Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

NGHIÊN cứu HIỆN TRẠNG và đề XUẤT một số PHÁP QUẢN lý rác THẢI SINH HOẠT tại HUYỆN vụ bản – TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 114 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ NỤ




NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHÁP
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN VỤ BẢN – TỈNH NAM ĐỊNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ NỤ




NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HUYỆN VỤ BẢN – TỈNH NAM ĐỊNH





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài
này là những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ
công trình nghiên cứu, các công tác thực nghiệm, các công trình xản xuất do
tôi trực tiếp tham gia thực hiện.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận vă
n đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nụ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS
Trần Đức Viên, người hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường, Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập để hoàn
thành trương trình thạc sĩ này.
Tôi xin cảm ơn UBND huyên Vụ Bản, UBND các xã Liên Minh, xã
Đại An, thị tr
ấn Gôi và tổ thu gom rác thải của 3 địa điểm nghiên cứu đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học và thực hiên đề tài.
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp bạn bè và
người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời

gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguy
ễn Thị Nụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của nghiên cứu 3
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tình hình phát sinh RT sinh hoạt trên thế gi
ới và Việt Nam 4
1.1.1 Trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình phát sinh RTSH ở Việt Nam 7
1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt 16
1.3 Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt 19
1.3.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường nước 19
1.3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường đất 21
1.3.3 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường không khí 22
1.4 Các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt 23

1.4.1 Luật và chính sách 23
1.4.2 Hệ thống quản lý RTSH của Việt Nam 26
1.4.3 Các mô hình thí điểm quản lý rác thải sinh hoạt 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. 37
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 37
2.2 Nội dung nghiên cứu 37
2.3 Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1 Phương pháp lựa chọn điểm điềm nghiên cứu 37
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 38
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra 38
2.3.4 Phương pháp khảo sát hiện trường 40
2.3.5 Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần rác thải 40
2.3.6 Phương pháp
đếm tải 42
2.3.7. Phương pháp ước tính tổng lượng rác thải phát sinh 42
2.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả xử lý rác thải 42
2.3.9 Phương pháp dự báo 42
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
3.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và tình hình phát triển của
Huyện Vụ Bản. 44
3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 49
3.1.3 Hiện trạng s
ử dụng đất 59
3.2 Thực trạng phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Vụ Bản 60

3.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt 60
3.2.2. Tổng hợp lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện 66
3.2.3 Thành phần chất thải sinh hoạt 67
3.3. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt huyện Vụ Bản – Nam
Định 69
3.3.1 Hệ thống kỹ thuật trong quản lý rác thải sinh hoạt 69
3.3.2 Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm 80
3.3.3 Các quy định triển khai phổ biến ở địa phương 83
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.3.4 Tỷ lệ thu gom RTSH trên địa bàn 3 xã / thị trấn nghiên cứu 84
3.3.5 Các vấn đề chính ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 86
3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý RTSH huyện Vụ Bản- tỉnh Nam
Định 89
3.4.1 Dự báo phát sinh rác thải sinh hoạt huyện Vụ Bản – tỉnh Nam
Định 89
3.4.2 Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huy
ện Vụ Bản – tỉnh Nam Định 91
Chương 4: Kết luận và Kiến nghị
4.1 Kết luận 98
4.2 Kiến nghị 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BKHCNMT Bộ khoa học công nghệ môi trường

BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BXD Bộ xây dựng
RT Rác thải
RTSH Rác thải sinh hoạt
CT – CP Chỉ thị chính phủ
CTR Chất thải rắn
GIS Dự án Quản lý nước thải và chất thải rắn tại các đô thị Việt
Nam
NĐ – CP Nghị định – chính phủ
NQ Nghị quyết
ONMT Ô nhiễm môi trường
TW Trung
ương
TTLT Thông tư liên tịch
TT Thị trấn
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1 Tình hình thu gom CTR đô thị trên toàn thế giới 2004 6
1.2 RTSH phát sinh tại một số tỉnh thành phố năm 2010 8
1.3 Lượng RTSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 12
1.4 So sánh tỷ lệ (%) thành phần của rác thải sinh hoạt trên thế
giới 16
1.5 Diễn biến thành phần rác thải sinh hoạt qua các năm 17

1.6 Thành phần rác thải tại một số địa phương ở ĐBSCL 18
1.7 Thành phần RTSH từ h
ộ gia đình của một số thành phố
trong cả nước năm 2010 19
1.8. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác 22
1.9 Nồng độ các khí tại một số bãi chôn lấp ở TP HCM 23
2.1 Danh sách 03 xã của huyện Vụ Bản thực hiện điều tra theo kết
quả phân loại của Phòng tài nguyên và môi trường huyện Vụ
Bản. 38
3.1 Dân số tại 18 xã / thị trấn trên
địa bàn huyện 50
3.2 Thực trạng phát triển một số ngành qua các năm 56
3.3 Diện tích cơ cấu đất đai huyện Vụ Bản năm 2013 60
3.4 Khối lượng RTSH phát sinh từ 3 xã/ TT nghiên cứu 61
3.5 Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ 3 xã/ TT nghiên
cứu 62
3.6: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực các
chợ 63
3.17 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác 65
3.8 Tổng lượng RTSH từ các nguồn phát sinh 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

3.9 Tỷ lệ thành phần rác thải phát sinh tại 3xã / thị trấn nghiên
cứu 68
3.10 Một số loại trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển
RTSH 74
3.11 Số lượng BCL rác thải trên địa bàn nghiên cứu 76
3.12 So sánh khoảng cách từ BCL đến khu dân cư của các xã. 76
3.13 Đặc điểm của các BCL trên địa bàn nghiên cứu 77
3.14 Kết quả xử lý rác hộ gia đình trên địa bàn 3 xã nghiên cứu 78

3.15 Các quy định triển khai phổ bi
ến ở địa phương 83
3.16 Tình hình thu gom RTSH trên địa bàn huyện Vụ Bản 85
3.17 Dự báo tổng lượng phát thải tương ứng với tốc độ gia tăng
dân số của huyện Vụ Bản 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang
1.1 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình/người/
năm tại một số quốc gia trên thế giới 5
1.2 Lượng RTSH bình quân ở các vùng kinh tế của Việt Nam
đầu năm 2007 7
1.3 Lượng rác thải phát sinh ở một số tỉnh ĐBSH 9
1.4 Lượng RTSH phát sinh ở một số tỉnh ĐBSCL. 10
1.5 Tổng lượng phát sinh RTSH tại một số đô thị
ở Việt Nam 11
1.6 Cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn Việt Nam 14
1.7 Tỉ lệ phát sinh RTSH tại các vùng nông thôn Việt Nam 15
1.8 Diễn biến thành phần rác thải sinh hoạt qua các năm 17
1.9 Tổ chức hành chính cấp quốc gia về quản lý chất thải rắn tại Việt
Nam 27
1.10 Sơ đồ của hệ thống tổng thể quản lý chất thải tại Việt Nam 28
3.1 Tỉ lệ khối l
ượng RTSH phát sinh từ các nguồn trên địa bàn
huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định 67
3.2 Sơ đồ cơ cấu quản lý môi trường huyện Vụ Bản 82
3.3 Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải 96





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện
nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm của cả nước. Các
vấn đề liên quan đến quản lý, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt là một
trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay. Việt Nam cũng là
quốc gia coi trọng vấn đề
này khi mà nền kinh tế của chúng ta đang có những
chuyển biến tích cực trong việc hội nhập cùng thế giới.
Nam Định là một tỉnh với phần lớn diện tích và dân số nằm trong khu
vực nông nghiệp.Hiện nay công tác quản lý rác thải sinh hoạt đặc biệt là rác
thải khu vực nông thôn chưa được quản lý chặt chẽ.Chủ trương của tỉnh là tất
cả các xã trong tỉnh đều phải quy hoạch đị
a điểm chôn lấp rác tập trung và
thành lập đơn vị thu gom.Đến nay, tất cả các huyện, thị xã, thành phố đã xây
dựng đề án và đang triển khai thực hiện.Công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở
thành phố Nam Định thực hiện khá quy củ.Còn tại khu vực các huyện, theo
một số tài liệu khảo sát ban đầu cho thấy công tác thu gom, xử lý rác thải
đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 50%
đối với các xã có tổ
chức thu gom và được xử lý tại BCL tập trung.
Huyện Vụ Bản là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định,
diện tích tự nhiên là 14.822,45 ha, dân số 97.277 người, là huyện có nền kinh

tế duy trì mức tăng trưởng khá, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15 – 17 %
năm. Huyện Vụ Bản giáp ranh với huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực và thành
phố Nam Định, có quốc lộ 10, quốc lộ 21, và quố
c lộ 56 nối liền các tỉnh và
huyện bạn. Cùng với cả nước, huyện Vụ Bản nói riêng và tỉnh Nam Định nói
chung đang từng bước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ trung tâm huyện
đến các xã, thôn như: mở rộng thị trấn Gôi, khu công nghiệp Bảo Minh, nhà
máy chế biến bông sợi, nhà máy gia công giầy da, chế biến lâm sản….Đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

thời các ngành y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao… ngày
càng củng cố và phát triển.
Hiện nay, công tác quản lý RTSH tại các địa bàn của huyện. Ở các thôn
xóm có tổ thu gom rác thải riêng, các trang thiết bị ban đầu cho tổ thu gom
được lấy từ ngân sách của huyện và xã, kinh phí để duy trì tổ thu gom là do
dân đóng góp. Kinh phí chi trả cho người thu gom do người dân tự nguyện
đóng góp nên thu nhập chỉ từ 500.000 – 1.500.000 đ / tháng. Tại những xã
chưa có tổ thu gom và bãi chôn lấ
p tập trung, một phần được chôn lấp tại
vườn, một phần đổ thải ra ao làng, kênh mương ngoài đồng đã và đang tác
động không nhỏ tới đời sống và hoạt động sản xuất của người dân.
Tính tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh chưa có số liệu thống kê đầy đủ về
hiện trạng phát sinh, hiệu quả thu gom và công tác xử lý rác thải sinh hoạt.
Điề
u này đã và đang gây khó khăn không nhỏ cho công tác xây dựng chiến
lược, quy hoạch, xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt tại các đơn vị
hành chính trên địa bàn toàn tỉnh. Và huyện Vụ Bản là một trong những
huyện thể hiện đại diện những vấn đề phát sinh và quản lý RTSH của toàn
tỉnh Nam Định. Đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản
lý chất thải sinh hoạt trên đị

a bàn huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định”, là rất cần
thiết, góp phần là cơ sở để lãnh đạo các cấp, các cơ quan quản lý môi trường
huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định giải quyết các vấn đề rác thải sinh hoạt, từng
bước cải thiện môi trường, nâng cao đời sống của người dân, thực hiện thành
công chủ trương giữ gìn môi trường “ xanh – sạch - đẹp”.
2. Mục đích nghiên cứ
u
-Đánh giá thực trạng phát sinh RTSH tại huyện Vụ Bản
-Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, quản lý, xử lý RTSH tại huyện
Vụ Bản – tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp quản lý RTSH để cải thiện môi trường tại huyện
Vụ Bản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

3. Yêu cầu của nghiên cứu
Các số liệu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học làm cơ sở cho việc
triển khai đề án giải quyết tình trạng môi trường huyện Vụ Bản. Công tác điều
tra phải đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài nguyên và
Môi trường và tỉnh Nam Định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU







1.1 Tình hình phát sinh RT sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Trên thế giới
Trong vài thập kỷ qua, do sự phát triển của khoa học, kĩ thuật dẫn đến
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do sự bùng nổ dân số, vấn đề chất thải gây ô
nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế giới
(Hoàng Kim Cơ và cộng sự, 1999).
Tỷ lệ phát sinh RTSH t
ăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP
tính theo đầu người. Chất hữu cơ là thành phần chính trong rác thải đô thị chủ
yếu được chôn lấp do chi phí rẻ tiền. Các thành phần khác như giấy, thủy tinh,
nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết được thu gom và tái chế.
Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, tại Châu Á khu vực đô thị mỗi ngày
phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn.
Đến năm 2025, con số này dự kiến sẽ
tăng tới 1,8 triệu tấn / ngày. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với
mức tiêu thụ tài nguyên và tỉ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tính theo đầu người.
Nói chung mức sống càng cao thì lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Báo cáo
cũng cho thấy tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh RTSH là 1,8
kg/ người/ ngày. Singapore, Hồng Kông là 0,8 – 1,0 kg / người / ngày, còn
Jakarta, Manila, Calcuta, Karchi là 0,5 – 0,6 kg / người / ngày.
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) mức độ
đô thị hóa cao thì lượng
chất thải tăng theo đầu người, ví dụ ở một số quốc gia hiện nay:
Canada: 1,7 kg/người/ngày.
Australia: 1,6 kg/người/ngày.
Thụy sĩ: 1,3 kg/người/ngày.
Trung Quốc: Mức phát sinh trung bình lượng RTSH là 0,4 kg/ người/ ngày. Ở
các thành phố ở mức phát sinh cao hơn là 0,9 kg/ người/ ngày. Tuy nhiên do
mức sống tăng, mức phát sinh RTSH cũng tăng theo ((Mạnh Hùng, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5


Nam phi: Nhằm giải quyết bài toán phức tạp về môi trường sinh thái.
Quốc hội Nam Phi vừa thông báo ngân sách trị giá hơn 1.400 tỷ Rand
(Khoảng 2 tỷ USD) cho chương trình xử lý ô nhiễm môi trường, Bao gồm vấn
đề rác thải nông thôn trong 5 năm tới. Hiện nay quốc gia này đang triển khai
và xây dựng nhiều khu vực xử lý rác thải nông nghiệp hiện đại trong đó có
dây chuyền xử lý rác thải vi sinh và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ. Ngoài
ra nước này cũng đ
ang thực hiện chính xách cung cấp miễn phí hoặc hỗ trợ
giá đối với các sản phẩm phân bón sản xuất từ rác thải nông nghiệp cho nông
dân khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng và các chương trình tái tạo đất canh
tác ở các vùng chuyên canh, rừng sinh thái quốc gia, các vấn đề liên quan đến
an ninh lương thực. Đặc biệt Nam Phi đang khuyến khích sản xuất nông
nghiệp Sạch như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rác thải nông nghiệp, tă
ng
cường sử dụng phân bón sinh học, tái tạo đất và nước…bằng việc thành lập
các quỹ khuyến nông do nguồn vốn nhà nước để tài trợ từ 50% đến 100% cho
các dự án xử lý môi trường (Mạnh Hùng, 2012)
480
450
520
400
460
300 300
420
530
320
0
100
200

300
400
500
600
A
u
s
t
r
i
a
Belgium
D
en
m
ar
k
Tha
i
land
F
r
ance
G
e
rmany
G
r
e
e

c
e
Ital
y
L
uxembour
g
P
o
rtu
ga
l
Tên nước
kg/người/nă
m

(Nguồn: Generation of MSW by country – Westem Europe OECD,1997)
Hình 1.1: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình/người/ năm
tại một số quốc gia trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Trung bình từ 30- 60 % tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở các nước
Châu Á có tỷ lệ thu nhập thành thị thấp và trung bình trong thế kỷ tới sẽ tăng
lên gấp 3 lần so với tỷ lệ hiện nay. Thêm vào đó, tính đến năm 2025, các nước
châu á thu nhập thấp sẽ có lượng rác phát sinh gấp khoảng hơn 2 lần lượng
rác thải của tất cả các nước châu Á có thu nhập trung bình và cao cộng lại.
Con số
lên đến 480 triệu tấn/ năm (Trần Quang Ninh, 2005)
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài
nguyên và tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tăng lên tính theo đầu người. Dân

thành thị ở các nước đang phát triển, phát sinh rác thải sinh hoạt nhiều hơn
các nước đang phát triển gấp 6 lần. Các nước đang phát triển trung bình 0,3
kg/ người/ ngày (Trần Quang Ninh, 2005). Các nước phát triển trung bình 1,8
kg/ người/ ngày (Trần Quan Ninh, 2005).
Bảng 1.1: Tình hình thu gom CTR đô th
ị trên toàn thế giới 2004
Thu gom CTR đô thị trên toàn thế giới năm 2004

Các nước thuộc tổ chức Hợp tác xã và Phát triển Kinh tế OECD 620
Cộng đồng các quốc gia độc lập trừ các nước ở biển Ban Tích 65
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300
Trung Mỹ 30
Nam Mỹ 86
Bắc Phi và trung đông 50
Châu Phi cận Sahara 53
Tổng số: 1.204
(Nguồn: Cơ quan Dịch vụ môi trường Veolia và Cyclope, 2005)
Từ bảng 1.1 cho thấy tổng lượng rác thu gom hàng năm trên thế giới
lên tới 1.204 triệu tấn, trong đó các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) cao nhất thế giới 620 triệu tấn/ năm, Tiếp theo là châu Á trừ
các nước thuộc OECD là 300 triệu tấn/ năm, các khu vực còn lại thì đều ở
mức thấp. thấp nhất là vùng trung mỹ 30 triệu tấ
n /năm. Điều này cho thấy
phát triển kinh tế luôn đi đôi với mức phát thải RTSH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

1.1.2. Tình hình phát sinh RTSH ở Việt Nam
Lượng RTSH bình quân của các vùng kinh tế ở Việt Nam
0
0.1

0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
Tây Nguyên
Vùng
Lượng RTSH bình quân
(kg/người/ngày)
Series1

Hình 1.2:Lượng RTSH bình quân ở các vùng kinh tế của Việt Nam
đầu năm 2007
(Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các vùng kinh tế, Cục Bảo vệ môi trường
2008)
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước đáng kể về
phát triển kinh tế xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân
đạt trên 7% năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là m
ức tăng trưởng cao
nhất trong vòng 9 năm qua. Tốc độ phát triển kinh tế luôn gắn liền với tốc độ
đô thị hóa, kéo theo đó là sự thu hút nguồn lao động từ nông thôn ra các đô thị
dẫn đến sự quá tải (Tổng cục môi trường).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Bảng 1.2: RTSH phát sinh tại một số tỉnh thành phố năm 2010
Loại đô thị,

vùng
Đơn vị hành chính
Lượng CTR
sinh hoạt
phát sinh
(tấn/ngày)
Loại đô
thị,
vùng
Đơn vị hành
chính
Lượng
CTRSH phát
sinh
(tấn/ngày)
Đô thị đặc
biệt
Thủ đô Hà Nội 6,500

Đông
Nam
Bộ
Bình Phước 158
Tp. Hồ Chí Minh 7,081 Tây Ninh 134
Đô thị loại I TP. Đà Nẵng 805 Bình Dương 378
Tp. Huế và luyện lỵ 225 Đồng Nai 773
Bắc Trung
Bộ và Duyên
hải miền
Trung

Quảng Nam 298 Bà Rịa- Vũng Tàu 456
Quảng Ngãi 262



ĐBSCL
Long An 179
Phú Yên 142 Bến Tre 135
Khánh Hòa 486 Trà Vinh 124
Bình Thuận 594 Đồng Tháp 209
Tây Nguyên Kon Tum 166 An Giang 562
Gia Lai 344 Kiên Giang 376
Đăk Lăk 246 Cần Thơ 876
Đăk Nông 69 Hậu Giang 105
Lâm Đồng 459 Cà Mau 233
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011- Chất thải rắn)
Lượng RTSH phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm. Theo
nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% RTSH phát sinh từ đô thị, 17% RTSH từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, RTSH nông thôn, làng nghề và y tế chiếm
phần còn lại. Dự báo đến năm 2025, tỷ trọng này cho RTSH đô thị và RTSH
công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với con số 51% và 22%.Theo
mức độ độc h
ại, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18-25% lượng RTSH phát
sinh của mỗi lĩnh vực (Báo cáo môi trường quốc gia 2011).
Theo số liệu thống kê, tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Bắc Ninh thải ra khoảng 1500 tấn rác / ngày.Trong đó chủ yếu là rác
thải sinh hoạt. Một số tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đang
phải đối mặt với thực trạng này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9


175
142
60
110
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Hà Nam Nam Định Hoà Bình Ninh Bình
Tên một số tỉnh miền Bắc
kg/người/nă
m

Hình 1.3: Lượng rác thải phát sinh ở một số tỉnh ĐBSH
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2003)
Qua biểu đồ ta thấy Hà Nam là tỉnh có lượng RTSH phát sinh lớn nhất
xấp xỉ 180 tấn/ ngày. Điều này có thể giải thích là do Hà Nam là tỉnh có nhiều
khu công nghiệp, người dân các tỉnh lân cận đến đây để làm việc sinh sống vì
vậy mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn. Sau tỉnh Hà Nam là tỉnh Nam
Định lượng RTSH phát sinh tương đối lớn trên 140 tấn/ ngày.Hòa Bình có
lượng RTSH phát sinh thấp nhất gần 60 tấn / ngày.
ĐBSCL cũng là điểm nóng của RTSH
Qua biểu đồ ta thấy Bình Dương có RTSH phát sinh lớn nhất, khoảng

500 tấn / ngày vì đây là nơi có kinh tế phát triển, có nhiều công ty, khu công
nghiệp mọi người tập trung đông để làm ăn, sinh sống nên lượng rác thải phát
sinh cao. Trong khi đó Long An, Bình Phước, Tây Ninh có lượng RTSH phát
sinh thấp nhất khoảng 100 tấn/ ngày.Nguyên nhân, do các tỉnh này kinh tế
phát triển chậm, mọi người thường đi các thành phố lớn để làm việc nên dân
cư thấp đồng nghĩa với vi
ệc lượng rác thải phát sinh thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

152
97
100
86
450
185
200
130
190
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Lâm

Đồng
Ninh
Thuận
Bình
Phước
Tây
Ninh
Bình
Dương
Đồng
Nai
Bình
Thuận
Vũng
Tàu
Long
An
Tên một số tỉnh ĐBSCL
kg/người/nă
m

Hình 1.4: Lượng RTSH phát sinh ở một số tỉnh ĐBSCL.
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2007)
*Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị ở Việt Nam
Tháng 6 năm 2007, Việt Nam có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong
đó có 2 đô thi loại đặc biệt (Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), 4 đô thị loai I (thành
phố),13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại
IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ).
Trong những năm qua, tốc độ đô th
ị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành

nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế -xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không
bền vững. Lượng RTSH phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày
càng nhiều với thành phần phức tạp (C
ục Bảo vệ môi trường, 2008).
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện nay tổng lượng RT sinh hoạt đô thị
phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn / ngày. Lượng RTSH tại
các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình
mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu
hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân s
ố và các khu công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

nghiệp như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%),
Hưng Yên (12,3%)……Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
RTSH tăng đồng đều hàng năm và với tỉ lệ tăng ít hơn (5%) (Tổng cục Môi
trường, 2010).
Tổng lượng phát sinh RTSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu t
ấn/ năm, trong đó RTSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng,các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất
thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỉ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để
vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với RTSH đô thị (Tổng cục môi trường,
2010).

Hình 1.5: Tổng lượng phát sinh RTSH tại một số đô thị ở Việt Nam
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương)

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006-2007 cho thấy, lượng RTSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng RTSH phát sinh tới 8000 tấn / ngày
45,24%
21,14%
10,66%
19,42%
3,54%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

(2.920.000 tấn/ năm) chiếm 45,24% tổng lượng RTSH phát sinh từ tất cả các
đô thị
Đô thị có lượng RTSH phát sinh lớn nhất là thành phố HCM (5.500 tấn
/ ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ ngày), thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ ngày,Cao Bằng
20 tấn / ngày,TP Đồng Hới 32,0 tấn / ngày,TP Yên Bái 33,4 tấn/ ngày và thị
xã Hà Giang 37,1 tấn / ngày (Tổng cục môi trường, 2011).
Tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị
đặc biệt và đô thị loại I tương
đối cao (0,84-0,96 kg/người/ngày),đô thị loại II
và loại III có tỉ lệ phát sinh RTSH đô thị bình quân trên đầu người là tương
đương nhau.
Bảng 1.3: Lượng RTSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
STT Loại đô thị
Lượng RTSH bình
quân trên đầu người
(kg/ người/ ngày)
Lượng RTSH đô thị phát sinh
Tấn / ngày Tấn / năm
1 Đặc biệt 0,84 8000 2.920.000
2 Loại I 0,96 1885 688.025

3 Loại II 0,72 3433 1.253.045
4 Loại III 0,73 3738 1.364.370
5 Loại IV 0,65 625 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm và báo cáo của các địa phương, 2006, 2007)
Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT cho biêt,đến năm 2015,khối
lượng RTSH phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37.000 tấn/ ngày và năm
2020 là 59.000 tấn/ ngày cao gấp 2-3 lần hiện nay. Như vậy với lượng RTSH
đô thị gia tăng nhanh chóng và các công nghệ đang sử dụng không thể đáp
ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc
xác định đị
a điểm bãi chôn lấp khó khăn,không đảm bảo môi trường và không
tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải. Để quản lý tốt nguồn chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các
khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ
xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do RTSH
gây ra (Tổng cục môi trường, 2010).
*Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt tại các khu vực nông thôn Việt Nam
Dân số Việt Nam hiện nay phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn,
chiếm 68,25% (T
ổng cục thống kê, 2011). Trong những năm gần đây, ở khu
vực nông thôn mặc dù tỉ lệ dân số có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Qúa trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm, tuy nhiên cơ cấu
ngành sản xuất ở nông thôn đang ngày càng đa dạng và được đẩy mạnh. Sau
gần 3 năm triển khai Nghị quyết 26- NQ /TW của Ban chấp hành TW Đảng
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo
đánh giá của Chính phủ,
các bộ, ngành, đời sống của người nông dân đã có nhiều chuyển biến tích cực,

thu nhập của người nông dân năm 2010 tăng 34,5 % so với năm 2008, tất cả
các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ đều
có bước phát triển khá.
Nông nghiệp đã chuyển sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và đạt t
ốc độ
tăng trưởng khá cao, đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành
nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỉ trọng nhóm các hộ tham
gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.Tỉ
trọng phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ tăng lên rõ rệt, góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập, xóa đói, gi
ảm nghèo cho nông dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

24%
74%
2%
Chăn nuôi
Trồng trọt
Dịch vụ

Hình 1.6: Cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011).
Song song với chuyển biến tích cực, nông thôn Việt Nam vẫn còn bộc
lộ những hạn chế, yếu kém: phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng
23% xã có quy hoạch nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao.Kế cấu hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn lạc hậu, VSMT nông thôn còn nhiều vấn đề bất
cập.Cả nước hiện còn hơn 400 nghìn nhà tạm bợ. Hầu hết nhà ở nông thôn
không có quy hoạch, quy chuẩn. Chính những hạn chế, yếu kém này kéo theo
tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ở mức báo động ở nhiều nơi.
Một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường nông thôn

là do chất thải từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, chất thải từ các hoạt động làng
nghề và rác thải từ
sinh hoạt. CTR nông thôn có thể phân thành 3 dạng chính:
- Chất thải sinh hoạt nông thôn
- Chất thải rắn nông nghiệp
- Chất thải rắn làng nghề
Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển,
nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùn nông thôn nói chung và khu dân
cư nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân
chính làm tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.

×