Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tăng cường công tác kê khai thuế qua mạng internet tại cục thuế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 122 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI




NGUYỄN QUỐC CƯỜNG




TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
INTERNET TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI


NGUYỄN QUỐC CƯỜNG



TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
INTERNET TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG



Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60. 34. 04.10




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN



HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tác
giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn




Nguyễn Quốc Cường















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự cố gắng của tác giả còn nhận được
sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân trong và ngoài Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn
người đã dành nhiều thời gian và công sức, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm
ơn các Thầy, Cô giáo của Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Khoa kinh tế và Phát triển Nông thôn, bộ môn Phân tích định
lượng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Xin cảm ơn các nguồn tư liệu quý báu từ cơ sở dữ liệu của ngành thuế, các
nghiên cứu về Kê khai thuế qua mạng của các tác giả trong và ngoài nước.
Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệ
p đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu luận văn.
.

Bắc Giang, ngày tháng năm 2015
Tác giả


Nguyễn Quốc Cường





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Lý luận cơ bản về kê khai thuế qua mạng 4
2.1.1 Kê khai thuế 4
2.1.2 Khái niệm về kê khai thuế qua mạng 6
2.2 Sự cần thiế
t của việc áp dụng khai thuế qua mạng 13
2.2.1 Đối với cơ quan thuế 13
2.2.2 Đối với người nộp thuế 15
2.2.3 Đối với kinh tế - xã hội 16
2.3 Kinh nghiệm thực hiện khai thuế qua mạng của một số nước trên thế giới và
bài học rút ra cho Việt Nam 18


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

2.3.1 Kinh nghiệm thực hiện khai thuế qua mạng của một số nước trên thế giới. . 18
2.3.2 Nhận xét chung và bài học rút ra cho Việt Nam 21
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Khái quát sơ bộ về địa bàn tỉnh Bắc Giang 24
3.2 Một số vấn đề chung về Cục Thuế tỉnh Bắc Giang 24
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 25
3.2.3 Một số kết quả
hoạt động của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang 27
3.3 Phương pháp nghiên cứu 2 9
3.3.1 Phương pháp chọn điểm khảo sát 29
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu 30
3.3.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu 31
3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 31
3.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thực trạng thực hiện kê khai thuế qua mạng tại Cục thuế tỉ
nh Bắc Giang 33
4.1.1 Sơ lược quá trình triển khai áp dụng khai thuế qua mạng tại Việt Nam 33
4.1.2 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kê khai thuế qua mạng 36
4.1.3 Quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện khai thuế qua mạng tại Cục thuế
tỉnh Bắc Giang 37
4.1.4 Quy trình thủ tục Kê khai qua mạng tại Cục thuê tỉnh Bắc Giang 42
4.1.5 Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai kê khai thuế qua mạng tại Cục
thuế
tỉnh Bắc Giang 46
4.1.6 Kết quả thực hiện khai thuế qua mạng tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang 50

4.1.7 Nguyên nhân thành công và hạn chế trong triển khai kê khai thuế qua
mạng internet tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang 66
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới kê khai thuế qua mạng trên địa bản tỉnh Bắc Giang 69
4.2.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.2.2 Các yếu tố thuộc về cơ quan thuế 69
4.2.3 Các nhân tố khác 69
4.3 Giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác kê khai thuế qua mạng trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang 70
4.3.1 Định hướng và cơ sở xây dựng giải pháp 70
4.3.2 Các giải pháp 74
4.3.3 Lựa chọn và mở rộng hoạt động cùa các nhà cung cấp dịch vụ Chứng
thư số và dich vu T-VAN 89
4.3.4 Các giả
i pháp hỗ trợ khác 95
4.4 Dự báo triển vọng tương lai của Khai thuế điện tử 97
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1 Kết luận 98
5.2 Kiến nghị 102
5.2.1 Đối với Bộ Tài chính 102
5.2.2 Đối với Tổng cục Thuế 103
5.2.3 Đối với Cục Thuế tỉnh Bắc Giang 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 107






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Ước tính doanh số Thương mại Điện tử của Việt Nam năm 201316
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động thu Ngân sách nhà nước tại Cục thuế Bắc Giang
(2011-2013) 27
Bảng 3.2 Thống kê các loại hình doanh nghiệp hoạt động đến 31/12/2013 28
Bảng 3.3 Số thu NS từ khối DN 28
Bảng 4.1 Số lượng DN trước thời gian triển khai (tháng 11/2011) 38
Bảng 4.2 Số lượng DN đã
đăng ký nộp tờ khai qua mạng từng đơn vị 50
Bảng 4.3 Số lượng DN đã nộp tờ khai qua mạng từng đơn vị 51
Bảng 4.4 Tỷ lệ nộp tờ khai qua mạng thực tế so với số đã đăng kí 51
Bảng 4.5 Số lượng tờ khai thuế thuế qua mạng 53
Bảng 4.6 Số lượng DN đã nộp tờ khai qua mạng 54
Bảng 4.7 Thố
ng kê khảo sát ý kiến DN 55







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1 Thu ngân sách từ khối doanh nghiệp so với tổng thu ngân sách
hàng năm của Cục thuế Bắc Giang 29
Biểu đồ 4.1 Số lượng DN đã đăng ký nộp tờ khai qua mạng 50
Biểu đồ 4.2 Số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa thực hiện 52
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ DN nộp tờ khai 52








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Mô hình tổng quát hệ thống truyền nhận dữ liệu khai thuế
qua mạng 12
Sơ đồ 2.2 Tổng quát quá trình truyền nhận dữ liệu từ T-VAN đến Tổng cục
Thuế 12
Sơ đồ 3.1 Mô hình các Phòng chức năng tại Cục Thuế Bắc Giang 26
Sơ đồ 4.1 Các quy trình của kê khai thuế qua mạ
ng 42
Sơ đồ 4.2 Quy trình nghiệp vụ khai thuế qua mạng tổng thể 44
Sơ đồ 4.3 Quy trình nộp hồ sơ khai thuế qua mạng 45








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu Chữ và nghĩa của câu
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GTGT
iHTKK
Giá trị gia tăng
Kê khai thuế qua mạng internet
MST Mã số thuế
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
TNCT Thu nhập chịu thuế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
T-VAN Dịch vụ truyền nhận dữ liệu điệ
n tử trung gian








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa
của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển
và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ
quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động sả
n xuất kinh doanh nói riêng đã và đang từng bước đổi mới, cải
tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho
các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Thuế đã
có nhiều cô gắng và đạt được một số kết quả bước đầu trong tiến trình cải
cách thủ t
ục hành chính và hiện đại hóa ngành Thuế. Rất nhiều giải pháp đã
được ngành Thuế triển khai áp dụng trong quá trình quản lý, đặc biệt là triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước về Thuế.
Các quy trình thủ tục Thuế luôn được cải tiến sao cho ngày càng đơn giản,
thuận lợi hơn, minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản
xuấ
t, kinh doanh thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
Theo kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Thuế giai
đoạn 2010-2020 ban hành, mục tiêu của ngành Thuế Việt Nam đến năm 2020
là phấn đấu bắt kịp trình độ của Thuế các nước trong khu vực, thể hiện: lực
lượng Thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống quản lý thuế phần lớn là tự
động hóa; ứng dụng công nghệ
thông tin; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Để đạt
được mục tiêu này, trong giai đoạn 2010-2015, ngành Thuế đã đề ra kế hoạch cụ

thể để thực hiện các chương trình lớn, đó là: chương trình cải cách thể chế;
chương trình công nghệ thông tin và trang thiết bị nghiệp vụ; chương trình cải
cách tổ chức bộ máy; chương trình chuẩn hóa cán bộ và đào tạo - bồi dưỡng
nghiệp v
ụ Thuế và chương trình xây dựng trụ sở làm việc, chương trình thực hiện


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

thủ tục thuế điện tử. Trong đó, triển khai “kê khai thuế qua mạng internet” là một
trong những nội dung quan trọng của chương trình cải cách cần phải thực hiện.
Thực hiện kế hoạch của Tổng Cục Thuế, từ tháng 10 năm 2011 ngành thuế
Bắc Giang đã triển khai thực hiện khai thuế điện tử (khai thuế qua mạng internet-
iHTKK). Đây là một bước đột phá quan trọng c
ủa ngành thuế trong công cuộc cải
cách thủ tục hành chính. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy khai thuế
qua mạng là một hình thức khai thuế mới có nhiều ưu điếm so với khai thuế thủ
công, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, tiếp nhận
nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ và nâng cao hiệu quả quản lý Việc làm
này đã
được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một
đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền
kinh tế thế giới.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc thực hiện khai thuế qua mạng tại
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn
thiện và phát triển công tác khai thuế
qua mạng trong thời gian tới. Chính vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác kê khai
thuế qua mạng internet tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sơ đánh giá thực trạng công tác kê khai thuế qua mạng Internet
tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang thời gian qua đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
và hoàn thiện công tác kê khai thuế qua mạng Internet tại Cục thuế
tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kê khai
thuế qua mạng Internet đang áp dụng tại Cục thuế các tỉnh trong cả nước;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kê
khai thuế qua mạng Internet tại Cục thuế Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2013;


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

- Đề xuất giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác kê khai thuế qua
mạng Internet tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang những năm tiếp theo.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về kê
khai thuế qua mạng Internet tại các đơn vị của ngành thuế ở nước ta
Đố
i tượng khảo sát là các doanh nghiệp, cán bộ Cục thuế tỉnh Bắc
Giang và một số đơn vị trực thuộc.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm cuối
năm 2011 đến đầu năm 2014.

- S
ố liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014.
- Giải pháp đề xuất những năm tiếp theo.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến công tác
kê khai thuế qua mạng Internet tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
1. Thực trạng công tác kê khai thuế qua mạng Internet tại
Cục thuế tỉnh Bắc Giang thời gian qua diễn ra như thế nào?
2. Những kết quả
đạt được, những bất cập và nguyên nhân trong quá trình
triển khai công tác kê khai thuế qua mạng Internet tại
Cục thuế tỉnh Bắc Giang ?
3. Để tăng cường và hoàn thiện công tác kê khai thuế qua mạng Internet tại
Cục thuế tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp nào?



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


2.1 Lý luận cơ bản về kê khai thuế qua mạng
2.1.1 Kê khai thuế
Khái niệm: Kê khai thuế là nghĩa vụ của tất cả người nộp thuế (tổ chức,
cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, việc kê khai phải thực
hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Người nộp thuế phải khai chính xác,
trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính
quy định và nộp đủ các loại chúng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế


với cơ quan quản lý thuế. Có nhiều hình thức kê khai thuế, tùy thuộc vào quy
định và sự phát triển của từng quốc gia trên thế giói.
Nội dung kê khai thuế: Dù người nộp thuế thực hiện kê khai theo hình
thức nào thì việc kê khai thuế cũng phải đảm bảo đầy đủ thông tin cơ bản cần
thiết, bao gồm: cơ sở tính thuế và số thuế phải nộp. Tùy theo từng sắc thuế mà
thời gian nộp và hình thức hồ sơ khai thuế khác nhau để đảm bảo sự quản lý
chặt chẽ và tính đơn giản của hồ s
ơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế: Là các chứng từ phản ánh, ghi nhận các thông tin liên
quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế. Cụ thể:
- Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng, hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai thuế tháng: được người nộp thuế sử dụng để kê khai các
thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp.
+ Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra;
+ Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào;
+ Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
- Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm, hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Hồ sơ khai thuế năm: gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên
quan đến xác định sổ thuế phải nộp;
+ Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các
tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

+ Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế
năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
- Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế,
hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai thuế;

+ Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế
theo quy định, của pháp luật.
Hình thức kê khai thuế: Việc nộp hồ sơ khai thuế có thể được thực
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Dựa theo tiêu chí về phương thức kê
khai có 2 hình thức cơ bản: khai thủ công (khai bản giấy) và khai thuế điện tử
(khai thuế qua mạng).
* Kê khai thủ công:
- Hình thức kê khai đơn giản nhất và đã không còn được sử dụng là
người nộp thuế kê khai trên thiết bị máy tính, in ra và nộp bản giấy đến cơ
quan thuế. Việc này mất rất nhiều thời gian và công sức cho việc quản lý,
nhập liệu của cơ quan thuế.
- Hệ thống mã vạch được sử dụng: người nộp thuế dùng phần mềm hỗ
trợ kê khai (HTKK) được cơ quan thuế cung cấp, sau khi kê khai, kết xuất số
liệu kê khai thuế ra bản giấy có mã vạch, và chuyển đến cơ quan thuế, cơ
quan thuế dùng máy đọc mã vạch để nhập liệu tự động. Hình thức này đã
giảm thời gian cho cán bộ công chức thuế trong việc nhập liệu, tránh sai sót
về mặt số học cho người nộp thuế tuy nhiên, đối với những tờ khai bị lỗi
mã vạch, cán bộ công chức thuế vẫn phải thực hiện nhập lại số liệu kê khai
thuế của người nộp thuếbằng tay. số lượng TK bị lỗi không ít, nên vẫn rất
mất thời gian cho cán bộ Chi cục thuế và thời gian, công sức cho người nộp
thuế và tiềm
ẩn các lỗi nhập dữ liệu do nhập bàng tay.
* Hình thức kê khai thuế điện tử:
Ngoài phương thức truyền thống gửi trực tiếp hồ sơ giấy tới cơ quan
thuế, người nộp thuế còn có thế thực hiện hoàn toàn bằng phương tiện điện tử.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

Khi đó, người nộp thuế phải tạo chứng từ điện tử để truyền tới cơ quan thuế

qua mạng internet.
- Tùy vào trình độ phát triển công nghệ thông tin của từng quốc gia tại
từng thời điểm, người nộp thuế có thể kê khai thuế qua điện thoại vào máy
chủ của cơ quan thuế, người nộp thuế nhập tờ khai vào một thiết bị kê khai đặc
biệt và chuyển trực tiếp đến cơ quan thuế (đĩa mềm hoặc băng từ; Kê khai thuế
qua mạng: người nộp thu
ế sử dụng phần mềm để truy cập vào máy chủ của cơ
quan thuế đế kê khai và chuyến thông tin vào máy chủ hoặc kê khai qua mạng
internet. Hình thức kê khai thuế qua mạng internet được thực hiện phổ biến tại các
nước phát triển và là xu thế của các nước đang phát triển hiện nay.
Kê khai thuế điện tử (hay kê khai thuế qua mạng internet tại Việt Nam)
chỉ là bước đầu trong việc thực hiện thủ t
ục thuế điện tử. Thuế điện tử là một
hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ thuế cho các tố chức, cá nhân bên ngoài
ngành thuế. Các dịch vụ thuế điện tử gồm: cung cấp qua mạng các thông tin
tham khảo liên quan đên lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký
thuế, nộp tờ khai thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và giả
i quyết khiếu
nại tố cáo của người nộp thuế Nhận thông báo kết quả xét miễn thuế, giảm
thuế; hoàn thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Quá trình triển khai thủ tục thuế điện tử tại Việt Nam: Năm 2010,
ngành Thuế phối hợp vói Bộ Kế hoạch - Đầu tư triển khai dự án đăng ký kinh
doanh đăng ký thuế, theo đó, thay vì phải thực hiệ
n 2 thủ tục (đăng ký kinh doanh
sau đó thực hiện đăng ký thuế) thì DN chỉ cần thực hiện 1 thủ tục là đến các Sở kế
hoạch đâu tư là có thể đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Kê khai thuế qua
mạng hiện đang bắt đầu triển khai tại Việt Nam. Và thủ tục nộp thuế điện tử hiện
đã và đang được xây dựng và sẽ thực hiện trong thờ
i gian sắp tới.
2.1.2 Khái niệm về kê khai thuế qua mạng

Khái niệm: Kê khai thuế qua mạng, theo nghĩa rộng được hiểu là kê
khai thuế điện tử. Vì thông thường, nói đến khai thuế qua mạng là người ta
thường nghĩ đến kê khai thuế qua mạng internet.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

Theo cách hiểu của ủy ban Châu Âu về thươmg mại điện tử thì kê khai
thuế điện tử là hình thức kê khai thuế mà việc truyền, nhận dữ liệu kê khai
thuế được thực hiện qua các thiết bị điện tử, như: điện thoại, fax, telex,
Theo nghĩa hẹp thì kê khai thuế qua mạng chính là hình thức khai thuế
dựa trên truyền dữ liệu kê khai qua mạng Internet mà không tính đến việc
chuyển qua các thiế
t bị trung gian. Đây là cách hiểu thống nhất với cách hiểu về
thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc
(OECD) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và của Bộ Tư pháp tại Việt
Nam và Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử tại Việt Nam.
Nội dung kê khai: Việc kê khai thuế qua mạng được thực hiện bằng
cách truyền nhận các chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử trong kê khai thuế
thuế là thông điệp dữ liệu khai thuế gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện
điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hồ sơ khai thuế điện tử là hồ s
ơ bao gồm: tờ khai và các tài liệu kèm
theo theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đối vói
từng loại thủ tục ở dạng điện tử. Các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy
phải được chuyển đổi sang dạng điện tử. Chứng từ giấy chuyển sang chứng từ
điện tử phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau:
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang

chứng từ điện tử;
- Có chữ ký và họ tên của ngưòi thực hiện chuyển từ chứng từ giấy
sang chứng từ điện tử.
Điều kiện thực hiện khai thuế qua mạng: Để được thực hiện khai thuế
qua mạng, người nộp thuế phải đáp ứng 2 điều kiện cơ bản sau:
- Có Chứng thư số (chữ ký điện tử) do tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số công cộng cấp và đang còn hiệu lực. Điều này đảm bảo
tính pháp lý cần thiết cho người nộp thuế. Người nộp thuế cần lựa chọn đơn vị


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

cung cấp Chứng thư số được nhà nước công nhận. Các tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thư số sẽ được cơ quan thuế quản lý và theo dõi chặt chẽ. Nếu hồ sơ được
cung cấp qua dịch vụ T-VAN (các nhà cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu
điện tử trung gian) thì hồ sơ khai thuế của người nộp thuế phải có cả Chữ ký s

của người nộp thuế và của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN đó.
- Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet và có địa chỉ thư
điện tử liên lạc ổn định với Cơ quan thuế. Đường truyền mạng Internet là
kênh chính để người nộp thuế kết nối với cơ quan thuế. Vì vậy, để đảm bảo
không bị lỗi đường truyền và trong thời hạn. người nộp thuế phải trang bị
đường truyền mạng tốc
độ đảm bảo và có địa chỉ hòm thư điện tử để trao đổi
thường xuyên với cơ quan thuế khi cần tư vấn, nhận các thông báo của cơ
quan thuế
Thời gian nộp hồ sơ thuế qua mạng: Một trong những ưu điểm của
khai thuế qua mạng là người nộp thuế có thể nộp tờ khai thuế mọi lúc, mọi
nơi, cụ thể:
- Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực

thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày
trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết). Ngày nộp
hồ sơ thuế điện tử được tính từ 0 giờ đến 24 giờ cùng ngày.
- Thời điếm nộp hồ sơ thuế điện tử là thời điểm được ghi trên Thông
báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử của cơ quan thuế. Việc thời điểm là rất
quan trọng trong việc xác định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để ra quyết định
xử phạt hành chính về chậm nộp hồ sơ
khai thuế.
- Cơ quan thuế gửi thông báo xác nhận đã nhận được hồ sơ thuế điện tử
đến địa chỉ hòm thư điện tử của người nộp thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ
T-VAN (trường họp sử dụng dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút sau khi
người nộp thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN hoàn thành việc gửi h

sơ thuế điện tử.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

Yêu cầu của kê khai thuế qua mạng: Yêu cầu cơ bản trong kê khai thuế
qua mạng là tính toàn vẹn, chính xác của hồ sơ khai thuế và tính bảo mật thông tin.
Tính toàn vẹn, chính xác của hồ sơ khai thuế: Đối với hồ sơ khai thuế
bằng giấy, khi tờ khai thuế bị lỗi mã vạch và phải nhập bằng tay hoặc lỗi
trong quá trình quét mã vạch, tồn tại lỗi nhập liệu trong quá trình nhập tay,
ảnh hưởng tới tính chính xác thông tin khai thuế. Đối với hồ sơ khai thuế qua
mạng, hồ sơ chuyển định dạng PDF nhưng trong quá trình truyền dữ liệ
u qua T-
VAN, hay trên đường truyền vẫn có thể xảy ra tình trạng lỗi thông tin. Vì vậy, cần
đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác thông tin khai thuế cho người nộp thuế.
Bảo mật thông tin: Nhu cầu bảo mật thông tin là nhu cầu chính đáng và
rất lớn của người nộp thuế. Đối với hình thức khai thuế bằng giấy, người nộp

thuế khá yên tâm trong việc bảo mật thông tin vì dữ liệu khó tra cứu hơn và chỉ
có cán bộ kiếm tra thuế, cán bộ tiếp nhận tờ khai thuế là đối tượng biết thông tin
kê khai. Trong khi, đối với kê khai thuế qua mạng, dữ liệu đượ
c truyền cho
nhiều đối tượng, qua trung gian T-VAN và tra cứu cũng đơn giản hơn. Vì vậy,
đây cũng là một trong những nỗi lo và yêu cầu tuyệt đối của người nộp thuế.
Việc trao đổi thông tin về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải được bảo
mật theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân, cơ quan tham gia hệ
thống trao đổi thông tin, dữ liệu đ
iện tử về thuế có trách nhiệm đảm bảo tính an
toàn, bảo mật, chính xác và toàn vẹn của dữ liệu điện tử trong phạm vi nhiệm vụ
của mình; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện
pháp kỹ thuật cần thiết đế đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống.
Các hình thức kê khai thuế qua mạng: Người nộp thuế thực hiện
khai thuế điện tử theo một trong hai cách sau:
- Khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Cơ quan
thuế: người nộp thuế truy cập tài khoản giao dịch thuế điện tử; thực hiện khai
thuế trực tuyến tại cổng thông tin của Cơ quan thuế và gửi hồ
sơ khai thuế
điện tử cho Cơ quan thuế.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

Ưu, nhược điểm: Với mô hình này có ưu điểm là DN không sử dụng
phần mềm khai thuế, chỉ cần trang bị máy tính và đường truyền kết nối mạng
internet không cần công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép kết nối giữa hệ
thống & quản lý của DN và Cơ quan thuế. Tuy nhiên, khai qua Website cũng
có nhược điểm, các chi tiết, dữ liệu phải khai báo trực tiếp trên mạng internet.
Trong khi đó nếu t

ốc độ đường truyền không đảm bảo làm gián đoạn hay kéo
dài thời gian khai báo. Dữ liệu sao khai báo không lưu được trong dữ liệu của
DN, và DN không sử dụng lại được cho những lần khai báo tiếp theo.
- Khai thuế điện tử bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ khai thuế: người
nộp thuế lập hồ sơ khai thuế điện tử bằng phần mềm của cơ
quan thuế cung
cấp, ứng dụng hỗ trợ đáp ứng kết xuất ra chuẩn định dạng dữ liệu của Cơ
quan thuế, sau đó người nộp thuế truy cập vào tài khoản giao dịch thuế điện
tử (đã đăng kí và được Cơ quan thuế cung cấp tên người sử dụng -user) để
thực hiện gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho C
ơ quan thuế.
Phần mềm cài đặt tại DN có thể là phần mềm hỗ trợ kê khai được cung
cấp miễn phí bởi Cơ quan thuế và được cập nhật thường xuyên khi có phiên
bản mới) hoặc phần mềm kê khai thuế được cài đặt tại DN, có hỗ trợ kết xuất
mã vạch theo tiêu chuẩn của Tổng cục Thuế tích hợp chữ ký có tích hợp chữ ký
số và kết xuất báo cáo ra theo tiêu chuẩn c
ủa Tổng cục Thuế.
Ưu, nhược điểm: Với mô hình khai báo thông qua phần mềm cài đặt tại
DN, DN có thể truyền dữ liệu trực tiếp đến hệ thống tiếp nhận của Cơ quan
thuế. Phần dữ liệu sau khi đã đuợc cập nhật và xử lý sẽ nằm trên hệ thống xử
lý dữ liệu của Cơ quan thuế và hệ thổng dữ li
ệu của DN. Vì vậy, mô hình này
rất thuận lợi cho công tác tổng họp, lập báo cáo, quyết toán và hoàn thuế là
DN và Cơ quan thuế. Đặc biệt, khi có sự cố về đường truyền mạng, DN đang
phải thực hiện việc khai báo lại các dữ liệu của mình như mô hình khai qua
Website. Mô hình khai báo qua phần mềm cài đặt tại DN cũng có nhược
điểm. DN phải đầu tư chi phí phần mềm khai báo thuế, chi phí nâng cấp phần


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11


mềm khai báo khi có sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ thuế. Cơ quan thuế
phải công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép kết nối giữa hệ thống của DN
và hệ thống của Cơ quan thuế.
Ngoài những thuận lợi trong mô hình khai thuế qua mạng (khai thuế
qua mạng), việc khai thuế qua mạng cũng sẽ bộc lộ một số khó khăn vướng
mắc cho cả DN (doanh nghiệp) và Cơ quan thuế
qua việc phụ thuộc nhiều vào
đường truyền, chưa có phương án dự phòng khi phát sinh sự cố đường truyền;
còn tồn tại song song khai báo thủ công và khai báo từ xa dẫn đến khó khăn
trong công tác quản lý, thống kê về phía DN có quy mô sản xuất nhỏ không
sử dụng Công nghệ Thông tin (Công nghệ Thông tin) vào quản lý điều hành,
không có nhân sự am hiểu về Công nghệ Thông tin sẽ khó khăn trong việc
thực hiện khai thuế qua mạng. Một số DN sử dụ
ng dịch vụ khai thuế không
quản lý tốt hồ sơ thuế, phụ thuộc hoàn toàn vào người làm dịch vụ nên khó
khăn trong công tác thanh khoản khi thay đổi dịch vụ.
Mô hình truyền nhận dừ liệu kê khai thuế qua internet giữa Tổng cục Thuế
và các Cục, Chi cục thuế: Việc truyền nhận dữ liệu kê khai thuế qua mạng được
thiết kế theo mô hình "Truyền nhận tập trung, xử lý phân tán", trong đó:
"Truyền nhận t
ập trung" là: tất cả các DN trong toàn quốc gửi dữ liệu kê
khai thuế cho cơ quan quản lý thuế thông qua một điểm kết nối duy nhất là Tổng
Cục Thuế.
"Xử lý phân tán" là: Số liệu kê khai thuế của DN nào sẽ được truyền
cho Cục Thuế tỉnh quản lý DN đó xử lý (việc xử lý thực hiện phân tán tại các
Cục Thuế). Tổng cục Thuế không tham gia vào quá trình xử lý mà chỉ là điể
m
trung chuyển dữ liệu kê khai thuế của DN.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin- Tổng cục Thuế)
Tuy nhiên, tại hầu hết các quốc gia, việc thực hiện truyền nhận dữ liệu
giữa Cơ quan thuế và người nộp thuế có thể qua một tổ chức trung gian thực
hiện dịch vụ giá trị gia tăng về thuế (gọi tắt là T-VAN), cung cấp các dịch vụ
cho doanh nghiệp trong quá trình khai, tư vấn, nộp thuế qua mạng và các dịch
vụ khác. Dữ liệu được truyền từ người nộp thuế tới T-VAN, từ T-VAN tới
Tổng cục Thuế (Sơ đồ 2.2)
Sơ đồ 2.2 Tổng quát quá trình truyền nhận dữ liệu từ T-VAN đến
Tổng cục Thuế

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Mô hình tổng quát hệ thống truyền nhận dữ liệu khai
thuế qua mạng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

Việc cho phép các tổ chức này hỗ trợ Tổng cục Thuế trong việc truyền,
nhận dữ liệu nhằm hỗ trợ Tổng cục Thuế nâng cao năng lực Công nghệ Thông
tin với số lượng DN lớn trên toàn quốc, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh
giữa các đơn vị này để tạo ra dịch vụ tốt nhất cho người nộp thuế. Chính vì vậy,
các đơn vị này phải
đảm bảo, chất lượng, uy tín và sự tin tưởng của DN.
Tóm lại, khai thuế qua mạng là hình thức khai thuế trong đó dữ liệu kê
khai thuế được truyền tới Cơ quan thuế thông qua mạng Internet. Đây là hình
thức khai thuế tiến bộ, tạo thuận lợi cho Cơ quan thuế và cho người nộp thuế.

Đó là xu hướng của mọi quốc gia và còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Vì vậy, ngoài việc nhận thức đượ
c bản chất của hình thức kê khai này,
những ưu điển và hạn chế của nó. Mỗi đối tượng cũng cần nhận thức được sự
cần thiết của việc áp dụng hình thức kê khai này nhằm nâng cao ý thức, đẩy
nhanh quá tình triển khai áp dụng trong thực tế hiện nay.
2.2 Sự cần thiết của việc áp dụng khai thuế qua mạng
2.2.1 Đối với cơ quan thuế
Cải cách hành chính thu
ế và hiện đại hoá công tác quản lý thuế là một
nhiệm vụ quan trọng trọng mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặt ra cho
Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Trước tình hình kinh tế-xã hội có nhiều
biến động, nguồn thu thuế từ các hoạt động xuất nhập khẩu thu hẹp dần do
yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế, ngành thuế có nghĩa vụ đảm bảo
nguồn thu ngân sách nhà nước theo hướng t
ăng dần các nguồn thu từ nội địa,
đồng thời vẫn phải đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nước. Nhiệm vụ quản lý của ngành thuế ngày càng trở lên năng nề.
Trong điều kiện nguồn nhân lực của ngành Thuế là có hạn, trước yêu cầu trên,
đòi hỏi Cơ quan thuế các quốc gia phải cải cách hiện đại hóa ngành Thuế.
Việc xây dựng hệ th
ống thuế điện tử là một lộ trình lâu dài, trong đó
dự- án ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai và nhận khai thuế qua
mạng chỉ là bước đi ban đầu của lộ trình đó.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Thực hiện Chỉ thị số 751/CT-TTg ngày 03/6/2009 của Chính phủ về
xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011 – 2015. Tổng cục Thuế

đã xây dựng chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 trình Bộ
Tài chính; và ngày 17/5/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quyết
định 732/QĐ-TTg Chiến lược cải cách Hệ thống Thuế giai đoạn 2011 - 2020.
Trong đó có dự án Hiện đạ
i hoá Quản lý thuế (Dự án TAMP), được ngân
hàng thế giói tài trợ theo Hiệp định số 4361-Việt Nam và Hiệp định số TF
057847-Việt Nam, nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong công
tác quản lý thuế ở Việt Nam, và nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện pháp
luật thuế của người nộp thuế thông qua việc nâng cao năng lực, hiệu quả, tính
minh bạch và độ tin cậy của hệ thống. Mộ
t trong những nội dung cốt lõi của
hiện đại hóa ngành thuế là thực hiện khai thuế qua mạng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng DN tăng lên nhanh
chóng. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2002-
2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã có các bước phát triển mạnh mẽ, từ gần
63.000 doanh nghiệp lên 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động vào thời điểm
1-4-2012. Điều này làm cho khối lượng công vi
ệc của cán bộ thuế ngày càng
gia tăng. Trong khi tình trạng chen lấn quá tải, dồn ứ cục bộ tại bộ phận một
cửa vào các ngay cuối của hạn nộp tờ khai vẫn thường xuyên diễn ra làm tốn
nhiều thời gian và chi phí của DN. Với số lượng khoảng gần 500 nghìn DN
như hiện nay, cộng thêm là sư gia tăng về các sắc thuế (thuế thu nhập cá nhân,
thuế sử dụng đất phi nông nghi
ệp, thuế bảo vệ môi trường, việc tiếp nhận thủ
công tất cả các hồ sơ khai thuế sẽ cần nhiều cán bộ quản lý thuế tham gia tiếp
nhận, nhập các tờ khai lỗi và gây ra tình trạng ùn tắc tại Cơ quan thuế vào
những ngày cao điểm. Một sự lãng phí về thời gian, công sức và tiềm ẩn các
lỗi nhập liệu.
Vì vậy, cần có một phương thức kê khai, n
ộp thuế mới hiện đại hơn,

nhanh chóng và thuận tiện hơn cho DN và cho cơ quan quản lý thuế trên cơ

×