm 2004, là hội chợ đầu tiên về ngành đồ
gỗ và thủ công mỹ nghệ và cũng là một trong những chương trình xúc tiến của thành phố
trong việc tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong nước xúc tiến các hoạt động quảng
bá, giới thiệu sản phẩm, mua bán, xuất khẩu của mình. Cho đến nay, khi có thêm một số
hội chợ chuyên ngành trên thị trường, EXPO đang dần thu hẹp quy mô và tập trung hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ
trong thị trường nội địa. Quy mô của EXPO trong những năm gần đây:
EXPO 2011 EXPO 2012 EXPO 2013
Gian hàng tiêu chuẩn 500 gian 300 gian 240 gian
DN tham gia 200 DN 100 DN 70 DN
Khách quốc tế 3200 người 2000 người 1500 người
Khách Việt Nam 3900 người 4500 người 4000 người
Số Quốc gia / lãnh thổ 22
Giao dịch tại chỗ triệu USD triệu USD triệu USD
Đối với hội chợ VIFA HOME, đây là hội chợ chỉ mới được tổ chức thời gian gần
đây do Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ đứng ra tổ chức, đơn vị thực hiện là
Công ty Gỗ Liên Minh – cũng là một đơn vị thuộc hiệp hội. Hội chợ tuy mới được tổ
chức gần đây nhưng do có các ưu thế về khả năng huy động các doanh nghiệp từ chính
hiệp hội cũng như sự am hiều về ngành nên quy mô được phát triển khá cao qua các năm:
VIFA 2011 VIFA 2012 VIFA 2013
Trang 11
Gian hàng tiêu chuẩn 596 gian 614 gian 604 gian
DN tham gia 130 DN 137 DN 131 DN
Khách quốc tế 2489 người 2777 người 2701 người
Khách Việt Nam 5672 người 4387 người 4805 người
Số Quốc gia / lãnh thổ 65 70
Giao dịch tại chỗ 3.3 triệu USD 2.6 triệu USD 4.25 triệu USD
Việc sáp nhập hai hội chợ uy tín này lại đảm bảo về chất lượng cũng như quy mô
của hội chợ sau này, góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp kinh doanh nhóm
ngành hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ không chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
mà cả nước nói chung.
Năng lực tổ chức hội chợ khá cao khi hình thành từ hai hội chợ uy tín và có
tiếng tăm về chuyên ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ.
b) Mức giá và chất lượng mặt bằng:
Hội chợ VIFA – EXPO được tổ chức với các mục tiêu chính:
− Quảng bá hội chợ đến các thương gia và nhà đầu tư quốc tế.
− Xây dựng hình ảnh Quốc gia cũng như ngành đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
− Giới thiệu môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài
vào ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và
khuyến khích xuất khẩu.
− Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá rộng rãi sản phẩm và thương hiệu
mình đến các nhà đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế.
− Nâng cao chất lượng của hội chợ trên các mặt: kết quả giao dịch, chất lượng doanh
nghiệp tham gia và tham quan hội chợ.
− Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện quảng bá sản phẩm và tìm thị
trường xuất khẩu.
Chính vì thế mức giá mà Hội chợ đưa ra cho các doanh nghiệp cũng mang tính hỗ
trợ cho các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể:
Trang 12
Tỷ giá Giá
Mức giá hỗ trợ cho
DN trong nước
Gian tiêu chuẩn
(3mx3m) (1mặt)
1USD =
21.000VND
31.185.000
VND/booth
Hỗ trợ 40%
Gian tiêu chuẩn
(3mx3m) (2 mặt)
1USD =
21.000VND
35.805.000
VND/booth
Hỗ trợ 40%
Đất trống khu A
(premium)
1USD =
21.000VND
3.465.000 VND/m2 Hỗ trợ 40%
Đất trống khu B
1USD =
21.000VND
3.045.000 VND/m2 Hỗ trợ 40%
So sánh với mặt bằng chung đối với các hội chợ tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và
Triển lãm Sài Gòn - SECC thì mức gía đưa ra khá thấp. Đây là địa điểm tổ chức hội chợ
gắn liền với các hội chợ quốc tế tầm cỡ với quy mô có thể chứa đến hàng ngàn gian hàng.
Mặt bằng xây dựng hiện đại và đẹp mắt, các dịch vụ hỗ trợ trong toà nhà (điện, nước, cho
thuê các vật dụng như bàn, ghế, kệ, tủ, ) cũng được đánh giá khá tốt.
Các gian hàng trong hội chợ được dàn dựng bởi công ty TNHH Quảng cáo – Hội
chợ triển lãm Minh Tiến vốn đơn vị có uy tín trong công tác dàn dựng hội chợ. Mỗi gian
hàng tiêu chuẩn được bố trí theo diện tích 3mx3m được trang bị điện nước, bảng tên, bàn,
ghế với thiết kế khá đẹp mắt.
Trang 13
Ngoài ra, đối với các đơn vị có nhu cầu có thiết kế riêng, ban tổ chức hội chợ cũng
sẽ hỗ trợ các đơn vị trong công tác thiết kế, dàn dựng.
Mức giá hỗ trợ ưu đãi cũng như chất lượng các gian hàng được đánh giá khá
cao góp phần thu hút các đơn vị tham gia. Hàng hoá của các đơn vị được trưng bày tại
những gian hàng được đầu tư về hình thức, chất lượng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của
doanh nghiệp trong mắt đối tác và cả người tiêu dùng.
c) Đơn vị tổ chức:
Hội chợ được tổ chức bởi Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ (HAWA Corporation).
HAWA được thành lập vào năm 1991 với vị trí là tổ chức ngành nghề của các doanh
nghiệp trong các ngành đồ gỗ, trang trí nội thất, gốm sứ, mây tre lá, sơn mài, gỗ mỹ nghệ
và thêu đan; được tổ chức trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau của các doanh
nghiệp. Tính đến nay, Hội có 340 thành viên, trong đó có khoảng 60% doanh nghiệp
thuộc ngành gỗ, 25% các doanh nghiệp thuộc ngành mỹ nghệ, ngành khác chiếm khoảng
15%. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm khoảng 45%, số còn lại thuộc các
tỉnh thành khác trên cả nước. 100% thành viên của Hội đều có pháp nhân. Đa phần các
Trang 14
doanh nghiệp tham gia Hội đều phải đảm bảo về các tiêu chí, tiêu chuẩn đặt ra của hội
nên có thể đánh giá tổng quát các thành viên của Hội đều là các doanh nghiệp có uy tín,
các hoạt động kinh doanh đều được kiểm soát và bảo đảm bởi hội. Có thể nói, HAWA
ngoài vai trò là đơn vị đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các hội viên thì
HAWA còn là cầu nối giữa hội viên với cơ quan nhà nước, tổ chức quảng bá nhằm gia
tăng sự phát triển của ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ, cung cấp thông tin cho các hội viên
và là đại diện của các hội viên trong quan hệ quốc tế.
Đối với đơn vị tổ chức thực hiện là Công ty Gỗ Liên Minh: Đây là đơn vị thành
viên của HAWA, với giám đốc là Phó Chủ tịch Hội, là công ty khá uy tin trong ngành sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ.
Ngoài các đơn vị trên, Hội chợ VIFA – EXPO cũng có sự tham gia phối hợp của
các đơn vị như: Công ty TNHH Quảng cáo – Hội chợ triển lãm Minh Tiến phối hợp về
thi công dàn dựng; Công ty TNHH Giao nhận vận tải sao Bạch Minh (VEGA Logistics)
phối hợp về vận chuyển hàng hoá; Công ty Dịch vụ Ngọc Lan phối hợp về dịch vụ vệ
sinh; Công ty Sóng Thần Security phối hợp về dịch vụ bảo vệ; Công ty Vietravel, Bến
Thành Tourist phối hợp về dịch vụ xin Visa, đăng ký khách sạn và dịch vụ đi lại cho các
doanh nghiệp tham gia triển lãm hay khách tham quan.
Các đơn vị tổ chức Hội chợ đều có uy tín và năng lực, kinh nghiệm về tổ chức
hội chợ triển lãm. Đảm bảo trong công tác huy động các doanh nghiệp tham dự, xây
dựng, triển khai các kế hoạch tổ chức Hội chợ.
d) Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực sử dụng trong công tác tổ chức hội chợ ngoài thuộc HAWA và các
công ty trên thì còn được thuê mướn thêm từ bên ngoài. Tổng nhân sự tham gia trong
công tác chuẩn bị gần khoảng 200 người, trong đó đảm trách các công việc khác nhau
như:
Công việc Tổng số Thuê ngoài
Trang 15
Nhân sự trong công tác
chuẩn bị trước Hội
Chợ
- Dàn dựng -100 người -90 người
- Họp Báo
- Liên hệ doanh nghiệp
- Quảng bá
- In ấn Tài liệu, bảng tên,
- Chuẩn bị khai mạc Hội
chợ,
- Các vấn đề thanh toán,
vận chuyển của doanh
nghiệp,
-50 người
Khai mạc Hội chợ - Mời Khách mời
- Kịch bản sân khấu
- Bố trí sân khấu,…
- Tiếp đón khách mời
-80 người -30 người
Công tác quản lý trong
quá trình diễn ra Hội
chợ
- Trực Hội chợ
- Thông tin, hướng dẫn và
hỗ trợ các đơn vị tham gia
cũng như khách tham quan
- Bảo vệ
- Vệ sinh
-100 người -50 người
Sau Hội chợ - Tháo dỡ -100 người -90 người
- Vệ sinh -20 người -20 người
- Cho doanh nghiệp vận
chuyển hàng ra khỏi hội
chợ
- Thanh toán
-20 người
Tuy nhiên, lượng nhân sự vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu Hội chợ, nhất là còn
một bộ phận nhân sự vốn làm việc tại Hội (công việc bàn giấy) vẫn chưa có kinh nghiệm
thực tiễn trong công tác tổ chức hội chợ nên khả năng giải quyết và xử lý tình huống còn
chưa nhạy bén, ảnh hưởng phần nào đến công tác tổ chức hội chợ.
Nhân sự phục vụ cho công tác tổ chức hội chợ còn thiếu về lượng lẫn về chất.
Trang 16
e) Công tác quảng bá, xúc tiến hội chợ:
Hội chợ thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến khá hiệu quả trên các
phương tiện truyền thông như:
Quảng bá trong nước:
Tổ chức các hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà
Nội, Bình Định, với các hoạt động:
- Quảng cáo trên các báo, tạp chí trong nước:
+ Vietnam business forum (tiếng Anh): nguyên trang.
+ Doanh nhân Sài Gòn: 1/2 trang.
+ Saigon Times Weekly: 1/2 trang + banner website.
+ Vietnam Economic News: nguyên trang + bài PR.
- Quảng cáo trên các Poster tại sân bay Tân Sơn Nhất.
- Quảng cáo billboard tại Bình Dương.
- Tổ chức họp báo với các đơn vị báo đài uy tín: Saigon Times, Doanh nhân sài
Gòn,
- Quảng bá, đưa tin trên các nhà đài: Đài truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh, Đài truyền hình tỉnh Đồng Nai, Đài truyền hình tỉnh Bình Dương.
- Các hoạt động E-Marketing:
+ Banner Website trên Saigon Times Weekly.
+ Gửi Email mời tham dự:
• Gửi thủ công mời các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh về ngành gỗ và
thủ công mỹ nghệ trên cả nước.
• Gửi thư mời các doanh nghiệp nước ngoài về ngành gỗ và nội thất lớn
tập trung vào thị trường các nước Mỹ, EU, các quốc gia Đông và Trung
Bắc Á
Quảng bá ở nước ngoài:
- Chủ động quảng bá thông qua các Tham tán thương mại.
- Quảng bá trên các báo, tạp chí:
+ Furniture Today (Mỹ)
+ The Home Living (Nhật Bản)
+ Mobel Markt (Đức)
+ Furniture & Furnishing (Singapore – phát hành toàn cầu)
+ Furniture (Hàn Quốc)
- Quảng cáo trên ấn phẩm Fair Giude của Mobel Markt
- Quảng cáo chung AFIC Ad (AFIC: Hội đồng Công nghiệp đồ gỗ Đông Nam Á).
- Các hoạt động E-Marketing:
+ Sử dụng E-Newsletter của Furniture Today: gửi thư giới thiệu về hội chợ cho
các doanh nghiệp quan tâm.
+ Trao đổi quảng cáo (barter) với khoảng 10 đơn vị:
Trang 17
• UBM Sinoexpo Int’ Exbihition Co.,Ltd (Trung Quốc).
• Chan Chao Int’ Co.,Ltd - (Đài Loan)
• Asia Medialine (M) Sdn. Bhd. – (Malaysia)
• Promodex Holdings Sdn. Bhd – (Malaysia)
• Foshan City Bituo Machinery Equipment Network Serve Co.,Ltd – (Trung
Quốc)
• Dalian Northern Int’ Exhibition Ltd – (Trung Quốc)
• FEM Publishing (M) Sdn. Bhd – (Malaysia).
• EFE Expo SDN BHD – (Malaysia).
• Keshan Infotech Pvt.Ltd – (Ấn Độ).
• IFOR Fair Organizations – (Turkey).
Bên cạnh đó, để tăng cường các hoạt động quảng bá, Hội chợ còn in Brochre
VIFA, cuốn hướng dẫn triễn lãm, Show Directory, cho các doanh nghiệp cũng như khách
tham quan.
Có thể thấy, Hội chợ thực hiện khá nhiều hình thức quảng bá trên các phương
tiện truyền thông. Tuy nhiên, các hoạt động E – Marketing vẫn chưa được khai thác và sử
dụng hiệu quả. Việc sử dụng các hoạt động E-Marketing trong công tác quảng bá có thể
giúp tiết kiệm chi phí nhưng cũng đảm bảo chất lượng và hiệu quả quảng bá cho hội chợ.
f) Nguồn tài chính:
Nguồn tài chính ngoài từ phía đơn vị tổ chức thực hiện còn có sự hỗ trợ từ nguồn
kinh phí xúc tiến của thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ trong các hoạt động quảng bá, xúc
tiến hội chợ.
Nguồn tài chính được đảm bảo sẽ là ưu thế của đơn vị khi triển khai các hoạt
động E-Marketing góp phần nâng cao quảng bá Hội chợ, mang đến những thành công
đáng kể, góp phần tạo sự hiệu quả trong công tác tổ chức hội chợ cũng như hỗ trợ các
doanh nghiệp trong công tác xúc tiến kinh doanh ở thị trường trong nước và nước ngoài.
Trang 18
1.3. Phân tích SWOT:
Cơ Hội (O) :
O1: Triển vọng gia tăng
xuất khẩu của ngành gỗ và
thủ công mỹ nghệ đối với
thị trường nước ngoài và
sự hồi phục của nền kinh
tế
O2: Năng lực các doanh
nghiệp trong nước bị hạn
chế, nhu cầu tham gia các
hội chợ triển lãm có ý
nghĩa rất lớn để giới thiệu
hình ảnh công ty cũng như
sản phẩm đến người tiêu
dùng trong nước và các
đối tác quốc tế.
O3: Sự phát triển nhanh
chóng của internet là cơ
hội lớn cho việc áp dụng
các phương thức e-
marketing trong việc
quảng bá về hội chợ
Nguy Cơ (T):
T1: nguy cơ cạnh tranh từ
LifeStyle Vietnam khi
thời gian tổ chức giữa hai
hội chợ chỉ xê xích nhau 1
tháng và các chủng loại
mặt hàng gần giống nhau.
T2: Thách thức từ các quy
định mới có thể gây khó
khăn cho các nhà đẩu tư
trong các hoạt động kinh
doanh, xuất khẩu sang thị
trường nước ngoài.
Điểm mạnh (S):
S1: Năng lực tổ chức hội
chợ khá cao khi hình thành
từ hai hội chợ uy tín và có
Tận dụng cơ hội phát huy
thế mạnh
Tận dụng thế mạnh giảm
thiều nguy cơ
Trang 19
tiếng tăm về chuyên ngành
đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ
S2: Mức giá hỗ trợ ưu đãi
cũng như chất lượng các
gian hàng được đánh giá
khá cao góp phần thu hút
các đơn thị tham gia
S3: Các đơn vị tổ chức Hội
chợ đều có uy tín và năng
lực, kinh nghiệm về tổ
chức hội chợ triển lãm
Điểm yếu (W):
W1: Nhân sự phục vụ cho
công tác tổ chức hội chợ
còn thiếu về lượng lẫn về
chất.
W2: Các hoạt động E –
Marketing vẫn chưa được
chú trọng khai thác và sử
dụng hiệu quả.
Nắm bắt cơ hội để khắc
phục điểm yếu
Giảm các điểm yếu để
giảm nguy cơ
Trang 20
Chương 2: HOẠCH ĐỊNH CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU EMARKETING
2.1. Xác định thị trường:
2.1.1. Phân khúc thị trường:
Hội chợ HCMC Vifa Expo là hội chợ dành cho đối tượng khách hàng doanh
nghiệp, cụ thể là các công ty kinh doanh đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm trưng bày
tại hội chợ gồm đồ gỗ nội - ngoại thất, mẫu thiết kế, nguyên liệu gỗ, thiết bị công nghệ
chế biến gỗ, sản phẩm mỹ nghệ, mây tre lá Ngoài các doanh nghiệp lớn sản xuất kinh
doanh trong ngành hàng này, hội chợ còn nhắm đến đối tượng các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, ít có điều kiện tham gia triển lãm, xúc tiến xuất khẩu tại các hội chợ quốc tế có quy
mô lớn, tổ chức ở nước ngoài.
Phân khúc theo địa lý, các khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước,
Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An… ngoài ra còn có các đơn vị từ các địa
phương mạnh về đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ như Hà Nội, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Bình
Định, Quảng Nam… Tại hộ trợ, các gian hàng sẽ được bố trí thành các khu vực gian
hàng chung (Khu Hawa, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…) giúp các tỉnh thể hiện được
năng lực sản xuất địa phương, đồng thời thêm phong phú hội chợ. Ngoài ra hội trợ còn
nhắm đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài đã kinh doanh tại Việt
Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp có thể sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Đối
tượng khách hàng cuối cùng là các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư
trong ngành hàng đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, hội chợ chính là cơ hội giúp họ
tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư, nghiên cứu thị trường nước ta.
Về đối tượng khách tham quan hội trợ, phân khúc chủ yếu được nhắm đến là các
nhà nhập khẩu và khách tham quan quốc tế. Điển hình, Expo 2011 đạt trên 14.200 lượt
khách; trong đó có khoảng 3.200 lượt khách nước ngoài. Đáng chú ý là có hơn 425 nhà
nhập khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ,
Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông,
Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Úc, Nga, Srilanca… đã trực tiếp hoặc gián tiếp đàm
phán, ký kết hợp đồng tại Hội chợ. Ngoài đối tượng trên, khách hàng là người tiêu dùng,
Trang 21
đối tượng khách hàng ở độ tuổi trung niên, có thu nhập cao, đặc biệt là các doanh nhân
cũng là đối tượng khách hàng quan trọng của hội trợ.
2.1.2. Xác định mục tiêu:
Mục tiêu chính của tổ chức hội trợ là tạo doanh thu từ việc thu hút các đối tượng
doanh nghiệp tham gia trưng bày tại các gian hàng. Trong năm 2014, số lượng gian hàng
là 640 gian hàng và mục tiêu dự kiến là 800 gian hàng cho các năm tới. Doanh thu năm
2014 là 10.8 tỷ VNĐ.
Đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp kinh doanh trong nhóm mặt
hàng:
+ Đồ gỗ (trang trí nội, ngoại thất, gỗ nguyên liệu trong xây dựng như các loại ván
ép, tượng điêu khắc gỗ )
+ Thủ Công mỹ nghệ (các mặt hàng sơn mài, mây – tre – lá, hàng từ vỏ dừa,…)
Trong đó bao gồm các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, ít có cơ hội tham gia triển lãm, và các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh
hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực trên. Về số lượng khách hàng dự kiến
trong năm 2014 là 140 doanh nghiệp, trong đó có 21 doanh nghiệp nước ngoài đến từ 9
nước.
2.1.3. Khác biệt hóa:
Để tạo sự khác biệt so với các hội trợ đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ khác cũng như so
với các hội trợ trước, bắt đầu từ năm 2014, hội trợ sẽ đẩy mạnh một số hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm như sau:
Xây dựng gian hàng triển lãm trực tuyến E-showroom:
- Doanh nghiệp không tham gia triển lãm tại Hội chợ EXPO nhưng có thể tham gia triển
lãm thông qua hội chợ trực tuyến tại trang www.hcmcexpo.com.vn và
www.tradeshow.com.vn và được hưởng các lợi ích tương tự như các nhà trưng bày tại hội chợ.
- Doanh nghiệp tham gia hội chợ trực tuyến sẽ được xây dựng một gian hàng trực
tuyến với các chức năng như: thông tin doanh nghiệp, hình ảnh, sản phẩm của
doanh nghiệp….
- So với hội chợ thực, hội chợ trực tuyến không bị giới hạn về không gian, thời gian
(mở cửa 24/24, 365 ngày/năm). cùng với catalogue sản phẩm trực tuyến khách
Trang 22
hàng đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể xem và lựa chọn sản phẩm của
Doanh nghiệp. Qua đó giúp cho Doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm,
tiếp cận, gặp gỡ, tìm hiểu và mở rộng quan hệ đến các đối tác từ khắp nơi trên thế
giới mà tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp và khách hàng.
Trong tương lai, website sẽ hoàn thiện tính năng cung cấp dịch vụ giao dịch và
thanh toán trực tuyến.
Ngoài ra hội trợ còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khác như:
- “Sourcing Center” – Trung Tâm Xúc Tiến tại Hội chợ: Doanh nghiệp sẽ được hỗ
trợ dịch vụ kết nối giao thương ngay tại triển lãm nhằm nâng cao cơ hội kinh
doanh, cơ hội xuất khẩu cho Doanh nghiệp.
- “Sourcing Seminar” - Hội thảo nguồn hàng trong hội chợ: Doanh nghiệp sẽ có cơ
hội nâng cao số lượng giao dịch thông qua việc trao đổi trực tiếp với các nhà thu
mua, nhà nhập khẩu.
2.1.4. Định vị:
Hàng năm có 3 chương trình Hội chợ đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh nên việc tập trung trong việc xây dựng, tổ chức hội chợ với quy
mô chuyên nghiệp cũng như sự quảng bá rộng rãi sản phẩm và thương hiệu ngành chế
biến gỗ và thủ công mỹ nghệ đến các nhà đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế còn
hạn chế. Do đó, từ việc thống nhất kết hợp hai hội trợ uy tín là Hội trợ Expo cho mặt hàng
đồ gỗ và Hội trợ Vifa cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ thành một hội trợ chung cho cả hai
mặt hàng trên thành mộ hội trợ duy nhất nhằm nâng cao uy tín và chất lượng hội chợ cũng
như đa dạng thành phần doanh nghiệp tham gia.
Hội chợ giúp ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ trong nước vốn có cơ hội tiếp xúc,
gặp gỡ nhiều hơn với nhà nhập khẩu quốc tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều
kiện quảng bá sản phẩm và tìm thị trường xuất khẩu. Giúp xây dựng hình ảnh Quốc gia
cũng như ngành đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Trang 23
Tên đầy đủ: Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ, Đồ dùng nội thất và Thủ Công mỹ nghệ Việt
Nam (Vietnam International Furniture, Home Accessories and handicrafts Fair). Tên giao
dịch: VIFA – EXPO. Dự kiến mỗi năm tổ chức 1 lần vào tháng 3.
2.2. Phân tích thị trường:
2.2.1. Phân tích cơ hội thị trường:
Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gỗ :
Hiện tại nước ta có trên 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ ở các loại hình sở hữu
khác nhau, trong đó có khoảng 95% số doanh nghiệp chế biến lâm sản thuộc loại hình sở
hữu tư nhân và khoảng 5% thuộc sở hữu Nhà nước.
Sự phân bố các đơn vị chế biến gỗ rất không đồng đều trong phạm vi cả nước.
Những địa phương có nhiều rừng như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ hay Tây Nguyên có số
lượng và quy mô các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản rất khiêm tốn và nhỏ. Trong
khi đó hơn 80% số doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ tập trung ở các tỉnh phía Nam, một
số vùng ít rừng như Đông Nam Bộ lại tập trung đến gần 60% số doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu cả nước với quy mô khá lớn (đồ thị 1).
Bảng 1: Quy mô doanh nghiệp theo vốn đầu tư và lao động
Theo vốn đầu tư
Nhỏ Vừa Lớn
93% 5.5% 1.2%
Theo lao động
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn
Trang 24
46% 49% 1.7% 2.5%
Đồ thị 1: Phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ theo vùng kinh tế
Hiện tại, các doanh nghiệp đồ gỗ tại Việt Nam đa số có quy mô vừa và nhỏ, còn ít cơ hội
để tham gia giới thiệu quảng bá sản phẩm tới người dùng trong nước và thế giới.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng mỹ nghệ
Ngành Mỹ nghệ Việt Nam rất đa dạng và phong phú, khó có thể khái quát trong
một đoạn văn ngắn. Theo Vietcraft, với quy mô xuất khẩu hàng năm vào khoảng 1,5 tỷ
USD, chỉ chiếm 1,5% thị phần trên thị trường thế giới (khoảng 100 tỷ USD). Từ xuất phát
điểm ở mức thấp này, cánh cửa mở ra đối với các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ là rất
lớn. Các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu mạnh nhất của Việt nam hiện nay là gốm sứ mỹ
nghệ và gia dụng, mây – tre – lá, khảm, sơn mài … Sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam được
tạo ra bởi những bàn tay khéo léo, là sự kết hợp của những vật liệu thiên nhiên với sức lao
động và thổi hồn văn hóa dân tộc vào đó, đang được nhiều nước Âu – Mỹ - Nhật quan
tâm. Tuy vậy, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện nay đa số đều sản xuất
quy mô nhỏ lẻ, lao động thủ công, chua có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường.
2.2.2. Phân tích nhu cầu:
Về nhu cầu đối với mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu, hiện nay, xuất khẩu đồ gỗ hiện đứng
vị trí thứ 8 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (2012). Trên bình diện thế
Trang 25