Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

NGHIÊN cứu BỆNH cầu TRÙNG ở đàn gà NUÔI tại một số xã THUỘC HUYỆN yên PHONG TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 102 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\





NGUYỄN NGỌC VƯỢNG






NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG Ở ĐÀN GÀ
NUÔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN YÊN PHONG
TỈNH BẮC NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\





NGUYỄN NGỌC VƯỢNG





NGHIÊN CỨU BỆNH CẦU TRÙNG Ở ĐÀN GÀ
NUÔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN YÊN PHONG
TỈNH BẮC NINH




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ





HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Ng
ọc Vượng









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá
nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Thọ,
thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận vă
n tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Ký sinh
trùng, khoa Thú y, Viện sau đại học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp
ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành.
Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ
của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình
cảm cao quý đó!

Tác giả luận văn



Nguy
ễn Ngọc Vượng




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu chung của đề tài 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Lịch sử nghiên cứu về bệnh cầu trùng 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 6
2.2 M
ột số đặc điểm của cầu trùng 9
2.2.1 Cấu trúc của Oocyst cầu trùng 9
2.2.2 Vòng đời phát triển của cầu trùng. 10
2.2.3 Tính chuyên biệt của cầu trùng 14
2.3 Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà 15
2.3.1 Các loài gây bệnh trên gà đã được nghiên cứu 15
2.3.2 Đặc điểm dịch tễ học 18
2.3.3. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng 19
2.3.4. Các phương pháp chẩ
n đoán bệnh cầu trùng gà 21
2.4. Miễn dịch học trong bệnh cầu trùng 22

2.5. Phòng và trị bệnh cầu trùng 24
2.6. Một số hiểu biết cơ bản về huyết học 27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.6.1. Thành phần vô hình 27
2.6.2 Thành phần hữu hình 28
PHẦN III. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. Địa điểm nghiên cứu 32
3.2 Đối tượng nghiên cứu 32
3.3. Nội dung nghiên cứu 32
3.4. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 33
3.4.1 Nguyên liệu nghiên cứu 33
3.4.2. Thiết kế thí nghiệm 33
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu 35
3.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 41
3.4.5. Phương pháp xử lí số li
ệu 43
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà ai cập, gà lương phượng nuôi
tại các trang trại thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh 44
4.1.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Ai cập và gà Lương
Phượng nuôi thả vườn theo các xã 44
4.1.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi ở giống gà Ai
c
ập nuôi công nghiệp và giống gà Lương phượng nuôi thả vườn ở xã
Tam Giang và Thuỵ Hoà huyện Yên phong tỉnh Bắc ninh 46
4.1.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo các phương thức chăn nuôi 49
4.1.4. Thành phần loài cầu trùng thường gây bệnh ở gà Ai Cập và gà

Lương Phượng từ 1 đến 7 tuần tuổi 54
4.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo các tháng trong năm 60
4.2. Một số đặc điểm bệnh lý chủ
yếu của bệnh cầu trùng gà 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

4.2.1. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở gà mắc bệnh
cầu trùng 62
4.2.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể chủ yếu ở gà mắc bệnh
cầu trùng 66
4.2.3. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể chủ yếu ở một số cơ quan của
gà mắc bệnh cầu trùng 70
4.2.4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết h
ọc của gà mắc bệnh
cầu trùng 74
4.2.5 Hiệu lực phòng bệnh của một số loại thuốc phòng trị cầu trùng 80
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà tại huyện Yên Phong tỉnh
Bắc Ninh. 44

4.2 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà tại 2 xã Tam giang và
Thuỵ hoà thuộc huyện Yên phong tỉnh Bắc ninh 47
4.3 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo các phương thức chăn nuôi 50
4.4 Cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Ai Cập và gà Lương Phượng theo
các phương thức chăn nuôi 52
4.5. Thành phần loài cầu trùng gây bệnh cho gà Ai Cậ
p và Lương
Phượng từ 1 – 7 tuần tuổi tại địa điểm nghiên cứu 55
4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo mùa Xuân và mùa Hè 60
4.7. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh cầu
trùng 64
4.8. Bệnh tích đại thể trên gà Ai Cập bị mắc bệnh cầu trùng ở các tuần
tuổi khác nhau 67
4.9. Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của gà bị bệ
nh cầu trùng 71
4.10 Tần suất xuất hiện các giai đoạn phát triển của cầu trùng gà trên
tiêu bản vi thể các cơ quan gà bệnh 73
4.11. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập (4
tuần tuổi) mắc bệnh cầu trùng 75
4.12. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu hệ bạch cầu của gà Ai Cập (4 tuần
tuổi) 77
4.13 So sánh tỷ lệ nhiễm cầ
u trùng giữa lô đối chứng và các lô có sử
dụng kháng sinh phòng cầu trùng 80


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

4.1. Eimeria mitis 59
4.2. Eimeria maxima 59
4.3. Eimeria tenella 59
4.4. Eimeria necatrix 59
4.5. Eimeria tenella, Eimeria brunetti 59
4.6. Eimeria tenella, Eimeria mitis, Eimeria brunetti 59
4.7. Manh tràng sưng chất chứa có máu 70
4.8. Niêm mạc ruột sưng xuất huyết 70


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SMKT : Số mẫu kiểm tra
SMN : Số mẫu nhiễm
TLN : Tỷ lệ nhiễm
E : Eimeria


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu đã trở thành một vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi của nước ta. Trong những năm gần đây ngành chăn
nuôi đã có những thay đổi đáng kể cùng với quá trình phát triển của ngành

nông nghiệp Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao mức sống cho
người nông dân ở nông thôn cũng như thành thị.
Chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta ngày càng phát
tri
ển. Nó không chỉ cung cấp về thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia
đình mà còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh đem lại nguồn thu
nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Để chăn nuôi được thành công thì người
chăn nuôi cần phải hiểu rõ về quy trình chăm sóc và phòng chống bệnh xảy ra
trên đàn gà. Trong các bệnh thường xuyên xảy ra thì bệnh cầu trùng gà
(Coccidiosis Avium) là bệnh phổ biến trên đàn gà nuôi công nghiệp có mức
độ thâm canh cao (Larry R.Mc Dougald, 1997). Trong các b
ệnh ký sinh trùng
ký sinh trên gà thì bệnh cầu trùng gà khẳng định được tính chất nguy hiểm
hơn về quy mô và mức độ gây thiệt hại cho ký chủ. Loại ký sinh trùng này đã
phát triển trong đường ruột và gây ra tổn thương mô, ảnh hưởng đến việc ăn
uống, tiêu hóa hoặc hấp thu dưỡng chất, mất máu và tăng tính mẫn cảm với
những tác nhân gây bệnh khác (Calnek B.W, 1997).
Bên cạnh đó, bệnh còn làm giảm sức đề kháng của đàn gà, mở
đường
cho mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhập như: Gumborro,
Newcastle, E.coli,… Để tìm hiểu về bệnh cầu trùng trên đàn gà nuôi công
nghiệp và với những đàn gà được chăn nuôi theo phương thức thả vườn,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn
gà nuôi tại một sỗ xã thuộc Huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh” làm cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

sở khoa học cho việc phòng trị bệnh cầu trùng gây ra cho gà tại những trang
trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp và theo hướng thả vườn tại một sỗ
xã thuộc huyện Yên phong tỉnh Bắc Ninh.

1.2. Mục tiêu chung của đề tài
- Đánh giá được tình hình nhiễm cầu trùng của đàn gà Ai cập nuôi theo
phương thức công nghiệp và đàn gà Lương Phượng nuôi theo phương thức
thả vườn tại hai xã Tam Giang và Thuỵ Hoà qua xét nghiệm phân. Từ đ
ó
cung cấp những thông tin cơ sở cho việc phòng bệnh cầu trùng ở gà.
* Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỉ lệ nhiễm cầu trùng ở gà theo các lứa tuổi, mùa vụ và
phương thức nuôi khác nhau.
- Làm rõ các đặc điểm biến đổi bệnh lý chủ yếu của bệnh cầu trùng gà
qua quan sát triệu trứng lâm sàng, mổ khám quan sát bệnh tích đại thể và
quan sát bệnh tích vi thể trên tiêu bản. Từ đó giúp người chăn nuôi phát hi
ện
sớm, chẩn đoán nhanh và chính xác về bệnh cầu trùng gà để có biện pháp
điều trị kịp thời
- Xác định rõ các loại cầu trùng gây bệnh ở gà Ai Cập và Lương
Phượng nuôi theo hướng công nghiệp và thả vườn. So sánh hiệu lực phòng
và trị bệnh của một số thuốc. Từ đó đưa ra khuyến cáo cho người chăn nuôi
dung thuốc có hiệu quả.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Lịch sử nghiên cứu về bệnh cầu trùng
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình thái đa dạng phụ thuộc vào từng
loài cầu trùng như: hình trứng, hình bầu dục…, chúng ký sinh chủ yếu ở tế
bào biểu bì ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả người.

Cầu trùng và bệnh cầu trùng gà đã được phát hiện từ năm 1863 –
Rivolta là người phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân gà. Năm
1864
Eimeria đã xác định đó là nguyên sinh động vật sinh sản theo bào tử
thuộc lớp Sporozoa, bộ Cocoidie, họ Eimeriaidae. …
Levine D.L (1925) đã phân loại cầu trùng như sau:
Ngành nguyên sinh động vật Protozoa.
Lớp Sporozoasida
Phân lớp Coccidiasina
Bộ Eucoccidiorida
Phân bộ Eimeriorina
Họ Eimeriidae
Giống Eimeria và Isospora
Năm 1875 người ta đã xác nhận kết quả nghiên cứu của Eimeria và đề
nghị đặt tên cho loại ký sinh trùng này là
Eimeria. Từ đó cho đến nay nhiều
loài cầu trùng khác đã được phát hiện trên các loài gia súc, gia cầm khác
nhau: thỏ, ngan, ngỗng, lợn, chó mèo,… Sự ký sinh của cầu trùng gà có tính
chất chuyên biệt trên mỗi ký chủ, thậm chí trên các cơ quan, mô bào, tế bào
nhất định. Vì thế các nhà khoa học đã thống nhất lấy tên chung cầu trùng và
thêm vào tên của loại gia súc, gia cầm để gọi tên bệnh như: cầu trùng gà, cầu
trùng bê nghé, cầu trùng thỏ, cầu trùng lợn,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Riêng ở gà, đến nay trên Thế giới đã xác định có khoảng 12 loài
Eimeria. Trong đó có 9 loài đã được xác định rõ tên, kích thước, màu sắc: đó
là Eimeria tenella, Eimeria acervulina, Eimeria mitis, Eimeria brunetti,
Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria praecox, Eimeria hagani,
Eimeria mivatti.

Sau này, một số tác giả khác ở Trung Âu và Liên Xô (cũ) như
Yakimoff, Kotlan đã đưa ra một số công bố về 3 loài: Eimeria beachi,
Eimeria tyzzeri, Eimeria johnsoni.
Tại Ấn Độ, năm 1945, Ray đã tìm thấy một loài cầu trùng ở
một ổ dịch
tự nhiên trên gà con 4 – 6 tuần tuổi tại bang Mukteswar. Loài cầu trùng này
chưa được công bố trước đó. Tác giả cho rằng đây là loài không thuộc giống
Eimeria và đặt tên cho nó là Nenyolella gallinae, tuy nhiên kết quả này của
tác giả chưa được giới khoa học công nhận.
Sau những năm 1990, các nhà khoa học như J.Eckert, R.Brawn,
M.W.Shirley và P.Coudert đã viết những hướng dẫn nghiên cứu về cầu trùng
và bệnh cầu trùng gà.
Singh.U.M (1996, 1997) đã nghiên cứu chế
tạo vaccine cầu trùng mới
bao gồm E. maxima, E.acervulina, E. necatrix, E. tenella đã được sử dụng thử
nghiệm tại Trung Quốc.
* Nghiên cứu về khả năng đề kháng của cầu trùng đối với hóa chất
Nyberg và Knapp (1976) qua kính hiển vi điện tử cho thấy, lớp ngoài
cùng của noãn nang có thể khử bằng dung dịch Sodium hypochlorid 2-3%
trong 15 phút, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008)
Pernard (1925) đã chứng minh noãn nang tiếp tục sinh bào tử sau nhiều
ngày tiếp xúc với nhi
ều loại hóa chất, chất sát trùng nhưng lại không có khả
năng phát triển trong điều kiện khô và nhiệt độ cao.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

Stotish, Wang và Mayenhofer (1978), cùng nghiên cứu về bản chất hóa
học của thành Oocyst qua xử lí bằng Sodium hypochlorid 5% lại cho rằng

chất này không tác động được đến màng Oocyst mà chủ yếu tác động đến
Mycropyle (trường hợp E. maxima) bởi vì hypochlorid làm suy thoái màng
Oocyst và làm tiêu tan Micropyle.
* Nghiên cứu về khả năng đề kháng của cầu trùng với nhiệt độ và
ẩm độ
Theo Long P.L và cs (1979) thì Oocyst có thể tồn tại qua mùa đông giá
lạnh nhưng không chịu đượ
c nhiệt độ cao và ánh nắng chiếu trực tiếp.
Cầu trùng sống được ở sân chơi ngoài trời 14 tuần và tồn tại lâu trong
đất ở độ sâu 5 – 7 cm. Ở trong đất, Oocyst duy trì sức sống từ 4 – 9 tháng, ở
sân chơi râm mát từ 15 – 18 tháng (Horton Smith, 1963).
Khi so sánh khả năng đề kháng với nhiệt độ cao của Oocyst trước và sau
khi hình thành bào tử N.Glullough (1952) thấy rằng: ở nhiệt độ cao chúng có khả
năng đề kháng như nhau. Cụ thể
: chúng đều bị chết ở 40
0
C sau 96 giờ, ở 45
0
C sau
3 giờ và ở 50
0
C sau 30 phút, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008).
Khi Oocyst theo phân ra ngoài môi trường, ẩm độ có vai trò quan trọng ảnh
hưởng đến thời gian hình thành bào tử và khả năng tồn tại của Oocyst cầu trùng.
Goodrich H.P (1994) đã kết luận: lớp vỏ ngoài cùng đã giữ cho Oocyst
không bị thấm chất lỏng nhưng nó lại dễ nứt do điều kiện khô hạn.
Ellis C.C (1986) cho biết: khi nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chế
t
khi ẩm độ giảm. Nhiệt độ từ 18 – 40
0

C, ẩm độ 21 – 30% thì Oocyst dễ bị chết
sau 4 – 5 ngày.
* Nghiên cứu về ảnh hưởng của các tia tử ngoại đến sức sống của
cầu trùng
Theo nghiên cứu của Fish (1932) ở phòng thí nghiệm thấy, Oocyst bị tiêu
diệt khi chiếu tia tử ngoại vừa phải (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Cũng theo Warner D.E (1933), Oocyst tồn tại 18 tuần trong đất râm mát
một phần, 21 tuần trong đất râm mát hoàn toàn. Song ánh nắng chiếu trực tiếp
tác động gây hại đến Oocyst, nhưng cỏ dại đã bảo vệ chúng tránh tia X (Long
P.L và cộng sự, 1979).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nhà nghiên cứu dự đoán bệnh cầu trùng gà đã có từ rất lâu trong
chăn nuôi hộ gia đình. Từ thời Pháp thuộc người ta đã thấy gà có những triệ
u
chứng như: ỉa ra máu, khi mổ gà chết thì thấy hai manh tràng sưng to giống
với bệnh tích của cầu trùng ngày nay.
Theo những tài liệu để lại thì đến 1970 hầu như các trang trại gà đã
phát hiện bệnh cầu trùng và một số trại thì bệnh rất nặng gây thiệt hại lớn cho
người chăn nuôi. Những năm sau đó, các nghiên cứu về cầu trùng cũng được
tiến hành bao gồm: việc định loài, d
ịch tễ, bệnh lý và phòng trị,…nhờ có
những nghiên cứu bước đầu này mà việc ngăn chặn bệnh cầu trùng phần nào
có hiệu quả. Có thể nói những tác giả như Dương Công Thuận, Đào Hữu
Thanh, Nguyễn Văn Lốc là những người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho
việc nghiên cứu về cầu trùng và bệnh cầu trùng gà ở miền Bắc nước ta.
Dương Công Thuận đã phân tích hàng ngàn m
ẫu phân gà và đưa ra kết

luận: gà công nghiệp ở miền Bắc nước ta nhiễm 5 loài cầu trùng: E. tenella,
E. mitis, E. maxima, E. brunetti, E. necatrix.
Đào Hữu Thanh (1975) đã nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà ở các trang
trại nuôi tập trung công nghiệp và đưa ra một số kết quả về tình hình dịch tễ
của bệnh cầu trùng gà.
Dương Thanh Liêm, Võ Bá Thọ (1982) đã đề cập đến bệnh cầu trùng
trong chăn nuôi gà công nghiệp là một trở ngại lớ
n và đặc biệt là cầu trùng
manh tràng ở gà con.
Bạch Mạnh Điều (1995) đã kiểm tra 420 mẫu xe cải tiến, quang thúng
thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 4,28%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Bạch Mạnh Điều (1995) khảo sát 250 mẫu ủng dùng trong khu vực
chuồng nuôi thấy tỷ lệ nhiễm là 5,6% và khảo sát 250 mẫu từ dụng cụ dọn vệ
sinh chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 11,2%.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), tỷ lệ và cường độ
nhiễm cầu trùng có sự khác nhau theo tình trạng vệ sinh thú y trong chăn
nuôi. Gà nuôi trong điều kiện vệ sinh kém có tỷ lệ nhiễm là cao nhất.
Lê Thị Tuyế
t Minh (1994) đã nghiên cứu về tình hình nhiễm Eimeria
và bệnh cầu trùng gà ở một số trại gà tại một số vùng của Hà Nội đã xác định
có 4 loài cầu trùng trên gà thịt là: E. tenella, E. maxima, E. mitis, E.
necatrix.Vũ Đình Chính, Lê Thị Cúc, Đoàn Thị Ngọc Phượng (1977) nói về
tình hình bệnh cầu trùng gà và phòng trị bệnh bằng Furazolidon.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), khi Oocyst bị ruồi nuốt vào, trong
đường tiêu hoá của ruồi, chúng vẫn sống và còn khả năng gây b
ệnh trong
vòng 24 giờ.

Về sự biến động của bệnh theo mùa vụ, Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(2008) sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận:
bệnh cầu trùng gà phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm. Vào
những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 35
0
C
bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta
mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông
và mùa thu.
Đào Hữu Thanh và cs (1978) đã nhận xét, bệnh cầu trùng gà có tính lây
lan mạnh, đặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi, được coi như một bệnh truyền nhiễm
của gà con 10 - 49 ngày tuổi. Theo Hồ Thị Thuận (1985), gà nuôi công nghiệp ở
một số tỉnh phía Nam nhiễm cầu trùng chủ yế
u ở giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi.
Hoàng Thạch (1996, 1997, 1998) đã khảo sát tỷ lệ nhiễm cầu trùng,
thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà nuôi trong chuồng có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

đệm lót là trấu nhiễm 22,49 - 57,38%. Như vậy, gà nuôi trong lồng không tiếp
xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cấu trùng giảm rất thấp.
Hoàng Thạch (1996, 1997, 1998) đã nghiên cứu và cho thấy ở những cơ
sở chăn nuôi có điều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ
nhiễm cầu trùng 5 – 10%, còn ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện không đảm
bảo thì tỷ
lệ nhiễm là từ 30 – 69%, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008).
Vấn đề sinh bệnh học đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về nhiều mặt.
Quá trình sinh bệnh học trước hết do tác động trực tiếp của mầm bệnh
qua các giai đoạn phát triển nội sinh trong cơ thể gà: làm cho các tế bào biểu
bì bị phá hủy hàng loạt, các mạch quản, thần kinh bị hủy hoại, tạo điều ki

ện
thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển và gây bệnh thêm cho gà (Vandonin
Berke, 1957).
Mặt khác do sự phá hủy hàng loạt các tế bào đã gây ra các ổ hoại tử lớn
cho lớp niêm mạc làm cho nhiều đoạn ruột không tham gia vào quá trình tiêu
hóa, con vật thiếu máu trầm trọng. Protein tổng số của huyết thanh và đường
huyết giảm, một số enzyme bị giảm hoạt tính nhất là hoạt tính Phosphotaza
kiềm ở niêm mạc ruột non, do đó gà mắ
c bệnh cầu trùng sẽ rối loạn quá trình
hấp thu các acid amin, giảm sức lớn và sự phát triển.
Dưới tác động của cầu trùng làm cho các mô bào đường tiêu hóa bị tổn
thương, biến đổi tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập như
Clostridium pefringens, Salmonella typhimurium cùng với một số bệnh ghép
khác làm cho bệnh càng nặng và phức tạp thêm.
Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Lê Văn Năm thì E. coli gây bạ
i huyết
luôn là bạn đồng hành của cầu trùng. Trong đó cầu trùng đóng vai trò quyết
định, E.coli đóng vai trò thúc đẩy. Trường hợp gà bị cầu trùng, nhất là cầu
trùng cấp thì 100% số đàn bị bệnh đều bị bội nhiễm với E.coli bại huyết. Cơ
chế sinh bệnh trong trường hợp này được giải thích là: Do tác động của cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

trùng làm phá vỡ cấu trúc niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột xuất
huyết, chức năng hấp thu của ruột bị ảnh hưởng, nhu động của ruột cũng thay
đổi,…Tất cả những hiện tượng trên đều dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh học, làm
cho các chủng E.coli có lợi bị tiêu diệt, các chủng E.coli có hại sinh sản nhanh
và thâm nhập ồ ạt vào đường máu qua các vùng niêm mạc ruột
đã bị tổn
thương do cầu trùng gây nên làm gà bị nhiễm trùng huyết cấp tính.

2.2 Một số đặc điểm của cầu trùng
2.2.1 Cấu trúc của Oocyst cầu trùng
Oocyst (noãn nang) cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu,
gần tròn, hình trứng hay hình oval có khi có hình quả lê,… kích thước cũng
khác nhau thay đổi theo từng loài. Tuy nhiên phần lớn Oocyst cầu trùng có
đặc điểm cấu tạo như sau:


Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh
1. Nắp Oocyst (Micropyle cap) 2. Hạt cực (Pular granule)
3. Lỗ noãn nang (Micropyle) 4. Thể Stieda (Stieda body)
5.Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite (Small
Refractile Globule in Sporozoite)
6. Hạt triết quang lớn trong Sporozoite (Large
Refractile Globule in Sporozoite)
7. Bào tử trùng (Sporocyst) 8. Thể cặn Sporocyst (Sporocyst residuum)
9. Thể cặn Oocyst (Oocyst residuum) 10. Lớp vỏ trong (Inter layer of Oocyst wall)
11. Lớp vỏ ngoài (Outer layer of Oocyst wall)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Oocyst màu sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Lớp
vỏ ngoài thường nhẵn, cũng có loài xù xì (E. spinosa). Vỏ được chia thành 2
lớp: Vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng. Vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau
bằng cách làm nóng Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng acid H
2
SO
4


Vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là lớp Lipid kết hợp với
protein để tạo nên khúc xạ kép (Lipoprotein). Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm
80% gồm: một lớp Glycoprotein (dày 90 µm), được bao bọc bởi một lớp
Lipid dày 10 µm. Lớp Lipid chủ yếu là Phospho lipid, chính lớp này bảo vệ
Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hóa học.
Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhọn có một cái nắp khúc xạ được g
ọi
là Micropyle cap. Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh
Macrogamete khi thụ tinh. Sau khi thụ tinh thì khe hở đóng lại và vì vậy
nhiều loài cầu trùng không thấy Micropyle nữa (Dẫn theo Long P.L, 1979).
2.2.2 Vòng đời phát triển của cầu trùng.
Vòng đời của cầu trùng rất phức tạp. Tuy nhiên, vòng đời phát triển của
cầu trùng giống Eimeria đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Vòng đời của cầu
trùng giống Eimeria gồm 3 giai đoạn: giai đoạ
n sinh sản vô tính
(Schizogonie), giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie) và giai đoạn sinh
sản bào tử (Sporogonie). Hai giai đoạn đầu thực hiện trong tế bào biểu mô
ruột (Endogenic) còn giai đoạn thứ ba diễn ra ở ngoài cơ thể vật chủ
(Enxogenic).
Các Oocyst có sức gây bệnh được gà nuốt vào cùng với thức ăn, nước
uống. Dưới tác dụng của men tiêu hóa trong dạ dày và ruột non (đặc bi
ệt là
men Tripsin), vỏ của Oocyst bị vỡ, giải phóng ra các bào tử con (Sporocyst)
(Goodrich, 1944 và Pugatch,1968). Long P.L (1979) đã mô tả Sporozoit thoát
ra lỗ noãn (Micropyle) dưới tác động của men Trypsin


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Sporozoit được giải phóng ra có hình thoi, dài 10 - 15µm có một hạt

nhân. Braunius (1982) cho rằng, Sporozoit của loài E. necatrix chui vào đỉnh
các nhung mao ruột non, qua biểu mô, vào tuyến ruột. Nhiều tác giả đã chứng
minh rằng Sporoit của các loài cầu trùng khác nhau cũng xâm nhập vào tế bào
biểu mô của các đoạn ruột khác nhau.

Vòng đời phát triển của cầu trùng giống Eimeria .spp.
Chú thích:

+ Giai đoạn sinh sản vô tính (Schyzogonie)
Khi các bào tử nang cầu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu
hóa, dưới tác dụng của các enzyme trong dịch tiêu hóa làm cho vỏ noãn nang
bị phá hủy, giải phóng các bào tử thể. Các bào tử thể nhanh chóng xâm nhập
vào tế bào tế bào biểu bì ruột, thận, mật,…đôi khi vào mô bào dưới niêm mạc.
Tại đây cùng với sự phân chia của hạt nhân các noãn nang lớn lên nhanh
chóng có hình tròn, hình oval hoặc hình elip với nhiều nhân gọi là thể phân
lập thuộ
c thế hệ 1 (Schizont 1).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Ở Schizont 1, xung quanh mỗi nhân nguyên sinh chất xuất hiện và bao
quanh để hình thành dạng ký sinh nhỏ, hình bầu dục. lúc này chúng được gọi
thể phân lập trung gian (Merozoite). Các Merozoite thế hệ 1 (kích thước 5 x
15µm) sinh trưởng rất nhanh làm tan vỡ tế bào biểu bì của vật chủ. Số lượng
Merozoite trong một Schizont thay đổi rất lớn tùy loài, dao động từ 8 đến 16,
có khi tới 120.000. Khi các tế bào biểu bì nơi cầu trùng cư trú bị phá hủy thì
các Merozoite lậ
p tức tấn công sang các tế bào biểu bì mới và quá trình phát
triển này được lặp lại như cũ. Đến đây các ký sinh này thuộc thế hệ thứ hai và

được gọi là Schizont 2.
Tùy theo các loài cầu trùng và vật chủ có thể hình thành tiếp các thể hệ
Schizont 3, Schizont 4,…một cách ồ ạt theo cấp số nhân kiểu phản ứng dây
chuyền nguyên tử làm cho hàng loạt tế bào biểu bì của vật chủ bị phá vỡ gây
tổn thương n
ặng nề cho niêm mạc nơi bị nhiễm.
Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác
nhau, để hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ thể phân lập tùy theo
loài. Sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính chúng chuyển sang giai đoạn
sinh sản hữu tính.
+ Sinh sản hữu tính (Gametogonie)
Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu phát triển từ thể phân lập thế hệ
cuối cùng của cầu trùng. Sau một s
ố đợt sinh sản vô tính (tùy loài cầu trùng),
các Schizont thế hệ 1, 2, 3, chuyển sang sinh sản hữu tính và bắt đầu tạo ra
các thể Gamet có hình dạng giống Schizont nhưng phát triển hoàn toàn khác.
Từ thể phân lập thế hệ cuối cùng chúng phân chia thành các thể phân đoạn và
xâm nhập vào các tế bào biểu mô ký chủ, biến thành các thể sinh dưỡng. Các
thể sinh dưỡng này lại tiếp tục phát triển tạo nên các giao tử đực
(Microgametocyte) và giao tử cái (Macrogametocyte
). Sau đó các tế bào giao
tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động và có lỗ noãn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Nhờ 2 lông roi, giao tử đực di chuyển đến gặp giao tử cái, chui vào
giao tử cái qua lỗ noãn (Micropyle). Trong giao tử cái diễn ra quá trình đồng
hoá nhân và nguyên sinh chất để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân tiết một màng
bao bọc bên ngoài, lúc này nó được gọi là noãn nang (Oocyst) có hình bầu
dục, hình tròn hoặc hình trứng hay hình quả lê. Đến đây các Oocyst rơi vào

trong lòng ruột và kết thúc quá trình sinh sản hữu tính.
Thời gian nội sinh kết thúc, Oocyst theo phân gà ra ngoài môi trường.
Thời gian sinh sản h
ữu tính kéo dài từ 3 – 22 ngày tùy vào từng loài cầu trùng.
Bessay (1995) đã nghiên cứu và thấy rằng, thời gian từ khi gà chứa
Oocyst có sức gây bệnh đến khi gà thải Oocyst trong phân là 4,5 – 5 ngày đối
với loài E. acervulina, E. mitis, 6,5 ngày với loài E. tenella.
+ Sinh sản bào tử (Sporogonie)
Khi Oocyst theo phân ra ngoài, trong lớp vỏ bọc bên ngoài đã chứa đầy
nguyên sinh chất. Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, độ ẩm
thì chỉ sau vài giờ
trong nguyên sinh chất đã xuất hiện khoảng sáng và nguyên
sinh chất bắt đầu phân chia. Sau 13 – 48 giờ tùy vào từng loài cầu trùng
nguyên sinh chất sẽ hình thành 4 túi bào tử (Sporocyst). Trong mỗi túi bào tử,
nguyên sinh chất lại phân chia, kéo dài ra tạo thành 2 bào tử con (Sporozoit).
Lúc này, trong Oocyst đã hình thành 8 bào tử con và trở thành Oocyst có sức
gây bệnh. Giai đoạn sinh sản bào tử kết thúc. Những Oocyst có sức gây bệnh
lẫn vào thức ăn, nước uống và được gà nuốt vào trong đường tiêu hóa.
Như v
ậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc giống
Eimeria, từ mỗi noãn nang (Oocyst) hình thành 4 túi bào tử (Sporozoite), trong
mỗi túi bào tử lại chứa 2 thể bào tử con (Sporozoit). Tất cả 8 bào tử con được
bao bọc xung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm hai lớp gọi là bào tử nang
(Sporocyst), kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển cầu trùng. Chỉ có các
Oocyst sau khi trở thành Oocyst gây bệnh mới có khả năng gây b
ệnh và truyền
bệnh từ gà này sang gà khác, (N.A.Kolapxki, P.I. Paskin, 1980)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14


Chu trình phát triển của giống cầu trùng Isospora hoàn toàn giống như
ở giống Eimeria. Chỉ khác là trong giai đoạn sinh sản bào tử ở ngoài cơ thể,
trong mỗi Oocyst chỉ hình thành 2 túi bào tử (Sporocyst) chứ không phải là 4
bào tử như Eimeria, nhưng trong mỗi túi bào tử lại hình thành ra 4 thể bào tử,
tất cả được bao bọc chung bởi một lớp vỏ cứng dày 2 lớp. Bào tử nang được
hình thành cũng chứ
a 8 thể bào tử, kết thúc giai đoạn phát triển sinh sản bào
tử cũng giống như Eimeria.
2.2.3 Tính chuyên biệt của cầu trùng
Bệnh cầu trùng khác với các bệnh do vi khuẩn và virus về bản chất tự
giới hạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Điều đó có được là
do tính chuyên biệt của cầu trùng.
Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của
cầu trùng với cơ thể kí ch
ủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các mô bào
hay tế bào nhất định phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của chúng (Lê Văn
Năm, 2003).
Thời gian gần đây đã có nhiều dẫn liệu chứng tỏ rằng giống cầu trùng
Eimeria có tính chuyên biệt nghiêm ngặt và chỉ có thể nhiễm vào loại kí chủ
mà chúng đã thích nghi trong quá trình tiến hóa. Ví dụ như các loài cầu trùng
cừu không thể nhiễm sang trâu, bò và các loài gia súc khác được. Các c
ầu
trùng thỏ chỉ nhiễm vào kí chủ của nó mà không thể nhiễm vào bất kỳ loài
nào khác. Cầu trùng gà không gây bệnh cho gà tây và ngược lại.
Theo N.A.Kolapxki và cs (1980), tính chuyên biệt nghiêm ngặt của cầu
trùng giống Eimeria biểu hiện không chỉ đối với kí chủ của chúng mà còn đối
với nơi chúng ký sinh trong cơ thể gia súc. Ví dụ: E. tenella chỉ sống trong màng
niêm mạc manh tràng gà còn E. acervulina trong tá tràng của gà, E.
bukidnonensis ký sinh ở niêm mạc ruột non bò trong khi đó E. cylindrica cũng


ký sinh trong đường tiêu hóa của bò nhưng lại ký sinh ở niêm mạc ruột già.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Nếu xem xét tính chuyên biệt của cầu trùng thì giống Eimeria biểu hiện
rất rõ rệt, tính chuyên biệt đó đã hình thành trong quá trình thích ứng lâu dài
của ký sinh trùng đối với một ký chủ nhất định cũng như đối với từng cơ
quan, mô bào riêng biệt.
Như vậy có thể nói rằng, tùy theo loài cầu trùng mà chúng có thể sống
ở trên vật chủ này hay vật chủ khác, hoặc các vị trí ký sinh khác nhau trên
cùng một cơ thể gia súc gia cầm. Đ
iều này có ý nghĩa quan trọng giúp một
phần trong việc phân loại cầu trùng được chính xác.
2.3 Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà
2.3.1 Các loài gây bệnh trên gà đã được nghiên cứu
Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về các loài cầu trùng gây bệnh trên các
loài gia súc, gia cầm khác nhau tuy nhiên thì những nghiên cứu, công bố về
loài cầu trùng gây bệnh trên gà và thỏ được đề cập đến nhiều nhất.
+ Loài E. acervulina (Tyzzer, 1929): loài này ký sinh ở đoạn đầu ruột
non củ
a gà và còn ký sinh ở ruột gà rừng Gallus lafayettei ở Srilanka. Oocyst
có hình trứng, vỏ nhẵn, kích thước 16,0 - 20,3 x 12,7 - 16,3µm. Oocyst có hai
lớp vỏ, không có Micropyle, có một hạt cực, không có thể cặn. Sporocyst có
hình trứng có thể Stieda, không có thể cặn.
E. acervulina gây bệnh nhẹ nhưng nếu có nhiều Oocyst có thể gây nên
những bệnh tích trầm trọng, có thể gây chết gà. Thời gian nung bệnh khoảng
4 ngày và bệnh tích chủ yếu trên ruột non: làm thành ruột non dày lên và viêm
catar, ít khi xuất huyết.
Oocyst nằm trong ruột tạo nên những điểm màu trắng
hay xám hoặc lan rộng ở mặt ruột non.

+ Loài E. brunetti (Johnson, 1930): Đây là loài phân bố rộng trên gà.
Quá trình sinh sản sớm nhất xảy ra ở toàn ruột non. Các quá trình sinh sản vô
tính sau đó xảy ra ở đoạn cuối ruột non, trực tràng, manh tràng và lỗ huyệt.

×