Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG nước SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN địa bàn HUYỆN BA bể – TỈNH bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 97 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ SÂM





ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ – TỈNH BẮC KẠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI - 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ SÂM





ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ – TỈNH BẮC KẠN





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI




HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả thực hiện Luận văn



Nguyễn Thị
Sâm




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học

viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều ki
ện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Hoàng Thái Đại trưởng khoa
Môi trường và nông nghiệp khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
trực tiếp, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Trung Tâm nước sạch và vệ sinh
Môi trường , Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Cạn, phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Ba Bể cùng các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Sâm


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi

Danh mục bảng vii
Danh mục hình, biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam. 3
1.1.1 Tình hình chung 3
1.1.2 Tình hình nguồn nước ở nước ta 7
1.1.3 Tình hình c
ấp nước sinh hoạt nông thôn 9
1.1.4 Tình hình xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 11
1.2 Khó khăn, thuận lợi và triển vọng cấp nước sinh hoạt nông thôn 12
1.2.1 Các khó khăn trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn 12
1.2.2 Các thuận lợi trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn 14
1.2.3 Triển vọng phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn 15
1.3 Một số đặc thù sử dụng nguồn nước của vùng nông thôn miền núi 16
1.4 Chiến lược quố
c gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn đến năm 2020 20
1.4.1 Mục tiêu 20
1.4.2 Các giải pháp chủ yếu 21
Chương II ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 25

2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.2.1 Tài nguyên nước và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Bể 25
2.2.2 Hiện trạng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể. 25
2.2.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các hệ
thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn
huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn 25
2.3 Phương pháp nghiên c
ứu 25
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 25
2.3.2 Phương pháp phân tích, đánh giá 26
2.3.3 Phương pháp thống kê Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Phương pháp so sánh 26
2.3.5 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm 26
2.3.6 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 28
Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Tài nguyên nước và đặc điểm kinh tế xã hội nông thôn huyện Ba Bể 29
3.1.1 Đặc điểm địa lí t
ự nhiên 29
3.1.2 Tài nguyên nước và chất lượng nước trên địa bàn huyện Ba Bể 34
3.1.3 Đặc điểm dân số, xã hội- kinh tế huyện Ba Bể. 45
3.2 Điều tra đánh giá về nguồn nước cấp, hiện trạng khai thác và sử dụng
nước sinh hoạt nông thôn huyện Ba Bể. 56
3.2.1 Đánh giá chung về nguồn nước cấp sinh hoạt nông thôn. 56
3.2.2 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Bể 58

3.2.3 Hiện trạng khai thác sử dụng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn
huyện Ba Bể. 62
3.2.4 Hiện trạng quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể. 73
3.3 Đánh giá một số hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Ba Bể tác

động tới nguồn nước sinh hoạt nông thôn. 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

3.3.1 Tác động của các hoạt động kinh tế xã hội tới nguồn nước sinh hoạt
nông thôn huyện Ba Bể 77
3.3.2 Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nông thôn huyện Ba Bể 78
3.4 Một số giải pháp tổ chức thực hiện bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nông thôn 79
3.4.1 Giải pháp giáo dục, truyền thông 79
3.4.2 Giải pháp về chính sách 80
3.4.3 Giải pháp về công nghệ 82
3.4.4 Giải pháp về vốn 83
3.4.5 Tổ
chức thực hiện, quản lý 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
HVS Hợp vệ sinh
HTTC Hệ thống tự chảy
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NSH Nước sinh hoạt

VSMT Vệ sinh môi trường
CTCNTT Công trình cấp nước tập trung
GK Giếng khoan
GĐ Giếng đào
NDĐ Nước dưới đất
NM Nước mặt
LVS Lưu vực sông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng 5
1.2 Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A 6
3.1 Lượng mưa trung các bình tháng năm 2013 tại trạm Chợ Rã- Ba Bể 31
3.2 Nhiệt độ bình quân các tháng năm 2013 31
3.3 Độ ẩm tương đối trạm Chợ Rã- Ba Bể năm 2013(%) 32
3.4 Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng, năm Trạm Chợ Rã(mm) 32
3.5 Tổng số giờ nắng tháng, nă
m Trạm Chợ Rã(giờ) 32
3.6 Một số đặc trưng dòng chảy năm lưu vực sông Năng 34
3.7 Dòng chảy trung bình năm của sông Năng tại trạm Đầu Đẳng 34
3.8 Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt 38
3.9 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt Huyện Ba Bể đợt 1
năm 2013 39
3.10 Kết quả phân tích chấ
t lượng môi trường nước mặt huyện Ba Bể đợt 2
năm 2012 40
3.11 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm huyện Ba Bể
năm 2012 43

3.12 Dân số nông thôn huyện Ba Bể năm 2013 45
3.13 Vị trí lấy mẫu NSH huyện Ba Bể 59
3.14 Kết quả phân tích chất lượng môi trường NSH trên địa bàn huyện Ba Bể 61
3.15 Hiện trạng khai thác sử d
ụng nước mưa ở huyện Ba Bể 64
3.16 Hiện trạng khai thác nước giếng đào ở huyện Ba Bể 65
3.17 Hiện trạng khai thác nước giếng khoan ở huyện Ba Bể 67
3.18 Hiện trạng khai thác nước lộ mạch, nước sông suối hồ đập phục vụ
sinh hoạt ở huyện Ba Bể 68
3.19 Hiện trạng khai thác sử dụng nước từ các CTTTNT ở huy
ện Ba Bể 70
3.20 Hiện trạng khai thác sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Bể 71


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT Tên hình, biểu đồ Trang

Hình 1.1 Lợi dụng địa hình dốc tự nhiên đưa nước tự chảy về tận nhà để sử dụng
của người PàThẻn. 19
Hình 1.2 Đào giếng lấy nước sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người Dao. 19
Hình 1.3 Dùng guồng đưa nước về ruộng và về làng để phục vụ sản xuất, sinh hoạt
của người Tày. 20
Hình 2.1 Sơ đồ vị
trí lấy mẫu NSH huyện Ba Bể 28
Hình 3.1 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên địa bàn huyện Ba Bể 41
Hình 3.2 Diễn biến hàm lượng COD trên địa bàn huyện Ba Bể 41
Hình 3.3 Diễn biến hàm lượng TSS trên địa bàn huyện Ba Bể 42
Hình 3.4 Bể nước tập trung tại Thôn Khâu Qua xã Nam Mẫu 72

Hình 3.5 Người dân thôn Nà Đông xã Chu Hương sử dụng nước từ CTCNTT 73
Biểu đồ 3.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nước sinh hoạ
t trên địa bàn huyện Ba Bể . 72


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sinh hoạt có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như
trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống cho con người. Nó có tầm
ảnh hưởng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang
phát triển như nước ta hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có 64 tỉnh thành phố, dân
số
gần 89 triệu người, khoảng 70 % dân số ở vùng nông thôn, trong đó khoảng
9.000 xã nông thôn và thị trấn nhỏ. Trong những năm qua, Nhà nước đã đưa ra
nhiều chính sách nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống dân cư nông thôn,
là khu vực có đại bộ phận dân số toàn quốc, là nơi đóng góp quan trọng cho nền
kinh tế quốc dân. Một trong những vấn đề đó là việc phát triển các dự án cấp nước
sinh hoạ
t nông thôn, việc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn đã được bắt đầu phát
triển từ những năm sáu mươi của thế kỷ 20. Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống của toàn nhân loại.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Kan đã tập trung chỉ đạo các ngành,
các cấp đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong đó có nhiệm vụ
cung cấp nướ
c sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. So với tình hình chung của cả
nước đạt mức trung bình. Tuy nhiên trước sự phát triển của các thành phần kinh tế
theo quy luật thị trường và phát triển dân cư nên nhu cầu dùng nước ngày càng tăng,

việc khai thác nước tự do không theo quy hoạch tạo nên nguy cơ gây nhiễm và mất
cân bằng nguồn nước và môi trường xung quanh, trong đó có nước sinh hoạt, gây
ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe cộng đồng dân cư.
Mặc dù công tác cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc
Kạn đã được quan tâm nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại: tỷ lệ người dân nông thôn
được cấp nước sạch còn thấp, nhiều vùng nông thôn vẫn phải sử dụng nước chưa hợp
vệ sinh. Có những công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được xây dựng nhưng chưa
phát huy hiệu quả, lãng phí tiền của của nhà nướ
c và nhân dân. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ – TỈNH BẮC KẠN” là cần thiết, góp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn trên địa
bản huyện nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá được thực trạng khai thác sử dụng nước sinh hoạt nông thôn trên
địa bàn huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước, hệ
th
ống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá tài nguyên nước, nguồn cấp nước sinh hoạt, hệ thống cung cấp
nước sạch tập trung trên địa huyện Ba Bể.
- Hiện trạng khai thác sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt của người dân
tại các xã thuộc huyện Ba Bể.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác ,quản lý nguồn nước, hệ
thống c

ấp nước sinh hoạt nông thôn có tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam.
1.1.1 Tình hình chung
1.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân số và tình hình kinh tế -xã hội:
Việt Nam có diện tích 331.000km
2
trên đất liền và 1 triệu km
2
diện tích lãnh
hải nằm ở vĩ độ 23
0
22 đến 8
0
30 Bắc và kinh độ 102
0
10 đến 109
0
21 Đông nằm ở
Đông Nam Á với chiều dài biên giới đất liền hơn 6.780km và 3.260km bờ biển cùng
hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Bạch Long Vĩ…với các
mạng lưới sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công, sông Mã, sông Cả…Dân số cả
nước đến tháng 11 năm 2013 đã cán mốc 90 triệu người. Theo báo cáo, Đồng bằng
sông Hồng là vùng có đông dân cư nhất (22.577.944 người), tiếp đến là Bắc Trung
Bộ và duyên hải miền Trung (20.835.485 người). Đồng bằng sông Cửu Long có

18.878.871 người. Vùng có dân số ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số
5.107.437 người. Đến nay, có 29,6% dân số sinh sống tại vùng thành thị (thấp so với
khu vực, chỉ cao hơn Lào (23%), Campuchia (22%) và Đông Timo (26%)). Trong 10
năm, số dân của vùng thành thị tăng khá nhanh với 3,4%/năm, trong khi đó ở nông
thôn tỷ lệ tăng chỉ là 0,4%/năm. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao
nhất, dân số thành thị chiếm 57,1%.
Hiện nay đại bộ phận dân cư nông thôn là những người nông dân làm ăn
nhỏ, đa số sống trong các thôn xóm, làng bản tương đối tập trung, có tổ chức
hành chính vững chắc và truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là
hộ gia đình bình quân có 5 người. Nhưng mức sống còn thấp, một bộ phận đáng
kể dân cư nông thôn thuộc diệ
n nghèo, thu nhập chỉ đủ cho nhu cầu tối thiểu về
ăn mặc không còn kinh phí cho các nhu cầu khác, nhận thức về cấp nước và vệ
sinh môi trường còn rất hạn chế.
Từ năm 1997, Chính phủ đã đề ra Định hướng phát triển nông thôn bao gồm
5 nội dung cụ thể:
• Đầu tư mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và
khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghi
ệp và tiểu thủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

công nghiệp.
• Nâng cao tỷ lệ ngân sách Nhà nước, vốn Viện trợ phát triển chính thức
từ nước ngoài (ODA) và đóng góp của địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng vật chất và xã hội.
• Tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động kinh doanh vật
tư và nông sản hàng hoá, khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà
n
ước với những người buôn bán nhỏ và nông dân.

• Khuyến khích áp dụng trang thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất
và chế biến ở nông thôn.
• Hỗ trợ các hộ gia đình hợp tác trong cơ chế mới, thực hiện cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và cho thuê đất một cách linh hoạt hơn.
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp, nghề muối, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
để tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Phát triển y tế, giáo dục,
văn hoá, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại với bản sắc dân tộc; đảm
bảo an toàn xã h
ội; thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn. Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền
vững.
1.1.1.2 Tiêu chí về nước sạch
Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN
02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Quy chuẩn này quy định
mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh
hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến
thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

Bảng 1.1 Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
Giới hạn
tối đa cho phép

Mức độ
giám sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 A
2 Mùi vị(*) - Không có mùi
vị lạ
Không có mùi vị
lạ
A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 A
4 Clo dư mg/l Trong khoảng
0,3-0,5
- A
5 pH(*) - Trong khoảng
6,0 - 8,5
Trong khoảng
6,0 - 8,5
A
6 Hàm lượng
Amoni(*)
mg/l 3 3 A
7 Hàm lượng Sắt
tổng số (Fe2+ +
Fe3+)(*)
mg/l 0,5 0,5 B
8 Chỉ số
Pecmanganat
mg/l 4 4 A
9 Độ cứng tính theo
CaCO3(*)

mg/l 350 - B
10 Hàm lượng
Clorua(*)
mg/l 300 - A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - B
12 Hàm lượng Asen
tổng số
mg/l 0,01 0,05 B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/
100ml
50 150 A
14 E. coli hoặc
Coliform chịu
nhiệt
Vi khuẩn/
100ml
0 20 A
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của
cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn
giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

Ngày 18/4/2002 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ về
tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống với 112 chỉ tiêu của 4 nhóm gồm: về mặt cảm
quan và thành phần vô cơ; hàm lượng của các chất hữu cơ; hoá chất bảo vệ thực
vật và hoá chất khử trùng, sản phẩm phụ, mức nhiễm xạ và vi sinh vật trong đó

có 15 chỉ tiêu ở cấp độ giám sát A (là những chỉ tiêu sẽ
được kiểm tra thường
xuyên, có tần suất kiểm tra 1 tuần (đối với nhà máy nước) hoặc 1 tháng (đối với
cơ quan Y tế cấp tỉnh, huyện).
Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A được thể hiện ở bảng 1. 2
- Theo quan điểm các tổ chức Y tế thế giới (WTO) thì nước sạch là nước
không mùi, không màu, không vị và không chứa các chất tan các vi khuẩn không
nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chuẩn
Qu
ốc tế là tiêu chuẩn của WHO ban hành năm 1984 về 4 mặt: chất vô cơ tan, vi
sinh vật, chất hữu cơ và vật lý.
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A
(Theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 về tiêu chuẩn vệ sinh
nước ăn uống của Bộ Y tế)
TT Tiêu chuẩn Đơn vị Giới hạn tối đa
1 Độ màu 15
2 Mùi vị đậy kín sau khi đun 40 độ Không có mùi, vị lạ
3 Độ Ph Độ 6,5 - 8,5
4 Clo dư mg/l 0,3 - 0,5
5 Độ đục NTU 2
6 Độ cứng (tính theo CaCO
3
) mg/l 300
7 Hàm lượng Sắt Fe mg/l 0,5
8 Hàm lượng Clorua mg/l 250
9 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5
10 Hàm lượng Nitrat mg/l 50
11 Hàm lượng Nitrit mg/l 3
12 Hàm lượng Sunphat mg/l 250
13 Độ oxy hoá mg/l 2

14 Coliform tổng số Khuẩn lạc/100ml 0
15 E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt Khuẩn lạc/100ml 0


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

1.1.2 Tình hình nguồn nước ở nước ta
Việt Nam có nguồn nước tương đối phong phú để phục vụ cấp nước NSHNT.
Nguồn nước chủ yếu được dùng để cấp nước sinh hoạt bao gồm nước mưa, nước mặt
và nước ngầm.
+ Nước mưa:
Lượng mưa hàng năm của Việt Nam tương đối lớn, trung bình từ 1.800mm
đến 2000mm, nhưng phân bố không đều về không gian và thời gian, tạo nên những
vùng có lượng mưa lớn xen kẽ các vùng có lượng mưa nhỏ trong phạm vi toàn lãnh
thổ.Mưa phân bố không đều theo thời gian trong năm, chia 2 mùa rõ rệt phụ thuộc
vào 2 mùa gió chính, đó là mùa mưa và mùa khô (gọi là mùa mưa ít). Hai mùa này
khác nhau về lượng mưa, thời gian xuất hiện và kết thúc mưa, thời gian mưa và độ ổn
định tương đối của mưa và tùy theo từng vùng lãnh thổ. Mưa trong mùa khô chủ yếu
là mưa phùn, lượng mưa không đáng kể vì vậy không có ý nghĩa với cung cấp nước.
Mưa lớn thường xuyên có khả năng xảy ra trong mùa mưa với cường độ lớn.
Mùa mưa kéo dài khoảng 4-6 tháng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn phía
đông Trường Sơn, mùa mưa rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng. Vì vậy, việc sử
dụng nguồn nước mưa để cấp nước cho ăn uống là có thể được nhưng để mục đích
sinh hoạt khác là vấn đề kho khăn và không thể thỏa mãn nhu cầu trong mùa khô.
+ Nước mặt:
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có lượng mưa lớn nên nguồn nước mặt rất
dồi dào. Do cấu trúc địa chất, địa hình ở 3/4 diện tích toàn lãnh thổ là đồi núi đã tạo
nên mạng lưới sông suối dày đặc với mật độ sông suối tính theo những dòng chảy
thường xuyên là 0,60km/km
2

trung bình trên toàn lãnh thổ.
Chất lượng nước mặt, nhìn chung không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước
phục vụ cho ăn uống theo quy định về độ trong, hàm lượng hữu cơ và vi sinh vì vậy
trước khi sử dụng cần có xử lý nước. Ở vùng cửa sông, nước biển theo thủy triều xâm
nhập vào sông làm nước sông bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng này không sử dụng
nước mặt cho mục đích ăn uống và sinh hoạt được.
Nguồn tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, phân bổ trên
phần lớn lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước tại chỗ cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

các mục đích nói chung và ăn uống sinh hoạt nói riêng.
+ Nước ngầm:
Nước ngầm đã và đang là đối tượng chủ yếu được khai thác phục vụ cho nhiều
mục đích, trong đó có ăn uống và sinh hoạt. Trên lãnh thổ Việt Nam, nước ngầm
được chứa giữ trong các lỗ hổng và khe nứt của các loại đất đá khác nhau (chủ yếu là
trầm tích bở rời, trầm tích lục nguyên, phun trào xâm nhập cacbonat, biến chất và hỗn
hợp) có tuổi già nhất (Ackeozoi) đến tuổi trẻ nhất (Đệ tử).
Theo các tác giả của Tiểu ban soạn thảo kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt
nông thôn, đến năm 2000 thì tổng trữ lượng động thiên nhiên của nước ngầm trên
toàn Việt Nam là 1.513,5 m
3
/s (không kể phần hải đảo). Riêng vùng Tây Bắc Bộ là
241,827m
3
/s.
Về chất lượng nước với những công trình khai thác nước với chiều sâu tương
đối lớn có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt không cần phải xử lý. Trừ những vùng
nước ngầm bị ô nhiễm không đáp ứng nhu cầu cho mục đích ăn uống, còn lại các
thành phần hóa học khác phần lớn tương đối phù hợp với cơ thể con người. Nhiều nơi

trong nước ngầm, hàm lượng sắt thường lớn hơn giới hạn cho phép ( Fe>0,5 mg/l)
nên cần xử lý nước trước khi sử dụng.
Nguồn nước của Việt Nam hiện còn dồi dào. Lượng mưa khá cao, một hệ
thống sông ngòi kênh mương dày đặc, nước ngầm phong phú tại những vùng đất thấp
Nhìn chung có khả năng thỏa mãn nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân nông
thôn nói riêng và toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều
theo cả thời gian và không gian. Một số vùng rất khan hiếm nước. Các vấn đề tồn tại
chủ yếu là: sử dụng ngày càng nhiều nước mặt để tưới ruộng; nạn phá rừng ảnh
hưởng nghiêm trọng tới các nguồn nước; nước ngầm chứa nhiều sắt, măng gan phải
xử lý tốn kém; các vùng đồng bằng và ven biển tương đối rộng lớn thì nguồn nước bị
nhiễm mặn; sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt ngày càng tăng do chất thải
công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra cũng là một vấn đề cần
phải được quan tâm đầy đủ hơn. Do sự phân bố không đều theo không gian và thời
gian cũng như những vấn đề về chất lượng nước nên cần có giải pháp công trình phù
hợp và khai thác sử dụng một cánh hợp lý để đạt hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

không làm suy kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam dù phải đối
mặt với những khó khăn thách thức to lớn nhưng nhờ thực hiện các chính sách và giải
pháp phù hợp, phát huy nội lực kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng
Quốc tế, kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10
năm qua là 7,5%/ năm. Nông nghiệp được duy trì và phát triển khá cao, góp phần
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua các chương trình an ninh lương thực,
tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ
tăng trưởng khá và toàn diện. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng, nhiều vùng sản
xuất hàng hóa với qui mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; các làng nghề dần được
khôi phục và phát triển; Đời sống người dân nông thôn được cải thiện và dần được

nâng cao, các chương trình, dự án lớn triển khai có hiệu quả, trong đó có Chương
mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển thiếu vững chắc, chất lượng tăng
trưởng chưa thật cao và ổn định. Năm 2001 tăng 6,8% chưa đạt được mức tăng
trưởng của những năm giữa thập kỷ 90 vì những yếu tố không thuận lợi do thiên tai
gây ra. Trong nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu còn chậm, lao động thiếu viêc làm, tay
nghề chưa cao, năng suất lao đông thấp, một số sản phẩm tiêu thu còn khó khăn. Tỷ
lệ hộ đói nghèo còn cao. Đời sống nhân dân nông thôn vẫn nghèo, gặp nhiều khó
khăn, bao gồm cả vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
1.1.3 Tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn
Theo tài liệu Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 3 (2011 – 2015), tính đến năm 2010, tổng số dân nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 48.752.457 người, tăng 8.630.000 người so
với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ
62% lên 80%, thấp hơn kế hoạch 5%, trung b́ình tăng 3,6%/năm. Trong đó, tỷ lệ số
dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009:BYT trở lên là
40%, thấp hơn kế hoạch 10%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ số dân nông
thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, cao hơn trung bình cả nước 10%.
Thấp nhất là vùng Tây Nguyên 72% và Bắc Trung bộ 73%, thấp hơn trung bình 8%
(Bộ Y tế, 2011).
Một số tiến bộ khoa học - công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện địa
hình, khí tượng, thuỷ văn của địa phương đã được áp dụng. Trong cấp nước nhỏ
lẻ đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn mưa và bể lọc
cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước ngầm tầng
nông. Nhiều thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước
được giới thiệu và áp dụng trên cả nước. Một số công trình cấp nước tập trung đã

áp dụng công nghệ lọc tự động không van, xử lý hoá học (xử lý sắt, mangan,
asen, xử lý độ cứng ), hệ thống bơm biến tần, hệ thống tin học trong quản lý
vận hành Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mô và chất lượng khá hơn
góp phần giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô.
Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloramin B và Aqua tab,
túi PUR để xử lý nước phục vụ ăn uống.
Một số mô hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước
tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu có hiệu quả đã xuất hiện ở nhiều
địa phương như mô hình sự nghiệp có thu (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh), mô hình doanh nghiệp công tư phối hợp dựa vào kết quả
đầu ra, mô hình tư nhân đấu thầu quản lý hệ thống cấp nước
Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi phí,
xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư liên tịch
số 95/TTLT-BTC-BXD-BNN trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử
dụng. Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa phương với mức giá tính đúng,
tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản. Khung
giá nước này đã tạo điều kiện chủ động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng
tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp nước.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

Tuy nhiên, còn nhiều mô hình, cơ chế quản lý khai thác các công trình cấp
nước tập trung ở nhiều nơi chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt động
cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị
trường hàng hóa. Việc lựa chọn mô hình quản lý ở nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn
tại nhiều mô hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, như mô hình UBND xã, cộng
đồng, tổ hợp tác quản lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý vận hành còn yếu.
Nhiều địa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình

cấp nước tập trung.
Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo
hoạt động bền vững của công trình. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất
lượng nước chưa được quan tâm đầy đủ.
Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát công
trình cấp nước chưa cao. Nhiều nơi đã có công trình cấp nước tập trung với chất
lượng tốt, nhưng tỷ lệ đấu nối còn thấp, nhiều hộ chỉ dùng nước máy để ăn uống,
còn sinh hoạt vẫn dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh.
Nhiều công trình cấp nước nông thôn xây dựng xong nhưng không hoạt động
được, hoặc hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí và tác động tiêu cực đến cuộc
sống của người dân, đến quan điểm và thái độ của cộng đồng với dịch vụ cấp nước
và vệ sinh.
1.1.4 Tình hình xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, đến nay đã có khoảng 82% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh; 60% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 92% số
trạm y tế, 90% số trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết
qu
ả đạt được của Chương trình thời gian qua chưa tương xứng với nguồn lực đầu
tư của Nhà nước và nhu cầu sử dụng của nhân dân. Ở một số địa phương, số lượng
công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả còn cao; chất lượng nước chưa ổn
định; nhiều công trình mới đưa vào phục vụ trong thời gian ngắn đã bị hỏng, xuố
ng
cấp; công tác quản lý, vận hành còn nhiều bất cập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

Bên cạnh đó, nhiều nơi nước sinh hoạt của người dân vẫn chủ yếu là nguồn
nước tự nhiên từ hồ, ao, sông, suối. Hiện, nguồn nước này cũng đã khan cạn và

nhiều vùng còn bị ô nhiễm nặng, cho nên người dân ngày đêm mong ngóng những
công trình nước sạch.

Chương trình lớn về Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn của Chính phủ
được UNICEF tài trợ đã hoạt động từ hơn 10 năm nay ở hầu hết các tỉnh là một
đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh
nông thôn. Hàng trăm ngàn giếng nước bơm tay UNICEF và các nhà vệ sinh đã
được xây dựng, đồng thời người dân đã tự đầu tư xây dựng số
lượng công trình
cấp nước sạch và vệ sinh lớn hơn 2 - 3 lần số lượng công trình do chương trình
UNICEF tài trợ, đã cải thiện một cách đáng kể điều kiện cấp nước sạch và vệ
sinh cho các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tổng đầu tư của cả Nhà nước và nhân
dân cho Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn còn rất nhỏ bé so với yêu cầu cải
thiện điều kiện Cấp nước sạch & V
ệ sinh nông thôn ở nước ta.
1.2 Khó khăn, thuận lợi và triển vọng cấp nước sinh hoạt nông thôn
1.2.1 Các khó khăn trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn
1.2.1.1 Khó khăn về kinh tế - tài chính
- Mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn rất thấp: tỷ lệ các hộ đói
nghèo còn khá cao (theo báo cáo của Chính phủ trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội
khóa X tháng 5/1999, tỷ lệ hộ đói nghèo trong cả nước năm 1998 là 17%; theo số
liệu củ
a Bộ Lao động Thương binh Xã hội cuối năm 2000, tỷ lệ hộ đói nghèo đã
giảm xuống còn 11%) với thu nhập mới chỉ đạt 13kg thóc/người/ tháng nghĩa là
chỉ đủ ăn mà không còn tiền để chi tiêu cho các nhu cầu khác.
- Đầu tư cho lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn quá ít: tính
trung bình trong 10 năm cải cách kinh tế cả Nhà nước và tài trợ quốc tế mới đầu
tư được khoảng 0,13 USD cho 1 ng
ười dân trong 1 năm. Trong 10 năm mới đầu
tư 1,3 USD cho 1 người. So với nhu cầu chi phí để xây dựng các công trình cấp

nước sạch và vệ sinh cơ bản vào khoảng 15 USD cho 1 người dân thì mức đầu tư
của Chính phủ và các nhà tài trợ chỉ bằng 1% nhu cầu chi phí xây dựng nêu trên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

- Tỷ lệ số hộ ở nông thôn có công trình cấp nước và nhà tiêu tương đối
hợp vệ sinh còn thấp
1.2.1.2 Khó khăn về xã hội và tập quán
- Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Số
đông ít quan tâm đến vệ sinh, coi đó chỉ là vấn đề cá nhân liên quan đến tiện
nghi là chính chứ không phải là một vấn đề công cộng có liên quan đến sức khỏe
của cộng đồ
ng và sự trong sạch của môi trường.
- Thực hành vệ sinh kém nên các bệnh tật phổ biến vẫn thường xuyên xảy
ra ở nông thôn, có khi xảy ra dịch lớn như tả, thương hàn, sốt xuất huyết khiến
cho người nông dân đã nghèo, nay lại khó hơn vì ốm đau, bệnh tật.
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ người dân nông
thôn có tập quán lâu đời sử dụng phân người chưa được xử
lý tốt làm phân bón.
- Ở phía Nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân người được
thải trực tiếp xuống ao làm thức ăn cho cá.
- Tổ chức của lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn còn phân tán,
sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông
thôn thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây
dựng chịu trách nhiệm cấp nước
đô thị bao gồm cả các thị trấn (đô thị loại 5); vệ
sinh lại là trách nhiệm của Bộ Y tế, mặc dù cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ môi trường cũng có trách nhiệm về vệ
sinh. Còn về lĩnh vực môi trường thì lại càng liên quan đến nhiều Bộ hơn.
- Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các

thành phần kinh tế để cùng với người s
ử dụng xây dựng công trình cấp nước
sạch và vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính.
- Về pháp chế còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản
lý tốt lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn.
1.2.1.3 Khó khăn kỹ thuật và thiên tai
- Có nhiều vùng gặp khó khăn về nguồn nước như các vùng bị nhiễm mặn
(ước tính có hơn 13 triệu ngườ
i sống tại các vùng này); các vùng núi cao và các
vùng đá vôi castơ thường thiếu nguồn nước, đồng bào phải đi lấy nước từ suối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

rất xa, những vùng này được đặc trưng bởi nước ngầm ở rất sâu và không có
hoặc rất hiếm nước mặt.
- Thời gian gần đây khí hậu thời tiết có những biến động thất thường, lũ lụt
và hạn hán xẩy ra ở nhiều địa phương làm cho tình hình nguồn nước càng khó khăn
hơn. Một số nơi nguồn nước cạn kiệt đang trở thành vấ
n đề nghiêm trọng cho cả sản
xuất và sinh hoạt, đòi hỏi phải có những biện pháp khẩn cấp và đặc biệt.
- Đối với vệ sinh, khó khăn tồn tại lớn là đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu
chuẩn vệ sinh và một bộ phận đông dân cư nông thôn sinh sống ở vùng bị ngập
lụt đang sử dụng loại nhà tiêu trên ao cá, không đảm bảo vệ sinh nhưng ch
ưa có
công nghệ thích hợp thay thế.
- Các làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại thiếu nước
sạch và không có nhà vệ sinh. ở các làng nghề môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng.ô nhiễm do chuồng trại gia súc và thuốc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn cần
được nghiên cứu giải quyết riêng.
- Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung ứng các

vật tư thiết bị cho Cấp nướ
c sạch & Vệ sinh nông thôn.
1.2.2 Các thuận lợi trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn
Bên cạnh các khó khăn tồn tại, lĩnh vực Cấp nước nước sinh hoạt nông thôn
cũng có một số thuận lợi:
- Quan tâm và ưu tiên của Đảng - Chính phủ
Thể hiện ở việc Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 36 về “Tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước”, chương
trình mục tiêu Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, ở việc
thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường ở Trung ương
và các địa phương, ở chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác Cấp
nước sạch & Vệ sinh nông thôn cùng nhiều văn bản khác của Nhà nước nói lên
tầm quan trọng và ưu tiên đầu tư cho l
ĩnh vực này. Chính phủ đang tập trung vào
phát triển nông thôn, coi phát triển nông thôn là ưu tiên quốc gia, đang triển khai
nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công
nghiệp hoá hiện đại hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page15

- Hệ thống tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh
nông thôn đã được thành lập rộng khắp ở tất cả các tỉnh, thông qua Chương trình
Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn do UNICEF tài trợ. Đó là một tiền đề quan
trọng để phát triển lĩnh vực trong tương lai.
- Quá trình phân cấp và phi tập trung hóa được xác lập vững chắc cũng là
một thuận lợi để
triển khai thực hiện nhanh chóng xuống tận người dân các
chương trình, dự án về Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn.
- Kinh tế nông thôn đang chuyển sang cơ chế thị trường và kinh tế trang

trại với cách tiếp cận theo nhu cầu và khu vực tư nhân phát triển rộng khắp đang
tạo điều kiện để xóa bỏ cơ chế bao cấp và thực hiện xã hội hóa lĩnh vực Cấp
nướ
c sạch & Vệ sinh nông thôn.
Ngoài ra, còn phải kể đến một thuận lợi nữa là được sự quan tâm trợ giúp
ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ song phương, đa phương
và các tổ chức phi chính phủ.
1.2.3 Triển vọng phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn
Trong 10 năm đổi mới, nền kinh tế quốc dân đã có bước phát triển đáng
kể, trong đó có sự phát triển của khu vực nông thôn. T
ốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 1998 thấp hơn, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính đã
lan rộng ở khu vực Đông Nam á. Cho đến nay, khu vực nông thôn chủ yếu được
phát triển thông qua việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao
năng suất lúa gạo và một số cây công nghiệp. Nhưng các nhà hoạch định Chiến
lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hi
ện đại
hoá đã chỉ ra là phát triển kinh tế nông thôn phải phát triển toàn diện: sản xuất
lương thực, phát triển cây công nghiệp, rau quả, tiến tới đảm bảo cung cấp đủ
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và đưa chăn nuôi thành ngành
sản xuất chính, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản và công
nghiệp nông thôn. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn và
phát triển các dịch vụ nông thôn. Định hướng nêu trên sẽ
dẫn đến chính sách
khuyến khích phát triển các đô thị nhỏ thành những trung tâm nông thôn, là cầu
nối giữa đô thị và nông thôn, phục vụ đắc lực cho phát triển nông thôn. Trong

×