Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá thực trạng chăn nuôi và hiệu quả của phương pháp xử lý phế thải chăn nuôi bằng hầm biogas trên địa bàn huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








NGUYỄN VĂN QUANG






ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ HIỆU QUẢ CỦA
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẾ THẢI CHĂN NUÔI BẰNG HẦM
BIOGAS TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC




LUẬN VĂN THẠC SĨ













HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







NGUYỄN VĂN QUANG





ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ HIỆU QUẢ CỦA
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHẾ THẢI CHĂN NUÔI BẰNG HẦM
BIOGAS TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH






HÀ NỘI - 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng ñược ai sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ trong quá trình thực hiện luận văn ñã
ñược cám ơn, các thông tin trích dẫn ñã chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Quang





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn ñến Thầy PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành, người ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu ñể hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi
trường, Ban Quản lý ñào tạo, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp
giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân
thành cảm ơn các lãnh ñạo, cán bộ UBND huyện Tam Dương ñặc biệt là lãnh ñạo,
cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn
Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm TN&BVMT tỉnh Vĩnh Phúc, Cục chăn nuôi
(Bộ NN&PTNT, ñơn vị thực hiện Chương trình KSH cho ngành chăn nuôi Việt
Nam) ñã cung cấp cho tôi các tài liệu tham khảo ñể thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến ñồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn
thể gia ñình, người thân ñã ñộng viên, khích lệ tôi trong thời gian thực hiện ñề tài.
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Quang



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
ðẶT VẤN ðỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình chăn nuôi và phế thải của ngành chăn nuôi 4
1.1.1 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi 4
1.1.2 Tổng quan về chất thải chăn nuôi 10
1.2 Tổng quan về công nghệ khí sinh học (biogas) 17
1.2.1 Lịch sử phát triển của công nghệ biogas 17
1.2.2 Những vấn ñề cơ bản về công nghệ biogas 21
Chương 2 ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 30
2.1 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp chọn ñiểm ñiều tra nghiên cứu 30
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 30
2.3.3 Phương pháp so sánh, ñánh giá hiệu quả 31
2.3.4 Phương pháp chuyên gia 32

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tam Dương 33
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường 33
3.1.2 ðiều kiện phát triển kinh tế - xã hội 39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

3.2 Tình hình chăn nuôi và hiện trạng môi trường ở ñịa bàn nghiên cứu 47
3.2.1 Khái quát chung về 3 xã nghiên cứu 47
3.2.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi ở các xã nghiên cứu 49
3.2.3 Thực trạng môi trường khu vực chăn nuôi ở các xã nghiên cứu 53
3.3 Thực trạng quản lý phế thải chăn nuôi ở các cơ sở chăn nuôi tại các xã
nghiên cứu 56
3.3.1 Áp lực của chất thải chăn nuôi ñến môi trường 56
3.3.2. Công tác quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nông hộ 59
3.4 ðánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas giai ñoạn
2006 – 2010 tại các xã nghiên cứu 60
3.4.1 Khái quát dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas ở huyện Tam Dương giai
ñoạn 2006 – 2010 60
3.4.2 Tình hình phát triển hầm biogas theo dự án hỗ trợ ở các xã nghiên cứu 62
3.4.3 ðánh giá hiệu quả của mô hình hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi 72
3.4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển mô hình hầm biogas 83
3.5 ðề xuất giải pháp quản lý, xử lý phế thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trên ñịa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 86
3.5.1 Giải pháp chung 86
3.5.2 Giải pháp cụ thể 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91

2 Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
ðBSH ðồng bằng sông Hồng
ðHNN ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ðVT ðơn vị tính
KSH Khí sinh học
FAO Tổ chức nông lâm thế giới
LPG Khí hóa lỏng
MPN Mật ñộ vi khuẩn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV Giá trị hiện tại thuần
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TP Thành phố
UBND Uỷ ban nhân dân
VAC Vườn ao chuồng
VSV Vi sinh vật


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC BẢNG




STT Tên bảng Trang

1.1 Tốc ñộ tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam hàng năm 6
1.2 Số lượng ñàn gia súc ở Việt Nam các năm 7
1.3 Số lượng trang trại chăn nuôi các vùng từ năm 2008 - 2010 8
1.4 Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Vĩnh Phúc 9
1.5 Lượng chất thải hàng ngày của ñộng vật theo % khối lượng cơ thể 10
1.6 Lượng phân thải ra ở gia súc, gia cầm hàng ngày 11
1.7 Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong giai ñoạn
2009-2011 11
1.8 Thành phần hoá học của phân lợn từ 70 – 100 kg 12
1.9 Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn 12
1.10 Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn 13
1.11 Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc giai ñoạn 2009 – 2011 14
1.12 Thành phần của KSH 22
1.13 ðặc tính và sản lượng khí sinh học của một số nguyên liệu 28
3.1 ðiều kiện khí hậu huyện Tam Dương 35
3.2 Tăng trưởng kinh tế giai ñoạn 2001– 2010 39
3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương giai ñoạn 2005-2010 39
3.4 Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (2010 – 2012) 40
3.5 Quy mô chăn nuôi huyện Tam Dương 42
3.4 Dân số, lao ñộng huyện Tam Dương năm 2012 44
3.5 Một số ñặc ñiểm của nhóm hộ ñiều tra 48
3.6 Tình hình chăn nuôi ở các xã nghiên cứu năm 2012 52
3.7 ðặc ñiểm một số khí sinh ra từ quá trình phân hủy phân lợn 54
3.8 Chất lượng môi trường không khí khu vực chăn nuôi 55
3.9 Chất lượng nước mặt khu vực chăn nuôi huyện Tam Dương 56


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

3.10 Lượng phế thải rắn chăn nuôi hàng năm ở các xã nghiên cứu 58
3.11 Tổng lượng nước thải bài tiết chăn nuôi gia súc ở các xã nghiên cứu
năm 2012 59
3.12 Hiệu quả xử lý chất thải (tươi) chăn nuôi của các hộ ñiều tra 60
3.13 Số lượng hầm biogas ñược hỗ trợ xây dựng ở huyện Tam Dương giai
ñoạn 2006 – 2010 62
3.14 Số lượng hầm biogas trước và sau khi ñược dự án hỗ trợ tại các xã
nghiên cứu 66
3.15 Tình hình sử dụng hầm biogas ở các xã ñiều tra 69
3.16 Chi phí xây dựng hầm biogas vòm cầu nắp cố ñịnh bằng gạch 12 - 13
m
3
73
3.17 Chi phí – lợi ích của hộ ñầu tư xây dựng hầm biogas 75
3.18 Tổng hợp lợi ích – chi phí của hộ xây dựng hầm biogas (trong vòng 15
năm với lãi suất ngân hàng 12%/năm) 76


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Mười nước có sản lượng lợn lớn nhất thế giới năm 2009 (con) 5

1.2 Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 15
1.3 Cấu tạo thiết bị khí sinh học nắp cố ñịnh kiểu KT1 và KT2 24
1.4 Sơ ñồ các bước của quá trình tạo khí metan 25
3.1 Tình hình phát triển số lượng hầm biogas ñược hỗ trợ của các dự án
qua các năm ở huyện Tam Dương 62
3.2 Nhận thức của người dân về các hoạt ñộng gây ô nhiễm môi trường
chính ở ñịa phương 63
3.3 Tình hình phát triển mô hình hầm biogas qua các năm ở các xã nghiên
cứu 66
3.4 Tình hình phát triển hầm biogas theo dự án ñầu tư hỗ trợ ở các xã
nghiên cứu 67
3.5 Nguyên nhân các hộ không sử dụng phụ phẩm KSH 72
3.6 Cơ cấu khoản tiền tiết kiệm ñược của các hộ sử dụng hầm biogas 74
3.7 ðánh giá của người dân về mùi gas khi sử dụng hầm biogas 78
3.8 Khó khăn khi xây dựng hầm biogas 84




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

ðẶT VẤN ðỀ

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi là hình thức phổ biến ở các ñịa phương trong cả nước ñặc biệt là
khu vực nông thôn, trong ñó có tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc là cửa ngõ Tây Bắc của
Thủ ñô Hà Nội thuộc Châu thổ sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng ñiểm miền Bắc, có dân số nông thôn chiếm tỉ lệ cao (chiếm 77%). Chăn nuôi
ngày càng chiếm vai trò chủ ñạo trọng cơ cấu nông nghiệp của cả nước nói chung

và của Vĩnh Phúc nói riêng. Trong một số năm qua, tỷ trọng giá trị chăn nuôi của
tỉnh trong cơ cấu nông nghiệp ñã lên hơn 56%, khẳng ñịnh chăn nuôi ñang là mũi
nhọn trong sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi của tỉnh rất ñược quan tâm trú
trọng, ñặc biệt là các vùng trung du miền núi như huyện Tam Dương, huyện Tam
ðảo,…
Tam Dương là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích 10.821,44 ha, dân
số 99.123 người, trong ñó dân số nông thôn là 94.141 người, chiếm 94,97 % (năm
2012). Do dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ cao nên nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ
các sản phẩm nông nghiệp, ñặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do ñó việc phát
triển chăn nuôi ở huyện rất ñược các cấp, các ngành quan tâm. Ngành chăn nuôi của
huyện Tam Dương có ñịnh hướng: ñẩy mạnh phát triển chăn nuôi toàn diện, tăng
nhanh tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn
nuôi trong khu vực gia ñình theo quy mô kinh tế trang trại, củng cố các cơ sở giống,
vật nuôi và các cơ sở thú y, tạo chất lượng sản phẩm hàng hoá cao.
Tuy nhiên, hiện nay ở huyện Tam Dương hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn
theo quy mô hộ gia ñình ñơn lẻ, tự phát. Việc chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, trong nông
hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư ñông ñúc ñã gây ra tình trạng ô nhiễm
môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi chủ yếu từ các
nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy
không ñúng kỹ thuật. Chất thải từ chăn nuôi nhất là từ gia súc có chứa nhiều vi sinh
vật gây bệnh, có mùi hôi, thối, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm ñất, ô nhiễm nguồn
nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức ñề kháng vật nuôi,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

tăng tỷ lệ mắc bệnh, là nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm như ỉa chảy, lở
mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1… Vì vậy, phải có các giải pháp tăng
cường việc làm sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững
ñược an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các ñàn giống.

Xuất phát từ nhận thức ñó, một số dự án, chương trình ñược triển khai tại
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giải quyết vấn ñề ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi ñược tiến hành như là giải pháp hỗ trợ việc giảm tải lượng và nồng ñộ chất
ô nhiễm trước khi xả thải ra môi trường. Trong ñó có các dự án hỗ trợ xây dựng hầm
biogas xử lý chất thải chăn nuôi triển khai trong giai ñoạn 2006 – 2010. Các dự án ñã
hỗ trợ ñược nhiều hộ gia ñình xây dựng hầm biogas ñể xử lý chất thải chăn nuôi, cải
thiện chất lượng môi trường.
Sau thời gian hoạt ñộng, các công trình này góp phần tích cực trong công tác
kiểm soát chất lượng dòng thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, ñồng thời cũng thu
ñược khí sinh học làm nhiên liệu phục vụ các mục ñích khác nhau trong ñó có việc
góp phần giải quyết bài toán năng lượng phục vụ sinh hoạt, ñặc biệt có ý nghĩa ở
vùng nông thôn ngày nay. Tuy vậy, thực tế triển khai dự án, quá trình vận hành, sử
dụng cũng như hiệu quả xử lý nhìn chung còn nhiều hạn chế, số lượng hầm ñược xây
dựng còn rất ít. Mặt khác, hiện nay trên ñịa bàn huyện Tam Dương số lượng hộ chăn
nuôi gia súc chưa có công trình xử lý chất thải còn rất lớn. Vì vậy, cần các giải pháp
toàn diện ñể ñẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn
nuôi ở huyện.
Do ñó, việc ñánh giá tình hình phát triển chăn nuôi hiện nay ở huyện Tam
Dương ñang tác ñộng ñến môi trường và những hiệu quả mà dự án hỗ trợ xây dựng
hầm biogas mang lại, làm cơ sở cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo
vệ môi trường cho ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi gia súc ở huyện Tam Dương
nói riêng. ðồng thời, ñây cũng là cơ sở ñể triển khai phát triển hệ thống hầm biogas
trong xử lý chất thải chăn nuôi trên quy mô rộng và các dự án hỗ trợ xử lý ô nhiễm
môi trường nông thôn trên ñịa bàn huyện Tam Dương trong các năm tiếp theo.
Từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“ðánh giá thực trạng chăn nuôi và hiệu quả của phương pháp xử lý phế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3


thải chăn nuôi bằng hầm Biogas trên ñịa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc”.
2. Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục ñích
- ðánh giá thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên ñịa bàn huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc;
- ðánh giá hiệu quả của việc xử lý phế thải chăn nuôi bằng hầm biogas ñược
Nhà nước hỗ trợ tại 3 xã ñiểm, giai ñoạn 2006 – 2010 ở huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc;
- ðề xuất giải pháp xử lý phế thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trên ñịa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Yêu cầu
- Chỉ ra ñược những thế mạnh, những tồn tại trong công tác quản lý môi
trường của ngành chăn nuôi tại ñịa bàn nghiên cứu;
- ðánh giá ñược những ưu nhược ñiểm của hầm biogas theo dự án ñược Nhà
nước hỗ trợ ñể xử lý phế thải chăn nuôi trên ñịa bàn nghiên cứu.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

1.1. Tình hình chăn nuôi và phế thải của ngành chăn nuôi
1.1.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
1.1.1.1. Hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc
Người tiền sử không hề biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc, họ chỉ biết dùng
những công cụ thô sơ ñể săn bắn và hái lượm. Con người chưa biết tích trữ thức ăn
hay sản xuất ra thực phẩm, họ chỉ biết dựa vào thiên nhiên và các con thú mà họ săn

bắn ñược. ðến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, trình ñộ sản xuất của con người phát triển
hơn khi con người biết sản xuất dụng cụ phục vụ cho cuộc sống. Khi thức ăn dư
thừa, con người ñã biết ñem những thú bẫy ñược về thuần hoá và nuôi ở khu vực họ
sinh sống. Thời kỳ phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, trong nông
nghiệp ñã có sự phân công giữa trồng trọt và chăn nuôi. Những hiểu biết về chăn
nuôi và công tác giống ñã hình thành có hệ thống, chăn nuôi nhỏ, hộ gia ñình phát
triển.
Từ xã hội ñó ñến nay, dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu về lương thực,
thực phẩm ngày càng lớn. Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số của toàn cầu hiện
nay trên 6,7 tỷ người, dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 0,7 – 0,8 triệu người.
Châu lục có cư dân lớn nhất ñó là Châu Á với số lượng 4.166,0 triệu người tiếp ñến
là Châu Phi có 1.033,7 triệu người, Châu Âu 732,7 triệu người, Mỹ La Tinh 588,6
triệu người, Bắc Mỹ 351,6 triệu người và Châu ðại Dương 35,8 triệu người. Tính
riêng Châu Á ñã chiếm trên 60% dân số thế giới, nếu cả Châu Á và Châu Phi chiếm
trên 70% dân số toàn cầu. Dự kiến ñến năm 2050 dân số toàn cầu có số lượng trên
9,5 tỷ người (ðỗ Kim Tuyên, 2010).
Ngày nay, nông nghiệp có vai trò quan trọng, cung cấp lương thực và các
loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái ñất. ðể có ñủ lượng thực phẩm thịt
cung cấp cho con người thì ngành chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh. Việc
nghiên cứu, ñầu tư phát triển những giống mới cho sản lượng cao, chất lượng tốt
ñược chú trọng và ñẩy mạnh, ñặc biệt là chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn.
Về số lượng vật nuôi, theo số liệu thống kê của FAO năm 2009 số lượng ñầu
gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: tổng ñàn trâu 182,2 triệu con phân bố

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng ñàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu
847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng ñàn vịt là 1.008,3
triệu con. Tốc ñộ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa

qua thường chỉ ñạt trên dưới 1% năm (ðỗ Kim Tuyên, 2010).

Hình 1.1. Mười nước có sản lượng lợn lớn nhất thế giới năm 2009 (con)
Nguồn: Báo cáo ñánh giá kết quả chăn nuôi năm 2010, ñịnh hướng năm 2011
và các năm tiếp theo (Bộ NN&PTNT, 2010)

Cũng theo ñánh giá FAO, Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng
các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Chăn nuôi ở Việt Nam, giống như các nước trong
khu vực phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm ñáp ứng ñủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Trong những năm gần ñây, ngành chăn
nuôi Việt Nam ñã phát triển ñáng kể. Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta có sản
lượng thịt lợn ñứng thứ nhất khu vực ðông Nam Á (chiếm 42,2%), thứ 2 châu Á
(chiếm 5%), thứ 6 thế giới (chiếm 2,8%). Sản lượng thịt vịt ñứng thứ 2 khu vực
ðông Nam Á (chiếm 22,4%). Trong những năm qua, tốc ñộ tăng trưởng của nông
nghiệp của nước ta ñạt khá, giai ñoạn 2006 – 2010 tốc ñộ chăn nuôi ñạt 8,5%/năm,
trồng trọt ñạt 4,1%/năm (Công Phiên, 2013).




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

Bảng 1.1. Tốc ñộ tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam hàng năm
ðVT: %/năm
Giai ñoạn
Ngành
1986-
1990
1990-

1996
1997-
2005
1996-
2005
2006-
2010
Nông nghiệp khác 3,4 6,0 5,5 5,2 4,1
Trồng trọt 3,4 6,1 5,4 5,2 5,5
Chăn nuôi 3,4 5,8 6,7 5,6 8,5
Dịch vụ 4,1 4,6 2,3 3,6 4,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Viện kinh tế nông nghiệp Việt Nam -2009
Từ khi chuyển dịch nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, ngành chăn nuôi không ngừng phát triển cả về tổng ñàn gia súc và chất
lượng gia súc. Từ năm 1990 ñến nay, ñàn lợn có tốc ñộ phát triển rất nhanh so với
trước ñó. Năm 1980 tổng ñàn lợn cả nước mới có 10,0 triệu con, năm 1990 có 12,26
triệu con (tăng 1,2 lần) thì năm 2000 nước ta ñã có 20,2 triệu con (tăng 1,7 lần so
với năm 1990), năm 2010 nước ta có 27,4 triệu con (tăng 2,2 lần so với năm 1990).
Bình quân tốc ñộ tăng ñàn từ năm 1990 – 2002 là 5% (Bộ NN&PTNT, 2010).
Từ năm 2000 – 2010 số lượng gia súc, gia cầm biến ñổi nhiều, các năm từ
2006 – 2010 thì số lượng gia súc, gia cầm tăng ñáng kể so với năm 2000, tuy nhiên
các năm có xu hướng giảm. Số lượng lợn tăng mạnh nhất giai ñoạn 2003 – 2006.
Các năm tiếp theo do dịch bệnh bùng phát mạnh, giá cả không ổn ñịnh nên nhiều hộ
ñã chăn nuôi ít ñi. Năm 2010 dịch bệnh tai xanh ở lợn và cúm H5N1 ở gia cầm ñã
lây lan rộng và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tổng số lợn mắc bệnh ở
miền Bắc là 36.899 con, trong ñó ñã có 14.860 lợn chết và tiêu hủy. Riêng ở miền
Nam, số lợn bị bệnh phải tiêu huỷ trên 150 nghìn con, tiêu thụ thịt ñình trệ (Bộ
NN&PTNT, 2010).






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

Bảng 1.2. Số lượng ñàn gia súc ở Việt Nam các năm
Năm

Trâu
(nghìn con)


(nghìn con)
Ngựa
(nghìn con)

Dê, cừu
(nghìn con)

Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)

2000

2.897,2 4.127,9 126,5 543,9 20.193,8 196,1
2001


2.807,9 3.988,7 113,4 571,9 21.800,1 218,1
2002

2.814,5 4.062,9 110,9 621,9 23.169,5 233,3
2003

2.834,9 4.394,4 112,5 780,4 24.884,6 254,6
2004

2.869,8 4.907,7 110,8 1022,8 26.143,7 218,2
2005

2.922,2 5.540,7 110,5 1314,1 27.435,0 219,9
2006

2.921,1 6.510,8 87,3 1525,3 26.855,3 214,6
2007

2.996,4 6.724,7 103,5 1777,7 26.560,7 226,0
2008

2.897,7 6.337,7 121,2 1483,4 26.701,6 248,3
2009

2.886,6 6.103,3 102,2 1375,1 27.627,7 280,2
2010

2.877,0 5.808,3 93,1 1288,4 27.373,3 300,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2007 – 2011
Ở nước ta hiện nay, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn,

hiện cả nước có gần 9 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia ñình. Trong xu thế chuyên
môn hóa sản xuất, hình thức chăn nuôi lớn, tập trung ngày càng phổ biến ở Việt
Nam cũng như các nước trên thế giới. Nhiều trang trại chăn nuôi ra ñời với quy mô
khác nhau, tập trung theo thế mạnh từng vùng. Hiện nay, số lượng trại chăn nuôi
quy mô lớn ngày càng tăng. Các trại chăn nuôi lợn tập trung có trên 400 - 500 ñầu
lợn có mặt thường xuyên trong chuồng nuôi. Tính ñến năm 2010 cả nước có:
145.880 trang trại, trong ñó: có 23.558 trang trại chăn nuôi (phân theo vùng: Miền
Bắc: 12.203 trang trại, miền Trung: 3.173 trang trại, miền Nam: 7.370 trang trại),
42.613 trang trại trồng cây hàng năm, 25.655 trang trại trồng cây lâu năm và 37.142

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

trang trại nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thống kê, 2011).
Bảng 1.3. Số lượng trang trại chăn nuôi các vùng từ năm 2008 - 2010
Vùng 2008 2009 2010
Cả nước 17.635 20.809 23.558
ðồng Bằng Sông Hồng 8.103 8.886 10.277
Trung du và miền núi phía Bắc 1.119 1.436 1.926
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.629 3.047 3.173
Tây Nguyên 581 780 812
ðông Nam Bộ 2.673 3.738 4.089
ðồng Bằng Sông Cửu Long 2.530 2.922 3.281
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2008 – 2011
Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng thịt
hiện nay ñạt 4 triệu tấn các loại, trong ñó thịt lợn chiếm tới 75,6%. Hơn 90% thịt
lợn và trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ ñược tiêu thụ trên thị trường
nội ñịa (ðào Lệ Hằng, 2013).
Trong các ñịa phương mà ngành chăn nuôi phát triển mạnh phải kể ñến là
Vĩnh Phúc. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 của tỉnh ñạt 10.662.131 triệu

ñồng (tăng cao hơn năm 2010 là 40%, năm 2009 là 87%), trong ñó ngành trồng trọt
ñạt 4.474.649 triệu ñồng (chiếm 42%), ngành chăn nuôi ñạt 5.701.257 triệu ñồng
(chiếm 53%) và dịch vụ nông nghiệp ñạt 486.225 triệu ñồng (chiếm 5%). Số lượng
gia súc, gia cầm năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhưng vẫn giữ ở mức cao, cụ
thể: gia cầm năm 2011 là 4,46 triệu con, lợn là 498,05 nghìn con, bò là 120,66
nghìn con, trâu là 24,23 nghìn con, ngựa là 0,2 nghìn con, dê là 1,28 nghìn con
(Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012).





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

Bảng 1.4. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Vĩnh Phúc
Vật nuôi ðVT 2008 2009 2010 2011
Trâu Nghìn con

25,11 26,01 26,96 24,23
Bò Nghìn con

142,94 139,99 138,70 120,66

Lợn Nghìn con

490,98 533,92 548,73 498,05

Ngựa Nghìn con


0,23 0,21 0,17 0,20
Dê Nghìn con

2,14 1,87 2,69 1,28
Gia cầm Triệu con 7,05 7,03 7,34 8,46
- Gà Triệu con 5,89 5,99 6,26 7,41
- Vịt, ngan, ngỗng

Triệu con 1,16 1,04 1,08 1,05
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
1.1.1.2. ðịnh hướng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam
Trong số các nước thuộc khối Asean, Việt Nam là nước chịu áp lực về ñất
ñai lớn nhất. Tốc ñộ tăng dân số và quá trình ñô thị hóa mạnh ñã làm giảm ñáng kể
diện tích ñất nông nghiệp. ðể ñảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm, biện
pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong ñó chăn nuôi lợn là một thành phần
quan trọng trong ñịnh hướng phát triển. Theo Quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg ngày
16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020 thì:
- ðến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức
trang trại, công nghiệp, ñáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm ñảm bảo chất lượng
cho tiêu dùng và xuất khẩu;
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ñến năm 2020 ñạt trên 42%, trong ñó
năm 2010 ñạt khoảng 32% và năm 2015 ñạt 38%;
- ðảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải,
bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
- Mức tăng trưởng bình quân: giai ñoạn 2008 - 2010 ñạt khoảng 8 - 9% năm;
giai ñoạn 2010 - 2015 ñạt khoảng 6 - 7% năm và giai ñoạn 2015 - 2020 ñạt khoảng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

5 - 6% năm.
- Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ
Trung ương ñến ñịa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.
1.1.2. Tổng quan về chất thải chăn nuôi
1.1.2.1. ðặc ñiểm chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: chất thải rắn, chất thải lỏng, tiếng
ồn và khí thải.
a) Chất thải rắn – phân:
Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không hấp thụ
ñược và thải ra ngoài cơ thể. Chất thải rắn chăn nuôi lợn có ñộ ẩm từ 56 - 83% (Bùi
Hữu ðoàn, 2011), chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và một lượng lớn các VSV,
trứng các ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi.
* Lượng phân:
Số lượng chất thải trên một ñầu ñộng vật phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và
chế ñộ dinh dưỡng. Lượng chất thải tính theo % khối lượng vật nuôi như sau:
Bảng 1.5. Lượng chất thải hàng ngày của ñộng vật theo % khối lượng cơ thể
Lượng chất thải theo % khối lượng cơ thể
ðộng vật
Phân Nước tiểu
Lượng phân tươi
(kg/ngày)
Bò 5 4 – 5 15 – 20
Trâu 5 4 – 5 18 – 25
Lợn 2 3 1,2 – 4,0
Dê/ cừu 3 1 – 1,5 0,9 – 3,0
Gà 4,5 - 0,02 – 0,05
Người 1 2 0,18 – 0,34

Nguồn: Công nghệ khí sinh học quy mô hộ gia ñình
Lượng phân thải ra trong một ngày ñêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và
khẩu phần ăn. ðối với gia súc ở các lứa tuổi khác nhau thì lượng phân thải ra khác
nhau. Theo Hill và Tollner (1982), lượng phân thải ra trong một ngày ñêm của lợn
có khối lượng dưới 10 kg là 0,5 – 1 kg, từ 15 – 40 kg là 1 – 3 kg phân, từ 45 – 100
kg là 3 – 5 kg. Như vậy lượng chất thải rắn biến ñộng rất lớn và còn phụ thuộc vào

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

cả mùa vụ trong năm (Bùi Hữu ðoàn, 2011).
Bảng 1.6. Lượng phân thải ra ở gia súc, gia cầm hàng ngày
Loại gia súc, gia cầm
Phân tươi
(kg/ngày)
Tổng chất rắn
(% tươi)
Bò sữa (500kg) 35 13
Bò thịt (400kg) 25 13
Lợn nái (200kg) 16 9
Lợn thịt (50kg) 3,3 9
Cừu 3,9 32
Gà tây 0,4 25
Gà ñẻ 0,12 25
Gà thịt 0,1 21
Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải chăn nuôi, ðHNN
Với tốc ñộ phát triển của ngành chăn nuôi mạnh như hiện nay, thì lượng phát
thải chất thải rắn của chăn nuôi cũng ñược tăng tỷ lệ thuận với tốc ñộ tăng trưởng
của ngành này. Theo Bộ NN&PTNT (2013), chất thải từ chăn nuôi trung bình ở
nước ta hơn 85 triệu tấn mỗi năm. Lượng phân này phân hủy tự nhiên nếu không

ñược xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng nề ñất, nước và không khí do phát thải nhiều khí
ñộc như CO
2
, CH
4
(còn gây hiệu ứng nhà kính), ñặc biệt H
2
S có mùi trứng thối có
thể gây choáng, nôn mửa cho người hít phải.
Bảng 1.7. Tổng lượng phân gia súc, gia cầm thải ra môi trường trong giai ñoạn
2009-2011
ðVT: Triệu tấn
Tổng lượng phân thải
Năm
Lợn Gia cầm Trâu Bò Dê
Tổng
cộng
2009 15,12 20,45 15,82 33,39 0,25 85,03
2010 14,98 21,62 15,93 32,35 0,23 85,11
2011 15,22 23,72 16,04 30,49 0,25 85,72
Nguồn: Tạp chí số 01/2013 – Xúc tiến thương mại, Bộ NNPTNT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12


Thành phần các chất trong phân gia súc, gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như: Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống; ñộ tuổi; tình
trạng sức khỏe vật nuôi,…
Bảng 1.8. Thành phần hoá học của phân lợn từ 70 – 100 kg

ðặc tính ðơn vị Giá trị
pH - 6,47 – 6,95
Vật chất khô g/kg 213 – 342
NH
4
-N g/kg 0,66 – 0,76
N tổng g/kg 7,99 – 9,32
Tro g/kg 32,5 – 93,3
Chất xơ g/kg 151 – 261
Carbonat g/kg 0,23 – 0,41
Các axit mạch ngắn g/kg 3,83 – 4,47
Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải chăn nuôi, ðHNN
Trong phân lợn hàm lượng nitơ khá cao (7,99 – 9,32 g/kg), nếu sử dụng ñể ủ
phân và bón cho cây trồng thì rất tốt. Trong quá trình ủ phân, vi sinh vật phân hủy
các chất hữu cơ tươi và giải phóng chất khoáng dạng hòa tan dễ dàng cho cây trồng
hấp thu. Ngoài ra, trong phân còn có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký
sinh trùng, trong ñó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm ña số với các giống
ñiển hình như Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella. Trong 1 kg
phân có chứa 2.000 – 5.000 trứng giun sán gồm chủ yếu các loại: Ascaris suum,
Oesophagostomum, Trichocephalus (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005).
Bảng 1.9. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu ðơn vị Số lượng
Coliform MNP/100g 4.10
6
- 10
8

E. Coli MPN/100g 10
5
- 10

7

Streptococus MPN/100g 3.10
2
- 10
4

Salmonella Vk/25ml 10 - 10
4

Cl. Perfringens Vk/ml 10 - 10
2

ðơn bào MPN/10g 0 - 10
3

Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý (2005)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

Các loại VSV trong phân gia súc có thể tồn tại vài ngày tới vài tháng ở môi
trường có nhiệt ñộ cao và chúng có thể gây ra nhiều bệnh cho con người, vật nuôi.
b) Nước thải
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất ñặc trưng và có khả năng gây ô
nhiễm môi trường cao. Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa
chuồng. Vì vậy, nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt
phân bón. Nước phân chuồng nghèo lân, giàu ñạm và rất giàu Kali. ðạm trong nước
phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: urê, axit uric và axit hippuric, khi ñể
tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào ñất thì bị VSV phân giải axit uric

và axit hippuric thành urê và sau ñó chuyển thành amoni carbonat (Bùi Hữu ðoàn,
2011).
Bảng 1.10. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu ðơn vị Nồng ñộ
ðộ màu Pt – Co 350 – 870
ðộ ñục mg/l 420 – 550
BOD
5
mg/l 3.500 – 9.800
COD mg/l 5000 – 12000
SS mg/l 680 – 1200
P tổng mg/l 36 – 72
N tổng mg/l 220 – 460
Dầu mỡ mg/l 5 – 58
Nguồn: Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất vì chưa
ñược quản lý, xử lý chặt chẽ mà hầu hết ñược thải ra môi trường. Trong nước thải
chăn nuôi, hàm lượng BOD rất cao từ 3.500 – 9.800mg/l, hàm lượng nitở từ 220 –
460mg/l, hàm lượng chất lơ lửng và số lượng vi sinh vật cũng rất cao. Theo Bộ
NN&PTNT (2013) hàng năm ñã có tới khoảng 36 triệu tấn nước tiểu vật nuôi ñược
thải ra, chưa kể hàng chục triệu tấn nước thải sau tắm và rửa chuồng trại nữa.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

Bảng 1.11. Tổng lượng nước thải chăn nuôi gia súc giai ñoạn 2009 – 2011
ðVT: Triệu tấn
Tổng lượng nước thải
Năm

Lợn Trâu Bò
Tổng cộng
2009 8,06 9,49 20,03 37,58
2010 7,99 9,55 19,41 36,95
2011 8,11 9,62 18,29 36,02
Nguồn: Tạp chí 01/2013, Xúc tiến thương mại, Bộ NN&PTNT
c) Khí thải và tiếng ồn
ðối với ô nhiễm khí và tiếng ồn thì ngành chăn nuôi ñóng góp khá tích cực.
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, có tới trên 170 chất
khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, ñiển hình là các khí CO
2
, CH
4
, NH
3
, NO
2
,N
2
O, NO,
H
2
S, indol, schatol mecaptan…và hàng loạt các khí gây mùi khác. Ở ñiều kiện bình
thường, các chất bài tiết từ gia súc, gia cầm như phân và nước tiểu nhanh chóng bị
phân giải tạo ra nhiều chất khí có khả năng gây ñộc cho người và vật nuôi (Bùi Hữu
ðoàn, 2011).
Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi hoạt ñộng của gia súc, gia cầm
hay tiếng ồn sinh ra từ hoạt ñộng của các máy công cụ sử dụng trong chăn nuôi.
Tiếng ồn từ gia súc, gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, ñặc biệt là
trong những khu chuồng kín.

Như vậy, phát triển chăn nuôi nếu không ñi kèm với các biện pháp xử lý chất
thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống cấp nhanh chóng, môi trường bị ô
nhiễm lại tác ñộng trực tiếp ñến vật nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh, giảm năng suất,
gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
1.1.2.2. Tổng quan về tình hình quản lý và xử lý phế thải chăn nuôi
a) Trên thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn ñã ñược nghiên cứu triển khai ở các nước
phát triển từ cách ñây vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Các nghiên cứu của
các tổ chức và các tác giả như: Zhang và Felmann, 1997; Boone và cs., 1993; Smith

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

& Frank, 1988; Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993; Smith và
cs., 1988; Smith và cs., 1992, Chynoweth, 1987; Chynoweth & Isaacson, 1987;
(D. P. Chynoweth, 1998).Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới
chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng
trăm hecta, chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), chất thải lợn ñược dùng
làm phân vi sinh và năng lượng biogas cho máy phát ñiện, nước thải chăn nuôi ñược
sử dụng cho các mục ñích nông nghiệp. M
ô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi
trên thế giới ñược thể hiện như hình 1.2 (D. P. Chynoweth, 1998):
















Hình 1.2. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý
nước thải chăn nuôi ñã ñược nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua.
b) Ở Việt Nam
Nhiều báo cáo nghiên cứu ñều ñã khẳng ñịnh là hầu hết các chất thải trong
chăn nuôi ñều chưa ñược xử lý trước khi thải ra môi trường. Số phân không ñược
Cơ s
ở chăn nuôi

quy mô nhỏ lẻ
Nuôi thả,
chuồng hở
Hệ thống nuôi
trên sàn
Kho chứa chất
thải rắn
ủ phân compost
Bể chứa, hồ chứa nước
thải, hệ thống xử lý yếm
khí, bể biogas dung tích
l
ớn.


Kênh mương
tiếp nhận nước
thải
Land Application

Trang trại lớn quy mô
công nghiệp
Dòng n
ư
ớc thải

Dòng chất thải
rắn
Ru
ộng, cánh ñồng

×