Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề chế biến nông sản xã vũ hội, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.48 KB, 90 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM













LÊ NGUYỄN NGỌC THỦY



ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XÃ VŨ HỘI,
HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ðOÀN VĂN ðIẾM



HÀ NỘI - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả




Lê Nguyễn Ngọc Thủy








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñược bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. ðoàn Văn ðiếm, Khoa Môi trường – Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô
giáo Khoa Môi trường, Ban Quản lý ðào tạo sau ðại học - Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Bình, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư, UBND xã Vũ Hội và
một số hộ gia ñình xã Vũ Hội ñã giúp ñỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực
hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia ñình và
ñồng nghiệp ñã khích lệ, tạo những ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Lê Nguyễn Ngọc Thủy




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục ñích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu về làng nghề 3
2.1.1 Khái niệm về làng nghề và một số tiêu chí nhận dạng làng nghề 3
2.1.2 Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới 8
2.1.3 Tình hình phát triển làng nghề tại Việt Nam 9
2.1.4 ðánh giá tiềm năng phát triển các làng nghề ở nước ta 13
2.1.5 Vấn ñề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam 15
2.1.6 Vấn ñề sản xuất và ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam 17
2.2 ðặc ñiểm làng nghề tỉnh Thái Bình 26
2.2.1 Khát quát về các làng nghề trên ñịa bàn tỉnh 26
2.2.2 Hiện trạng môi trường chất thải, nước thải, khí thải tại các làng nghề 29
3 ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 ðối tượng nghiên cứu 30
3.2 Phạm vi nghiên cứu 30


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.3 Nội dung nghiên cứu 30
3.3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 30
3.3.2 Tình hình sản xuất làng nghề chế biến nông sản xã Vũ Hội,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 30
3.3.3 Hiện trạng môi trường nước làng nghề chế biến nông sản Vũ Hội 30
3.3.4 ðánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất ñến môi trường & sức
khoẻ cộng ñồng dân cư xung quanh 30
3.3.5 ðề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu (nước) và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm: 31
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Vũ Hội - Vũ Thư - Thái Bình 34
4.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 34
4.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 37
4.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề 41
4.2.1 Nguồn lao ñộng 41
4.2.2 Quy mô sản xuất 42
4.2.3 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 43
4.2.4 Công nghệ sản xuất 44
4.2.5 Sản phẩm và trị trường 47
4.3 Hiện trạng môi trường làng nghề 47
4.3.1 Các kết quả khảo sát bằng công cụ PRA 47
4.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất 51
4.3.3 Hiện trạng môi trường nước 53
4.4 Ảnh hưởng của hoạt ñộng sản xuất ñến sức khỏe của người dân 58

4.4.1 Các nhân tố liên quan ñến ô nhiễm tại làng nghề 58
4.4.2 ðánh giá ảnh hưởng từ sản xuất ñến sức khỏe của người dân 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.5 ðề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 62
4.5.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn 62
4.5.2 Áp dụng công nghệ xử lý ñối với nước thải làng nghề 63
4.5.3 Xã hội hoá công tác BVMT 66
4.5.4 Tăng cường và ña dạng hoá ñầu tư tài chính cho BVMT 67
4.5.5 Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng ñồng 69
4.5.6 Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường 69
4.5.7 Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền 69
4.5.8 Giám sát chất lượng môi trường 70
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
2 Kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang


2.1 Làng nghề và lao ñộng tại ðồng bằng sông Hồng 12

2.2 ðặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP 17

2.3 Số liệu ñiều tra sức khỏe của người dân tại các làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm 23

3.1 Mô tả các ñiểm ño ñạc, lấy mẫu, vị trí và thời gian lấy mẫu 31

4.1 Lượng mưa trong các tháng và năm (ðơn vị: mm) 36

4.2 Cơ cấu kinh tế xã Vũ Hội qua các năm (ðVT: tỷ ñồng) 38

4.3 Diện tích và năng suất các loại cây trồng trong xã năm 2013 38

4.4 Số người ñi học năm 2013 40

4.5 Cơ cấu lao ñộng theo ngành của làng nghề 2013 42

4.6 Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính 2013 44

4.7 Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề 47

4.8 ðánh giá hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp từ người dân 48

4.9 Một số giải pháp do người dân ñưa ra 49

4.9 Tổng thải trung bình năm của làng nghề qua các hoạt ñộng sản
xuất và sinh hoạt 52


4.10 Kết quả phân tích nước thải từ quá trình chế biến nông sản 54

4.11 Kết quả phân tích nước thải từ chăn nuôi xã Vũ Hội 55

4.12 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 56

4.13 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xã Vũ Hội 57

4.14 Miêu tả và ñánh giá ñịnh tính ô nhiễm môi trường 60

3.15 Các bệnh thường gặp ở những hộ chế biến nông sản 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

2.1 Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất (ðặng
Kim Chi, 2005) 6

2.2 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở ñịa phương 15

2.3 Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề
khu vực ñồng bằng sông Hồng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,
2010) 20


4.1 Sơ ñồ xã Vũ Hội 34

4.2 Sơ ñồ quy trình sản xuất bún tươi 45

4.3 Sơ ñồ quy trình sản xuất miến dong 46

4.4 Tham vấn ý kiến cộng ñồng 51

4.5 Mương thoát nước thải tại xã Vũ Hội 52

4.6 Các nhân tố liên quan ñến ô nhiễm môi trường ở xã Vũ Hội
thông qua ñánh giá của người dân 59

4.7 Sơ ñồ cơ cấu quản lý môi trường cấp xã 62

4.8 Sơ ñồ công nghệ xử lý nước thải bún bánh 64


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Làng nghề là một trong những ñặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng
nghề ñóng vai trò quan trọng trong thúc ñẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện ñại hóa.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước
có tới 2017 làng nghề, riêng ñồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng nghề.
Với việc ban hành Nghị ñịnh số 134/2004/Nð – CP (9/6/2004) về khuyến

khích phát triển công nghiệp nông thôn của Chính phủ thì tốc ñộ phát triển
mở rộng của các làng nghề truyền thống diễn ra khá mạnh. Hiện nay, ở hầu
hết các làng nghề, mức thu nhập tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống lại
giảm xuống do môi trường xuống cấp và chi phí cho sức khỏe ngày càng tăng
ñang ñe dọa nghiêm trọng tính bền vững của làng nghề.
Từ khi Nhà nước có chủ trương mở cửa ñể phát triển kinh tế, trên bình
diện cả nước nói chung và ở các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng, nhiều
nghành nghề truyền thống ñược khôi phục, phát triển mạnh mẽ thu hút hàng
vạn lao ñộng; một bộ phận các hộ có nghề giàu lên, bộ mặt nông thôn thay ñổi
nhanh chóng. Bên cạnh những thành tựu, những thay ñổi ở các làng nghề,
xuất hiện nhiều vấn ñề môi trường nghiêm trọng, ñó là nước thải, khí thải của
các làng nghề gây ra ô nhiễm môi trường trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân.Tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề có xu thế ngày càng trầm trọng hơn, trong ñó có làng
nghề Vũ Hội – một ñiểm nóng về ô nhiễm môi trường ở tỉnh Thái Bình
Vũ Hội là một xã ña dạng ngành nghề, ñược UBND tỉnh công nhận làng
nghề năm 2013, song tập trung chủ yếu là nghề làm bún. Phần lớn các chất
thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của người dân chưa qua xử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

lý ñều ñược ñổ trực tiếp vào các ao hồ hoặc ñổ ra bãi ñất trống. Bên cạnh ñó
hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu, chưa ñồng bộ càng làm cho tình
trạng ô nhiễm môi trường ở ñây trở nên ñặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy
việc ñiều tra khảo sát, nghiên cứu các nguồn thải, ñánh giá hiện trạng và diễn
biến môi trường là cơ sở ñể ñưa ra các giải pháp cụ thể và hữu hiệu giải quyết
vấn ñề ô nhiễm môi trường làng nghề Vũ Hội. Trên cơ sở ñó học viên tiến
hành chọn ñề tài: "ðánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề chế
biến nông sản Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình".

1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- ðánh giá hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của hoạt ñộng sản xuất ñến
môi trường nước tại làng nghề chế biến thực phẩm Vũ Hội, huyện Vũ Thư.
- ðề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước làng nghề.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá một cách khoa học và ñầy ñủ các vấn ñề môi trường nước tại
làng nghề, so sánh với TCVN ñã ñược Bộ TN&MT phê duyệt.
- Phân tích ñược ảnh hưởng của các hoạt ñộng sản xuất ñến môi trường
nước và sức khỏe của người dân ñịa phương.
- ðề xuất ñược các giải pháp khả thi và phù hợp với ñiều kiện ñịa
phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về làng nghề
2.1.1. Khái niệm về làng nghề và một số tiêu chí nhận dạng làng nghề
2.1.1.1 Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam ñã biết sử dụng thời gian nông
nhàn ñể sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu
cầu ñời sống như: Các công cụ lao ñộng nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực
phẩm qua chế biến… Các nghề này ñược lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế
hệ, dẫn ñến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh
những người chuyên làm nghề, ña phần lao ñộng vừa sản xuất nông nghiệp,
vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao ñổi hàng
hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, ñược cải tiến kỹ thuật hơn

và thường ñược giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông
nghiệp ñể chuyển hẳn sang nghề thủ công. Như vậy, làng nghề ñã xuất hiện.
Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao ñộng và thu nhập so với
nghề nông”.
Có rất nhiều ý kiến và quan ñiểm khác nhau khi ñề cập ñến tiêu chí ñể
một làng ở nông thôn ñược coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý
kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề ñạt
trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong
năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất ñạt trên 300 triệu ñồng.
(ðặng Kim Chi, 2007)
- Số hộ và số lao ñộng tham gia thường xuyên hoặc không thường
xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp ñối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất ñạt
30% so với tổng số hộ hoặc lao ñộng ở làng nghề có ít nhất 300 lao ñộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính ñặc thù của
làng và do người trong làng tham gia.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng
nghề gồm có 3 tiêu chí sau: (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008).
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên ñịa bàn tham gia các hoạt ñộng
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ổn ñịnh tối thiểu 2 năm tính ñến thời
ñiểm ñề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước
2.1.1.2. Phân loại làng nghề
Tùy theo mục ñích nghiên cứu ta có thể phân loại làng nghề theo một

số kiểu dạng khác nhau. Có hai cách phân loại làng nghề ñược biết ñến rộng
rãi nhất.
• Phân loại làng nghề truyền thống và làng nghề mới
Cách phân loại này cho thấy ñặc thù văn hóa, mức ñộ bảo tồn của các
làng nghề, ñặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh thổ (Bộ tài nguyên và môi
trường, 2008).
 Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng nghề ñã hình thành từ lâu ñời, sản
phẩm ñặc ñiểm ñặc thù riêng biệt, có giá trị văn hóa lịch sử của ñịa phương
nhiều nơi biết ñến, phương thức truyền nghề- cha truyền con nối hoặc gia
ñình, dòng họ.
Cụ thể theo nghị ñịnh 66/Nð-CP của chính phủ tiêu chí công nhận
nghề truyền thống gồm:
- Nghề ñã xuất hiện tại ñịa phương trên 50 năm tính ñến thời ñiểm ñề
nghị công nhận
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang ñậm bản sắc dân tộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi
của nghề
Các làng nghề truyền thống không chỉ ñóng góp vào sự phát triển kinh
tế chung của ñất nước, nó còn có ý nghĩa rất lớn ñối với thế hệ ñi trước và thế
hệ trẻ sau. Bởi vậy, chúng ta gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu ñời
của dân tộc Việt Nam (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008).
 Làng nghề mới hình thành
Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các
làng nghề này ñược hình thành trong thời gian gần ñây, chủ yếu xuất phát từ:
- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh

xuất nhập khẩu
- Việc học tập kinh nghiệm các làng nghề lân cân, của vài hộ nhạy bén
ñối với thị trường và có ñiều kiện ñầu tư cho sản xuất
- Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị
trường nguyên liệu sẵn có.
ðể nhận biết ñược làng nghề và làng nghề mới năm 1954 tạp ñược lấy
làm gốc. Các làng nghề hình thành sau thời ñiểm này ñược coi là các làng
nghề mới. Làng nghề mới là làng có nghề mới phát triển trong khoảng thời
gian từ năm 1954 trở lại ñây nhưng chiếm ưu thế so với nghề nông: làng cây
cảnh, làng nghề cá cảnh
Các làng nghề mới chiếm phần lớn trong tổng số làng nghề ở nước ta.
Chủ yếu các làng nghề mới ñược hình thành do nhu cầu mới của thị trường, do
sự lan tỏa từ các làng nghề khác lân cận hay hình thành từ việc tổ chức các quan
hệ gia công cho các xí nghiệp lớn, cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, làng nghề mới thì có cả làng
nghề khác. “ Khác” ở ñây chính là nhưng làng nghề truyền thống sản xuất
những làng nghề thủ công ñậm ñà bản sắc dân tộc nhưng sau này làng nghề
ñã chuyển ñổi sản xuất những sản phẩm và công nghệ truyền thống, với kiểu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

làng nghề này thì ñiển hình nhất là làng nghề ðông Kỵ, trước ñây làng nghề
sản xuất pháo sau khi Nhà nước cấm sản xuất, ñốt pháo, làng nghề ñã chuyển
sang nghề mới làng nghề ñã gây ñược tiếng vang và trở thành làng nghề có
thương hiệu lớn (ðặng Kim Chi, 2007).
• Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm
Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu trí khác nhau có
thể phân loại theo một số dạng như sau:
• Ươm tơ, dệt vải và may ñồ da.

• Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.
• Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
• Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
• Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác ñá.
• Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, ñóng thuyền, quạt giấy, ñan vó, lưới ).

Hình 2.1. Phân loại các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
(ðặng Kim Chi, 2005)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

A: Vật liệu xây dựng và khai thác ñá
B: Thủ công mĩ nghệ
C: Tái chế phế liệu
D: Công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
E: Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
F: Các nghề khác
2.1.1.3. Tiêu chí làng nghề
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của
BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị ñịnh số
66/2006/Nð-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn, một số tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng
nghề truyền thống như sau:
- Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề ñược công nhận là nghề truyền thống phải ñạt 3 tiêu chí sau:
+ Nghề ñã xuất hiện tại ñịa phương từ trên 50 năm tính ñến thời ñiểm
ñề nghị công nhận;
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của

làng nghề.
- Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề ñược công nhận phải ñạt 3 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên ñịa bàn tham gia các hoạt ñộng
ngành nghề nông thôn;
+ Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ổn ñịnh tối thiểu 2 năm tính ñến thời
ñiểm ñề nghị công nhận;
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Làng nghề truyền thống phải ñạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy ñịnh tại Thông tư này.
ðối với những làng chưa ñạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai của tiêu
chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống ñược công
nhận theo quy ñịnh của Thông tư này thì cũng ñược công nhận là làng nghề
truyền thống. (Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006)
2.1.2. Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm ñầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình
nghiên cứu có liên quan ñến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử
(1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace
(1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội ñồng
Quốc tế về nghề thủ công thế giới) ñược thành lập, hoạt ñộng phi lợi nhuận vì lợi
ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống (Ngô Trà Mai, 2008)
ðối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là
giải pháp tích cực cho các vấn ñề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc
gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề,
ñiển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan. Trung Quốc

sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp
Hương Trấn, tăng trưởng với tốc ñộ 20 – 30 % ñã giải quyết ñược 12 triệu lao
ñộng dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục
và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và
phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền
thống”…(Trần Minh Yến, 2003)
ðặc biệt, “việc sử dụng cộng ñồng như những nhà quản lý môi trường
không chính thức và tính cộng ñồng là công cụ bảo vệ môi trường ñã ñược
thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình
thức khác nhau” [ðặng ðình Long, 2005]. Cũng theo ðặng ðình Long, các
nghiên cứu của World Bank ñã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

ñồng, cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường
có thể cải thiện ñược lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Một số quốc gia ñã thực hiện thành công cách quản lý này như:
Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-ñét, Malaysia, In-
ñô-nê-xia… với phương pháp cho ñiểm ñơn giản ñể dân chúng nhận rõ cơ
sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và ñịa phương;
cơ sở nào không tuân thủ. Trung Quốc ñã cho phép tính các loại phí ô
nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng ñồng. Mức ñịnh giá phí ô nhiễm dựa
trên mức ñộ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm,
mức thu nhập bình quân… Cùng với ñó, chính phủ nước này cũng thường
xuyên nâng cao năng lực của cộng ñồng trong nhận thức và hành ñộng giải
quyết các vấn ñề môi trường ñịa phương.
Ở In-ñô-nê-xia, dưới áp lực của cộng ñồng ñịa phương bằng việc phát
ñơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua ñó chính phủ và các cơ quan
kiểm soát ô nhiễm làm trung gian ñứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô

nhiễm phải ñền bù cho cộng ñồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
(ðặng ðình Long, 2005)…
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và
cộng ñồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung ñột môi
trường. ðây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
2.1.3 Tình hình phát triển làng nghề tại Việt Nam
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam ñã trải qua những giai ñoạn
khác nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. ðặc biệt, từ giai
ñoạn ñổi mới nền kinh tế ñến nay, dưới tác ñộng to lớn của sự biến ñổi nền
kinh tế trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề
cũng có những thay ñổi lớn, có những thành công mới nhưng cũng có không
ít những vấn ñề nan giải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Xuất hiện từ rất lâu ñời (ñiển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), xã
Vũ Hội, Hưng Yên, có từ thời nhà Lê, Nhà Lý). Các làng nghề nông thôn ñã
có những bước ñánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam.
Vượt lên các nhu cầu về nông nghiệp, các sản phẩm như: ñồ sành sứ, ñồ gốm,
vải vóc, ñồ ăn, ñồ thờ cúng, hàng mỹ nghệ, giấy… ñã ñược chế biến phục vụ
cho nhu cầu ñời sống hàng ngày, phục vụ cho ñời sống tâm linh, cho việc học
tập, cho ñời sống văn hóa và cho cả xuất khẩu.
Làng nghề trước Cách mạng tháng Tám ñã khá phong phú, ña dạng, nó
ñược hình thành từ các nghề cũ và một số nghề mới ñược phát triển nhằm ñáp
ứng thị trường luôn thay ñổi phức tạp (nhìn chung không khác lắm so với các
nghề ñương thời). Thời gian này, nghề dệt lụa (Hà ðông) ñã có những bước
tiến xa hơn, trở thành nghề thủ công xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho số
lượng lao ñộng lớn.
Từ sau Cách mạng tháng Tám ñến nay, có thể chia lịch sử phát triển

của làng nghề thành các giai ñoạn sau:
- Giai ñoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp
tác xã. Tại một số làng nghề ñã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp,
chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng
hóa chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Do ñó, chủng loại, số lượng và giá trị
hàng hóa ñược quyết ñịnh bởi ñường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng
chính trong giai ñoạn này, nhiều làng nghề ñã bị mai một.
- Giai ñoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến ñộng,
cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam ñã lâm
vào giai ñoạn khủng hoảng, ñời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự
suy sụp của hệ thống bao cấp ñã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công
nghiệp buộc phải tìm ñường cải thiện cuộc sống theo con ñường tự phát.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Nhiều làng nghề ñã ñược khôi phục lại nhằm ñáp ứng nhu cầu rất thấp của
nhân dân.
- Giai ñoạn 1986 – 1992: ðây là giai ñoạn quan trọng ñối với sự phát
triển của làng nghề, nó ñược ñánh dấu bằng sự chuyển ñổi từ cơ chế quản lý
bao cấp sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, ñặc biệt là chính sách
ñổi mới quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế ñã có
tác ñộng mạnh mẽ ñến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung
và với làng nghề nói riêng. Trong giai ñoạn này, nhiều làng nghề truyền thống
ñã ñược khôi phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, ñầu tư vốn, kỹ
thuật, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao
ñộng, tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu… ðiển hình như làng gốm
Bát Tràng, gốm ðồng Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình… (ðỗ
Quang Dũng, 2006)

Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam ñã ñược tiêu thụ
khá ổn ñịnh ở các thị trường ðông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ ñạt trên 246 triệu rúp (ðặng Kim Chi, 2005). Tuy vậy, do
biến ñộng của nền kinh tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp ñổ của mô hình
CNXH của Liên Xô và ðông Âu, sản xuất của các làng nghề bị ñình trệ do thị
trường tiêu thụ không còn như trước nữa, số lao ñộng trong các làng nghề
giảm nhanh chóng.
- Giai ñoạn từ năm 1993 ñến nay: Do tìm ñược hướng ñi mới cho các
sản phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh
tế Việt Nam bước sang một giai ñoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới,
cùng với thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường
của Việt Nam không ngừng ñược mở rộng. Nhiều làng nghề ñã khôi phục
nhanh chóng, trong ñó nhiều làng vẫn duy trì ñược cả nghề nghiệp và mặt
hàng truyền thống (như làng Chạm bạc ðồng Xâm, làng nghề thêu Quất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

ðộng, làng gốm Bát Tràng…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới ñã ñược hình
thành (Làng gỗ ðồng Kỵ, gạch ngói Hương Canh…).
Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề
phát triển, ñặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam ñược thành lập
(2005), ñã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc ñẩy sự phát
triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy
thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh
tranh, do thiếu vốn ñể cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). ðể giải
quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với
thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.
Bảng 2.1. Làng nghề và lao ñộng tại ðồng bằng sông Hồng
Tỉnh

Số làng nghề
Lao ñộng
(người)
Tổng
Làng nghề truyền
thống
Làng nghề
mới
Thái Bình 82 14 68 88508

Ninh Bình 165 20 141 87221

Nam ðịnh 90 19 61 52132

xã Vũ Hội 37 16 21 38802

Hải Dương 42 30 12 34440

Hưng Yên 39 11 28 22394

Hải Phòng 80 15 65 33762

Bắc Ninh 62 30 32 34120

Hà Nội 40 20 20 68679

Hà Tây 88 20 68 113956

Vĩnh Phúc 14 9 5 20595


Tổng 735 214 521 594303

(Vietnam agricultural science institute, 2003)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Trong thời kỳ ñồi mới, làng nghề ñóng góp quan trọng trong việc tạo
việc làm cho người lao ñộng ở nông thôn. Trong những làng nghề này có hàng
nghìn lao ñộng với thu nhập khá cao. Năm 1998, làng nghề tại tỉnh xã Vũ Hội
ñã thu hút 38.000 lao ñộng bao gồm 31.000 lao ñộng ñịa phương và 3000 lao
ñộng từ các làng lân cận. Năm 1996, tỉnh Hà Tây có tổng số lao ñộng là
110.900 người, tăng lên là 161.000 người vào năm 2001 và năm 2003.
Bên cạnh tạo việc làm cho người lao ñộng, các sản phẩm của làng nghề
không chỉ có giá trị trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tổng số
lượng sản phẩm hàng năm từ các làng nghề chiếm số lượng quan trong trong
nền kinh tế quốc gia. Tại Hà Tây, tổng thu nhập từ 120 làng nghề là 1045 tỷ
VNð chiếm 35% tổng sản phẩm công nghiệp của tỉnh.
Sự phát triển của làng nghề góp phần thúc ñẩy quá trình công nghiệp
hoá nông nghiệp nông thôn. Sản xuất công nghiệp tại làng nghề trực tiếp từ
các hộ gia ñình. Tính trung bình, hoạt ñộng sản xuất công nghiệp tại các tỉnh
tăng từ 60 ñến 80%, và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng trong tương lai (Vietnam
agricultural science institute, 2003).
2.1.4. ðánh giá tiềm năng phát triển các làng nghề ở nước ta
Làng nghề càng chuyên môn hoá sâu sắc (càng xa rời nông nghiệp),
hay sản phẩm càng tinh vi thì mức ñộ ổn ñịnh càng thấp do chịu sự chi phối
quá lớn từ thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường nguyên vật liệu,
bù lại thu nhập thường cao trong thời kỳ phát triển. ðiều này nếu phân tích
kỹ lưỡng có thể ñánh giá ñược xu thế phát triển về lâu dài (chú ý tới các làng
nghề ñang có xu hướng trở thành các công ty hay tập ñoàn sản xuất) nếu

muốn tồn tại lâu dài cần có ñược ñội ngũ quản lý và kỹ thuật viên có trình
ñộ chứ không thể dừng ở các mối quan hệ. Kinh nghiệm quản lý, sản xuất và
kinh doanh còn rất hạn chế ở ñại ña số các làng nghề. Nhiều làng nghề có
ñược sự nhạy bén trong kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường
ñã tìm ra ñược ñầu ra cho các sản phẩm của mình không chỉ ở thị trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

trong nước mà còn xuất khẩu. Chính ñiều này ñã ñem lại khả năng tồn tại ổn
ñịnh và phát triển vững chắc ñối với các làng nghề.
Hiện trạng trang thiết bị còn thô sơ, ñã có xu hướng tự ñổi mới trang
thiết bị song chưa có hiệu quả. Các làng nghề phát triển tốt hơn cũng nằm
trong tình trạng tương tự: ñầu tư nửa vời và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Rất nhiều làng nghề ở nước ta ñã rơi vào suy thoái và khủng hoảng trầm trọng
do biến ñộng thị trường từ các bạn hàng truyền thống (Liên Xô và các nước
ðông Âu tan rã) trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước rất khiêm tốn. Sau năm
1990, nhiều chính sách mới về khôi phục và phát triển các làng nghề ñúng ñắn
ñã tạo ra ñộng lực cũng như môi trường cho sự hồi sinh và phát triển nhanh
chóng của các làng nghề truyền thống cũng như các làng nghề mới. Hiện nay
thị trường trong nước ñang có chiều hướng phát triển tốt nhờ sản xuất và mức
sống của người dân ñã ñược cải thiện và nâng cao không ngừng.
Nguyên liệu cho làng nghề bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch phù
hợp, thiếu kế hoạch tái tạo phát triển, gây lãng phí tài nguyên và huỷ hoại môi
trường. Chất lượng sản phẩm chưa cao và chưa chiếm lĩnh ñược thị trường
phát triển; năng suất lao ñộng thấp, một số ngành chế biến nguyên liệu bị
chèn ép xuất khẩu gây biến ñộng giá thất thường.
Trong phân ngành các làng nghề tái chế: Số lượng các làng nghề tái chế
kim loại chiếm ưu thế so với các làng tái chế nhựa và giấy. Các làng nghề này
phân bố rải rác khắp cả nước. Sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu sản xuất

nông nghiệp tại ñịa phương là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có vài làng ñạt trình
ñộ công nghệ rất cao và sản phẩm ñược tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy
vậy, gần như toàn bộ các làng nghề này không có các sản phẩm xuất khẩu.
Các làng cơ khí nhỏ tồn tại khá cầm chừng do thiếu vốn ñầu tư nâng cao chất
lượng sản phẩm và thay ñổi mẫu mã hàng hoá. Các làng nghề tái chế lớn ñã
xây dựng ñược một mạng lưới thu gom nguyên liệu khá vững chắc, cạnh
tranh với cả các nhà máy quốc doanh lớn, do vậy có khả năng tồn tại khá ổn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

ñịnh. Các làng nghề tái chế nhựa và giấy ñạt ñược hiệu suất sử dụng nguyên
liệu ñể tạo ra sản phẩm khá cao so với mặt bằng của các cơ sở công nghiệp
nói chung. Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm không cao dẫn ñến việc thị
trường tiêu thụ các sản phẩm này ngày càng bị thu hẹp.
2.1.5. Vấn ñề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam
Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn ñề môi trường ở các làng nghề
ñang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Hiện nay, hướng giải quyết những vấn ñề
môi trường trong các làng nghề ñang gặp nhiều vướng mắc lớn. Các biện pháp
tăng cường quản lý, kiểm soát chỉ ñạt hiệu quả ở mức ñộ rất thấp, do các cơ sở
sản xuất chỉ dùng các biện pháp tiêu cực (như nộp tiền phạt, tạm ngừng sản xuất
vào thời ñiểm kiểm tra…) ñể ñối phó với công luận và sự kiểm soát của các cơ
quan quản lý. Ngay cả ở những làng nghề ñã ñược cấp ñất ñể di chuyển khu vực
sản xuất có nhu cầu di chuyển ñến khu mới quy hoạch vì muốn mở thêm diện
tích sản xuất. ðiều này ñồng nghĩa với sự gia tăng mức ñộ ô nhiễm.

Hình 2.2. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở ñịa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16


Hiện phần lớn cán bộ ở cấp quận/huyện, xã phường ñều chưa ñược ñào
tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường. Do vậy, công tác quản lý môi
trường ở các làng nghề gần như bỏ trống, vấn ñề môi trường cũng không ai
kiểm tra, xử lý.
Theo quy ñịnh tại Luật Bảo vệ môi trường, khi các KCN có tỷ lệ lấp
ñầy từ 60-70% thì mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhận xét
về quy ñịnh này các chuyên gia môi trường, các chủ ñầu tư và khai thác hạ
tầng KCN nhận ñịnh là không sát với thực tiễn phát triển ngành công nghiệp
và chưa theo kịp nguy cơ ô nhiễm môi trường ñang gia tăng hiện nay.
Một ñiều quan trọng nhất, cơ bản nhất, có tính quyết ñịnh nhất và cũng
nhất hiện nay, là sự kém hiệu quả của các cơ quan chức năng, hệ thống chính
sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa ñồng bộ, chưa phù hợp với cơ
chế thị trường, vừa thiếu chế tài, vừa không xử lý nghiêm ñối với các hành vi
vi phạm. Các quy ñịnh về thu phí bảo vệ môi trường ñối với nước thải, chất
thải rắn, mặc dù ñã ñược Chính phủ ban hành, song còn mang tính hình thức,
số kinh phí thu ñược mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước
phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi
phạm hành chính còn quá thấp, chưa ñủ sức răn ñe, phòng ngừa, trong khi các
cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi truờng.
Khó khăn trong quản lý môi trường làng nghề còn nhiều song không thể
chỉ mình chính quyền làm ñược nếu thiếu người dân. Nâng cao hiểu biết cho
người dân tại các làng nghề hiện nay là một biện pháp quan trọng. Họ - những
người gây ô nhiễm cần phải biết mức ñộ ảnh hưởng của ô nhiễm ñó như thế
nào. Mặt khác, làng nghề từ lâu gắn bó với cuộc sống người dân, do vậy rất cần
có một hệ thống xử lý chất thải nhằm ñảm bảo chất lượng cuộc sống nơi ñây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17


2.1.6 Vấn ñề sản xuất và ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam
2.1.6.1. ðặc ñiểm ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề ñã và ñang gây ô nhiễm, tác
ñộng làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp ñến sức
khỏe của người dân. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số ñặc diểm sau.
 Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một
khu vực (xóm, thôn, xã…) Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, ñan xen với
khu vực sinh hoạt nên ñây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
 Ô nhiễm làng nghề mang ñặc trưng của các hoạt ñộng sản xuất theo
ngành nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi ñặc trưng
sản phẩm của các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác
ñộng ñến các thành phần môi trường cũng khác nhau. Vì vậy ô nhiễm môi
trường ở các làng nghề là không ñồng nhất, chúng có những nét khác biệt cụ thể
phân theo từng nhóm các làng nghề chính (Viện Khoa Học & CNMT, 2005).
Bảng 2.2. ðặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP
Chỉ tiêu ðơn vị
Phú ðô
– Hà
Nội
xã Vũ
Hội –
Thái
Bình
Quang
Minh –
Kiến
Xương
Thôn
ðoài –

xã Vũ
Hội
Tân
ðộ -

Tây
Phong
Lộc –
Nam
ðịnh
Quang
Bình –
Kiến
Xương
TCVN
5945 –
2005
(cột B)
Nhiệt ñộ
o
C 27.7 26.3 27.5 26.5 - 25 27.5 40
pH - 6.1 7.09 5.3 3.7 - 4.7 5.1 5.5 - 9
SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1206 1764 200
COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3858

976 1271 400
BOD
5
mg/l 1850 1040 1008 2003 1700


642 1080 50
∑ N mg/l 20.9 27.5 27 121 1002

31 67 60
∑ P mg/l 2.79 0.78 14 39 44.2 4.2 23 6
Coliform MPN/100ml - - 26.10
4
37.10
4
- 13.10
4
21.10
4
10
4
(Viện Khoa Học & CNMT khảo sát năm, 2008)

×