Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường của hoạt động khai thác than tại xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









PHÙNG QUANG AN



ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA
HOẠT ðỘNG KHAI THÁC THAN TẠI XÃ LỤC SƠN,
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Môi trường
Mã ngành : 60.80.52



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ðỨC VIÊN





HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn



Phùng Quang An

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết cá nhân tôi xin gửi lời cảm ơn ñến toàn thể các thầy cô giáo
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện ñào tạo sau ñại học trường ðại học
Nông nghiệp Hà nội ñã truyền ñạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo ñiều

kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần ðức
Viên ñã dành nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu ñề tài này.
Qua ñây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Quan trắc Môi
trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, các cán bộ phòng
phân tích, các cán bộ phòng Tổng hợp và ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho
tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho ñề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè, những người ñã
ñộng viên và giúp ñỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2012

Học viên


Phùng Quang An
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan I
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục kí hiệu viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii

1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu của nghiên cứu 2
2 TỔNG QUAN 3
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 3
2.2 Tình hình khai thác than và môi trường 5
2.2.1 Tình hình khai thác than và môi trường trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình khai thác than và môi trường tại Việt Nam 8
2.2.3 Công nghệ khai thác than 10
2.3 Ảnh hưởng của hoạt ñộng khai thác và chế biến than ñến môi trường 12
2.3.1 Ảnh hưởng ñến cảnh quan sinh thái và môi trường ñất 14
2.3.2 Ảnh hưởng ñến môi trường nước mặt 16
2.3.3 Ảnh hưởng ñến môi trường không khí 20
2.3.4 Ảnh hưởng ñến sức khoẻ cộng ñồng 20
2.3.5 Rủi ro và tai biến môi trường 21
2.3.6 ðối với các ngành kinh tế 22
2.4 Kết quả nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường 23
2.4.1 Kết quả nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên thế giới 23
2.4.2 Kết quả nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 25
2.5 ðịnh hướng phát triển hoạt ñộng khai thác và chế biến than 26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 ðối tượng nghiên cứu 28
3.2 Nội dung nghiên cứu 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu 28
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 28

3.3.2 Phương pháp ñiều tra thực ñịa 29
3.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 30
3.3.4 Phương pháp GIS 32
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Tổng quan ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 34
4.1.1 Vị trí ñịa lý, ñịa hình, ñịa mạo 34
4.1.2 ðặc ñiểm khí hậu, thuỷ văn 36
4.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 37
4.1.4 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 38
4.2 Hiện trạng hoạt ñộng khai thác than trên ñịa bàn xã Lục Sơn 44
4.2.1 Tài nguyên than trên ñịa xã Lục Sơn 44
4.2.2 Tình hình khai thác than 45
4.3 ðánh giá hoạt ñộng bảo vệ môi trường của các cơ sở khai thác
than trên ñịa bàn xã 54
4.3.1 ðánh giá công tác thực hiện các thủ tục bảo vệ môi trường 54
4.3.2 ðánh giá công tác thực hiện các hoạt ñộng bảo vệ môi trường 56
4.4 ðánh giá tác ñộng của hoạt ñộng khai thác than ñến môi trường
trên ñịa bàn xã 57
4.4.1 ðánh giá hiện trạng môi trường nước thải, nước mặt và không
khí theo không gian 58
4.4.2 ðánh giá tác ñộng tới môi trường nước mặt và không khí theo
thời gian 71
4.5 ðề xuất các biện pháp giảm thiểu những tác ñộng 78
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.5.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước 78
4.5.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 80

4.5.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại bãi thải 82
4.5.4 Các biện pháp khôi phục, cải tạo môi trường sau khai thác 83
5 KẾT LUẬN 84
5.1 Kết luận 84
5.1 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

BOD
5
: Nhu cầu oxy hóa sinh học
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CP : Cổ phần
CPTM : Cổ phần thương mại
ðMT : ðánh giá tác ñộng môi trường
ðKTN : ðiều kiện tự nhiên
EU : Liên minh châu Âu
KTXH : Kinh tế xã hội
MW : Mêga Oát
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân

XD&TM : Xây dựng và thương mại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

2.1 Sản xuất than theo quốc gia 6
2.2 Xuất khẩu than theo quốc gia và năm 7
4.1 Kết quả phát triển kinh tế, xã hội toàn xã năm 2011 40
4.2 Các doanh nghiệp ñược cấp phép khai thác than trên ñịa bàn 45
4.3 Biên giới vùng khai thác Công ty CP XD&TM Việt Hoàng khu vực I 46
4.4 Biên giới vùng khai thác Công ty CPTM Bắc Giang khu vực III 48
4.5 Biên giới vùng khai thác Công ty CP Anh Phong khu vực IV 49
4.6 Biên giới vùng khai thác Công ty CP Hợp Nhất khu vực II 49
4.7 Phương pháp khai thác than trên ñịa bàn 50
4.8 Một số thiết bị thi công trong lò than 52
4.9 Một số loại phương tiện vận chuyển than 53
4.10 Hoạt ñộng bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp 56
4.11 Các phương pháp khai thác làm giảm ô nhiễm không khí 57
4.12 Kết quả phân tích nước thải sản xuất 59
4.13 Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt 63
4.14 Kết quả phân tích nước mặt 66
4.15 Kết quả phân tích không khí khu vực khai thác 69
4.16 Kết quả phân tích nước mặt khu mỏ công ty CP XD và TM Việt
Hoàng 72
4.17 Kết quả phân tích nước mặt khu mỏ công ty CPTM Bắc Giang 73
4.18 Kết quả phân tích nước mặt khu mỏ công ty CP Hợp Nhất 75

4.19 Sự thay ñổi chất lượng không khí khu vực 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang

2.1 Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam 8
2.2 Tác ñộng của việc khai thác than và chế biến than tới tài nguyên
môi trường 14
3.1 Vị trí lấy mẫu 33
4.1 Vị trí xã Lục Sơn 35
4.2 Hiện trạng khai thác than trên ñịa bàn xã 47
4.3 Sơ ñồ công nghệ khai thác than 51
4.4 Quy trình phục hồi 54
4.5 Biểu ñồ biểu diễn hàm lượng BOD5 (200C), COD, Chất rắn lơ
lửng (TSS), Dầu mỡ khoáng trong nước thải sản xuất so với quy
chuẩn QCVN 40(B) tại 3 khu vực mỏ khai thác 61
4.6 Biểu ñồ biểu diễn hàm lượng BOD5 (200C), Chất rắn lơ lửng (TSS),
Amoni (tính theo Nitơ), Phosphat (PO43-), trong nước thải sinh hoạt
so với quy chuẩn QCVN 14 (B) tại 3 khu vực mỏ khai thác 64
4.7 Biểu ñồ biểu diễn hàm lượng Coliform trong nước thải sinh hoạt
so với quy chuẩn QCVN 14 (B) tại 3 khu vực mỏ khai thác 65
4.8 Biểu ñồ biểu diễn hàm lượng BOD5 (200C), COD, Chất rắn lơ
lửng (TSS), Dầu mỡ khoáng trong nước mặt so với quy chuẩn
QCVN 08(B1) tại 3 khu vực mỏ khai thác 68
4.9 Biểu ñồ biểu diễn hàm lượng SO2, NOx và bụi lơ lửng (TSP) và
CO trong không khí so với quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT

tại 3 khu vực mỏ khai thác 70
4.10 Sơ ñồ cấu tạo của bể tự hoại cải tiến BASTAF [27] 78
4.11 Sơ ñồ cấu tạo bể xử lý cơ học 79
4.12 Sơ ñồ rãnh thoát nước có hố ga 80
4.13 Sơ ñồ bố trí bua nước trong lỗ khoan 81
4.14 Sơ ñồ hoàn thổ sau khi khai thác 83
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Trong những năm qua ñường lối ñổi mới kinh tế của ðảng và Nhà
nước ñã, ñang tạo ñiều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng,
vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó các vấn
ñề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường ñang ở tình
trạng báo ñộng ở những quốc gia ñang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày
càng xung ñột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường.
Bất kỳ hoạt ñộng kinh tế xã hội cũng như trong ñời sống sinh hoạt con
người ñều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù ñã có nhiều
tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song
chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất
cứ lúc nào như than ñá. Quá trình khai thác và ñốt cháy các nhiên liệu hoá
thạch có ảnh hưởng rất lớn ñến môi trường ñặc biệt là khai thác và chế biến
than. Nếu như quá trình ñốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình
khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái và có những sự cố môi trường diễn
ra ngày càng phức tạp ñặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên
ñã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người.

Hoạt ñộng khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện ñại hóa ñất nước, xong việc khai thác thiếu quy
hoạch tổng thể không quan tâm ñến cảnh quan môi trường ñã và ñang làm
biến ñộng nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần ñất canh tác, giảm diện
tích rừng gây ô nhiễm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô
nhiễm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng ñồng. Vì vậy,
việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn
ñòi hỏi các cấp, các ngành cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

Chính vì vậy việc ñánh giá các tác ñộng trong quá trình khai thác và
chế biến than ñến môi trường là hết sức cần thiết. Từ ñó ñưa ra những phương
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm phát triển bền vững cho từng dự án
là hợp lý.
Xuất phát từ những vấn ñề thực tế ñó, ñể góp phần bảo vệ và sử dụng
các nguồn tài nguyên nói chung và than ñá nói riêng một cách bền vững và
ñưa ra những ñịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của ñịa phương, tôi chọn ñề
tài nghiên cứu: “ðánh giá hiện trạng môi trường của hoạt ñộng khai thác
than tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích của nghiên cứu
+ ðánh giá hiện trạng môi trường do hoạt ñộng khai thác than trên ñịa
bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
+ ðề xuất các biện pháp giảm thiểu những tác ñộng tiêu cực của hoạt
ñộng khai thác than ñến môi trường tại ñịa phương.
1.2.2. Yêu cầu của nghiên cứu
+ Các số liệu ñiều tra, thu thập phải chính xác, ñáng tin cậy, các số liệu

phân tích phải ñảm bảo về ñộ chính xác và sai số cho phép;
+ Làm rõ các tác ñộng từ hoạt ñộng khai thác than tới môi trường nước
và không khí;
+ ðề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

2. TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Với sự quy hoạch và phát triển không ngừng của các ngành trong xã
hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch - dịch vụ, ñô
thị hoá… nhằm ñáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không
chú ý ñúng mức ñến công tác bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường, suy giảm tài nguyên sinh vật, thay ñổi khí hậu toàn cầu… ngày
càng nghiêm trọng. ðể quản lý môi trường ñược thắt chặt hơn, ñánh giá ñã
ñược ñưa vào khuôn khổ Luật Chính sách môi trường Quốc gia ñầu tiên ở Mỹ
và sau ñó lan toả ra nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong ñó có Việt
Nam. Trong ñề tài này áp dụng một số phương pháp trong ñánh giá tác ñộng
môi trường nhằm ñánh giá hiện trạng môi trường do hoạt ñộng khai thác than
gây ra, các kết quả phân tích ñược so sánh với các kết quả quan trắc, phân tích
trước ñó.
Vài nét về ñánh giá tác ñộng môi trường:
Ở Việt Nam, ðMT cũng ñược ñưa vào trong Luật bảo vệ môi trường và
xem ñây là một trong những nội dung cần thiết phải có trong xem xét phê
duyệt cho phép dự án thực thi. Nó không những là công cụ quản lý môi
trường mà còn là một nội dung giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi
trường và là một phần của chu trình dự án.
ðMT là công cụ ñược sử dụng rộng rãi nhất trong quản lý môi trường,

nó thuộc nhóm các phân tích của quản lý môi trường và là một loại hình của
báo cáo thông tin môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, ðMT là quá trình phân tích,
dự báo các tác ñộng ñến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển trước khi phê duyệt dự án nhằm bảo ñảm phát triển bền
vững. Như vậy ðMT là quá trình nghiên cứu ñể ñóng góp cho sự phát triển
bền vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

ðMT còn giúp phát hiện ra các tác ñộng có hại ñối với môi trường
trước khi chúng xảy ra, nhờ ñó các ñề xuất của các dự án có thể ñược thay ñổi
sao cho các tác ñộng giảm thiểu môi trường ñược giảm thiểu tới mức thấp
nhất hoặc ñược loại trừ và nếu các tác ñộng tiêu cực này ở mức không thể
chấp nhận ñược hoặc không giảm nhẹ ñược thì dự án có thể sẽ phải bãi bỏ. Nói
cách khác, ðMT là một công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
ðMT không những chỉ ñặt ra ñối với các dự án mà nó còn áp dụng cho
việc vạch ra các chương trình, kế hoạch và chính sách. Nói chung ðMT ñược
sử dụng ñể quy hoạch và cho phép thực hiện bất kỳ hành ñộng nào có thể tác
ñộng ñáng kể ñến môi trường.
ðMT còn ñược hiểu một cách rộng rãi là một quá trình giao lưu quan
trọng. Thông tin sản sinh từ các nghiên cứu về tác ñộng phải ñược chuyển ñến
những người ra quyết ñịnh chủ chốt, những người phản biện và công chúng.
Ở ñây có 2 yêu cầu mà người tiến hành ðMT cần phải giải quyết: chuyển
thông tin có tính chất chuyên môn cao sang một ngôn ngữ hiểu ñược ñối với
người ñọc không chuyên môn và tóm tắt nội dung khối lượng lớn thông tin và
rút ra những vấn ñề then chốt có liên quan ñến những tác ñộng quan trọng
nhất. Quá trình này ñược thực hiện bằng cách biên soạn một tài liệu gọi là báo

cáo ðMT. ðây là báo cáo mà người ñề xuất dự án phải chuẩn bị, mà nội dung
là mô tả các hoạt ñộng tiềm tàng ñến môi trường mà dự án ñề xuất có thể gây ra,
ñồng thời ñưa ra các biện pháp sẽ ñược tiến hành ñể giảm nhẹ các tác ñộng ñó.
Có thể nhìn nhận ðMT theo hai khía cạnh hay quan ñiểm: ðMT ñược
coi là một hoạt ñộng khoa học ñược thực hiện bởi các chuyên gia nhằm nâng
cao chất lượng của việc ñưa ra một quyết ñịnh của các nhà chính trị và ðMT
là một hoạt ñộng chính trị nhằm thay ñổi quá trình ra quyết ñịnh có tính chất
chuẩn, qua sự tham gia tích cực của nhân dân và những nhóm người có lợi ích
khác nhau. Quan ñiểm một tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của các thủ
tục ñược phát triển trong khuôn khổ các quá trình ra quyết ñịnh chuẩn. Quan
ñiểm hai ñặc bệt chú ý tạo cho sự tham gia của nhân dân trong các quá trình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

ñánh giá và ra quyết ñịnh. Rõ ràng cả hai quan ñiểm ñều là cần thiết. Nếu
cách thứ nhất thì vẫn phải tính ñến vai trò của quần chúng. Còn theo cách thứ
hai cũng cần phải làm thế nào ñể có căn cứ khoa học. Tỷ lệ giữa khoa học và
quần chúng tuỳ thuộc vào thể chế của mỗi nước và nó thay ñổi theo thời gian.
ðánh giá tác ñộng môi trường là môn khoa học ña ngành. ðể dự báo
các tác ñộng sinh ra từ dự án cần phải sử dụng các phương pháp có tính khoa
học tổng hợp. Dựa vào ñặc ñiểm của dự án, ñặc tính các tác ñộng, ñặc ñiểm
của môi trường và các thông tin hiện có mà chọn một hoặc kết hợp nhiều
phương pháp ñể tổng hợp, dự báo của thực thi dự án ñến môi trường.
Cho ñến nay ñã có trên 100 phương pháp phân tích, dự báo tác ñộng.
Mỗi phương pháp ñều có ñiểm mạnh, ñiểm yếu riêng. Việc lựa chọn phương
pháp cần dựa vào yêu cầu mức ñộ chi tiết của ðMT, kiến thức, kinh nghiệm
của nhóm thực hiện ðMT. Trong nhiều trường hợp phải kết hợp tất cả các
phương pháp trong nghiên cứu ðMT cho một dự án, ñặc biệt là các dự án có

quy mô lớn và có khả năng tạo nhiều tác ñộng thứ cấp [11].
2.2. Tình hình khai thác than và môi trường
2.2.1. Tình hình khai thác than và môi trường trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình khai thác than trên thế giới
Than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, 40% quốc gia toàn
cầu sản xuất than, tiêu thụ than thì hầu như là tất cả các quốc gia. Toàn thế
giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than
làm nguyên liệu ñầu vào như: ñiện, thép, kim loại, xi măng và các loại chất
ñốt hóa lỏng. Than ñóng vai trò chính trong sản xuất ra ñiện (than ñá và than
non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc). Hàng năm có khoảng hơn
4.030 triệu tấn than ñược khai thác, con số này ñã tăng 38% trong vòng 20
năm qua. Châu Á là châu lục khai thác than nhanh nhất trong khi ñó châu Âu
khai thác với tốc ñộ giảm dần. Trung Quốc là quốc gia khai thác than lớn nhất
trên thế giới, năm 2008 khai thác 2.782 triệu tấn than, tiếp ñó là Mỹ và các
nước EU [9].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

Bảng 2.1: Sản xuất than theo quốc gia [9]
(ðơn vị: triệu tấn)
Năm

Quốc gia
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ
(%)
Dự
trữ

China 1722 1992,3 1992,3 2380 2380 2782 42,5 41
USA 41 5187,6 1026,5 1053,6 1040,2 1062,8 18,0 224
EU 638 628,4 608 595,5 593,4 587,7 5,2 51
India 638 628,4 428,4 447,3 478,4 521,7 5,8 114
Australia 351,5 628,4 378,8 385,3 399 401,5 6,6 190
Russia 276,7 281,7 298,5 309,2 314,2 326,5 4,6 481
South
Africa
237,9 243,4 244,4 244,8 247,7 250,4 4,2 121
Indonesia 114,3 132,4 146,9 195 217,4 229,5 4,2 19
Germany 204,9 207,8 202,8 197,2 201,9 192,4 3,2 35
Poland 163,8 162,4 159,5 156,1 145,9 143,9 1,8 52
Than ñóng vai trò quan trọng, ñặc biệt tại các khu vực có tốc ñộ tăng
trưởng cao. Tăng trưởng của thị trường than dành cho ñốt lò hơi và than cốc
sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về ñiện, sản xuất thép, sản xuất xe
hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng ñược cải thiện.
Than ñược khai thác thương mại tại hơn 50 quốc gia. Hơn 7.036 triệu
tấn/năm của than ñá cứng hiện tại ñang ñược sản xuất, tăng ñáng kể trong
những năm qua. Năm 2006, sản xuất than cốc và than non hơn 1.000 triệu tấn.
ðức ñứng ñầu thế giới về sản xuất than ñá với 194,4 triệu tấn, còn Trung
Quốc ñứng thứ 2 với 100,6 triệu tấn [7]. Vì than là ngành ñược vận chuyển
với khối lượng lớn nên chi phí vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành
trong các sản phẩm về than. Thị trường than xuất khẩu ñược chia thành 2 thị
trường lớn là ðại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện chiếm 60% lượng
than hơi nước ñược thông thương, Úc ñứng ñầu thế giới về xuất khẩu than
chiếm 25,6% toàn thị trường xuất khẩu lớn. Thị trường tiếp theo là Indonesia
chiếm tới 21% tổng lượng xuất khẩu trên thế giới [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



7

Bảng 2.2: Xuất khẩu than theo quốc gia và năm [7]
(ðơn vị: Triệu tấn)
Năm

Quốc gia
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ
(%)
Australia 238,1 247,6 255 255 268,5 278 25,6
Indonesia 107,8 131,4 142 192,2 221,9 228,2 21,0
Nga 41 55,7 98,6 103,4 112,2 115,4 10,6
Mỹ 43 48 51,7 51,2 60,6 83,5 7,7
Colombia 50,4 56,4 59,2 68,3 74,5 81,5 7,5
Trung Quốc 103,4 95,5 93,1 85,6 75,4 68,8 6,3
Nam Phi 78,7 74,9 78,8 75,8 72,6 68,2 6,3
Canada 27,7 28,8 31,2 31,2 33,4 36,5 3,4
2.1.1.2. Hiện trạng môi trường trên thế giới
Rất nhiều khu vực khai thác than trên thế giới gây ảnh hưởng ñến môi
trường xung quanh. Tại Lâm Phần (Trung Quốc), số người bị ảnh hưởng do
khai thác than khoảng 3 triệu. Thành phố Lâm Phần ñược mệnh danh là "ñô
thị màu nhọ nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than ñá ở
Trung Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp và không hợp pháp, xuất hiện
nhan nhản trên những ngọn ñồi quanh thành phố, nên bầu không khí nơi ñây
luôn dày ñặc khói và muội ñen do hoạt ñộng sử dụng than gây ra. Tại Lâm
Phần, không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành màu muội than
trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có
chất lượng không khí thấp nhất cả nước [27].

Ở Sukinda (Ấn ðộ), số người bị tác ñộng do khai thác than khoảng 2,6
triệu. Có tới 60% nước sinh hoạt ở ñây chứa crom hóa trị 6 với nồng ñộ lớn
hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế ở Ấn ðộ ước tính
khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác ở Sukinda,
do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên, nơi này luật pháp hầu như
không tồn tại [22].
Nhu cầu tiêu thụ lớn của hoạt ñộng khai thác than cũng gây ảnh hưởng
ñến nguồn cung cấp nước. Ở Tamil Nadu phía Nam Ấn ðộ từ năm 2005-
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

2006, ước tính tại các mỏ khai thác than non Neyveli có 40 triệu lít nước ñược
bơm và thải ra hằng ngày [22]. Phần lớn tại các khu vực khai khoáng ở Ấn
ðộ, người dân ñều nhận thấy sự khan hiếm nước nghiêm trọng do khai thác
khoáng sản. Cộng ñồng ñịa phương ở Philippin lo sợ rằng ô nhiễm và hiện
tượng lắng ñọng trầm tích ở các con sông do khai thác khoáng sản có thể làm
suy giảm nguồn nước, giảm năng suất lúa gạo và thủy sản.
2.2.2. Tình hình khai thác than và môi trường tại Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2010 của bộ phận Năng lượng khảo sát, kết thúc
2009 Việt Nam có lượng dự trữ than ñá là 150 triệu tấn, ñưa vào sản xuất
ñược 45 triệu tấn chiếm 0,73% của tổng số thế giới [3]. Từ những năm trước
Việt Nam chủ yếu sản xuất than ñể xuất khẩu, tuy nhiên ñến năm 2010 kế
hoạch này ñã thay ñổi, hạn chế xuất khẩu ñể ñáp ứng nhu cầu than trong nước.
Sản lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2009 như sau:

Hình 2.1: Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam [3]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



9

Từ biểu ñồ trên cho thấy lượng than sản xuất ra trong 3 năm trở lại ñây
khá ñều không có nhiều sự ñột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 50%
lượng sản xuất ñược là một thực trạng ñáng lo ngại cho ngành than Việt Nam.
Cũng trong thời gian thống kê này, sản lượng tiêu thụ than của Việt
Nam tăng 119,89%. ðặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam ñược dự
ñoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ
ñã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt ñiện tại các ñịa
phương. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các ngành sản xuất chính là
ñiện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu. Ngành ñiện hiện tiêu thụ
tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng ñầu năm 2009 [3].
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước châu Á như:
Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan…
Tại Việt Nam, trữ lượng than khoảng 6 tỷ tấn, trong khi tổng trữ lượng
than thế giới khoảng 13.000 tỷ tấn. Những năm vừa qua, Việt Nam dù vẫn
thực hiện xuất khẩu than ra thế giới, nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu than
với số lượng tăng cao.
2.2.2.2. Về hiện trạng môi trường tại các vùng khai thác than
Hiện nay, nhiều vùng khai thác than của Việt Nam ñang gây ra những
vấn ñề về môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nước, không khí, ñất,…
Công tác hoàn nguyên khu vực khai thác mỏ là một việc hết sức quan trọng
nhằm giảm thiểu những tác ñộng xấu nhất ñến môi trường nhưng hầu hết các
ñơn vị khai thác còn xem nhẹ, không chú trọng.
Ô nhiễm môi trường không khí và nước tại các khu mỏ than ñang là
vấn ñề ñáng lo ngại. Nhiều khu vực khai thác mỏ ñã gây ra những vấn ñề
nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước do nước thải của mỏ trong quá trình sản
xuất không ñược xử lý. Thành phần và tính chất nước thải thường có tính axít,

có chứa kim loại nặng, khoáng chất… Kết quả quan trắc quí I, II năm 2009 tại
Quảng Ninh cho thấy ñộ pH của nước thải mỏ than giao ñộng từ 3,1 - 6,5,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần,
cá biệt có nơi vượt hơn 8 lần… Nước thải mỏ phần lớn chưa qua xử lý (trước
năm 2009 các công ty than của TKV ở Quảng Ninh mới chỉ có 1 ñơn vị có hệ
thống xử lý nước thải mỏ) và thải trực tiếp ra hệ thống sông suối gây ô nhiễm
nguồn nước, bồi lấp sông suối [11] Kết quả kiểm tra hoạt ñộng khai thác
khoáng sản trên ñịa bàn một số tỉnh cho thấy, tại tất cả các khâu sản xuất của
dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến ñều gây ra hàm lượng bụi vượt
tiêu chuẩn cho phép phép từ 30 ñến 100 lần; riêng tỷ lệ hạt bụi chiếm từ 41,6 -
83,3 mg/m
3
không khí và có hàm lượng SiO
2
từ 3% - 12%, ñặc biệt ở các mỏ
than, mỏ ñá. ðối với chất thải rắn và chất thải nguy hại, khai thác 1 tấn than
bằng công nghệ lộ thiên thải ra khoảng 4 - 6 m
3
ñất ñá thải, cá biệt có lên ñến
7 - 8 m
3
; khai thác hầm lò thải khoảng 2 m
3
/tấn than; tuyển than thải 0,3
m

3
/tấn than (theo báo cáo của TKV, khối lượng bốc ñất ñá khai thác than tại
Quảng Ninh hàng năm khoảng 200 - 216 triệu m
3
) [11]. Vị trí các bãi thải hầu
hết ñều tập trung ở các khu vực ñầu nguồn sống suối, một số bãi thải lớn tập
trung lân cận khu dân cư… hầu hết chưa ñược cải tạo ảnh hưởng ñến cảnh
quan khu vực, sạt lở gây bồi lấp sông suối và tiềm ẩn nguy cơ tai biến môi
trường. Trong 1 năm lượng chất thải nguy hại ở Quảng Ninh do khai thác
than như dầu thải khoảng 960 tấn và 162 tấn ắc qui. Mặc dù chất thải nguy hại
rất lớn nhưng cho ñến nay (2008) chưa ñược quản lý theo ñúng quy ñịnh.
2.2.3. Công nghệ khai thác than
2.2.3.1. Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên
Khai thác mỏ lộ thiên là tổng hợp các hoạt ñộng khai thác mỏ tiến hành
một hình thức khai thác mỏ tiến hành trên mặt ñất nhằm mục ñích thu hồi khoáng
sản từ lòng ñất (lòng ñất ñược hiểu là cả trên mặt ñất và dưới mặt ñất) [13].
Khai thác mỏ lộ thiên bắt ñầu từ giữa thế kỷ XVI và diễn ra trên khắp
thế giới, mặc dù phần lớn việc khai thác mỏ lộ thiên ñược tiến hành ở Bắc
Mỹ. Nó trở nên phổ biến trong suốt thế kỷ XX và hiện nay là một phương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

pháp khai thác mỏ chủ yếu ñối với các vỉa than ví dụ như ở Appalachia và
trung tây châu Mỹ. ðây là phương pháp chủ yếu trong khai thác than. Tuy
nhiên ñịa hình khu vực khai thác thay ñổi nhiều, khối lượng ñất ñá thải lớn,
không ñược hoàn nguyên làm thay ñổi môi trường sinh thái khu vực
Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện ñại hoá tại các
mỏ than lộ thiên như phá vỡ ñất ñá bằng phương pháp khoan nổ mìn, áp dụng

phương pháp cày xới, công nghệ khoan nổ mìn tầng cao, công nghệ khoan nổ
mìn trong ñiều kiện ñịa chất thuỷ văn phức tạp, công nghệ nổ mìn nhằm giảm
chấn ñộng ñảm bảo an toàn cho các công trình công nghiệp và dân sinh gần
mỏ. Như vậy, công nghệ khai thác ñược áp dụng từ các mỏ lộ thiên hay là hệ
thống khai thác cơ giới hoá toàn bộ, sử dụng bãi thải trong và bãi thải ngoài.
Thiết bị công nghệ chủ yếu ñược sử dụng tại các mỏ lộ thiên hiện nay
là các loại khoan xoay cầu có ñường kính mũi khoan 100 - 250 mm; máy xúc
với dung tích gầu xúc 4 - 5 m
3
và 8 -12m
3
; vận tải than từ mỏ ñến nhà máy
tuyển than và cảng tiêu thụ bằng ôtô, hoặc liên hợp ôtô - băng tải. Trong một
số năm gần ñây ở các mỏ xuống sâu dưới mức thông thuỷ tự nhiên ñã ñược sử
dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu xúc ñến 4m
3
ñể ñào sâu
ñáy mỏ [11].
Hướng phát triển mở rộng mỏ lộ thiên ñể kéo dài tuổi thọ của mỏ là áp
dụng công nghệ bóc ñất ñá theo lớp dốc dừng; khai thác chọn lọc ñể tiết kiệm
tài nguyên và nâng cao chất lượng than. Về thiết bị sẽ ñổi mới theo sử dụng
máy khoan ñường kính 200-300 mm, máy xúc có dung tích gầu ñến 25m
3

ôtô tự ñổ trọng tải ñến 100 tấn [11].
2.2.3.2. Công nghệ khai thác than hầm lò
Khai thác hầm lò là công nghệ theo ñó không có việc bóc lớp phủ mà
người ta ñào các hầm bên dưới mặt ñất ñể lấy quặng [18].
Quy trình công nghệ khai thác là một tập hợp của nhiều khâu công tác,
cần phải thực hiện theo một trình tự thời gian và không gian nhất ñịnh ñể lấy

ñược khoáng sản có ích. Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò có thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12

ñược hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, ñó sẽ là tập
hợp các quá trình mở vỉa và chuẩn bị ruộng than, quá trình khấu than trong
các gương khai thác, quá trình vận tải than lên mặt ñất và hàng loạt các vấn ñề
khác như sàng tuyển than, thông gió mỏ, thoát nước, cung cấp vật liệu, máy
móc thiết bị và năng lượng, các quá trình công nghệ trên mặt bằng công
nghiệp và v.v Theo nghĩa hẹp thì ñó chỉ là tập hợp các công việc chuẩn bị
và khai thác, cần ñược thực hiện trong một khu khai thác.
Quy trình công nghệ khai thác than ở lò chợ ñược chia thành các công
tác chính và các công tác phụ. Các công tác chính là các khâu tách than khỏi
khối nguyên ban ñầu, phá vỡ than ñến cỡ hạt cần thiết, xúc bốc và vận tải
than, chống giữ lò chợ và ñiều khiển áp lực mỏ. Các công tác phụ bao gồm
việc di chuyển thiết bị vận tải theo tiến ñộ của gương lò chợ, cung cấp vật
liệu, máy móc, thiết bị, năng lượng vào lò chợ, thông gió, chống bụi, thoát
nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc Như vậy, với các dạng công nghệ khai
thác than khác nhau, sẽ có các tập hợp các công tác chính và phụ khác nhau,
tức là các quy trình công nghệ khai thác than khác nhau [18].
Công nghệ khai thác than hầm lò có thể ñược chia thành 4 dạng chính.
ðó là công nghệ thủ công, công nghệ bán cơ khí hoá, công nghệ cơ khí hoá
toàn bộ và công nghệ tự ñộng hoá [18]. Trong dạng công nghệ thủ công, hầu
hết các khâu công tác chính ñều phải thực hiện bằng sức người; còn ở công
nghệ bán cơ khí hoá thì máy móc ñã làm thay con người ở một số công tác
chính và khi ứng dụng công nghệ tự ñộng hoá, thì có thể loại trừ sự có mặt
thường xuyên của con người trong lò chợ.
2.3. Ảnh hưởng của hoạt ñộng khai thác và chế biến than ñến môi trường

Khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng ñã mang lại
những lợi ích to lớn cho các ngành kinh tế, song cũng làm tổn hại không ít tới
môi trường.
Công nghiệp khai thác than tạo ra nguồn nhiên liệu có tính quyết ñịnh
sự tồn tại các nhà máy nhiệt ñiện ở Phả Lại, Uông Bí, Cẩm Phả, Ninh Bình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

v.v , ngành xi măng, luyện kim, hoá chất, cơ khí. Hoạt ñộng của ngành kinh
tế này còn thúc ñẩy phát triển ñô thị, du lịch, thương mại, lâm nghiệp, phát
triển cơ sở hạ tầng và ñưa lại nhiều phúc lợi xã hội, nâng cao ñời sống vật
chất, tinh thần cho cộng ñồng dân cư ñịa phương. Bên cạnh ñó, hoạt ñộng
khai thác than ñã gây ra những biến ñổi môi trường mạnh mẽ, làm ô nhiễm
môi trường không khí và nước, làm suy thoái và tổn thất tài nguyên ñất và
rừng. Khai thác than gây phá huỷ rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, cạn kiệt
nguồn nước, bồi lấp dòng chảy, gây ra các thiên tai và tai biến môi trường
như hiện tượng trượt lở, các dòng lũ bùn ñá Sự biến ñộng môi trường do
hoạt ñộng khai thác than gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tới ñời sống, sức khoẻ
của công nhân mỏ và cộng ñồng cư dân trong khu vực.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

Hình 2.2: Tác ñộng của việc khai thác than và chế biến than
tới tài nguyên môi trường [11]


2.3.1. Ảnh hưởng ñến cảnh quan sinh thái và môi trường ñất
Môi trường ñất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn
hóa của con người. ðất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng
tài nguyên ñất vào hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ñể ñảm bảo nguồn cung
cấp lương thực thực phẩm. Nhưng với nhịp ñộ gia tăng dân số và tốc ñộ phát
triển công nghiệp và hoạt ñộng ñô thị hoá như hiện nay thì diện tích ñất canh
tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng ñất ngày càng bị suy thoái, diện tích ñất
bình quân ñầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài
nguyên ñất là rất ñáng lo ngại.
Khai thác than là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ
thiên hoặc hầm lò ñưa khoáng sản từ lòng ñất phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô
nhỏ và khai thác quy mô vừa. Khai thác than, ñặc biệt là khai thác lộ thiên và
ñổ thải rắn làm biến ñổi mạnh mẽ ñịa hình, tạo nên những khu vực ñịa hình
âm, dương xen kẽ. Công nghệ khai thác than lộ thiên ñã tạo ra hàng triệu m
3

ñất ñá thải, tạo thành nguồn gây ô nhiễm môi trường [22]. Những bãi thải tạo
thành dãy núi thải cao, không ổn ñịnh, không ñược phủ xanh, góc dốc lớn
luôn xảy ra quá trình sạt lở, xói mòn tạo thành các mương xói.
Ngoài ra, những bãi thải có ñộ cao 200 - 300m cùng hoạt ñộng vận
chuyển và ñổ thải của những xe vận tải hạng nặng (30 - 40 tấn) hàng ngày là
nguồn bụi chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực [11].
Chính sự hoạt ñộng liên tục của các bãi thải ñã làm suy thoái cảnh quan thiên
nhiên, suy thoái tài nguyên du lịch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15


Trong vòng mấy chục năm gần ñây khai thác than ñã làm tổn thất không
nhỏ tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái. Khai thác lộ thiên ở các mỏ lớn và khai
thác lộ vỉa ñã làm mất ñi hàng nghìn hecta ñất rừng và ñất nông nghiệp.
Hoạt ñộng khai thác than là một trong những nguyên nhân làm giảm ñộ
che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Khi ñất ñai bị
ñào bới, rừng bị chặt phá, nhiều loại cây quý không còn cơ hội phát triển trở
lại. Khai thác than cũng làm cho thực vật, ñộng vật bị giảm số lượng hoặc
tuyệt chủng do các ñiều kiện sinh sống ở rừng cây, ñồng cỏ và sông nước xấu
ñi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, ñộng vật phải di cư sang nơi khác.
Thú rừng bị xua ñuổi bởi những tiếng nổ mìn, nhiều loại ñộng vật không còn
nơi cư trú ñã dần cạn kiệt. Như vậy, khai thác than làm biến ñổi sâu sắc ñịa
hình, cảnh quan, suy giảm tài nguyên nước, tài nguyên rừng trên cạn, rừng
ngập mặn, tài nguyên ñất, phá huỷ các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, ñe
doạ tài nguyên du lịch của kì quan thế giới Vịnh Hạ Long và các khu di tích
lịch sử văn hoá (chùa Yên Tử, ñền Cửa Ông ).
Bất cứ hình thức khai thác than nào cũng dẫn ñến sự suy thoái môi
trường. Năm 2006 các mỏ than của Tập ñoàn Công nghiệp Than và Khoáng
sản Việt Nam ñã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m
3
ñất ñá và khoảng 70
triệu m
3
nước thải từ mỏ [12].
Quá trình khai thác than thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và
ñóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công ñoạn khai thác ñều tác ñộng ñến môi
trường ñất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, vì vậy việc
khai thác than trước hết tác ñộng ñến rừng và ñất rừng xung quanh vùng than.
Bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, ñá, sỏi, bùn ra ñất nông nghiệp, thải
nước từ các hệ tuyển làm ô nhiễm ñất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây

trồng [13].
Do ñặc thù của khai thác mỏ là một hoạt ñộng công nghiệp không
giống các hoạt ñộng công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16

lượng lớn ñất ñá ra khỏi lòng ñất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu.
Một khối lượng lớn chất thải rắn ñược hình thành do những vật liệu có ích
thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng ñược khai thác, dẫn
ñến khối lượng ñất ñá thải vượt khối lượng quặng nằm trong lòng ñất. Chất
thải rắn, không sử dụng ñược cho các mục ñích khác, ñã tạo nên trên bề mặt
ñất ñịa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các ñống ñất, ñá. ðặc biệt ở
những khu vực khai thác “thổ phỉ”, tình hình còn khó khăn hơn nhiều. Một số
diện tích ñất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói
mòn của ñất ñá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp ñất mặt. Việc ñổ bỏ ñất ñá
thải tạo tiền ñề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng, ñồng ruộng
phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra các
dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng ñất canh tác, gây tác hại tới hoa
màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn ñá, gây thiệt
hại tới môi trường kinh tế và môi trường xã hội [13].
Quá trình ñào xới, vận chuyển ñất ñá và quặng làm ñịa hình khu khai
trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình ñổ chất thải rắn làm ñịa hình bãi thải
nâng cao. Những thay ñổi này sẽ dẫn ñến những biến ñổi về ñiều kiện thuỷ
văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như: thay ñổi khả năng thu, thoát
nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế ñộ thuỷ văn của các dòng chảy
như mực nước, lưu lượng, v.v… Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng
trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay ñổi lưu lượng dòng
chảy, dung tích chứa nước, biến ñổi chất lượng nguồn nước [13].

2.3.2. Ảnh hưởng ñến môi trường nước mặt
Hầu hết các khu vực hoạt ñộng khai thác mỏ và chế biến than thì môi
trường nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ ñều bị ô
nhiễm: pH thấp (axit yếu), nước ñục, cặn lơ lửng cao, một số kim loại nặng
Zn, Cd, Hg có hàm lượng vượt quá quy chuẩn cho phép.

×